TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NHÓM 11
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁVÀ DỊCH VỤ
TRONG TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
I. ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đề tài phù hợp với thực trạng phát triển thị trường Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là thị trường hàng hoá và dịch vụ
- Để từ đó đưa ra được giải phát thích hợp để phát triển thị trường.
- Đề tài đã được sự thống nhất của cả nhóm.
2. NỘI DUNG CHÍNH
- Kinh tế Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH
- Vai trò của thị truờng hàng hoá dịch vụ trong kinh tế thị trường
- Những nhân tố chính góp phần xây dựng và phát triển thị trường hàng hoá
và dịch vụ .
- Tìm hiểu rõ những vấn đề liên quan đến phát triển thị trường hàng hoá và
dịch vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Chính sách của nhà nước
- Đưa ra được thực trạng phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ.
- Chính sách của Nhà nước liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ
- Đưa ra giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ
- Những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới
- Định hướng phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ
3.KẾT LUẬN
1
II. NỘI DUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đề tài phù hợp với thực trạng phát triển thị trường Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là thị trường hàng hoá và dịch vụ
- Để từ đó đưa ra được giải phát thích hợp để phát triển thị trường.
- Đề tài đã được sự thống nhất của cả nhóm.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Kinh tế Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH
Nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những nǎm
70, khi hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 nǎm 1976 - 1980 đều không thực
hiện được. Khủng hoảng đã diễn ra trong lúc tình hình rất không thuận lợi cho
ta, đặc biệt là tình hình các nước XHCN khác lúc này cũng đang bị khủng
hoảng nghiêm trọng.
Những tìm tòi, thử nghiệm trong thời kỳ 1979 - 1986 đã chuẩn bị
những tiền đề cần thiết cho việc Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới tại Đại hội
VI (12-1986). Đại hội VI đã thực sự mở ra một bước ngoặt trên con đường
quá độ lên CNXH ở nước ta.
Thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta bao gồm nhiều chặng đuờng.
Chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đã kết thúc vào nǎm 1996: từ đó chuyển
sang chặng đường mới, được gọi là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, kéo dài từ nǎm 1996 đến nǎm 2020. Thực tiễn công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ cho phép Đảng ta rút ra những kết luận mới
về thời kỳ quá độ, tiếp tục làm sáng tỏ thêm con đường đi lên CNXH của
nước ta.
Trích lời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trả lời phỏng vấn phóng viên Hãng
Ria- Novosti thường trú tại Hà Nội(Ngày 02 tháng 7 năm 2001)
“Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam, thời kỳ xuất hiện
nhiều hình thức kinh tế quá độ đan xen. Chủ trương này ra đời từ quá trình
đổi mới, từ quá trình xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, từ bối
cảnh khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi
mới, Đảng chúng tôi chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó
chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà
nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Trên
2
cơ sở mô hình tổng quát của nền kinh tế thị trường, đường lối kinh tế của
nước chúng tôi được xác định trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI là : đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa
nước chúng tôi trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng
sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên
ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh , có hiệu quả và bền
vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá từng bước cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng
cường quốc phòng, an ninh; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.”
2.2 Vai trò của thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế
thị trường
Thị trường:
- Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang
mua bán theo cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở cung cầu.
Nét nổi bật trong đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước về Thương
nghiệp là xoá bỏ cơ chế bù lỗ.
- Chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính
"tự cấp, tự túc" sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo
pháp luật.
- Doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại, đội ngũ các nhà quản lý được đào
tạo trong cơ chế mới, ý thức về hiệu quả được tăng cường hơn.
Sau khi có Quyết Định 12 TW của Bộ Chính trị Thương nghiệp ở thị trường
nội địa phát triển có chất lượng hơn, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường,
mặt khác nhà nước cũng đã tạo được cơ sở pháp lý phù hợp. Quản lý Nhà
nước về Thương mại được xác lập, chủ yếu theo pháp luật và định hướng để
các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế hoạt động.
a-Việc tổ chức thị trường, thiết lập các kên lưu thông đã chuyển theo quy luật
phân công lao động trong chu trình tái sản xuất xã hội, đã hình thành các kênh
lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến người tiêu dùng.
b- Ở khu vực đô thị đã hình thành nhiều mô hình tổ chức kinh doanh văn
minh, hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn. Hệ thống chợ được hình thành
và xây dựng mới ở cả thành thị, nông thôn và miền núi. Đối với Thị trường
miền núi vẫn tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá đối với một số mặt hàng
thiết yếu.
c- Đối với các vật tư chủ yếu để bảo đảm giá cả ổn định Nhà nước quy định
giá trần bán lẻ tối đa đối với xi măng, thép, xăng dầu, phân bón.
d- Thương nghiệp quốc doanh được sắp xếp lại theo hướng tạo nguồn hàng
bán buôn, tham gia kinh doanh bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu, đã
thu hẹp lại về số lượng nhất là doanh nghiệp thương nghiệp ở huyện.
3
- Vai trò của thương mại
Thương mại là động lực của toàn cầu hóa. Trong 20 năm (1955 - 1975)
thương mại thế giới trong sản phẩm chế tạo đã tăng hơn 100 lần (từ 95 tỉ USD
tới 12 nghìn tỉ USD), nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng toàn bộ
của kinh tế thế giới.
Kể từ năm 1960, thương mại đã được tạo thuận lợi để phát triển do có các
thỏa thuận toàn cầu về việc giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối
với việc xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, đặc biệt tới các nước giàu.
Chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
tăng lên nhanh chóng do những nước này đã cố gắng tăng vai trò của họ trong
hệ thống thương mại thế giới bằng việc đặt mục tiêu vào xuất khẩu sang các
nước giàu.
Trong những năm hậu "chiến tranh lạnh", các công ty đa quốc gia (các công
ty hoạt động xuyên biên giới) trở nên toàn cầu hóa hơn do đặt các nhà máy
sản xuất ở nước ngoài để lợi dụng chi phí lao động rẻ và gần với thị trường
hơn.
Hiện nay, toàn cầu hóa thậm chí khó nhận diện hơn do 1/3 thương mại được
thực hiện trong phạm vi các công ty, ví dụ Toyota chở phụ tùng ô tô từ Nhật
Bản sang Mỹ để lắp ráp. Một số công ty đa quốc gia khác, chẳng hạn như Ép-
pồ (Apple), đã chuyển phần lớn sản xuất tới châu Á.
- Vai trò của ngành du lịch
+ Kính thính các ngành sản xuất vật chất phát triển
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo việc làm cho người
dân
2.3 Những nhân tố chính góp phần xây dựng thị trường
hàng hoá và dich vụ trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam
- Việc chuyển dần từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường tạo tự do hoá giá cả, khôi phục các quan hệ hàng hoá tiền tệ cho thị
trường hàng hoá và dịch vụ có cơ hội phát triển.
Đại hội đảng VI ( tháng 12/1986 ) đã quyết định : “ xoá bỏ chế độ tập
chung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, theo định hướng XHCN ”. ( Đảng Cộng Sản Việt Nam, tài liệu đã dẫn,
tr.98 ).
Trong nền kinh tế tập chung trước đây, Nhà nước quy định giá cả thu
mua nông sản của nông dân, giá cả với hầu hết các hàng hoá vật tư, nguyên
liệu nhiên liệu là đầu vào của sản suất và quản lý phân phối các loại hàng hoá
này thông qua các hệ thống các cơ quan cung ứng vật tư của nhà nước. Giá cả
hàng hoá tiêu dùng nói chung cũng đều do nhà nước qui định và được phân
phối bằng tem phiếu và thông qua mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác
xã mua bán (gọi là thị trường có tổ chức). Cơ chế giá cả đó làm cho nền kinh
tế mang tính hiện vật, hạn chế các qui luật của kinh tế thị trường và giảm hiệu
quả kinh tế. Đổi mới cơ chế hình thành và quản lý giá cả đã được đề ra ở đại
4
hội đảng VI: “Chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp các qui luật, trong đó
qui luật giá trị có tác dụng trực tiếp. Giá cả phù hợp với giá trị, đồng thời phải
phù hợp với sức mua của đồng tiền… Phải phấn đấu thi hành chính sách một
giá kinh doanh:. Cải cách giá cả được thực hiện căn bantrong những năm
1987-1990, cụ thể là:
+ Xoá bỏ cơ chế định giá nông sản bán theo nghĩ vụ đối với nông dân.
Nông dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế, có quyền tư do bán sản phẩm
trên thị trường. Năm 1987-1988, nhà nước dùng vật tư đổi lấy nông sản hoặc
mua bằng tiền mặt theo khung giá theo trung ương chỉ đạo (giá mua nông sản
đã được tăng lên), đến đầu năm 1988, Nhà nước đã không còn định ra khung
giá và toàn bộ cơ chế mua bán nông sản đã do thị truờng quyết định.
+ Điều chỉnh giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ những năm
1986-1988 được thực hiện theo chính sách hai giá: giá cung cấp những mặt
hàng tiêu dùng thiết yếu theo định hướng của nhà nước, có phân biệt nhóm
các hàng hoá tiêu dùng quan trọng theo khung giá chỉ đạo của nhà nước, chủ
yếu các hàng hoá nhập khẩu hoặc sản suất trong nước nhưng được nhà nước
cung ứng vật tư theo giá thấp hơn giá thị trường tự do. Ngoài uỷ ban vật giá
nhà nước và Bộ Nội thương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh , thành phố cũng có
quyền định giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp đối với nhiều loại hàng hoá
cho phù hợp với tình hình sản suất và thị trường ở địa phương. Đến quý II
năm 1989, Nhà nước xoá bỏ toàn bộ hệ thống giá cả cung cấp đối với hàng
hoá bán lẻ theo định lượng.
+ Giá cả vật tư cung ứng của Nhà nước được điều chỉnh (tăng dần) theo
sự điều chỉnh giá mua nông sản và giá vật tư nhập khẩu để giảm bao cấp của
Nhà nước đối với tư liệu sản xuất. Thực hiện chính sách hai giá đối với vật tư
mang tính chiến lược. Đến đầu năm 1990, các loại vật tư có hai giá đều được
điều chỉnh thành một giá kinh doanh sát với giá thị trường.
Như vậy đến năm 1990. nước ta đã cơ bản xoá bỏ cơ chế Nhà nước
định giá và bao cấp qua giá. Chức năng định giá được trả lại cho thị trường.
Nhờ đó thị trường được khôi phục, các qui luật kinh tế thị trường hoạt động
trở thành cơ chế vận hành nền kinh tế. Quá trình cải cách giá cả góp phần thúc
đẩy phân phối và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Đại hội VI đã xem xét một cách căn bản vấn đề cải tạo xã hội Chủ
Nghĩa và đã đưa ra quan điểm mới về nền kinh tế nhiều thành phần: “Đi đôi
với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích
luỹ tập chung của Nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách
sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác”. (Báo cáo Chính trị
của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI. Tạp chí cộng sản số 1-
1987, trang 42).
Quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là xuất
phát từ thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó cho phép có nhiều hình thức
sản suất kinh doanh theo quy mô thích hợp với từng khâu của quá trình tái sản
5
xuất và lưu thông, nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế,
đồng thời là cơ sở để phát triển nền kinh tế thị trường hàng hoá và dịch vụ.
- Doanh Ngiệp nhà nước được sắp xếp lại, đội ngũ các nhà quản lý được đào
tạo theo cơ chế mới.
Trước đổi mới, các xí nghiệp quốc doanh nắm giữ một khối lượng lớn
tài sản cố định và vốn lưu động, với gần 3 triệu lao động, tạo ra khoảng 35-
40% tổng sản phẩm xã hội và đóng góp trên 50% ngân sách Nhà nước. Trong
nhiều ngành công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chiếm từ 70% đến 100%
sản lượng. Tuy nhiên, các xí nghiệp quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn, nhiều
cơ sở kinh doanh yếu kém, thua lỗ hoặc không có lãi. Vì vậy, đổi mới các xí
nghiệp quốc doanh (sau này gọi là doanh nghiệp Nhà nước) là một trong
những nội dung cơ bản trong quá trình đổi mới và được thực hiện từng bước.
2.4 Chính sách của nhà nước
Trong Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII. Đảng ta bước đầu đã
phác họa ra mô hình CNXH với sáu đặc tnmg của xã hội XHCN mà nhân dân
ta cần xây dựng. Đó là một xã hội :
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo nǎng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng trên đây, bao quát cả sáu lĩnh vực : chính trị, kinh tế, vǎn hóa,
con người, dân tộc, quốc tế. Gọi là đặc trưng, bởi lẽ đây là những khác biệt so
với mọi kiểu loại xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử, những khác biệt đem lại
sự giải phóng hoàn toàn và triệt để cho dân tộc, cho xã hội và cho con người.
Đảng ta cũng đã nêu ra bảy phương hướng cơ bản cần phải nắm vững trong
quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Những phương hướng này
cũng chính là con đường đưa chúng ta đi tới mục tiêu của CNXH, con đường
để từng bước hiện thực hóa mô hình CNXH đã vạch ra.
6
Quá trình phác họa mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta gắn
liền với việc đổi mới nhận thức của Đảng ta về CNXH, và từng bước kiểm
nghiệm những nhận thức mới trong thực tiễn. Tiêu chuẩn để đánh giá những
nhận thức mới ấy là ở kết quả đã giành được trong thực tiễn đổi mới, qua đó
những nhận thức mới lại tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh. Riêng về mặt
kinh tế, những nhận thức mới được thể hiện tập trung ở những điểm chủ yếu
sau đây:
- Muốn đi tới mục tiêu CNXH, phải thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch theo
kiểu cũ, phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị truờng
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nói gọn lại thì đây là
nền kinh tế thị trường định huớng XHCN.
Chính sách kinh tế nhiều thành phần là nhất quán và lâu dài, nhằm giải phóng
lực lượng sản xuất phát huy mọi nǎng lực sản xuất để phục vụ mục tiêu xây
dựng CNXH. Kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế
hợp tác đã ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
- Trong xây dựng kinh tế ở thời kỳ quá độ lên CNXH, phải lấy công nghiệp
hóa làm nhiệm vụ trung tâm, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhằm từng
bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao
nǎng xuất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
- Quan hệ sản xuất XHCN phải được thiết lập từng bước từ thấp đến cao, phù
hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với sự đa dạng về hình thức sở
hữu. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao
động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Việc cải tạo XHCN không phải chỉ tập
trung trong vài ba nǎm như trước, mà là công việc của suốt thời kỳ quá độ lên
CNXH.
- Trong hoạt động kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích
làm giàu hợp pháp, chính sách kinh tế phải gắn với chính sách xã hội, phát
triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, hạn chế và ngǎn chặn
sự phân cực xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tǎng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để mặt tích
cực của kinh tế thị trường để hoạt động kinh tế có hiệu quả, bảo đảm kinh tế
tǎng trưởng cao và phát triển bền vững: đồng thời phải khắc phục, ngǎn ngừa
và hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị truờng với các tệ nạn như
gian dối, lừa lọc, chụp giật, ma phia, tham nhũng, buôn lậu, tâm lý chạy theo
đồng tiền, suy thoái về đạo đức, lối sống...
7
- Mở rộng quan hệ quốc tế đa phương, đa dạng, chủ động hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới, với chiến lược đúng đắn và lộ trình thích hợp, theo tinh
thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước, vì hòa bình, độc lập, và phát
triển". Trong xây dựng kinh tế, phải dựa vào nguồn lực bên trong là chính,
đồng thời tranh thủ tối đa những nguồn lực từ bên ngoài.
- Thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta bao gồm nhiều chặng đuờng. Chặng
đường đầu của thời kỳ quá độ đã kết thúc vào nǎm 1996: từ đó chuyển sang
chặng đường mới, được gọi là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, kéo dài từ nǎm 1996 đến nǎm 2020. Thực tiễn công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ cho phép Đảng ta rút ra những kết luận mới về
thời kỳ quá độ, tiếp tục làm sáng tỏ thêm con đường đi lên CNXH của nước
ta...
2.5. Thực trạng phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ ở Việt
Nam.
( tài liệu theo tổng cục thống kê )
Nhận thức rõ vị trí của thị trường trong quá trình chuyển đổi nền kinh
tế Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương và quyết sách lớn để
thị trường phát triển lành mạnh, đúng hướng. Sự thay đổi về quan điểm và
chính sách kinh tế đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng
hoá, dịch vụ. Thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta từ sau năm 1986 đã có sự
biến đổi về chất và phát triển vượt bậc về lượng. Qua 17 năm đổi mới (1986-
2003) ta có thể khái quát tình hình thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam
như sau:
- Một là, thị trường được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu
hình thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau. Thực
hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu
giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc và ngăn trở. Trên nền tảng tự
do hoá đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa
phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã
dẫn tới hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đó là cửa ngõ
giao lưu hàng hoá, trung tâm phát luồng hàng hoá và tác dụng như đòn xeo
thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển
- Hai là, trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo
thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà
nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong
tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã còn phát huy được
vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán
lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. Khu vực các doanh
8