Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Giáo trình quản lý nguồn nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 246 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ DUNG | NGUYỄN VĂN DUNG | VŨ THỊ XUÂN
Chủ biên: NGÔ THỊ DUNG

GIÁO TRÌNH

QUẢN LÝ NG̀N NƯỚC

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2021

i


ii


LỜI NĨI ĐẦU
Cuốn giáo trình “Quản lý nguồn nước” dùng để giảng dạy cho sinh viên ngành
Quản lý đất đai. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về tài nguyên nước,
đặc tính nước trong lưu vực, quản trị và kinh tế nước, sử dụng nước bền vững, quy
hoạch và quản lý tổng hợp tài nguyên nước; giới thiệu một số phần mềm chuyên ngành
nhằm phục vụ khai thác, sử dụng nước, công tác quy hoạch, quản lý tài ngun nước
nói riêng và trong cơng tác quy hoạch, quản lý đất đai nói chung.
Giáo trình có thể dùng làm tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên các ngành Kỹ
thuật tài nguyên nước, Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Giáo trình giúp cho cán bộ giảng dạy lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với
từng đối tượng ngành học khác nhau, tạo điều kiện cải tiến nội dung giảng dạy và sự
vận dụng thực tế trong học tập của sinh viên.
Giáo trình gồm 6 chương do cán bộ giảng dạy của Bộ môn Tài nguyên nước,


Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam biên soạn. Nội dung biên soạn
từng chương được phân công như sau:
Chương 1: Tổng quan về tài nguyên nước

TS. Ngô Thị Dung

Chương 2: Đặc tính nước trong lưu vực

PGS. TS. Nguyễn Văn Dung
ThS. Vũ Thị Xuân

Chương 3: Quản trị và kinh tế nước

PGS. TS. Nguyễn Văn Dung

Chương 4: Quản lý và sử dụng nước bền vững

PGS. TS. Nguyễn Văn Dung

Chương 5: Quy hoạch và quản lý tổng hợp tài TS. Ngô Thị Dung
nguyên nước
Chương 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ThS. Vũ Thị Xuân
quản lý tài nguyên nước
Là môn học cơ sở cho nhiều ngành học khác nhau trong ngành nông nghiệp, trong
q trình biên soạn, nhóm tác giả chưa cập nhật hết được các kết quả nghiên cứu trong
thực tế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý kiến để sửa chữa cho
việc biên soạn hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn bạn đọc.

iii



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC .....................................................1
1.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC ........................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước......................................................................... 1
1.1.2. Tài nguyên nước trên thế giới ......................................................................... 2
1.1.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam .......................................................................... 3
1.2. VAI TRỊ CỦA NƯỚC VỚI ĐỜI SỐNG .............................................................. 9
1.2.1. Vai trị của nước đối với sức khỏe................................................................... 9
1.2.2. Vai trò của nước đối với vệ sinh ................................................................... 10
1.2.3. Vai trò của nước đối với trẻ em ..................................................................... 11
1.2.4. Vai trò của nước đối với vấn đề giới ............................................................. 12
1.2.5. Vai trò của nước đối với sản xuất.................................................................. 12
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG NƯỚC ................................ 13
1.3.1. Sản xuất nông nghiệp .................................................................................... 14
1.3.2. Sản xuất công nghiệp .................................................................................... 15
1.3.3. Đơ thị và sinh hoạt ........................................................................................ 17
CÂU HỎI ƠN TẬP ................................................................................................. 18

Chương 2. ĐẶC TÍNH NƯỚC TRONG LƯU VỰC ......................................................19
2.1. VỊNG TUẦN HỒN THỦY VĂN .................................................................... 19
2.1.1. Khái qt chung vịng tuần hồn thủy văn .................................................... 19
2.1.2. Các chỉ số đặc tính lưu vực ........................................................................... 22
2.1.3. Tài nguyên nước mưa .................................................................................... 24
2.1.4. Dịng chảy sơng ngịi và lũ lụt ....................................................................... 29
2.1.5. Dòng thấm và nước dưới đất ......................................................................... 35
2.1.6. Cân bằng nước trong lưu vực ........................................................................ 44

2.2. ĐẶC TÍNH NƯỚC .............................................................................................. 51
2.2.1. Các yếu tố hình thành chất lượng nước ......................................................... 51
2.2.2. Yếu tố nhân tạo ............................................................................................. 52
2.2.3. Quá trình hình thành chất lượng nước ........................................................... 54
2.2.4. Tính axit và kiềm........................................................................................... 55
2.2.5. Tính chất và thành phần hóa học của nước ................................................... 57
2.2.6. Phản ứng của các chất trong nước ................................................................. 61
2.3. Ô NHIỄM NƯỚC ................................................................................................ 62

iv


2.3.1. Khái niệm ...................................................................................................... 62
2.3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước .................................................................... 62
2.3.3. Các chất gây ô nhiễm nước ........................................................................... 64
2.4. QUÁ TRÌNH TỰ LÀM SẠCH NƯỚC ............................................................... 64
2.4.1. Khái niệm ...................................................................................................... 64
2.4.2. Q trình pha lỗng ....................................................................................... 65
2.4.3. Q trình chuyển hóa và phân hủy các chất .................................................. 68
2.5. NỘI DUNG THỰC HÀNH.................................................................................. 70
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................. 75

Chương 3. QUẢN TRỊ VÀ KINH TẾ NƯỚC ................................................................ 76
3.1. GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC ......................................................................................... 76
3.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 76
3.1.2. Giá trị của nước ............................................................................................. 78
3.2. QUẢN TRỊ NƯỚC .............................................................................................. 81
3.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 81
3.2.2. Quản trị nước................................................................................................. 83
3.3. KINH TẾ NƯỚC ................................................................................................. 94

3.3.1. Khái niệm cơng cụ chính sách kinh tế ........................................................... 94
3.3.2. Ứng dụng EPI trong quản lý nước................................................................. 95
3.3.3. Đánh giá hiệu suất EPI .................................................................................. 98
3.4. GIÁ VÀ THUẾ .................................................................................................... 99
3.4.1. Khái niệm ...................................................................................................... 99
3.4.2. Giá và thuế trong quản lý nước ................................................................... 101
3.4.3. Giá sản phẩm và dịch vụ thủy lợi ................................................................ 104
3.5. THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA CÔNG TY VÀ HỘ SỬ DỤNG NƯỚC ..... 107
3.5.1. Yêu cầu........................................................................................................ 107
3.5.2. Đối tượng và phạm vi được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ cơng ích
thủy lợi .................................................................................................................. 107
3.5.3. Hợp đồng ..................................................................................................... 109
3.6. KINH DOANH NƯỚC ...................................................................................... 109
3.6.1. Vai trò của thị trường trong kinh doanh nước ............................................. 109
3.6.2. Kinh nghiệm trong kinh doanh nước ........................................................... 111
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................... 115

Chương 4. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC BỀN VỮNG .......................................116
4.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍNH BỀN VỮNG ................................................................ 116

v


4.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NƯỚC BỀN VỮNG118
4.3. GIỚI VÀ VẤN ĐỀ VỆ SINH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC BỀN
VỮNG ....................................................................................................................... 120
4.4. SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC .................................................................... 125
4.4.1. Sơ đồ khai thác nước ................................................................................... 129
4.4.2. Sử dụng nước trong các ngành kinh tế ........................................................ 130
4.5. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NƯỚC ................................................ 130

4.5.1. Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trong nông nghiệp ................................ 131
4.5.2. Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trong công nghiệp ................................ 136
4.5.3. Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trong đô thị........................................... 136
4.5.4. Giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước .............................................. 137
4.6. SỬ DỤNG NƯỚC THẢI ................................................................................... 141
4.6.1. Khái niệm nước thải .................................................................................... 141
4.6.2. Quá trình hình thành nước thải .................................................................... 143
4.6.3. Yêu cầu và nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải144
4.6.4. Tái sử dụng nước thải .................................................................................. 146
4.6.5. Phương pháp đánh giá chất lượng nước ...................................................... 148
4.6.6. Mơ hình xử lý và sử dụng nước thải............................................................ 149
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................... 163

Chương 5. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC .......164
5.1. QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC .............................................................. 164
5.1.1. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước ......................................................... 164
5.1.2. Các bài toán cơ bản về quy hoạch tài nguyên nước .................................... 165
5.1.3. Nội dung và các bước cơ bản lập quy hoạch tài nguyên nước .................... 166
5.2. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC ............................................... 169
5.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 169
5.2.2. Những nguyên tắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước ............................ 172
5.2.3. Nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên nước ............................................... 174
5.2.4. Tiếp cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam ...................... 174
5.3. KHUNG PHÁP LUẬT VÀ THỂ CHẾ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NƯỚC ....................................................................................................................... 176
5.3.1. Luật và các văn bản dưới luật liên quan đến tài nguyên nước .................... 176
5.3.2. Khung thể chế quản lý tài nguyên nước ...................................................... 181
5.3.3. Sự tham gia của cộng đồng ......................................................................... 181
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................... 182


vi


Chương 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TÀI
NGUN NƯỚC ..........................................................................................................183
6.1. HỆ THỐNG CÁC MƠ HÌNH ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NƯỚC ....................................................................................................................... 183
6.2. PHẦN MỀM WEAP .......................................................................................... 186
6.2.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 186
6.2.2. Cấu trúc chương trình .................................................................................. 188
6.2.3. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn ......................................................................... 190
6.2.4. WEAP trong 1 giờ ....................................................................................... 192
6.2.5. Công cụ cơ bản ............................................................................................ 201
6.2.6. Các kịch bản ................................................................................................ 205
6.2.7. Phân tích chi tiết nguồn nước ...................................................................... 215
6.3. NỢI DUNG THỰC HÀNH................................................................................ 227

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 228

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BĐKH
Bộ CT
Bộ NN&PTNT
Bộ TN&MT
Bộ XD
CHXHCN

EPI
GWP
IPNI
IRC
IUCN

IWMI
IWRM
NXB
PPP
QLTHTNN
TNMT
TNN
TTXVN
UBND

Chữ viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Bộ Cơng thương
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Mơi trường
Bộ Xây dựng
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Cơng cụ chính sách kinh tế (Economic Policy Instruments)
Mạng lưới cộng tác vì Nước tồn cầu (Global Water Partnership)
Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế
(International Plant Nutrition Institute)
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Quốc tế
Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
(International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources)
Viện Quản lý nước quốc tế
(International Water Management Institute)
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
(Integrated Water Resource Management)
Nhà xuất bản
Đối tác công - tư (Public - Private Partnership)
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Tài nguyên môi trường
Tài nguyên nước
Thông tấn xã Việt Nam
Ủy ban nhân dân

WHO

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations International
Children's Emergency Fund)
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Nước, Vệ sinh môi trường và Vệ sinh cá nhân
(Water, Sanitation and Hygiene)
Hệ thống đánh giá và quy hoạch sử dụng nước trên lưu vực sông
(Water Evaluation And Planning system)
Quan hệ đối tác môi trường nước ở châu Á
(Water Environment Pavtnership in Asia)
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

WRG

Nhóm tài nguyên nước (Water Resources Group)


UNICEF
W.B
WASH
WEAP
WEPA

viii


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Nội dung chương 1 giới thiệu về tài nguyên nước, vai trò của nước đối với đời
sống, những vấn đề liên quan đến sử dụng nước nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu và
vận dụng được các kiến thức về tài nguyên nước, vai trò của nước đối với đời sống,
những vấn đề liên quan đến sử dụng nước vào phục vụ khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên nước và các lĩnh vực có liên quan.
1.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước
Nước là loại tài nguyên quý giá, là cội nguồn của sự sống. Hành tinh của chúng ta
sẽ không thể tồn tại nếu như khơng có nước. Mọi hoạt động của con người bị chi phối
bởi nước. Tất cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông
vận tải, chăn ni thuỷ sản... đều cần có nước. Do nước có tính chất quan trọng, vì vậy
UNESCO đã lấy ngày 23 tháng 3 làm ngày nước thế giới.
Luật Tài nguyên nước 2012 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
quy định: “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. “Nguồn nước
là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm
sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa,
băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác”.
Thuộc tính cơ bản của tài nguyên nước đó là có lợi và gây hại. Nước là nguồn
động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó cũng gây ra những hiểm

hoạ to lớn không lường trước được đối với con người. Những thiệt hại về người và của,
sự phá hủy các vùng sinh thái do lũ lụt gây ra trên toàn thế giới trong nhiều năm qua đã
cho thấy mức độ gây hại của tài nguyên nước.
Sự phát triển của tài nguyên nước gắn liền với sự phát tiển của con người và khoa
học công nghệ. Ban đầu, thời kỳ nguyên thủy khi con người chưa có khả năng khai thác
sơng hồ và các thủy lực thì tài nguyên nước chỉ được biết đến trong khe, suối, trên bề
mặt. Về sau, với kỹ thuật khoan phát triển thì nước dưới đất trở thành một dạng tài
nguyên nước (Nguyễn Thanh Sơn, 2007). Ngày nay với các cơng nghệ sinh hố học tiên
tiến đã tạo ra nước ngọt từ nước biển. Các khối băng trên các núi cao, vùng cực là một
nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn và nằm trong tầm khai thác của con người trong
tương lai không xa.

1


Tài nguyên nước được coi là vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm không phải là
vô tận, tức là sức tái tạo của dịng chảy chỉ có giới hạn mà khơng phụ thuộc vào mong
muốn của con người. Có ba đặc trưng cơ bản để đánh giá tài nguyên nước là lượng, chất
lượng và động thái của nó.
Lượng nước thể hiện mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một lãnh thổ.
Chất lượng nước là chỉ tiêu về hàm lượng các chất hoà tan trong nước, tùy theo
yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn đối tượng sử dụng nước.
Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng nước theo
thời gian và không gian.
Nắm rõ các đặc trưng tài nguyên nước sẽ giúp chúng ta có định hướng cụ thể
trong việc khai thác sử dụng, quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.
1.1.2. Tài nguyên nước trên thế giới
Trên hành tinh chúng ta, tài nguyên nước tồn tại dưới ba dạng: lỏng (nước sông
suối, ao, hồ, biển), khí (hơi nước), rắn (băng, tuyết) và ở các vị trí khác nhau: trên mặt
đất, trong biển và đại dương, dưới đất và trong khơng khí.

Theo UNESCO, lượng nước trong thuỷ quyển được phân bố như sau:
Tổng lượng nước trong thuỷ quyển

1386.106 km3

100%

Nước ngọt

35.106 km3

2,5%

Nước mặn

1351.106 km3

97,5%

Bảng 1.1. Phân bố nguồn nước trên Thế giới (theo Lvovich)
Sườn
Đại Tây Dương
Vùng phân bố
F.10
km
Châu Âu kể cả Ailen
Châu Á kể cả Nhật, Philippin

3


3

Dịng
chảy
mm

Sườn
Thái Bình Dương
F.10
km

3

3

Dịng
chảy
mm

Vùng lưu vực
nội địa
F.10
km

3

3

Dịng
chảy

mm

Tổng diện tích
của đất
F.10
km

3

3

Dịng
chảy
mm

1.970

297

-

-

1.710

109

9.680

262


-

-

16.700

300

13.630

17

42.300

170

Châu Úc kể cả Tasmanian
và Newzeland

13.250

355

5.470

218

11.130


14

29.850

203

Mỹ

15.600

475

1.340

444

988

66

17.928

450

Bắc Mỹ

14.400

274


4.960

485

835

11

20.195

314

Băng đảo và các quần đảo ở
biển

3.880

180

-

-

-

-

3.880

180


Trong thành phần nước ngọt, dạng rắn chiếm 24,3.106 km3 (69,4%), dạng lỏng là
10,7.106 km3 (30,6%).
2


Trong thành phần nước lỏng 10,7.106km3 (100%) thì nước ngầm chiếm đại bộ
phận 10,5.106km3 (98,3%); hồ và hồ chứa là 0,102.106km3 (0,95%); thổ nhưỡng
0,047.106km3 (0,44%); sơng ngịi 0,020.106km3 (0,19%); khí quyển 0,020.106km3
(0,19%) và sinh quyển 0,011.106km3 (0,10%).
Sự phân bố của lượng nước trên Trái Đất không đều theo các đại dương, biển và
các lục địa (Bảng 1.1).
Số liệu bảng 1.1 cho thấy Đại Tây Dương và Thái Bình Dương có lượng nước đổ
vào chủ yếu, phần còn lại đi vào các vùng không tiếp giáp với đại dương và với biển.
Bắc Mỹ và Nam Mỹ có lượng nước lớn nhất trên Trái Đất.
1.1.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá nhưng khơng vơ hạn. Với
16 lưu vực sơng chính (Bộ TN&MT, 2016) (Hình 1.1), gần 3.500 con sơng và lượng
mưa trung bình năm lớn khoảng 2.000mm, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
nguồn tài nguyên nước dồi dào. Nước mặt và nguồn dự trữ nước dưới đất phong phú
cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớn các nguồn tài nguyên này có thể
khai thác, sử dụng. Sơng Mê Kơng, sơng Hồng - Thái Bình và Đồng Nai chiếm khoảng
80% tổng lượng tài nguyên nước Việt Nam. Sơng Mê Kơng có diện tích lưu vực là
800.000km2, bằng diện tích nước Pháp, chảy xuyên qua 6 quốc gia. Việt Nam chỉ chiếm
8% diện tích của tồn lưu vực sông Mê Kông. Lượng nước chảy về Việt Nam khoảng
hơn 500 tỷ m3, chiếm 57% tổng lượng nước mặt của Việt Nam và nhiều hơn tổng lượng
nước của Philippin và Úc. Sơng Hồng - Thái Bình có diện tích lưu vực là 155.000km2,
lượng nước chảy vào Việt Nam từ ngoài lãnh thổ là 137 tỷ m3, nhiều hơn tổng lượng
nước của Anh quốc. Lượng nước bình quân đầu người là 9.434m3, mức cao so với tiêu
chuẩn của vùng và toàn cầu (Ngân hàng Thế giới, 2019).

Tuy nhiên, phần lớn tài nguyên nước Việt Nam lại nằm ngoài khả năng quản lý
của quốc gia, vì 2/3 tổng lượng nước chảy vào từ các quốc gia thượng nguồn (Bảng
1.2). Do đó, nguồn nước nội sinh của Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực,
mức bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 4.200m3 so với con số trung bình là 4.900m3 ở
Đông Nam Á. Tài nguyên nước phân bố không đồng đều theo mùa, lượng mưa tập
trung chủ yếu vào mùa mưa ngắn ngủi (Hình 1.2). Các con sơng thường đầy nước vào
mùa mưa nhưng lại khô hạn vào mùa khô. Nguồn tài nguyên nước cũng phân bố không
đồng đều theo không gian.
Theo Ngân hàng Thế giới (2019), Việt Nam đã phát triển và khai thác nguồn tài
nguyên quý giá này phục vụ lợi ích của người dân. Với hơn 7.500 đập và hồ chứa,
4 triệu hecta diện tích tưới, nơng nghiệp là sinh kế của khoảng một nửa lực lượng lao
động của đất nước và mỗi gia đình, đóng góp gần 1/5 thu nhập quốc gia. Thủy điện
đã tạo ra khoảng 37% sản lượng điện của quốc gia năm 2018. Đầu tư lớn đã tạo ra
nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho các hộ gia đình. Song thực tế hiện nay, nhu
3


cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng nhưng có ít thơng tin về tác động đến tài
ngun nước.

Hình 1.1. Các lưu vực sơng chính ở Việt Nam (2030 WRG, 2017)

Phát triển nhanh là nguyên nhân gây căng thẳng tài nguyên nước. Mặc dù nguồn
nước dồi dào ở khắp đất nước, song do nhu cầu phát triển nhanh chóng đã tạo ra áp lực
cho nguồn tài nguyên nước. Chính phủ đã xác định các lưu vực sông Mã, Hương, khu
vực Ninh Thuận/Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu đang đối mặt với nguy cơ căng thẳng
vào mùa khô. Kết quả nghiên cứu của nhóm tài nguyên nước 2030 (2030 WRG, 2017)
cho thấy ở cụm sông Đông Nam Bộ và lưu vực sơng Mã đã có hiện tượng khai thác
nước q mức, không bền vững. Trong những năm tới, căng thẳng nước sẽ tác động lớn
tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và nguồn tài nguyên thiên nhiên, trừ

khi áp dụng ngay các hành động can thiệp. Nhu cầu gia tăng sẽ khiến 11 trong số 16 lưu
vực sông lớn ở Việt Nam phải đối mặt với căng thẳng về nước vào năm 2030 và tình
trạng căng thẳng về nước sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế nếu chúng ta khơng có biện pháp
can thiệp. Giảm thiểu căng thẳng nước là rất quan trọng, đặc biệt là trên 4 lưu vực sông
4


chính tạo ra 80% GDP của Việt Nam là sơng Hồng, Thái Bình, Cửu Long, Đồng Nai và
nhóm lưu vực sông Đông Nam bộ (Ngân hàng Thế giới, 2019).
Bảng 1.2. Tài ngun nước các lưu vực sơng chính ở Việt Nam
Diện tích lưu vực

Tổng lượng dịng chảy
Tổng lượng sản sinh % sản sinh trên
trên lãnh thổ
lãnh thổ
Việt Nam (tỷ m3)
Việt Nam

TT

Lưu vực sơng

Tổng diện
tích (km)

% thuộc
Việt Nam

Tổng

lượng
(tỷ m3)

1

Bằng Giang - Kỳ Cùng

11.220

94

8,9

7,3

82

2

Hồng - Thái Bình

155.000

55

137,0

80,3

59


3

Mã - Chu

28.400

62

20,2

16,5

83

4

Cả

27.200

65

27,5

24,5

89

5


Thu Bồn

10.350

100

17,9

17,9

100

6

Ba

13.900

100

13,8

13,8

100

7

Đồng Nai


44.100

85

36,6

32,6

89

8

Mê Kơng

795.000

8

508,0

55,0

5

Nguồn: WEPA, 2018

Hình 1.2. Nguồn nước có thể khai thác, trữ nước tưới tiêu
Nguồn: Nhóm Tài nguyên nước 2030 (2030WRG, 2017)


Đặc điểm tài nguyên nước phân theo địa phương
1) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc và
Tây Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái

5


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hịa Bình.
Diện tích của vùng 95,2 nghìn km2 với dân số 12,29 triệu người, mật độ dân cư của
vùng là 129 người/km2 (Tổng cục Thống kê, 2018). Đặc điểm chung của vùng là có
mùa khơ hanh và ẩm. Vùng có tài ngun nước phong phú. Lượng dịng chảy tồn phần
948mm, lượng nước ngầm 354mm, lượng trữ ẩm 1.124mm. Dịng chảy sơng ngịi 93 tỷ
m3 dòng chảy ngầm 35 tỷ m3 và nước trong đất 120 tỷ m3. Do sự tập trung của lũ, dòng
chảy mặt đạt 594mm ứng với 58 tỷ m3 nước. Mức đảm bảo nước sơng ngịi và nước
ngầm tính theo đầu người là 11,6 nghìn m3 và 4,4 nghìn m3 trong năm. Phát triển nơng
nghiệp có tưới ở đây bị hạn chế do địa hình đồi núi chia cắt. Vì vậy, lượng nước trong
đất có ý nghĩa lớn và lớp phủ thực vật điều tiết nước trong đất đóng vai trị rất quan
trọng đối với canh tác không tưới nước trong mùa khô. Đối với vùng này, việc tổ chức
xen kẽ trong không gian các cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp như những dải rừng
vừa phòng hộ và vừa khai thác là hết sức tối ưu. Vùng này thuộc khu vực nuôi dưỡng
các sông đồng bằng. Trong vùng này đã xây dựng một số hồ chứa lớn như Thác Bà trên
sơng Chảy với dung tích 3,6 tỷ m3 nước; hồ Hịa Bình trên sơng Đà với dung tích 1,6 tỷ
m3 nước; hồ thủy điện Tuyên Quang (trước đây là thủy điện Na Hang) trên sơng Gâm
với dung tích 2 tỷ m3 nước; hồ thủy điện Sơn La trên sông Đà với dung tích 9,26 tỷ m3
nước; hồ thủy điện Lai Châu trên sơng Đà với dung tích 1,2 tỷ m3 nước. Những hồ chứa
này tạo ra nguồn thuỷ điện quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở vùng trung du,
miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sơng Hồng.


Hình 1.3. Phân vùng lãnh thổ Việt Nam

6

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2) Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phịng, Hưng n, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và
Ninh Bình. Diện tích của vùng 21,26 nghìn km2, dân số 21,57 triệu người, một vùng
đông dân nhất Việt Nam với mật độ dân là 1.014 người/km2 (Tổng cục Thống kê,
2018). Diện tích trồng lúa chiếm tới 49% diện tích, bằng 1.040,7 nghìn ha, song nguồn
nước địa phương khơng lớn. Lớp dịng chảy sơng ngịi địa phương 762mm, dịng chảy
ngầm vào sơng 354mm, dịng chảy trong đất 1.179mm, tương ứng khối lượng năm
13 tỷ m3, 3 tỷ m3 và 20 tỷ m3, tính theo đầu người, mỗi người dân 1.000m3 dịng chảy
sơng và 250m3 nước ngầm vào sơng. Tuy nhiên, nước phân bố không đều theo mùa và
nước nội sinh chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu cần thiết cho sản xuất lúa. Vào thời
điểm khô hạn, số nước ngoại lai vừa cần cho tưới vừa cho sinh hoạt, công nghiệp các
loại nhiệt điện và chống xâm nhập mặn do thuỷ triều. Ngược lại vào mùa lũ, lưới sông
đồng bằng phải tiêu trên 75 tỷ m3 dòng chảy mặt ngoại lai trước khi đi qua Thủ đô Hà
Nội, do đó trong trường hợp nguy hiểm phải tháo nước qua đập Đáy làm tràn ngập phần
phía đơng của đồng bằng.
3) Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Diện tích đất nơng nghiệp khơng nhiều, song
vùng này đứng thứ 2 về độ giàu nước. Trong vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ
thống sông Mã và hệ thống sơng Cả, cùng với hơn 400 con sơng có chiều dài từ 10km
trở lên là phụ lưu các cấp. Lớp dịng chảy sơng bằng 1.338mm (tương đương với 69
tỷ m3), dòng ngầm 424mm (tương đương với 22 tỷ m3), lượng trữ ẩm 1.206mm (tương

đương 63 tỷ m3). Mức bảo đảm được tính theo đầu người, 9,3 nghìn m3 dịng chảy
sơng và 3 nghìn m3 dịng chảy ngầm. Xét về mặt sinh thái cây trồng, vùng này có mùa
khơ ngắn và mưa ẩm nhiệt đới. Nhưng mức độ tập trung của dòng chảy mặt cao với
914mm, 47 tỷ m3 - 63% dịng chảy tồn phần nói lên sự đe doạ của nạn lụt. Có điều
kiện thuận lợi là lũ ở đây tuy mạnh nhưng ngắn, do đó ngập ít khi kéo dài.
Bắc Trung Bộ có nhiều cơng trình thủy lợi tham gia vào việc khai thác tài nguyên
nước trong vùng. Tiêu biểu là hồ Cửa Đạt trên sông Chu (Thanh Hóa) với dung tích gần
1,5 tỷ m3 nước, hồ sơng Mực nằm trong Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa) với dung
tích khoảng 170 triệu m3 nước; hồ thủy điện Bản Vẽ trên sơng Lam (Nghệ An) với dung
tích 1,8 tỷ m3 nước, hồ Vực Mấu (Nghệ An) với dung tích 75 triệu m3 nước, hồ chứa
nước Bản Mồng (đang thi cơng, Nghệ An) với dung tích 235,5 triệu m3 nước; hồ Kẻ Gỗ
(Hà Tĩnh) với dung tích 345 triệu m3 nước, hồ Sơng Rác (Hà Tĩnh) với dung tích 158
triệu m3 nước; hồ chứa nước Rào Đá (Quảng Bình) với dung tích trên 82 triệu m3 nước;
hồ thủy điện Rào Quán trên sông Rào Quán (Quảng Trị) với dung tích 141 triệu m3
nước, hồ Kinh Mơn (Quảng Trị) với dung tích 21 triệu m3 nước; hồ chứa nước Tả Trạch
(Huế) với dung tích 646 triệu m3 nước, hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam (Huế).
4) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tài nguyên nước
7

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

trong vùng với mức độ đảm bảo nước theo đầu người 11,8 nghìn m3 dịng chảy sơng và
3,3 nghìn m3 dịng chảy ngầm. Về khối lượng nước các loại gồm 68 tỷ m3 dịng chảy
sơng ứng với các lớp dòng chảy 1.524mm, 19 tỷ m3 dòng chảy ngầm ứng với các lớp
dòng chảy 424mm và 40 tỷ m3 nước trong đất ứng với các lớp dòng chảy 900mm.
Trong vùng bao gồm nhiều đồng bằng nhỏ ngăn bởi các dãy núi đâm ngang. Hầu hết đất

đai canh tác nằm trên các thềm phù sa cổ hiện đại. Vùng dễ bị hạn khi nắng và lụt khi
mưa do đất đai có thành phần cơ giới nhẹ. Vùng này rất cần các hồ chứa nhỏ để điều tiết
và cũng rất thuận lợi cho sự phát triển các loại hồ chứa này. Đây là vùng đầu tiên ở
nước ta đã nhận được nước chuyển từ các hệ thống sông Đồng Nai về đồng bằng duyên
hải thông qua hệ thống thuỷ điện Đa Nhim, hồ Đa Nhim nằm giáp ranh giữa tỉnh Lâm
Đồng và Ninh Thuận, có dung tích 165 triệu m3 nước. Ngồi ra, trong vùng cịn có một
số cơng trình thủy lợi tiêu biểu như hồ thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) với dung
tích 730 triệu m3 nước; đập thủy lợi Thạch Nham (Quảng Ngãi) có tổng năng lực tưới
khoảng 50.000ha đất canh tác, hồ chứa nước Nước Trong (Quảng Ngãi) có dung tích
289,5 triệu m3 nước; hồ nước ngọt nhân tạo Định Bình (Bình Định) có dung tích
226 triệu m3 nước; hồ chứa nước Đồng Tròn (Phú Yên) với dung tích 19,55 triệu m3
nước; hồ chứa nước Đá Bàn (Khánh Hịa) có dung tích 75 triệu m3 nước, hồ thủy điện
Ea Krong Rou (Khánh Hịa) có dung tích 35,9 triệu m3 nước; hồ chứa nước Sơng Sắt
(Ninh Thuận) có dung tích 69,3 triệu m3 nước, hồ chứa nước Sơng Trâu (Ninh Thuận)
có dung tích 31,5 triệu m3 nước; hồ chứa nước sơng Quao (Bình Thuận) có dung tích 73
triệu m3 nước.
5) Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắc Nông và
Lâm Đồng nằm trên cao nguyên sườn tây Trường Sơn. Lớp dòng chảy sơng ngịi
902mm, nước ngầm 345mm và nước trong đất 1.502mm. Lượng nước tính theo đầu
người rất cao 35,2 nghìn m3, dịng chảy sơng ngịi và 13,4 nghìn m3, dịng chảy ngầm do
mật độ dân của vùng thấp. Đây là vùng đầu nguồn của các sông đổ vào Mê Kông. Chế
độ dịng chảy sơng phức tạp, nhiều khi trái pha với dịng chảy địa phương khi về đến hạ
lưu vì bắt nguồn từ những núi cao rồi đổ về cao nguyên, do đó việc điều tiết rất phức
tạp, đặc biệt đối với tưới. Trước khi lắp đặt các dự án tưới cần thiết phải nắm vững chế
độ nước ở các sông.
Vùng Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta có địa hình cao ngun bằng
phẳng, trên đó phủ lớp bazan có tuổi khác nhau. Trong vùng có sự phân hóa rất phức
tạp, mùa khô rõ rệt nên tiềm năng của đất đai chỉ trở thành hiện thực khi điều kiện mùa
khô được điều tiết bởi khả năng thấm nước và giữ nước của địa hình và đất.
Thơng thường, ở những nơi có đất bazan trẻ là nơi có mạng lưới sơng phát triển

yếu, địa hình kèm chia cắt nên vấn đề điều tiết bằng hồ chứa lớn kém hữu hiệu. Theo dự
án của sông Mê Kông và của miền, vùng này có thể xây dựng 34 cơng trình thuỷ lợi,
thuỷ điện tối ưu về mặt kinh tế kỹ thuật. Hàng năm, Tây Ngun có khoảng 50 tỷ m3
nước sơng ngịi trong đó dịng chảy mặt 31 tỷ m3 và 19 tỷ m3 dòng chảy ngầm. Khoảng
23 tỷ m3 nước được điều tiết bằng các cơng trình hồ chứa lớn, cịn lại 8 tỷ m3 nước có
8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

thể điều tiết bằng các hồ chứa nhỏ. Các cơng trình lớn có thể tưới 307.400ha và sản xuất
được 3.679 megawat điện. Diện tích được tưới chỉ bằng 1/20 diện tích của vùng, tuy
nhiên phần diện tích được tưới không phải là vùng đất màu mỡ, các vùng đất bazan
thiếu nguồn nước.
Hướng phát triển tài nguyên nước các vùng chính là xây dựng các hồ chứa nhỏ kết
hợp với thuỷ điện nhỏ dâng nước, xây dựng quy trình trồng trọt theo hướng nông lâm
kết hợp với các biện pháp tổ chức cây trồng, nhằm giữ ẩm, chống bốc hơi và các hiện
tượng khô hạn cực đoan.
Một số công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng có thể kể đến là: hồ thủy điện Yaly
trên sông Sesan nằm giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Kon Tum với dung tích 1,037 tỷ m3
nước, hồ chứa nước Đắk Uy (Kon Tum) có dung tích 29,66 triệu m3 nước; hồ chứa
nước nhân tạo Ayun Hạ trên sơng Ayun (Gia Lai) có dung tích 253 triệu m3 nước; hồ
chứa nước nhân tạo Ea Súp Thượng (Đắc Lắk) với dung tích 146 triệu m3 nước; hồ
chứa nước Đạ Tẻh (Lâm Đồng) với dung tích 24 triệu m3 nước.
6) Vùng Đơng Nam Bộ gồm các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng
Nai, Bã Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Ưu thế của vùng là có địa hình thềm
cổ, nhiều nơi phủ lớp bazan dày với độ chia cắt yếu tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển cao su, cà phê, cây ăn quả. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước trong vùng tương

đối nghèo, hàng năm thu nhận 12 tỷ m3 dịng chảy sơng ngịi (479mm), 6 tỷ m3 dịng
chảy ngầm (242mm) và 43 tỷ m3 nước trong đất (1.845mm). Trong vùng có các cơng
trình thủy lợi tiêu biểu như hồ Dầu Tiếng, đây là một trong các hồ nước nhân tạo lớn
nhất Việt Nam có dung tích 1,58 tỷ m3 nước; hồ thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai
với dung tích 2,765 tỷ m3 nước.
7) Vùng đồng bằng sơng Cửu Long gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đó là vùng có tiềm năng nơng nghiệp lớn, diện tích đất sản
suất nông nghiệp của vùng chiếm gần 23% cả nước (tính đến 31/12/2018). Vùng được
hưởng lợi nguồn tài nguyên nước của hệ thống sơng Mê Kơng. Tổng lượng dịng chảy
năm trung bình của sơng Mê Kơng chảy qua đồng bằng sơng Cửu Long khoảng 508
tỷ m3, trong đó tổng lượng sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 55 tỷ m3
(WEPA, 2018).
1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI ĐỜI SỐNG
1.2.1. Vai trò của nước đối với sức khỏe
Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, đặc biệt là nước sạch. Hàng ngày,
sinh hoạt chúng ta đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm, giặt, vệ sinh,…
Ngoài ra, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra các
thực phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người.
9

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Trong cơ thể người, nước chiếm đến 70-80% trọng lượng và nước sạch đóng vai
trị vơ cùng quan trọng. Một người trưởng thành có thể nhịn ăn trong vịng vài ngày,
thậm chí vài tuần nhưng khơng thể khơng uống nước trong 3-4 ngày. Nước sạch có vai
trị trong cơ thể như sau:

- Nước sạch có chứa rất nhiều các chất khống có lợi cho sức khỏe. Do đó, nước
sạch cung cấp nguồn chất khoáng, đồng thời vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho
các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể.
- Các tế bào có thể hoạt động và thực hiện các chức năng của mình là do được
hịa tan trong dung môi. Đối với con người, nước sạch được coi là dung mơi sống của
các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước sạch tham gia q trình chuyển hóa và các
phản ứng trao đổi chất nhằm xây dựng và duy trì tế bào.
- Nước có khả năng đào thải các độc tố, các chất cặn bã mà các cơ quan, tế bào
khơng thể hấp thu và được đưa ra ngồi thơng qua đường nước tiểu và phân.
- Nước cịn có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể, phân phối hơi nóng của cơ thể.
Khi nhiệt độ mơi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể, nước làm cơ thể giải phóng
nhiệt độ.
- Ngồi ra, nước cịn có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt
dịch và màng bao, làm cho các khớp linh động. Nó cịn có tác dụng giảm xóc cho mắt,
tủy sống kể cả thai nhi trong nước ối.
Do vậy, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, trong ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người là yếu tố quyết định
đến sức khỏe của mỗi người và cả cộng đồng. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ
gây ra các bệnh về đường ruột như: tả, lỵ, thương hàn...; các bệnh về da liễu, mắt, phụ
khoa như: hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc,
viêm màng tiếp hợp, viêm âm đạo… Các bệnh này có thể lây từ người này sang người
khác do nguyên nhân chính là thiếu nước và sử dụng chung nguồn nước bị ơ nhiễm để
sinh hoạt hàng ngày. Ngồi ra, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng lâu
ngày có thể gây ra các bệnh ung thư.
Theo Walter Lukenga (2015), mỗi năm có khoảng 3,575 triệu người chết vì bệnh
liên quan đến nước, 43% trường hợp tử vong liên quan đến nước là do tiêu chảy, 84%
trường hợp tử vong liên quan đến nước là ở trẻ em ở độ tuổi 0-14, 98% trường hợp tử
vong liên quan đến nước xảy ra ở các nước đang phát triển, 884 triệu người không được
tiếp cận với nguồn cung cấp nước an toàn (khoảng một phần tám dân số thế giới).
1.2.2. Vai trò của nước đối với vệ sinh

Dân số Việt Nam năm 2018 đạt 94,7 triệu người. Mặc dù đã có những cải thiện
đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ cấp nước và vệ sinh cho người dân, nhưng còn rất
nhiều người vẫn chưa tiếp cận với các dịch vụ cơ bản. Năm 2015, 8,2 triệu người vẫn
10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

thiếu quyền tiếp cận “cơ bản” đối với nguồn cung cấp nước mà không phải mất hơn 30
phút đi lại và 20,3 triệu người không được tiếp cận các dịch vụ vệ sinh cơ bản.
Việt Nam có mật độ dân số cao hơn các nước khác trên lưu vực sông Mê Kông.
Lượng nước thải không được xử lý tạo ra nguy cơ nghiêm trọng về môi trường và sức
khoẻ cộng đồng. Đồng thời là thách thức lớn trong việc quản lý các vấn đề về nước
khác như khan hiếm nước, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Năm 2015, để đạt được
các mục tiêu phát triển bền vững, tổng chi phí cho Việt Nam để thực hiện “quản lý an
toàn” cho dịch vụ cấp nước mở rộng tới những đối tượng chưa được tiếp cận ước tính là
1,39 tỷ đô la Mỹ; trong khi thực hiện việc “quản lý an toàn” tương tự cho các dịch vụ vệ
sinh ước tính là 898 tỷ đơ la.
Mức độ bao phủ của hạ tầng vệ sinh môi trường (WASH) ở Việt Nam không đồng
đều, bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập, dân tộc và địa hình. Số liệu hình 1.4 cho thấy tình
hình cung cấp dịch vụ nước và vệ sinh tương ứng đối với bối cảnh ở thành thị và nông
thôn, người giàu và người nghèo. Dịch vụ cấp thấp hơn thường thấy ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long cũng như khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, đó là vùng
có tỉ lệ hộ dân tộc thiểu số cao.

Hình 1.4. Phân cấp dịch vụ cấp nước và vệ sinh tối thiểu ở Việt Nam
Nguồn: Chương trình giám sát chung về Vệ sinh và Vệ sinh Nước (JMP) 2017


1.2.3. Vai trò của nước đối với trẻ em
Nước sạch, nhà vệ sinh cơ bản và thực hành vệ sinh tốt là rất cần thiết cho sự sống
còn và phát triển của trẻ em. Nhiều trẻ em ở nông thơn Việt Nam cịn thiếu tiếp cận với
11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nước sạch và vệ sinh, nhiều người ở Việt Nam vẫn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến
nước và vệ sinh.
Mặc dù, đất nước đã đạt được nhiều tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện
nguồn cung cấp nước sạch trên cả nước - đặc biệt là các khu vực đơng dân cư với các
nhóm dân tộc thiểu số và các cộng đồng xa xôi đã bị bỏ lại phía sau việc thiếu khả năng
tiếp cận với nước sạch, cùng với các ý thức thực hành vệ sinh kém vẫn góp phần làm
tăng tỉ lệ tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh trùng.
Hiện tượng phóng uế bừa bãi vẫn thường xuất hiện ở các cộng đồng nông thôn
cùng với việc sử dụng nhà vệ sinh dưới mức tiêu chuẩn, hơn 9,5 triệu người đi vệ sinh
bừa bãi vào môi trường xung quanh, làm ô nhiễm nguồn nước. Mức độ rửa tay với xà
phòng và nước sạch ở những thời điểm quan trọng còn thấp và điều này thường thấy
trong cộng đồng các hộ nghèo và các nhóm dân tộc thiểu số, trong khi tiêu chảy là
nguyên nhân chính cho 10% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.
1.2.4. Vai trò của nước đối với vấn đề giới
Giới và nước là những vấn đề xuyên suốt cho sự phát triển bền vững của Việt
Nam. Luật Tài nguyên nước nêu rõ nguồn nước ở Việt Nam do người Việt Nam sở hữu
và được nhà nước thống nhất quản lý để đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi,
điều quan trọng là phải xem xét các vấn đề liên quan đến việc sử dụng nước và sự khác
biệt về giới. Khoảng 65% số hộ gia đình ở Việt Nam thiếu nguồn nước tại cơ sở và
trách nhiệm thu gom nước sạch chủ yếu là của phụ nữ và trẻ em gái, con số này cao hơn

10% ở các hộ gia đình dân tộc thiểu số. Thêm nữa, mặc dù phụ nữ vẫn là người sử dụng
nước chính trong gia đình nhưng họ ít có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định
đối với nguồn cung cấp nước trong nhà hay công cộng.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 60% lực lượng lao động nông nghiệp và 80% số công
nhân nuôi trồng thủy sản, trong khi chỉ sở hữu 9% tài nguyên đất. Phụ nữ phụ thuộc
nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, phụ nữ phải chịu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu
nhiều hơn nam giới, do đó bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai. Do phải đảm nhận vai
trò nội trợ, phụ nữ cũng thường bị hạn chế tham gia vào quá trình ra quyết định và lên
tiếng về những rủi ro nói trên, vì thế ít có khả năng giải quyết những vấn đề này. Điều
đó làm nổi bật tầm quan trọng của việc hiểu về khan hiếm nước ở Việt Nam từ góc độ
giới để giải quyết một cách hiệu quả.
Nguyên tắc 3 trong nguyên lý Dublin cũng đã chỉ rõ: Phụ nữ đóng vai trị trung
tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước.
1.2.5. Vai trò của nước đối với sản xuất
Nước có vai trị quyết định đến mọi hoạt động sản xuất, có thể tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
du lịch và giao thông.
12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam là sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu lúa gạo,
thế mạnh trong ngành trồng trọt của nước ta. Nói đến trồng trọt, nước được coi là nhân
tố quan trọng hàng đầu. Khơng có nước, cây trồng và vật ni đều khơng thể phát triển
được. Nước có nhiều vai trị như dùng để tưới tiêu, tăng độ ẩm đất, hòa tan phân bón và
vận chuyển chất dinh dưỡng ni cây.
Trong sản xuất công nghiệp, nước không thể thiếu được ở nhiều giai đoạn và quy

trình trình sản xuất, có thể kể đến như nước dùng trong sơ chế nguyên vật liệu đầu vào
cho nhiều ngành, ví dụ: rửa, làm sạch các sản phẩm nông nghiệp trong ngành chế biến
nông sản; nước dùng để làm mát các thiết bị, máy móc, nhà xưởng. Nước là ngun liệu
chính trong các ngành cơng nghiệp sử dụng nồi hơi. Nước dùng trong các ngành khai
khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy… Đặc biệt ngành thủy
điện đã cung cấp nguồn năng lượng điện rất quan trọng từ nước. Mức độ sử dụng nước
phụ thuộc vào dây chuyền sản suất từng lĩnh vực, nhưng nhìn chung nhu cầu nước trong
các ngành cơng nghiệp là rất lớn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống con
người ngày càng nâng cao, nhu cầu về dịch vụ và du lịch cũng tăng theo, đặc biệt là
du lịch đường sông, du lịch biển. Với lợi thế là quốc gia nhiệt đới có nhiều sơng hồ và
đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet, hàng năm ngành dịch vụ, du lịch trên nước đem
lại nguồn thu đáng kể cho nhiều tỉnh thành.
Giao thông đường thủy là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược,
có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề khơng chỉ là kinh tế mà cịn là văn hóa, chính
trị, xã hội của một quốc gia.
Có thể thấy, phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài
nguyên nước. Giá trị kinh tế của nước khơng phải lúc nào cũng có thể quy đổi thành
tiền, bởi vì tiền khơng phải là thước đo giá trị kinh tế, có những dịch vụ của nước khơng
thể lượng giá được nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG NƯỚC
Số lượng và chất lượng nước bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên cũng như nhân
sinh. Lượng nước dùng cho các hoạt động kinh tế, thành phần cán cân nước, chế độ
thuỷ văn và chất lượng nước đã bị thay đổi là hậu quả của việc sử dụng mạnh mẽ tài
nguyên nước. Nguyên nhân chính là do đa số sơng ngịi và hồ vừa là nguồn cấp nước
đồng thời cũng là nơi tiếp nhận dòng chảy thải từ sinh hoạt, nông nghiệp và công
nghiệp. Chế độ thuỷ văn tự nhiên và thành phần hoá học của các hệ thống sông lớn bị
phá huỷ bởi các hoạt động của con người.
Các dạng chính của hoạt động gây ảnh hưởng và liên quan lớn nhất đến sự thay
đổi số lượng và chất lượng tài nguyên nước là: nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và

sinh hoạt.
13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.3.1. Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sử dụng nước lớn nhất và hiệu quả sử dụng nước của ngành
này sẽ quyết định nguồn cung nước cho các mục tiêu sử dụng khác trong nền kinh tế.
Nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm 81% tổng lượng nước của Việt Nam (Ngân
hàng Thế giới, 2019). Nhằm đáp ứng nhu cầu của con người về sản phẩm dinh dưỡng
đã dẫn tới sự mở rộng sản xuất nông nghiệp bằng cách áp dụng biện pháp thuỷ lợi vào
khai thác các vùng đất mới như đất khô hạn hoặc ẩm ướt. Việc sử dụng nước tưới, tiêu
nước gây ảnh hưởng lớn tới tài nguyên tự nhiên của nước ngọt trên lãnh thổ. Tùy theo
biện pháp thực hiện mà tính chất và cường độ của ảnh hưởng này khác nhau. Dưới đây
đánh giá sự thay đổi cán cân nước, thay đổi chất lượng nước mặt trên lãnh thổ do tưới,
tiêu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất.
a. Ảnh hưởng của tưới
Chế độ nước, dòng chảy trung bình năm, sự phân bố tài nguyên nước trong năm bị
ảnh hưởng lớn do tưới. Tưới nước còn làm tăng độ khống hóa của nước trong sơng, hồ
do khi tưới đã đem theo muối tan hòa vào dòng chảy. Sự thay đổi về tính chất, cường độ
của các đặc trưng dòng chảy phụ thuộc vào địa lý tự nhiên, chế độ thủy văn, phương
pháp tưới và kỹ thuật tưới.
Đối với các sơng nhỏ, các đặc trưng dịng chảy sơng ngịi bị ảnh hưởng của tưới
chủ yếu là dòng chảy mặt, đối với các hệ thống sơng lớn cịn ảnh hưởng tới nước dưới
đất. Trên các lưu vực nhỏ, dòng chảy các sông bé trong vùng cấp nước tưới bị giảm,
thậm chí khơng cịn do tồn bộ lượng nước tưới bị bốc hơi. Dịng chảy trên các sơng lớn
có thể giảm đi nhưng không đáng kể sau khi sử dụng nước tưới.

Ảnh hưởng của tưới đến suy giảm dịng chảy có sự khác nhau đáng kể trong các
năm, các thời điểm có pha nước khác nhau. Những năm thời điểm trong năm có độ ẩm
cao, lượng mưa lớn thì dịng chảy giảm khơng đáng kể, cịn các năm thời điểm khơ hạn
thì dịng chảy giảm rất mạnh.
Trong khi tưới, muối từ các vùng đất được tưới bị kéo theo hòa vào dịng chảy làm
thay đổi thành phần hố học và chất lượng nước. Lượng muối xâm nhập vào sơng nhiều
hay ít tùy thuộc vào đặc tính đất đai của vùng được tưới, có thể là hàng chục tấn nhưng
cũng có thể là hàng trăm tấn trên một hecta nếu tưới cho đất nhiễm mặn. Một lượng muối
lớn được đưa vào sông làm độ khoáng hoá của nước tăng đáng kể và làm thay đổi thành
phần hố học của nó. Mức tăng độ khoáng hoá phụ thuộc vào tỷ số lưu lượng nước sơng
và lưu lượng nước hồn lại, vào tỷ số độ khoáng hoá của chúng, vào phần trăm đất tưới và
tổng diện tích lưu vực sơng ngịi.
b. Ảnh hưởng của tiêu
Ở những vùng đầm lầy và đất thừa ẩm, tiêu nước ảnh hưởng tới sự thay đổi dòng
chảy, làm giảm mực nước ngầm, thay đổi các đặc trưng thủy văn của các sông lầy
14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

hóa. Mức độ ảnh hưởng của biện pháp tiêu đến chế độ nước sơng khác nhau, có thể
ảnh hưởng này khơng đáng kể nhưng có khi lại thể hiện rất rõ ràng. Điều này tùy
thuộc vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa lý thuỷ văn của lưu vực, vào mức độ
đầm lầy hoá của chúng, dạng đầm lầy được tiêu, tính chất tưới tiêu của đất.
c. Ảnh hưởng của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chăn ni
Đối với cây trồng, phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng khơng thể thiếu
trong tồn bộ q trình sinh trưởng, phát triển. Phân bón đã góp phần đáng kể làm
tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam.

Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp
khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Việc sử dụng phân bón đúng theo khuyến
cáo của nhà sản xuất sẽ phát huy được những công dụng của chúng, làm cho đất đai
trở lên màu mỡ, tăng sản lượng nông sản trên đất. Ngược lại, nếu khơng được sử dụng
đúng theo quy định, phân bón sẽ là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi
trường sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là môi trường nước.
Trong sản xuất nông nghiệp thâm canh, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
được sử dụng hàng năm khá lớn. Một lượng lớn các hóa chất này không được cây trồng
hấp thụ, bị rửa trôi vào nước gây ô nhiễm môi trường nước. Một số ion có tính linh
động cao như amoni nitrat có thể đi xuống tầng sâu gây ô nhiễm tầng nước ngầm, làm
tăng nồng độ nitrat trong nước. Q trình tích tụ lâu dần dẫn đến nước bị phú dưỡng, tạo
điều kiện cho các loại rong, rêu tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước ở tầng mặt,
tầng nhận được ánh sáng mặt trời sẽ phát triển rất nhanh. Lớp thực vật dày kín trên bề
mặt nước làm cản trở ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng nước phía dưới, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến q trình quang hợp, lượng oxy giải phóng trong nước bị giảm, các
tầng nước này bị thiếu oxy. Điều này dẫn tới sự sống của các loại sinh vật trong nước bị
đe dọa, nhiều loài sẽ bị chết, làm giảm tính đa dạng sinh học, đồng thời xác của chúng
bị phân hủy sẽ tạo nên các chất độc hại trong nước.
Một lượng lớn chất thải từ phân, nước thải, rác thải và dược phẩm dùng trong
chăn ni góp phần làm trầm trọng thêm mức độ ô nhiễm nước. Theo Nguyễn Thế Hinh
(2017), 80% của tổng số 84,5 triệu tấn chất thải chăn nuôi tạo ra mỗi năm được thải vào
môi trường không qua xử lý. Chất thải chăn nuôi mang chất dinh dưỡng, mầm bệnh và
các hợp chất dễ bay hơi là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
1.3.2. Sản xuất công nghiệp
Trong công nghiệp, phần lớn lượng nước sử dụng vào quá trình sản xuất được trả
lại vào sơng ngịi và hồ ở dạng nước thải, một phần nhỏ dùng khơng hồn lại do đó ảnh
hưởng khơng nhiều đến thay đổi lượng tài nguyên nước các khu vực lớn. Tuy nhiên,
chất lượng nước ở các sông suối, thủy vực tiếp nhận nguồn nước thải từ sản xuất cơng
nghiệp lại suy giảm rất nhanh. Điều này có nghĩa là các nguồn nước này bị nhiễm bẩn
bởi nước thải công nghiệp.

15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Nước thải từ các hoạt động sản xuất cơng nghiệp có thể chứa nhiều chất gây ơ
nhiễm. Lượng nước và thành phần chất nhiễm bẩn trong nước thải công nghiệp phụ
thuộc vào loại nhà máy, nguyên, nhiên vật liệu chính, các sản phẩm phụ tham gia vào
q trình sản xuất. Nguồn chất thải công nghiệp độc hại lớn có thể được tìm thấy từ các
ngành sản xuất như khai thác mỏ, nhà máy bột giấy, thuộc da, các nhà máy đường và
sản xuất dược phẩm. Chất nhiễm bẩn chủ yếu trong nước thải của các ngành công
nghiệp này là: dầu, phenol, kim loại nặng độc hại như asen, chì, thủy ngân, đồng, kẽm
và các hố chất phức tạp. Theo kết quả quan trắc thực hiện trong những năm gần đây,
nước mặt ở nước ta bị nhiễm bẩn bằng sản phẩm dầu trong 80% các trường hợp, phenol
- 60%, kim loại nặng - 40%.
Nước tự nhiên trong sông, thủy vực không chứa dầu và các sản phẩm dầu nên sự
xuất hiện chúng trong nước có thể coi là nhiễm bẩn. Sự có mặt trong nước các sản phẩm
dầu ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của các sinh vật trong nước, đặc biệt là cá
và nguồn thức ăn của chúng. Các sản phẩm dầu phân hóa rất chậm và thành tạo các
màng trên mặt nước làm giảm khả năng tự làm sạch của thuỷ vực.
Nhiễm bẩn nước mặt bằng phenol (thường có dạng phenol nguyên tử bay) dẫn tới
sự phá vỡ các quá trình sinh học diễn ra trong đối tượng nước.
Nước thải từ các ngành hóa chất thường có chứa các hợp chất hữu cơ phức tạp
khơng có trong tự nhiên. Các chất này rất khó tẩy rửa bằng biện pháp sinh học và khó
tách ra khỏi dòng chảy. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển sản xuất các chất tẩy rửa
tổng hợp - chất khử bẩn ở nhiều nước trên thế giới. Việc sử dụng chất tẩy rửa đã làm
tăng hàm lượng phospho trong các sơng ngịi, từ đó dẫn tới nước trong thuỷ vực bị đổi
màu, làm cạn kiệt oxy trong khối nước. Mặt trái thứ hai của chất tẩy rửa là nó gây khó

khăn cho hoạt động của kênh dẫn, làm giảm các quá trình xáo trộn khi làm sạch nước
trên các trạm dẫn nước.
Kim loại nặng trong nước thải công nghiệp là mối nguy hại cho con người và
sinh vật thủy sinh. Các chất này có thể gây ung thư, tổn hại hệ thần kinh của con người
và tiêu diệt sinh vật sống trong nước. Nước trong tự nhiên có chứa một số kim loại
đồng, kẽm nhưng hàm lượng rất nhỏ như đồng chiếm 1-10 mg/l, kẽm 1-30 mg/l và
không ảnh hưởng quá mạnh mẽ tới chất lượng nước. Tuy nhiên, hàm lượng các chất này
tăng lên do được bổ sung từ nguồn nước thải công nghiệp trực tiếp chảy vào sông ngòi.
Điều này làm giảm khả năng tự làm sạch của thủy vực. Vấn đề lo ngại là đồng và kẽm
không thể tách hoàn toàn ra khỏi thuỷ vực mà chỉ có thể thay đổi dạng và tốc độ phân
huỷ của chúng.
Một trong các nguồn nhiễm bẩn nước từ công nghiệp được quan tâm hiện nay đó
là nhiễm bẩn nhiệt do sự thải nước nóng từ nước làm mát trong các dây chuyền sản
xuất, các trạm năng lượng. Nước thải nóng đem theo một lượng nhiệt lớn xâm nhập vào
sông, hồ và các hồ chứa nhân tạo gây ảnh hưởng khá lớn đến chế độ sinh học và chế độ
nhiệt của thuỷ vực.
16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.3.3. Đô thị và sinh hoạt
a. Đô thị hóa
Một trong những vấn đề liên quan đến sử dụng nước là sự tập trung dân cư và
phát triển cơ sở hạ tầng ồ ạt ở các thành phố. Sự tập trung dân cư, công nghiệp, xây
dựng trên các diện tích hữu hạn (trong các nước phát triển, diện tích thành phố và làng
mạc kiểu thành phố chiếm 5% diện tích) dẫn tới sự thay đổi mọi thành phần cơ bản của
mơi trường thiên nhiên: lưu vực khơng khí, lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật, nước mặt

và nước ngầm.
Hiện nay, phát triển đô thị nhanh hơn công tác quản trị. Mức đơ thị hóa cao dẫn
tới rủi ro là sự phát triển có thể vượt ngồi quy hoạch, cơ sở hạ tầng và các luật lệ cần
thiết để hỗ trợ phát triển đơ thị. Đến tháng 6/2017, có 805 đô thị, với tỉ lệ đô thị 35,5%.
Cụ thể, quy hoạch không gian cho đất và nước là chỉ dẫn phân bố các khu dân cư
thường bị tụt hậu. Cơ sở hạ tầng và thể chế nhằm phòng chống lũ lụt; cung cấp các dịch
vụ nước; bảo vệ và quản lý tài nguyên nước; thu gom, xử lý và xả nước thải đang phải
gắng sức để bắt kịp với đô thị hóa ở nhiều địa phương (Ngân hàng Thế giới, 2019).
Sự thay đổi tài nguyên nước trên các vùng đô thị hoá bao gồm cả về lượng và chất
lượng tài nguyên nước.
Dân cư đông, phát triển công nghiệp trong đô thị đã làm nhu cầu sử dụng nước
tăng lên đáng kể, lượng nước nội tại có thể khơng đáp ứng được nhu cầu nên đôi khi
phải huy động nguồn nước ngoài phạm vi nơi dùng nước. Mặt khác, ở các đơ thị phần
lớn diện tích mặt đất tự nhiên được thay thế bởi nhà cửa, đường xá, cơ sở hạ tầng khác
là nhân tố quan trọng làm giảm quá trình nước thấm xuống đất, tăng dòng chảy mặt.
Điều này làm thay đổi sự phân bố tài nguyên nước mặt và giảm lượng nước ngầm.
Lượng nước sử dụng nhiều hơn cũng đồng nghĩa với lượng nước thải ra lớn, chất
lượng nước tự nhiên trên lãnh thổ đơ thị hố bị thay đổi bởi lượng nước thải công nghiệp
và sử dụng công cộng cả dịng chảy mặt và nước ngầm. Ngồi ra, một lượng nước nhiễm
bẩn lớn xâm nhập vào các nguồn nước từ dòng chảy mặt từ lãnh thổ thành phố (cịn gọi là
nước rửa) và từ mưa khí quyển (dịng chảy mưa rào).
Chất lượng nước thủy vực bị ảnh hưởng rất lớn bởi nước rửa và mưa. Các loại
nước này đã kéo theo một lượng lớn chất khoáng, hữu cơ từ các nguồn thải trên bề mặt
xâm nhập vào dòng chảy. Tổng lượng chất nhiễm bẩn trong các nước này ước lượng từ
8-15% tổng lượng vật chất xâm nhập từ nước thải công cộng trên cùng một lãnh thổ.
Thành phần nước tự nhiên trong các đơ thị hóa bị thay đổi bởi các nguồn nước
thải dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan giảm, nồng độ hòa tan các chất sinh học và hữu cơ
tăng, mức độ nhiễm bẩn độc hại tăng.
Sự thay đổi về lượng và chất đã dẫn tới việc dịng chảy từ lãnh thổ đơ thị hố
khác biệt hẳn với lưu vực tự nhiên. Mức độ khác biệt liên quan tới thể tích dịng chảy,

17

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×