Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phân tích tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp để chỉ ra quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về con người và hiện thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.83 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI ĐIỀU KIỆN
HỌC PHẦN: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945
ĐỀ TÀI: “Phân tích tác phẩm “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp để chỉ
ra:
- Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp về con người và về hiện thực
- Phân tích nhân vật ơng Tướng”
Nhóm 11:

Nguyễn Thị Mai Hương - 705601185
Trương Nguyễn Phương Huyền - 705601178
Nguyễn Thị Linh - 705601226
Nguyễn Thị Diệu Hương - 705601184
Nguyễn Thị Tường Huyên – 705601171

Giảng viên bộ môn: TS Đinh Minh Hằng

Hà Nội, tháng 7 năm 2023.
1


BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ VÀ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH

Họ và tên

Mã sinh
viên


Nhiệm vụ

Mức độ
hoàn
thành

705601185

3.2.2. Con người trong mối
quan hệ đa chiều
3.2.3. Con người cũ bị bỏ lại
trong thời đại mới (đối lập giữa
cũ – mới)
Làm PowerPoint

100%

Trương Nguyễn Phương
Huyền

705601178

3.2.4. Xã hội đồng tiền – Con
người vô cảm, đứng giữa ranh
giới thiện và ác
3.2.5. Mối quan hệ giữa con
người và hiện thực
IV. Kết luận

100%


Nguyễn Thị Diệu Hương

705601184

I. Mở đầu
3.1 Khái quát tác phẩm
3.2.1. Con người cá nhân

100%

Nguyễn Thị Mai Hương

Nguyễn Thị Linh

705601226

Nguyễn Thị Tường Huyên 705601171

0814433976

II. Khái quát về Nguyễn Huy
Thiệp
1. Quan niệm về con người và
hiện thực của Văn học Việt
Nam giai đoạn sau 1975
2. Quan niệm về con người và
hiện thực của Nguyễn Huy
Thiệp giai đoạn sau 1975
3.3. Nhân vật ông tướng


100%

100%


MỤC LỤC
I. Mở đầu ............................................................................................................................. 1
II. Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp .................................................................................... 2
1.

Tiểu sử .................................................................................................................... 2

2.

Sự nghiệp, phong cách sáng tác ............................................................................... 2

III. Phân tích quan niệm về con người và hiện thực trong tác phẩm “Tướng về hưu” của
Nguyễn Huy Thiệp .............................................................................................................. 3
1. Quan niệm về con người và hiện thực của Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 .... 3
2. Quan niệm về con người và hiện thực của Nguyễn Huy Thiệp giai đoạn sau 1975 .... 3
2.1. Quan niệm con người............................................................................................. 3
2.2. Quan niệm hiện thực .............................................................................................. 5
2.3. Mối quan hệ giữa con người và hiện thực ............................................................. 5
3. Tác phẩm “Tướng về hưu” ........................................................................................... 6
3.1. Khái quát tác phẩm ................................................................................................ 6
3.2. Phân tích tác phẩm “Tướng về hưu”...................................................................... 7
3.2.1. Con người cá nhân........................................................................................... 7
3.2.2. Con người trong mối quan hệ đa chiều ......................................................... 10
3.2.3. Con người cũ bị bỏ lại trong thời đại mới (đối lập giữa cũ – mới) .............. 12

3.2.4. Xã hội đồng tiền – Con người vô cảm, đứng giữa ranh giới thiện và ác. ..... 16
3.2.5. Mối quan hệ giữa con người và hiện thực ..................................................... 19
3.3. Nhân vật ông tướng ............................................................................................. 21
3.3.1. Ông tướng trong mối quan hệ với gia đình ................................................... 21
3.3.2. Ơng tướng với các mối quan hệ xung quanh ................................................ 22
3.3.3. Ơng tướng với chính mình ............................................................................ 24
IV. Kết luận ....................................................................................................................... 24

0814433976


I. Mở đầu
Trong suốt tiến trình phát của nền văn học Việt Nam, ở mỗi thời kì, ta lại bắt
gặp một bộ mặt khác lạ của nó. Ở mỗi hồn cảnh lịch sử khác nhau, văn học lại
mang trên mình nhiệm vụ phục vụ thời đại. Chẳng hạn như ở xã hội phong kiến,
nhiệm vụ của văn học là phục vụ cho giai cấp cầm quyền, vua quan trong triều
đình, bảo vệ chế độ chuyên chế thời bấy giờ. Đến thời kì chiến tranh, văn học lại
mang sứ mệnh cao cả hơn, đó là tuyên truyền, là kêu gọi, là cập nhật tình hình nơi
chiến tuyến,…
Trước năm 1975, những nhà văn, nhà thơ xây dựng hình ảnh nhân vật mang
trong mình niềm say mê nhiệt huyết, sẵn sàng đứng trước mũi súng của kẻ thù.
Những con người bình thường mang vỏ bọc của người anh hùng. Họ chung nhau
một tình yêu tổ quốc, một niềm tin tất thắng, một ước vọng hồ bình.
Đến sau năm 1975, đất nước quy về một mối, con người ta dần thu mình lại,
con người cá nhân lúc bấy giờ mới được lộ diện. Xã hội khi bước vào thời kì xây
dựng đất nước cũng xuất hiện nhiều điều bất cập. Góc khuất trong tâm hồn của mỗi
con người cũng dần được quan tâm hơn. Cùng với đó, các nhà văn, nhà thơ đã bắt
đầu khai thác, đào sâu vào nội tâm, cái bản ngã của con người, đưa con người bước
vào văn học đúng như những gì vốn có.
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn hiện đại theo bước chân của

Nguyễn Minh Châu. Ơng nhìn thẳng vào những mặt trái của xã hội, đưa vào tác
phẩm của mình những gì trần trụi và đời nhất. “Tướng về hưu” là một trong những
truyện ngắn xuất sắc nhất trong sự nghiệp của ông, đánh thẳng vào những gì là góc
khuất của xã hội kinh tế thị trường lúc bấy giờ. Đọc tác phẩm, ta có thể thấy rõ
được quan niệm về con người của nhà văn: con người cơ đơn, con người lạc lồi,
con người thực dụng, con người chạy theo giá trị đồng tiền,… Thơng qua những
nhân vật như bước từ ngồi đời thực vào văn học: ông Thuấn, anh Thuần, chị
Thuỷ, ông Bổng,… Nguyễn Huy Thiệp đã khắc hoạ toàn bộ bức tranh xã hội và
con người thời đại lúc bấy giờ.
Ở bài luận này, chúng tơi xin đi phân tích tác phẩm “Tướng về hưu” và nhân
vật ông Thuấn - vị tướng già để làm rõ những quan niệm về con người của Nguyễn
Huy Thiệp.

0814433976

1


II. Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp
1.

Tiểu sử

Nguyễn Huy Thiệp (29/04/1950-20/03/2021), q ở Thanh Trì, Hà Nội,
thuở nhỏ ơng cùng gia đình lưu lạc khắp nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ. Ông tốt
nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970 và về làng dạy học tại
Tây Bắc Bộ, vì bố ơng làm việc với Pháp nên ông bị xếp lý lịch vào loại không
sạch.
Ông đến với văn học khá sớm, đọc sách từ nhỏ, ông viết các truyện ngắn
đầu tiên cũng khá sớm. Tuy nhiên, ông chỉ vụt sáng từ những câu chuyện in trên

báo Văn Nghệ. Sau này với tác phẩm “Tướng về hưu” ông đã có vị trí xác lập trên
văn đàn Việt Nam. Sở trường của ơng là viết các truyện ngắn có đề tài đa dạng
gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam
đương đại, đời sống làng quê và những người lao động. Ông được coi là nhà
văn đương đại Việt Nam trong địa hạt kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết với góc nhìn
mới mẻ, táo bạo.
2.

Sự nghiệp, phong cách sáng tác

Ơng bắt đầu cho ra đời những truyện ngắn đầu tay vào năm 1970, tuy nhiên
cho đến năm 1986, ba truyện ngắn “Muối của rừng, Nàng Sinh, Cô Mỵ” được in
trong báo văn Nghệ thì tên tuổi của ơng mới được biết đến. Đến năm 1987 ông
được xác lập trên văn đàn với tác phẩm “ Tướng về hưu” .
Ông để lại cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ với
những tác phẩm nổi tiếng, trong đó phải kể đến như: Những ngọn gió Hua
Tát, Tác phẩm và dư luận, Thương nhớ đồng quê, Con gái thủy thần, Như
những ngọn gió.... Ngồi ra cịn các cuốn tiểu thuyết như: Tuổi 20 yêu dấu,
Tiểu long nữ, Gạ tình lấy điểm...; một số kịch bản như : Nhà tiên tri, Gia đình...
Ơng tập trung khai thác các khía cạnh của đời sống với những câu văn đậm
chất riêng, khi thì đơn giản, sâu sắc, khi thì ẩn dụ, ma mị. Các tác phẩm của
ơng mang nét cá tính và phóng khống, khơng bị gị bó bởi khn mẫu. Những
tác phẩm của ông đem lại cho bạn đọc một cảm giác vừa thân quen , vừa lạ lẫm,
vừa truyền thống, vừa hiện đại. Chính vì thế mà ơng cịn được coi là một hiện
tượng hiếm trong văn đàn Việt Nam. Nguyễn Trí đã bộc bạch: “ Văn chương
Nguyễn Huy Thiệp đã đọc thì khơng thể rời mắt, mỗi câu, mỗi từ đều tròn trịa,
2
0814433976



khơng thừa, khơng thiếu. Ơng viết về những vấn đề của đời sống xã hội mà trước
đó chưa ai nói, bằng cách viết và bút pháp rất riêng biệt. Một số tác phẩm của ông
đi vào đầu tôi một cách rất tự nhiên, đọc xong gần như tôi đã thuộc lịng”.

III. Phân tích quan niệm về con người và hiện thực trong tác phẩm “Tướng về
hưu” của Nguyễn Huy Thiệp
1. Quan niệm về con người và hiện thực của Văn học Việt Nam giai đoạn sau
1975
Từ sau năm 1975, văn xi Việt Nam có sự đổi mới về cả quan niệm hiện
thực và quan niệm về con người. Quan niệm về hiện thực của văn chương luôn
luôn vận động.
Thời kỳ trước, do hoàn cảnh lịch sử mà văn học chủ yếu tập trung vào nhiệm
vụ tuyên truyền lý tưởng, cổ vũ chiến đấu.
Nhưng đến giai đoạn sau 1975 hiện thực trở thành phương tiện để nhà văn
trình bày tư tưởng, cách nhìn, sự chiêm nghiệm của riêng mình. Ngồi ra còn xuất
hiện hiện thực của ảo giác, của tâm linh, hiện thực được tạo ra bởi trí tưởng tượng
của người viết trong cuộc chơi của người đọc. Còn về con người cũng có sự thay
đổi khá lớn. Ở giai đoạn trước các tác phẩm chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ giáo
dục con người mới, con người cộng đồng.
Đến sau 1975, con người được lấy làm tâm điểm soi chiếu lịch sử. Con
người xuất hiện với diện mạo mới: phong phú, phức tạp và nhiều bí ẩn hơn. Và
Nguyễn Huy Thiệp cũng có quan niệm về hiện thực và con người rất mới mẻ và
độc đáo đã tạo nên hiện tượng hiếm trong văn học Việt Nam.
2. Quan niệm về con người và hiện thực của Nguyễn Huy Thiệp giai đoạn sau
1975
2.1. Quan niệm con người
Theo Nguyễn Huy Thiệp, con người trong trong truyện ngắn của ông là con
người không tồn vẹn. Nhân vật trong các tác phẩm của ơng ln gân guốc, góc
cạnh lẫn lộn giữa tốt và xấu, thật và giả, đen và trắng, cao thượng và thấp hèn với
những hành động, suy nghĩ nội tâm vô cùng bí ẩn. Con người ấy đầy rẫy những

3


mâu thuẫn trong cuộc sống thường nhật, mang trong mình tấn bi kịch của bản thân,
gia đình và xã hội.
Về con người với tình yêu và hạnh phúc, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp
cũng mang trong mình những khát khao về hạnh phúc. Nhưng dường như trong
các sáng tác của ơng có rất ít truyện thể hiện tình u đúng nghĩa, phần lớn là
mối tình của con người hiện đại bị vơ nghĩa. Ở đó tình u đã bị biến chất, chỉ
còn đồng tiền chi phối, người ta chỉ biết đến tiền chứ khơng biết đến tình u. Ta
dễ dàng thấy được trong truyện Huyền thoại phố phường mối tình của Hạnh và hai
mẹ con bà Thiều cũng chỉ vì tiền mà thơi. Chỉ vì lịng tham của mình, Hạnh sẵn
sàng mị dưới ống cống có phân người tìm nhẫn cho Thoa, lại còn hiếp cả bà Thiều
để lấy tờ vé số mong trúng giải. Hay nhân vật Khảm làm mai mối cho Đồi chỉ vì
sẽ được chia phần trăm nếu như vụ mai mối thành công... Dường như Nguyễn Huy
Thiệp cũng khơng tin vào tình u, trong truyện của ơng thì chỉ có thấy được hai
mối tình đẹp. Đó là truyện Nạn dịch và Muối của rừng. Trong Nạn dịch Lù đã cảm
thấy thương vợ vô cùng khi vợ chết vì dịch, hối hận vì những ngày tháng vợ ốm
đau cịn mình thì lại ham mê cờ bạc. Cịn trong Muối của rừng thì ta lại thấy được
sự chung thủy của con khỉ cái khi con khỉ đực bị ông Diểu bắn thương. Như vậy ta
thấy được Nguyễn Huy Thiệp phần lớn đã miêu tả tình yêu với sự đổ vỡ vì con
người bị tha hóa bởi nhiều ngun nhân sống thực dụng, vụ lợi vì đồng tiền...
Con người trong quan điểm sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp còn gắn với
nhân phẩm. Nguyễn Huy Thiệp nhìn thẳng vào hiện thực, phơi bày ra những con
người bẩn thỉu, ti tiện, đã bị tha hóa bởi xã hội nhưng bên trong họ vẫn có ý chí đi
tới cái tốt, cái đẹp. Họ vẫn có nhân cách tốt đẹp, tâm hồn thánh thiện và có chút
thiên lương. Vẻ đẹp ấy thường được Nguyễn Huy Thiệp khắc họa trong hai kiểu
người: Nhân vật thiểu năng và nhân vật nữ. Cô Lài trong Tướng về hưu bị ngớ
ngẩn nhưng tình cảm đối với mọi người hết sức trong sáng, chân thực, cơ cịn biết
u thương người khác và chăm chỉ làm việc. Chị Thắm trong Chảy đi sơng ơi tuy

là người ít học nhưng chị lại đơn hậu, có những hành động hết sức cao thượng như
cứu người trên sông...
Con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là con người kiếm tìm.
Đó là tìm tình u, tiền bạc, hay chính bản thân mình... Nhân vật kiếm tìm của ơng
khá đa dạng, họ thường tìm kiếm và trở về trong cơ đơn, lúc nào cũng mang trong
mình niềm tin và khát khao cháy bỏng. Như nhân vật Chương trong Con gái thủy
thần ln tìm tịi huyền ảo Mẹ Cả mặc cho có người nói đây chỉ là chuyện bịa. Cậu
4


bé Đăng trong Tâm hồn mẹ ln tìm kiếm tâm hồn mẹ để có chỗ dựa tinh thần bởi
vì cậu đã mồ cơi...
Đó cịn là con người cơ đơn. Điều này phản ánh thời kỳ Đổi mới kinh tế thị
trường, lối sống thực dụng tràn vào tất cả mọi người, con người trở nên bơ vơ,
khơng thích ứng được với nó. Ơng Thuấn trong Tướng về hưu cảm thấy mình lạc
lồi khi sống cùng gia đình sau bao năm xa cách, cảm thấy lạc lõng trước sự vô
cảm lạnh lùng của con người. Ông giáo Chi trong truyện Sống dễ lắm bị lạc lõng
bởi lối sống, cách thức làm việc quá khác biệt với mọi người, ông truyền cho lớp
giáo viên trẻ những triết lí sống hồn hậu nhưng lại khơng ai cơng nhận điều đó
cả...phải chăng viết về những con người cô đơn, Nguyễn Huy Thiệp muốn con
người vượt qua mọi thù hằn, gần nhau hơn, sống có ý nghĩa hơn.
2.2. Quan niệm hiện thực
Nguyễn Huy Thiệp mổ xẻ cuộc sống hiện thực một cách trần trụi. Ông
chỉ rõ ra những cái ác, những cái vô đạo đức bằng những ngôn từ đơn giản nhất,
không hề hoa mỹ. Truyện ngắn Tướng về hưu chỉ ra mọi giá trị đạo đức bị sụp đổ:
cô con dâu đem rau thai nhi bị phá về nấu để ni chó Béc giê, mẹ chồng mất chỉ
tính tốn các mâm cỗ sao cho khơng tốn nhiều tiền. Truyện Khơng có vua khắc họa
bối cảnh một gia đình khơng có tơn ti trật tự, bố mắc u não, mấy anh em thay vì
cứu chữa lại biểu quyết để bố chết.
Ơng ln lựa chọn những vấn đề gai góc, ln tồn tại trong đời sống.

Truyện ngắn Sống dễ lắm cho thấy một thực tại về ngành giáo dục. Đó là vấn đề
thiên lương và tình u nghề, cái cần thiết trong giáo dục ở mỗi vùng miền. Hay
vấn đề bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi trường trong Muối của rừng...
2.3. Mối quan hệ giữa con người và hiện thực
Mối quan hệ giữa con người và hiện thực rất chặt chẽ, gắn bó với nhau.
Chúng tồn tại song hành. Con người phản ánh thực tại đời sống vào từng thời điểm
khác nhau. Hiện thực ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động của con người, làm cho
con người bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi hay tốt đẹp lên. Trong các sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp, ông luôn cho người đọc thấy được hiện thực một cách trần
trụi và con người cũng hiện lên một cách chân thực, không hề bị giả dối, bị tô vẽ
để trở nên đẹp hơn.

5


3. Tác phẩm “Tướng về hưu”
3.1. Khái quát tác phẩm
“Tướng về hưu” là một trong những tác phẩm được coi là xuất sắc nhất
trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Thiệp. Lần đầu được in trên tuần báo
Văn Nghệ số 20 /6/1987 của Hội Nhà văn Việt Nam, ngay lập tức đã trở thành một
hiện tượng văn học và được nhà xuất bản Trẻ tuyển chọn in trong tập truyện ngắn
với tựa đề “Tướng về hưu”.
Đọc tác phẩm, ta có thể thấy được tồn bộ bức tranh xã hội thời kì hậu
chiến, những mặt trái của cuộc sống đã hồn tồn lộ diện. Con người lúc này
khơng cịn chung một mục đích, mọi cái tơi hịa thành cái ta chung như trước nữa,
mà thay vào đó là hình ảnh con người hiện lên với những gì trần trụi nhất, đời
thường nhất. Họ có những suy nghĩ riêng, cá tính riêng, những trăn trở, những dục
vọng riêng tư.
Truyện ngắn được viết dưới dạng nhật ký, thông qua sự hồi tưởng của
anh con trai – Thuần, về những ngày tháng mà cha anh – ơng Thuấn – một vị

tướng đã hồn thành xong “nhiệm vụ lớn” của đất nước, nghỉ hưu và trở về với gia
đình, dịng họ. Những tưởng sẽ là viễn cảnh gia đình hịa hợp, sum vầy hạnh phúc,
đầm ấm, ấy vậy mà lại là một câu chuyện dở khóc dở cười, khi ơng tướng khơng
thể hịa hợp được với lối sống mới. Ơng Thuấn dường như hồn tồn cơ độc
giữa cái xã hội lố lăng, thực dụng và ngay cả giữa những người vẫn gọi là
người thân trong gia đình của ơng. Đến nỗi chính ơng cũng phải thốt lên rằng:
“Sao tơi cứ như lạc lồi?”.
Ơng sống giữa những người thân mà như đang sống với những người hồn
tồn xa lạ. Họ khác ơng, cả về lối sống lẫn nhận thức. Một bà vợ đã bị lẫn, một anh
con trai kỹ sư có phần thụ động và nhu nhược. Một người con dâu làm ở bệnh viện
sản, là mẫu người của thời đại mới – thực dụng và đầy sa đọa. Cô luôn đề cao sức
mạnh của đồng tiền, làm mọi cách để có thể kiếm tiền, đến mức lấy những thai nhi
bị bỏ mang về nhà làm thức ăn ni chó và lợn. Tuy nhiên khơng thể phủ nhận cô
cũng là một người phụ nữ sắc sảo, tháo vát, quán xuyến mọi việc trong nhà đâu ra
đấy. Cuối cùng là hai đứa cháu gái lúc nào cũng chỉ bận bịu với việc học ngoại ngữ
và thanh nhạc.
6


Bi kịch của ông tướng xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa chính ơng – một
người là sản phẩm của xã hội cũ, của một trang sử anh hùng vàng son, của
những năm tháng chỉ mang một ước vọng duy nhất về nền độc lập dân tộc với
xã hội mới – xã hội thực dụng mà ở đó những giá trị đạo đức dần bị rạn nứt.
Tất cả chỉ chạy theo giá trị của đồng tiền, của Âu hóa, của những cái lố lăng kệch
cỡm. Đây cũng là bi kịch của nhiều người lính khác khi trở về với gia đình, xã hội
ở thời đại lúc bấy giờ. Họ dường như hồn tồn bị cơ lập, chênh vênh giữa xã hội
mới, giữa những con người mới.
3.2. Phân tích tác phẩm “Tướng về hưu”
3.2.1. Con người cá nhân
Khác với hình ảnh con người mang vỏ bọc anh hùng hiện lên trong những

tác phẩm văn học trước 1975, con người thời đại mới bước vào trang văn một
cách nguyên bản như nó vốn có. Chiến tranh qua đi, người ta trở về với cuộc
sống bình thường, có khoảng lặng để nhìn lại mình, để sống cho mình. Và đương
nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bề sâu trong mỗi con người dần được chú
ý đến. Các nhà văn, nhà thơ thời kì này cũng đổi mới cách nhìn, cách cảm về nhân
vật. Họ đưa vào trong tác phẩm của mình những con người đời nhất, thật nhất,
khơng có một vỏ bọc nào, khơng che đậy bất cứ điều gì. Con người hiện lên chỉ
đơn giản là con người với những lối sống, cảm xúc, suy nghĩ, đam mê thường
nhật. Không thần thánh hóa, khơng lí tưởng hóa nhân vật. Đó là con người cá
nhân với cá tính cùng với thế giới nội tâm riêng biệt.
Nguyễn Huy Thiệp cũng là một trong những tác giả tiêu biểu, đi đầu trong
lĩnh vực này. Ơng ln nhìn nhân vật bằng con mắt đời nhất, nhìn thẳng vào hiện
thực, để con người hiện lên một cách chân thực hơn bao giờ hết. Trong tác phẩm
“Tướng về hưu”, ta cũng thấy rõ được hình ảnh những con người cá nhân, mỗi
người lại mang một tính cách, cá tính khác nhau. Họ cũng có những tâm tư,
nguyện vọng, có suy nghĩ, có những nỗi đau, nỗi chua chát riêng của cuộc đời
mình.
Trong truyện ngắn, mỗi con người hiện lên là một cá thể riêng biệt với cách
sống, tâm tư, suy nghĩ cá nhân.

7


Ông tướng hiện lên với nỗi đau bị bỏ lại phía sau, khơng thể hịa nhập
được với gia đình, với xã hội. Ơng sống với “lẽ sống qn bình”, với cách sống
của một người lính mà suốt mấy mươi năm rèn rũa trong mơi trường qn đội. Ơng
chạnh lịng khi về nhà thấy người vợ hơn 6 tuổi của mình phải ở riêng dưới một
gian nhà chỉ vì bệnh lẫn của tuổi già, ông bày tỏ ý muốn ở riêng dưới một gian nhà
như thế nhưng con dâu ngăn cản. Ông ngao ngán khi trở về mà không biết làm gì,
đến khi cơ con dâu gợi ý “hay là cha ni vẹt” thì mục đích lại là để kiếm tiền. Lí

tưởng và suy nghĩ của ơng khơng thể trùng khớp nổi với những người trong gia
đình mà ơng đang đối mặt.
Khi những người họ hàng tới thăm, ông rất vui, mặc dù biết rằng họ đến là
để nhờ vả nhưng đối với ơng tướng, đó là những việc nằm trong tầm tay của mình,
và mình có thể giúp được họ, đó cũng là một việc hết sức bình thường. Thế nhưng
đối với người con dâu thì cơ lại cho đó là phiền phức và không tán thành việc mà
ông tướng đang làm. Thủy cho rằng, những người họ hàng đó đến thăm nom thì ít
mà đến để nhờ cậy, vụ lợi cho mình thì nhiều.
Bên cạnh đó, ơng Thuấn hồn tồn bị chống ngợp và kinh sợ bởi đám cưới
của thằng Tuấn – con ông Bổng – em trai của ông. Luống cuống, khổ sở trước viễn
cảnh trước mắt. Một sự kiện mà ơng cho rằng nó vơ cùng trọng đại trong đời người
lại được tổ chức một cách lộn xộn và lố lăng đến lạ. Biến cố từ đám cưới bắt đầu
xảy ra chỉ sau vài ngày, cô Kim Chi sinh con, gia đình ơng Bổng loạn lên. Với suy
nghĩ của một người khá truyền thống, ông tướng thấy băn khoăn về việc cô Kim
Chi mang bầu trước khi cưới, nhưng đó là điều trái ngược hồn tồn với nhận thức
của những người trong gia đình. Những người trong xã hội mà ông đang đối mặt
lại chẳng coi trọng chữ “trinh” của một người phụ nữ, họ cho đó là điều bình
thường và “bây giờ làm gì cịn trinh nữ,…làm trinh nữ thì mệt thật,…”
Ơng tướng đau đớn và bất lực khi nhìn thấy trước mắt mình hình ảnh nồi
cám chứa những mẩu thai nhi bé tí tẹo. Ơng nào biết, sự giàu có này lại đến từ
những hành động vơ nhân tính như thế. Ơng khóc rồi cầm cái phích đá ném vào
đàn chó béc giê: “Khốn nạn! Tao khơng cần sự giàu có này”,…
Khơng hịa nhập được với cuộc sống mới, không cùng chung lý tưởng với
những con người trong xã hội mới. Ơng tướng bị cơ lập và cơ đơn hồn tồn trong

8


chính căn nhà của mình. Dường như ơng đã rơi vào bi kịch tinh thần mà có vùng
vẫy thế nào cũng khơng thốt ra được.

Khơng chỉ có ơng Thuấn, hầu như tất cả những con người trong xã hội
ấy đều cơ đơn. Có người cơ đơn vì bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ, nhưng cũng có
người cơ đơn trong chính suy nghĩ do mình tạo ra. Những con người ở thời đại mới
dường như khơng thể thẳng thắn nói cho nhau nghe về những điều khúc mắc trong
lịng mình. Ôm khư khư một nỗi băn khoăn mà tự mình cô độc. Giá trị đồng tiền
len lỏi một cách vô hình trong tồn bộ khe hở của cuộc sống. Những đứa trẻ cũng
từ đó mà dần có cái nhìn về đồng tiền, chúng cho rằng nó quan trọng hơn bất cứ
cái gì: “Đời người cần khơng biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần”. Đó có lẽ là
báo trước cho sự tiếp nối của một thế hệ - thế hệ coi đồng tiền là hơn hết. Trong xã
hội ấy, con người ta ai ai cũng cô đơn: “Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô
đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa”.
Con người trong thời đại mới giờ đây khơng cịn là những con người
mang trong mình chung những ước mơ hoài bão về chiến thắng, về đất nước,
khơng cịn là những con người đặt lợi ích chung, lợi ích cộng đồng lên làm đầu
nữa mà là những con người sống vì cá nhân, sống cho chính mình. Trong xã
hội chuyển hướng từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sức mạnh của đồng tiền
là vô cùng lớn. Chị Thuỷ - con dâu của ông tướng là nhân vật mang đậm nét của
con người cá nhân, con người hiện đại lúc bấy giờ. Chị là một tri thức thời đại mới,
làm việc trong một bệnh viện sản, cái nghề mà ơng tướng nghĩ đến có phần rùng
rợn, đó là nạo phá thai. Chị mang trong mình sự độc lập, tự chủ, tháo vát, và sắc
sảo. Chị quán xuyến mọi việc trong gia đình một cách đâu ra đấy, từ việc tiền bạc,
ma chay, cưới xin, đến ăn uống, ngủ nghỉ trong gia đình. Mặt khác, ta có thể nhìn
thấy ở chị Thuỷ hình ảnh một người phụ nữ thực dụng và có phần sa đoạ. Bởi lẽ,
chị làm mọi thứ để kiếm tiền, lúc nào cũng tính tốn làm sao để có thể làm ra tiền.
Đồng tiền đối với chị có sức nặng vơ cùng ghê gớm. Ngay cả việc bảo cha ni
chim cũng bởi nó kiếm ra tiền. Rồi để đàn chó, đàn lợn có thể lớn nhanh hơn, chị
không ngần ngại mà mang những bào thai về để nấu cám. Chị ngăn cản sự giúp đỡ
của cha khi được những người họ hàng, hàng xóm nhờ vả. Chị cho rằng những lời
hỏi thăm, gặp gỡ âu cũng chỉ là sự bám víu, vụ lợi của họ mà thơi. Và sâu thẳm
trong chị, có lẽ cũng có những đam mê, những dục vọng khó nói. Vì thế, suốt một


9


thời gian dài, chị qua lại với thằng Khổng, giữ thơ từ của nó, rúc rích với nhau
khiến cho cha chồng cũng phải cảnh báo với anh Thuần về người vợ của mình.
Mỗi nhân vật trong truyện ngắn đều mang trong mình những cá tính
riêng biệt. Anh Thuần thì hiền lành và có phần nhu nhược, tất cả mọi việc đều để
cho vợ qn xuyến. Anh khơng dám nói lên suy nghĩ của mình. Anh biết việc vợ
mình mang những bào thai về nấu cám cho đàn chó và lợn nhưng cũng dửng dưng
như khơng có gì, ngay cả khi anh nhận thấy sự bất thường giữa vợ anh và tên
Khổng, anh cũng vẫn lặng im, tưởng như không biết, khơng thấy bất cứ chuyện gì
xảy ra, cuối cùng trốn vào một góc để tự mình đau khổ, dằn vặt.
Ơng Bổng - em trai của vị tướng được xây dựng là một nhân vật khá nổi
loạn. Ông bị hầu hết những người thân trong gia đình ghét bỏ, gọi với những cái
tên bất hảo. Một người nghèo, nghề nghiệp không có, ham của, giảo hoạt, lừa lọc
cả những người trong gia đình. Nhưng ẩn sâu trong đó có lẽ là lương tri của một kẻ
bị bỏ lại phía sau, bởi thế mà ơng mới ồ khóc khi được người chị dâu gọi là
“người” - thứ mà có lẽ cả đời này hắn chỉ được nghe có 1 lần.
Bên cạnh đó, cịn có hình ảnh người làm là ơng Cơ và cô Lài. Những người
số phận không tốt đẹp, nghèo, vả lại, cơ Lài cịn chẳng phải là một cơ gái bình
thường, lại có trong mình những tình cảm trong sáng và cao đẹp nhất.
Con người cá nhân trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên
với những nét rất đời. Khi khơng cịn chiến đấu với cái lý tưởng chung của đất
nước, con người ta trở về với cái bản thể cá nhân của chính mình, sống với cái
tơi chứ không phải với cái ta chung. Xã hội lúc ấy hiện lên một cách chân thực,
sinh động, trong đó tồn tại những kiểu người vô cùng riêng biệt. Con người cô đơn,
con người thực dụng, con người chạy theo giá trị đồng tiền, con người với những
nét nhân cách dần bị mài mịn theo năm tháng, cũng có những con người bị coi là
gàn dở nhưng mang một tâm hồn trong sáng,…

3.2.2. Con người trong mối quan hệ đa chiều
Các nhân vật trong truyện được đặt trong cuộc sống đời thường với các
mối quan hệ thân sơ. Đặc biệt là trong cuộc sống gia đình, để làm nổi bật nên
chính mối quan hệ giữa những con người cùng huyết thống, cùng chung sống với
nhau dưới một mái nhà.
10


Một cuộc sống yên bình sau những năm bom đạn, cũng như bao gia đình
khác của đất nước lúc bấy giờ, nhà ông Thuấn lại quay về với những sinh hoạt đời
thường. Giống như một sự thu nhỏ của xã hội, nhưng khơng phải là một xã hội lí
tưởng mà người ta hằng mong mỏi. Hồn cảnh nào cũng có, từ khá giả như nhà
Tướng Thuấn đến khổ sở như nhà ơng Bổng, rồi ơng Cơ, lão Khổng,... Chính thực
tại đã cho thấy con người giờ đây, khi khơng cịn phải chiến đấu vì cái chung
nữa họ lại quay về với chính bản ngã của mình.
Các thành viên trong gia đình khơng gần gũi, thân thiết với nhau. Phải
chăng chỉ khi phải đối mặt với những sự hi sinh vĩnh viễn trong chiến tranh thì
người ta mới biết trân quý tình cảm? Khi biết tin ơng Thuấn về nghỉ hưu thì chỉ có
mình cậu con trai duy nhất của ơng là có tình cảm đặc biệt với sự kiện này. Người
vợ cưới khi ông về nghỉ phép mười ngày bà hơn ơng sáu tuổi thì đã lẫn, những đứa
cháu nhỏ cũng chẳng biết gì về ơng, ngay cả người con dâu của ơng cũng vậy.
Dường như, hình ảnh của ơng chỉ xuất hiện trong tiềm thức của gia đình, dịng họ
với những niềm vinh dự, tự hào. Khi trở về, ông được mọi người đón nhận nồng
nhiệt, khách khứa cứ đến chơi nườm nượp, cùng cả những xúc động ban đầu của
cả nhà.
Nhưng khi trở lại với cuộc sống mình thường, lối sống và tư tưởng khác
nhau khiến những mâu thuẫn dần được hé lộ.
Với gia đình, ơng Thuấn là một người ln có trách nhiệm, dù biền biệt nơi
chiến trường bao nhiêu năm ông vẫn luôn quan tâm đến việc học hành của cậu con
trai duy nhất, rồi cả những cơ sở vật chất trong nhà, rồi có cả những bức thư gửi về

tình u thương. Cịn đối với mọi người xung quanh, ông công bằng với tất cả mọi
người “Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ơng Cơ và cả cơ Lài
cũng thế”, ơng luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người: từ việc viết thư nhờ cậy, đến đám
cưới con trai ông Bổng – người em cùng cha khác mẹ, rồi cả việc cưu mang cô
Kim Chi… tất cả cho thấy ông là người sống rất tình nghĩa và có tấm lịng nhân
hậu.
Cơ Thủy – con dâu ông Thuấn là người giỏi lo toan cho gia đình. Nhưng cơ
sống thực tế q. Tất nhiên, Thủy khơng phải người xấu, cơ có lịng thương cha
con ông Cơ vì cảnh cơ hàn nên cho họ về ở chung, để họ làm việc và chu cấp cho
họ, còn cho cả tiền về quê bốc mả cho vợ. Lại cho mẹ con cô Kim Chi về ở và cho
cô Lài chăm nom hai mẹ con. Nhưng cuộc sống với những gánh nặng buộc cơ phải
lý trí. Thủy là trụ cột chính trong gia đình, cơ phải lo toan từ kinh tế cho đến dạy
dỗ con cái, chồng cô thì là một người cổ hủ, đầy bất trắc và thô vụng. Tuy mối
11


quan hệ vợ chồng tuy êm thấm nhưng cũng không thực sự gần gũi và dường như
không nhận được sự sẻ chia từ chồng. Cơ làm trịn trách nhiệm của một người vợ,
một người mẹ và một người con, người cháu. Nhưng cô cũng tàn nhẫn khi mang
những bào thai mà cơ nạo phá về cho chó ăn, cả nhà ai cũng biết nhưng chẳng ai
nói gì, chỉ đến khi ơng Thuấn phát hiện thì cơ mới “nói với ơng Cơ: “Sao không
cho vào máy xát? Sao để ông biết?!” và về sau mới thơi làm việc đó. Ngay cả
trong đám tang mẹ chồng, cơ cũng khơng khóc mà chỉ mải lo toan tính tốn cỗ bàn.
Thủy như một cỗ máy, một con rô-bốt luôn phải lo lắng tất cả mọi việc từ lớn đến
nhỏ nhưng không hề thấy kêu than. Nhưng cũng phải nói lại, cơ là người mơ
mộng, cô đọc thơ của tay Khổng, mà người biết đọc thơ thì sao có thể khơng mơ
mộng cho được. Việc cơ có qua lại với Khổng chứng tỏ phần nào đó cơ đã rung
động trước hắn. Và khi nhận ra bộ mặt để cáng của hắn thì đã cấm cửa, cơ thấy có
lỗi với chồng con mình “Vợ tơi ịa khóc: "Em thật có lỗi với anh, với con". Thủy là
người vừa đáng trách nhưng cũng vừa đáng thương.

Những con người ruột thịt nhưng lại nhìn nhau như người xa lạ, khơng nhìn
được sợi dây gắn kết tình cảm giữa họ.
Con người được đặt trong mối quan hệ đa chiều, nhưng ai cũng cô đơn,
cô đơn đến đáng thương, thậm chí đơi khi vì vịng xoay cuộc sống người ta cịn
khơng nhận ra cái cơ đơn của chính mình. Mỗi người dường như đang sống
trong thế giới riêng của mình, khơng thể chia sẻ với nhau. Họ chìm đắm trong
những suy nghĩ, những toan tính riêng của bản thân. Từ những kẻ khá giả cho đến
những kẻ hèn yếu, liệu họ có đang sống, có đang hạnh phúc?
Những mâu thuẫn cứ dần tích tụ cho đến cuối cùng thì cũng chẳng có một
biến động gì làm bùng nổ, giải tỏa được mâu thuẫn ấy. Các nhân vật cứ dồn nén
những trăn trở lại lịng mình và lại tự mình âm thầm chịu đựng. Để rồi thực tại
cuộc sống bận rộn và nhiều mối lo toan khiến họ dần quên đi tất cả.
Những người trong gia đình chỉ sống với nhau vì trách nhiệm, cịn tình u
thương, tình cảm gắn bó thật sự thì khơng thấy. Một gia đình với ba thế hệ cùng
chung sống, nhưng bố mẹ, con cái và các cháu dưới lời kể của chính người trong
cuộc thì chỉ thấy những sự hững hờ.
3.2.3. Con người cũ bị bỏ lại trong thời đại mới (đối lập giữa cũ – mới)
Được lấy bối cảnh chính từ hiện thực cuộc sống thời hậu chiến. Chủ yếu
xoay quanh cuộc sống gia đình ơng Thuấn - một thiếu tướng về hưu. Dường như
ngay ở cái nhan đề của tác phẩm là “Tướng về hưu” cũng cho thấy sự đối lập.
12


Tướng là biểu tượng của sức mạnh, của người đứng đầu, của những gì vẻ
vang nhưng lại gắn nó với từ “về hưu” khiến cho nó trở nên cũ, trở thành cái
gì đó hết thời và bị bỏ lại.
Nền kinh tế thị trường đã thay thế cho chiến tranh hỗn loạn và đau thương.
Những con người mới với hệ ý thức đã khác đi trở thành một mối tương quan khá
lớn với ý thức hệ cũ. Ơng Thuấn, vợ ơng Thuấn, ông Bổng, ông Cơ, cô Lài,…
những người cũ hơn trong xã hội không bắt kịp với bước tiến của thời đại nên

gần như bị lạc lõng, khơng hịa nhập được với nhịp sống.
Người vợ đã bị lẫn của ông Thuấn thật đáng thương, căn bệnh tuổi già
khiến bà khổ nhưng có là gì so với sự lạc lõng trong chính gia đình mình, chỉ có cơ
Lài – cơ gái được cho là dở hơi là săn sóc cho bà. Có khi, bị lẫn lại khiến cho bà
bớt đi phần nào nỗi tủi. Nếu cô Lài vẫn ở lại chăm sóc bà thì bà có ra đi? Những
câu hỏi khiến người đọc phải tự đau đáu trong lòng. Trong đám tang của bà con
cháu chỉ lo tính tốn tiền bạc từ mâm cỗ đến cái quan tài. Kể cả những tiếng khóc
cũng như trị lừa bịp: "Chị ơi, chị đánh lừa em chị đi... Chị bỏ em chị đi... ". Tôi
nghĩ:"Sao lại đánh lừa? Chẳng lẽ người chết đều đã đánh lửa người sống cả sao?
Bãi tha ma này toàn quân lừa lọc?". Những người khiêng quan tài hồn nhiên như
việc bình thường vẫn làm như khiêng cột nhà, vừa nhai trầu, vừa hút thuốc, vừa
tám chuyện khác hẳn với cảnh tượng đưa tang trang nghiêm trong tâm thức của
mọi người. Có lẽ họ làm cơng việc này khơng phải vì tấm lịng mà là vì miếng ăn.
Cả đám tang diễn ra vừa bi vừa hài, lúc thì người ta khóc, lúc thì lại cười nói bơng
đùa với nhau, khiến người ta hình dung về một xã hội thật giả lẫn lộn và con người
trở thành những diễn viên tài ba trong xã hội ấy.
Ngay cả vị Tướng tài chinh chiến bao năm trên chiến trường, chiến đấu
cho tổ quốc, chiến đấu cho hịa bình và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân
nhân, nhưng khi hịa bình lập lại, trở về với những thứ mà ông đã chiến đấu
để bảo vệ thì ơng lại thấy hụt hẫng, và thậm chí ơng phải thốt lên rằng “sao tơi
cứ như lạc lồi?”. Thời của ơng người ta sống với nhau chủ yếu bằng cái tình, giờ
thì khác nhiều rồi. Khi mới trở về ơng đã có những bỡ ngỡ trước mọi thứ, trước
những đổi thay nhanh đến chóng mặt. Con dâu bảo ông nuôi vẹt bán, ông bảo:
“kiếm tiền à?”, rồi cả trong nếp sống: “Cha tơi muốn ở một phịng dưới dãy nhà
ngang giống như mẹ tôi. Vợ tôi không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng,
ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi bảo: 'Tại mẹ lẫn". Cha tôi đăm chiêu. Tôi cũng
không hiểu sao hai đứa con gái của tơi ít gần ơng nội. Tơi cho chúng học ngoại
ngữ, học nhạc. Chúng lúc nào cũng bận. Cha tơi bảo: "Các cháu có sách gì mang
13



cho ơng đọc". Cái Mi cười. Cịn cái Vi bảo: "Ơng thích đọc gì?" Cha tơi bảo: "
Cái gì dễ đọc". Hai đứa bảo: "Thế thì khơng có". Tơi đặt báo hàng ngày cho ơng.
Cha tơi khơng thích văn học. Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào.” Có
thể thấy những mâu thuẫn khơng phải là những xung đột về hành động mà nó xuất
phát từ trong tư tưởng. Ơng khơng hịa nhập được với gia đình, khơng tìm được
tiếng nói chung và sự sẻ chia từ ai cả. Ơng phải bám víu vào những chân lí trong
mình“Con ơi, con khơng hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?",
điều này trái ngược hẳn với những lẽ sống của một xã hội thực dụng.
Khi biết con dâu làm công việc nạo phá thai ở viện sản và mang những bào
thai ấy về cho chó, cho lợn ơng đã bật khóc và thốt lên rằng “khốn nạn! tao khơng
cần sự giàu có này”. Có lẽ khoảnh khắc ấy, ơng dường như sụp đồ vì những điều
mình và những đồng đội đã ngã xuống để bảo vệ kia, giờ lại như vậy sao?
Khi ông nhận được thư của đồng đội, dường như sức sống trong ông trở lại,
giây phút ấy ơng như được sống với chính những gì mình muốn. Và để rồi, ơng
được ra đi trong yên bình trên đường ra biên giới, được nằm cạnh những người
đồng đội, được chôn vùi trong lý tưởng cao đẹp của mình.
Hay các nhân vật khác, cùng thế hệ với ơng Thuấn, dường như cũng
khó để thích nghi với thực tại.
Ơng Bổng – một người lỗ mãng, thơ thiển cũng phải ịa khóc chỉ vì được
gọi là người. Ơng ta cũng khổ vì thằng Tuân, cảnh gia đình cũng hỗn loạn. Thằng
Tuân lấy vợ đầu thì hai vợ chồng bỏ nhau vì cái thói vũ phu của hắn, lấy đến vợ
thứ hai thì cũng chẳng mấy chốc gia đình lại bê bối, ông Bổng say rượu tống cổ
đứa con dâu mới sinh được vài ngày ra khỏi nhà, còn thằng Tn thì vác dao chém
bố. Ơng cịn nhân dịp đám tang của chị lừa của thằng cháu bốn nghìn đồng. Ơng
cịn nói trong đám tang rằng "Bao giờ tơi chết, đơ tùy của tơi tồn dân cờ bạc, cỗ
khơng thịt lợn mà thịt chó", vậy cái đám tang ấy có khác nào một đám nhậu. Có lẽ
ln lí đạo đức đã bị đảo lộn cả rồi.
Nhưng đâu phải tự nhiên mà người ta trở nên xấu xa như vậy. Khi sang
thăm người chị trong cơn nguy kịch ông Bổng hỏi : “Chị ơi, chị có nhận ra em

khơng?”. Mẹ tơi bảo: " Có". Lại hỏi: "Thế em là ai?" Mẹ tơi bảo: "Là người". Ơng
Bổng khóc ịa lên: "Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ
em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là
người". Lần đầu tiên, cái ông chú đánh xe bò, lỗ mãng, táo tợn, làm đủ mọi điều
phi nhân bất nghĩa hóa thành đứa trẻ ngay trước mắt tôi.” Người ta coi thường
ông, anh em họ hàng cũng coi thường ông, đến cả thằng con ông cũng láo. Có lẽ,
14


cái xã hội này đã tước đi mất quyền làm người của ông Bổng, khiến ông phải biến
thành như vậy, nhân vật này mang dáng dấp, hình bóng Chí Phèo của nhà văn Nam
Cao.
Những người trẻ với ý thức hệ mới, họ không xấu nhưng thực tế khiến
họ phải sống như vậy. Họ chính là sản phẩm của xã hội mới.
Thủy là người thuộc thế hệ trẻ, buộc phải thích nghi với cuộc sống mới.
Cô là người nhanh nhẹn, săn sóc cho gia đình khơng có giây phút ngơi nghỉ, khơng
có cả thời gian cho bản thân. Một phần bởi người chồng nhu nhược và thô vụng
nên cô phải trở thành trụ cột chính. Lối sống có phần thực dụng của cơ cũng khơng
thể tránh khỏi, bởi có bao nhiêu người đang dựa vào cô mà sống. Thủy là người
hiểu chuyện , cơ tính tốn, so đo như vậy, khơng phải để tư lợi cho bản thân mình.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng việc Thủy làm là phần tàn nhẫn. Cơ bị
đồng tiền chi phối đến tha hóa đạo đức. Có lẽ, tiền đối với Thủy mới là chân lí,
cơ làm mọi việc để kiếm tiền, trở thành nô lệ của đồng tiền. Cô coi nhẹ những
sinh linh bé nhỏ, mạng người được đặt dưới giá trị của đông tiền. Cô đem những
bào thai mà cô nạo về cho chó, cho lợn ăn mà lương tâm khơng một chút cắn rứt.
Ngay cả ở đám tang mẹ chồng mình, Thủy cũng chỉ lo tính tốn thiệt hơn mâm cỗ
mà chẳng một chút mảy may thương xót cho người mẹ đáng thương. Rồi đến lượt
cái chết của ông Thuấn, Thủy cũng hết sức nhanh nhẹn lo liệu mọi chuyện, khơng
có lấy một giọt nước mắt nào, chuyến đi tiễn đưa ông Thuấn về với đồng đội
dường như trở thành một chuyến đi ngắm cảnh đất nước.

Hai đứa cháu của ông Thuấn tuy khơng xuất hiện nhiều, nhưng nó cho
thấy sự mâu thuẫn trong tư tưởng rất lớn. Chúng được học những thứ mới hơn,
nào ngoại ngữ, âm nhạc. Chúng không hiểu về chiến tranh đau thương đến nhường
nào để ngây ngô hồn nhiên mà bảo ông rằng “đường ra trận mùa này đẹp lắm có
phải khơng ơng?”. Khơng ai kể cho chúng nghe về chiến tranh tàn khốc như thế
nào, đau thương, mất mát ra làm sao. Chúng dường như cũng bị ảnh hưởng bởi xã
hội đồng tiền để phải thốt lên vô tư cái sự việc “Ngậm miệng ăn tiền”. Chúng là
những đứa trẻ đáng thương. Vậy cũng phải đặt câu hỏi rằng, nếu người ta cứ tiếp
tục sống như vậy, xã hội sau này sẽ thế nào?
Cho đến cuối cùng, khi ông Thuấn đã yên nghỉ bên đồng đội, cả nhà lại quay
về với cuộc sống bình thường như trước ngày ơng về nghỉ hưu. Duy chỉ có ơng Cơ
thì trầm tính, ít nói hơn và cơ Lài thì bệnh cũng nặng hơn.
Tồn bộ câu chuyện, ta thấy sự đan xen giữa nếp sống mới và nếp sống
cũ, vừa có cái gì đó hiện đại nhưng cũng có những cái cổ điển. Tất cả đan xen
15


với nhau một cách hết sức tự nhiên. Khơng có những xung đột lớn, mà chủ yếu
là những xung đột ngầm chảy trong mạch cảm xúc, đánh thẳng vào tâm lý
người đọc.
3.2.4. Xã hội đồng tiền – Con người vô cảm, đứng giữa ranh giới thiện và ác.
Tướng về hưu không chỉ đơn thuần là những trang nhật ký của người con
viết về cha mình trong một năm nghỉ hưu ở nhà mà còn là “tấm gương để phản
chiếu đời sống xã hội”. Ở đây, hiện lên là xã hội kinh tế, xã hội mà đồng tiền được
tôn thờ và các nhân vật cũng được đặt trong sự tương quan đó, họ là con người vơ
cảm, thờ ơ, đứng giữa ranh giới thiện và ác.
Với Nguyễn Huy Thiệp, mỗi nhân vật trong tác phẩm hiện lên đại diện cho
một kiểu người, một kiểu cơng việc. Tuy nhiên, ở họ có điểm chung là đều bị đồng
tiền chi phối hay nói cách khác xã hội đồng tiền, gánh nặng kinh tế đã biến họ trở
thành những con người mới.

Nhân vật Thủy – bác sĩ ở bệnh viện sản. Thủy là một người con dâu, người
vợ, người mẹ và là người chủ kinh tế trong gia đình. Có thể nói, Thủy ln có suy
nghĩ phải kiếm được tiền, làm gì thì mục đích cuối cùng vẫn phải có tiền. Khi
ơng Thuấn tìm việc làm, Thủy bảo “Cha nuôi vẹt xem”, ông Thuấn biết được ý của
cô con dâu: “Kiếm tiền à?”, Thủy cũng chỉ biết im lặng bởi quá đúng với ý nghĩ
của cơ. Kể cả việc gia đình Thủy ni lợn, ni chó Béc giê thì cũng chỉ để cuối
năm bán kiếm thêm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Thủy cịn là một người tính
tốn chi li, kiểm sốt mọi việc chi tiêu trong gia đình, tất cả đều vừa phải, vừa
túi tiền, khơng lãng phí. Thủy nói với chồng: “Anh thơi hút thuốc Galăng đi.
Năm nay nhà mình hụt thu hai mươi bảy nghìn, chi lạm mười tám nghìn, cộng là
bốn mươi lăm nghìn". Thủy tính từ việc hút thuốc của chồng, việc đưa tiền cho cha
con ông Cơ về quê hay cả việc tổ chức đám tang cho mẹ chồng. Cơ ấy bảo: “Em
nghe hết rồi, em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư. Hai tư
nghìn, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cho cô Lài”. Rõ ràng, mọi
việc đều nằm trong lịng bàn tay Thủy, cơ tính đến việc bao nhiêu mâm, bao nhiêu
tiền và giao cho ai làm. Cũng đúng, nếu việc lo liệu cỗ này vào tay ơng Bỗng thì
gia đình Thủy năm nay lại hao hụt đi mấy đồng. Thủy phải tính từng chút một
như thế bởi cũng có lí do, một người lo lắng kinh tế gia đình (Ni: Bố mẹ chồng,
chồng và hai con tuổi lớn, lại cịn ni thêm ơng Cơ và cơ Lài) chưa tính đến
những việc phải chi ở ngồi xã hội. Chúng ta có thể nói cơ Thủy là một người bác
sĩ kiêm kế tốn gia đình tài giỏi và nhanh nhẹn.
16


Tuy vậy, để có thể trang trải cuộc sống và lo lắng chu toàn mọi việc,
Thủy phải đánh đổi rất nhiều thứ mà tưởng chừng bản chất của cô không
phải như thế. Khi thấy cha con ông Cơ bị cháy nhà, cơ nghiệp mất sạch, Thủy
cũng rủ lòng thương, đưa họ về ở với gia đình mình. Đối với cha con ông Cơ đây
như là một sự cưu mang, Thủy như mà một ân nhân cứu mạng. Trong gia đình,
Thủy đối đãi tốt với tất cả mọi người, sắp xếp cơng việc cho cha con ơng Cơ hợp

lí, điều chỉnh nếp sống cho các thành viên. Thủy cho tiền ông Cơ và cô Lài về
thăm quê để bốc mộ bà vợ và dặn đừng lấy tiền của ông Thuấn: "Được, đừng lấy
hai nghìn của ơng, tơi bù cho hai nghìn ấy, lại cho thêm năm nghìn. Thế là hai cha
con có chục nghìn. Đi được". Thủy cũng đã ni cơ Kim Chi trong khi gia đình
mình đã phải ni rất nhiều “miệng ăn”. Phải chăng bên trong cô Thủy lại là
một con người tình cảm, tinh tế và giàu lịng trắc ẩn.
Xã hội đồng tiền đầy nghiệt ngã đã khiến cơ có những việc làm man rợ.
Là một người bác sĩ khoa sản, sứ mệnh của Thủy là đón đỡ, nâng niu những sinh
linh vừa mới chào đời. Bàn tay của Thủy phải là bàn tay của một vị thiên sứ áo
trắng gieo những mầm sống mới nhú để đợi ngày đón lấy thành quả tốt đẹp. Vậy
mà: “Vợ tơi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày các
rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ơng Cơ nấu lên cho chó, cho
lợn.” Đây là một việc làm ghê tởm khiến người đọc phải tỏ vẻ căm phẫn, lên án
gay gắt. Dẫu vậy, Thủy vẫn ung dung để nói chuyện với ông Cơ khi bị cha chồng
phát hiện: “Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?”. Dáng vẻ điềm tĩnh,
ung dung không một chút ân hận, sợ hãi của Thủy đã khiến chúng ta kinh hoàng.
Tại sao lại máu lạnh đến thế, cô Thủy không sợ quả báo đến một ngày không xa ư?
Thủy đã kéo theo không biết bao nhiêu người vô tội phải tiếp tay cho việc làm
bất nhân này của mình. Chồng Thủy cũng biết như im lặng, ông Cơ – một người
làm chăm chỉ, hiền lành dẫu biết đó là sai trái nhưng vẫn nấu cho lợn, cho chó ăn.
Liệu đã hết chưa hay còn nhiều người biết và nhiều người làm ở viện sản cũng làm
y như Thủy? Chỉ vì đồng tiền mà lịng người và tình người cũng khơng cịn giá trị.
Đến ông Thuấn cũng thốn lên: “ Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”.
Chưa dừng lại, Thủy cịn là một con người dửng dưng, khiến chúng ta
khi theo dõi câu chuyện này cũng bất ngờ. Phụ nữ là một người chân yếu tay
mềm, dễ phủi lòng, xúc động trước những biến cố của cuộc sống. Thế mà, khi mẹ
chồng ở giây phút cận kề “cửa tử”, Thuỷ vẫn có thể phát ngơn một cách rạch rịi,
vơ cảm: “Đừng khóc”,“Đừng đổ sâm”. Trong khi mọi người còn đang bận bịu lo
việc ma chay, Thuỷ lại hỉ hả, hãnh diện khoe với chồng: “Ba mươi hai mâm. Anh
17



phục em tính sát khơng?. Cũng vì vài đồng bạc mà Thủy đánh giá thẳng thắn họ
hàng nhà chồng “Họ hàng nhà anh kinh bỏ mẹ” và cho rằng ông Bổng là người
đểu mặc dù trước đây Thủy vẫn cho ông Bổng vay tiền hay cho luôn bốn nghìn vì
nghĩ rằng ơng Bổng là người tốt nhưng nghèo. Có thể thấy, trong Thủy có hai nét
tính cách tồn tại song song và đối lập, một bên là sự lương thiện, sẵn sàng giúp đỡ
người khác nhưng đối lập với hiện thực, với cái xã hội đồng tiền nghiệt ngã khiến
con người ta vô tâm và sẵn sàng lãng quên đi thiên lương của mình.
Một nhân vật khơng thể khơng nhắc đến đó là ơng Bổng – em trai cùng cha
khác mẹ của ông Thuấn. Nếu Thủy được xem là người trí thức, có việc làm ổn định
thì ơng Bổng lại trái ngược hoàn toàn – chỉ là một người đánh xe bị, lỗ mãng. Ơng
Bổng khơng có thiện chí với những người trí thức, ơng nói: “Qn trí thức khốn
nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, khơng tơi cạch cửa!". Tuy vậy, khi sang nhà cô
Thủy mượn tiền hay nói những câu chuyện về tiền thì ơng lại tỏ vẻ thân quen, gần
gũi như chưa có chuyện gì. Trong đám tang chị dâu mình, bên ngồi tỏ vẻ là
người hiểu biết, tận tâm giúp đỡ, lo lắng đám tang cho chị nhưng thực chất
bên trong lại là con người bịp bợm, lúc nào cũng lăm le từng đồng tiền. Trong
khi thợ mộc đóng quan tài, ơng Bổng loay hoay kiểm tra từng tấm ván, tưởng
chừng quan tâm nhưng thực chất lại tiếc mấy tấm gỗ: "Mất mẹ bộ xa lơng Ai lại đi
đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván". Họ chỉ biết
tận dụng thời cơ với mong muốn tột cùng là bản thân mình được hưởng lợi: “luộc
con gà và nấu nồi xơi tận ba cân gạo”. Hay chính bản thân ơng Bổng cũng rất toan
tính, mưu mơ nhằm lấy được một chút tiền lời: “Nói chuyện làm mâm cỗ nhưng
cũng ăn lời được bốn nghìn”. Ơng Bổng là một tín đồ tâm linh, là một kẻ tham
lam, muốn vét sạch túi tiền của bác đô tùy khi đánh tam cúc: “Lạy chị, chị phù hộ
cho em để em vét thật nhẵn túi chúng nó". Lịng tham của con người vốn dĩ khơng
có đáy, đám tang biến thành nơi con người dẫm đạp lên nhau vì sự thắng thua, vì
đồng tiền.
Thế nhưng khơng ai có thể ngờ được rằng, một con người thô lỗ, táo

tợn, lúc nào cũng “tiền” lại cảm thấy sung sướng đến bật khóc khi được gọi
“là người”. Trong tâm hồn ông Bổng cũng khát khao quyền sống và làm người,
ông cũng biết buồn, biết tủi khi mọi người xung quanh gọi mình là “đồ chó”, vợ
mình gọi là “đồ đểu” và đau hơn là chính con trai lại gọi là “đồ khốn nạn”. Ông
vẫn muốn làm người tốt, vẫn muốn hòa nhập với mọi người nhưng chính thực tại
xã hội, chính sự cơ đơn ngấm ngầm theo thời gian đã khiến ông Bổng trở thành
con người lạnh nhạt, vô cảm. Giọt nước mắt của ông Bổng là giọt nước mắt của
18


hạnh phúc, như một đứa trẻ vừa được mẹ rót vào tai những lời yêu thương, giọt
nước mắt này cũng có thể thức tỉnh nhân cách của một con người.
Ơng Thuấn cũng là một nhân vật đáng để bàn. Mặc dù ông cảm nhận và
hiểu được xã hội và sự tha hóa của con người. Tuy nhiên, ơng lại chọn lối sống
bình lặng, lặng lẽ quan sát mọi thứ, ơng vẫn chia đều cho mọi người bốn mét vải
lính hay cho ông Cơ tiền để về thăm quê. Khi biết con dâu mình làm việc vơ nhân
tính, ơng Thuấn cũng tìm cách nói với con trai với hi vọng ngăn chặn được Thủy.
Nhưng sự thờ ơ đáp lại của mọi người khiến ông không thiết tha cuộc sống của
người giàu nhưng tàn nhẫn, vô nhân đạo.
Nhân vật tôi - cũng chính là người chồng trong câu chuyện này tuy đứng bên
ngồi, tuy khơng là chủ kinh tế nhưng lời nói của hai con lại khiến anh phải
suy ngẫm. Cái Mi “Sao chết đi qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào
miệng bà”. Cịn cái Vi “Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố”/ “Con hiểu
đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần”. Câu nói này
khiến nhân vật tơi cảm thấy cơ đơn, cả một khoảng cô đơn trong bầu trời đêm tĩnh
lặng. Đây dường như là một triết lý sống, khiến con người ta phải giật mình. Phải
chăng ơng Thuấn sống đến 70 năm cuộc đời hay nhân vật tôi sống hết một phần ba
cuộc đời cũng khơng thể nói được như một đứa trẻ 14 tuổi. Cái xã hội này đã quá
tàn khốc, xã hội tôn thờ đồng tiền, xã hội mà con người chỉ lấy đồng tiền làm
thước đo giá trị. Con người từ khi sinh ra cũng đã cần tiền cho đến khi mất đi cũng

phải có lộ phí đi đường, để có đủ để chi trả, lo liệu từng đấy hành trang cho suốt
một đời người thì chính chúng ta phải lao động vất vả, phải chi li, phải lừa nhau để
sống. Suy cho cùng ai cũng vì đồng tiền, vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống tốt
đẹp mà đánh mất đi cái “thiên lương trong sạch” của mình. Có lẽ, trong họ vẫn tồn
tại những mặt mâu thuẫn, họ cũng phải dằn vặt với tòa án lương tâm trước khi
quyết định một việc gì đó. Vậy nên, đây là lúc mọi nhân vật bình tâm suy nghĩ, để
sống tốt hơn, để con người gần với con người hơn.
3.2.5. Mối quan hệ giữa con người và hiện thực
Con người và hiện thực ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường đời sống. Ngược lại chính sự thể
hiện, chính những mối quan hệ giữa người với người cũng có thể giúp ta đánh giá
được hiện thực mà họ đang đối mặt. Đây cũng chính là quan niệm về con người và
hiện thực mà tác giả Nguyễn Huy Thiệp muốn đưa ra.

19


Mỗi nhân vật ln mang trong mình cái bản thể cá nhân sâu sắc nhưng
cũng là những con người đa diện. Khi ở một mình họ đơi lúc là những con người
với cái tôi cô đơn, đầy trăn trở. Nhưng khi đặt họ trong mối quan hệ đa chiều, xung
quanh là gia đình, người thân họ hàng và những người xa lạ thì ln xảy ra nhiều
tình huống, nhiều mối quan hệ phức tạp. Chỉ khi họ đối mặt với thực tại cuộc sống
thì mới bùng nổ, họ khơng phải sống là chính mình mà cịn sống cho mọi người
xung quanh.
Ông Thuấn – một vị tướng tài trên chiến trận nhưng khi trở về với cuộc sống
thường nhật vẫn phải làm quen với nếp sống trong gia đình. Ơng Cơ đáng lẽ ra là
một người giàu có, có cuộc sống sung sướng nhưng tai họa ập đến, cơ nghiệp mất
sạch. Ông cũng đành chịu kiếp làm thuê, nghe theo mọi yêu cầu của chủ dù biết đó
là việc làm sai trái. Dẫu biết trong ơng hay chính cơ Thủy, kể cả người chồng có sự
ăn năn, hối lỗi những hiện thực cuộc sống buộc họ phải là như thế. Ông Bổng hay

thằng Tuân cũng vậy, nếu chỉ đơn thuần là một người đánh xe bị bình thường,
ngày đi làm để kiếm cơm ba bữa thì chúng ta khơng có gì để bàn. Xã hội là thế,
hiện thực đời sống luôn làm con người ta phải thay đổi để thích nghi hay nói cách
khác mỗi cá nhân sẽ chọn cho mình một lối sống, một cách sống khác nhau.
Tuy vậy, không phải lúc nào hiện thực xã hột cũng nghiệt ngã, mà ở đó
vẫn những đóa hoa tình thương nở rộ. Cô Lài tuy bị bệnh nhưng thành thạo việc
bếp núc và giàu lịng u thương người. Ơng Thuấn cũng chia sẻ cho tất cả các
thành viên trong gia đình. Cơ Thủy cưu mang những người rơi vào hồn cảnh khó
khăn. Ông Bổng cũng rơi những giọt nước mắt khi được làm người. Hay chính một
đứa trẻ lại đưa ra những quan niệm, triết lí sống khiến người lớn phải suy nghĩ.
Tóm lại, con người trong tác phẩm “Tướng về hưu” hiện lên đơn giản và chân
thực, khơng có sự được tô vẽ, tác giả xây dựng nhân vật đúng với tính cách,
hành động và suy nghĩ của họ. Đặt trong hiện thực cuộc sống, họ không bị mờ
nhạt mà bản chất mỗi người càng được bộc lộ rõ nét. Tuy nhiên, chính sự trong
sáng, tình u thương trong mỗi người cũng làm cho hiện thực thêm phần sống
động hơn. Đây cũng chính là quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp, khơng nên đánh
giá một con người khi không đặt họ trong thời đại, trong hiện thực đời sống mà họ
đang sống.

20


3.3. Nhân vật ơng tướng
3.3.1. Ơng tướng trong mối quan hệ với gia đình
Rời xa chiến trường, khơng cịn sống cùng những người lính, tướng Thuấn
trở về cuộc sống đời thường cùng những con người bình thường với vai trị là
người ông, người cha. Sống trong một ngôi nhà được cho là “biệt thự đẹp” nhưng
dường như người cha, người ông ấy bị xa lạ, có lối sống khác, tư tưởng khác với
mọi người.
Trong lúc bàn chuyện sau khi nghỉ hưu, tướng Thuấn cũng khơng tìm

được điểm chung với con trai và con dâu khi bàn về việc ông nên làm gì. Con
trai ơng thì đưa ra ý kiến “viết hồi kí”, cịn cơ con dâu lại có ý tưởng “ni vẹt”.
Đây là hai ý kiến hồn tồn trái chiều, hai ý tưởng đều không tồn tại trong suy nghĩ
của người lính già ấy. Vì vậy nên sau khi nghe ý tưởng nuôi vẹt của cô con dâu,
ông đáp lại ngay “kiếm tiền à”. Sống với lẽ sống “bình quân” khiến ơng Thuấn
trở nên cơ đơn, lạc lồi với đời sống đồng tiền lên ngơi mà người con dâu nói tới.
Ơng khơng đặt đồng tiền ở vị trí đầu tiên mà là con người. Với ơng, mọi người đều
bình đẳng như nhau nên ơng “đăm chiêu” với việc vợ mình phải ở “dưới dãy nhà
ngang”, phải ăn riêng với lý do rằng bà bị lẫn. Người ông ấy cũng bị “xa lạ” với
hai đứa cháu của mình. Lẽ ra, con trẻ thường gần gũi và gắn bó với ơng bà,
nhưng trong tác phẩm, người ông ấy lại bị xa cách, ít gần gũi với các cháu, ngay cả
con trai ông cũng nhận ra điều đó “Tơi cũng khơng hiểu sao hai đứa con gái của tơi
ít gần ơng nội.”. Người lính già ấy khơng hề quen với ngoại ngữ, âm nhạc mà cái
Mi, cái Vi được học. Nên khi trò chuyện và muốn gần gũi với các cháu của mình
bằng cách muốn đọc sách cùng các cháu thì lại bị từ chối một cách lạnh lùng "Thế
thì khơng có". Đã quá quen với chiến trường, sống và gắn bó với bom đạn một
khoảng thời gian khá lâu nên vị tướng ấy vẫn chịu ảnh hưởng và lưu giữ nếp
sống cũ. Trong lời nói của ơng vẫn cịn bóng dáng hình ảnh chỉ huy “Mẹ
mày!Láo!”. Lão tướng ấy đã in đậm những cái thuộc về chiến trường, về thời đại
cũ, về thời đại mà “cái ta” được đặt lên trên hàng đầu, khác với xã hội thu nhỏ là
ngôi nhà mà ông đang sống.
Thủy - con dâu của tướng Thuấn là một người tháo vát, nhanh nhẹn, chu
toàn mọi việc và “nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản dị. Thủy am tường các
việc lo liệu kinh tế cũng như dạy dỗ con cái.”. Nhưng chính cách suy nghĩ đơn giản
và thực dụng của Thủy lại đối lập với lẽ sống của lão tướng xưa. Trước sự nhờ
vả, thăm hỏi của khách khứa, Thủy chỉ nhìn nhận đó là sự nhờ vả “Đừng
21


mừng... họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì q sức". Có lẽ, với Thủy khơng

có gì là tình cảm chân thật, mọi thứ đều xuất phát từ mục đích của cá nhân. Nhưng
khác với Thủy, ơng Thuấn lại cho đấy là một công việc rất trang trọng, ơng
cũng hồn thành nó một cách chỉn chu, cẩn thận. Ông cẩn thận đến mức khi
trong nhà hết phong bì thư đựng cơng văn, ơng tự mình “làm phong bì bằng
giấy bìa học sinh cũng to bằng cỡ 20x30” và vẫn gửi thư đi đều đặn. Với người
lính, tình cảm là thứ tình nghĩa sâu đậm, thủy chung. Khi biết công việc của Thủy,
ông ái ngại và thấy “rờn rợn”. Chứng kiến những mẩu thai nhi bé xíu trong nồi
cám, ông khóc, đến mức ông phải thốt ra những lời lẽ ngập tràn sự tức giận
"Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”. Nhưng đứng trước sự tức giận của
người cha chồng, Thủy vẫn bình thường bảo với ơng Cơ: "Sao không cho vào
máy xát? Sao để ông biết?!”. Là một vị tướng, vào sinh ra tử, cũng đã từng chơn
cất ba nghìn người mà giờ đây ơng lại rơi nước mắt vì sinh mạng của những nhau
thai bé nhỏ bị đem đi làm thức ăn cho chó. Có lẽ, đồng tiền và sức nặng của nền
kinh tế thị trường đã khiến con người ta có thể làm ra những chuyện “kì lạ” mà lại
cho nó là bình thường. Sống trong hồn cảnh ấy, tướng Thuấn như cơ đơn, bị đẩy
lại phía sau, là người khơng bắt kịp với thời đại, ơng là người của thời kì chiến
tranh, thời cũ. Cịn Thủy, Thủy khơng phải là đại diện tiêu biểu cho giới y sĩ, cũng
không đại diện cho tiếng nói thế hệ mà là một hiện tượng cá biệt. Cơ là người có
suy nghĩ riêng, cách cư xử và ứng xử ở thời đại khơng cịn chiến tranh, thời mới.
Cùng là người một nhà, cùng sống chung một bầu khơng khí nhưng vị tướng
về hưu, con trai, con dâu và cháu của ông tướng đều là những con người có tư duy
khác nhau, theo đuổi những suy nghĩ khác nhau, không ai ăn nhập với ai. Trong
mối quan hệ với gia đình của mình, ơng tướng trở nên cơ đơn, lạc lồi hơn bao giờ
hết.
3.3.2. Ơng tướng với các mối quan hệ xung quanh
Văn học là một tấm gương phản chiếu đời sống vì thế nhân vật cũng nên là một
con người xã hội và được nhìn nhận trong mối quan hệ với xã hội. Khi đánh giá
một nhân vật, ta khơng nên đặt nhân vật đó trong cái nhìn nhị phân mà nên đánh
giá họ với các mối quan hệ xã hội. Với tướng Thuấn, ta không nên chỉ nhìn nhận
ơng trong khơng gian gia đình mà cịn nên mở rộng ra là mối quan hệ của ông với

những người xung quanh.
Trên chiến trường, vị tướng kia là người uy nghiêm, hiên ngang, kỷ luật, kỷ
cương, chỉ đạo hàng trăm quân lính nhưng ở cuộc sống đời thường ông lại cảm
22


×