Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Bộ đề ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học chất lượng cao môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.83 KB, 44 trang )

*Bộ đề ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học chất lượng cao
MÔN NGỮ VĂN THPT NĂM 2014
Dạng 1 bài ôn và học thi TNPT VÀ ĐẠI HỌC
Bài 1
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác. “Chữ người tử tù” in trong
tập “Vang bóng một thời” (1938) là truyện ngắn tiêu biểu của ông trước Cách
mạng tháng Tám.
- Qua vẻ đẹp của Huấn Cao, tác giả đã ca ngợi những người tài hoa, có
nhân cách và gởi gắm lòng yêu nước kín đáo, cảm động.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Tình huống truyện độc đáo, thú vị:
- Độc đáo: + Người chơi chữ đẹp: viên Quản ngục
+ Người viết chữ đẹp: kẻ tử tù
- Thú vị: +Ngoài đời: hai người là kẻ thù
+Tâm hồn: là hai người tri kỷ tri âm.
2. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao:
a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa của một thời đã qua: “Tài viết chữ rất
nhanh và rất đẹp”, được mọi người thán phục và là niềm mơ ước, khát khao của
viên Quản ngục.
- Chữ của Huấn Cao còn là báu vật hiếm có trên đời
b. HC là người có khí phách hiên ngang : Ông coi thường bạo lực, dám
chống lại triều đình, khinh khi Quản ngục, “đến cảnh chết chém còn chẳng sợ” và
bình tĩnh chờ ngày thụ án- Bị tù về thể xác nhưng tự do trong tâm hồn.
c. Huấn Cao là người có nhân cách cao thượng, có thiên lương trong
sáng :
- Vàng bạc và quyền thế không thể ép ông cho chữ.
- Rất trân trọng “ thiên lương”.


- Nhân cách cao đẹp của ông thể hiện qua cảnh cho chữ trong tù –một việc
làm “xưa nay chưa từng có”- khẳng định cái đẹp, cái tài hoa đã chiến thắng cái
xấu xa thấp hèn.
- Lời khuyên của ông với Quản ngục thật chân thành cũng chứng minh
nhân phẩm và thiên lương tỏa sáng nơi bất lương ngự trị - Huấn Cao là hiện thân
của phẩm chất cao đẹp và cái tâm của người nghệ sĩ.
=> Tác giả đã dựa vào nguyên mẫu Cao Bá Quát- một nhà thơ có bản lĩnh
thế kỷ XIX để xây dựng hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp nhân cách đáng trân
trọng.
3-Viên Quản ngục:
- Là người biết trân trọng cái tài, cái thiên lương, cái đẹp, chữ đẹp.
- Những suy nghĩ và hành động của ông với Huấn Cao đều thể hiện tấm
lòng “biệt nhỡn liên tài” và một khao khát đáng trân trọng: có chữ của ông Huấn
Cao treo trong nhà.
- Cái vái lạy của ông với Huấn Cao ở đoạn cuối là một lời thề thiêng liêng-
khẳng định cái đẹp và tài hoa đã cảm hóa nhân cách con người.
III. KẾT LUẬN :
- Bút pháp điêu luyện sắc sảo, ngôn ngữ cổ phong phú góp phần tạo nên
thành công của truyện.
- Truyện thể hiện tài năng và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng : Khai thác sự vật và con gnười dưới góc đột
thẩm mĩ, tài hoa.

BÀI 2
ĐỜI THỪA
(Nam Cao)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Nam Cao là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam
hiện đại.
- “Đời thừa” là tác phẩm tiêu biểu của ông, viết về đề tài người trí thức

tiểu tư sản nghèo trước CMT8.
II. NỘI DUNG CHÍNH: Chú ý các phương diện sau:
Tấn bi kịch của người trí thức trước CM tháng 8. Tấn bi kịch này chủ yếu
được biểu hiện thông qua cuộc sống và những mâu thuẫn nội tâm của Hộ, nhân
vật chính của tác phẩm.
2.1. Tấn bi kịch giữa ước mơ, khát vọng, lí tưởng với cuộc sống đời
thường hằng ngày:
- Hộ là nhà văn có nhiều ước mơ, hoài bão về sự nghiệp văn học: Với tư
cách là một nhà văn, Hộ luôn có hoài bão, mơ ước xây dựng được một sự nghiệp
văn chương có giá trị. Đây chính là niềm say mê quên mình vì sự nghiệp, vì lí
tưởng và khát vọng muốn khẳng định giá trị của mình trong đời sống.
- Sự đối lập giữa ước mơ, khát vọng vì sự nghiệp văn học với thực tế đời
sống:
+ Hộ say mê văn chương, khao khát sống hết mình vì sự nghiệp văn
chương. Hộ cũng ý thức rõ rằng nghệ thuật không phải là tất cả mà điều quan
trọng là phải kiếm tiền.
+ Nhưng cũng vì tiền để lo cho vợ con, Hộ không thể viết một cách thận
trọng, nghiêm chỉnh theo yêu cầu khe khắt của nghệ thuật chân chính, mà phải
viết thật nhanh, thật nhiều, tức là buộc phải viết dễ dãi, cẩu thả. Đây là điều Hộ
đau đớn và cay đắng => Tấn bi kịch tinh thần thứ nhất của Hộ
2.2. Tấn bi kịch của con người coi trách nhiệm và lòng thương yêu là
lẽ sống nhưng lại sống tàn nhẫn và thô bạo, vô trách nhiệm:
- Với tư cách là một con người, Hộ luôn ao ước được sống có trách nhiệm
và đầy tình thương yêu đối với mọi người.
- Vì muốn thực hiện ước mơ trở thành nhà văn chân chính, đã có lúc Hộ
muốn gạt phăng tất cả trách nhiệm, nhưng Hộ không thể bỏ mặc vợ con dù là để
theo đuổi sự nghiệp văn chương chân chính. Và cũng chính điều này lại đẩy Hộ
rơi vào một bi kịch tinh thần không lối thoát.
- Phải từ bỏ giấc mộng văn chương, Hộ trở nên u uất, đau đớn, dằn vặt.
Người nghệ sĩ bất đắc chí đó tìm quên trong men rượu. Trong những cơn say, Hộ

càng thấm thía nỗi cay đắng của mình và trút tất cả lên đầu vợ con, những người
mà anh cứ tưởng là nguyên nhân làm nên bi kịch trong cuộc đời anh.
- Sau những cơn say, Hộ hối hận, anh "khóc nức nở" và tự coi mình là
"một thằng khốn nạn". Và dù có hối hận thì cuộc đời vẫn cứ mãi quẩn quanh, bế
tắc, không lối thoát. => Đây là bi kịch thứ hai của nhân vật Hộ.
* Hộ, con người sống với một hoài bão lớn, với một khát khao cháy bỏng
trở thành một người có ích cho xã hội đã phải sống vô nghĩa như một con người
thừa. Hộ, con người sống với nguyên tắc đề cao tình thương yêu và trách nhiệm
lại phải chà đạp lên tình thương yêu và trách nhiệm. Chỉ nhìn rõ vào chế độ xã
hội lúc bấy giờ mới có thể giải thích một cách đúng đắn và đầy đủ cho bi kịch
của những người trí thức chân chính.
III. KẾT LUẬN :
- Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
- Tác phẩm như một lời kêu gọi thống thiết cần phải xóa bỏ cái xã hội đã
tạo điều kiện sản sinh ra những tấn bi bịch đó. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo
tích cực, sâu sắc và là tầm vóc lớn lao của tác phẩm này.

BÀI 3
MỘ (CHIỀU TỐI)
(Hồ Chí Minh)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn. “Nhật ký trong tù” là tác phẩm tiêu
biểu của Người. Tập thơ ra đời trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
- Bài thơ “Chiều tối” được viết khi Bác bị chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến
nhà lao Thiên Bảo.
- Qua bức tranh chiều tối nơi xóm núi, bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên,
yêu con người và luôn hướng về cuộc sống của Bác.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Bức tranh cảnh chiều tối buồn vắng nơi xóm núi khi người tù bị giải đi

qua: (Câu 1 + 2).
- Cảnh chiều được miêu tả bằng một vài nét chấm phá: Một cánh chim mệt
mỏi bay về tổ, một chòm mây cô độc giữa lưng trời – Cảnh tượng gợi ấn tượng
buồn vì chiều xuống báo hiệu ngày tàn, chi tiết đơn lẻ gợi sự cô đơn và ở nơi
xóm núi gợi cảm giác lạnh khi trời tắt nắng -> Thiên nhiên đẹp, thơ mộng gợi
buồn tuy vẫn vận động – Bộc lộ tâm hồn tinh tế của tác giả.
- Nghệ thuật lấy không gian tả thời gian, lấy động tả tĩnh.
2. Bức tranh sinh hoạt rực sáng hình ảnh con người: (Câu 3 + 4).
- Hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa rực hồng khiến bức tranh thơ thêm sinh
động. Ý thơ có sự vận động, ghi được cảnh sinh hoạt, sự sống của con ngừơi ấm
no và bình dị. Ngọn lửa hồng tỏa ấm bức tranh, xua tan cái lạnh, cái buồn, cái
vắng vẻ cô đơn của cảnh vật nơi núi rừng lúc chiều tối.
=>Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển, chỉ bằng vài nét chấm phá mà bao quát được
cả bầu trời, mặt đất, cả thiên nhiên và đời sống con người – Cảnh đơn sơ nhưng
lại ghi được linh hồn của tạo vật với hình ảnh thơ khỏe khoắn và niềm vui bình dị
trong cuộc sống của người lao động. Đồng thời bộc lộ tấm lòng nhân ái, bao la và
niềm lạc quan tin tưởng của Bác.
3. Từ cảnh vật liên hệ đến hoàn cảnh người tù (tuy không xuất hiện)
- Bị áp giải, đi bộ suốt ngày đã mệt mỏi (giống cánh chim), cô đơn, lẻ loi
nơi đất khách, đói, mệt và một nhà tù khác đang chờ đợi, lạnh lẽo và dơ bẩn.
- Vậy mà, nhìn thiên nhiên, thấy sự sống diễn ra bình thường (chim vẫn về
tổ, mây vẫn trôi nhẹ) lòng cũng cảm thấy nhẹ nhàng thư thái; nhìn sinh hoạt của
con người, thấy ánh lửa hồng, cũng cảm thấy ấm áp, vui tươi, phấn khởi.
=> Thể hiện bản lĩnh phi thường, một tấm lòng nhân ái bao la đến quên
mình, mọi vui buồn đều gắn với dân tộc, nhân loại, hầu như không phụ thuộc vào
cảnh ngộ riêng của mình. Bài thơ cho thấy cách nhìn về cuộc sống của Bác luôn
có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và niềm vui: từ cái tối -> cái sáng, từ
tàn lụi -> sự sống, buồn -> vui, lạnh lẽo cô đơn -> ấm áp
III. KẾT LUẬN :
- “Chiếu tối” tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh: miêu tả cảnh

bằng bút pháp ước lệ với vài nét chấm phá; kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển
và tinh thần hiện đại: Bức tranh chiều với bút pháp thơ cổ dễ gợi buồn- nhưng ở
đây lại ấm áp tình người và niềm tin vào cuộc sống.
- Bài thơ bộc lộ phẩm chất cao đẹp của Bác: một bản lĩnh phi thường, một
tấm lòng nhân đạo bao la đến qn mình, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước
cảnh vật thiên nhiên. Chất thơ và chất thép hài hòa trong bài thơ.
CĨ ĐẦY ĐỦ CÁC TIẾT TÀI LIỆU ƠN THI NGỮ VĂN THPT VÀ ƠN
THI ĐÂỊ HỌC CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO
LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68
Tài Liệu ơn luyện thi LI£N HƯ §T 0168.921.86.68
Dạng 2 bài ơn và học thi TNPT VÀ ĐẠI HỌC
PHẦN I
PHẦN I
: LÀM VĂN
: LÀM VĂN
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : Thường là vấn đề được đề cập trong
câu tục ngữ, câu danh ngôn, câu thơ
a. M ở bài: Nêu tư tưởng, đạo lí đó (trích dẫn)
b. Thân bài:
- Giải thích: những từ ngữ quan trọng, nghóa đen, nghóa bóng.
- Phân tích các phương diện biểu hiện của tư tưởng, đạo lí đó, lấy dẫn chứng
chứng minh
- Bình luận:
Nhận xét mức độ đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề được đưa ra. Tại sao?
Các luồng tư tưởng, quan điểm khác nhau đối với vấn đề (nếu có).
- Đánh giá các mặt: đúng-sai, lợi-hại của vấn đề; biểu hiện của hai mặt ấy
trong xã hội.
- Rút ra bài học nhận thức
c. Kết bài: Khẳng đònh những quan điểm, tư tưởng tích cực đối với vấn
đề; liên hệ bản thân…

MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO :
ĐỀ 1 : “ Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống
lại tai ương của số phận ” (Euripides)
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên ?
ĐỀ 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giơng tố nhưng
khơng được cúi đầu trước giơng tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
ĐỀ 3: Trình bày những suy nghó của anh (chò) về câu nói sau: “Đầu tư
cho kiến thức là đầu tư sinh lợi nhiều nhất.”
ĐỀ 4:
Câu nói của nhân vật Hồn Trương Ba : “ Không thể bên trong một
đàng , bên ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” .
( Kòch Hồn Trương Ba da hàng thòt của Lưu Quang Vũ ) .
Anh / Chò hãy viết một bài văn nghò luận trình bày những suy
nghó của mình về ý nghóa câu nói trên .
ĐỀ 5 : “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
2. Nghị luận về một hiện tượng, đời sống: Thường là vấn đề “nóng” đang
được xã hội quan tâm
Ví dụ: Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-ơ-kê và In-tơ-nét trong
nhiều bạn trẻ hiện nay?
- Tai nạn giao thơng
- Hiện tượng mơi trường bị ơ nhiễm
- Những tiêu cực trong thi cử
- Nạn bạo hành trong gia đình
* Cách làm :
1. M ở bài: Nêu hiện tượng đó.
2. Thân bài:
* Giải thích: (nếu cần thiết)
a. Nêu thực trạng vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Có
ảnh hưởng ra sao đối với đời sống cộng đồng? Thái độ của xã hội

đối với vấn đề? Chú ý liên hệ tới tình hình thực tế ở đòa phương,
bản thân  làm nổi bật tính cấp thiết của vấn đề đang nghò luận.
b. Phân tích nguyên nhân: các nguyên nhân nảy sinh vấn đề,nguyên
nhân chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con ngừơi
c. Trình bày những hậu quả (nếu xấu), những hiệu quả (nếu tốt).
d. Đề xuất phương hướng giải quyết ( trước mắt, lâu dài chú ý chỉ rõ những
việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp của những lực lượng
nào?
3. Kết bài: Tóm lại vấn đề, lời kêu gọi hành động, mong muốn hay cảm nghĩ của
em về vấn đề.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHI LN VĂN HỌC:
1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Ví dụ: * Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Sóng của Xn Quỳnh
* Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
……………………………………
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành
a. Đối tượng : một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng thơ, …
b. Cách làm:
- Mở bài: Giới thiệu khái qt về bài thơ, đoạn thơ.
- Thân bài: Phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ ,…của bài,
đoạn thơ đó
Giá trị + Nội dung
+ Nghệ thuật
+ Tư tưởng
- Kết bài : Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
2. Nghò luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
Ví dụ: * Phân tích giá trò nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của kim Lân.
* Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

a. Đố i t ượ ng :một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi,
nhân vật, …
b. Cách làm:
Ví dụ: phân tích nhân vật văn học.
- Mở bài: Giới thiệu khái qt vấn đề cần nghò luận.
- Thân bài:
+ Giới thiệu vò trí nhân vật trong tác phẩm (là nhân vật chính hay nhân
vật phụ, có chân dung ngoại hình như thế nào, giới thiệu và phân tích tên gọi
nếu cần thiết).
+ Phân tích đặc điểm, tính cách, số phận nhân vật. Mỗi nhân vật có ít nhất
hai đặc điểm trở lên (cấu trúc: gọi tên đặc điểm nhân vật – đưa ra dẫn chứng
– phân tích làm rõ đặc điểm ấy).
+ Đánh giá nội dung và nghệ thuật:
Nội dung: Chủ đề tác phẩm, ý đồ tác giả có được thể hiện qua nhân vật
không?
Nghệ thuật: Ngoại hình nhân vật có đặc sắc không? Nội tâm nhân vật có
được miêu tả tinh tế không? Bút pháp xây dựng nhân vật là gì (hiện thực, lãng
mạn, …)
- Kết bài: Đánh giá chung vấn đề cần nghò luận.
III. Đề bài yêu cầu nghò luận về một vấn đề xã hội trong tác ph ẩ m v ă n h ọ c:
HS sẽ quy về một trong hai dạng nghị luận trên và thực hiện ( lưu ý: cần đặt đúng
hồn cảnh xã hội để đánh giá vấn đề).
*****************************************************************
*******
PHẦN II : VĂN HỌC
Bài 1
Bài 1
: KIẾN THỨC KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 -2000
: KIẾN THỨC KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 -2000
Câu 1: Nêu ngắn gọn q trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của

VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
1/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 ( giai đoạn chống Pháp ) :
- Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến
chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước.
- Nghệ thuật : Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học ( truyện và kí, thơ
ca, kịch, lí luận phê bình văn học).
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Đôi mắt và nhật kí ở rừng của Nam Cao,
Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ( truyện và kí ); Tây
Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu
( thơ ); Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng ( kịch ); bài tiểu
luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi ( lí luận,
phê bình ).
2/ Chặng đường từ 1955 đến 1964 ( giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, chống xâm lược ở miền Nam ) :
- Nội dung:
+ Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng
CNXH ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng.
+ Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và
ý chí thống nhất đất nước.
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của
Nguyễn Khải ( văn xuôi) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế
Lan Viên ( thơ ca ); Một đảng viên của Học Phi ( kịch ).
3/ Chặng đường từ 1965 đến 1975 ( giai đoạn chống Mĩ ) :
- Nội dung :Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề bao
trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (văn xuôi); Ra trận,
Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào
cát trắng của Xuân Quỳnh ( thơ ); Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm
( kịch ).

Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?
Cần đảm bảo các ý sau :
1/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc
với vận mệnh đất nước :
- Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước
hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Văn học phản ánh hiện thực : Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
2/ Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung
cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những
quan niệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân.
- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn
gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận
thức của nhân dân.
3/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
( xem câu 3 ).
Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng
mạn được thể hiện trong văn học Việt Nam 1945 – 1975?
* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:
- Nội dung : Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.
- Nhân vật : thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm
chất, ý chí của dân tộc.
Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân,
ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn .
- Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ
hào hùng
* Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi đày tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.
Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945- 1975 thể hiện trong việc khẳng
định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cuả con người mới, ca
ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân
tộc.
- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong
tất cả các thể loại khác.

Câu 4 : Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi
mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được?
a/ VHVN 1975 - hết XX phải đổi mới vì : Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá đã
thay đổi
- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất.
- 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách (đặc biệt về kinh tế)- đòi
hỏi đất nước phải đổi mới.
- Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước.
Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được mở rộng…. Điều đó đã thúc đẩy
nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật phát
triển khách quan của văn học.
b/ Những chuyển biến và thành tựu:
- Những chuyển biến ( đặc điểm cơ bản ) :
+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hố, mang tính nhân bản, nhân văn
sâu sắc.
+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề : Đổi mới cách nhìn nhận về
con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ
đa dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến những
số phận cá nhân trong những hồn cảnh phức tạp của đời thường.
+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Thành tựu bước đầu : Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và
tiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sân

khấu thể hiện thành cơng ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều
cuộc tranh luận sơi nổi.
- Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Những người đi tới biển của Thanh Thảo,
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn
Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường, Hồn
Trương Ba, da hàng thịt của lưu quang Vũ…….
= = = = =******=====
BÀI 2
BÀI 2
:
:
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890 – 1969)
Câu 1: Vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
- Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho u nước.
- Q ở xã Kim Liên ( làng Sen ), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, năm 1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giành thắng lợi trong cuộc
Tổng khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 đọc Tun ngơn Độc Lập, năm
1946 làm Chủ tịch nước cho tới khi qua đời.


Chủ tịch HCM là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc; anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 2: Quan điểm sác tác.
- Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM.
- Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH.
- Bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định ND và
HT của tác phẩm.

Câu 3: Di sản văn học.
Sự nghiệp văn học của HCM là một di sản vô giá, là bộ phận hữu cơ gắn với sự
ngiệp CM
a/ Văn chính luận:
-Tác phẩm : Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945),
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do
(1966)
- ND: Lên án những chính sách tàn bạo của TDP, kêu gọi những người nô lệ bị
áp bức đoàn kết đấu tranh.
- NT : Chặt chẽ, súc tích, châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
b/ Truyện và kí :
- Tác phẩm : Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành
(1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu
(1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
- ND : Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến;
nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
- NT : Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt.
c/ Thơ ca :
- Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù.

-Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trong thời
kì chống Pháp (Dân cày, Công nhân,Ca binh lính, Ca sợi chỉ ), những bài thơ
vừa cổ điển vừa hiện đại (Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh
khuya ).

Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà”
mà phong thái vẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin tưởng
vào tương lai tất thắng của CM.
Câu 4: Phong cách nghệ thuật : độc đáo, đa dạng
- Văn chính luận : thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ

đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về
bút pháp.
- Truyện và kí : nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và
nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước,
hóm hỉnh của phương Tây.
- Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách NT của HCM.
+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản dị, mộc
mạc mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động
trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe
+ Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợp
độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính
chiến đấu.
= = = = =******=====
BÀI 3
BÀI 3
:
:
TÁC GIẢ TỐ HỮU
TÁC GIẢ TỐ HỮU
:
:
1. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu :
- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng ,
trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền
thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà
nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái
đẩy…
- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích
thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và
thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng

cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca
dân gian xứ Huế.
- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách
mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục
trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy
ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị
khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.
2. Con đường thơ của Tố Hữu :
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những
năm 1940 cho đến sau này.
a. Tập thơ Từ ấy ( 1946 ) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác
phẩm được chia làm ba phần :
- Máu lửa ( 27 bài ) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ
Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình…
- Xiềng xích ( 30 bài ) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí,
khí phách của người chiến sĩ cách mạng.
- Giải phóng ( 14 bài ) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm
ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng.
Những bài thơ tiêu biểu : Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…
b. Tập thơ Việt Bắc ( 1954 )
- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những
cung bậc cảm xúc tiêu biểu : tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng
đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo
vệ sự toàn vẹn của đất nước.
c. Gió lộng ( 1961 ) :
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam.
- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã
hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân.

d. Ra trận ( 1971 ), Máu và Hoa ( 1977 )
Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân
tộc . Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh.
3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị :
+ trong việc biểu hiện tâm hồn : hướng về cái ta chung
+ trong việc miêu tả đời sống : mang đậm tính sử thi
+ giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết rất tự nhiên.
- Về nghệ thuật biểu hiện : thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài tình
ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói,
cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần
điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm.
= = = = =******=====
PHẦN THƠ
PHẦN THƠ
:
:
BÀI 1 : TÂY TIẾN ( Quang Dũng )
I.Tác giả Quang Dũng:
- Là nghệ sĩ đa tài : làm thơ , viết văn , vẽ tranh , soạn nhạc.
- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Hồn thơ : phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn , tài hoa – đặc biệt khi viết về
người lính Tây Tiến và xứ Đoài ( Sơn Tây ) .
II. Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh ra đời :
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp , thành lập năm
1947 ; Quang Dũng làm đại đội trưởng .
- Thành phần : đa phần là thanh niên Hà Nội hào hoa , lãng mạn .
- Đóng quân và hoạt động khá rộng ( Sơn La , Lai Châu , Hoà Bình , miền Tây
Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào.

- Nhiệm vụ : phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu
hao lực lượng Pháp .
- Trung đoàn Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện gian khổ , thiếu thốn về vật chất
, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội . Tuy vậy , họ sống lạc quan và chiến đấu anh
dũng .
- Đoàn quân TâyTiến, sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập
trung đoàn 52 .
- Khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ đơn
vị cũ ông sáng tác bài thơ “ Nhớ Tây Tiến” vào cuối năm 1948  Bài thơ ra đời
trong nỗi nhớ trung đoàn Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng
chiến chống Pháp.
- Ban đầu có tên “ Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “ Tây Tiến “ và in trong tập “
Mây đầu ô”.
2. Nội dung và nghệ thuật:
a. Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc tổ quốc ta vừa tráng lệ, hùng vĩ vừa nên
thơ, trữ tình.
- Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp đậm chất bi tráng về hình ảnh người lính Tây Tiến:
tâm hồn lãng mạn, khí phách anh hùng, lí tưởng cao cả  Vẻ đẹp của chiến sĩ
Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Thể hiện tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả về trung đoàn Tây Tiến và
quê hương Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
* Đoạn 1: Nỗi nhớ của tác giả và con đường hành quân của trung đoàn Tây
Tiến:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- Nỗi nhớ của tác giả:
Nhà thơ Quang Dũng gắn bó với trung đoàn Tây Tiến, gắn bó với núi rừng Tây
Bắc trong những năm kháng chiến . Vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc – xa
đơn vị bộ đội , xa vùng đất nhiều kỉ niệm kháng chiến tác giả nhớ nhung da diết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết , ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị “ Tây
Tiến” , gọi tên con sông vùng Tây Bắc “ sông Mã” mà thân thiết , dạt dào cảm
tình như gọi tên những người thân thương trong cuộc đời mình.Phải chăng trung
đoàn Tây Tiến, núi rừng Tây Bắc gần gũi , thân thương với tác giả và khi xa thì
Tây Bắc, Tây Tiến trở thành một “ mảnh tâm hồn” của tác giả.
- Tác giả rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật điệp từ “ nhớ “ và từ láy “
chơi vơi”, tác giả “ nhớ chơi vơi” nỗi nhớ ấy không xác định được hết đối tượng
, nhớ sông Mã , nhớ Tây Tến, nhớ núi rừng Tây Bắc , nhớ tất cả. Những nơi
trung đoàn Tây Tiến đã đi qua, những đồng đội từng gắn bó, tất cả đều trở thành
kỉ niệm không thể nào quên.Chính vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc trong
tâm hồn tác giả trào dâng nỗi nhớ da diết, mãnh liệt.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến: Qua nỗi nhớ da diết của nhà
thơ , con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến nơi Tây Bắc hiện lên khá rõ
nét.
- Trước hết là những vùng đất mà đoàn quân đã đi qua, gắn bó, mỗi vùng đất với
một nét riêng không dễ gì quên:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
+ Ở Sài Khao thì sương nhiều như muốn che lấp cả đoàn quân khiến cho đoàn
quân mỏi mệt Đó cũng chính là những gian khổ mà chiến sĩ phải vượt qua.
+ Nếu như ở Sài Khao đoàn quân phải vất vả, mệt nhọc thì khi về Mường Lát thật
ấm áp, lãng mạn bởi “ hoa về trong đêm hơi”. “ Hoa”, “ hơi” là hai hình ảnh làm
cho bức tranh Mường Lát thêm gần gũi, trìu mến.

+ Về Pha Luông thì mưa rừng thật thú vị, vừa hành quân vừa ngắm cảnh vật dưới
mưa thật lãng mạn, trữ tình.
+ Có lẽ “ấm lòng” nhất là khi hành quân về vùng Mai Châu , hương vị đặc sản “
nếp xôi”của vùng đất ấy khiến các anh chiến sĩ dẫu có xa cũng không thể nào
quên.
+ Còn ghê rợn nhất là khi về Mường Hịch, cái âm thanh phát ra từ núi rừng ấy
thật là khiến cho con người cảm giác bất an : “cọp trêu người”.
Mỗi vùng đất trung đoàn Tây Tiến đi qua đều để lại dấu ấn trong tâm hồn, tuy có
nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng rất lãng mạn, trữ tình.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến được tác giả khái quát rõ nhất
qua đoạn thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Đoạn thơ ngắn nhưng thể hiện nét bút tài hoa của Quang Dũng. Ông thành công
trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, bút pháp,
+ Hàng loạt từ láy gợi hình ảnh, cảm xúc “khúc khuỷu”, “ thăm thẳm”, “ Heo
hút”
+ Hình ảnh vừa hiện thực vừa táo bạo, phi thường như dốc cao khiến súng chạm
trời – “ súng ngửi trời”, dốc lên bao nhiêu thì xuống bấy nhiêu “ ngàn thước lên
cao , ngàn thước xuống” .
+ Kết hợp hình ảnh với những âm thanh đặc sắc như “ thác gầm thét”, “ cọp
trêu người”
+ Sử dụng nhiều thanh Trắc.
+ Đoạn thơ đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 Nét bút tài hoa của Quang Dũng đã vẽ lại con đường hành quân- chiến đấu
của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp , con đường

ấy thật gian khổ, hiểm nguy với đèo cao , dốc hiểm và thú rừng dữ tợn nhưng
cũng thật lãng mạn, khó quên.
- Sau hàng loạt những câu thơ sử dụng thanh Trắc tác giả phóng bút một câu thơ
toàn thanh Bằng khá độc đáo “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Phải chăng sau những đoạn đường hành quân, chiến đấu vất vả thì chiến sĩ Tây
Tiến được thưởng thức nét lãng mạn của cơn mưa rừng, được thưởng thức nét
đẹp của nhà ai thấp thoáng trong màn mưa. Những giây phút lãng mạn , thơ
mộng trên con đường hành quân là ngọn nguồn sức mạnh để các chiến sĩ vượt
qua gian lao, thử thách.
Qua con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến ta cảm nhận được vẻ đẹp
riêng của núi rừng Tây Bắc và trung đoàn Tây Tiến. Tây Bắc vừa hùng vĩ, tráng
lệ vừa nên thơ, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vượt
gian lao thử thách để thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh đất nước có chiến
tranh.
- Và trên con đường hành quân, chiến đấu , cũng có những chiến sĩ không còn đủ
sức để tiếp tục nhiệm vụ, lí tưởng của mình:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Hai câu thơ gợi cái bi, sự mất mác , đau thương . Nhưng dẫu các anh “ không
bước nữa”, “ bỏ quên đời “ thì vẫn trong tư thế cầm súng. Một số chiến sĩ Tây
Tiến không tiếp tục sự nghiệp , lí tưởng bởi lẽ sức đã kiệt. Các anh sống và chiến
đấu trong điều
kiện thiếu thốn thuốc men, lương thực, lại bị những cơn sốt rét rừng hoành hành
nên không còn đủ sức để tiếp bước. Đây là hiện thực đau thương khó tránh khỏi
trong những năm kháng chiến nên Quang Dũng cũng không ngần ngại khi nhắc
đến. sự ra đi của đồng đội là mất mác không thể nào quên của đại đội trưởng
Quang Dũng. Tác giả nhắc đến để tưởng nhớ, buồn thương , tự hào về đồng đội
của mình và càng thôi thúc tinh thần chiến đấu để giành lấy sự bình yên, hạnh
phúc, độc lập, tự do.
Đoạn mở đầu bài thơ “ Tây Tiến” da diết nỗi nhớ đồng đội , nhớ núi rừng Tây

Bắc của tác giả Quang Dũng. Qua nỗi nhớ, con đường hành quân của trung đoàn
Tây Tiến và bức tranh núi rừng Tây Bắc hiện về khá rõ nét.
 Đó cũng chính là cái “Tình “ mà Quang Dũng dành cho Tây Tiến ,Tây Bắc :
Yêu mến, gắn bó và tự hào.
( Chế Lan Viên : Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn )
* Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp của trung đoàn Tây Tiến trong những năm
kháng chiến chống Pháp.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Trôi dòng nước lũ hoa
đong đưa”
* Kỷ niệm đẹp một thời trận mạc đã trở thành hành trang của người lính Tây
Tiến. Đúng vậy, các chiến sĩ Tây Tiến cũng như chính tác giả cũng không thể
nào quên những kỉ niệm trong những năm kháng chiến cùng đồng đội, quân dân.
Kỉ niệm khó quên nhất có lẽ là những đêm liên hoan lửa trại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Nhạc về Viên Chăn
xây hồn thơ
+ Đêm “ hội đuốc hoa” là đêm liên hoan lửa trại giữa chiến sĩ Tây Tiến với đồng
bào ( Tây Bắc, Lào) .
“ Doanh trại bừng lên “ – tác giả sử dụng từ “ bừng lên” thật hay, làm bừng sáng
và tỏa hơi ấm cho không gian đêm hội. Đêm hội có ánh sáng, hơi ấm của “ đuốc
hoa”, có tiếng khèn, điệu nhạc và có “em” trong trang phục xiêm áo đang yểu
điệu , thướt tha , e ấp, dịu dàng. “ Em” ở đây là cô gái, có thể là các cô gái miền
núi Tây Bắc nước ta, có thể là các cô gái Lào. Sự xuất hiện của các cô gái làm
cho đêm hội thêm vui vẻ, ấm áp và quyến rũ, say lòng người.

×