Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ ĐỐI VỚI VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) SEROTYPE O TRÊN ĐÀN HEO TẠI CÁC HUYỆN TÂN PHÚ, ĐỊNH QUÁN VÀ THỐNG NHẤT THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.42 KB, 31 trang )

Chương1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni phát triển khơng ngừng góp phần
khơng nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện chăn ni hiện nay,
ngồi các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sản xuất như thức ăn, giống, chuồng trại,…
bệnh tật cũng đóng vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của
người chăn ni.
Và đặc biệt trong tình hình hiện nay bệnh tật bùng phát rất nhiều, người tiêu
dùng muốn có thực phẩm thực sự an tồn cũng là điều khó khăn, bên cạnh đó các nhà
chăn ni, trồng trọt phải đầu tư chi phí khá cao cho việc chăm sóc quản lí, hay trong
công tác điều trị.
Dựa trên nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Các nhà khoa học nghiên cứu
ứng dụng các sản phẩm bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm đã mang lại một kết
quả khả quan. Qua thực tế, chúng tơi tìm hiểu được cơng dụng của gừng, tỏi, nghệ có
các chất như vitamin, khống, các chất có tác dụng giống như kháng sinh làm tăng sức
đề kháng của heo, tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể
chống chọi với bệnh tật và mau lớn hơn.Việc ứng dụng những sản phẩm này không
những mang lại những sản phẩm sạch, không tồn dư kháng sinh, mà còn đảm bảo về
mặt dinh dưỡng, ổn định về mặt chất lượng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thử
nghiệm về việc sử dụng gừng, tỏi, nghệ trên heo chưa được thực hiện nhiều.
Với hy vọng sau khi bổ sung gừng, tỏi, nghệ vào thức ăn giúp cho heo sẽ hạn chế
được bệnh và mau lớn hơn.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi –Thú Y, trường Đại học Nơng Lâm Tp.Hồ
Chí Minh, được sự giúp đỡ của trại heo Thành An, dưới sự hướng dẫn của Th.s
Nguyễn Thị Kim Loan chúng tôi tiến hành đề tài: “ Khảo sát ảnh hưởng của chế
phẩm gừng, tỏi, nghệ lên sức tăng trưởng khi bổ sung vào thành phần thức ăn
heo từ giai đoạn 90 ngày tuổi đến xuất chuồng”.
1



1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu tác dụng của các loại thảo dược gừng, tỏi, nghệ và hỗn hợp ba loại thảo
dược lên tăng trọng và một số bệnh tích trên phổi trong giai đoạn 90 ngày tuổi đến lúc
xuất chuồng .
1.2.2.Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu
- Tăng trọng.
-Ngày con bệnh.
-Tính tốn hiệu quả kinh tế để đánh giá được mức độ cải thiện kinh tế so
với khi không bổ sung chế phẩm.
-Đánh giá mức độ hư hại của phổi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chế phẩm gừng, tỏi, nghệ
2.1.1. Gừng và cơng dụng
2.1.1.1. Đặc điểm
Gừng có tên khác là can khương, sinh khương
Tên khoa học:Zingiber officinale Rose
Thuộc họ gừng:Zingiberace
Gừng là loại cây sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo thành củ, bao
gồm 47 chi và hơn 1000 loài.Nhiều loài là các loại cây cảnh, hay cây gia vị, cây thuốc
quan trọng. Gừng thích hợp với điều kiện nhiệt đới và được trồng khắp nước ta, là lồi
thực vật sinh trưởng ở châu Á, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Gừng có vị cay, mùi thơm,
tính ấm. Từ lâu, loại thực phẩm này đã đựoc dùng trong ẩm thực và là vị thuốc hữu
hiệu.

● Thành phần hóa học của gừng
Trong gừng chứa tinh dầu 2-3%, lipid 3,7%, dầu nhựa 5%, và các chất cay
gingerol, zingeron, shagaola (Nguyễn Thiện Luân và ctv,1997).
Gingerol là thành phần quan trọng, chiếm tỉ lệ cao nhất của chất cay quyết định
chất lượng gừng. Hiện nay người ta xác định gingerol là hoạt chất chống oxy hóa
mạnh.
2.1.1.2. Cơng dụng
Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong
dân gian. Trong Ðông y, gừng thường được dùng làm thuốc giải cảm, làm ấm tỳ vị và
để chống nơn... Thế nhưng, củ gừng cịn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác nữa. Những
năm gần đây, các nghiên cứu về dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt khác
của củ gừng mà trước đây ít ai nghĩ đến.
Gừng là chất kích thích tiêu hóa, điều trị cảm, nơn mửa, trị ho, đau bụng, tiêu
chảy, nhức đầu, gừng chống lão hóa. Gừng là thứ thuốc tốt với bệnh sỏi mật, gừng có
trong vị thuốc nam, gừng có tác dụng cải thiện thành phần máu, gừng vị khơ vị cay, có
3


tác dụng thông mạch, giảm đau tim và đột quỵ. Chất gingerol trong củ gừng có tác
dụng làm giảm đau, hạ sốt.
Gừng vị khơ vị cay, có tác dụng ơn trung, tán hàn, thông mạch, giảm đau tim và
đột quỵ. Chất gingerol trong củ gừng có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt.
Tác dụng kháng khuẩn
Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococus.
Tinh dầu gừng ức chế Staphylococus spp, Ecoli, Streptococus spp, Salmonella
paratyphy.
Theo Phạm Xuân Sinh (2002), có thể kết hợp gừng với một số thuốc khác điều
trị bệnh không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu.
2.1.2 Tỏi và cơng dụng của tỏi
2.1.2.1


Đặc điểm

Tỏi có nguồn gốc miền Tây Trung Quốc, sử dụng hàng ngàn năm nay. Tỏi nhạy
cảm với mơi trường và đất trồng, nó hấp thụ nhanh các chất khoáng trong đất. Tỏi
dùng làm thuốc phải mọc tự nhiên, khơng bón phân và xịt thuốc trừ sâu. Đảo Phú quý
được mang danh “vương quốc tỏi”, tỏi ở đây ngon nhất vì được trồng bằng san hơ vụn.
Tên khoa học:Allium sativum L
Thuộc họ hành: Liliaceae

4


Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần

Hàm lượng tươi (%)

Nước

62-68

Carbohydate

26-30

Protein

1,5-2,1


Lipid

0,1-0,2



1,5

Hợp chất sulfur

1,1-3,5

Chất khống

0,7

Acid folic

6,2-6,4

Saponin

0,04-0,11

Vitamin

0,15
(Lawson,1993)

2.1.2.2.


Cơng dụng của tỏi.

Trong dân gian tỏi là gia vị đem lại sức khỏe cho con người, tỏi có tác dụng
ngon miệng và giúp tiêu hóa tốt dùng làm thuốc chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đầy
hơi, chứng bụng, mụn nhọt và dùng để tăng thân nhiệt nhanh cho cơ thể vì trong 100 g
tỏi có chứa 21calo (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỹ,1996).
Tỏi có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirine, có tác dụng dưỡng
nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm q trình lão hóa tế bào bảo vệ hồng cầu khơng
bị oxy hóa, làm ảnh hưởng đến các phần tử tự do là những hạt vô cùng nhỏ bé được
hình thành trong q trình oxy hóa. Làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt
mỏi, phục hồi nhanh thể lực, tiêu mỡ, giảm đường huyết, tăng cường sự miễn dịch.
Tỏi sống và tỏi chế biến có diallyl disulfide, triallyl disulfide và allicin làm tăng
tính miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn, virus in vitro, chống virus cúm B, Herpesvirus
type I, virus đậu bò, virus bệnh viêm miệng có mủ và làm nguy cơ mắc bệnh ung thư
ngăn ngừa cúm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Tỏi là kháng sinh phổ rộng, hoạt chất của tỏi chủ yếu là allicin. Ngồi ra, cịn có
ajjone, diallin, diasulfit, diallit, trisulfide, và các chất chống lưu huỳnh khác … được
tạo ra từ tỏi.
5


Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó
tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bị trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột.
Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa, kích thích tiết dịch vị,
tiết mật, phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, phòng chống ung thư dạ dày.
Tỏi cịn có tác dụng trị giun, dùng trong trường hợp chữa giun kim, giun móc,
giun kim, cịn có tác dụng bảo vệ gan, phịng chống các bệnh hơ hấp, chữa bỏng và lở
lt ngồi da.
2.1.3 Nghệ và công dụng của nghệ

2.1.3.1.Đặc điểm
Nghệ tên gọi khác là uất kim, khương hoàng
Tên khoa học: Curcuma longa L
Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
Nghệ là loài thân cỏ cao 60-100 cm. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi
bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng đến màu cam sẫm. Thân rễ sống nhiều năm, lá hình
trái xoan, thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng 18cm, cuống lá có
bẹ. Hoa tự bung hình trụ ở ngọn, lá bắc màu lục pha vàng ở đầu, cánh hoa ngồi phía
gốc màu xanh lục vàng dần lên các thùy nên tồn bơng hoa có màu vàng, lá bắc gần
ngọn pha màu hồng ở đầu lá, cánh hoa chia ba thùy, hai thùy bên đứng và phẳng, thùy
giữa lõm thành máng sâu. Quả khi chin hạt có áo hạt. Mùa quả tháng 7 và tháng 8.
Nghệ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu á như: Ấn Độ, Campuchia, Lào,
Thái Lan. Nghệ được trồng ở các tỉnh nước ta.
● Thành phần hóa học của nghệ
Trong củ nghệ có nhiều hợp chất như tinh bột, xơ, trong các thành phần được
chứng minh là có hoạt tính sinh học gồm: Curcuminoid, tinh dầu, polysaccharide và
peptid, nhưng tinh dầu và curcuminoid được coi là hợp chất chính.
Hoạt chất màu vàng của củ nghệ là dẫn xuất của phenolic, hoạt chất chính
curcuminoid gồm có 3 chất (curcumin, demethoxycurcumin, busdemethoxycurcumin).
Trong đó curcumin chiếm tới khoảng 77%. Cả 3 chất này đều có tác dụng sinh học
nhưng trong đó curcumin có tác dụng mạnh hơn cả. Curcumin có tác dụng chống
viêm, bảo vệ gan, chống oxy hóa, kích thích hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng,

6


chống co thắt cơ trơn, chống hoại tử và đặc biệt có tác dụng phịng ngừa, trị bệnh ung
thư (Lê Hà, 2006).
2.1.3.2. Cơng dụng:
Củ nghệ khơng chỉ có cơng dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác

dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.
Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột.
Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.
Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung
thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử
nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu.
Khi gặp rắc rối với tiêu hoá:
Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hố và giải phóng ra các emzim
tiêu hố, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp
bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Chất Curcumin có tác dụng kháng lại 1 số vi khuẩn Staphylococcus, Salmonella
paratyphy, Mycoplasma turberculois, Trychophylon gypseum (Nguyễn Đức Minh,
1995).
2.2 Sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng: là một q trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ
thể của con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước.
Sự phát dục: là một quá trình thay đổi về chất lượng, tức là tăng thêm và hồn
chỉnh các tính chất, chức năng của bộ phận cơ thể gia súc.
2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục

2.3.1 Yếu tố di truyền
Là sự thừa kế những đặc tính di truyền của cha mẹ, tổ tiên, được truyền từ đời
này sang đời khác.
Lồi: có sự khác biệt giữa sự sinh trưởng và phát dục giữa loài này và loài khác.


7


Giống: mặc dù trong cùng một loài, giữa các giống cũng có sự khác nhau về sinh
trưởng và phát dục.
Gia đình: những cá thể trong các gia đình khác nhau cũng có sự khác nhau trong
sinh trưởng cũng như phát dục. Điều này do chúng thừa hưởng những đặc tính di
truyền khác nhau từ cha mẹ của chúng.
Giới tính: ảnh hưởng của giới tính lên sinh trưởng và phát dục là khá rõ ràng.
Nhiều thí nghiệm cho thấy heo đực thiến có khả năng tăng trọng cao nhất, kế đến là
heo cáo không thiến và thấp nhất là heo đực khơng thiến. Heo đực thiến tích mỡ cao
hơn heo đực và heo cái khơng thiến (Trần Văn Chính, 2002).
Cá thể: giữa các cá thể cũng có sự khác nhau là do di truyền biến dị trong quá
trình hình thành giao tử, sự bắt chéo, trao đổi đoạn nhiễm sắc thể và sự tổ hợp các
nhiễm sắc thể.
Gen: hiện tượng đa gen và hiện tượng đa hiệu của gen cũng làm cho những phần
của cơ thể có sự khác nhau trong sinh trưởng và phát dục của gia súc.
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố tự nhiên: bao gồm khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai đều ảnh hưởng trực
tiếp lên sự sinh trưởng và phát dục của gia súc. Do chúng là tác nhân chính mơi trường
sống của vật ni và từ đó tác động lên cơ thể thú làm ảnh hưởng đến các bộ phận cơ
thể.
Tác động của công tác giống: sự can thiệp của con người thông qua quá trình
chọn lọc nhân tạo cho phép chúng ta giữ lại những cá thể thú có thành tích xuất sắc về
khả năng tăng trọng cũng như sinh sản tốt.
Yếu tố nuôi dưỡng: công tác nuôi dưỡng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản và
phát dục. Trong đó thức ăn cho thú và khẩu phần cho ăn có tác động lớn. Một chế độ
dinh dưỡng đầy đủ và khẩu phần thích hợp sẽ cải thiện đáng kể năng tăng trọng của
thú. Việc thiếu cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần nhất là thiếu các protein,
vitamin, khoáng sẽ làm tăng trọng và phát dục kém (Trần Thị Dân và Nguyễn Ngọc

Tuân, 2000).
Bên cạnh thức ăn thì cơng tác ni dưỡng đúng qui trình, chuồng trại sạch sẽ,
thống mát, chế độ ánh sáng cũng góp phần làm cho thú lớn nhanh và sinh sản tốt.

8


2.4 Nuôi dưỡng heo thịt
Theo Võ Văn Ninh (2001), sau khi cai sữa, những heo không làm giống được
chuyển qua chuồng nuôi heo thịt. Thời gian nuôi heo thịt từ 5-6 tháng để đạt thể trọng
xuất chuồng từ 80-100 kg thể trọng. Ở mức thể trọng này sẽ cho ra phẩm chất thịt
ngon nhất, sau đó thì hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tích lũy mỡ.
Giai đoạn ni thịt có thể chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn 1
Khoảng 2 tháng đầu, đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần
kinh, do đó con thú cần nhiều protein, khống chất, sinh tố để phát triển chiều dài,
chiều cao.
Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát
triển, nên hệ cơ cũng kém phát triển, heo trở nên ngắn địn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự
tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn.
Dư thừa dưỡng chất làm tăng chi phí, dư protein sẽ đào thải ở dạng ure, heo dễ bị
viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Dư khoáng chất, nhất là caxi - phospho gây hậu quả xấu
cho sự hóa cốt tạo xương, giai đoạn này có thể đạt trọng lượng 50kg.
Giai đoạn 2
Khoảng 2-3 tháng cuối đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên
kết, con thú nẩy nở theo chiều ngang, mập ra. Giai đoạn này heo cần nhiều glucid,
lipid hơn giai đoạn 1,nhu cầu protein, khống chất, sinh tố cho mỗi kilogram thức ăn ít
hơn giai đoạn đầu.
Thừa dưỡng chất lúc này làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu
thiếu dưỡng chất con thú trở lên gầy đi, bắp cơ dai, không ngon, thiếu những hương vị

cần thiết. Giai đoạn này heo có thể đạt từ 80-100 kg.
Heo thịt thường ni khoảng 20-40 con mỗi ô chuồng, nhốt nhiều quá trong một
ô sẽ làm cho công tác quản lý, khám chữa bệnh và phát hiện ra bệnh mới khó khăn
hơn.
Chuồng ni heo thịt phải thống mát, khơng ứ đọng phân nước tiểu, tắm heo vào
lúc khí hậu nóng để tăng kích thích tính thèm ăn và heo mau lớn.Cho heo ăn tự do
hoặc theo bữa và cho uống nước đầy đủ. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phát hiện sớm
heo bị bệnh để công tác điều trị đạt hiệu quả.
9


Theo Trương Lăng (2003), muốn nuôi heo thịt đạt tỉ lệ nạc cao phải phấn đấu
nuôi từ 6-7 tháng và đạt 90-100kg giết thịt. Nếu nuôi kéo dài và khối lượng đạt trên
100kg thì tăng trọng cao sẽ giảm được tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng.
2.5 Thức ăn nuôi heo
2.5.1 Thức ăn cung năng lượng
Trong thức ăn chăn ni heo thì nhóm thức ăn cung năng lượng chiếm 65-80%
đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của thú như tăng trưởng,
sinh sản và tích lũy cơ thể.
Một số thức ăn cung năng lượng
● Bắp
Bắp là nguồn thuéc ăn quan trọng nhất, bắp được sử dụng rộng rãi nhất là bắp
vàng, bắp trắng và trắng sữa.
Bắp vàng và bắp trắng sữa có thành phần dinh dưỡng tương đương nhau. Trong
1kg bắp chứa 3300 kcal năng lượng, trong đó chất bột đường chứa 70%, chất béo
4,2%, xơ 2,5%, tỷ lệ protein ở bắp tương đối thấp 8-9%.
Trong thành phần bắp vàng chứa nhiều carotene nên được sử dụng trong thức ăn
chăn nuôi nhiều hơn bắp trắng. Trong bắp có nhiều vitamin nhóm B, phospho dồi dào
nhưng ở dạng phytin khó hấp thu, cịn canxi thì thấp. Trong khẩu phần thức ăn chăn
ni có thể dùng bắp với tỷ lệ không hạn chế, đây là loại thức ăn giàu năng lượng. Khi

dùng bắp với tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn cần chú ý đến việc bổ sung protein, các acid
amin.
Bắp sữa có hàm lượng lysine cao hơn 2 lần so với bắp vàng, nhưng tryptophan,
arginine, glycin, acid aspartic đều thấp hơn bắp thường.
● Cám
Cám là phụ phẩm của lúa khi xay xát. Cám có hàm lượng chất béo khá cao nhưng
do hàm lượng xơ thô cũng cao nên cám có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn so
với bắp mặc dù đạm thô cao hơn.
Cám gạo có hàm lượng xơ 40-80g/kg, protein 120-140g/kg, hàm lượng lysine,
trytophan, arginin cao hơn bắp, hàm lượng chất béo trong cám khoảng 110-180g/kg,
khơng nên dự trữ lâu vì dễ bị oxy hóa.

10


● Khoai mì
Khoai mì sử dụng trong chăn ni là mì lát phơi khơ, bã bột mì, bột lá khoai mì.
Củ mì tươi có chứa 65% nước, chứa 83% chất bột đường chủ yếu là tinh bột, khoảng
3% protein thô và 3,7% xơ thô (Dương Thanh Liêm và ctv,2002).
Bột khoai mì có hàm lượng đạm thấp nên được dùng trong thức ăn heo thịt, hàm
lượng tinh bột cao nên chỉ dùng trong thức ăn dạng viên. Sử dụng bột khoai mì trong
khẩu phần thức ăn nhằm cung cấp năng lượng bổ sung các acid amin giúp hạ thành
thức ăn, cần chú ý đối với heo thịt giai đoạn cuối sử dụng. Khẩu phần có nhiều khoai
mì sẽ dẫn đến heo có nhiều mỡ, quầy thịt nhạt màu.
Một số giống khoai mì cao sản có hàm lượng HCN cao trong lá và củ nên sử
dụng cần chú ý cho gia súc khỏi ngộ độc. Các biện pháp để giảm nồng độ HCN như
ngâm nước, phơi nắng, sấy khô sẽ làm cho gốc CN- bay hơi, giảm độc tính.
● Cám mì
Cám mì thơ có lượng đạm thơ (16%) cao hơn cám mịn (14%)
● Khoai lang

Hàm lượng năng lượng trao đổi của khoai lang đối với heo tương đương khoảng
80% so với giá trị của bắp
2.5.2 Thức ăn cung đạm
2.5.2.1 Đạm có nguồn gốc động vật
Bột cá là thức ăn có nguốn gốc động vật có hàm lượng dinh dưỡng cao được chế
biến từ cá tươi hay phụ phẩm của ngành chế biến cá hộp. Bột cá có đầy đủ các chất
dinh dưỡng, acid amin như lysine 7,5%, methionin 3%....(Dương Thanh Liêm và ctv,
2002
Bột thịt và bột thịt xương được chế biến từ các gia súc, gia cầm hoặc từ các sản
phẩm lò mổ. Hàm lượng protein biến động từ 30% đến trên 50% tùy theo là bột thịt
xương hay bột thịt, khoáng 12%-35%, mỡ 8%-15%.
2.5.2.2 Đạm có nguồn gốc thực vật
Đậu nành và khô dầu đậu nành đây là nguồn thức ăn giàu đạm, trong đó hàm
lượng đạm là 38%, lipid 18%, giàu các acid amin thiết yếu nhất là lysine, trytophan và
có giá trị sinh học của đạm đậu nành gần giá trị sinh học của đạm động vật nên khả
năng tiêu hóa cao. Sử dụng đậu nành trong thức ăn gia súc cần chú ý các tác nhân gây
11


ảnh hưởng đến tiêu hóa có trong đậu nành như anti-trysin, hemoglutinin…xử lý bằng
nhiệt hay công nghệ hiện đại là phương pháp ép đùn.
2.5.3 Thức ăn bổ sung
2.5.3.1Chất khoáng
Chất khoáng chiếm tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần thức ăn nhưng nó cũng đóng vai trị
quan trọng, chất khống tham gia vào quá trình cấu tạo khung xương của cơ thể, là
thành phần của enzyme, hormone, vitamin tham gia trực tiếp vào hệ thống đệm của tế
bào. Có hai loại khống, đa lượng và vi lượng giúp cho cân bằng khoáng trong cơ thể.
Các thức ăn cung khoáng: bột xương, bột sị, bột đá vơi, bột vỏ trứng…
2.5.3.2 Vitamin
Có rất nhiều loại vitamin, cơ thể cần số lượng nhỏ nhưng đóng vai trị quan trọng,

đảm bảo cho q trình chuyển hóa trong cơ thể.
2.6 Các dạng bệnh tích trên phổi heo
2.6.1 Viêm phổi hóa gan
Viêm phổi hóa gan thường có hai hình thức:
Viêm phổi hóa gan đỏ: vùng phổi hóa gan có màu đỏ bầm, cắt ngang thấy ứa dịch
màu đỏ.
Viêm phổi hóa gan xám: vùng hóa gan ngã sang màu đỏ sẫm như màu xám, bề
mặt phổi có nổi những vân như cẩm thạch, khi cắt thấy bề mặt khô hơn.
2.6.2 Phổi nhục hóa
Vùng nhục hóa có màu hồng giống như thịt hay hơi xám, thể chất dai chắc giống
như thịt. Tùy mức độ nhục hóa mà mảnh phổi chìm nhiều hay ít nước. Sự nhục hóa là
kết quả của quá trình viêm phổi kinh niên (dẫn liệu Bùi Thị Xuân Thảo, 1994).
2.6.3 Phổi xẹp
Phổi có màu hồng tái hoạc màu xám nhạt. Thể chất dai chắc, bóng khơng nghe
lào xào như phổi bình thường. Đa số phổi xẹp ở từng thùy, có khi xẹp hẳn một
bên phổi bên cịn lại vẫn bình thường.
2.6.4 Viêm phổi mũ
Phổi nhiễm mủ: phổi viêm và gặp sự xâm nhập của vi trùng sinh mủ tạo thành
những nốt mủ nhỏ hay bọc mủ trên phổi, đường kính 0,5 -1 cm có khi 2-3 cm. Khi cắt

12


ngang qua sẽ chảy mủ vàng sệt khi lẫn máu. Quanh nốt mủ có viền phản ứng viêm
màu đỏ sậm, nốt mủ được bao phủ bởi mô liên kết sợi.
Viêm phổi hoại thư lẫn mủ: phổi có màu đỏ bầm, có khi xanh đen, nhất là ở thùy
hồnh cách mơ, màng phổi dày, sần sùi. Phổi có mùi hơi thối, mặt cắt rỉ dịch màu đỏ
bầm, có khi lẫn mủ, phổi cứng, sờ nắn không nghe lào xào.
2.7 Giới thiệu sơ lược về trai heo Thành An
2.7.1 Vị trí

Trại heo Thành An, thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
2.7.2 Cơ cấu (tính đến tháng 10/07/2008)
Đực giống: 02 con
Heo nái sinh sản: 120 con
Heo nái hậu bị: 40 con
Heo thịt: 487 con
Heo cai sữa: 120 con
Heo con theo mẹ: 185 con
Tổng đàn: 954 con
2.7.3 Chuồng trại
Khu chuồng nái nuôi con là một dãy chuồng đôi, các ô đối xứng nhau qua hành
lang, chuồng được xây theo hướng đông tây, mái chuông lợp bằng tôn , tường được
xây gạch cao 70cm, phần còn lại được lắp lưới B 40, bên ngồi được che bằng bạt
cuốn. Diện tích sàn đẻ 2m 1,6m, trong mỗi chuồng có các ơ úm heo con bằng sắt,
diện tích 0,7m 0,5m. Hệ thống nước uống được bơm từ giếng khoan lên bồn rồi dẫn
xuống cho heo uống bằng núm tự động ở mỗi ô, hệ thống cống thoát phân và nước
tiểu nằm hai bên dãy chuồng.
Khu chuồng nái khô, nái chửa, nọc được nuôi trong chuồng cá thể, nền xi măng,
diện tích chuồng ni cá thể của heo nái 0,6m 2,2m, diện tích chuồng đực giống
2,2m 2,7m.
Khu chuồng nuôi heo cai sữa nằm cùng dãy với chuồng nuôi nái đẻ. Heo cai sữa
được nuôi trong lồng sắt gồm hai dãy đối xứng nhau, diện tích mỗi ô
2,5  3m, sàn cách mặt đất 60cm, mỗi ô nuôi 25 con.

13


Chuồng nuôi được trang thiết bị hệ thống phun sương, trên mái tôn từ 10 giờ sáng
đến 3 giờ chiều.
Chuồng heo thịt gồm 6 dãy nền chuồng làm bằng xi măng, cho ăn máng tự động

và núm uống tự động.
2.7.4 Thức ăn
Trại sử dụng thức ăn hồn tồn cuả cơng ty Proconco.Từ 90 ngày tuổi đến150
ngày tuổi thì ăn thức ăn Porcy 15, sau đó cho ăn thức Porcy 16 đến khi xuất chuồng.
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Porcy 15
Thành phần

Tỷ lệ (%)
Đạm
18
Xơ thô
5
Ca
0,7-1,4
P
0,5
Nacl
0,3-0,8
Độ ẩm
13
Năng Lượng trao đổi(kcal/kg)
3100
( Theo thành phần in trên bao bì của công ty Proconco, 2008)
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Porcy 16
Thành phần

Tỷ lệ (%)
Đạm
16
Xơ thô

6
Ca
0,7-1,4
P
0,4
Nacl
0,3-0,8
Độ ẩm
13
Năng lượng trao đổi( kcal/ kg)
3000
( Theo thành phần in trên bao bì của cơng ty Proconco,2008)
2.7.5 Vệ sinh thú y
Heo được tắm 1 lần/ ngày cho cả trại, ngoại trừ heo nái ni con, việc tắm cịn
phụ thuộc vào thời tiết. Don vệ sinh thường xuyên ngày 3 lần/ngày. Chuồng trại ni
được sát trùng định kỳ 2 tuần/ lần, nếu có dịch bệnh xảy ra thì sát trùng 1 tuần/ lần.
Bảng 2.4: Qui trình tiêm phịng
Loại heo

Heo con

Heo hậu bị

Vaccine

Heo nái chửa

Heo nái
Nuôi con


Mycoplasma

3-7 ngày tuổi lần1

(Hyoresp)

21-28 ngày tuổi
14


Dịch tả

lần2
4-5 tuần tuổi lần 1 3-4

(Pestiffa)

8-9 tuần tuổi lần 2 trước

Giả dại

phối
4-5

(PR-VacPlus)

trước

FMD


phối
3-4

6-8 tuần tuổi

tuần 4-6 tuần trước
khi khi phối
tuần 3-4 tuần trước
khi khi sinh
tuần 4-6 tuần trước

(Aftopor)

trước

khi khi sinh

Parvo

phối
2-3

tuần

2-3

tuần

(FarrowSure B)


trước

khi

sau

khi

phối
APP

5 tuần tuổi

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Thời gian và địa điểm:
3.1.1. Thời gian :được tiến hành từ tháng 4/2008 đến tháng 10/07/2008
3.1.2. Địa điểm:

15

sinh


Thí nghiệm được thực hiện tại trại heo Thành An, thuộc xã Gia Kiệm, huyện
Thống Nhẩt, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Đối tượng khảo sát:
Thí nghiệm trên 60 con heo từ 90 ngày tuổi đến khi xuất chuồng. Heo con được
bố trí thí nghiệm giữa các lơ tương đối đồng đều về trọng lượng, giới tính, giống và
được ni trong cùng một điều kiện chăm sóc, ni dưỡng dựa trên trên thức ăn cơ

bản trại
Thí nghiệm gồm 5 lơ, mỗi lơ 12 con heo, có 4 lơ bổ sung chế phẩm và 1 lơ đối
chứng.
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm
Lơ thí nghiệm
Chế phẩm bổ
sung
Tổng số con/ lô
Tỷ lệ (%) bổ

1
Gừng
12
0,2

2
Tỏi
12
0,2

3
Nghệ

4
Hỗn hợp

5
Đối chứng

12

0,2

(gừng, tỏi, nghệ)
12
0,2

12
0,2

sung vào thức
ăn
Tỷ lệ phối trộn giữa 3 loại chế phẩm gừng: tỏi:nghệ là 1:1:1
3.3. Nội dung thí nghiệm
Theo dõi sức tăng trọng, các biểu hiện bệnh lý và tính tốn hiệu quả kinh tế khi
bổ sung chế phẩm gừng, tỏi, nghê vào thức ăn trên heo từ 90 ngày đến khi xuất
chuồng.

3.4. Phương pháp tiến hành
Hàng ngày theo dõi đàn heo thí nghiệm từ 6h sáng tới 21h tối, ghi nhận số heo tiêu bị
tiêu chảy, hô hấp, bỏ ăn, cân lượng thức ăn hàng ngày. Lượng thức ăn dư được cân vào
sáng hôm sau trước khi cho ăn thức ăn mới.
Tiến hành cân trọng lượng heo khi bắt đầu ni (90 ngày tuổi), khi kết thúc thí
nghiệm ( xuất chuồng).
3.5. Các chỉ tiêu khảo sát
16


(1) Các chỉ tiêu tăng trọng và thức ăn tiêu thụ
- Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối
- Tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển biến thức ăn

(2) Các chỉ tiêu bệnh lý
- Tỷ lệ ngày heo con bệnh
(3) Đánh giá mức độ hư hại phổi
Sau khi phủ tạng được tách ra, treo lên giá để hạn chế sự vấy nhiễm vi sinh vật.
Bệnh tích phổi được đánh giá theo phương pháp do Christensen (1996) đề nghị.
Phần trăm hư hại của phổi được xác định từ 0 – 100%, cho điểm trung bình trên từng
thùy, tính tỷ lệ hư hại phổi trái và phổi phải. Sau cùng tính trung bình hư hại cho tồn
bộ phổi.

Trung bình phổi trái =

Trung bình phổi phải=

Trung bình tồn phổi=

[(Đt x 5) + (Gt x 6) + (Ht x 29)]
40
[(Đp x 11) + (Gp x10) + (Hp x 34) + (Tlẻ x 5)]
60
[(%Pt x 40) + (%Pp x 60)]
100

Đp: thuỳ đỉnh phải

Đt: thuỳ đỉnh trái

Gp: thuỳ giữa phải

Gt: thuỳ giữa trái


Hp: thuỳ hồnh cách mơ phải

Ht: thuỳ hồnh cách mơ trái

Tlẻ: thuỳ lẻ

17


(4) Hiệu quả kinh tế
Chúng tơi coi cơng chăm sóc, quản lý, con giống là như nhau. Chúng tôi chỉ tính
chi phí thức ăn, chế phẩm bổ sung và thuốc thú y để đánh giá hiệu quả kinh tế cho mỗi
lơ thí nghiệm.
3.6 Các cơng thức tính
Tăng trọng bình qn(kg/con) = Trọng lượng cuối thí nghiệm (kg/con)- trọng
lượng đầu thí nghiệm (kg/con)
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) =  Tặng trọng bình qn(kg)/ số ngày ni
( ngày)  *1000
Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) = tổng thức ăn tiêu thụ (kg)/ tổng số ngày nuôi
(ngày)
Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/kgTT) = tổng số thức ăn tiêu thụ (kg)/ tổng số
tăng trọng (kg)
Tỷ lệ ngày con bệnh (%) = (tổng số ngày con bệnh / tổng số ngày ni con)
3.7 Xử lí số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm minitab 15 For windows sử dụng trắc nhiệm F để
so sánh trung bình các số liệu, và trắc nghiệm x2 để so sánh tỷ lệ. Số liệu được trình
bày dưới dạng

± SD.


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
18


4.1 Trọng lượng trung bình trong thời gian thí nghiệm
Trọng lượng trung bình được trình bày qua bảng .
Bảng 4.1: Trọng lượng trung bình ở các giai đoạn
Chỉ tiêu

TLP1

TLP2

(kg/ con)

(kg/con)

1 (n=12)

39,50 ± 1,98

100,17 7,42

2 (n=12)

40,00 ± 1,60

100,42


3 (n=12)

39,50 ± 1,45

97,00

3,62

4 (n=12)

39,50 ± 1,57

95,00

4,61

5 (n=12)

39,33 ± 1,56

89,00

1,65

P

> 0,05




6,76

< 0,001

Chú thích: TLP1: trọng lượng trung bình ở 90 ngày tuổi(kg) ,TLP2: trọng lượng trung
bình lúc xuất chuồng(kg).
● Trọng lượng lúc 90 ngày tuổi, sự khác biệt giữa các lơ thí nghiệm là khơng có
ý nghĩa với P> 0,05, chứng tỏ trọng lượng heo lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương
nhau.
● Trọng lượng trung bình kết thúc thí nghiệm cao nhất là lô 2 (100,42 kg/con),
kế đến là lô 1 (100,17kg/con) và thấp nhất là lô đối chứng (89,00kg/con).
Qua xử lý thống kê cho ta thấy sự khác biệt về trọng lượng trung bình kết thúc thí
nghiệm của 5 lơ là rất có ý nghĩa với P<0,001
Kết quả trọng lượng heo cuối thí nghiệm của chúng tơi so với kết quả thí nghiệm
Phạm Xuân Tùng (2002), thí nghiệm bổ xung FreeDadd vào trong khẩu phần, trọng
lương heo kết thúc thí nghiệm là 93,40 kg/con ở 185 ngày tuổi , cao hơn lô đối chứng
nhưng thấp hơn các lơ cịn lại.

19


So với thí nghiệm của Nguyễn Thị Hồng Lụa (2004), bổ sung chế phẩm Yucca
trên heo thịt, trọng lượng lúc kết thí nghiệm là 93,90kg/con ở 175 ngày tuổi, kết quả
cao hơn lô đối chứng nhưng thấp hơn các lô cịn lại.
Theo Trương Lăng (2003), ni heo thịt từ 5-7 tháng phải đạt trọng lượng từ 80100kg/con. Như vậy, kết quả thí nghiệm của chúng tơi so với tác giả trên thì khả quan
hơn.

kg120
100
80


TLP1

60

TLP2

40
20
0

1

2

3

4

5

Biểu đồ 4.1: Trọng lượng trung bình qua các giai đoạn

4.2 Tăng trọng bình quân
Kết quả tăng trọng bình quân được ghi nhận lại trong bảng 4.2
Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối
Chỉ tiêu
TTBQ (kg/ con)

20


TTTĐ (g/con/ngày)





×