Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng nhân nhanh giống cúc mẫu đơn (chrysanthemum sp) (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 79 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH GIỐNG
CÚC MẪU ĐƠN (CHRYSANTHEMUM SP.)”

Hà Nội, 09/2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH GIỐNG
CÚC MẪU ĐƠN (CHRYSANTHEMUM SP.)”

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HỒNG ĐÀO

Mã sinh viên

: 637022


Lớp

: K63CNSHA

Ngƣời hƣớng dẫn

: TS. BÙI THỊ THU HƢƠNG
PGS.TS. ĐỒNG HUY GIỚI

Bộ môn

: SINH HỌC

Hà Nội, 09/2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài khóa luận này là cơng trình nghiên cứu thực sự của
tơi, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành và
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Thu Hương và PGS.TS. Đồng Huy
Giới.
Các số liệu, kết quả, hình ảnh, bảng biểu đưa ra hồn tồn trung thực, chưa
từng được sử dụng và cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước
đây. Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu tham khảo trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước hội đồng
và học viện.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2022
Người thực hiện


Nguyễn Hồng Đào

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng
của bản thân, tơi đã nhận sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của thầy cô, các tập thể
và các cá nhân.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
TS. Bùi Thị Thu Hương và PGS.TS. Đồng Huy Giới đã dành nhiều thời gian, tâm
huyết và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô bộ môn Sinh học – khoa Công
nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình dạy bảo tơi trong suốt 4 năm đại học qua.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã ln ở bên,
động viên, chăm sóc, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2022
Người thực hiện

Nguyễn Hồng Đào

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................. 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1. Tổng quan về cây hoa cúc .................................................................................... 3
2.1.1. Vị trí, phân loại ................................................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 4
2.1.3. Điều kiện sinh thái ............................................................................................ 6
2.1.4. Giá trị sử dụng ................................................................................................... 7
2.2. Một số kết quả nghiên cứu nhân giống cây cúc trên thế giới và Việt Nam ......... 8
2.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 8
2.2.2. Việt Nam ......................................................................................................... 10
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 11
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 12
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 12
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 12
3.3.1. Giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu ....................................................................... 12
3.3.2. Giai đoạn nhân nhanh chồi .............................................................................. 14
3.3.3. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh .......................................................................... 17


iii


3.3.4. Giai đoạn ra cây ngoài vườn ươm ................................................................... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
3.4.1. Điều kiện thí nghiệm ....................................................................................... 20
3.4.2. Xử lý số liệu .................................................................................................... 20
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 20
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 22
4.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu khởi
đầu cúc Mẫu đơn ....................................................................................................... 22
4.2. Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng tạo vật liệu khởi đầu cúc Mẫu đơn ..... 24
4.3. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu đơn in vitro...... 26
4.4. Ảnh hưởng của BAP và α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu
đơn in vitro ................................................................................................................ 29
4.5. Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu đơn in
vitro ........................................................................................................................... 32
4.6. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng tạo rễ cúc Mẫu đơn in vitro ................... 35
4.7. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ cúc Mẫu đơn in vitro ........................ 38
4.8. Ảnh hưởng của giá thể đến sự thích nghi của cây cúc Mẫu đơn in vitro
ngoài vườn ươm ........................................................................................................ 41
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 44
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 45
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 52

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý NaClO 5% đến hiệu quả khử trùng
đoạn thân cúc Mẫu đơn ............................................................................................. 13
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nano bạc đến hiệu quả khử trùng đoạn thân cúc Mẫu
đơn ............................................................................................................................. 14
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu đơn in
vitro ........................................................................................................................... 15
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của BAP và α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cúc
Mẫu đơn in vitro ........................................................................................................ 16
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu
đơn in vitro ................................................................................................................ 17
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng tạo rễ cúc Mẫu đơn in vitro ......... 18
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ của cúc Mẫu đơn..................... 19
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của giá thể đến sự thích nghi của cây cúc Mẫu đơn .............. 19
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý NaClO 5% đến hiệu quả khử trùng
đoạn thân cúc Mẫu đơn ............................................................................................. 22
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nano bạc đến hiệu quả khử trùng đoạn thân cúc Mẫu
đơn ............................................................................................................................. 25
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu đơn in
vitro ........................................................................................................................... 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của BAP và α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cúc
Mẫu đơn in vitro ........................................................................................................ 30
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu
đơn in vitro ................................................................................................................ 33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng tạo rễ của chồi cúc Mẫu đơn
in vitro ....................................................................................................................... 36
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ cúc Mẫu đơn in vitro .............. 39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của giá thể đến sự thích nghi của cây cúc Mẫu đơn .............. 42

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hoa cúc Mẫu đơn ........................................................................................ 3
Hình 4.1. Đoạn thân cúc Mẫu đơn được khử trùng bằng NaClO 5% ở các thời
gian khác nhau sau 3 ngày ni cấy .......................................................................... 24
Hình 4.2.1. Đoạn thân cúc Mẫu đơn được khử trùng bằng các nồng độ nano bạc
khác nhau sau 2 tuần ni cấy................................................................................... 26
Hình 4.2.2. Đoạn thân cúc Mẫu đơn phát sinh chồi được khử trùng bằng nano
bạc 125 ppm sau 4 tuần ni cấy .............................................................................. 26
Hình 4.3. Chồi cúc Mẫu đơn trên môi trường bổ sung BAP sau 4 tuần ni cấy .... 29
Hình 4.4. Chồi cúc Mẫu đơn trên môi trường bổ sung α-NAA sau 4 tuần ni
cấy ............................................................................................................................. 32
Hình 4.5. Chồi cúc Mẫu đơn trên môi trường bổ sung nano bạc sau 4 tuần ni
cấy ............................................................................................................................. 35
Hình 4.6. Chồi cúc Mẫu đơn trên mơi trường MS bổ sung α-NAA sau 3 tuần
nuôi cấy ..................................................................................................................... 38
Hình 4.7. Chồi cúc Mẫu đơn trên mơi trường MS bổ sung IBA sau 3 tuần ni
cấy ............................................................................................................................. 40
Hình 4.8. Cây cúc Mẫu đơn trồng trên các giá thể sau 14 ngày nuôi trồng .............. 43

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý NaClO 5% đến hiệu quả khử trùng
đoạn thân cúc Mẫu đơn sau 2 tuần nuôi cấy ............................................................. 24
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu đơn
sau 4 tuần nuôi cấy .................................................................................................... 29
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của BAP và α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cúc

Mẫu đơn sau 4 tuần nuôi cấy .................................................................................... 31
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu
đơn sau 4 tuần nuôi cấy ............................................................................................. 34
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng tạo rễ cúc Mẫu đơn in vitro
sau 3 tuần nuôi cấy .................................................................................................... 38
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ cúc Mẫu đơn in vitro sau
3 tuần nuôi cấy .......................................................................................................... 40
Biểu đồ 4.7. So sánh sự khác nhau giữa α-NAA và IBA ở thí nghiệm tạo cây
hồn chỉnh ................................................................................................................. 41

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BAP

6-Benzylaminopurine

Cs

Cộng sự

CT

Công thức

CV (%)

Hệ số biến động (Correlation of Variants)


ĐC

Đối chứng

IBA

Indole-3-butyric acid

LSD0,05

Sai khác tối thiểu có ý nghĩa ở P = 0,05
(Least Significant Difference)

MS

Murashige và Skoog, 1962

MT

Mơi trường



Nồng độ

NS

Nano Silver

TB


Trung bình

α-NAA

α-Naphthalene acetic acid

viii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được thực hiện nhằm xác định được phương pháp khử trùng thích hợp
cho giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu và môi trường nuôi cấy phù hợp để nhân giống
in vitro hoa cúc Mẫu đơn (Chrysanthemum sp.). Kết quả nghiên cứu cho thấy khử
trùng đoạn thân cúc Mẫu đơn bằng dung dịch nano bạc 125 ppm trong 20 phút cho
hiệu quả tốt nhất, với tỷ lệ mẫu sống đạt 81,67%, tỷ lệ mẫu sống sạch đạt 73,33%,
tỷ lệ mẫu sống sạch phát sinh chồi đạt 71,67%. Ở giai đoạn nhân nhanh chồi, mơi
trường thích hợp nhất là môi trường MS + 30 g/l sucrose + 7,5 g/l agar + 0,4 mg/l
BAP + 6 ppm nano bạc cho tỷ lệ mẫu tạo chồi mới đạt 100%, hệ số nhân chồi đạt
5,43 chồi/mẫu, chiều cao chồi đạt 2,19cm; chất lượng chồi tốt, chồi xanh, các chồi
phân chia rõ ràng. Ở giai đoạn tạo cây hồn chỉnh, mơi trường thích hợp nhất là mơi
trường MS + 30 g/l sucrose + 7,5 g/l agar + 0,2 mg/l IBA với tỷ lệ mẫu tạo rễ đạt
100%, số rễ trung bình đạt 17,67 rễ/mẫu và chiều dài rễ trung bình là 3,52cm. Ở
giai đoạn ra cây ngoài vườn ươm, cây cúc Mẫu đơn phát triển tốt nhất trên giá thể
vụn xơ dừa với tỷ lệ cây sống đạt 100%, chiều cao cây là 5,13cm, số lá mới tạo
thành là 2,47 lá/cây.

ix



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoa là một sản phẩm đặc biệt, khơng chỉ có giá trị kinh tế cao mà cịn mang
lại giá trị tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống của con người. Do đó, hoa được
sử dụng phổ biến và thường xuyên. Không chỉ xuất hiện ở các lễ hội, sự kiện, tiệc
tùng mà hoa cịn là sản phẩm trang trí thường ngày trong khơng gian nhà, văn
phịng, ban cơng, cơng viên,... Người Việt xưa vẫn xem hoa cúc là biểu tượng của
sự thanh cao, một trong bốn loài thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý “tùng, cúc,
trúc, mai” (Trương Hữu Tuyên, 1979). Hoa cúc thu hút đặc biệt ở màu sắc phong
phú: trắng, vàng, xanh, đỏ, tím, da cam. Khơng những vậy, hình dáng và kích cỡ
hoa cũng rất đa dạng cùng với khả năng có thể điều khiển cho ra hoa tạo nguồn
hàng hóa quanh năm đã khiến cho hoa cúc trở thành loài hoa được tiêu thụ đứng thứ
hai trên thị trường thế giới (sau hoa hồng). Ngoài tác dụng làm cảnh, trang trí, hoa
cúc cịn được coi là thảo dược có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh. Theo Trương
Hữu Tuyên (1979) hoa cúc được sử dụng để chiết tinh dầu thơm pha chè, ngâm
rượu; trong y dược: Kim cúc, Bạch cúc chữa đau đầu, hoa mắt, giải độc mát gan,...
Ngồi ra, hoa cúc cịn được chiết xuất sử dụng làm mỹ phẩm giúp cải thiện làn da,
vì vậy nhu cầu về hoa cúc luôn rất cao.
Hiện nay tại Việt Nam cúc được trồng khắp cả nước và có một số vùng
chuyên canh như Đà Lạt, Hà Nội, Quảng Ninh, trồng rất nhiều loại cúc nhằm đáp
ứng nhu cầu của thị trường và để đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng. Tính từ năm
1998 đến nay, Việt Nam có diện tích trồng cúc đứng đầu trong số các loại hoa.
Riêng ở Hà Nội tổng sản lượng hoa cúc năm 1999 đạt 41.2 tỷ đồng, xuất khẩu sang
Trung Quốc 3.6 tỷ đồng, tốc độ tăng hàng năm khoảng 10% (Đặng Văn Đơng và
Đinh Thế Lộc, 2003).
Cúc Mẫu đơn là lồi hoa mới được du nhập vào nước ta khoảng 2 - 3 năm trở
lại đây, với màu sắc độc đáo, lạ mắt, hoa bền và to mà hiếm có lồi hoa nào đạt
được (bông to 13 - 18cm, màu vàng đồng bên trong có màu đỏ). Cây có thân cứng
thẳng, màu tía. Lá cúc Mẫu đơn nhỏ, xẻ thùy mọc so le nhau. Do độ mới lạ, độc đáo
của loài cúc này mà nó đang có nhu cầu sử dụng khá lớn và việc sản xuất lại chưa


1


đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng do chưa có phương pháp nhân giống hợp
lý (chủ yếu là giâm cành, gieo hạt, tách mầm giá,…). Các phương pháp nhân giống
này tuy đơn giản, tiết kiệm nhưng có một số điểm hạn chế như chất lượng cây giống
kém vì các đoạn chồi thu nhận từ cây mẹ sẽ bị thối hóa hoặc nhiễm virus sau vài
thế hệ. Hơn nữa, đặc điểm của cúc Mẫu đơn là bông to nên nó rất hạn chế việc đẻ
nhánh và vì thế mà hệ số nhân giống bằng các phương pháp truyền thống khơng
cao, khó có thể đáp ứng được cho q trình sản xuất. Do đó, người dân ln cần
một số lượng lớn cây giống sạch bệnh để phục vụ sản xuất.
Nhân giống bằng phương pháp ni cấy mơ tế bào có thể nhân nhanh chóng
mẫu giống cây nói chung, hay cây hoa cúc nói riêng (Chitra và cs, 2006). Từ những
thành cơng trong kỹ thuật nhân giống vơ tính bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
trên cây hoa cúc, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng
nhân nhanh giống cúc Mẫu đơn (Chrysanthemum sp.)” được thực hiện nhằm tạo ra
chất lượng cây giống tốt và số lượng cây giống lớn phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu
cầu của thị trường.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được phương pháp khử trùng thích hợp cho giai đoạn tạo vật liệu
khởi đầu và mơi trường ni cấy thích hợp để nhân giống in vitro hoa cúc Mẫu đơn
(Chrysanthemum sp.) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật với hệ số nhân
giống cao, chất lượng cây giống tốt, hướng tới việc cung cấp nguồn giống ra thị trường
đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tiễn, đồng thời giữ được những ưu điểm tốt của cây mẹ
cho đời sau.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định phương pháp khử trùng thích hợp cho giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu.
- Xác định nồng độ BAP, α-NAA và nano bạc thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh

chồi.
- Xác định nồng độ α-NAA và IBA thích hợp cho giai đoạn tạo cây hồn chỉnh.
- Xác định giá thể thích hợp cho giai đoạn ra cây ngoài vườn ươm.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây hoa cúc
Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum, được định nghĩa từ Chiysos
(vàng) và themum (hoa). Hoa cúc đã được trồng hơn 1400 năm ở Trung Quốc và ít
nhất 1200 năm ở Nhật Bản và là một trong những loài hoa cắt cành phổ biến nhất ở
Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản (Cockshull, 2019). Nó là loại hoa thương phẩm rất
được ưa chuộng ở phương Đông và phương Tây, khơng chỉ vì sự đa dạng về màu
sắc và hình dáng mà cịn vì dễ nhân giống, dễ điều khiển sự ra hoa theo ý muốn và
hoa giữ được tươi lâu. Trong các loài hoa được ưa chuộng, tính đến thời điểm hiện
tại hoa cúc đã vượt qua hoa Hồng với diện tích trồng lớn nhất cả nước, trở thành sản
phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, chiếm vị trí đặc biệt trên thị trường hàng hóa
nơng nghiệp ở nước ta (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003).

Hình 2.1. Hoa cúc Mẫu đơn
2.1.1. Vị trí, phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật (Võ Văn Chi, 2003) hoa cúc được xếp vào loại
cây hai lá mầm (Dicotyledoneae) thuộc phân lớp cúc (Asteridae), bộ cúc (Asterales), họ
cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa cúc (Asteroideae), chi (Chrysanthemum).

3


Giới


: Plantae

Ngành

: Angiospermatophyta

Lớp

: Dicotyledoneae

Phân lớp

: Asteridae

Bộ

: Asterales

Họ

: Asteraceae

Phân họ

: Asteroideae

Chi

: Chrysanthemum


Loài

: Chrysanthemum sp.

Theo Võ Văn Chi và cs (1976) khi điều tra phân loại cây cỏ ở Việt Nam đã
kết luận họ cúc rất lớn, có nhiều chi và hiện nay trên thế giới có khoảng 20.000 lồi
và trên 1000 giống đã được trồng phổ biến, riêng Việt Nam có 75 giống, 199 lồi
(trong đó có nhiều giống lồi nhập trồng nhưng chưa được mơ tả).
2.1.2. Đặc điểm hình thái
2.1.2.1. Rễ
Rễ cây hoa cúc thuộc loại chùm, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều
ngang. Khối lượng bộ rễ lớn do sinh nhiều rễ phụ và lông hút, nên khả năng hút
nước và dinh dưỡng mạnh. Những rễ này mọc ở mấu của thân cây còn gọi là mắt, ở
những phần sát trên mặt đất (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
2.1.2.2. Thân
Thân hoa cúc thuộc loại thân thảo, khả năng phân nhánh mạnh, chiều cao của
cây phụ thuộc vào đặc tính giống, khi tác động chế độ ánh sáng. Chiều cao cây,
mức độ phân cành, độ mềm hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của
giống. Giống cúc cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống.
Giống cúc thấp nhất chỉ cao 20 - 30 cm, cịn giống cúc cao nhất, có thể cao trên 3m.
Các giống thấp, phân cành nhiều thích hợp trồng trong chậu, làm thảm hoa. Các
giống thân dài, thường phân cành ít, thích hợp trồng trên nền đất hoặc trên nền giàn
cao. Giống thân cao, ít cành thích hợp với việc trồng hoa cắt cành. Giống phân cành

4


nhiều, cành nhỏ và mềm thích hợp với việc tạo hình trồng trong chậu cảnh (Nguyễn
Xuân Linh, 1998).

2.1.2.3. Lá
Lá cúc chia thùy, có răng cưa to, sâu, mặt dưới lá bao phủ bởi một lớp lông
tơ, mặt trên nhẵn, gân lá hình mạng lưới, mọc cách và thành vịng xoắn trên thân.
Lá phẳng hoặc hơi nghiêng về phía trên hoặc hơi bị gấp. Trên một cành thì phần
gốc nhỏ, càng lên phía trên lá càng to dần. Kích thước lá thường thay đổi theo điều
kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Cây sinh trưởng kém thì lá nhỏ, mỏng, cứng
hơi chếch về phía trên, màu xanh nhạt khơng bóng hoặc hơi vàng. Đủ dinh dưỡng,
cây sinh trưởng khoẻ, lá to và mềm, phiến lá dày, chóp lá hơi cong xuống, lá xanh
thẫm và bóng. Lá hoa cúc thường sống được 70 - 90 ngày, hiệu suất quang hợp của
lá mạnh nhất là ở lá thứ 4 tính từ đỉnh ngọn trở xuống. Mỗi nách lá thường phát sinh
một mầm nhánh (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
2.1.2.4. Hoa
Hình dạng hoa cây họ cúc (Asteraceae) rất đặc trưng bởi có cụm hoa đầu
trạng. Cụm hoa đầu trạng rất điển hình là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra
thành hình đĩa phẳng hoặc lồi, trên đó có các hoa khơng cuống sắp xếp xít nhau,
phía ngồi cụm hoa có các lá bắc xếp thành vịng, cả cụm hoa có dạng như một
bơng hoa (Đặng Văn Đơng, 2005). Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa có
nhiều màu sắc và đường kính rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5 - 12cm. Hình
dạng của hoa có thể là đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát
sinh từ những nách lá. Hoa cúc tuy là lưỡng tính nhưng thường không thể thụ phấn
cùng hoa, nếu muốn lấy hạt giống thì phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (Võ Văn
Chi, Dương Đức Tiến, 1988). Dựa vào hình dạng của hoa có thể chia làm hai dạng
là: dạng hoa đơn và dạng hoa kép. Hoa cúc Mẫu đơn có kích thước khá lớn 13 18cm, cánh hoa có màu vàng đồng bên trong màu đỏ thẫm.
2.1.2.5. Quả
Quả cúc rất nhỏ, dài khoảng 2 - 3mm, rộng 0,7 - 1,5mm, khối lượng nghìn
hạt khoảng 1g, có nhiều hình dạng khác nhau như hình kim, hình gậy, hình trứng,

5



hình trịn,…dài, thẳng hoặc hơi cong, hai đầu cùng bằng, hoặc một đầu nhọn, trên
mặt có 5 - 8 vết dọc nông, màu nâu nhạt hoặc đậm, vỏ quả mỏng (Đặng Văn Đơng,
2005). Quả cúc dạng quả bế khơ, hình trụ hơi dẹt, hạt có phơi thẳng và khơng có nội
nhũ (Lê Kim Biên, 1984).
2.1.3. Điều kiện sinh thái
2.1.3.1. Phản ứng quang chu kỳ của cây hoa cúc
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới cây hoa cúc, Yulian và cs (1995)
đưa ra kết luận cúc là cây ngắn ngày, ưa sáng và đêm ưa lạnh. Thời kỳ đầu cây non
mới ra rễ, cây cần ít ánh sáng, trong quá trình sinh trưởng, ánh sáng quá mạnh sẽ
làm cho cây chậm lớn và chất lượng hoa giảm. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến quá
trình ra hoa của cúc: khi thời gian chiếu sáng bằng hoặc ngắn hơn độ dài chiếu sáng
tới hạn thì hình thành mầm hoa và nụ, khi thời gian chiếu sáng dài hơn độ dài chiếu
sáng tới hạn thì khơng thể hình thành mầm hoa. Giai đoạn sinh trưởng cây cần ánh
sáng ngày dài trên 13 giờ, thời kỳ phân hóa mầm hoa cây cần ánh sáng ngày ngắn từ
10 - 11 giờ thì chất lượng hoa cúc tốt nhất.
2.1.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển, đặc biệt là tỷ lệ ra lá và
thời gian ra hoa. Thời gian tối ưu để ra hoa phụ thuộc vào giống cây trồng và nằm
trong khoảng 17º - 22ºC (Van Der Ploeg và cs, 2006).
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh
trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa cúc. Cây cúc có nguồn gốc ôn đới nên
ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ cho cây cúc sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ
15°C - 20°C. Cúc có thể chịu được nhiệt từ 10°C - 35°C, nhưng trên 35°C và dưới
10°C sẽ làm cúc sinh trưởng và phát triển kém (Yeun Joo Huh và cs, 2005).
Nhiệt độ tối ưu cho sự ra rễ của cúc là 16°C - 20°C (Van Der Ploeg và cs,
2006). Nhiệt độ này phù hợp với điều kiện mùa xuân và mùa thu miền Bắc Việt
Nam, trong điều kiện thời tiết Việt Nam việc giâm cành vào mùa hè hết sức khó
khăn (Đặng Văn Đơng, 2005).

6



Nhiệt độ thích hợp cho hoa là từ 20°C - 25°C, nhiệt độ thấp hơn 10°C kìm
hãm sự phát triển của hoa, nhiệt độ cao hơn 30°C ảnh hưởng xấu tới màu sắc và độ
bền của hoa. Nụ hoa được phân hóa nếu gặp nhiệt độ thấp, q trình phát dục chậm
nên hoa cũng nở muộn. Thời gian hoa nở phụ thuộc vào nhiệt độ và sự di truyền của
giống (Anderson và cs, 2001).
2.1.3.3. Độ ẩm
Cúc là cây trồng cạn, khơng chịu được ngập úng đồng thời là cây có sinh
khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều vì vậy cũng chịu hạn kém. Độ ẩm đất 60 70%, độ ẩm khơng khí 55 - 65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Nếu độ ẩm khơng
khí q cao sẽ làm cho rễ bị thối nát, cây dễ bị đổ, gây khó khăn cho việc thu hoạch
(Margaretha Blom-Zandstra và cs, 2006). Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời
tiết mà luôn cung cấp đủ lượng nước cho cúc bằng biện pháp bơm nước tưới cho
cây (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003).
2.1.3.4. Dinh dưỡng
Các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo có vai
trị quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các lồi hoa.
Đạm (N) có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến từng
thời kì phát triển. Lân (P) có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng, hoa
bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét
cho cây. Kali (K) giúp cây tổng hợp, vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp
cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Tùy từng thời kỳ sinh trưởng và phát
triển của cây mà có lượng phân bón cần bón với tỷ lệ NPK thích hợp. Ngồi ra, các
ngun tố vi lượng Ca, Mg có vai trị rất quan trọng cho sự phát triển của cây. Ta có
thể tưới xen kẽ phân bón hữu cơ với nồng độ lỗng có pha thêm thuốc trừ nấm
(Đặng Văn Đông và cs, 2003).
2.1.4. Giá trị sử dụng
Với sự đa dạng, phong phú về màu sắc và hình dạng hoa, cũng như khả năng
dễ thích nghi với các điều kiện sống khác nhau nên hoa cúc rất được ưa chuộng
dùng làm cảnh, biếu, tặng hay trang trí trong các khơng gian phịng.


7


Hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, trong khi đó, hoa cúc vàng có vị
đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Hiện nay, loại dược liệu này được
dùng trong dân gian để làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước
mắt, cao huyết áp, sốt. Ngồi ra, lồi hoa này cịn được dùng để ướp chè hay ngâm
rượu uống. Ngoài việc dùng để trang trí, hoa cúc cịn là một nguồn cung cấp dinh
dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Khi tiêu thụ 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 0,481
mg mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289
mg kali và 60 mg canxi. Bên cạnh đó, lồi hoa này có chứa nhiều thành phần hoạt
tính có lợi như tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoid, chất đắng, axit hữu cơ, chất
nhựa và inulin,… Những thành phần hoạt tính này được tìm thấy ở tất cả các bộ
phận của cây và có nhiều cơng dụng đối với sức khoẻ. Một số công dụng của hoa
cúc đối với sức khoẻ: Làm thuốc trị đau đầu, viêm mũi, làm nước tonic trị bệnh (có
tác dụng lọc máu, chữa sốt, ho và viêm màng phổi, viêm đường sinh sản và chứng
sưng tức ngực, giúp kích thích hệ tiêu hóa, gan, túi mật và thận); trị các bệnh về hơ
hấp; trị các bệnh về tiêu hóa (có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm cơn
thèm ăn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chứng viêm dạ dày, tiêu chảy,
rối loạn chức năng gan, túi mật, táo bón nhẹ); cải thiện một số bệnh phụ khoa (các
triệu chứng khi hành kinh, đặc biệt là tình trạng chảy máu nhiều khi hành kinh, điều
trị viêm bàng quang và các chứng viêm đường niệu); trị viêm da do dị ứng, bệnh
gout (bệnh gút) và các bệnh thấp khớp mãn tính; giảm viêm, trị mụn (giúp các vết
thương nhỏ lành nhanh chóng và làm giảm các cơn đau nhức, vết sưng tấy hay bầm
tím); rượu chiết xuất từ bơng cúc có tác dụng trị mụn trứng cá, làm sạch miệng hay
dùng như một loại nước súc miệng thảo dược trị chứng đau họng và viêm miệng.
Ngoài ra cũng có thể nhai lá hoa cúc tươi để giảm triệu chứng loét miệng (Đỗ Tất
Lợi, 2004).
2.2. Một số kết quả nghiên cứu nhân giống cây cúc trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Trên thế giới
Khan và cs (1994) khi nghiên cứu việc nhân nhanh chồi cúc Chrysanthemum
morifolium Ramat, kết quả cho thấy hệ số nhân chồi đạt cao trên môi trường bổ

8


sung 0,5 và 1,0 mg/l BA. Khi bổ sung 2,0 mg/l BA hệ số nhân chồi có tăng nhưng
sự phát triển của chồi bị kìm hãm (chiều cao chồi thấp hơn ở nghiệm thức bổ sung
0,5 và 1,0 mg/l BA).
Nghiên cứu của Gul (2001) khi nuôi cấy mô các đoạn thân cây hoa cúc cũng
chỉ ra rằng số chồi mới hình thành đạt cao nhất khi mơi trường MS được bổ sung
0,5 mg/l BA. Việc gia tăng nồng độ BA bổ sung vào mơi trường ni cấy có làm
tăng hệ số nhân chồi, tuy nhiên sự tăng trưởng của chồi bị kìm hãm.
Karim và cs (2002) thuộc Bộ mơn Thực vật, Trường Đại học Rajshahi,
Bangladesh đã nghiên cứu nhân nhanh giống hoa cúc Chrysanthemum morifolium
bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Ơng đã sử dụng IBA và Kinetin để kích thích tái
sinh chồi từ mẫu cấy đốt thân và đỉnh sinh trưởng. Kết quả cho thấy sự tái sinh phản
ứng tốt trên mơi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA (lần lượt là 95% và 91% đối với
đốt thân và đỉnh sinh trưởng). Callus hình thành trên mơi trường ½ MS với sự tác
động kết hợp của 0,5 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA.
Waseem. K (2009) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa
sinh trưởng đến sự tái sinh của chồi cúc in vitro và ông nhận thấy ở nồng độ IBA
0,3 mg/l, NAA 0,5 mg/l, IAA 0,1 mg/l ảnh hưởng tốt nhất đến sự tái sinh chồi cúc
từ mô lá. Waseem. K (2011) cho rằng sử dụng IAA (0,1 mg/l và 0,2 mg/l) cùng với
BAP (1,0 - 2,0) mg/l có tác động tích cực đến quá trình tái sinh và nhân nhanh cúc
từ các đoạn nốt sần so với các nồng độ kết hợp khác.
Shatnawi và cs (2010) đã nghiên cứu nhân nhanh chồi và tạo rễ đối với các
chồi ngọn của Chrysanthemum morifolium Ramat.Sau 6 tuần nuôi cấy, kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng, môi trường MS bổ sung BA với nồng độ 0,3 mg/l phù

hợp cho việc nhân nhanh chồi với số chồi mới hình thành là 4,35 chồi/mẫu cấy, ở
các nghiệm thức có nồng độ BA thấp hoặc cao hơn cho hệ số nhân chồi thấp, bên
cạnh đó khi nồng độ BA bổ sung càng cao sẽ làm ức chế sự phát triển của chồi
(chiều dài chồi càng thấp). So với Kinetin thì việc bổ sung BA cho thấy có hiệu quả
hơn trong việc nhân nhanh chồi (cho số chồi/mẫu cấy nhiều hơn). Đối với thí
nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại auxin lên quá trình tạo rễ từ các chồi
ngọn cây cúc, kết quả nghiên cứu của ông cũng cho thấy rằng IBA, IAA, NAA bổ

9


sung với nồng độ 0,2 mg/l cho hiệu quả tạo rễ cao nhất đạt 18,75; 10,68 và 14,82
rễ/chồi lần lượt đối với IBA, IAA và NAA. Khi bổ sung với nồng độ cao hơn sẽ ức
chế sự hình thành rễ cũng như chiều dài rễ.
2.2.2. Việt Nam
Nguyễn Thị Diệu Hương và cs (2004) khi nghiên cứu hồn thiện quy trình
nhân nhanh giống cây hoa cúc (Chrysanthemum indicum L.) sạch bệnh bằng kỹ
thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng trong môi trường ½ MS bổ sung BAP kết hợp với
NAA, IAA, IBA theo sự biến thiên của các chất kích thích sinh trưởng. Kết quả cho
thấy trong mơi trường ½ MS có bổ sung NAA (0,2 - 0,5 mg/l), IBA (0,2 - 0,5 mg/l)
đều tạo rễ cho chồi cây hoa cúc tốt hơn trong mơi trường ½ MS có bổ sung IAA
(0,2 - 0,5 mg/l).
Lâm Ngọc Phương và cs (2007) dùng các mẫu lá nguyên và cắt đôi của cây
cúc để tạo chồi bất định trực tiếp trên môi trường nuôi cấy MS với sự kết hợp của
BA và IAA. Sau 4 tuần nuôi cấy tỉ lệ tạo chồi cao nhất ở các mơi trường có tổ hợp
chất điều hịa sinh trưởng cao IAA (2 - 4 mg/L) + BA (1 - 2 mg/L) là 52 - 64%, và
số chồi cao nhất là 4,8 - 6,1 chồi.
Trần Thị Thu Hiền và cs (2007) đã nghiên cứu phương pháp nhân giống hoa
cúc CN97 bằng nuôi cấy mô tế bào đã đưa ra kết luận: mơi trường MS có bổ sung 0,5
mg/l NAA là mơi trường ra rễ, tạo cây hồn chỉnh phù hợp nhất cho chồi cúc in vitro.

Nguyễn Bá Nam và cs (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của loại mẫu cấy và hệ
thống chiếu sáng đơn sắc lên khả năng tái sinh chồi cây hoa cúc (Chrysanthemum
Morifolium Ramat.CV.”Jimba”) nuôi cấy in vitro, kết quả thu được sau bốn tuần
nuôi cấy cho thấy 70% ánh sáng LED đỏ kết hợp với 30 % ánh sáng LED xanh là tỉ
lệ phù hợp cho sự tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu lá và gián tiếp từ lớp mỏng tế bào
thân cây cúc so với các điều kiện chiếu sáng còn lại. Những chồi thu được dưới điều
kiện chiếu sáng này là nguồn mẫu thích hợp phục vụ cho quy trình nhân giống cây
cúc.
Dương Tấn Nhựt và cs (2016), khi nghiên cứu tác động của nano bạc lên khả
năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh, kết quả là bổ sung 7,5 ppm
nano bạc vào môi trường nuôi cấy vi thủy canh cho thấy gia tăng sự tăng trưởng của
cây cúc là cao hơn so với các nồng độ khác sau 2 tuần nuôi cấy. Kết quả định danh và

10


định lượng hàm lượng vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy vi thủy canh bằng 4
phương pháp thử, trong đó định lượng cho vi khuẩn là phương pháp Bergey, ISO
16266 và NHS-F15; định lượng cho nấm là phương pháp ISO 21527-1. Tất cả các
phương pháp cho thấy ở nồng độ 7,5 ppm nano bạc thì làm giảm hàm lượng vi sinh
vật của 8 loài vi khuẩn (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp.,
Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Micrococcus sp. và Bacillus
sp.) và 3 loài nấm mốc (Aspergillus sp., Fusarium sp. và Alterneria sp.).
Phan Xuân Huyên và cs (2021), khi nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh
trưởng phát triển ex vitro cây hoa cúc chi (Chrysanthemum indicum L.) đã cho thấy
môi trường MS bổ sung 25 g/L sucrose, 9 g/L agar, pH 5,8 là thích hợp nhất cho sự
tái sinh và sinh trưởng chồi (chiều cao chồi đạt 2,41 - 2,47cm, 1 chồi/mẫu). Môi
trường MS bổ sung các nồng độ BA (0,1, 0,5, 1, 1,5, 2 mg/L), Kinetin (0,1, 0,5, 1,
1,5, 2 mg/L) và TDZ (0,1, 0,5, 1 mg/L) không phù hợp cho sự tái sinh và sinh trưởng
chồi. Sự tái sinh và sinh trưởng chồi trên môi trường có bổ sung 1 g/L than hoạt tính

tốt hơn (chiều cao cây 3,45cm) môi trường không bổ sung than hoạt tính (chiều cao
cây 2,46cm). Mơi trường MS bổ sung 0, 0,1, 0,5, 1 mg/L IBA, 25 g/L sucrose, 9 g/L
agar, pH 5,8 đều phù hợp cho sự tạo rễ in vitro, tỷ lệ tạo rễ đạt 100%.
Bùi Thị Thu Hương và cs (2021) đã “Nghiên cứu sử dụng nano bạc trong
nhân giống in vitro cúc Bách nhật (Gomphrena globosa L.) từ lá”. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, môi trường cảm ứng tạo mô sẹo từ mảnh lá in vitro cúc Bách nhật có
bổ sung 4 - 6 ppm nano bạc cho tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo đạt 100%, mô sẹo mềm, trắng
ngà, phát triển rộng khắp bề mặt mẫu lá sau 4 tuần nuôi cấy; mô sẹo cúc Bách nhật
nuôi trong môi trường tái sinh chồi bổ sung thêm 4 ppm nano bạc cho hiệu quả tái
sinh chồi tốt nhất với 100% mẫu tạo chồi, số chồi trung bình đạt 5,32 chồi/mẫu,
chiều cao trung bình chồi đạt 2,36cm, chồi mập, đồng đều, phát triển khỏe. Môi
trường nhân nhanh chồi bổ sung 6 ppm nano bạc cho hệ số nhân chồi cúc Bách nhật
cao nhất đạt 8,36 chồi/mẫu, chất lượng chồi tốt. Mơi trường ra rễ thích hợp của cúc
Bách nhật là mơi trường có bổ sung 8 ppm nano bạc với tỷ lệ ra rễ 100%, số rễ
trung bình đạt 4,08 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình đạt 4,16cm sau 4 tuần nuôi cấy.

11


PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu
Đối tượng: cây hoa cúc Mẫu đơn nhập từ Nhật Bản được chăm sóc tại nhà
lưới bộ môn Sinh học.
Vật liệu: dung dịch nano bạc với kích thước hạt dao động 15 - 20 nm được
điều chế tại Bộ môn Sinh học, khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam; các chất điều tiết sinh trưởng (BAP, α-NAA, IBA,…).
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: Phịng thí nghiệm bộ mơn Sinh học, khoa Công nghệ Sinh học,
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: 03/2022 - 09/2022.

3.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian xử lý NaClO 5% đến hiệu quả khử trùng
mẫu cúc Mẫu đơn
Theo Shu-Feng Liang và cs (2010), khi khử trùng mẫu Bryum argenteum
Hedw bằng dung dịch NaClO 5% trong 30 giây cho tỷ lệ mẫu sống đạt 70%. Vì
vậy, tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý NaClO 5% đến
khả năng tạo vật liệu khởi đầu của giống cúc Mẫu đơn.
Đoạn thân bánh tẻ cúc Mẫu đơn sau khi thu ngoài vườn ươm về sẽ được cắt
bỏ lá, rửa sạch dưới vòi nước và cắt thành từng đoạn có chứa mắt ngủ. Rửa lại mẫu
bằng nước cất rồi đưa mẫu vào trong box cấy vô trùng, tiến hành lắc mẫu trong cồn
70o trong 1 phút, lắc tiếp 2 - 3 lần nước cất vơ trùng, sau đó lắc mẫu với dung dịch
NaClO 5% với thời gian khác nhau (5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút).
Rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (2 - 3 lần), thấm khô mẫu bằng giấy thấm vô
trùng và cấy vào môi trường MS + 7,5 g/l agar, pH= 5,7 - 5,8.

12


Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý NaClO 5% đến hiệu quả khử trùng
đoạn thân cúc Mẫu đơn
STT

Công thức

Thời gian xử lý (phút)

1

CT1


5

2

CT2

10

3

CT3

15

4

CT4

20

5

CT5

25

Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, mỗi cơng thức lặp lại 3 lần,
mỗi lần nhắc lại 20 mẫu/công thức. Theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ mẫu sống, tỷ lệ mẫu
sống sạch tuần, tỷ lệ mẫu sống sạch phát sinh chồi sau 2 tuần.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến hiệu quả khử trùng mẫu
cúc Mẫu đơn
Theo Đồng Huy Giới và cs (2019), sử dụng nano bạc ở nồng độ 125 ppm để
khử trùng mẫu phát hoa lan Hồ điệp vàng cho hiệu quả khử trùng cao hơn so với
HgCl2 và NaClO với tỷ lệ mẫu sống sạch là 72,22%. Vì vậy, tiến hành thí nghiệm
nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến hiệu quả khử trùng đoạn thân cúc
Mẫu đơn.
Đoạn thân bánh tẻ cúc Mẫu đơn sau khi thu ngoài vườn ươm về sẽ được cắt
bỏ lá, rửa sạch dưới vòi nước và cắt thành từng đoạn có chứa mắt ngủ. Rửa lại mẫu
bằng nước cất rồi đưa mẫu vào trong box cấy vô trùng, tiến hành lắc mẫu trong cồn
70o trong 1 phút, lắc tiếp 2 - 3 lần nước cất vơ trùng, sau đó lắc mẫu với dung dịch
nano bạc với các nồng độ khác nhau (75 ppm, 100 ppm, 125 ppm, 150 ppm) trong
20 phút, công thức đối chứng là công thức khử trùng bằng dung dịch NaClO 5%
(CT tốt nhất của thí nghiệm 1). Rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (2 - 3 lần), thấm

13


khô mẫu bằng giấy thấm vô trùng và cấy vào môi trường MS + 7,5 g/l agar, pH=
5,7 - 5,8.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nano bạc đến hiệu quả khử trùng
đoạn thân cúc Mẫu đơn
STT

Công thức

Nồng độ nano bạc (ppm)

1


CT1 (ĐC)

NaClO 5%

2

CT2

75

3

CT3

100

4

CT4

125

5

CT5

150

Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, mỗi công thức lặp lại 3 lần,
mỗi lần nhắc lại 20 mẫu/công thức. Theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ mẫu sống, tỷ lệ mẫu

sống sạch, tỷ lệ mẫu sống sạch phát sinh chồi sau 2 tuần.
3.3.2. Giai đoạn nhân nhanh chồi
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi cúc Mẫu
đơn in vitro
Theo Shatnawi và cs (2010) đã nghiên cứu nhân nhanh chồi đối với các chồi
ngọn của Chrysanthemum morifolium Ramat. Sau 6 tuần nuôi cấy, kết quả nghiên
cứu cho thấy, môi trường MS bổ sung 0,3 mg/l BA phù hợp cho việc nhân nhanh
chồi với số chồi mới hình thành là 4,35 chồi/mẫu cấy.
Vì vậy, tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng
nhân chồi giống Mẫu đơn. Các chồi ngọn cúc Mẫu đơn được nuôi cấy trên môi
trường nền in vitro là MS + 30 g/l sucrose + 7,5 g/l agar và BAP ở các nồng độ
khác nhau, pH= 5,7 - 5,8.

14


×