Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn và đánh giá hàm lượng polyphenol hoạt tính chống oxy hóa của dược liệu lá sâm nam núi dành, hoàng kỳ và bồ kết (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------- -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ỨC CHẾ VI KHUẨN VÀ
ĐÁNH GIÁ HÀM LƢỢNG POLYPHENOL HOẠT TÍNH
CHỐNG OXY HĨA CỦA DƢỢC LIỆU LÁ SÂM NAM
NÚI DÀNH , HỒNG KỲ VÀ BỒ KẾT

HÀ NỘI- 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------- -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ỨC CHẾ VI KHUẨN VÀ
ĐÁNH GIÁ HÀM LƢỢNG POLYPHENOL HOẠT TÍNH
CHỐNG OXY HĨA CỦA DƢỢC LIỆU LÁ SÂM NAM
NÚI DÀNH , HỒNG KỲ VÀ BỒ KẾT

Ngƣời thực hiện

:


MAI THÙY ANH

Mã sinh viên

:

637008

Lớp

:

K63CNSHA

Ngƣời hƣớng dẫn

:

PGS.TS. NGUYỄN THANH HẢI
TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ

HÀ NỘI- 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan các số liệu, hình ảnh và kết quả trong báo cáo này là trung thực
- khách quan và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một cơng trình nghiên cứu khoa
học nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp đã
đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn, tài liệu tham khảo đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2022
Sinh viên
Anh
Mai Thùy Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Đối với cá nhân tơi nói riêng và mỗi sinh viên trƣờng Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam nói chung thì việc đƣợc học tập và tiếp thu kiến thức từ các thầy cô Học Viện là
một điều may mắn nhất trong cuộc đời sinh viên, đặc biệt là khoảng thời gian thực
hiện luận văn là một trong những giai đoạn quan trọng và ý nghĩa nhất đánh giá sự
trƣởng thành và thành quả của cá nhân sinh viên sau 4 năm ngồi trên ghế Học Viện.
Trong quá trình hồn thành khóa luận của mình, tơi đã đƣợc tiếp thu thêm nhiều kiến
thức bổ ích về nghiên cứu và những kiến thức quý báu trƣớc khi bƣớc chân lập nghiệp.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam - ngôi
trƣờng thân yêu đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc trải nghiệm cuộc sống sinh viên quý giá
trong suốt bốn năm học tại trƣờng.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô hƣớng dẫn :
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải và TS.Nguyễn Thanh Hà - ngƣời đã truyền đạt những vốn
kiến thức quý báu, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong thời gian nghiên cứu
và hồn thành khóa luận.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ và đồng hành đến từ các anh chị, các
bạn đến trên phịng thí nghiệm Bộ mơn Nội - Chẩn -Dƣợc - Độc chất, Khoa Thú y
trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, các anh chị cũng nhƣ gia đình đã động viên,
quan tâm , giúp đỡ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để giúp tơi có thể hồn thành khóa luận
tốt nhất.

Vì kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ trình độ lý luận của tơi cịn nhiều hạn chế
nên bài luận án tốt nghiệp sẽ không thể tránh khỏi nhiều sai sót, tơi rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp từ q thầy cơ để tơi đƣợc học hỏi nhiều hơn về những
kiến thức chun mơn và hồn thiện bài báo cáo khóa luận một cách xuất sắc nhất.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2022
Sinh viên
Anh
Mai Thùy Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. x
TĨM TẮT KHỐ LUẬN ................................................................................... xi
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích - yêu cầu ......................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THUỐC CÓ NGUỒN GỐC THẢO
DƢỢC ....................................................................................................... 3
2.1.1. Nhu cầu sử dụng thuốc chiết xuất từ thảo dƣợc tự nhiên trên thế giới ....... 3
2.1.2. Tiềm năng phát triển thuốc có nguồn gốc dƣợc liệu phòng trị bệnh ở

Việt Nam. .................................................................................................. 4
2.2. Dƣợc liệu ........................................................................................................ 7
2.2.1. Sâm nam núi Dành ...................................................................................... 7
2.2.2. Hoàng Kỳ .................................................................................................. 10
2.2.3. Hoàng kỳ sao vàng .................................................................................... 12
2.2.4. Bồ kết ........................................................................................................ 13
2.3. Các loại vi khuẩn .......................................................................................... 16
2.3.1. Nhóm vi khuẩn Gram dƣơng .................................................................... 16
2.3.2. Nhóm vi khuẩn Gram âm .......................................................................... 19
2.4. Tổng quan chung .......................................................................................... 22
2.4.1. Tổng quan về polyphenol .......................................................................... 22
2.4.2. Hoạt tính chống oxy hóa ........................................................................... 27
iii


PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 30
3.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 30
3.1.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................................ 30
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 31
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 32
3.3.1. Phƣơng pháp chiết xuất dƣợc liệu ............................................................. 32
3.3.2. Phƣơng pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết dƣợc liệu
trên vi khuẩn............................................................................................ 36
3.3.3 Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng polyphenol .......................................... 39
3.3.4. Phƣơng pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa. ...................................... 41
3.3.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu.......................................................................... 42
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 43
4.1. Kết quả xác định đƣờng kính vịng vơ khuẩn của các dịch chiết dƣợc
liệu theo phƣơng pháp khuếch tán trên đĩa thạch. ................................. 43
4.1.1. Kết quả xác định đƣờng kính vịng vơ khuẩn 6 dịch chiết của dƣợc

liệu Sâm nam núi Dành. .......................................................................... 43
4.1.2. Kết quả xác định đƣờng kính vịng vơ khuẩn của 6 dịch chiết dƣợc
liệu Hoàng kỳ. ......................................................................................... 48
4.1.3. Kết quả xác định đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Bồ kết tại
6 dung môi............................................................................................... 58
4.2. Kết quả xác định hàm lƣợng polyphenol từ sáu dịch chiết của các dƣợc
liệu. .......................................................................................................... 62
4.2.1. Kết quả xây dựng đồ thị chuẩn giữa hàm lƣợng chlorogenic acid và sự
gia tăng giá trị mật độ quang đo đƣợc khi phản ứng với thuốc thử
Folin Ciocalteu. ...................................................................................... 62
4.2.2. Kết quả nghiên cứu hàm lƣợng polyphenol tổng số quy đổi theo acid
chlorogenic (mg) của dịch chiết dƣợc liệu Lá sâm nam núi Dành;
Hoàng kỳ và Bồ kết ( hàm lƣợng 100 mg/ml) khi chiết bằng các
dung môi khác nhau. ............................................................................... 65
iv


4.3.KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA CỦA CÁC
DỊCH CHIẾT DƢỢC LIỆU. .................................................................. 67
4.3.1. Kết quả xác định khả năng chống oxy hóa của chất chuẩn VTME (
Alpha tocopherol). .................................................................................. 67
4.3.2. Kết quả xác định khả năng chống oxy hóa của dƣợc liệu lá Sâm nam
núi Dành ; Hoàng kỳ ( thƣờng và sao vàng ); Bồ kết. ............................ 68
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 79

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của lá Sâm nam núi Dành dung môi
methanol,ethanol, acetone trên vi khuẩn S.aureus ,B.subtilis , G.Philus và
P.Seudo. ............................................................................................................ 44
Bảng 4.2.Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của Sâm nam núi Dành dung môi
methanol,ethanol, acetone trên vi khuẩn E.coli và Sal..................................... 45
Bảng 4.3. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của lá Sâm nam núi Dành dung môi
ethyl, DW và hexan trên chủng vi khuẩn S.aureus, G.Philus, B.Sub và
P.Seudo ............................................................................................................. 46
Bảng 4.4.Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của lá Sâm nam núi Dành dung môi
ethyl, DW và hexan trên chủng vi khuẩn Sal và E.coli .................................... 47
Bảng 4.5. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết dƣợc liệu Hồng kỳ
dung mơi methanol, ethanol và acetone trên vi khuẩn S.aureus ; G.Philus
và B.Sub ............................................................................................................ 49
Bảng 4.6. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết dƣợc liệu Hoàng kỳ
sao vàng methanol;ethanol và acetone trên chủng vi khuẩn S.aureus;
G.Philus và B.Sub. ............................................................................................ 50
Bảng 4.7. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Hồng kỳ
methanol,ethanol và acetone trên chủng vi khuẩn Sal và E.coli. ..................... 51
Bảng 4.8. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Hoàng kỳ sao vàng
methanol,ethanol và acetone trên các chủng vi khuẩn Sal và E.coli. ............... 52
Bảng 4.9. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Hồng kỳ
ethyl;DW;hexan trên chủng vi khuẩn S.aureus ; G.Philus;B.Sub và
P.Seudo. ............................................................................................................ 53
Bảng 4.10. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Hoàng kỳ sao vàng
ehtyl;DW và hexan tại các chủng vi khuẩn S.aureus; G.Philus;B.sub và
P.Seudo. ............................................................................................................ 54
Bảng 4.11. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Hồng kỳ ethyl;DW
và hexan trên các chủng vi khuẩn Sal và E.coli. .............................................. 55


vi


Bảng 4.12. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Hoàng kỳ sao vàng
ethyl, DW và hexan tại các chủng vi khuẩn Sal; E.coli. .................................. 56
Bảng 4.13. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Bồ kết methanol,
ethanol và acetone trên chủng vi khuẩn S.aureus; G.Philus;B.Sub và
P.Seudo. ............................................................................................................ 58
Bảng 4.14. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Bồ kết
methanol,ethanol và acetone tại các chủng vi khuẩn Sal và E.coli. ................. 59
Bảng 4.15. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Bồ kết ethyl, DW và
hexan tại chủng vi khuẩn : S.aureus; G.Philus; B.Sub và P.Seudo. ................. 60
Bảng 4.16. Kết quả đƣờng kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết Bồ kết ethyl; DW và
hexan tại các chủng vi khuẩn Sal ; E.coli. ........................................................ 61
Bảng 4.17. Sự thay đổi giá trị OD values theo nồng độ chất chuẩn acid chlogenic
(mg/ml). ............................................................................................................ 63
Bảng 4.18. Hàm lƣợng polyphenol của dƣợc liệu quy đổi theo chlorogenic acid
(mg/100mg dƣợc liệu) khi chiết xuất bằng các dung môi khác nhau. (
*ND = not detected) ......................................................................................... 65
Bảng 4.20. Khả năng chống oxy hóa của các loại dịch chiết dƣợc liệu.( ND =not
detected) ........................................................................................................... 72

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lá và củ Sâm nam núi Dành............................................................................ 7
Hình 2.2. Cây và rễ Hồng kỳ ....................................................................................... 12
Hình 2.3. Cây và quả Bồ kết.......................................................................................... 13
Hình 2.4. Phân loại các hợp chất Polyphenol ............................................................... 24

Hình 2.5. Cơng thức cấu tạo của Flavonoid và Quercetin ............................................ 25
Hình 2.6. Cấu trúc hóa học của DPPH .......................................................................... 29
Hình 3.1. Mẫu lá Sâm nam núi Dành sau khi nghiền .................................................... 32
Hình 3.2. Dƣợc liệu Hồng kỳ sau khi nghiền .............................................................. 33
Hình 3.3. Dƣợc liệu Hoàng kỳ thƣờng và Hoàng kỳ sao vàng ..................................... 33
Hình 3.4. Dƣợc liệu Bồ kết sau khi nghiền ................................................................... 34
Hình 3.5. Các bƣớc tiến hành ........................................................................................ 36
Hình 3.6. Tiến hành cấy chuyển khuẩn từ đĩa thạch sang các ống flacon 15ml ........... 37
Hình 3.7. Các bƣớc tiến hành nhỏ dƣợc liệu thử khuẩn ................................................ 38
Hình 3.8. Khả năng ức chế vi khuẩn của các dƣợc liệu trong vòng 24giờ ni cấy ..... 39
Hình 4.1. Sự đổi màu sắc đƣợc tạo bởi hệ nồng độ chất chuẩn acid chlorogenic
(các

ống

từ

trái

sang

lần

lƣợt

với

các

nồng


độ

0,1;

0,3;0,5;0,7;0,9;1;2mg/ml) ............................................................................ 64
Hình 4.2. Các cuvet thể hiện sự thay đổi màu sắc của dung dịch DPPH tạo ra bởi
các hoạt tính chống oxy hóa của VTME ( chất chuẩn) tại các nồng độ
khác nhau. .................................................................................................... 67
Hình 4.3.Sự thay đổi màu sắc của dƣợc liệu lá Sâm nam núi Dành tạo ra khi tăng
nồng độ ( Từ bên trái sang : control; lá sâm nam ethanol 100mg/ml; lá
sâm nam acetone 100mg/ml; lá sâm nam ethyl 200mg/ml; lá sâm nam
DW 50mg/ml; lá sâm nam hexan 200mg/ml; lá sâm nam methanol
5mg/ml.) ....................................................................................................... 69
Hình 4.4. Sự thay đổi màu sắc của dƣợc liệu Hoàng kỳ tạo ra khi tăng nồng độ ( từ
trái sang phải : control; hoàng kỳ methanol 100mg/ml; hoàng kỳ DW
100mg/ml; hoàng kỳ ethanol 100mg/ml; hoàng kỳ acetone 200mg/ml;
hoàng kỳ ethyl 200mg/ml; hoàng kỳ hexan 200mg/ml) ............................. 70

viii


Hình 4.5. Sự thay đổi màu sắc của dƣợc liệu Hoàng kỳ sao vàng tạo ra khi tăng
nồng độ.

( từ trái sang : control; hoàng kỳ sao vàng methanol

100mg/ml;hoàng kỳ sao vàng DW 100mg/ml; hoàng kỳ sao vàng
ethanol 100mg/ml; hoàng kỳ sao vàng acetone 200mg/ml; hoàng kỳ sao
vàng ethyl 100mg/ml; hồng kỳ sao vàng hexan 200mg/ml). ..................... 71

Hình 4.6. Sự thay đổi màu sắc của dƣợc liệu Bồ kết khi tăng nồng độ( từ trái sang:
control; bồ kết acetone 20mg/ml;bồ kết methanol 10mg/ml; bồ kết DW
20mg/ml; bồ kết ethyl 100mg/ml;bồ kết hexan 200mg/ml; bồ kết
ethanol 20mg/ml). ........................................................................................ 72

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Chữ viết tắt
ATCC

Amenrican Type Culture Collection

B.sub

Bacillus subtilis

DMSO

Dimethyl Sunlfoxide

DPPH

1,1 - diphenyl - 2 - picrylhydrazyl

DW


Distilled water

E. coli

Eschrichia coli

Ethyl

Ethyl acetate

G.Philus

Geobacillus stearothemophilus

P.Seudo

Pseudomonas aeruginosa

S.aureus

Staphylococcus aureus

Sal

Salmonella enterica

VTME

Vitamin E


x


TĨM TẮT KHỐ LUẬN
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát tác dụng kháng khuẩn, hàm lƣợng polyphenol và hoạt tính chống oxy
hố của dịch chiết các cây dƣợc liệu là lá Sâm nam núi Dành ;Hoàng Kỳ và Bồ kết
trên 9 chủng vi khuẩn : Escheria coli ATCC 2522 ; Escheria coli ATCC 35218;
Escheria coli ATCC 85922 ; Staphylococcus aureus ATCC 25923 ; Staphylococcus
aureus ATCC 25023; Pseudomonas aeruginosa ATCC 9027 ; Bacillus subtilis ATCC
7953 ; Geobacillus stearothermophillis ATCC 7953 ; Salmonella ATCC 13311.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Dƣợc liệu sau khi thu nhận sẽ tiến hành đem đi ngâm với sáu loại dung môi
ethanol, methanol, nƣớc cất (dw), ethyl acetate, hexan và acetone. Toàn bộ dung môi
thu đƣợc sẽ đem đi loại bỏ ra khỏi cao khô bằng phƣơng pháp cô quay tại áp suất thấp.
Các cao chiết này sẽ đƣợc đem đi hòa cao với dung dịch dimethyl sulfoxid (DMSO)
thành các dung dịch có nồng độ khác nhau để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, cũng
nhƣ xác định hàm lƣợng polyphenol và khả năng chống oxy hóa.
Sử dụng phƣơng pháp khuyếch tán trên đĩa thạch để tiến hành xác định tính
kháng khuẩn, ức chế sự phát triển vi khuẩn của dịch chiết các loại dƣợc liệu lá Sâm
nam núi Dành ; Hoàng Kỳ và Bồ kết đối với 9 chủng vi khuẩn.
Sử dụng phƣơng pháp Folin Cio-cautel và chất chuẩn acid chlorogenic để xác
định hàm lƣợng polyphenol tổng số của dịch chiết.
Sử dụng phƣơng pháp DPPH scavenging, thuốc thử DPPH và chất chuẩn vitamin
E ( VTME) để tiến hành xác định hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết.
Kết quả nghiên cứu
Các dịch chiết của dƣợc liệu lá Sâm nam núi Dành ; Hoàng Kỳ và Bồ kết gần
nhƣ đều thể hiện tính ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, đặc biệt là Geobacillus
stearothermophilus , Bacillus subtilis. Điều này phần nào giải thích ứng dụng của các
cây dƣợc liệu này trong y học cổ truyền nhằm mục đích chữa bệnh.

Dịch chiết của các loại dƣợc liệu này đều có chứa thành phần polyphenol và hoạt
tính chống oxy hóa. Trong y học, đây là các thành phần đƣợc cho là có tác dụng chống
lão hóa, tăng cƣờng sức khỏe và phịng ngừa bệnh tật rất tốt. Không chỉ đối với trong y

xi


học dành cho con ngƣời, y học dành cho thú y, thành phần polyphenol và hoạt tính
chống oxy hóa cũng đóng vai trị điều chế thuốc chống bệnh tiêu chảy, làm giảm kí
sinh trùng trong đƣờng ruột ở gia cầm, ức chế vi khuẩn, đƣợc coi nhƣ một kháng
sinh.Do đó, bên cạnh tiềm năng điều trị kháng khuẩn, những dƣợc liệu này còn hứa
hẹn khả năng dùng cho các mục đích khác nhƣ phát triển thành thực phẩm chức năng,
thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho cả ngƣời và động vât.

xii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, việc các thực phẩm chức năng chứa thành phần chống oxy
hóa và hàm lƣợng polyphenol có nguồn gốc hóa học đang gặp nhiều bất cập và xuất
hiện một số tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hƣởng vô cùng nghiêm trọng
tới sức khỏe và đời sống của con ngƣời. Vì vậy, việc sử dụng các loại dƣợc liệu có
chứa các thành phần chống oxy hóa và hàm lƣợng polyphenol tự nhiên ngày càng
đƣợc ƣa chuộng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các nhà khoa học hiện nay đang đặt vấn đề tìm kiếm các chất tự nhiên có tính
sinh học cao để tiến hành nghiên cứu tạo thành thuốc đang là vấn đề quan tâm hàng
đầu. Từ thời xa xƣa, các thầy thuốc Việt Nam đã tìm kiếm và phát hiện ra nhiều cây
thuốc có các hoạt chất có thể bào chế ra thành các loại thuốc có tác dụng cứu chữa
ngƣời. Với ƣu điểm có nhiều loại dƣợc liệu quý có chứa các hoạt chất tự nhiên có tính

sinh học cao, hiện nay một số loại dƣợc liệu đã đƣợc điều chế thành thuốc nhƣ chiết
berberin từ cây vàng đắng ( Coscinium fenestratum), rutin từ hoa hè, morphin từ cây
thuốc phiện ( Papaver somniferum), papain từ cây đu đủ ( Carica papaya), diosgenin từ
củ mài ( Dioscroea deltoidea), curcumin từ nghệ vàng ( Curumin longa)... Trong đó, có
rất nhiều loại hoạt chất quan trọng nhƣ quinin, morphin, strychinin,... đều phải chiết từ
dƣợc liệu mà chƣa thể đi bằng con đƣờng tổng hợp hóa học ( Phùng Tuấn
Giang,2017).Từ đây, có thể thấy, việc tiến hành phân tích và khảo sát họat tính kháng
khuẩn, hàm lƣợng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa của dƣợc liệu là điều cần
thiết nhằm mục đích đánh giá đúng khả năng và hoạt tính của các loại dƣợc liệu .Đối
với các loại dƣợc liệu nhƣ lá Sâm nam núi Dành ;Hoàng Kỳ và Bồ kết từ lâu trong các
bài thuốc dân gian đã có cơng dụng rất lớn trong việc bào chế thuốc chữa bệnh, tăng
cƣờng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể,... Chính vì vậy, các dƣợc liệu này sẽ chứa rất nhiều
tiềm năng trong việc nghiên cứu và phát triển dƣợc phẩm, đây có thể coi là dƣợc liệu
lý tƣởng có khả năng thay thế thuốc kháng sinh do nó có chứa ƣu thế vƣợt trội hơn
khơng chỉ về giá thành mà còn về cả hiệu quả và chất lƣợng .Vì tất cả những yếu tố
trên, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích chiết xuất và đánh giá khả

1


năng kháng khuẩn, hàm lƣợng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa của các cây
dƣợc liệu lá Sâm nam núi Dành ;Hồng Kỳ và Bồ kết.
1.2. Mục đích - u cầu
Chứng minh đƣợc dƣợc liệu lá Sâm nam núi Dành; Hồng Kỳ và Bồ kết có tác
dụng ức chế vi khuẩn trên 9 chủng vi khuẩn Escheria coli ATCC 2522 ; Escheria coli
ATCC 35218; Escheria coli ATCC 85922 ; Staphylococcus aureus ATCC 25923 ;
Staphylococcus aureus ATCC 25023; Pseudomonas aeruginosa ATCC 9027 ;
Bacillus subtilis ATCC 7953 ; Geobacillus stearothermophillis ATCC 7953 ;
Salmonella ATCC 13311.
Tiến hành khảo sát và so sánh hàm lƣợng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa

của các dịch chiết dƣợc liệu lá Sâm nam núi Dành ; Hoàng Kỳ và Bồ kết.
Đánh giá hiệu quả của dƣợc liệu với các đặc điểm nhƣ hoạt tính kháng khuẩn,
hàm lƣợng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa đối với 6 dung môi đƣợc tiến hành
nghiên cứu methanol , ethanol, hexan, nƣớc nóng ( dw), ethyl acetate.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THUỐC CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƢỢC
2.1.1. Nhu cầu sử dụng thuốc chiết xuất từ thảo dƣợc tự nhiên trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, nhu cầu sử dụng dƣợc liệu trên thế giới ở quy mô khá lớn
và là một trong những ngành có mức độ tăng trƣởng rất nhanh. Có thể thấy, thị trƣờng
thƣơng mại tồn cầu khoảng 130 tỷ USD, với tốc độ tăng trƣởng 6-7% trên năm cho
ba phân khúc lớn sản xuất thuốc, thực phẩm và chế phẩm, mỹ phẩm làm đẹp (Viện
nghiên cứu & Phát triển cây dƣợc liệu - Ban Khoa học và Cơng nghệ Học Viện Nơng
nghiệp Việt Nam). Cịn theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới khoảng 80% tổng dân
số nông thôn và các nƣớc phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dƣợc để chăm sóc sức
khỏe cộng đồng (TS.Lƣơng y Phùng Tuấn Giang, 2017).
Cũng theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) , hiện nay có khoảng
20.000 lồi thực vật bậc cao có mạch và ngành thực vật bậc thấp đƣợc nghiên cứu sử
dụng trực tiếp làm thuốc hoặc là cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc. Trong
đó, các vùng nhiệt đới nhƣ Châu Mỹ có tới hơn 1.900 lồi, vùng nhiệt đới nhƣ Châu Á
có tới khoảng 6.500 lồi thực vật có hoa đƣợc dùng làm nghiên cứu thuốc. Mức độ sử
dụng thuốc thảo dƣợc có thể nói là ngày cao. Các nhà khoa học trên thế giới đã và
đang tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các loại hợp chất hóa học
có tác dụng chữa bệnh trong các loại cây dƣợc liệu, để từ đó, tiến hành sàng lọc, đúc
kết thành các bài thuốc ghi chép trong sách - tạo thành những cuốn sách có giá trị cao
đối với nhân loại sau này.
Các loại cây dƣợc liệu đều có chứa khả năng kháng sinh - đó chính là khả năng

miễn dịch mang tính tự nhiên có mặt phổ biến trong thực vật, tiêu biểu nhƣ phenolic,
antoxy, các dẫn xuất quino,ancaloid, flavonoid, saponin,... đã đƣợc các nhà khoa học
trên thế giới cơng nhận.
Ngƣời ta có thể tổng hợp nên các chất nhân tạo để chữa bệnh dựa trên các cấu
trúc đã đƣợc giải mã. Một số loại dƣợc liệu đã đƣợc nghiên cứu và chiết xuất các dịch
chiết tạo thành thuốc chữa bệnh có thể kể tới nhƣ từ cây Lô hôi (Aloe vera), Gotshall
(1950) đã phân lâp dƣợc chất Glycosid barobaloid - chất này có tác dụng với vi khuẩn
gây bệnh lao ở ngƣời và có tác dụng với cả vi khuẩn Bacilus subtilis hoặc trong lá và

3


rễ cây Hẹ(Allium odorum) có chứa các hợp chất nhƣ sunfua,saponin và chất đắng, cây
dƣợc liệu Hoàng Liên(Coptis teeta), ngƣời ta cũng đã chiết xuất đƣợc berberin. Năm
1948, Shen-Choi-Shen đã thành công phân lâp đƣợc một loại hợp chất Odorin ít gây
độc tới các loại động vật bậc cao nhƣng lại có tác dụng kháng khuẩn. Hạt của cây Hẹ
cũng chứa một lƣợng lớn chất Alcaloid có tác dụng trong việc kháng khuẩn gram (+)
và gram (-) hoặc là kể cả đối với các loại nấm. Đối với việc hạ huyết áp, các chất nhƣ
Reserpin và Serpentin cũng đã đƣợc tìm thấy và chiết xuất từ cây dƣợc liệu Ba gạc (
Rauvolfia spp.). Đặc biệt, các chất nhƣ Vinblastin và Vincristin là những chất vừa có
tác dụng hạ huyết áp, vừa có tác dụng làm thuốc chống gây ung thƣ đƣợc tìm thấy có
trong cây Dừa cạn. Một số chất khác nhƣ Digitalin cũng đƣợc tìm thấy có trong cây
Dƣơng địa hoàng (Digitalis spp.), strophatin đƣợc chiết xuất từ cây Sừng dê (
Strophanthus spp.) có tác dụng trong bào chế thành thuốc trợ tim,...(Trịnh Ngọc
Hiệp,2019).
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên thế giới có thể thấy đƣợc những tiềm năng
phát triển của các loại thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu tự nhiên. Với việc có nhiều loại
thảo dƣợc dồi dào thì việc có thể nghiên cứu và phát triển các bài thuốc mang các loại
dƣợc chất tự nhiên là vô cùng thuận lợi.
2.1.2. Tiềm năng phát triển thuốc có nguồn gốc dƣợc liệu phịng trị bệnh ở Việt

Nam.
Theo TS. Nguyễn Xuân Cƣờng - cố vấn cấp cao của Học Viện Nơng nghiệp Việt
Nam chỉ ra rằng, chỉ tính riêng nhu cầu về thuốc theo Cục Dƣợc Việt Nam bình qn
hiện nay có khoảng 40-60 USD/ngƣời/năm với tốc độ tăng trƣởng 12-14%/năm và nhƣ
vậy vào khoảng 7-8 tỷ USD/năm, chủ trƣơng của chúng ta là tập trung vào việc phát
triển công nghiệp dƣợc liệu chủ động dựa vào nền sản xuất công nghiệp trong nƣớc và
nền tảng dƣợc liệu thơng qua các mục tiêu, tiêu chí, định hƣớng, nhóm giải pháp tại
Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về chƣơng trình phát triển cơng
nghiệp dƣợc, dƣợc liệu sản xuất trong nƣớc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. So
với các nƣớc khác trên thế giới, Việt Nam có thể đƣợc coi là một trong những nƣớc có
các điều kiện tự nhiên tối ƣu nhƣ khí hậu, vị trí địa lí,... đất đai rất phù hợp với nhiều
loại cây trồng, trong đó có nhiều loại thảo dƣợc q hiếm, khơng những thế cịn chiếm
ƣu thế về hệ thống sinh thái tự nhiên phong phú, đa dang về số lƣợng chủng loài các
4


loại thảo dƣợc - có thể ƣớc tính với hơn 12 nghìn loại thực vật, trong đó có gần hơn 4
nghìn lồi có cơng dụng làm thuốc và đƣợc xếp vào một trong những loại thảo dƣợc
quý hiếm trên thế giới tiêu biểu có thể kể tới nhƣ Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Điệp, Tam
thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Hồng Liên Ơ Rơ, Thanh Thiên Qùy, Ba gạc Vĩnh
Phúc,... (Trần Dỗn Tiến, 2014). Theo ƣớc tính hiện nay, Việt Nam đã xác định đƣợc
3.830 loài cây dƣợc liệu đƣợc dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36 % trong số 10.500
loài thực vật bậc cao có mạch đã biết. So với 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế
giới, số loài cây thuốc Việt Nam chiếm khoảng 11%. Sự hiểu biết, tri thức truyền
thống về cây thuốc của các dân tộc, cộng đồng, ngƣời dân bản địa khác nhau đã góp
phần tạo ra những bài thuốc gia truyền có ý nghĩa trong chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe của nhân dân (Đăng Hải,2019).Hiện cả nƣớc mới có 226 cơ sở sản xuất dƣợc
liệu, thuốc cổ truyền, hơn 1.400 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu
khoảng 20.000 tấn/năm. Tuy nhiên, quy mơ cũng nhƣ trình độ sản xuất cịn non yếu,
lạc hậu, thiếu tính liên kết, 80% ngun liệu phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Chất lƣợng

các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nƣớc còn nhiều hạn chế.
Từ thời cổ xƣa, con ngƣời Việt Nam đã biết cách dùng các loại cây trong tự
nhiên để bào chế thành thuốc phòng và chữa bệnh. Theo thời gian, những kinh nghiệm
này đƣợc lƣu truyền, chọn lọc và nghiên cứu tìm kiếm những bằng chứng khoa học
đáng tin cậy, rõ ràng hơn. Tính tới thời điểm bây giờ, đã có rất nhiều thành tựu có thể
đánh giá đúng mực vai trò và tiềm năng phát triển của việc ứng dụng thuốc thảo dƣợc
thay thế cho các loại thuốc kháng sinh nhân tạo trên thị trƣờng, nghiên cứu tiêu biểu
là của PGS.TS Trần Văn Ơn đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Sàng lọc các
bài thuốc dƣợc liệu có tác dụng hạ đƣờng huyết” vào năm 2007, ơng đã dựa trên tài
liệu về lồi cây Gymnema có tác dụng hạ đƣờng huyết ở Ấn Độ (tiếng Ấn Độ gọi là
cây Gumar). Loài cây này thuộc họ thiên lý này đƣợc sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm
trƣớc để trị bệnh “ nƣớc tiểu ngọt nhƣ mật”, tài liệu cịn chỉ ra rằng, lồi cây này cũng
phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, trong đó có Việt Nam. PGS.TS Trần
Văn Ơn đã lặn lội tìm kiếm, rồi trong nhiều loại dây leo đƣợc thu nhập về, ơng đã xét
nghiệm và tìm ra đƣợc loại cây có tác dụng hạ đƣờng huyết, đƣợc gọi một cách đơn
giản là cây dây thìa canh (tên khoa học là Gymnema sylvestre) - việc phát hiện ra dây
thìa canh đã mang lại niềm vui cho hàng chục nghìn bệnh nhân tiểu đƣờng trên cả
5


nƣớc. Hai tác giả Thanh Van Nguyen and Hai Than Nguyen (2019) đã chứng minh
thành công các tác dụng ức chế vi khuẩn của một số loài dƣợc liệu phổ biến trong dân
gian lên 20 chủng vi khuẩn khác nhau trong đó bao gồm cả các chủng đã kháng thuốc
kháng sinh từ trƣớc và mối quan hệ rất chặt chẽ của tính kháng sinh với các hoạt chất
thiên nhiên có sẵn trong dƣợc liệu, đã dần làm sáng tỏ các tác dụng cổ truyền của dƣợc
liệu Việt Nam.
Thảo dƣợc tự nhiên không chỉ đƣợc nghiên cứu và ứng dụng trong phòng trị
bệnh cho con ngƣời mà còn đƣợc chú trọng phát triển trong việc nghiên cứu làm
thuốc trị bệnh cho vật nuôi và thủy hải sản. Theo nghiên cứu cho thấy, một số loài thảo
dƣợc tự nhiên gần gũi với đời sống con ngƣời có tác dụng rất tốt trong viêc phòng

chữa một số loại bệnh ở gia súc và gia cầm nhƣ tỏi (chứa hàm lƣợng Allicin - một chất
kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả Penicillin, có hoạt tính kháng khuẩn) có
tác dụng phịng trị bệnh cúm ở gia cầm hoặc là trộn lẫn tỏi với nghệ bổ sung vào khẩu
phần ăn của lợn thịt giúp làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và ho, giảm tổn thƣơng nhu mô
phổi, giúp tăng trọng tốt,, do củ nghệ chứa Curcumin đóng vai trị quan trọng trong
kích thích hệ miễn dịch, là chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm. Dây mơ
lông chứa hàm lƣợng Alkaloid peaderin α và β, thƣờng đƣợc sử dụng trị viêm ruột do
ly trực trùng (Shigella dysenteriae) và bơi ngồi da trị eczema trên da lợn. Lá và củ hẹ
có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn nhƣ trực khuẩn mủ xanh
(Pseudomonas aeruginosa ), thƣơng hàn, lỵ,... do có chứa chất Odorin và tính kháng
khuẩn hẹ khá bền vững (Đinh Nhƣ Ý, 2016). Đối với thủy hải sản, nghiên cứu chiết
xuất thảo dƣợc lá bàng, diệp hạ châu (Hồng Mông Huyền và cộng sự,2020) đối với sự
tăng trƣởng, miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng bệnh trên tôm thẻ chân
trắng đƣợc thực hiện. Các thảo dƣợc trên đƣợc chiết xuất bằng ethanol và bổ sung vào
thức ăn ở nồng độ 1%, 2% cho tơm trắng trong vịng 4 tuần. Kết quả thu đƣợc cho thấy
các dịch chiết không chỉ không ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng phát triển của tơm
mà cịn góp phần giúp tăng trƣởng các chỉ tiêu miễn dịch (bao gồm các chỉ số huyết
học, hoạt tính phenoloxidase, hoạt tính superoxide dismutase) và có tỉ lệ sống khi bị
cảm nhiễm với Vibro parahaemolyticus. Do đó, bƣớc đầu tiên có thể đƣa ra đánh giá
tiềm năng ứng dụng của dịch chiết lá bàng, diệp hạ châu trong viêc sử dụng để nuôi
tôm chân trắng thƣơng phẩm ở Cần Thơ.
6


2.2. Dƣợc liệu
2.2.1. Sâm nam núi Dành
Tên tiếng việt : Cát sâm, Sâm nam, Sâm chào mào, Sâm chèo mèo, Mát to,
Ngƣu đại lực đằng
Tên khoa học : Callerya speciosa
Họ : Đậu - Fabaceae


Hình 2.1. Lá và củ Sâm nam núi Dành
Đăc điểm và phân bố hẹp : có thể nói đây là loại sâm nam quý hiếm có trên núi
Dành nằm trên địa bàn hai xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên cách trung tâm
thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về hƣớng Tây Bắc, với độ cao khoảng 117 m so
với mực nƣớc biển ( núi Dành là đỉnh núi cao thứ hai sau núi Đót ở xã Phúc Sơn,
huyện Tân Yên) - đây là nơi có thành phần thổ nhƣỡng đặc biệt ( đá cám, canxi và
magie), đây là những điều kiện tối ƣu thuận lợi cho cây sâm nam phát triển hơn so với
việc đƣợc trồng ở những nơi khác nhau . Núi Dành có phần lớn diện tích núi nằm trên
địa bàn Liên Chung và là một phần của xã Việt Lập của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang. Vùng núi Dành - nơi có huyền tích về loại dƣợc liệu q. Theo các cụ cao niên,
núi Dành xƣa kia có tên là núi Chung Sơn. Tƣơng truyền rằng có thời kì mẹ vua Tự
Đức bị lòa mắt, nhiều thuốc thang chữa trị mà vẫn khơng khỏi, may nhờ có sâm nam
núi Dành mà bà đƣợc trị khỏi, từ ấy sâm nam núi Dành trở thành đặc sản vật quý đƣợc
nhiều ngƣời săn tìm và trở nên hiếm hơn bao giờ hết. Những tƣởng đây là câu chuyện
cổ dân gian, thế nhƣng lại không thể ngờ đƣợc trong sách “ Đại Nam nhất thống chí”,
có ghi “ Tên nỏ sản xuất tại n Thế. Sâm nam sẵn ở đỉnh núi Chung Sơn. Cỏ thi cũng
7


có ở Chung Sơn(mà núi Chung Sơn đƣợc nhắc tới ở đây chính là núi Dành hiện tại.)
Da vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, khơng nhƣ sâm ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt.”
Điều này cho thấy sản vật này từng vang danh từ hàng trăm về trƣớc.
Tuy nhiên, đến năm 2010, cây sâm nam còn lại đã đƣợc phát hiện tại khu vƣờn
nằm dƣới chân núi Dành của gia đình ơng Thân Hải Đăng, thơn Đồng Sen. Trƣớc kia,
bà ngoại của ơng khi cịn sống là ngƣời thƣờng lên núi Dành đạo dƣợc liệu. Cụ chính
là ngƣời có cơng đƣa sâm nam về trồng trong vƣờn nhà. Cịn nhớ về loại cây báu vật
tiến vua này, ơng Đăng đã tận tâm chăm sóc và bảo tồn giống cây quý này. Hiện nay
cây sâm nhỏ đã phát triển và lan rộng cả chục mét vuông.
Cùng với các loại đặc sản đặc trƣng của tỉnh Bắc Giang nhƣ : mỳ chũ, vải thiều

(huyện Lục Ngạn), mật ong rừng Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) , bánh đa kế (TP Bắc
Giang ),...hiện nay sâm nam núi Dành đã và đang đƣợc đơng đảo du khách gần xa biết
đến và tìm mua để sử dụng bồi dƣỡng sức khỏe mỗi khi du khách đến với vùng đất
Bắc Giang công tác, tham quan và du lịch.
Đặc điểm cây sâm nam núi Dành : là một loại sâm thuộc loại dây leo mảnh,
yếu, dây bò nhƣ khoai lang, sinh trƣởng chậm, thƣờng nằm bò trên mặt đất hoặc phải
tựa, cuống theo cạnh lá cây khác để vƣơn lên. Cây có lá kép lơng chim, mọc so le
nhau, có cuống dài phủ đầy lơng, lá chét 7-13, thƣờng là 11, có hình dáng dạng mũi
mác thuôn hoặc bầu dục. Cụm hoa tân cùng thành chùy, có lơng dài 10-20 cm, hoa rất
nhiều, màu trắng ngà, lá bắc dang lá, dài có răng tam giác, măt ngồi phủ đầy lơng,
tràng hoa nhẵn ở măt ngồi, cánh cờ rông. Mùa hoa rơi vào khoảng tháng 4 và 5, còn
củ rơi vào khoảng tháng 9- tháng 10. Củ sâm có lớp vỏ bên ngồi hơi cứng, bên trong
lõi màu vàng nhạt, mùi thơm dịu và có vị ngọt... Sâm nam có loại sâm năm và loại sâm
ba. Sâm năm là loại có năm lá, sâm ba là loại có ba lá và sâm năm tốt hơn sâm ba. Lúc
đầu, việc nhân giống rất khó khăn. Mỗi khi thân cây dài chừng một gang tay thì sinh
thêm một đốt, đốt ấy mọc rễ sau vài năm sẽ thành gốc mới. Đến nay, nhờ có sự phát
triển của khoa học và công nghệ đã thực hiện thành công nuôi cấy giống cây bằng mô
nên việc nhân giống cũng trở nên thuận lợi hơn.
Giá trị dinh dƣỡng : bản thân những ngƣời nơng dân cũng có nguyện vọng để
các nhà khoa học vào cuộc và nghiên cứu tìm ra các thành phần , công dụng thực sự
của loại sâm này ra sao để đƣợc cơng bố, khiến nó trở nên quý hiếm và đƣợc nhiều
8


ngƣời biết tới hơn. Dù là quý nhƣ vậy, tuy nhiên cũng có một khoảng thời gian dài
trƣớc đây, những tƣởng loại sâm quý này đã bị tuyệt chủng.
Thời gian qua, đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học
về sâm nam núi Dành đƣợc các đơn vị tích cực thực hiện, mang lại hiệu quả cũng nhƣ
là đƣợc bổ sung thêm nhiều thông tin quan trọng, hữu ích về giống cây này. Năm
2012, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trƣờng huyện Tân Yên thực hiện đề tài

khoa học :” Bảo tồn và nhân giống sâm nam núi Dành”. Đến năm 2015, Trung tâm
Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao (Viện Di truyền nông nghiệp ) đã
thực hiện đề tài “ Nghiên cứu , đánh giá , bảo tồn nguồn gen sâm nam núi Dành phân
bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” tại vƣờn nhà ông Đăng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các chuyên gia xác định, sâm nam núi Dành có
nhóm chất chính trong mẫu sâm là saponin (hoạt chất chính tạo nên những cơng dụng
kỳ diệu của sâm), flavonoid (hoạt chất chống lão hóa), acid hữu cơ, acid amin...Mẫu
sâm hơn 5 tuổi có hàm lƣợng lớn hơn đáng kể so với mẫu 2,3,4, tuổi. Cụ thể , nhóm
chất saponin ở củ sâm nam núi Dành 5 tuổi cao hơn so với 2 tuổi 253%, flavonoid là
595 %. Đáng nói, hàm lƣợng chất saponin tƣơng đƣơng với sâm Hàn Quốc và chỉ
đứng sau sâm Ngọc Linh.
Giá trị kinh tế : với lợi thế tiềm năng sẵn có cây sâm nam núi Dành đã hình
thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng ổn định. Hiện nay, giá bán củ sâm nam
có thể dao động từ 2.000.000 đồng/kg ; trà hoa sâm khơ 700.000 đồng/kg ; cây sâm
nam có giá rơi vào khoảng từ 15.000 đồng - 25.000 đồng/gốc (tùy theo số kƣợng tiêu
thụ của khách hàng). Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện này đang có 2 xã Liên Chung
và Việt Lập có diện tích trồng sâm nam núi Dành khoảng 20 ha, hàng năm cho thu
nhập lên tới hàng chục tỷ đồng. Trƣớc mắt, củ sâm nam núi Dành cần các nhà khoa
học nghiên cứu chuyên sâu hơn về khối lƣợng, thành phần dƣợc chất và công dụng của
nó đối với sức khỏe con ngƣời, từ đó so sánh với các giống sâm khác để thể hiện đƣợc
thứ hạng và giá trị của nó.
Cơng dụng : hiện nay, một số ngƣời dân vùng Tân Yên vẫn chăm sóc từng gốc
cây sâm nam, họ ln coi đó là bảo vật, một gen giống quý và nâng niu, gìn giữ.
Trong cuộc sống, bà con thƣờng cũng thƣờng sử dụng sâm nam để chữa các bệnh mãn
tính nhƣ viêm gan, thấp khớp, gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, đƣợc
9


xem là một trong những loại thuốc bổ. Sâm nam có thể đƣợc coi nhƣ là một vị thuốc
bổ mát, thƣờng đƣợc dùng trong những trƣờng hợp suy nhƣợc, viêm phế quản, tiểu

tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác dƣới dạng sắc. Một số
đơn thuốc có chứa Sâm nam dùng trong nhân gian nhƣ Thuốc bổ dùng cho những
ngƣời yếu ho, sốt, khát nƣớc (Sâm nam 12g, mạch môn 12g, thiên môn 8g, vỏ rễ dâu
8g, nƣớc 400ml, sắc còn 200 ml chia ba lần uống trong ngày), thuốc chữa sốt, khát
nƣớc (sâm nam 12g, cát căn 12g, cam thảo 4g, nƣớc 400ml. sắc còn 200ml, chia ba lần
uống trong ngày), thuốc chữa kém ăn, suy nhƣợc cơ thể (sâm nam tẩm nƣớc gừng sao
vàng, ngày 30g sắc uống).
2.2.2. Hoàng Kỳ
Tên tiếng việt: Hoàng kỳ, co nấm mò (Thái)
Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fish) Bunge
Họ: Fabaceae (Đậu)
Đặc điểm hình thái : đây là một loại cây sống lâu năm , cao trên 50-80cm, rễ
cái dài và mọc sâu, rất khó bẻ, đƣờng kính 1-3 cm, vỏ ngồi màu vàng đỏ hoặc có màu
nâu. Phần giữa của rễ già, đơi khi có dạng gỗ mục nát, màu nâu hơi đen hoặc rỗng.
Thân cây mọc thẳng đứng, trên có phân nhiều cành. Lá cây mọc so le, kép, dìa lẻ, có lá
kèm hình 3 cạnh, 6-13 đơi lá chét hình trứng dài 5-23mm, mặt dƣới có nhiều lông
trắng mịn. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, dài hơn lá, gồm 5-22 hoa, có màu vàng
tƣơi. Quả cây giáp mỏng, dẹt dài 2-2,5cm, đƣờng kính trung bình từ 0,9-1,2 cm đầu
dài ra thành hình gai nhọn, trên quả có lơng ngắn, 5-6 hạt có màu đen hình dáng giống
nhƣ quả thân. Hồng kỳ có mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt và tanh nhƣ mùi đậu khi nhai.
Mùa hoa tại Trung Quốc rơi vào các tháng 6 và 7, mùa quả thì thƣờng vào khoảng các
tháng 8 và 9 (Hà Bắc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh).
Đặc điểm phân bố : cho đến nay, chúng ta vẫn phải nhập hoàng kỳ của Trung
Quốc, ở Viêt Nam, loài thực vật này cũng đã đƣợc di thực vào Đà Lạt và Sapa nhƣng
với số lƣợng khơng nhiều.Cây Hồng kỳ thƣờng mọc hoang dại tại Trung Quốc, nó
thích những nơi có đất cát và phải thốt nƣớc tốt. Thơng thƣờng sau 3 năm, cây Hoàng
Kỳ mới đƣợc thu hoạch, sau khoảng 6-7 năm thì tốt hơn.
Thành phần hóa học : trong Hồng kỳ có chứa polysaccarid (astragalan,
saccarose,glucose, tinh bơt , chất nhầy, gôm). Ngƣời ta cũng đã tách chiết đƣợc các
10



chất nhƣ astralosid I, astralosid II, astralosid III,...các loại acid amin nhƣ
Cholin,Betain, acid Folic... Sistosterol.
Tác dụng dƣợc lý : theo nghiên cứu dƣợc lý hiện đại cây hồng kỳ có chứa chất
Astragalosid IV trong dƣợc liệu có tác dụng đối với hê miễn dịch, kháng viêm, bảo vê
tim mạch, bảo vệ gan và kháng virus. Hồng kỳ có chứa chất Isoflavonoid trong cây
có tác dụng chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hóa, kháng viêm đối với bệnh viêm
khớp mãn tính và ức chế các loại virus gây hại. Đối với hệ miễn dịch chiết xuất
Polysaccharis trong dƣợc liệu giúp làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu đa nhân
và đại thực bào, từ đó điều chỉnh chức năng tế bào T, tăng hoạt tính interkeukin -2 và
tăng chức năng miễn dịch cho cơ thể. Đối với hệ tim mạch dƣợc liệu có tác dụng tăng
cƣờng co bóp tim - tác dụng rõ ràng nhất có thể nhân thấy ở những trƣờng hợp bệnh
nhân bị suy tim. Hoàng kỳ cũng có tác dụng với việc chống viêm (Astramenbrannin
trong dƣợc liệu có tác dụng ức chế tính thấm của mao mạch do histamine và serotonin
ở liều tiêm tĩnh mạch 50mg/kg), tác dụng kháng khuẩn ( dƣợc liệu có tính ức chế lỵ
Shigella, phế cầu, liên cầu khuẩn dung huyết và tụ cầu vàng), tác dụng đối với sự phát
triển cơ thể và kéo dài tuổi thọ (trong nuôi cấy tế bào invitro, ngƣời ta nhận thấy đƣợc
dƣợc liệu có khả năng làm tăng hoạt động của tế bào, kéo dài tuổi thọ và giúp các tế
bào tăng trƣởng nhanh hơn), hạ huyết áp(Hồng kỳ làm giãn mạch nên có tác dụng
làm hạ huyết áp), bảo vệ gan (dƣợc liệu làm tăng albumin, protein trong huyết thanh,
bảo vê gan và giảm hàm lƣợng gylcopen trong cơ quan này) và tác dụng với cả tử cung
(dƣợc liệu gây co bóp ở ruột thỏ co lập nhƣng gây hƣng phấn đối với tử cung co lập ở
chuôt cống mang thai. Đối với độc tính có trong cây, dƣợc liệu Hồng kỳ là một trong
những cây có hàm lƣợng độc tính thấp.
Tác dụng của Hồng kỳ theo Đơng y : Hồng kỳ dùng sống có tác dụng tiêu
thũng, sinh cơ, ích vệ,lợi thủy, mạnh gân xƣơng, trƣởng nhục, bổ huyết, trƣờng phong,
phá trƣng tích và thải độc. Dùng nƣớng có tác dụng bổ trung và ích khí. Một số đơn
thuốc có chứa dƣợc liệu Hoàng kỳ nhƣ Hoàng kỳ lục nhất thang (dùng chữa toàn thân
suy nhƣợc, chân tay mệt mỏi rã rời, miệng khô, tim đập nhanh hồi hộp, mặt xanh vàng

không muốn ăn uống, nhiều mồ hơi, sốt), Hồng kỳ kiên trung thang (chữa cơ thể suy
nhƣợc, nhiều mồ hôi) , Thập tồn đại bổ (chữa khí huyết bất túc, hƣ lao, ho khan, ăn

11


×