Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

dự án sản xuất xăng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.98 KB, 13 trang )

Dự án sản xuất xăng sinh học
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường đang dần bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, con người dần tìm
kiếm những nguồn nguyên liệu sạch như gió, nước, phế thải sinh học, năng lượng mặt trời…để
thay thế. Từ rất lâu, dầu mỏ luôn giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Hơn 90% lượng dầu mỏ khai thác được phục vụ cho nhu cầu năng lượng như
xăng nhiên liệu, nhiên liệu phản lực, diesel, nhiên liệu đốt cháy… Có thể nói dầu mỏ là nền tảng
của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của bất kì quốc gia nào.
Trong những năm gần đây, với sự leo thang của giá xăng dầu gây nhiều tác động tiêu
cực đến nền kinh tế thế giới. Vì vậy tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế một phần xăng
dầu trở thành một vấn đề cấp thiết và được nhiều quốc gia quan tâm. Một trong những hướng đi
hiệu quả là sử dụng ethanol để pha vào xăng vừa làm tăng chỉ số octane, vừa làm giảm ô nhiễm
môi trường nên xăng pha cồn ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 60 quốc gia đang sử dụng phổ biến các loại xăng
sinh học E5, E10, có nước đã sử dụng cách đây hơn 40 năm. Họ đều thực hiện các chương trình
bắt buộc sử dụng xăng sinh học nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng nhiên liệu, bảo đảm an
ninh năng lượng, phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng môi trường. Nhận thức xu thế thời đại
và lợi ích rõ ràng của nhiên liệu sinh học (NLSH), kể từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt đề án “phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025” bằng Quyết định số
177/2007/QĐ-TTg với mục tiêu phát triển NLSH, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để
thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống”.
Ở Việt Nam, với gần 90 triệu dân, hơn 37 triệu ô tô, xe máy, hứa hẹn nhiều tiềm năng
cho xăng sinh học. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển xăng sinh học E5 là lời giải
cho việc phát triển xanh, giảm ô nhiễm môi trường và xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Và với
một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì việc sử dụng nhiên liệu sinh học thậm chí còn hứa
hẹn đầu ra vững chắc cho nhiều loại nông sản.
Hơn nữa, nước ta là một nước nông nghiệp có nguồn nguyên liệu để sản xuất ethanol là
rất phong phú. Việt Nam sở hữu hai đồng bằng rộng lớn là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng
Sông Cửu Long. Đây là vùng nguyên liệu lí tưởng, là tiền đề cho sự ra đời của nhà máy sản xuất
ethanol từ cellulose (rơm rạ).
Dự án sản xuất xăng sinh học


Với những lí do như trên, “Dự án sản xuất xăng sinh học” được xem là một dự án
mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện của nước ta và xu hướng của thời đại.
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẦU TƯ
Dự án sản xuất xăng sinh học được lập dựa trên các căn cứ pháp lý và các tài liệu liên
quan sau:
− Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
− Nghị định số 108/2006/NĐ- CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
− Nghị đinh số 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước.
− Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình.
− Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài
chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
− Các tài liệu dữ liệu qua điều tra thu nhập về thị trường.
− Các tài liệu khác có liên quan đến quá trình thực hiện dự án do Nhà nước quy định.
 QUY HOẠCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa
NLSH đến với người tiêu dùng Việt Nam. Petrovietnam (PVN) đã phối hợp với các bộ ban
ngành và địa phương triển khai đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất bio-ethanol đặt tại 3 miền
Bắc, Trung, Nam, có thể cung cấp ra thị trường 300.000m
3
ethanol nhiên liệu, pha được 6 triệu
m
3
xăng E5, bảo đảm cung cấp cho nhu cầu cả nước.
Hiện Petrovietnam đang phối hợp với tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thí điểm cung cấp
xăng E5 cho thị trường. Đến nay, các bên đã thực hiện xong việc quy hoạch phát triển vùng sắn
nguyên liệu bền vững tại Quảng Ngãi cho nhà máy nhiên liệu sinh học Bio- Ethanol Dung Quất
giai đoạn 2011-2020, với diện tích 16.714 ha. Đồng thời, tổ chức hội nghị phổ biến xăng sinh

học đến các đại lý xăng dầu của tỉnh; vận động 29/168 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh bán
xăng sinh học E5.
Phó Tổng Giám Đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã chỉ đạo Công ty TNHH
MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn và Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đầu tư, phát triển hệ thống phân
phối xăng E5 tại Quảng Ngãi, đảm bảo cung ứng đủ xăng E5 cuối năm 2013 trên toàn tỉnh nhằm
Dự án sản xuất xăng sinh học
thúc đẩy việc triển khai đồng bộ kế hoạch phát triển NLSH trên địa bàn tỉnh sớm hơn lộ trình của
chính phủ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ đánh giá cao sự phối hợp giữa PVN và
tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, trong đó đã thực hiện đạt được một số kết quả bước đầu
trong lộ trình phát triển NLSH tại Quảng Ngãi. Trong thời gian tới hai bên phải cùng nhau tháo
gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển vùng sẳn nguyên liệu bền vững và hệ thống
phân phối xăng sinh học trên địa bàn tỉnh, để đến ngày 1/6/2014 Quảng Ngãi sẽ triển khai sử
dụng rộng rãi xăng E5, sớm hơn lộ trình của Chính phủ 6 tháng.
Hai bên thống nhất kiến nghị với Chính phủ xem xét, ban hành chính sách ưu đãi,
khuyến khích đầu tư phát triển vùng sắn nguyên liệu phục vụ sản xuất NLSH gắn với phát triển
nông nghiệp và nông thôn. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công thương xây dựng mô hình điểm
thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học E5 tại Quảng Ngãi để thay thế một phần, tiến đến thay
thế hoàn toàn xăng truyền thống vào tháng 6/2014.
 CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
− Theo luật bảo vệ môi trường: “Trường hợp nhiên liệu sinh học (xăng E5) chứa xăng và
ethanol thì số lượng hàng hóa tính thuế chỉ tính cho số lượng xăng gốc hóa thạch được quy
đổi, tức là khi mua xăng có nguồn gốc hóa thạch thì doanh nghiệp sẽ nộp thuế bảo vệ môi
trường, nhưng khi bán xăng sinh học E5 thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường nữa”.
− Tại Điểm 3 Mục I công văn số 13305/BTC- CST ngày 5/10/2010 của Bộ Tài chính đã báo cáo
Thủ tướng Chính phủ về thuế TTĐB đối với xăng E5 thì: “Đối với xăng E5, do đã nộp thuế
TTĐB đối với xăng khi mua về để pha chế và thuế TTĐB chỉ thu một lần tại khâu sản xuất
nên xăng E5 không phải kê khai nộp thuế TTĐB khi tiêu thụ”.
− Hỗ trợ tín dụng cho nông dân trồng sắn nghèo để khuyến khích người nông dân phát triển
vùng nguyên liệu trồng sắn.
 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN

− Tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học, phổ biến kiến thức về loại
nhiên liệu mới đó là xăng sinh học.
− Tăng tốc độ vận hành của nhà máy Nhiên liệu sinh học bio-ethanol Dung Quất để có thể sẵn
sàng phục vụ lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
− Đề ra mục tiêu: Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam sẽ phải sản xuất 150 nghìn tấn NLSH,
đáp ứng 0.1% nhu cầu xăng dầu của thị trường trong nước và đến năm 2025 sẽ sản xuất 1.8
triệu tấn NLSH, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
Dự án sản xuất xăng sinh học
− Sắn là loài cây phổ biến của các nước ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi,châu Mỹ. Sắn là
cây dễ trồng, có thể thích hợp với đất đồi, gò. Sản lượng sắn tương đối ổn định và cao. Củ
sắn nhiều tinh bột, nên sản lượng tinh bột trên một đơn vị diện tích canh tác khá hơn so với
nhiều loại cây trồng khác.
− Hiện nay, sản lượng sắn cả nước đạt khoảng 4.263 tấn và vẫn đang tiếp tục tăng, trong đó
sắn tiêu dùng làm lương thực cho người khoảng 10%, 30% dành cho công nghiệp kể cả
công nghiệp chế biến thực phẩm, dược chiếm 35-40%, cho chăn nuôi 10%, lương thực cho
người 10-15%.
− Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất có công suất 100.000 m
3
ethanol/năm.
Đây là một trong 6 nhà máy sản xuất ethanol từ sắn trong cả nước với lượng sắn lát cần sử
dụng xấp xỉ 1,2 triệu tấn/năm.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cùng với tỉnh Quảng Ngãi và Công ty CP nhiên
liệu sinh học dầu khí miền Trung thống nhất đầu tư Dự án trồng sắn theo mô hình canh tác bền
vững với biện pháp thâm canh, xen canh và luân canh phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại
khu vực Quảng Ngãi.
Tỉnh Quảng Ngãi thống nhất huy hoạch 10 nghìn ha trồng sắn để đầu tư triển khai đến
nông dân thực hiện. Công ty tiến hành xây dựng mức chi phí đầu tư, giá thành thu mua, bao tiêu
sản phẩm, xây dựng Quỹ bảo hiểm rủi ro vùng nguyên liệu và giúp nông dân từng bước hạn chế
trồng sắn quảng canh, hiệu quả kinh tế thấp. Đối với khu vực miền núi, Công ty áp dụng phương

thức đầu tư toàn bộ chi phí, kể cả lương nhân công, thưởng vượt năng suất và sản lượng sắn
được thỏa thuận với người trồng sắn theo tỷ lệ thích hợp.
 NHU CẦU SỬ DỤNG
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng tăng cao trong khi nguồn nhiên liệu hóa
thạch đang dần trở nên cạn kiệt, phát triển nhiên liệu sinh học là xu thế tất yếu trong bối
cảnh nước ta hiện nay. Sử dụng xăng sinh học góp phần thúc đẩy sự phát triển năng
lượng sạch tại Việt Nam, thay thế nhiên liệu truyền thống hóa thạch, góp phần bảo vệ
môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
II. TÓM TẮT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên dự án: Sản xuất xăng sinh học
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TTB
Địa chỉ: XXX Quang Trung- Tp. Quảng Ngãi
Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất xăng sinh học
Tổng vốn đầu tư: 1.493.850.147.000 đồng
Ưu đãi đầu tư: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu.
Điện thoại: XXX333
Fax: XXX452
Email:
Chức năng: Sản xuất và kinh doanh xăng dầu
A. Mục tiêu dự án
Nguyên liệu
nh bột
Làm sạch
NghiềnNấu
Đường hóa
Lên men
Giấm chín
Chưng cất, nh chế
Cồn công nghiệp
Tách nước

Cồn khan
Thu hồi CO2
Men giống PTN
Men giống sản xuất
nC6H12O6
Lên men
Dự án sản xuất xăng sinh học
− Hoàn thành kế hoạch quy hoạch vùng trồng sắn nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào
cũng như sản phẩm đầu ra cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài,
mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, cho đất nước.
− Hằng năm sản xuất 79.200 tấn ethanol, 30.000 tấn CO
2
, chất độn thức ăn gia súc 40 tấn.
Sử dụng nguồn nguyên liệu chính là sắn và các nguyên liệu phụ khác như các hóa chất,
men, xút, ure, hơi, điện, nước.
− Nhiệm vụ: Phát triển vùng nguyên liệu sắn đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường,
chống thoái hóa, xói mòn đất. Đồng thời hỗ trợ nông dân khâu kỹ thuật trồng, chăm bón,
vật tư, giống để bảo đảm có thu nhập và cải thiện được đời sống, góp phần xóa đói giảm
nghèo nhanh, bền vững.
B. Hình thức đầu tư và quy mô sản xuất
− Hình thức đầu tư: Xây dựng nhà máy sản xuất ethanol.
− Quy mô sản xuất: Quy hoạch 10 nghìn ha trồng sắn để nhà đầu tư triển khai đến nông dân
thực hiện.
• Năm 1: Công suất 90% (71.280 tấn ethanol, 27.000 tấn CO
2
, chất độn thức ăn gia súc 36
tấn)
• Năm 2-20: Công suất 100% (79.200 tấn ethanol, 30.000 tấn CO
2
, chất độn thức ăn gia súc

40 tấn.
− Thiết bị phụ trợ: máy thu bụi xử lý khí thải, bảo đảm an toàn môi trường nhà máy, thiết bị
sửa chữa cơ khí, đường dây nhận và phân phối điện cao áp cho xưởng, thiết bị cứu hỏa.
− Tổng diện tích mặt bằng: gần 25 ha, công suất thiết kế 100 triệu lit/năm vớ tổng
mức đầu tư hơn 80 triệu USD.
− Phân tích thị trường: Cung ứng sản phẩm không những trong mà ngoài nước.
− Phương án sản xuất:
Sử dụng các chất lên men (enzyme) của vi sinh vật mà chủ yếu là các loại nấm
mốc, nấm mem và vi khuẩn để chuyển hóa gluxit, xenluloza thành đường khử và đường
khử thành rượu, rồi chưng cất, tinh chế được ethanol.
(C
6
H
10
O
5
)
n
+nH
2
O
Dự án sản xuất xăng sinh học
− Chiến lược maketing:
• Đầu tư nghiên cứu, đào tạo về thiết kế sản phẩm.
• Định giá thấp để xâm nhập thị trường.
• Tổ chức tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng xăng sinh học.
• Phân phối rộng rãi trên toàn quốc.
PHÂN THUYẾT MINH CHÍNH
Sắn là một trong những cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là
các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Cùng với sự phát triển của công nghệ

chế biến, cây sắn ngày càng trở nên có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, có hơn 100 nước trồng sắn
với tổng diện tích 16 triệu ha. Sắn luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu lương thực, trên toàn thế
giới mức tiêu thụ trung bình là 18kg/người/năm.
Ở nước ta, sắn được trồng hầu hết ở các tỉnh, song tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền
núi và trung du Bắc Bộ, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Nhu cầu tiêu dùng của các sản phẩm từ sắn rất đa dạng phục vụ cho nhu cầu của nhiều
ngành kinh tế. Song nhìn chung nhu cầu tiêu dùng trong nước không có sự biến đổi đột biến ảnh
hưởng đến nền kinh tế. Với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sắn làm lương thực đã giảm
nhiều, thay vào đó là nhu cầu cho công nghiệp, chế biến thực phẩm, công nghiệp dược… có xu
thế tăng mạnh.
Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, Công ty TNHH TTB và Tổng Công ty dầu khí
Việt Nam đầu tư, phát triển hệ thống phân phối xăng E5 tại Quảng Ngãi.
Công ty TNHH TTB nhận thấy cơ hội đầu tư sản xuất này rất cần thiết và khả thi vì:
Dự án sản xuất xăng sinh học
− Việc đầu tư xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi có tính cấp bách của thị trường trong
nước cũng như những điều kiện thuận lợi về năng lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của Công
ty.
− Việc đầu tư hoàn toàn phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển ngành, có
khả năng tận dụng khai thác triệt để năng lực nguồn vốn, thiết bị, lao động sẵn có, phát huy nội
lực trong nước, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
− Các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong ngành như miễn, giảm thuế, trợ giá hay
giảm lãi vay,… sẽ góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty, phát huy tối đa hiệu quả
đầu tư.
− Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được xử lý đảm bảo theo quy định
trước khi thải ra ngoài hệ thống thoát nước chung của khu vực.
 ĐIỂM MẠNH
Để phát triển kinh tế xã hội của mình, tỉnh Quảng Ngãi xác định mục tiêu về thu hút đầu
tư. Trong những năm qua, Quảng Ngãi đã nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu đó. Tuy là
tỉnh có diện tích rộng, dân số đông và có nhiều huyện nghèo nhưng Quảng Ngãi đang trở thành

một điểm sáng trong thu hút đầu tư. Sự thay da đổi thịt này là nhờ Quảng Ngãi đã áp dụng các
chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư. Phát triển khu kinh tế Dung Quất
và các khu công nghiệp khác chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nằm ở
khu vực Trung Trung Bộ này.
Với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và hành lang pháp lý cho phép, những dự án đầu tư
lớn trên địa bàn tỉnh đã, đang được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động, bước đầu tạo sự thay đổi
tích cực về KT- XH. Bên cạnh đó, tận dụng nguồn lao động ngay tại địa phương là một trong
những chính sách tuyển chọn lao động ở các DN chế biến sản phẩm từ cây luồng với thu nhập ổn
định cho người lao động từ 1.500.000- 3.000.000 đồng/ người/ tháng. Các chính sách BHXH,
chế độ phúc lợi khác làm họ yên tâm gắn bó với DN. Các sản phẩm xăng E5 bước đầu đã đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng và sẽ xâm nhập ra thị trường nước ngoài với những dự án xuất
khẩu khả thi.
Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường nhiên liệu nước ta, tập đoàn Itochu (Nhật Bản) vừa
chính thức ký thỏa thuận hợp tác liên doanh với Công ty chúng tôi xây dựng nhà máy sản xuất
ethanol tại nước ta với công suất 100 triệu lít/ năm từ nguồn nguyên liệu sắn lát và đang phối hợp
nghiên cứu sản xuất nhiên liệu từ nguyên liệu biomass. Theo kế hoạch, toàn bộ sản phẩm của
Dự án sản xuất xăng sinh học
nhà máy là ethanol 99,8% sẽ được cung ứng cho thị trường nội địa để pha vào xăng phục vụ
công nghiệp và giao thông - vận tải. Đây chỉ là bước khởi đầu cho quá trình triển khai đầu tư dài
hạn của Itochu tại VN sắp tới.
Sự ra đời của liên doanh sản xuất ethanol sẽ là một trong những bước đi mang tính “đột
phá”, đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu ngày càng tăng (tỷ lệ pha ethanol vào xăng cho phép là
10%) và quan trọng hơn, sẽ giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của
TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Dự án đã mở đầu cho sự ra đời một nguồn
năng lượng mới, năng lượng sinh học còn gọi là năng lượng sạch, thay thế một phần năng lượng
từ dầu mỏ. Sử dụng nhiên liệu có pha ethanol sẽ làm giảm thiểu nồng độ khí thải, góp phần đáng
kể vào việc bảo vệ môi trường.
 ĐIỂM YẾU
− Diện tích đất nông nghiệp rộng, sản lượng sắn lại ngày càng tăng nhưng chủ yếu
dùng để cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm.

− Nền công nghiệp nước ta chưa mạnh, máy móc thiết bị chưa tiên tiến hiện đại,
chính vì vậy mà khi thực hiện dự án sẽ phải cẩn nguồn vốn lớn.
− Lao động dồi dào nhưng chủ yếu là không thường xuyên và thiếu kĩ năng. Chính
vì vậy mà cần phải có sự đột phá về lượng để tạo ra sự đột phá về chất đó là đào tạo nhiều và
mạnh hơn đối với nhóm lao động này.
 CƠ HỘI
− Theo dự báo, trữ lượng dầu thô của thế giới sẽ cạn kiệt vào khoảng từ năm 2050 - 2060. Vấn đề
an toàn nguồn năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu; tình trạng hiệu ứng nhà
kính do khí thải; sự bất ổn về chính trị và chủ nghĩa khủng bố thế giới; những tiến bộ của khoa
học và công nghệ của nhân loại đang đặt ra cho các nước trên thế giới phải quan tâm đến việc
sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học.
− Thế giới có khoảng 800 triệu xe ô tô các loại, tiêu thụ mỗi ngày 10 triệu tấn dầu mỏ, bằng 1/2
sản lượng dầu mỏ khai thác mỗi ngày. Ngày nay sản xuất và sử dụng nhiên liệu bền vững là một
nhiệm vụ vô cùng to lớn, trong khi ngành công nghiệp lại đang bước sang một bước ngoặt quan
trọng.
− Một loạt công nghệ mới đang trong quá trình phát triển, hứa hẹn nhiều triển vọng, đó là
“sundiesel”. Trong năm tới, một hệ thống sản xuất “sundiesel” sẽ đi vào hoạt động với năng suất
15.000 tấn/năm. Sundiesel hoàn toàn không độc hại và không có chất aromat.
− Đầu tư phát triển sắn nguyên liệu có thời gian đầu tư ngắn, số vốn bỏ ra cũng
không nhiều nhưng lợi nhuận thu được lại cao.
− Vốn đầu tư cho phát triển sắn nguyên liệu bao gồm hai nguồn: nguồn vốn của
Nhà nước và nguồn vốn của khu vực tư nhân.
Dự án sản xuất xăng sinh học
− Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư
của tư nhân và ngoài nước.
 THÁCH THỨC
− Ethanol là một loại nhiên liệu sinh học mà con người đã sản xuất từ hàng nghìn
năm nay. Tuy nhiên, để sử dụng ethanol làm nguồn nhiên liệu thì cần phải trải qua một giai đoạn
thử thách và cố gắng vượt bậc.
− Xăng sinh học vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, người tiêu dùng vẫn chưa hiểu

hết tầm quan trọng trong việc sử dụng xăng sinh học.
− Theo cơ chế thị trường, sản phẩm có được chấp nhận hay không là do nhu cầu
tiêu dùng chứ không phải cơ chế hành chính. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng tốt, giá thành rẻ thì người tiêu dùng mới lựa chọn.
− Thiếu kết nối và hỗ trợ giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh phân phối,
người tiêu dùng thiếu thông tin về nhiên liệu sinh học là những nguyên nhân chính làm khó cho
xăng sinh học.
− Tận dụng nguồn phế thải sinh học vừa bảo vệ môi trường, vừa có thể tạo ra nguồn
nhiên liệu sinh học đáp ứng nhu cầu của đất nước.
− Không những vậy, kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu sắn sẽ tạo điều kiện cho
người nông dân cải thiện đời sống.
− Nếu như dự án sản xuất xăng sinh học đạt hiệu quả thì nước ta sẽ đóng vai trò chủ
chốt trong khu vực Đông Nam Á.
 NHU CẦU KHÁCH HÀNG
 CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
MỘT SỐ QUI TRÌNH SẢN XUẤT ETHANOL TỪ BIOMASS THỰC TẾ
Hình 2.1 Các qui trình sản xuất đi từ lignocellulosic[60]
Dự án sản xuất xăng sinh học
Hình 1.11 Cấu tạo thành tế bào thực vật.
Nghiên cứu ở một loại gỗ cứng cho thấy tỉ lệ giữa các thành phần trong các lớp S
1
,S
2
,S
3
như biểu đồ sau:
Hình 1.12 Tỉ lệ các chất trong thành tế bào gỗ ( Panshin và DeZeeuw 1980).
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Bó sợi cellulose
Thành tế bào thứ cấp

% chất khô
Dự án sản xuất xăng sinh học
Hình 2.2 Qui trình sản xuất đi từ nguyên liệu biomass
Nguyên liệu được nhập vào máy nghiền. Tiến hành nghiền nhỏ đến kích thước
2-3 mm.
Hình 3.1 Máy nghiền búa
 PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH
 PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI
Dự án sản xuất xăng sinh học
− Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
− Đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
− Áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN
− Xây dựng hệ thống cung cấp nguyên liệu đầu vào.
− Tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm.
− Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự.
− Kiên định với mục tiêu tăng trưởng
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
− Thuận lợi:
• Nguồn nguyên liệu sẵn có, đảm bảo chất lượng, khả năng cung ứng lâu dài.
• Nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp.
• Gần khu công nghiệp trọng điểm, là ngành được nhà nước khuyến khích đầu tư, có nhiều chính
sách ưu đãi.
• Thị trường tiêu thụ ổn định.
− Khó khăn:
• Nguồn vốn huy động còn khó khăn.
• Tính cạnh tranh cao, đòi hỏi cải tiến kĩ thuật
− Ưu điểm và tính khả thi
• Giao thông thuận tiện

• Điều kiện tự nhiên thuận lợi
• Vốn đầu tư ban đầu thấp
• Là ngành sản xuất được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
• Thời gian thu hồi vốn nhanh, giá trị hiện tại ròng và tỷ suất hoàn vốn nỗi bộ cao.
 KIẾN NGHỊ
Việc đầu tư sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển
của ngành công nghiệp năm 2014, góp phần điều tiết cung cầu và bình ổn ngành trên phạm vi cả
nước. Do vậy, kính đề nghị HĐQT cho phép Công ty được thực hiện dự án đầu tư với các nội
dung bao gồm:
• Cơ chế thực hiện dự án:
 Chủ đầu tư Công ty trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban Quản lý Dự án do mình thành lập và
thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư nhằm điều hành và quản lý dự
án đạt mục tiêu đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư.
 Cho phép Chủ đầu tư lựa chọn Nhà cung cấp máy móc thiết bị.
Dự án sản xuất xăng sinh học
 Cho phép Chủ đầu tư thuê các tổ chức tư vấn đầu tư và tư vấn sản xuất, lựa chọn thiết bị theo
hình thức thuê chuyên gia làm việc thời vụ.
• Thuế và tài chính
Đề nghị Nhà nước cho phép dự án đầu tư được áp dụng các ưu đãi đầu tư như sau:
 Được miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được cho toàn bộ dự án.
 Được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
 Các Sở, Ngành, các Cơ quan quản lý vốn chỉ đạo các đơn vị tài trợ vốn (kể cả vốn
ngoại tệ) cho dự án theo kế hoạch giải ngân với lãi suất hợp lý nhất để thực hiện dự
án đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
• Tổ chức thực hiện dự án
 UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành có liên quan tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp
phép đầu tư nhằm rút ngắn tiến độ thực hiện dự án.
 UBND tỉnh hỗ trợ dự án về cơ sở hạ tầng, bến bãi để tập kết, vận chuyển máy móc
thiết bị.

 Các ban ngành tỉnh hỗ trợ Dự án đảm bảo các điều kiện về đầu tư và các vấn đề liên
quan khi đưa dự án vào thực hiện đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu sản xuất tại thị trường trong nước.
 Cục Hải quan tạo điều kiện cho dự án trong vấn đề xuất khẩu sản phẩm qua các
nước.

×