Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

TỔNG HỢP CÂU HỎI KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN VĂN CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 60 trang )

HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

TỔNG HỢP CÂU HỎI KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN NGỮ VĂN

1. Trong các thể loại sau, thể loại nào thuộc loại hình kịch hát dân gian, kết hợp
các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê
phán, đả kích cái xấu trong xã hội?
A. Truyền thuyết.

B. Thần thoại.

C. Truyện thơ.

D. Chèo.

2. Tê-lê-mác là nhân vật trong đoạn trích nào?
A. “Uy-lit-xơ trở về” (trích sử thi Ơ-đi-xê).
B. “Ra-ma buộc tội” (trích sử thi Ra-ma-ya-na).
C. “Đẻ đất đẻ nước” (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước).
D. “Chiến thắng Mtao-Mxây” (trích sử thi Đăm Săn).
3.
“Kìa ai tỉnh, kìa ai say
Kìa ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày.
Khoan khoan xin hãy dừng tay lại,
Chớ mó hang hùm nữa mất tay”.
(Hồ Xuân Hương, Xướng họa với quan Tế tửu họ Phạm, bài 2)
Hành động “ghẹo nguyệt” của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên có ý nghĩa gì?
A. Trêu chọc mặt trăng.

B. Trêu chọc người con gái đẹp



C. Trêu chọc người con gái hung dữ.

D. Trêu chọc con hùm trong hang.

4.
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
1


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao”.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang nội dung nào?
A. Sống nhàn hạ, tránh vất vả về mặt thể xác.
B. Tránh xa vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
C. Sống hòa hợp với thiên nhiên.
D. Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâm hồn.
5.
“Gió bấc trở về tim bỗng lạnh
Ngồi kia mây nước khác gì nhau?
Bỗng thương, bỗng nhớ từ đâu lại

Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu”.
(Quang Dũng, Trở rét)
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. So sánh, nhân hóa.

B. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.

C. Điệp ngữ, hốn dụ.

D. Nói q, ẩn dụ.

6. Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà
hàng chài cả đời khổ sở vì mưu sinh và bị chồng đánh, nhưng cũng có lúc bà cảm
thấy thật vui, đó là khi nào?
A. Khi gặp được Phùng và Đẩu.

B. Khi biển có nhiều tơm cá.

C. Khi nhìn các con được ăn no.

D. Khi tránh được những đòn roi của chồng.

7. Trong tác phẩm Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn, hình tượng người lái
đị thể hiện như
A. Một người lao động tiều tụy vì cơng việc lái đị gian nan.
B. Một người lao động ngang tàng, không biết lượng sức mình.
C. Một người lao động, đồng thời là một nghệ sĩ.
D. Một người lao động xem thường thiên nhiên.
8. Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Ráo riết.


B. Trong trẻo.

C. Xơ xác.

D. Xuất sứ

9. Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
2


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Ông ta luôn thực hiện tốt những chỉ đạo của cấp trên.
B. Ơng ta ln chê trách những hành động thiếu văn minh nơi cơng sở.
C. Ơng ta ln chỉ trít những ý tưởng sai lầm của lãnh đạo.
D. Ơng ta luôn gièm pha thành công của người khác.
10. Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau:
“Căn cứ này quan trọng nhất. Chúng ta cần bảo vệ....................... quân sự này”.
A. Điểm yếu.

B. Nhược điểm.

C. Thiết yếu.

D. Yếu điểm.

11. Từ nào đồng nghĩa với từ “lác đác” trong câu thơ “Lác đác bên sông chợ mấy
nhà”. (Bà huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang)?

A. San sát.

B. Thưa thớt.

C. Hiu hắt.

D. Thoang thoảng.

12.
“Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt.
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua”.
(Ca dao)
“Than” và “bạc” ở câu trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Chơi chữ.

B. Ẩn dụ.

C. Hốn dụ.

D. Nói quá.

13. Trong những câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?
A. Sinh viên được nâng cao thể lực sau ba tháng rèn luyện.
B. Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao thể lực của sinh viên.
C. Giáo viên đã nâng cao thể lực của sinh viên sau ba tháng rèn luyện.
D. Qua ba tháng rèn luyện, giáo viên đã nâng cao thể lực của sinh viên.
14. “Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung
kích sẽ tiếp bước mình”. Câu trên là câu:
A. Sai logic.


B. Thiếu chủ ngữ.

C. Thiếu vị ngữ.

D. Đúng.

15. “Em hãy tìm các ví dụ trong Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều và Hồ Xuân
Hương để chứng minh cho ý kiến trên”. Câu trên là câu:
A. Có thành phần cùng chức khơng đồng loại.
B. Đúng.
C. Sắp xếp sai vị trí các thành phần.
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
3


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

D. Không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20:
Các ông bà bắt thằng Canh hộ tôi! Nó ăn cắp. Người ta huỳnh huỵch. Tán loạn. Mặc
kệ. Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trơi xuống cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng
ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến. Bà hàng ơm chặt lấy chân nó. Nó khỏe hơn,
giằng ra được. Người ta xúm lại, tóm ngang lưng nó. Nó khơng chạy. Nhưng nó vẫn
nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó khơng nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại
hấp tấp ngốn luôn miếng nữa. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay.
Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó.
(Nguyễn Cơng Hoan, Bữa no địn)
Câu 16. Đoạn văn trên được viết theo phong cách nghệ thuật nào?
A. Trữ tình.


B. Hiện thực.

C. Lãng mạn.

D. Bi hùng.

Câu 17: Thằng Canh - đứa trẻ ăn cắp khoai - có hành vi ứng xử như thế nào khi
bị vây bắt và hành vì đó thể hiện điều gì?
A. Đứa trẻ bỏ chạy thục mạng, thể hiện nỗi sợ hãi.
B. Đứa trẻ trốn vào chỗ khuất, thể hiện sự khôn ngoan, lém lỉnh.
C. Đứa trẻ vu oan cho người khác, thể hiện sự gian trá.
D. Đứa trẻ hứng trận đòn để ăn trọn miếng khoai, thể hiện sự đói khát đến tận cùng.
18. “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu.
Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng kiểu câu:
A. Sai ngữ pháp.

B. Rút gọn.

C. Cảm thán.

D. Đặc biệt.

19. Câu trả lời nào sau đây không thể hiện tác dụng nghệ thuật của đoạn văn:
“Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như
mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”?
A. Tạo ra nhịp điệu dồn dập và sắc thái mạnh mẽ của đoạn văn.
B. Làm bật lên tình cảnh khổ sở, đáng thương của đứa trẻ cơi cút và đói rách.
C. Thể hiện bút pháp miêu tả mang tính hiện thực, khách quan.
D. Lên án một cách mạnh mẽ hành vi ăn cắp xấu xa của đứa trẻ.

20. Câu trả lời nào sau đây là nội dung không được đề cập trong đoạn văn trên?
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
4


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Đám đơng tàn nhẫn, cạn kiệt tình thương đã dồn đuổi và trừng phạt đứa trẻ một
cách hung bạo.
B. Đứa trẻ sống trong cảnh nghèo đói, khổ sở cùng kiệt đến mức sẵn sàng chấp nhận
nỗi đau thân xác để đổi lấy miếng ăn.
C. Đứa trẻ bồng bột, nông nổi, chỉ vì tham ăn mà có hành vi xấu dù được sống trong
hồn cảnh sung túc.
D. Tình trạng đói nghèo đã khiến cho con người sống trong xã hội Việt Nam trước
năm 1945 trở nên tàn ác, đánh mất tình thương đồng loại.
21. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây
không thể hiện mối quan hệ chính?
A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng.
B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia đình.
C. Mối quan hệ giữa thiện và ác.
D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân chúng.
22.
“Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Bông liễu.

B. Nách tường.


C. Láng giềng.

D. Oanh vàng.

23. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đưa người ta khơng đưa qua sơng/ Sao có
tiếng... ở trong lịng.”
(Tống biệt hành - Thâm Tâm)
A. Khóc

B. Gió

C. Sóng

D. Hát

24. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Chất phát.

B. Trau chuốc.

C. Bàng hoàng.

D. Lãng mạng.

25. “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi
chao lại. Mùa xuân đã đến rồi”. Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng.
B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối.
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.

5


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
26. Trong các câu sau:
I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.
II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nơng dân bị tha hóa do nhà văn Nam
Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.
III. Ơng lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và II.

B. III và IV. C. I và III.

D. II và IV.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 27 đến 29.
Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gịn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa
rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội
dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặn vẹo, nhớ sao khơng về. Bạn trịn mắt,
về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây. Nghĩ, thương
thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng
tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói
meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cơ có. Vừa ăn chồng vừa
nói tơi khơng u cơ. Ăn no anh chồng vẫn nói tơi khơng u cơ. Cô nàng mù quáng
chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối. Bằng cách đó,
thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình u, khơng cần tìm cách xóa

sạch đi q khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối
tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ
cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu
quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa
khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ.
(Trích u người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)
27. Phong cách ngơn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt.

B. Chính luận.

C. Nghệ thuật.

D. Báo chí.

28. Từ “quạu đeo” ở dịng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:
A. Bi lụy.

B. Hạnh phúc.

C. Cau có.

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
6

D. Vô cảm.


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN


29. Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái
vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy
chuối chín cây...” là:
A. Tự sự.

B. Thuyết minh.

C. Nghị luận.

D. Miêu tả.

30. Hãy chọn đáp án đúng:
A. Năng nhặt chặt bị.

B. Siêng nhặt chặt bị.

C. Năng nhặt đầy bị.

D. Năng nhặt chặt túi.

31. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố
Hữu) thuộc dịng thơ:
A. Dân gian.

B. Trung đại.

C. Thơ Mới.

D. Cách mạng.


32.
“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.”
Câu nào dưới đây không đúng với nội dung của hai câu thơ trên?
A. Nỗi nhớ trào dâng trong tâm hồn người ở lại, bao trùm cả không gian núi rừng.
B. Thiên nhiên Việt Bắc dường như cũng có linh hồn, cũng thơ thẩn, ngơ ngẩn vì
nhung nhớ người đi.
C. Thiên nhiên Việt Bắc hoang vu, thơ mộng nhưng cũng phong phú, đa dạng các sản
vật.
D. Tình cảm gắn bó của đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ kháng chiến.
33. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Em ơi em/ Hãy nhìn rất xa/ Vào ... nghìn
năm Đất Nước (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm).
A. Ba.

B. Bốn.

C. Năm.

D. Sáu.

34.
“... Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”
(Mời trầu, Hồ Xuân Hương)
Từ “lại” trong câu thơ trên có nghĩa là:
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
7


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN


A. Sự lặp lại một vị trí, hành động, sự kiện, thuộc tính.
B. Sự di chuyển, đi lại, tăng khoảng cách.
C. Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành
động.
D. Sự hướng tâm, thu hẹp khoảng cách về thể tích, khơng gian.
35.
Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những
độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại,
Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái
duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc
đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho
những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:
A. Một thể loại âm nhạc của Nam Bộ.

B. Tư chất nghệ sĩ.

C. Sự không chuyên, thiếu cố gắng.

D. Diễn viên điện ảnh nổi tiếng.

36.
“Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Mặt trời. (1)


B. Mặt trời. (2)

C. Bắp.

D. Lưng.

37. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện nhiều mối quan
hệ. Mối quan hệ nào sau đây không phải là mối quan hệ được thể hiện trong
truyện?
A. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
B. Mối quan hệ giữa gia đình và Tổ quốc.
C. Mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và tình yêu Tổ quốc.
D. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng.
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
8


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

38. “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,/ Yên ba tam nguyệt há Dương Châu./ Cơ
phàm viễn ảnh bích khơng tận,/ Duy kiến trường giang thiên tế lưu.”
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Ngũ ngôn.

C. Song thất lục bát.

D. Tự do.


39. Đoạn văn: “Cơ bé bên nhà hàng xóm đã quen với cơng việc này. Nó lễ phép
hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) đã
sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép nối.

B. Phép thế.

C. Phép lặp.

D. Phép liên tưởng.

40. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhà em có một giàn giầu, /Nhà anh có
một ... liên phịng” (Tương tư – Nguyễn Bính)
A. Hàng tre.

B. Hàng chuối.

C. Hàng mơ.

D. Hàng cau.

41. Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?
A. Mùa xuân đã đến thật rồi!

B. Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.

C. Em bé trơng dễ thương q!

D. Bình minh trên biển thật đẹp.


42. Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ.
C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
D. Lòng yêu nước của những con người làng Xơ Man.
43. Dịng nào sau đây nêu chính xác các từ láy?
A. Xinh xinh, thấp thống, bn bán, bạn bè.
B. Tươi tắn, đẹp đẽ, xa xôi, tươi tốt.
C. Đỏ đen, lom khom, ầm ầm, xanh xanh.
D. Lấp lánh, lung linh, lao xao, xào xạc.
44. Chọn từ viết sai chính tả trong các từ sau:

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
9


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Lãng mạn

B. Sáng lạng

C. Xuất sắc

D. Trau chuốt

45. Xác định từ sử dụng sai trong câu sau: “Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép,
đăm chiêu nhìn bức tranh treo trên tường.”
A. Ria mép.


B. Đăm chiêu.

C. Nhấp nháy.

D. Bức tranh.

46. Xét theo mục đích nói, câu: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương, thuộc
kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật.

B. Câu cảm thán.

C. Câu nghi vấn.

D. Câu cầu khiến.

47. “Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi
thành Nguyễn Tường Lân), sinh tại Hà Nội, trong một gia đình cơng chức gốc
quan lại... Thạch Lam là một người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ơng có quan niệm
văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ơng thường viết
những truyện khơng có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.”
(SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, tr.94)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tinh tế” có nghĩa là:
A. Nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi sâu vào những chi tiết rất nhỏ, rất sâu sắc.
B. Tư chất nghệ sĩ.
C. Sự không chuyên, thiếu cố gắng.
D. Thấu hiểu sự đời.
48. Giữa hồ nơi có một tịa tháp cổ kính, câu trên mắc lỗi gì?

A. Thiếu chủ ngữ.
B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
D. Sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
49. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Bài
thơ về tiểu đội xe khơng kính – Phạm Tiến Duật)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Chạy.

B. Miền Nam.

C. Xe.

D. Trái tim.

50. Xác định từ loại của các từ sau: toan, định, dám?
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
10


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Danh từ.

B. Động từ.

C. Tính từ.

D. Phó từ.


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 51 đến 55:
Không ai muốn chết. Ngay cả những người muốn được lên thiên đường, cũng không
muốn phải chết để tới đó. Cái Chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải tới. Chưa
ai từng thốt khỏi nó. Và nên là như thế, bởi có lẽ Cái Chết là phát minh tuyệt vời
nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ cái cũ để mở đường
cho cái mới. Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên
cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn
có hạn nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt
trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người
khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên
trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của
mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…
(Bài phát biểu tại Lễ Tốt nghiệp tại Stanford, Steve Job)
51. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Nghị luận.

D.Thuyết minh.

C. Nghệ thuật.

D. Báo chí.

52. Phong cách ngơn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt.

B. Chính luận.


53. Theo tác giả, cái gì là đích đến mà chúng ta đều phải tới?
A. Cái chết.

B. Sự sống.

C.Thành công.

D. Trưởng thành.

54. Từ “thứ yếu” trong câu văn “Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu...” có nghĩa là:
A. Quan trọng.

B. Cấp bách.

C. Cần thiết.

D. Không quan trọng lắm.

55. Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Cuộc sống là không chờ đợi.
B. Cần sáng tạo không ngừng trong cuộc sống.
C. Mọi thành công cần trải qua nỗ lực.

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
11


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN


D. Chấp nhận thủ tiêu những yếu tố lạc hậu, cũ kĩ để tự đổi mới, sáng tạo không
ngừng. Đủ niềm tin để làm việc mình muốn, sống là chính mình.
56. Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết.

B. Truyện cười.

C. Truyện cổ tích.

D. Sử thi.

57. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “No cơm ấm....”
A. Lịng.

B. Bụng.

C. Dạ.

D. Cật.

58. “Sóc phong xung hải khí lăng lăng/ Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng/
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc/ Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng”
(Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. Dân gian.

B. Trung đại.

C. Thơ mới.


D. Hiện đại.

59. Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân muốn thể hiện điều gì?
A. Tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng của một con người tài hoa.
B. Cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc.
C. Truyền thống u nước trong một gia đình nơng dân Nam Bộ.
D. Vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên.
60. “... Cậy em em có chịu lời,/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa./ Giữa đường đứt
gánh tương tư,/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ?
A. Lục bát.

B. Ngũ ngôn.

C. Song thất lục bát

D. Tự do.

61. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Tôi muốn tắt... đi/ Cho màu đừng nhạt
mất” (Vội vàng, Xuân Diệu)
A. Nắng.

B. Gió.

C. Bão.

D. Mây.

62. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

A. Vô vàng.
B. Xem sét.
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
12


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

C. Trao chuốt.
D. Sở dĩ.

63. Truyện Vợ nhặt không thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.
B. Niềm lạc quan của những con người trong những hồn cảnh khốn cùng.
C. Tình u thương của người mẹ dành cho các con.
D. Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta.
64. Dòng nào trong các dịng sau đây có chứa từ Hán Việt :
A. Sơn hà, bảo mật, tân binh, hậu đãi, nhà cửa.
B. Giang sơn, nhân dân, mĩ nhân, xinh xắn, sơn hà.
C. Thủy cung, quốc gia, thi nhân, hữu ích, tuấn tú.
D. Quốc vương, buồn bã, cường quốc, anh hùng, chiến mã.
65. Phát hiện lỗi sai trong câu sau: Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng
tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.
A. Sai về nghĩa.
B. Thiếu chủ ngữ.
C. Thiếu cả vị ngữ và chủ ngữ.
D. Thiếu vị ngữ.
66. Câu “ơng nói gà bà nói vịt” đề cập đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.


B. Phương châm về chất.

C. Phương châm quan hệ.

D. Phương châm cách thức.

67. Dịng nào dưới đây khơng phải là tục ngữ?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Ếch ngồi đáy giếng.

D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

68. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Anh nỡ đành lòng nừa dối chị ấy sao?”
A. Nỡ.

B. Lịng.

C. Nừa.

D. Dối

Dựa vào các thơng tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 69 đến 73:
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
13


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN


Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng
Khoa)
69. Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
A. Nghị luận và biểu cảm.

B. Miêu tả và biểu cảm.

C. Nghị luận và miêu tả.

D. Biểu cảm và tự sự.

70. Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
A. Liệt kê, ẩn dụ, nhân hóa.

B. Hốn dụ, ẩn dụ, nói quá.

C. Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ.

D. Điệp từ, hốn dụ, liệt kê.

71. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
A. Tình u của người lính biển.
B. Những gian lao của người lính.
C. Tình cảm gia đình của người lính biển.
D. Những vất vả, gian lao, anh hùng của người lính biển và những tình cảm đẹp trong

trái tim của họ.
72. Anh chị hiểu thế nào về câu thơ “Biển một bên và em một bên và em một
bên”.
A. Người lính đang đứng giữa cơ gái và biển.
B. Tình cảm đơi lứa hịa quyện với tình cảm đất nước của người lính biển.
C. Người lính đang băn khoăn không biết chọn biển hay chọn “em”.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
73. Từ “vành tang trắng” trong câu thơ thứ hai ẩn dụ cho điều gì?
A. Những mất mát, đau thương của đất nước khi trải qua những cuộc xâm lăng.
B. Nỗi đau của những gia đình mất người thân trong những cuộc chiến tranh phi
nghĩa.
C. Những mất mát của nhân dân trước sự ra đi của đồng bào.
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
14


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

D. Tất cả các đáp án trên.
74. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm
thì...”
A. Hanh.

B. Râm.

C. Mưa.

D. Lụt.

75. Ý nghĩa nào khơng được thể hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương

Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?
A. Bài học dựng nước.

B. Bài học giữ nước.

C. Tình cảm cá nhân với cộng đồng.

D. Tình cảm anh em.

76. “Trong ghềnh thơng mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong
rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát.

B. Song thất lục bát.

C. Lục ngôn.

D. Thất ngôn bát cú.

77.
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Nội cỏ.

B. Rầu rầu.


C. Chân mây.

D. Xanh xanh.

78. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/ Đị
biếng lười nằm...sơng trơi.” (Chiều xn – Anh Thơ)
A. Lặng.

B. Kệ.

C. Im.

D. Mặc.

79. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ
già/ Mà xn hết nghĩa là tơi cũng mất/ Lịng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”
(Vội vàng – Xuân Diệu).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
15


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Dân gian.

B. Trung đại.

C. Thơ mới.


D. Cách mạng.

80. Qua tác phẩm Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã thể hiện rõ điều nào
dưới đây?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ.
C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
D. Lòng yêu nước của những con người Tây Nguyên.
81. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Xuất xắc.

B. Tựu chung

C. Cọ xát.

D. Xán lạn.

82. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cậu ấy
chẳng bao giờ .... những .... trong cuộc sống”
A. Hề hà, gian khó.

B. Nề hà, dan khó.

C. Hề hà, gian khó.

D. Nề hà, gian khó.

83. Phần phụ trước « đang » của cụm động từ « đang học bài » bổ sung ý nghĩa gì
cho động từ ?
A. Quan hệ thời gian.


B. Sự tiếp diễn tương tự.

C. Sự khuyến khích hành động.

D. Sự khẳng định hành động.

84. “Mặc dầu non một năm rịng mẹ tơi khơng gửi cho tơi lấy một lá thư, nhắn
người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”
Từ “mợ” thuộc lớp từ nào?
A. Từ ngữ toàn dân.

B. Từ ngữ địa phương.

C. Biệt ngữ xã hội.

D. Khơng có đáp án đúng.

85. “Để cứu mẹ, Thúy Anh quyết định vay nóng tiền. Chỉ cần cứu được mẹ, dẫu
phải trả giá bao nhiêu cô ấy cũng sẵn lịng.”
Trong đoạn câu trên, từ “nóng” được dùng với ý nghĩa gì?
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
16


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn mức được coi là trung

bình.
B. Dễ nổi cơn tức giận, gió kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ.
C. Số điện thoại có thể trực tiếp, có thể liên lạc ngay để phản ánh một vấn đề nào đó.
D. Cần gấp, cần có ngay chỉ trong thời gian ngắn.
86. “Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện?
Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau?
Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?”
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Các câu trên sử dụng phép liên kết lặp. B. Các câu trên sử dụng phép liên kết nối.
C. Các câu trên sử dụng phép liên tưởng.

D. Các câu trên sử dụng phép liên kết thế.

87. “Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ
chuyên nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Sea
Games 30. Trong suốt giải đấu, anh ln cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải
đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu vua phá lưới mơn bóng
đá nam Sea Games 30”.
Trong đoạn văn trên, từ “chuyên nghiệp” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Chủ yếu làm một nghề nhất định và có chun mơn về nghề đó.
B. Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nghề nào đó.
C. Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
D. Tên một quân cờ trên bàn cờ vua.
88. Trong các câu sau:
I. Ngày hơm ấy, trời có mưa bay bay, anh ấy đã xuất hiện tại chỗ hẹn.
II. Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh.
III. Tác phẩm mới xuất bản của anh ấy được đọc giả vơ cùng u thích.
IV. Mẹ em là người mà em yêu quý nhất trên đời.
Những câu nào mắc lỗi?

A. I và IV.

B. I và II.

C. I và III.

D. II và III.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 89 đến 93:
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
17


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tơi?
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Câu 89. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
A. Biểu cảm.

B. Nghị luận.

C. Tự sự.

D. Thuyết minh.

Câu 90. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.

A. Điệp từ.

B. Nhân hóa.

C. So sánh.

D. Hoán dụ.

Câu 91. Tác dụng của biện pháp tu từ trên là gì?
A. Tạo nhịp điệu cho lời thơ.

B. Nhấn mạnh nỗi nhớ của nhân vật.

C. Từ ngữ giàu giá trị biểu đạt hơn.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 92. Đoạn thơ nói về nội dung gì?
A. Tình yêu cuộc sống thiết tha của nhân vật.
B. Tình yêu lứa tuổi học trò của nhà thơ.
C. Nỗi nhớ về một thời học sinh của tác giả.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 93. Đoạn thơ sử dụng thể thơ gì?
A. Năm chữ.

B. Bảy chữ.

C. Tám chữ.

D. Tự do.


94. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ếch kêu uôm uôm, ao
chuôm...nước”
A. Vơi.

B. Đọng.

C. Đầy.

D. Ngập.

95. Ý nghĩa của truyện Tấm Cám là?
A. Phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
B. Phản ánh ước mơ được giàu sang.
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
18


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

C. Phản ánh ước mơ về sự hóa thân của con người.
D. Phản ánh khát vọng tình u đơi lứa.
96. Thơn hậu thôn tiền đạm tự yên/ Bán vô bán hữu tịch dương biên/ Mục đồng
địch lí ngưu quy tận/ Bạch lộ song song phi hạ điền”
(Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông)
Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát.

B. Thất ngôn tứ tuyệt.


C. Thất ngôn.

D. Thất ngôn bát cú.

97. “Cũng nhà hành viện xưa nay,/ Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa
theo phương thức nào?
A. “Nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
B. “Nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
C. “Tay”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
D. “Tay” chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
98. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Gió...là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh
của tơi u nàng”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
A. Trăng.

B. Sao.

C. Mây.

D. Mưa.

99. “Nào đâu cái yếm lụa sồi?/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân / Nào đâu
cái áo tứ thân?/ Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”
(Chân q – Nguyễn Bính)
Đoạn thơ trên thuộc dịng thơ:
A. Dân gian.

B. Trung đại.


C. Thơ mới.

D. Hiện đại.

100. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Tháng hai trồng ..., tháng ba
trồng đỗ”

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
19


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Hoa.
B. Lúa.
C. Cà.
D. Bông.
101. Qua tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân ca ngợi điều gì?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.
C. Lòng yêu nước của những con người Tây Nguyên.
D. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
102. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Chỉnh chu.

B. Chỉn chu.

C. Trỉnh tru.


D. Trỉn tru.

103. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sau khi đã
suy nghĩ ...., anh ấy mới quyết định .... câu chuyện với những người thân yêu”
A. chín mùi, chia sẻ.

B. chín muồi, chia sẻ.

C. chín muồi, chia sẽ.

D. chín mùi, chia sẽ.

104. Từ nào sau đây không chứa các yếu tố đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Thu thuế.

B. Thu mua.

C. Mùa thu.

D. Thu chi.

105. Các từ: “Bồ hóng, xà phịng, ti vi” là:
A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau.
C. Từ đơn đa âm.
D. Từ láy.
106. “Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và
xung kích sẽ tiếp bước mình” Đây là câu:
A. Thiếu chủ ngữ.


B. Thiếu vị ngữ.

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
20


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

D. Sai logic.

107. “Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có
chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong
chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, khơng do dự vẩn
vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vịng trên khơng rồi cố gượng ngoi đầu
lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ
nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ
đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây
không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá
như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại
cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một
ngọn cỏ xanh mềm mại”
Nhận xét về kết cấu của đoạn văn trên.
A. Quy nạp.

B. Tổng phân hợp.

C. Diễn dịch.


D. Song hành.

108. Trong các từ Hán Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là gió?
A. Phong phú.

B. Tiên phong.

C. Cuồng phong.

D. Cao phong.

109. Trong các câu sau:
I. Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc và bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc
học.
II. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt tên quan phụ
mẫu “lòng lang dạ thú”.
III. Mẹ tôi đi chợ về muộn nên vội vàng vào bếp nấu nướng mà chẳng kịp nghỉ ngơi.
IV. Anh ấy ra đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và IV.

B. I và II.

C. I và III.

D. II và III.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 110 đến 114:

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.

21


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, cịn nhiều người hay hơn
mình. Mình giỏi, cịn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thối bộ. Sơng
to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái
chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ.
Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn...
(Trích Cần kiệm liêm chính, Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)
110. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách sinh hoạt.

B. Phong cách nghệ thuật.

C. Phong cách chính luận.

D. Phong cách khoa học.

111. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?
A. Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh.
B. Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích.
C. Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận.
D. Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích.
112. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên
và nêu tác dụng.
A. Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động.
B. Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả.
C. Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích.

D. Nói q – làm hình tượng trở nên sinh động hơn.
113. Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thối bộ”.
A. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nịi.
B. Tự kiêu, tự đại là làm suy thối bản thân.
C. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
D. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
114. Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?
A. Đeo nhạc cho mèo.

B. Thầy bói xem voi.

C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

D. Ếch ngồi đáy giếng.

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
22


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

115. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ráng mỡ..., có nhà thì giữ”
A. Heo.

B. Trâu.

C. Bị.

D. Gà.


116. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thuộc thể loại văn học
dân gian nào?
A. Thần thoại.

B. Sử thi.

C. Truyền thuyết.

D. Cổ tích.

117. “Bác già tơi cũng già rồi/ Biết thơi, thơi thế thì thơi mới là! / Muốn đi lại tuổi
già thêm nhác/ Trước ba năm gặp bác một lần” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn
Khuyến)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Song thất lục bát.

B. Lục bát.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Tự do.

118.
(1) Mặt trời xuống biển như hịn lửa (Huy Cận)
(2) Những ngày khơng gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ (Xuân Quỳnh)
(3)“Từ đây, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng
cười đùa với họ, hát cho họ nghe…(Nguyễn Ngọc Tư)
Từ “biển” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
A. Câu 2.


B. Câu 3.

C. Câu 2,3.

D. Khơng có câu nào.

119. “Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ rét/ Tình u... như cánh kiến hoa
vàng” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
A. Anh.

B. Em.

C. Ta.

D. Mình.

120. “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ - Ngày mai
trong đám xanh xuân ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...” (Mùa xuân chín –
Hàn Mặc Tử)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. Dân gian.

B. Trung đại.

C. Thơ Mới.

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
23


D. Hiện đại.


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

121. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu
thương của Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa
xuân?
A. Mùa xuân ở Hồng Ngài.

B. Tiếng sáo gọi bạn tình.

C. Hơi rượu.

D. Giọt nước mắt của A Phủ.

122. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh ấy là
người ..........., làm gì cũng suy nghĩ ............ rồi mới quyết định.”
A. chín chắn, cẩn trọng.

B. chín chắn, cẩn chọng.

C. chính chắn, cẩn trọng.

D. chính chán, cẩn chọng.

123. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì tính chất nguy hiểm của dịch
corona, anh ấy buột phải tự cách ni khi bị sốt, ho.”
A. Nguy hiểm.


B. Buột.

C. Cách ni.

D. Cả B và C.

124. Các từ “lơ lửng, nao núng, lung linh” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp.

B. Từ ghép chính phụ.

C. Từ láy bộ phận.

D. Từ láy phụ âm đầu.

125. “Vì Bích kiên trì trong học tập nhưng bạn ấy đạt kết quả tốt.” Đây là câu:
A. Thiếu chủ ngữ.

B. Thiếu vị ngữ.

C. Sai cặp quan hệ từ.

D. Sai logic.

126. “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
Nhận xét phép liên kết của hai câu văn trên:
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng.
B. Hai câu trên sử dụng phép thế.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.

D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết nối.
127. Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp
nhiều lần, khan hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ
trong cộng đồng thì khi đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện cơng
cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thơng thường, thậm chí có thể
dùng khẩu trang vải. Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa
gì?

Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.
24


HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN

A. Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó
trong xã hội.
B. Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.
C. Cách nói ẩn dụ chỉ những người tính cách đột nhiên khác biệt so với ngày thường.
D. Tên một căn bệnh nguy hiểm mà con người thường mắc phải.
128. Trong các câu sau:
I. Cuộc triển lãm tranh cổ động “cả thế giới khát khao” làm chúng ta thấm thía hơn về
việc tiết kiệm nước cũng như bảo vệ nguồn nước.
II. Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường làng tới lúc trưởng thành bước chân
vào cổng trường đại học.
III. Chị ấy đẹp nhưng lao động giỏi.
IV. Dù khó khăn đến đâu tơi cũng quyết tâm hồn thành nhiệm vụ.
Những câu nào mắc lỗi:
A. II và III.

B. II và IV.


C. II và I.

D. III và IV.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nơn nao
Lưng mẹ cứ cịng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Lũ chúng tơi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hơi mặn
Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tơi
(Trích Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
129. Cả hai đoạn thơ trên đều sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm.

B. Miêu tả.

C. Tự sự.

D. Nghị luận.

130. Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ
thứ hai?
A. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống
Tài liệu được Học văn chị Hiên sưu tầm và biên soạn.

25


×