Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Căng thẳng, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở giáo viên một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ THU THẢO

CĂNG THẲNG, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN

H
P

QUAN Ở GIÁO VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ THU THẢO

CĂNG THẲNG, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

H


P

LIÊN QUAN Ở GIÁO VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1.

TS. ĐẶNG HOÀNG ANH

2.

TS. TRẦN THỊ THU THỦY

HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tời Ban Giám
hiệu trường Đại học Y tế Cơng cộng Hà Nội, Cơng đồn Giáo dục Việt Nam

đã tạo điều kiện để em triển khai nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Đặng Hoàng Anh và TS.
Trần Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức khoa
học cho em trong quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Y tế Cơng cộng Hà Nội đã tận
tình truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ln động

H
P

viên, chia sẻ và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập, giúp tôi vượt qua mọi
khó khăn để hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2022

H

U

Học viên

Đỗ Thu Thảo


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i

MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
Chương 1 ........................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 4
1.1. Các định nghĩa, khái niệm ...................................................................................... 4

H
P

1.1.1. Các định nghĩa về trầm cảm, lo âu và căng thằng ........................................4
1.1.2. Một số bộ công cụ sàng lọc sức khỏe tâm thần ............................................5
1.2. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo viên trên thế giới và tại Việt
Nam ................................................................................................................................. 9
1.2.1. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo viên trên thế giới .........9

U

1.2.2. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo viên tại Việt Nam .....13
1.3. Một số yếu tố liên quan tới căng thẳng, lo âu, trầm cảm của giáo viên ............. 16
1.3.1. Nhóm yếu tố cá nhân .................................................................................. 16

H

1.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện làm việc ............................................................ 17
1.3.3. Nhóm yếu tố về các mối quan hệ trong lao động .......................................19
1.4. Giới thiệu tóm tắt đề tài “Thực trạng căng thẳng tâm lý và một số giải pháp

cơng đồn góp phần giải tỏa căng thẳng tâm lý ở giáo viên” .................................... 20
1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 21
1.6. Khung lý thuyết ...................................................................................................... 23
Chương 2 ...................................................................................................................... 24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 24
2.1. Mô tả bộ số liệu gốc:.............................................................................................. 24
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 24
2.1.2. Đối tượng ....................................................................................................24
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 24
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 24


iii
2.1.5. Cỡ mẫu ........................................................................................................24
2.1.6. Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập và phân tích số liệu ............26
2.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn: ................................................... 28
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................28
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 28
2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................ 28
2.3.4. Biến số ........................................................................................................29
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................... 30
2.3.6. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................31
2.3.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ........................................................................33

H
P

CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 34

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 34
3.2. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo viên tiểu học và trung học
cơ sở tại thành phố Hà Nội .......................................................................................... 36

U

3.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của giáo viên
tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội ...................................................... 40
3.3.1. Đánh giá mối liên quan đến triệu chứng trầm cảm của giáo viên ..............40

H

3.3.2. Đánh giá mối liên quan đến triệu chứng lo âu của giáo viên ..................... 48
3.3.3. Đánh giá mối liên quan đến triệu chứng căng thẳng của giáo viên ............56
3.3.4. Đánh giá mối liên quan đến nguy cơ mắc nhiều tình trạng rối loạn sức khỏe
tâm thần đồng thời của giáo viên ..........................................................................64
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 73
BÀN LUẬN .................................................................................................................. 73
4.1. Thực trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của giáo viên tiểu học và trung học cơ
sở tại thành phố Hà Nội ............................................................................................... 73
4.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo
viên tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội .............................................. 76
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến triệu chứng trầm cảm của giáo viên ..............76
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến triệu chứng lo âu của giáo viên ..................... 78
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến triệu chứng căng thẳng của giáo viên ...........79


iv
4.2.4. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc nhiều tình trạng rối loạn sức
khỏe tâm thần đồng thời của giáo viên .................................................................80

4.3. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 85
1. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở giáo viên một số trường tiểu học và
trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2020 ........................................................ 85
2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tâm thần ở giáo viên một số
trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2020 ........................ 85
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 88
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 94

H
P

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát của nghiên cứu gốc .......................................................... 94
Phụ lục 2: Danh sách 10 trường tiểu học và THCS tham gia khảo sát của nghiên
cứu gốc : ...................................................................................................................... 101
Phụ lục 3: Đơn xin tham gia và sử dụng số liệu nghiên cứu................................... 103
Phụ lục 4 : Bảng biến số ............................................................................................ 104

U

Phụ lục 5: Kết quả đầy đủ mơ hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên
quan đến tình trạng mắc các rối loạn và tình trạng đồng mắc các rối loạn sức khỏe
tâm thần của giáo viên ............................................................................................... 112

H

Bảng 3.16: Mơ hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên quan đến
tình trạng mắc triệu chứng trầm cảm của giáo viên: ..........................................112
Bảng 3.24: Mô hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên quan đến

triệu chứng lo âu của giáo viên ...........................................................................114
Bảng 3.32: Mơ hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên quan đến
triệu chứng căng thẳng của giáo viên .................................................................115


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THCS

Trung học cơ sở

RLTTPB

Rối loạn tâm thần phổ biến

SKTT

Sức khỏe tâm thần

WHO

Tổ chức Y tế thế giới
World Health Organization

H
P

H


U


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ trầm trọng theo thang điểm ................................................9
Bảng 1.2. Danh sách các trường thực hiện thu thập số liệu ..........................................22
Bảng 2.1. Phân bố cỡ mẫu nghiên cứu trên cá tỉnh, thành phố .....................................25
Bảng 2.3. Bảng phân loại lại biến tình trạng triệu chứng ..............................................31
Bảng 3.1: Thông tin chung về cá nhân của đối tượng nghiên cứu ................................ 34
Bảng 3.3: Thông tin chung liên quan đến công việc của đối tượng nghiên cứu ...........35
Bảng 3.6. Mô tả điểm trầm cảm, lo âu, căng thẳng theo thang DASS 42 của giáo viên
tiểu học và THCS .......................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6: Phân bố tỷ lệ đánh giá mức độ trầm cảm ở giáo viên tiểu học và THCS .....36
Bảng 3.5: Phân bố tỷ lệ đánh giá mức độ lo âu ở giáo viên tiểu học và THCS ............38

H
P

Bảng 3.4: Phân bố tỷ lệ đánh giá mức độ căng thẳng ở giáo viên tiểu học và THCS ..38
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ mắc đồng thời các rối loạn về trầm cảm - lo âu - căng thẳng .39
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ mắc các tình trạng đồng rối loạn giữa trầm cảm - lo âu - căng
thẳng (n=147) ................................................................................................................39
Bảng 3.10: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa thông tin chung về cá nhân và triệu
chứng trầm cảm của các giáo viên.................................................................................40

U

Bảng 3.11: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các thông tin chung về công việc và

triệu chứng trầm cảm của các giáo viên ........................................................................41
Bảng 3.12: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về u cầu cơng
việc và triệu chứng trầm cảm của các giáo viên ............................................................ 42

H

Bảng 3.13: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về chế độ đãi ngộ
và triệu chứng trầm cảm của các giáo viên ...................................................................43
Bảng 3.14: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về tính chất/mơi
trường cơng việc và tình mắc trầm cảm của các giáo viên ...........................................44
Bảng 3.15: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về mỗi quan hệ
trong lao động việc và tình mắc trầm cảm của các giáo viên ........................................45
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa trầm cảm với căng thẳng và lo âu` .............................. 46
Bảng 3.15: Mơ hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên quan đến tình
trạng mắc triệu chứng trầm cảm của giáo viên.............................................................. 46
Bảng 3.16: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa thông tin chung về cá nhân và triệu
chứng lo âu của các giáo viên ........................................................................................ 48
Bảng 3.17: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các thông tin chung về công việc và
triệu chứng lo âu của các giáo viên ...............................................................................49
Bảng 3.18: Phân tích đơn biến mối i liên quan giữa nhóm các yếu tố về yêu cầu công
việc và triệu chứng lo âu của các giáo viên ...................................................................50


vii
Bảng 3.19: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về chế độ đãi ngộ
và triệu chứng lo âu của các giáo viên ..........................................................................51
Bảng 3.20: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về tính chất/mơi
trường cơng việc và triệu chứng lo âu của các giáo viên ..............................................52
Bảng 3.21: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về mỗi quan hệ
trong lao động việc và triệu chứng lo âu của các giáo viên ..........................................53

Bảng 3.22: Mối liên quan giữa lo âu với trầm cảm và căng thẳng................................ 54
Bảng 3.23: Phân tích đơn biến mối hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố
liên quan đến triệu chứng lo âu của giáo viên ............................................................... 55
Bảng 3.24: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa thơng tin chung về cá nhân và triệu
chứng căng thẳng của các giáo viên ..............................................................................56
Bảng 3.25: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các thông tin chung về công việc và
triệu chứng căng thẳng của các giáo viên ......................................................................57

H
P

Bảng 3.26: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về yêu cầu công
việc và triệu chứng căng thẳng của các giáo viên ......................................................... 58
Bảng 3.27: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về chế độ đãi ngộ
và triệu chứng căng thẳng của các giáo viên .................................................................59
Bảng 3.28: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về tính chất/mơi
trường cơng việc và triệu chứng căng thẳng của các giáo viên .....................................60
Bảng 3.29: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về mối quan hệ
trong lao động việc và triệu chứng căng thẳng của các giáo viên .................................61

U

Bảng 3.30: Mối liên quan giữa căng thẳng với trầm cảm và lo âu................................ 62
Bảng 3.31: Mơ hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên quan đến triệu
chứng căng thẳng của giáo viên .................................................................................... 62

H

Bảng 3.31: Mối liên quan giữa nhóm thơng tin cá nhân với tình trạng đồng bệnh (đồng
thời mắc nhiều tình trạng rối loạn SKTT) của giáo viên .................................................. 64

Bảng 3.32: Mối liên quan giữa các thơng tin chung về cơng việc và tình đồng bệnh
(đồng thời mắc nhiều tình trạng rối loạn SKTT) của giáo viên ....................................65
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về u cầu cơng việc và tình trạng
đồng bệnh của giáo viên ................................................................................................ 66
Bảng 3.34: Mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về chế độ đãi ngộ và tình trạng đồng
bệnh của giáo viên .........................................................................................................67
Bảng 3.35: Mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về tính chất/mơi trường cơng việc và
tình trạng đồng bệnh của giáo viên................................................................................69
Bảng 3.36: Mối liên quan giữa nhóm các yếu tố về mỗi quan hệ trong lao động việc và
tình trạng đồng bệnh của giáo viên................................................................................71
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ căng thẳng, lo âu, trầm cảm ở giáo viên tiểu học và THCS
(n=481)
Error! Bookmark not defined.


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Giảng dạy là một nghề đầy thách thức về thể chất và tinh thần, vì giáo viên sử
dụng rất nhiều năng lượng trong công việc hàng ngày trên lớp cùng với những cam kết
cá nhân và gia đình, áp lực liên tục được đặt lên trách nhiệm của giáo viên. Tại Hà
Nội, vấn đề sức khỏe tâm thần ở giáo viên cấp bậc tiểu học và trung học cơ sở tại Hà
Nội chưa được nghiên cứu tìm hiểu một cách kỹ càng, chính vì vậy, chúng tơi thực
hiện nghiên cứu: “Căng thẳng, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở giáo
viên một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2020”
nhằm mô tả thực trạng rối loạn sức khỏe tâm thần ở giáo viên và tìm hiểu một vài yếu
tố liên quan tới tình trạng này. Số liệu của nghiên cứu được trích xuất từ kết quả điều

H
P


tra ban đầu của nghiên cứu “Thực trạng căng thẳng tâm lý và một số giải pháp
cơng đồn góp phần giải tỏa căng thẳng tâm lý ở giáo viên” của Cơng đồn Giáo
dục Việt Nam thực hiện thu thập số liệu vào tháng 9 năm 2020.

Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 481 đối
tượng là giáo viên đang thực hiện công tác giảng dạy tại các trường tiểu học và THCS

U

trên địa bàn 4 quận Hồn Kiếm, Hà Đơng, Long Biên, Cầu Giấy tại thành phố Hà Nội
tham gia nghiên cứu gốc. Số liệu được trích xuất ra file excel và thực hiện phân tích
bằng phần mềm Stata 18.0. Sau khi làm sạch số liệu, sử dụng các thuật toán thống kê

H

mơ tả, kiểm định khi bình phương và hồi quy logistic để thực hiện phân tích theo mục
tiêu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trầm cảm, lo âu và căng thẳng trong nhóm đối
tượng nghiên cứu lần lượt: 24,3%, 42,4% và 24,9%, cùng với đó 16,2% số giáo viên
được đánh giá là mắc đồng thời cả 3 tình trạng sức khỏe tâm thần: trầm cảm-lo âucăng thẳng và 14,4% đối tượng mắc 2 trong 3 tình trạng này. Các yếu tố liên quan tới
tình trạng trầm cảm của giáo viên: thiếu thời gian tự nâng cao trình độ chuyên môn,
công việc lặp đi lặp lại và không hợp tác với đồng nghiệp có mối liên quan rõ rệt có ý
nghĩa thống kê với triệu chứng trầm cảm của giáo viên. Các yếu tố liên quan tới tình
trạng lo âu của giáo viên : ý định thay đổi công việc, công việc lặp đi lặp lại và không
hợp tác với đồng nghiệp. Các yếu tố liên quan tới tình trạng căng thẳng của giáo viên:
ý định thay đổi công việc, công việc lặp đi lặp lại và công việc không liên quan đến
chun mơn. Cả 4 nhóm yếu tố : thông tin chung, yếu tố về điều kiện công việc, yếu tố



ix
về các mối quan hệ trong cơng việc đều tìm thấy các mối liên quan tới tình trạng đồng
mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần của giáo viên.
Nghiên cứu của chúng tơi cho rằng vấn đề cải thiện tình trạng trầm cảm, lo âu và
căng thẳng trong nhóm đối tượng giáo viên tiểu học và THCS rất cần được chú trọng.
Cần cải thiện các chương trình giảng dạy, chế độ đãi ngộ cần được thay đổi phù hợp,
động viên các giáo viên được giao thêm nhiệm vụ, có khối lượng công việc cao, tạo
sức hút và tăng cường gắn bó của giáo viên với nhà trường, đồng thời nâng cao năng
lực cho các giáo viên. Khuyến khích giáo viên cân bằng cơng việc và cuộc sống hợp
lý, tích cực tham gia các hoạt động, phương thức giải trí lành mạnh, giúp tăng cường
sức khỏe tinh thần

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Căng thẳng được Hans Selye định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hội chứng
bao gồm những đáp ứng khơng đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường. Căng
thẳng nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao
động (1). Căng thẳng nghề nghiệp được phát hiện là một yếu tố nguy cơ gây trầm cảm
và lo âu cho giáo viên trong các nghiên cứu trước đây (2), (3), (4).
Theo báo cáo của Đại học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ, 2017), tình trạng căng

thẳng của giáo viên - hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại, ảnh hưởng đến sức khoẻ
thể chất của họ. Đa số giáo viên cho biết họ cảm thấy căng thẳng tột độ ít nhất vài
ngày trong tuần, tăng đáng kể so với năm 1985 (5). Một cuộc khảo sát quốc gia tại

H
P

Hoa Kỳ năm 2014 báo cáo 46% giáo viên bị căng thẳng hàng ngày trong năm học,
giáo viên có tỷ lệ căng thẳng cao nhất trong số tất cả các nhóm nghề nghiệp (6).
Zahiruddin và cộng sự (2019) đánh giá trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở các giáo viên
THCS ở khu thung lũng Klang, Malaysia cho thấy, trong tổng cộng 356 tham gia
nghiên cứu, các giáo viên có tỷ lệ cao các triệu chứng trầm cảm (43,0%), lo âu
(68,0%) và căng thẳng (32,3%) (7). Phạm Thị Hương (2016) thực hiện nghiên cứu tại

U

một số trường mầm non tư thục tại thành phố Hà Nội cho thấy có tới 131 giáo viên
(93.6%) căng thẳng ở mức trung bình, và có 9 GV (6.4 %) căng thẳng ở mức độ cao
(8).

H

Năm 2020, Dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, đại dịch đã tác động
đến hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia vì nó buộc các cơ sở giáo dục áp dụng hình
thức học từ xa trực tuyến để tiếp tục cung cấp dịch vụ của họ, giáo viên phải làm quen
với việc dạy học trực tuyến trong thời gian dịch bùng phát. Một nghiên cứu tại Ba Lan
cho thấy, tỷ lệ triệu chứng căng thẳng tâm lý của giáo viên tiểu học giữa hai đợt dịch
COVID-19 giữa hai đất nước này đã tăng lên với căng thẳng - từ 6% trong giai đoạn
đầu của nghiên cứu lên 47% trong giai đoạn hai; đối với sự thay đổi của lo lắng-từ
21% đến 31%; và đối với sự thay đổi của trầm cảm - tương ứng từ 12% đến 46% (9).

Tại thành phố Hà Nội, hệ thống giáo dục phải đối mặt với những thách thức về
tình trạng dân số cơ học tăng nhanh, gây áp lực về cơ sở vật chất và nhân lực và tình
trạng thiếu trường, lớp học, giáo viên có trình độ. Chương trình sách giáo khoa mới
được áp dụng đối với chương trình tiểu học và trung học cơ sở năm 2020 (10) cũng tạo


2
nên áp lực cho giáo viên khi lần đầu làm quen với những phương pháp, hướng tiếp cận
mới. Tuy nhiên cho tới hiện tại, vấn đề sức khỏe tâm thần ở giáo viên cấp bậc tiểu học
và trung học cơ sở tại Hà Nội chưa được nghiên cứu tìm hiểu. Học viên thực hiện đề
tài “Căng thẳng, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở giáo viên một số
trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2020” nhằm đánh
giá thực trạng căng thẳng nghề nghiệp, lo âu, trầm cảm của giáo viên đang công tác tại
một số trường tiểu học và trung học cơ sở, tìm ra một số yếu tố liên quan, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức
khỏe tâm thần cho giáo viên và nâng cao chất lượng giảng dạy. Số liệu của đề tài được
trích xuất từ kết quả điều tra ban đầu của nghiên cứu “Thực trạng căng thẳng tâm lý
và một số giải pháp cơng đồn góp phần giải tỏa căng thẳng tâm lý ở giáo viên”

H
P

của Cơng đồn Giáo dục Việt Nam thực hiện thu thập số liệu vào tháng 9 năm 2020.

H

U


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở giáo viên một số trường
tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2020
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan tới căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở giáo
viên một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2020

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các định nghĩa, khái niệm
1.1.1. Các định nghĩa về trầm cảm, lo âu và căng thằng
Trầm cảm - Depression (rối loạn trầm cảm): là một rối loạn cảm xúc phổ
biến. Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách thức người bệnh cảm thấy, suy nghĩ
và xử lý các hoạt động hàng ngày, như ngủ, ăn uống hoặc làm việc. Để được chẩn
đoán mắc bệnh trầm cảm, các triệu chứng phải xuất hiện và duy trì ít nhất trong hai
tuần (11).
Lo âu – Anxiety (rối loạn lo âu - Anxiety disorders): đề cập đến một nhóm các

H
P


rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác lo âu và sợ hãi, bao gồm rối loạn lo âu tổng
quát (generalized anxiety disorder- GAD), rối loạn hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn lo âu xã
hội, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder - OCD) và rối loạn
căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic căng thẳng disorder - PTSD) (12).
Rối loạn lo âu là một nhóm các tình trạng liên quan, mỗi bệnh có những triệu
chứng riêng biệt. Tuy nhiên, tất cả các chứng rối loạn lo âu đều có một điểm chung là

U

sợ hãi hoặc lo âu dai dẳng, q mức trong những tình huống khơng đe dọa. Người
bệnh thường gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau: sợ hãi, căng thẳng hoặc nóng nảy,

H

bồn chồn hoặc cáu kỉnh, dự đốn điều tồi tệ nhất và đề phịng các dấu hiệu nguy hiểm
(13).

Căng thẳng - Stress: là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể đối với bất kỳ nhu
cầu nào (1).

Theo Mental Health Foundation, Căng thẳng là phản ứng của cơ thể đối với áp
lực. Nhiều tình huống hoặc sự kiện cuộc sống khác nhau có thể gây ra căng thẳng. Nó
thường được kích hoạt khi con người trải nghiệm điều gì đó mới mẻ, bất ngờ hoặc đe
dọa ý thức về bản thân, hoặc khi con người cảm thấy mình có ít khả năng kiểm sốt
tình huống (14).
Căng thẳng trong công việc (căng thẳng nghề nghiệp): Theo Tổ chức y tế thế
giới (WHO) Căng thẳng liên quan đến cơng việc là phản ứng mà mỗi người có thể có
khi phải đối mặt với những yêu cầu và áp lực công việc không phù hợp với kiến thức



5
và khả năng của họ và thách thức khả năng đối phó của họ (17). Căng thẳng nghề
nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động
1.1.2. Một số bộ công cụ sàng lọc sức khỏe tâm thần
Perceived Stress Scale- PSS (1983)
Perceived Stress Scale (PSS)-thang đo mức độ căng thẳng cảm nhận là công cụ
tâm lý được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường mức độ nhận thức về căng thẳng. Nó là
thước đo mức độ mà các tình huống trong cuộc sống của một người được đánh giá là
căng thẳng. Các mục được thiết kế để khai thác cách người trả lời khơng thể đốn
trước, khơng thể kiểm sốt và q tải tìm thấy cuộc sống của họ. PSS10 cho phép đánh
giá mức độ căng thẳng mà không làm giảm chất lượng đo lường tâm lý (18).
Trong mỗi trường hợp, những người được hỏi được hỏi mức độ thường xuyên họ

H
P

cảm thấy theo một cách nào đó. Có bằng chứng chứng minh điểm PSS cao hơn trong
các trường hợp (19):
• Nghiện thuốc lá

• Bệnh nhân tiểu đường khơng kiểm sốt được lượng đường trong máu
• Dễ bị tổn thương hơn đối với các triệu chứng trầm cảm do sự kiện cuộc sống
gây ra căng thẳng

U

Mối quan hệ tình trạng sức khỏe với PSS: Cohen et al. (1988) cho thấy mối
tương quan với PSS và: Các biện pháp căng thẳng, Các biện pháp về sức khỏe và dịch


H

vụ y tế tự báo cáo, Các biện pháp về hành vi sức khỏe, Tình trạng hút thuốc, Hành vi
tìm kiếm sự trợ giúp.

Năm 2017, Trần T.H Đào đã dịch PSS-10 sang tiếng Việt và đánh giá phiên bản
tiếng Việt của Thang đo ứng suất cảm nhận 10 (V-PSS-10) về tính tương đương của
bản dịch, giá trị mặt, hiệu lực cấu trúc, mối tương quan, độ tin cậy nhất quán nội bộ và
độ tin cậy kiểm tra lại trong số 473 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên. Kết quả từ nghiên cứu
này cho thấy rằng V-PSS-10 có giá trị và mức độ tin cậy chấp nhận được ở phụ nữ lớn
tuổi. V-PSS-10 có thể được sử dụng để đo lường mức độ căng thẳng trong nghiên cứu
và thực hành trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu trong tương lai sẽ rất hữu ích để
xác nhận thêm tính hợp lệ và độ tin cậy của V-PSS-10 (20).
Warwick Edinburgh Mental Wellbeing Scale-WEMWBS (2007)
Thang đo sức khỏe tâm thần Warwick-Edinburgh Mental Wellbeing Scale
(WEMWBS) được phát triển để cho phép đo lường sức khỏe tâm thần trong dân số nói


6
chung và đánh giá các dự án, chương trình và chính sách nhằm cải thiện sức khỏe tâm
thần. Thang đo 14 mục WEMWBS theo thang điểm 5 (không lúc nào - mọi lúc), sau
đó tính tổng một điểm số duy nhất. Tất cả các mục đều được diễn đạt tích cực và bao
gồm cả khía cạnh cảm giác và hoạt động của sức khỏe tâm thần, do đó làm cho khái
niệm dễ tiếp cận hơn. Thang điểm đã được sử dụng rộng rãi trong nước và quốc tế để
theo dõi, đánh giá các dự án và chương trình và điều tra các yếu tố quyết định sức
khỏe tâm thần (21).
WEMWBS nhằm mục đích đo lường sức khỏe tâm thần của chính nó chứ khơng
phải các yếu tố quyết định sức khỏe tâm thần, bao gồm khả năng phục hồi, kỹ năng
trong mối quan hệ, quản lý xung đột và giải quyết vấn đề, cũng như các yếu tố kinh tế
xã hội như nghèo đói, bạo lực gia đình, bắt nạt, thất nghiệp, kỳ thị , phân biệt chủng


H
P

tộc và các hình thức loại trừ xã hội khác (21).

WEMWBS đã được xác nhận cho dân số từ 13-16 tuổi (Clarke và cộng sự , 2010
(24)), sinh viên đại học và dân số nói chung (Tennant và cộng sự , 2007
(23)). WEMWBS cũng đã được xác nhận ở những người dùng chăm sóc sức khỏe tâm
thần ở độ tuổi 18+ (Bass, Dawkin, Muncer, Vigurs & Bostock, 2016 (25).
Tại Việt Nam, bảng hỏi WEMWBS hiện chưa được chuẩn hóa và sử dụng rộng

U

rãi các nghiên cứu trong nước.

Patient Health Questionnaire-PHQ-9

H

Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân Patient Health Questionnaire (PHQ-9) là một
công cụ sàng lọc tự báo cáo ngắn được sử dụng để đánh giá mức độ trầm cảm ở cả môi
trường lâm sàng và cộng đồng.

Bảng câu hỏi gồm 9 mục cụ thể dựa trên tiêu chí DSM-IV, và được sử dụng để
sàng lọc các triệu chứng trầm cảm và chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng (major
depressive disorder - MDD). Điểm cao hơn trong thang PHQ-9 tương ứng với những
khó khăn gia tăng trong hoạt động hàng ngày và những ngày ốm.
Đánh giá sau đó được sử dụng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của triệu chứng,
những thay đổi và đáp ứng với điều trị theo thời gian. Bảng câu hỏi gồm 9 mục cụ thể

dựa trên tiêu chí DSM-IV (Mã phân loại trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối
loạn tâm thần, Ấn bản thứ 4), và được sử dụng để sàng lọc các triệu chứng trầm cảm
và chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng (MDD).


7
Ngồi việc đưa ra các chẩn đốn dựa trên tiêu chí về các rối loạn trầm cảm,
PHQ-9 cũng là một thước đo đáng tin cậy và hợp lệ về mức độ trầm cảm. Những đặc
điểm này cộng với sự ngắn gọn của nó làm cho PHQ-9 trở thành một cơng cụ nghiên
cứu và lâm sàng hữu ích (26).
Bảng hỏi PHQ-9 đã được chuẩn hóa sang tiếng Việt, Đặng Duy Thanh và cộng
sự (2011) thực hiện “Đánh giá sơ bộ giá trị của bảng hỏi sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9)
trong sàng lọc bệnh nhân trầm cảm” cho biết các câu hỏi của bảng PHQ-9 phiên bản
tiếng Việt có độ nhất quán nội tại cao trong việc đánh giá trầm cảm (27).
Symptom Checklist-90 -Revised (SCL-90-R, 1994)
Symptom Checklist-90-Revised (SCL-90-R) là một bảng câu hỏi tự báo cáo
đượca sử dụng rộng rãi để đo lường một loạt các triệu chứng tâm lý và tâm thần được

H
P

sửa đổi từ Symptom Checklist-90 (1973). SCL-90-R đánh giá 9 khía cạnh triệu chứng:
buồn nơn, ám ảnh cưỡng chế, nhạy cảm giữa các cá nhân, trầm cảm, lo lắng, thù địch,
lo lắng ám ảnh, ý tưởng hoang tưởng và rối loạn tâm thần, mỗi khía cạnh bao gồm 10
câu hỏi.

SCL-90-R giúp đo 9 kích thước triệu chứng chính và được thiết kế để cung cấp
cái nhìn tổng quan về các triệu chứng của bệnh nhân và cường độ của chúng tại một

U


thời điểm cụ thể.

SCL-90-R được chuẩn hóa 4 thứ tiếng: Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Canada .

H

Beck Anxiety Inventory (BAI) and Beck Depression Inventory (BDI)
Thang đo mức độ lo âu Beck Anxiety Inventory (BAI) là một bài tự kiểm tra
ngắn gọn được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo lắng .
Nó bao gồm việc cho điểm chi tiết để giúp xác định liệu các triệu chứng lo lắng biểu
hiện của thân chủ nằm trong mức bình thường hay mức độ nghiêm trọng và suy
nhược.
Thang điểm bao gồm 21 triệu chứng lo âu phổ biến. Những ví dụ bao gồm:
• Tay run
• Sợ chết
• Đổ mồ hơi nóng / lạnh
Những người được hỏi cho biết tần suất mà mỗi triệu chứng đã khiến họ bận tâm
trong tháng qua trên thang điểm 4, trong đó 0 là 'hồn tồn khơng' và 3 là 'nghiêm
trọng - điều đó đã làm phiền tơi rất nhiều.'


8
Thang đo mức độ trầm cảm Beck Depression Inventory (BDI) cũng bao gồm 21
mục và chứa thông tin cho điểm chi tiết để cho biết các triệu chứng ở mức độ bình
thường hay mức độ nghiêm trọng.
General Health Questionnaire (GHQ)
Bảng câu hỏi sức khỏe tổng quát (GHQ) là một công cụ sàng lọc tự báo cáo để
xác định các vấn đề sức khỏe tâm thần ngắn hạn, không loạn thần và nhẹ trong dân số
nói chung hoặc khơng lâm sàng. Đánh giá phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên trở

lên. Nó khơng thích hợp cho trẻ em. Nó tập trung vào việc sàng lọc 2 lĩnh vực, đó là
những khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, bình thường và / hoặc
sự xuất hiện của bất kỳ hoàn cảnh mới hoặc đau khổ nào. GHQ-60: Phiên bản chính
của GHQ, được sử dụng để xác định các trường hợp để kiểm tra chuyên sâu hơn (29)

H
P

GHQ cuối cùng nhằm mục đích xác định bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa
trạng thái hiện tại (rối loạn) của người trả lời và trạng thái bình thường của họ. Đây là
một phương pháp lý tưởng để xác định các rối loạn tâm thần không do loạn thần và
thông báo cho bác sĩ lâm sàng về các biện pháp can thiệp tiếp theo hoặc các bước cần
thực hiện liên quan đến điều trị.

GHQ-12 là một phiên bản rút gọn có 12 mục có độ tin cậy cao và được sử dụng

U

rộng rãi.

Depression Anxiety and Stress Scale DASS-42 (1995) (Phụ lục 1)

H

Thang đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng DASS 42 là một bộ ba thang điểm tự
báo cáo được thiết kế để đo lường các trạng thái cảm xúc tiêu cực của trầm cảm, lo âu
và căng thẳng. DASS-42 là thang điểm tự báo cáo bao gồm 42 mục được thiết kế để
đo các trạng thái cảm xúc tiêu cực của trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Giá trị chính của
DASS trong bệnh cảnh lâm sàng là làm rõ vị trí của rối loạn cảm xúc, như một phần
của nhiệm vụ rộng hơn của đánh giá lâm sàng. Chức năng thiết yếu của DASS là đánh

giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng chính của trầm cảm, lo âu và căng thẳng.
Để đo lường một loạt các triệu chứng sức khỏe tâm thần, Thang đo trầm cảm, lo
âu, căng thẳng DASS-42 là công cụ tự báo cáo, có sẵn miễn phí và được sử dụng rộng
rãi nhất. Nó thích hợp để sử dụng cho dân số nói chung, khơng có lâm sàng và có sẵn
bằng chứng để hỗ trợ tính hợp lệ và tính nhất quán nội bộ của nó.
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn dựa trên mẫu chuẩn do Lovibond và
Lovibond (1995) thu thập như sau:


9
-Trầm cảm: 6,34 (6,97)
-Lo lắng: 4,7 (4,91)
-Căng thẳng: 10,11 (7,91)
Tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm cũng được phân loại theo mức độ trầm
trọng dựa trên điểm tổng của từng cấu phần theo bảng sau:
Bảng 1.1. Phân loại mức độ trầm trọng theo thang điểm
Điểm số DASS (42)

Trầm cảm

Lo âu

Căng thẳng

Bình thường

0-9

0-7


0-14

Nhẹ

10-13

8-9

15-18

Trung bình

14-20

10-14

19-25

Nghiêm trọng

21-27

15-19

26-33

Rất nghiêm trọng

28+


20+

34+

H
P

Nguồn: Lovibond (1995) (31)

DASS-42 đã được chứng minh là có tính nhất qn nội bộ cao và mang lại sự
phân biệt có ý nghĩa giữa các triệu chứng, được phát triển cho những người trên 17
tuổi, do tính đơn giản của ngơn ngữ DASS 42 được sử dụng rộng dãi với 25 bản dịch

U

có sẵn các ngôn ngữ trên thế giới (32).

DASS-21 là phiên bản thu gọn của DASS-42 bao gồm 21 câu hỏi.
Nghiên cứu gốc của đề tài luận văn đã sử dụng thang DASS 42 với mong muốn

H

khảo sát thực trạng tâm lý ở giáo viên, biểu hiện và mức độ của các vấn đề tâm lý
(căng thẳng, lo âu, trầm cảm).

1.2. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo viên trên thế giới và tại
Việt Nam

1.2.1. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo viên trên thế giới
1.2.1.1. Thực trạng căng thẳng của giáo viên trên thế giới

Sức khoẻ tâm thần của giáo viên là một thành phần cơ bản của chất lượng giáo
dục và ảnh hưởng đến cả thành tích cơng việc của giáo viên và sức khoẻ tâm thần của
học sinh. Giáo viên là một nghề rất căng thẳng, và được phân loại là nghề có nguy cơ
căng thẳng cao.
Căng thẳng của giáo viên được định nghĩa là những trải nghiệm của giáo viên về
những cảm xúc khó chịu, tiêu cực, chẳng hạn như tức giận, thất vọng, lo lắng, trầm


10
cảm và căng thẳng, do một số khía cạnh trong công việc của họ với tư cách là giáo
viên (37), Căng thẳng có thể dẫn tới lo âu, sợ hãi, khó chịu,…. Việc đo lường mức độ
căng thẳng của giáo viên là rất quan trọng và có thể đóng một vai trị quan trọng trong
việc hiểu các q trình dẫn đến tình trạng kiệt sức của giáo viên. Kiệt sức được mơ tả
là khơng có khả năng thực hiện cả chức năng và hiệu quả trong môi trường việc làm
do tiếp xúc nhiều với căng thẳng liên quan đến công việc. Số lượng nghiên cứu về
căng thẳng của giáo viên đã tăng đều đặn và hiện đã trở thành một chủ đề nghiên cứu
lớn ở nhiều quốc gia.
Năm 2010, Samad đã đánh giá tình trạng căng thẳng của các giáo viên tiểu học
tại Thung lũng Klang, Malaysia. 272 giáo viên làm việc tại 9 trường tiểu học tại thung
lũng Klang trả lời bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng căng thẳng, kết quả nhận được hầu

H
P

hết giáo viên có mức độ căng thẳng trung bình (71,7%) và chỉ 12,1% có trạng thái sức
khỏe tâm thần ở mức thấp (41). Một báo cáo từ Viện Y tế Quốc gia, Bộ Y tế Malaysia
đã tiết lộ liên quan đến nghề dạy học, tình trạng trầm cảm trong giáo viên ở Malaysia
là cực kỳ nghiêm trọng do khối lượng công việc ngày càng tăng (42).
Năm 2015, sau khi nhận được một số báo cáo về mức độ căng thẳng của giáo


U

viên, Liên đoàn giáo viên Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc khảo sát "Quality of Worklife
Survey” với hơn 30000 nhà giáo dục về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Bảng khảo sát
gồm 80 câu hỏi đề cập tới sự hành phúc của giáo viên, sức khỏe tâm thần, mức độ

H

căng thẳng,… được gửi qua email và các phương tiện truyền thông. Trong số hàng
nghìn người được hỏi, 80% là giáo viên/giáo viên giáo dục đặc biệt; 8% là cố vấn, y tá,
nhà tâm lý học, nhân viên xã hội và thủ thư; và 12% đối tượng giữ các vị trí khác trong
trường học. Và gần 73% người được hỏi cho biết họ “thường” thấy cơng việc của
mình căng thẳng, 34% giáo viên cho rằng sức khỏe tâm thần của họ bị suy giảm (gia
tăng căng thẳng, trầm cảm và thay đổi cảm xúc) (43).
Ở Ethiopia, căng thẳng nghề nghiệp xảy ra khá phổ biến với giáo viên trung học
cơ sở (THCS). Hagos (2015) khảo sát mức độ căng thẳng nghề nghiệp tại các trường
THCS vùng Tigray thông qua thang đánh giá căng thẳng nghề nghiệp cho giáo viên
được xây dựng bởi các chuyên gia Đại học Aksum. Nghiên cứu được thực hiện với sự
tham gia của 321 giáo viên đang làm việc tại các trường THCS, kết quả phân tích cho
thấy tất cả giáo viên THCS đều có mức độ căng thẳng nghề nghiệp cao. Bên cạnh đó,


11
chiến lược đối phó chủ yếu được sử dụng bởi hơn một nửa số giáo viên là chuyển sang
tôn giáo.
Baraza (2017) thực hiện nghiên cứu về mức độ căng thẳng của các giáo viên
THCS cơng lập tại phía bắc Kakamega, Kenya. Sử dụng thang đo căng thẳng của
Holmes và Rahe bao gồm 43 câu hỏi về các sự kiện trong cuộc sống có thể gây ra tình
trạng căng thẳng trên giáo viên (45). Nghiên cứu được khảo sát trên 179 giáo viên và
lãnh đạo nhà trường, kết quả cho thấy 6,06% giáo viên ghi nhận mức độ căng thẳng

thấp, 37,37% ghi nhận mức độ căng thẳng trung bình và 56,57% ghi nhận mức độ
căng thẳng cao.
Gebisa (2019) cũng thực hiện đánh giá tương tự tại thành phố Gondar, tây bắc
Ethiopia. Với 409 giáo viên THCS công lập tham gia nghiên cứu được đánh giá các

H
P

triệu chứng căng thẳng nghề nghiệp thông qua thang đo PSS-14, bao gồm 14 câu hỏi,
từ 0 đến 4 cho mỗi mục và dao động từ không bao giờ, gần như không bao giờ, đôi
khi, khá thường xuyên và rất thường xuyên, theo lần xuất hiện của chúng tương ứng,
trong 1 tháng trước cuộc khảo sát. Tỷ lệ chung của cảm giác căng thẳng liên quan đến
công việc trong 1 tháng qua là 58,2% (47).

1.2.1.2. Thực trạng lo âu của giáo viên trên thế giới

U

Căng thằng nghề nghiệp nói chung, làm giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe
tổng thể về tinh thần và thể chất của giáo viên. Nó cũng dẫn đến những cảm xúc lo

H

lắng, làm suy giảm khả năng hoạt động của giáo viên trong cơng việc hoặc đối phó với
cuộc sống hàng ngày. Áp lực quá lớn từ các cơ sở giáo dục, học sinh và phụ huynh,
thái độ cộng đồng, quá tải công việc, hành vi kém và xung đột vai trị của học sinh
khiến giáo viên ln bối rối và điều này dẫn đến lo lắng. Cảm giác lo lắng hoặc căng
thẳng tạm thời sẽ ảnh hưởng đến mọi người khác với lo lắng mãn tính vì chúng có xu
hướng là những đợt cấp tính
Tỷ lệ giáo viên có triệu chứng lo âu các nước vào khoảng 43,59% đến60,8% tủy

khu vực. Một nghiên cứu khác do Zahiruddin và cộng sự (2019) sử dụng thang đánh
giá trầm cảm, lo âu và căng thẳng DASS nhằm thực hiện xác định mức độ phổ biến
của chứng lo âu ở các giáo viên THCS ở khu thung lũng Klang, Malaysia cho thấy,
trong tổng cộng 356 tham gia nghiên cứu, các giáo viên có tỷ lệ cao triệu chứng lo âu
(68,0%), trong đó lo âu nặng và nghiêm trọng chiếm tới 23,3%.


12
Ibrahim (2021) cũng sử dụng Thang điểm trầm cảm, lo âu và căng thẳng DASS
21 do Lovibond phát triển, mức độ nghiêm trọng của sức khỏe tâm lý của giáo viên là
tổng số 43,59% (n = 146); các triệu chứng lo âu, khoảng 82,39% (n = 276) được phân
loại là rất nghiêm trọng và 14,93% (n = 50) ở mức độ nặng, trong khi số còn lại ở mức
độ nhẹ (0,89%; n = 3) và trung bình (1,79%; n= 6) (52).
1.2.1.3. Thực trạng trầm cảm ở giáo viên trên thế giới
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn
tật trên toàn cầu. Trầm cảm có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống, nhận thức,
cảm xúc và hoạt động hàng ngày và dẫn đến 39% số người tự tử trên toàn cầu. Các
nghiên cứu trước đây báo cáo rằng mức độ trầm cảm ở giáo viên cao hơn so với dân số
chung. Mức độ trầm cảm cao hơn có thể khiến giáo viên kém hiệu quả trong cơng việc

H
P

Tình trạng trầm cảm ở giáo viên khác nhau trên toàn quốc, ở Anh là 19,4 - 52,5% .
Hadi (2008) thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 580 giáo viên trung học cơ sở ở
quận Kota Bharu, Malaysia sử dụng thang đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng DASS
21 và Bảng câu hỏi nội dung cơng việc JCQ để tìm hiểu về tình trạng trầm cảm và
những yếu tố liên quan tới tình trạng này tại đây. Kết quả cho thấy 49,1% giáo viên tại
các trường trung học cơ sở này có triệu chứng trầm cảm. Hầu hết giáo viên có triệu


U

chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ (21,0%) (51).

Một nghiên cứu tìm hiểu về sự căng thẳng và các triệu chứng của bệnh trầm cảm

H

ở giáo viên một số cơ sở giáo dục công lập tại Brazil, Louise và cộng sự (2019) sử
dụng thang đo căng thẳng PSS (Perceived Stress Scale-PSS) và thang đo mức độ trầm
cảm Beck-BDI để thực hiện khảo sát với 163 giáo viên, 108 (66,3%) là nam giới. 67%
giáo viên nam và 63% giáo viên nữ bị căng thẳng ở các mức độ khác nhau. 79,8% nữ
giới và 64,8% nam giới bị trầm cảm (57).
Ibrahim (2021) sử dụng Thang điểm trầm cảm, lo âu và căng thẳng DASS 21 do
Lovibond phát triển, mức độ nghiêm trọng của sức khỏe tâm lý của giáo viên là tổng
số 43,59% (n = 146); giáo viên cho biết có các triệu chứng trầm cảm nặng trong khi tỷ
lệ có các triệu chứng rất nghiêm trọng là 25,69% (n = 86). Khoảng 0,57% (n = 2) và
30,15% (n = 101) giáo viên có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình.
Cuối năm 2019 tới nay, sự lây lan của dịch bệnh COVID (một bệnh truyền nhiễm
bởi virut SARS-CoV-2 (61)) đã dẫn đến một đại dịch toàn cầu đã cướp đi sinh mạng
của hàng triệu người cho đến nay (62). Toàn thế giới phải làm quen với trạng thái xã


13
hội mới, trong đó rất nhiều người dân đã phải ngừng lại hồn tồn cơng việc của mình.
Kể từ khi COVID-19 trở thành đại dịch, lĩnh vực giáo dục đã có những thay đổi mạnh
mẽ bao gồm cả việc áp dụng phương pháp học từ xa. Việc áp dụng nhanh chóng Cơng
nghệ Thơng tin và Truyền thơng như là nguồn lực chính trong q trình dạy-học đã
dẫn đến một số thách thức đối với giáo viên, bao gồm sự không hiểu biết về công nghệ
và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng công nghệ đầy đủ (63). Do đó, các giáo viên đã

phải tiếp tục cơng việc của mình trong bối cảnh một loạt các hồn cảnh và căng thẳng
có thể ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe tâm thần của họ.
Một nghiên cứu tại Ba Lan (2021) thực hiện trên 285 giáo viên tiểu học và trung
học người Ba Lan, sử dụng thang đo DASS-21. Nghiên cứu được thực hiện gồm hai
giai đoạn là hai đợt dịch COVID-19 bùng phát tại Ba Lan. Người ta đã xác nhận rằng

H
P

có mối quan hệ tiêu cực giữa sự thay đổi chất lượng và sự thay đổi chất lượng mối
quan hệ xã hội, và căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Các biến được xem xét trong
nghiên cứu đã đưa ra lời giải thích cho sự thay đổi của căng thẳng - từ 6% trong giai
đoạn đầu của nghiên cứu lên 47% trong giai đoạn hai; đối với sự thay đổi của lo lắngtừ 21% đến 31%; và đối với sự thay đổi của trầm cảm - tương ứng từ 12% đến 46%

U

(9).

1.2.2. Thực trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm của giáo viên tại Việt Nam
Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên đối tượng là giáo

H

viên tiểu học và THCS, chỉ có một vài nghiên cứu trên đối tượng GV ở các cấp học
khác cho thấy căng thẳng tâm lý cũng là vấn đề phổ biến.
Một vài nghiên cứu về vấn đề căng thẳng tâm lý ở giáo viên mầm non được thực
hiện. Đây là bậc giáo dục quan trọng tới sự phát triển của trẻ, bên cạnh đó, phụ huynh
của trẻ ở lứa tuổi này đặt nhiều kỳ vọng vào các giáo viên mầm non, mong muốn trẻ
được phát triển toàn diện, được dạy đúng, đủ, phải đảm bảo các vấn đề an toàn của trẻ
hay với những trường thực hiện bán trú bao gồm cả đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Một

vài trường hợp giáo viên bạo hành với trẻ đã diễn ra, gây thêm nhiều áp lực cho giáo
viên ở cấp bậc này. Lê Thị Hương (2013) tìm hiều về mức độ căng thẳng ở các giáo
viên mầm non quận Cầu Giấy với mong muốn tìm ra giải pháp giúp giáo viên mầm
non giảm thiểu tố đa những tác động của việc căng thẳng tới công việc và cuộc sống
cá nhân. Qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, L.T. Hương đưa ra kết luận
phần lớn giáo viên mầm non có cảm giác căng thẳng và áp lực khi làm việc, hầu hết


14
các biểu hiện ban đầu của căng thẳng là đau đầu, mất tập trung, không muốn làm việc,
mệt mỏi và đơi khi có những hành vi khơng kìm được cảm xúc gây hấn với trẻ. Tuy
nhiên, giáo viên đã nhận thức được rõ về tình trạng của mình nhưng khơng tìm thấy
biện pháp hiệu quả để ứng phó với vấn đề. Đây là một vấn đề đáng báo động nếu
không có những biện pháp ứng phó sớm và giảm thiểu tác động của căng thẳng nghề
nghiệp (65).
Theo Phạm Mạnh Hà (2014), sau khi thực hiện nghiên cứu trên 333 giảng viên
các trường đại học thành viên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho thấy có tới 90% giáo
viên đại học có dấu hiệu của căng thẳng nghề nghiệp ở mức độ thấp và hơn 6% giáo
viên có dấu hiệu căng thẳng trầm trọng. Căng thẳng nghề nghiệp ở giáo viên gây mất
hứng thú với nghề nghiệp, sức khỏe bị ảnh hưởng và các mối quan hệ. Những giảng

H
P

viên bị căng thẳng nặng thường khó tập trung làm việc (chiếm 57%), thường ít gặp bạn
bè (chiếm 71%) và 28% thường phản ứng quá đáng trước những sự việc nhỏ. Việc
căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định chính xác, giảm sự tự tin và
hiệu quả cơng việc cũng giảm sút. Trong số những giảng viên bị căng thẳng ở mức độ
vừa và cao thì có tới 35% giảng viên bị suy giảm sức khỏe thể chất; 26% mắc các bệnh
mãn tính như đau dạ dày, viêm đường hô hấp; 28% tăng hoặc giảm cân đột ngột. Phạm


U

Mạnh Hà cũng chỉ ra những giảng viên bị căng thẳng ở mức độ nặng và vừa có xu
hướng từ bỏ công việc hiện tại cao hơn nhiều lần so với số không mắc căng thẳng nghề

H

nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều giảng viên không để ý đến những thay đổi về tâm lý hay
thể chất khi bị căng thẳng (66).

Năm 2016, Phạm Thị Hương cũng thực hiện nghiên cứu về căng thẳng của giáo
viên mầm non các trường tư thục, nghiên cứu thực hiện trên 140 giáo viên mầm non
của 10 trường mầm non tư thục tại thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
trong số 140 giáo viên tham gia trả lời bộ câu hỏi, thì hầu hết tất cả giáo viên các
trường mầm non tư thục đều có biểu hiện căng thẳng nghề nghiệp, có tới 131 giáo viên
(93.6%) căng thẳng ở mức trung bình, và có 9 GV (6.4 %) căng thẳng ở mức độ cao.
Số liệu này phản ánh khối lượng cơng việc, những khó khăn, áp lực trong công việc
nhiều giáo viên trường mầm non tư thục đang gặp phải. Họ đang làm việc với nhiều
nguy cơ ảnh hưởng không tốt từ căng thẳng đến đời sống, cơng việc và sức khỏe.
Ngồi ra cịn có những tác nhân xuất phát từ bản thân giáo viên, chủ yếu là chưa có
những biện pháp tích cực để ứng phó với căng thẳng (8).


×