Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng thực hiện quy định hành nghề y tế tư nhân của các phòng khám chuyên khoa tại huyện phú tân, tỉnh an giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 104 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM PHƯ VĂN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH HÀNH NGHỀ Y TẾ

H
P

TƢ NHÂN CỦA CÁC PHÕNG KHÁM CHUYÊN KHOA
TẠI HUYỆN PHÖ TÂN, TỈNH AN GIANG NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM PHƯ VĂN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH HÀNH NGHỀ Y TẾ
TƢ NHÂN CỦA CÁC PHÕNG KHÁM CHUYÊN KHOA



H
P

TẠI HUYỆN PHÖ TÂN, TỈNH AN GIANG NĂM 2020

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ

U

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

H

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ HOÀNG KHÁNH CHI

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trang đầu tiên của luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo sau đại học, quý thầy cô giáo của trường Đại học Y tế Công cộng đã
giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Hồng Khánh Chi đã tận tình
hướng dẫn trong q trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ của Phòng Y tế, các trưởng trạm y tế và các chủ cơ
sở phòng khám chuyên khoa tư nhân tại huyện Phú Tân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi


H
P

hồn thành nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cùng tất cả
những thành viên của lớp Chuyên khoa II Quản lý Tổ chức Y tế V Đồng Tháp đã quan
tâm, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập./.

H

U

Đồng Tháp, ngày 19 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Phạm Phú Văn


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VÀ CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.................................................................vii
TĨM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 1


H
P

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................................... 4
1.2.1. Các văn bản đang được áp dụng trong lĩnh vực hành nghề y tế tư nhân ..................... 4

U

1.2.2. Các loại hình Phịng khám Chun khoa tại Việt Nam ................................................. 6
1.2.3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho Phòng khám Chuyên khoa .............................. 7
1.2.4. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân tại địa phương ................... 8

H

1.3. Tình hình hoạt động của y tế tƣ nhân trên thế giới và tại Việt Nam ............................... 10
1.3.1. Hoạt động của y tế tư nhân trên thế giới ..................................................................... 10
1.3.2. Hoạt động của y tế tư nhân tại Việt Nam ..................................................................... 12
1.4. Một số nghiên cứu về hành nghề y tế tƣ nhân ............................................................... 13
1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ các quy định hành nghề y tƣ nhân ............. 15
1.5.1. Từ hoạt động quản lý của Nhà nước ............................................................................ 15
1.5.2. Từ người chủ cơ sở y tế tư nhân................................................................................... 16
1.5.3. Từ quan niệm và ứng xử của người dân, cộng đồng ................................................... 16


iii

1.6. Khung lý thuyết ............................................................................................................... 18
1.7. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 19

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 21
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................................... 21
2.1.1. Cấu phần định lượng.................................................................................................... 21
2.1.2. Cấu phần định tính ....................................................................................................... 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 21

H
P

2.2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................... 21
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................... 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................... 21
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................................ 22

U

2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ............................................................................. 22
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ................................................................................ 22
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................................................... 22

H

2.5.1. Chọn mẫu cho Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................. 22
2.5.2. Chọn mẫu cho Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................... 22
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................................... 23
2.6.1. Xây dựng, thử nghiệm và hồn thành bộ cơng cụ nghiên cứu ..................................... 23
2.6.2. Thu thập thông tin định lượng...................................................................................... 25
2.6.3. Thu thập thơng tin định tính ......................................................................................... 25
2.7. Các biến số nghiên cứu ................................................................................................... 26
2.7.1. Các biến số nghiên cứu định lượng ............................................................................. 26



iv

2.7.2 Chủ đề nghiên cứu định tính ........................................................................................ 26
2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................................ 27
2.9.1. Phân tích số liệu định lượng ........................................................................................ 27
2.9.2. Phân tích số liệu định tính ........................................................................................... 27
2.10. Đạo đức của nghiên cứu ................................................................................................ 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 29
3.1. Thông tin chung .............................................................................................................. 29

H
P

3.2. Thực trạng việc thực hiện các quy định hành nghề của các phòng khám chuyên
khoa tƣ nhân tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2020. .................................................. 31
3.2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự ........................................................ 31
3.2.2. Thực hiện quy chế chuyên môn .................................................................................... 33
3.2.3. Một số quy định khác ................................................................................................... 38

U

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quy định hành nghề y tế tƣ nhân ............ 40
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ......................................................................................................... 45

H

4.1. Thực trạng việc thực hiện các quy định hành nghề của các phòng khám chuyên
khoa tƣ nhân tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2020. .................................................. 45

4.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quy định về hành nghề của các
phòng khám chuyên khoa tƣ nhân tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang .................................. 50
4.2.1. Yếu tố từ các hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước ....................................... 50
4.2.2. Yếu tố từ các chủ phòng khám chuyên khoa tư nhân ................................................... 51
4.2.3. Yếu tố từ quan niệm, ứng xử của người dân tại địa phương ...................................... 52
4.3. Hạn chế trong nghiên cứu ............................................................................................... 53


v

KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 55
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................

H
P

H

U


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR

: Adverse drug reaction (phản ứng có hại của thuốc)


BV

: Bệnh viện

BVĐK

: Bệnh viện Đa khoa

BYT

: Bộ Y tế

CB

: Cán bộ

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

DVYT

: Dịch vụ y tế

ĐTV

: Điều tra viên

HNYTN


: Hành nghề y tƣ nhân

KSNK

: Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

: Ngƣời bệnh

NC

: Nghiên cứu

NVYT
PYT
PVS
QLNN

H
P

U

H

: Nhân viên y tế
: Phòng Y tế

: Phỏng vấn sâu

: Quản lý Nhà nƣớc

TH

: Trung học

TN

: Tƣ nhân

TYT

: Trạm y tế

TT

: Thông tƣ

VST

: Vệ sinh tay


vii

DANH MỤC HÌNH VÀ CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Bản đồ huyện Phú Tân – An Giang ...................................................................... 19

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin về nhân lực chuyên môn hoạt động hành nghề .................................... 29

Bảng 3.2: Phân bố địa bàn hoạt động của các Phòng khám chuyên khoa ............................ 30

H
P

Bảng 3.3: Đạt điều kiện về cơ sở vật chất ............................................................................. 31
Bảng 3.4: Đạt điều kiện về trang thiết bị y tế ........................................................................ 32
Bảng 3.5: Đạt điều kiện về nhân lực ..................................................................................... 33
Bảng 3.6: Phạm vi hành nghề theo quy định ......................................................................... 33

U

Bảng 3.7: Thực hiện một số quy định khác ........................................................................... 38

H

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Thực trạng bán thuốc tại cơ sở hành nghề ........................................................ 34
Biểu đồ 3.2: Trực trạng tuân thủ Quy chế sử dụng thuốc...................................................... 35
Biểu đồ 3.3: Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn ............................................................ 37


viii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang ngồi Trung tâm y tế thì các phịng khám
chun khoa tƣ nhân là loại hình đƣợc ngƣời dân ƣu tiên tiếp cận khám bệnh, chữa
bệnh. Nghiên cứu “Thực trạng thực hiện quy định hành nghề Y tế tư nhân của các
phòng khám chuyên khoa tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2020” sử dụng thiết

kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và định tính, tiến hành từ
tháng 5 đến tháng 9 năm 2020 với mục tiêu (1) Mô tả việc thực hiện các quy định hành
nghề và (2) một số yếu tố ảnh hƣởng của các phòng khám chuyên khoa tƣ nhân tại
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2020.

H
P

Kết quả: Hầu hết các phòng khám chuyên khoa tƣ nhân thực hiện tốt các quy
định về hành nghề y tế tƣ nhân. Bên cạnh đó vẫn còn một số quy định chƣa thực hiện
tốt nhƣ: Phƣơng tiện thu gom chất thải y tế đạt 63,3%; phòng cháy chữa cháy đạt
78,37%; thiết bị chống sốc (tỷ lệ đạt tiêu chuẩn Phác đồ chống sốc và Danh mục, thuốc
chống sốc là 64,7%; Hộp thuốc chống sốc là 88,3%; 90,0% có sổ, có ghi chép sổ phản

U

ứng có hại của thuốc (ADR); 100% có bán thuốc, trong đó 18,3% đủ điều kiện hành
nghề dƣợc tƣ nhân; 93,3% sử dụng thuốc có hóa đơn và 3,3% có thuốc kém chất

H

lƣợng; 68,3% Buồng thủ thuật, tiêm đƣợc lát gạch men sát trần nhà; 25,0% có treo Quy
trình khử khuẩn và 43,1% có dung dịch khử khuẩn; 61,7% niêm yết giá dịch vụ; 65,0%
có sổ sách ghi chép theo mẫu Thơng tƣ 29/2014/TT-BYT; 56,7% có văn bản pháp quy,
tài liệu hƣớng dẫn và 6,7% có Hợp đồng xử lý chất thải y tế. Các yếu tố ảnh hƣởng đến
kết quả thực hiện các quy định về hành nghề của các phòng khám chuyên khoa tƣ nhân
là: Công tác quản lý Nhà nƣớc; Quan niệm, ứng xử của ngƣời dân tại địa phƣơng và ý
thức, thái độ của chủ phòng khám chuyên khoa tƣ nhân. Nghiên cứu đƣa ra khuyến
nghị: Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần ban hành hƣớng dẫn quản lý chất thải rắn y tế
phù hợp với tình hình địa phƣơng; đẩy mạnh việc quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm

các trƣờng hợp vi phạm. Đặc biệt chú trọng việc hậu kiểm tra, khắc phục sau vi phạm.
Các chủ phòng khám chuyên khoa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi ngƣời dân và của cả xã hội [1]. Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi ngƣời dân, của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội [1]. Trong nhiều năm qua Việt Nam đã xây dựng đƣợc hệ thống
mạng lƣới y tế phải rộng khắp, gần dân góp phần cải thiện các chỉ số sức khoẻ và tuổi thọ
trung bình của ngƣời dân, đƣợc các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện
các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc [1]. Đạt đƣợc những thành tựu
trên bên cạnh sự đóng góp của 13.562 cơ sở y tế cơng lập [19], cịn có 157 bệnh viện tƣ
nhân và hơn 30.000 phòng khám tƣ nhân và cơ sở dịch vụ y tế ngồi cơng lập khác trong

H
P

cả nƣớc [16]. Khơng thể phủ nhận vai trị của các đơn vị y tế ngồi cơng lập bởi hàng
năm hệ thống này cũng đã góp phần giảm tải cho ngành y, nhƣ năm 2012, hệ thống y tế
này đã cấp cứu, khám, chữa bệnh cho 6,6 triệu lƣợt ngƣời [16]. Tuy nhiên, công tác quản
lý nhà nƣớc về y tế tƣ nhân còn nhiều bất cập, cơ chế hoạt động, quản lý còn lúng túng
[1] dẫn đến nhiều cơ sở y tế tƣ nhân bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trƣờng chƣa

U

tuân thủ tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động hành nghề.

Năm 2003, khi có Pháp lệnh hành nghề y dƣợc tƣ nhân ra đời thì lĩnh vực hoạt
động y tế tƣ nhân trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang ngày một phát triển và đã


H

đạt đƣợc những mặt tích cực hình thành một mạng lƣới khám, chữa bệnh rộng khắp, đa
dạng, phong phú với 154 cơ sở đăng ký hoạt động [11], giúp cho ngƣời dân có nhiều cơ
hội lựa chọn dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe phù hợp với điều kiện hiện có của từng cá
nhân, từng hộ gia đình từ đó phát hiện sớm bệnh tật, đƣợc chăm sóc và theo dõi sức khoẻ
thƣờng xuyên hơn. Qua đó, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội trong chăm sóc sức
khoẻ, chia sẻ gánh nặng và góp phần giảm sự quá tải trong các cơ sở y tế Nhà nƣớc.
Huyện Phú Tân là huyện cù lao, cách thành phố Long Xuyên, An Giang 30 km. Hệ
thống y tế tại địa phƣơng hiện có 01 Trung tâm y tế huyện, 18 trạm y tế và 154 cơ sở y tế
tƣ nhân (60 phòng khám chuyên khoa, 09 cơ sở Y học cổ truyền và 85 cơ sở dịch vụ y tế)
cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ngƣời dân [11]. Từ năm 2009 Quốc Hội ban
hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh và sau đó nhiều văn bản quản lý Nhà nƣớc khác của


2
Chính phủ, Bộ Y tế trong lĩnh vực y tế đƣợc ban hành đòi hỏi các cơ sở y tế phải thực
hiện nghiêm trong mọi hoạt động. Song song với việc tự chuẩn hóa của các cơ sở y tế
theo quy định của pháp luật thì các đơn vị quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực y tế cũng luôn
thực hiện các hoạt động quản lý phù hợp và với sự đa dạng của các loại hình y tế tƣ nhân
tại địa phƣơng cần đƣợc quan tâm và quản lý chặt chẽ.
Trong những năm qua công tác quản lý hành nghề y tế tƣ nhân cho thấy, tuy các
loại hình đăng ký hành nghề đa dạng, hoạt động theo từng lĩnh vực chun mơn riêng lẻ
nhƣng do vị trí địa lý nằm giữa hai sơng Tiền và sơng Hậu có nhiều bất lợi trong việc lƣu
thông đi lại, kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, dân trí phần lớn là nông dân nên nhu cầu

H
P


khám, chữa bệnh đặt nặng yếu tố nhanh chóng, tiện lợi. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của
ngƣời dân nhiều cơ sở đã chƣa tuân thủ tốt những quy định của pháp luật, đặc biệt đối với
các phòng khám chuyên khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề,
kinh doanh dƣợc tại phịng khám, xử lý chất thải khơng đúng quy định,…[17]. Để các
phòng khám chuyên khoa khắc phục những tồn tại trên chúng ta cần xác định cụ thể việc

U

thực hiện những quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện và phạm vi hành
nghề chuyên môn nhƣ thế nào? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động của loại hình
này? Đây là việc vơ cùng quan trọng cần giải quyết và tại địa phƣơng chƣa có một nghiên

H

cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ lý do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực
trạng thực hiện quy định hành nghề Y tế tư nhân của các phòng khám chuyên khoa
tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2020”.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả việc thực hiện các quy định hành nghề của các phòng khám chuyên khoa
tƣ nhân tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quy định về hành
nghề của các phòng khám chuyên khoa tƣ nhân tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm
2020.

H
P


H

U


4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
- Hành nghề Y tư nhân (HNYTN): là việc cá nhân hoặc tổ chức không phải sở
hữu nhà nƣớc đăng ký khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa
bệnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan [12].
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là văn bản do cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền cấp cho ngƣời có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật khám
bệnh, chữa bệnh [13].

H
P

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lƣu động đã đƣợc cấp giấy
phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh [13].

- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật
khám bệnh, chữa bệnh [13].

U

- Cơ sở Y tư nhân là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh và quản lý điều hành [12].


H

1.2. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hành nghề y tế tƣ nhân tại Việt nam
1.2.1. Các văn bản đang được áp dụng trong lĩnh vực hành nghề y tế tư nhân
Để hoạt động hành nghề y tƣ nhân theo khuôn khổ, đảm bảo an toàn và quyền lợi
cho ngƣời bệnh, hạn chế các sai phạm trong hành nghề, từ đó nâng cao chất lƣợng khám
bệnh chữa bệnh cho nhân dân. Hệ thống các văn bản quản lý hoạt động khám chữa bệnh
nói chung và hoạt động hành nghề y tế tƣ nhân nói riêng trong những năm qua từng bƣớc
đƣợc hoàn thiện và chặt chẽ giúp cho các nhà quản lý có căn cứ để kiểm tra, giám sát, xử
lý các vi phạm của các cá nhân, tổ chức tham gia HNYTN. Bên cạnh đó các văn bản quy
định cụ thể về HNYTN cũng tạo hành lang pháp lý hƣớng dẫn các cơ sở HNYTN hoạt
động theo pháp luật, hệ thống văn bản pháp quy bao gồm:
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội:


5
Quy định điều kiện đối với ngƣời hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Quy định hình thức
tổ chức, điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quy định điều kiện chuyên
môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; Điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh,
chữa bệnh.
- Nghị đinh sơ 109/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp
CCHN đối với ngƣời hành nghề và cấp GPHĐ đối với cơ sở KBCB: Quy định điều kiện
cụ thể về CSVC đối với từ ng loaị hình HNYTN; Quy đinh điều kiê TTBYT đối với từ ng
loại hình HNYTN; Quy định điều kiê nhân lực đối với từng loại hình HNYTN.
- Thơng tƣ số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế hƣớng dẫn đào tạo

H
P

liên tục trong lĩnh vực Y tế: Yêu cầu ngƣời có chứ ng chỉ hành nghề y phải thƣờng xuyên

học tập, cập nhật chuyên môn, kiến thứ c mới, đảm bảo số giờ câp nhâ theo quy định.
- Thông tƣ liên tich số 51/2015/TTLT-BYT-BNV Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế và Phòng Y tế: Trong đó quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế, Phịng Y tế trong cơng tác quản lý đối với các cơ

U

sở HNYTN trên địa bàn.

- Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y

H

tế và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về quản lý chất thải Y tế: Quy định cụ thể
về phân định, thu gom, lƣu giữ, giảm thiểu, vận chuyển và xử lý chất thải y tế đối với
các cơ sở y tế bao gồm cả các cơ sở HNYTN.

- Thông tƣ 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế Quy định về kiểm soát
nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh: Quy định cơ sở vật chất, thiết bị, lƣu giữ
và xử lý chất thải y tế.
- Thông tƣ số 29/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 cua Bô Y tê Quy định biểu mẫu và
chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở KBCB tƣ Nhân: Quy đinh các
biểu mẫu sổ ghi chép ban đầu; hƣớng dẫn thu thập tổng hợp biểu mẫu báo cáo và chế độ
báo cáo viêc hoa đông khám bênh, chữa bênh taị cơ sở HNYTN.
- Thông tƣ số 15/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế Hƣớng dẫn Phòng,


6
chẩn đốn và xử trí sốc phản vệ: Hƣớng dẫn thực hiện các yêu cầu để phòng ngừa và
giảm tối thiểu các tai biến, tử vong do sốc phản vệ gây ra.

- Nghị định số 177/2013/ND- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Giá số 11/2012/QH13: Trong đó quy định đối với các dịch vụ y tế (bao gồm cả các
cơ sở HNYTN) phải niêm iết giá theo quy định.
- Thông tƣ số 09/2015/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về xác nhận nội dung
quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y
tế: Quy định điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo đối với
các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

H
P

- Thông tƣ 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 Hƣớng dẫn cấp chứng
chỉ hành nghề đối với ngƣời hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh: Trong đó quy định điều kiện đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề cho các
phịng khám chun khoa.

U

1.2.2. Các loại hình Phịng khám Chun khoa tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có 13 loại hình hoạt động của phòng khám chuyên khoa đƣợc cấp
giấy phép hoạt động nhƣ [4]:

H

1) Phòng khám nội tổng hợp, phòng khám bác sỹ gia đình
2) Phịng khám chun khoa thuộc hệ nội (tim mạch, hơ hấp, tiêu hóa, nhi và
chun khoa khác thuộc hệ nội)

3) Phòng tƣ vấn khám bệnh, chữa bệnh qua điện thoại, phịng tƣ vấn chăm sóc sức

khỏe qua các phƣơng tiện công nghệ thông tin, viễn thơng và thiết bị y tế
4) Phịng khám chun khoa ngoại
5) Phòng khám chuyên khoa phụ sản - kế hoạch hóa gia đình
6) Phịng khám chun khoa răng hàm mặt
7) Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng


7
8) Phòng khám chuyên khoa mắt
9) Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ
10) Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng
11) Phòng khám chuyên khoa tâm thần
12) Phòng khám chuyên khoa ung bƣớu
13) Phòng khám chuyên khoa da liễu.
1.2.3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho Phòng khám Chuyên khoa
1.2.3.1. Cơ sở vật chất

H
P

a) Xây dựng và thiết kế:

- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tƣờng và nền nhà phải sử
dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh [4];

U

b) Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít

nhất là 10m2 và nơi đón tiếp ngƣời bệnh, trừ phòng tƣ vấn khám bệnh qua điện thoại,

H

phòng tƣ vấn chăm sóc sức khỏe qua các phƣơng tiện công nghệ thông tin, viễn thông và
thiết bị y tế. Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa
phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lƣu ngƣời bệnh có diện tích ít nhất 12 m2;
phịng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít
nhất là 10 m2 [4];

c) Ngồi ra tùy theo phạm vi hoạt động chun mơn đăng ký, phòng khám phải
đáp ứng thêm phù hợp với yêu cầu hoạt động chuyên môn [4].
d) Bảo đảm việc xử lý rác thải y tế và bảo đảm vô trùng đối vời các buồng thủ
thuật [4].
đ) Bảo đảm có đủ điện, nƣớc và các điều kiện khác để phục vụ ngƣời bệnh [4].


8
1.2.3.2. Thiết bị y tế
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chun mơn mà cơ
sở đăng ký;
b) Có hộp thuốc chống chống và đủ thuốc cấp cứu chun khoa;
c) Phịng tƣ vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tƣ vấn chăm sóc sức khỏe
(CSSK) qua các phƣơng tiện cơng nghệ thơng tin, viễn thơng và thiết bị y tế khơng phải
có thiết bị, dụng cụ y tế nhƣng phải có đủ các phƣơng tiện công nghệ thông tin, viễn
thông, thiết bị phù hợp với hoạt động tƣ vấn đã đăng ký [4].

H
P


1.2.3.3. Nhân sự

a) Ngƣời chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ có chứng chỉ hành
nghề theo đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
b) Ngoài ngƣời chịu trách nhiệm chun mơn kỹ thuật và các đối tƣợng khác nếu
có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ đƣợc

U

thực hiện trong phạm vi phù hợp đƣợc ghi trong chứng chỉ hành nghề ngƣời đó [4];
1.2.3.4. Phạm vi hoạt động chun mơn

H

- Cơ sở phịng khám chun khoa hoạt động chun mơn trong phạm vi quy định
tại điều 25, Thông tƣ 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 Hƣớng dẫn cấp
chứng chỉ hành nghề đối với ngƣời hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh [4].

1.2.4. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân tại địa phương
1.2.4.1. Trạm Y tế xã phường
Nhiệm vụ của Trạm Y tế tại khoản 4 điều 2 của Thông tƣ 33/2015/TT-BYT, ngày
27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã,
phƣờng, thị trấn về việc tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dƣợc tƣ nhân và
các dịch vụ có nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe nhân dân:


9
- Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám
sát hoạt động hành nghề y, dƣợc tƣ nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hƣởng đến sức

khỏe nhân dân trên địa bàn xã [5].
- Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động y tế vi phạm pháp
luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm an tồn thực phẩm,
mơi trƣờng y tế trên địa bàn xã [5].
1.2.4.2. Phòng Y tế huyện, quận
Tại điều 5 nhiệm vụ và huyền hạn nhiệm vụ của Phịng Y tế huyện tại Thơng tƣ
liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 11 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế Hƣớng

H
P

dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Phòng Y tế trực thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh:

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo

U

dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách [3].

- Giúp UBND cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng

H

ký, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền theo
quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện [3].
- Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; hƣớng dẫn và kiểm tra đối với các hội và tổ chức phi chính

phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp
luật [3].
- Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực đƣợc giao quản lý đối với cán bộ,
công chức xã, phƣờng, thị trấn [3].
- Kiểm tra, tham gia thanh tra về lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách đối với tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu


10
nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định
của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện [3].
1.3. Tình hình hoạt động của y tế tƣ nhân trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Hoạt động của y tế tư nhân trên thế giới
Y tế tƣ nhân ở các nƣớc trên thế giới hoạt động theo các quy định khác nhau phụ
thuộc vào chế độ chính trị, xã hội và điều kiện kinh tế của từng nƣớc. Tuy nhiên đều có
điểm chung là hỗ trợ cho hoạt động y tế công.
- Singapore: hệ thống y tế công và tƣ đều phát triển mạnh và có sự cạnh tranh, độ

H
P

minh bạch cao trong mọi vấn đề, đặc biệt là về giá dịch vụ. Điều này đã giúp Singapore có
hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu trên thế giới và là điểm đến khám chữa bệnh của
nhiều ngƣời trên thế giới. Theo quy định bác sĩ ở Singapore khi làm việc cho các bệnh
viện cơng thì khơng đƣợc phép làm việc ở các phòng mạch tƣ, nếu muốn làm việc ở các
phịng mạch tƣ thì họ phải nghỉ việc ở các bệnh viện cơng; khơng có tình trạng bác sĩ
công tác ở bệnh viện công dù mức lƣơng thấp vẫn bám trụ, để lấy danh tiếng và vị trí

U


nhằm gây dựng phòng khám tƣ nhân. Hội đồng Y khoa Singapore trực thuộc Bộ Y tế
Singapore (MOH) cấp đăng ký hành nghề cho bác sĩ, chịu trách nhiệm quản lý, điều

H

chỉnh hành vi đạo đức và thực tiễn hoạt động của ngƣời hành nghề y bằng cách xử lý,
điều tra khiếu nại của ngƣời bệnh, thực hiện các chƣơng trình nâng cấp chuyên môn cho
thành viên đăng ký. Để lựa chọn dịch vụ y tế cho mình, ngƣời bệnh ở đây có thể tìm kiếm
danh sách bác sĩ, nhân viên y tế bằng cách truy cập trang web của hội đồng đƣợc sắp xếp
theo thứ tự bảng chữ cái. Tại đây, họ cũng có thể tiếp cận thơng tin xử lý kỷ luật với bác
sĩ, nhân viên y tế nếu vi phạm. Đặc biệt, các ngƣời bệnh tại Singapore giờ đây có thể tìm
đến trang web của Bộ Y tế để “so sánh, chọn lựa giá cả”. Danh sách chi phí điều trị của
hàng loạt bệnh viện cơng và tƣ nhân tại Singapore đƣợc hiển thị rõ ràng trên trang này.
Mỗi bệnh viện cũng thống kê danh sách trung bình thời gian ngƣời bệnh ở lại bệnh viện
cho từng quá trình điều trị, cùng chi phí hố đơn ngƣời bệnh có thể chi trả. Dữ liệu
thƣờng đƣợc cập nhật từng tháng [23].


11
- Philippin: Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của hệ thống y tế tƣ nhân
bằng cách khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ y tế hỗ trợ tài chính, đặc biệt cho phát
triển bệnh viện tƣ. Các cơ sở y tế tƣ nhân chủ yếu là bệnh viện tƣ, phịng khám và dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà và phát triển nhƣ hệ thống y tế cơng ở tất cả các khía cạnh tài
chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch
vụ. Hàng năm có khoảng 6,5% số ngƣời bệnh sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà,
khách hàng sử dụng dịch vụ y tế công chiếm 52,40%; 41,4% sử dụng dịch vụ y tế tƣ nhân
bao gồm 22,80% phòng khám tƣ và 18,30% bệnh viện tƣ. Y tế tƣ nhân chữa bệnh cho cả
ngƣời nghèo theo chƣơng trình bảo hiểm xã hội của Chính phủ [23].

H

P

- Thái Lan: Ngồi các bệnh viện tƣ, phòng khám đa khoa tƣ nhân rất phổ biến, các
cơ sở y tế tƣ nhân này chủ yếu tập trung vào chữa bệnh và đáp ứng yêu cầu của những
ngƣời có khả năng chi trả đƣợc dịch vụ. Quy mơ hoạt động của phịng khám đa khoa
nhƣ bệnh viện nhỏ và vừa có từ 10 - 50 giƣờng bệnh cung cấp dịch vụ y tế thông thƣờng
và chất lƣợng cao góp phần làm giảm tải cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú trong các cơ

U

sở y tế công. Tuy nhiên, các cơ sở y tế chủ yếu tập trung ở thủ đô Băng Cốc và các thành
phố lớn gây nên sự mất cân đối về phân bố nguồn lực y tế giữa các vùng, ảnh hƣởng rất
lớn đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lƣợng của ngƣời nghèo và ngƣời ở vùng

H

sâu, vùng xa. Ngoài ra, các cơ sở y tế tƣ nhân chú trọng đầu tƣ vào công nghệ hiện đại và
đắt tiền, dẫn đến chi phí dịch vụ cao, làm cho ngƣời dân có thu nhập thấp ít có cơ hội tiếp
cận. Phần lớn việc chăm sóc sức khỏe của ngƣời nghèo, ngƣời già vẫn phải dựa vào sự
cung cấp tài chính của Nhà nƣớc. [23]
- Hàn Quốc: Lợi nhuận chi phối rất lớn đến sự phát triển của y tế tƣ nhân ở Hàn
Quốc, các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại quốc gia này chủ yếu là các bác sĩ tƣ, bác sĩ công
chiếm thành phần rất nhỏ. Tại các cơ sở khám chữa bệnh bác sĩ tƣ đƣợc kê đơn và bán
thuốc. Nhà nƣớc thực hiện chính sách tƣ nhân hóa y tế nhƣ giảm tỷ lệ bệnh viện công từ
14% (1982) xuống 5% (1984). Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân gặp
nhiều khó khăn khi các cơ sở y tế tƣ nhân chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và khu
công nghiệp đông dân cƣ, những ngƣời nghèo, thu nhập thấp ít có cơ hội tiếp cận [24].


12

- Ấn Độ: Ngƣời sử dụng dịch vụ y tế tƣ nhân không chỉ là ngƣời thuộc tầng lớp
trung lƣu mà cịn có cả ngƣời nghèo. Các dịch vụ y tế tƣ nhân phát triển rộng rãi trên cả
nƣớc và đóng vai trị quan trọng trong chƣơng trình y tế công cộng và là nhà cung cấp
dịch vụ chủ yếu cho cộng đồng nhƣ điều trị các bệnh trẻ em nhƣ tiêu chảy và nhiễm
khuẩn đƣờng hơ hấp cấp tính,…. có đến 80% ngƣời sử dụng dịch vụ y tế tƣ nhân để
khám chữa bệnh ngoại trú mặc dù cơ sở y tế cơng có mặt khắp nơi [22].
Tóm lại, đối tƣợng phục vụ của dịch vụ y tế tƣ nhân bao gồm cả ngƣời giàu lẫn
ngƣời nghèo và tập trung chủ yếu vào hoạt động khám, điều trị, chăm sóc ngoại trú tại
vùng dân cƣ có điều kiện kinh tế phát triển nhƣ các thành phố, các khu đô thị, khu cơng

H
P

nghiệp các vì mục đích lợi nhuận và ngày càng phát triển theo xu hƣớng đa dạng, rộng
khắp, khó kiểm sốt. Để quản lý tốt hệ thống dịch vụ y tế tƣ nhân các quốc gia trên thế
giới đã đƣa ra nhiều quy định, chế tài nhằm hạn chế tối đa những mặt tiêu cực ảnh hƣởng
đến sức khỏe của ngƣời dân trong cộng đồng [23].
1.3.2. Hoạt động của y tế tư nhân tại Việt Nam

U

Trong những năm qua các chỉ số sức khoẻ, tuổi thọ bình quân của ngƣời dân đƣợc
cải thiện. Việt Nam đƣợc các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Đội ngũ thầy thuốc và cán bộ, nhân

H

viên y tế phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ngân sách nhà nƣớc và nguồn lực xã
hội đầu tƣ cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng. Chính
sách tài chính y tế có nhiều đổi mới; diện bao phủ bảo hiểm y tế ngày càng đƣợc mở

rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật về y tế ngày càng đƣợc hoàn thiện. Mạng lƣới cơ sở
y tế phát triển rộng khắp trong đó có mạng lƣới hoạt động của các cơ sở y tế tƣ nhân [1],
[6]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhƣ hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn
định, hoạt động chƣa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc
sức khoẻ ban đầu. Chất lƣợng dịch vụ, nhất là ở tuyến dƣới chƣa đáp ứng yêu cầu. Tình
trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm đƣợc khắc phục. Nhiều hành vi, thói
quen ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ chƣa đƣợc khắc phục căn bản. Công tác quản lý nhà
nƣớc về y tế tƣ nhân, cung ứng thuốc, thiết bị y tế còn nhiều yếu kém [1]. Tác động mặt


13
trái của cơ chế thị trƣờng, cạnh tranh thiếu bình đẳng; cịn có sự chênh lệch lớn về thu
nhập giữa các cơ sở y tế công lập với y tế tƣ nhân, dẫn đến sự chênh lệch chỉ số sức khoẻ
giữa các vùng, miền còn lớn, số năm sống khoẻ chƣa tăng tƣơng ứng với tuổi thọ của
ngƣời dân [1]. Thực tế đòi hỏi hệ thống y tế Việt Nam cần phát triển đa dạng các
hình thức tổ chức, cung cấp các dịch vụ y tế kịp thời, thuận lợi, đạt chất lƣợng cao
nhất nhằm nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lƣợng
cuộc sống của ngƣời Việt Nam.
Tại Việt Nam, loại hình y dƣợc tƣ nhân là bộ phận cấu thành của hệ thống y tế.
Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tƣ; có chính sách khuyến khích về thuế,

H
P

đất đai... để phát triển các cơ sở y tế ngồi cơng lập [1], [2].

Từ năm 1989, y tƣ nhân chính thức đƣợc phép hoạt động, chỉ trong một thời gian
ngắn mạng lƣới này đã phát triển rộng rãi. Đến năm 2013 cả nƣớc có tới 157 bệnh viện tƣ
nhân và hơn 30.000 phòng khám tƣ nhân và cơ sở dịch vụ y tế ngồi cơng lập khác góp
phần giảm tải cho các bệnh viện cơng lập. Nhƣ năm 2012, hệ thống y tế này đã cấp cứu,


U

khám, chữa bệnh cho 6,6 triệu lƣợt ngƣời [16]. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ sở y tế tƣ
nhân liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của ngƣời dân cần phải
đƣợc quản lý chặc chẽ và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Điều này cần sự phối

H

hợp chặt chẽ giữa nghành y tế với chính quyền địa phƣơng đồng thời phát huy vai trị của
chính ngƣời dân trong việc phát hiện, tố giác các cơ sở hành nghề y, dƣợc có dấu hiệu vi
phạm [15].

1.4. Một số nghiên cứu về hành nghề y tế tƣ nhân
Theo nghiên cứu hoạt động hành nghề y tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm
2008 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng, cho thấy: Có 38,8% các cơ sở có sổ sách theo
dõi khám chữa bệnh và ghi đầy đủ các cột, mục theo yêu cầu; 49,6% cơ sở thực hiện
đúng về niêm yết giá; 60,5% các cơ sở có biển hiệu đúng quy định và chỉ có 1/5 các cơ
sở thực hiện đầy đủ quy định về phịng cháy, chữa cháy; Có 29,5% các cơ sở đã hành
nghề quá phạm vi cho phép; 36,7% các cơ sở vi phạm về quy chế bán thuốc. Có tới
68,2% các cơ sở vi phạm về hộp thuốc chống sốc và 53,5% vi phạm về tủ thuốc cấp cứu;


14
89,1% khơng có sổ ADR; 49,6% hóa đơn thuốc khơng có nguồn gốc rõ ràng và 10% cơ
sở có thuốc kém chất lƣợng hoặc quá hạn sử dụng [7].
Theo kết quả nghiên cứu do Viện Nossal điều phối đƣơc công bố vào năm 2011 về
“Đánh giá thực trạng hoạt động và thực trạng công tác quản lý hệ thống y tế ngồi
cơng lập” tại 3 Quốc gia là Indonesia, Papua New Guinea và Việt Nam thì số lƣợng
bệnh viện đã tăng gấp đôi trong giai đoan từ năm 2004 đến năm 2008 nhƣng bệnh viện

tƣ chỉ 7% và số giƣờng bệnh chỉ 4,4% và tập trung chủ yếu tại các khu đơ thị. Chính sách
và các văn bản pháp quy cịn một số bất cập. Cịn thiếu những chính sách quy định về
nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng nhƣ quản lý chất lƣợng dịch vụ phù hợp cho

H
P

các bệnh viện tƣ. Sự phát triển của y tế tƣ nhân liên quan đến chính sách xã hội hóa cùng
với sự khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân vào hệ thống y tế công nhằm đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của ngƣời dân. Các địa phƣơng chƣa thực hiện đồng bộ chính sách hỗ trợ đất
và thuế cho thành lập các bệnh viện tƣ nhân. Mặc dù các Nghị định khuyến khích các cơ
sở khơng vì lợi nhuận nhƣng thực tế đã không thực hiện đƣợc.[21].

U

Một nghiên cứu đƣợc tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh về Các lỗi thƣờng vi
phạm của hành nghề y tế tƣ nhân trong 2 năm (2010 - 2011) của tác giả Phạm Hữu Quốc
(2012) cho thấy: 11,5% cơ sở kinh doanh dịch vụ khơng có giấy chứng nhận đủ điều kiện

H

kinh doanh; 10% trang phục, biển hiệu khơng có, khơng đúng quy định và 10% không
đảm bảo điều kiện vệ sinh, nhà cửa, không đúng địa chỉ, không thu gom rác [14].
Theo tác giả Nguyễn Thị Khoa (năm 2014), nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc
hành nghề y tế tƣ nhân tại thành phố Bắc Ninh, cho thấy tại địa phƣơng thiếu các chính
sách khuyến khích, hỗ trợ HNYTN. Cấp xã phƣờng chƣa thực sự quan tâm đến công tác
quản lý hành nghề y và thiếu các quy chế, quy định cụ thể về phân cấp quản lý, giám sát
hoạt động HNYTN phù hợp với tình hình ở địa phƣơng. Chƣa có mơ hình, phƣơng thức
quản lý phù hợp vớ i các loại hình hành nghề. Hầu hết các Trạm y tế chƣa chủ động tham
mƣu về quản lý Nhà nƣớc (QLNN) về hành nghề y tƣ nhân cho UBND các xã, phƣờng.

Một số cấp uỷ chính quyền uỷ thác tồn bộ cơng tác quản lý cho cơ quan y tế. Công tác
phối hợp của các cơ quan tại địa phƣơng trong quản lý hoạt động HNYTN chƣa hiệu quả


15
chƣa cao. Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở hành nghề y tƣ nhân chƣa kịp thời,
thƣờng xuyên. Cơng tác xử lý sau thanh, kiểm tra cịn né tránh, nể nang, ít có tác dụng
răng đe. Vẫn có những cơ sở HNYTN khơng có giấy phép hành nghề, coi trọng lợi
nhuận, lợi dụng lòng tin của ngƣời dân; y bác sỹ hành nghề khơng có chứng chỉ hành
nghề; hành nghề vƣợt quá khả năng chuyên môn, quá phạm vi cho phép vẫn còn xảy ra;
Ha chế của đề tài này là mang nhiều về tính lý luận kinh tế chƣa đi sâu vào lĩnh vực quản
lý Nhà nƣớc [18].
Năm 2017, tác giả Lê Quang Lộc nghiên cứu trên địa bàn thành phố Yên Bái cho
thấy có 24,7% cơ sở không đạt tiêu chuẩn về xử lý rác thải y tế; 44,2% số cơ sở không

H
P

đảm bảo điều kiện trang thiết bị vâ chuyển cấp cứ u ngƣời bênh; 89,6% cơ sở khơng có
sổ ADR; 53,2% khơng đạt tiêu chuẩn yêu cầu buồng kỹ thuật; 84,4% cơ sở không treo
dán quy trình khử khuẩn; 28,6% cơ sở khơng có dung dịch khử khuẩn; 39% cơ sở hộp
chống sốc không đạt; 58,8% các cơ sở không đảm bảo số lƣợng thuốc tủ cấp cứu; tỷ lệ
các cơ sở vi phạm các quy chế chuyên môn là 39%; 71,4% các cơ sở ghi chép sổ khám

U

bệnh khơng đúng mẫu, khơng có sổ; 31,2% cơ sở không thực hiện việc niêm yết giá;
80,5% số cơ sở vi phạm về biển hiệu; 37,7% cơ sở khơng có văn bản hƣớng dẫn lƣu. Hai
yếu tố đang ảnh hƣởng mạnh tới hoa đông HNYTN bao gồm: công tác quản lý HNYTN


H

và từ nhận thức của ngƣời chịu trách nhiệm chuyên môn [9]. Hạn chế của NC là tập trung
vào những đối tƣợng có giấy phép hoạt động, chƣa đánh giá hết thực trạng các cơ sở hoạt
động trái phép trên địa bàn nghiên cứu.
1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ các quy định hành nghề y tƣ nhân
1.5.1. Từ hoạt động quản lý của Nhà nước
- Các chính sách pháp luật
Hiện nay, Việt Nam đã có một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ bao gồm
Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn quan trọng làm nền tảng cho các cơ sở
hành nghề y, dƣợc tƣ nhân tuân thủ trong mọi hoạt động.
Hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, chặt chẽ làm nền tảng cho hoạt động của hệ


×