Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại các trạm y tế thuộc huyện châu thành, tỉnh an giang năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ NGỌC KIM TRANG

H
P

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI CÁC TRẠM Y TẾ
THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG, MÃ SỐ: 60.72.03.01

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ NGỌC KIM TRANG

H
P

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI CÁC TRẠM Y TẾ


THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG, MÃ SỐ: 60.72.03.01
PGS TS HÀ VĂN NHƯ

Hà Nội - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế Công cộng, Ban
Giám đốc Sở Y tế, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang, Ban Giám
hiệu Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho chúng em tham dự khóa
học này.
Cảm ơn Q Thầy Cơ trường Đại học Y tế Công cộng, trường Cao đẳng Y tế
Đồng Tháp đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn em trong 02 năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

H
P

và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp – Sở Y tế An
Giang, Lãnh đạo Khoa Sức khỏe Môi trường – Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang,

Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Châu Thành tỉnh An Giang, các điều tra viên Khoa Y
tế Công cộng thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành đã tham gia điều tra, phỏng vấn
thu thập số liệu.

U

Cảm ơn Quý đồng nghiệp công tác tại 13 trạm y tế xã, thị trấn đã hỗ trợ và cung
cấp những thông tin quý báu giúp luận văn được hoàn thành theo lịch học của nhà
trường.

H

Trân trọng cảm ơn!


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4

H
P


1.1. Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế .....................................................................4
1.1.1. Khái niệm và định nghĩa........................................................................................4
1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế ...................................................................................5
1.1.3. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế.........................................................6
1.2. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh ....................................................................8
1.3. Quy định về quản lý chất thải rắn y tế ......................................................................9

U

1.3.1. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế .............................................9
1.3.2. Phân loại chất thải rắn y tế .................................................................................10

H

1.3.3. Thu gom chất thải rắn y tế ...................................................................................10
1.3.4. Lưu giữ chất thải rắn y tế ....................................................................................11
1.3.5. Giảm thiểu chất thải rắn y tế ...............................................................................13
1.3.6. Quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế ........................... 13
1.4. Yêu cầu kỹ thuật khu vực lưu giữ chất thải tại cơ cở y tế ......................................13
1.4.1. Đối với các cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế
và bệnh viện ...................................................................................................................13
1.4.2. Đối với các cơ sở y tế khác ..................................................................................14
1.5. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới và tại Việt Nam......................14
1.5.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới ............................................14
1.5.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam .............................................16
1.6. Tác hại của chất thải y tế ........................................................................................18


iii


1.6.1. Tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe con người ........................................18
1.6.2. Tác hại của chất thải y tế tới môi trường ............................................................ 21
1.7. Một số nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại trạm y tế ................................ 22
1.8. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại tỉnh An Giang .........................................24
1.9. Một số thông tin quản lý chất thải rắn tại các trạm y tế huyện Châu Thành ..........25
1.10. Mơ hình của Lò đốt rác Trung tâm Y tế huyện Châu Thành ............................... 25
KHUNG LÝ THUYẾT .................................................................................................26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................26

H
P

2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 26
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................................26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................27
2.6. Các biến số nghiên cứu........................................................................................... 29
2.6.1 .Các biến số về thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại trạm y tế ......................29

U

2.6.2. Các biến số về mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn
y tế tại các trạm y tế.......................................................................................................29
2.7. Cách đánh giá và chấm điểm thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế

H

.......................................................................................................................................29
2.7.1. Cách đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ...............29

2.7.1. Cách chấm điểm thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ............31
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu..............................................................................32
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.............................. 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................33
3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ...........................................33
3.1.1. Thông tin của các trạm y tế .................................................................................33
3.1.2. Thực trạng thực hiện quy định quản lý chất thải rắn y tế của các trạm y tế ......33
3.1.3. Thực trạng bao bì, dụng cụ đựng chất thải rắn y tế tại các trạm y tế .................34
3.1.4. Phân loại chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ......................................................37
3.1.5. Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ......................................39


iv

3.1.6. Thực trạng lưu giữ chất thải rắn y tế tại các trạm y tế .......................................40
3.1.7. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ...........................................41
3.1.8. Thực trạng chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế chung tại các trạm y tế
.......................................................................................................................................43
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế43
3.2.1. Một số yếu tố về mơi trường, chính sách ............................................................. 43
3.2.2. Một số yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho cơng tác quản lý chất
thải rắn y tế ....................................................................................................................46
3.2.3. Yếu tố về con người ............................................................................................. 47
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................................49

H
P

4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế thuộc huyện Châu Thành tỉnh
An Giang........................................................................................................................49

4.1.1. Thực trạng thực hiện quy định công tác quản lý tại các trạm y tế ......................49
4.1.2. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ...................................49
4.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ......................................................52

U

4.1.4. Thu gom chất thải rắn y tế tại các trạm y tế........................................................54
4.1.5. Lưu giữ chất thải rắn y tế tại các trạm y tế .........................................................55
4.1.6. Xử lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ............................................................. 56

H

4.1.7. Thực trạng chung về quản lý chất thải rắn tế tại các trạm y tế .......................... 57
4.2.1. Một số yếu tố về mơi trường, chính sách ............................................................. 58
4.2.2. Một số yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho cơng tác quản lý chất
thải rắn y tế ....................................................................................................................62
KẾT LUẬN ...................................................................................................................65
KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................................658
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67
Phụ lục 1. Các biến số về thực trạng QLCTRYT tại TYT ..........................................713
Phụ lục 2. Các biến số về mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCTRYT tại
các TYT .......................................................................................................................791
Phụ lục 3. Bảng kiểm kết hợp phỏng vấn đánh giá thực trạng QLCTRYT tại các trạm y
tế ..................................................................................................................................802


v

Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhân viên trạm y tế về quản lý chất thải y tế...868
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo trạm y tế về quản lý chất thải y tế.......90

Phụ lục 6. Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Châu Thành ..902
Phụ lục 7. Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Khoa SKMT - TTYTDP ..................924
Phụ lục 8. Hướng dẫn phỏng vấn sâu Lãnh đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp – Sở Y tế .94
Phụ lục 9. Hướng dẫn thảo luận nhóm ..........................................................................96
Phụ lục 10. Biểu tượng trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế ...............98

H
P

H

U


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CSYT

Cơ sở y tế


CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

CTYTTT

Chất thải y tế thông thường

NVYT

Nhân viên y tế

PVS


Phỏng vấn sâu

QLCT

Quản lý chất thải

QLCTYT

Quản lý chất thải y tế

H
P

U

QLCTRYT Quản lý chất thải rắn y tế
TLN

Thảo luận nhóm

TTYT

Trung tâm y tế

H

TTYTDP

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh


TYT

Trạm y tế

WHO

Tổ chức y tế thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng lượng phát sinh chất thải lây nhiễm từ các loại hình dịch vụ chăm sóc
sức khỏe (Pakistan, Tanzania) .........................................................................................8
Bảng 1.2 Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế
khác nhau .......................................................................................................................16
Bảng 1.3. Những nguy cơ nhiễm khuẩn và tác nhân gây bệnh .....................................19
Bảng 1.4. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh An Giang 2015 ............25
Bảng 3.1. Thông tin của các trạm y tế ...........................................................................33
Bảng 3.2. Thực trạng thực hiện quy định quản lý CTRYT của các trạm y tế ...............33

H
P

Bảng 3.3. Thực trạng bao bì, dụng cụ đựng chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ............34
Bảng 3.4. Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ............................... 37
Bảng 3.5. Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ................................ 39
Bảng 3.6. Thực trạng lưu giữ chất thải rắn y tế tại các trạm y tế ..................................40
Bảng 3.7. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế .....................................41


U

Biểu đồ 3.1. Thực trạng chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế 43

H


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Chất thải y tế (CTYT) nếu khơng được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng nguy hại đến
sức khẻ con người và môi trường xung quanh, tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm lan
rộng trong cộng đồng. Là tuyến y tế cơ sở nhưng chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các
trạm y tế (TYT) cũng có những tính chất nguy hại như CTR phát sinh từ các bệnh viện.
Để trả lời các câu hỏi: thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế thuộc Trung
tâm Y tế huyện Châu Thành ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý
chất thải rắn y tế? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với thiết kế mô tả cắt ngang, sử
dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng

H
P

02 đến tháng 07 năm 2016. Đối tượng nghiên cứu là cơ sở vật chất, trang thiết bị quản
lý chất thải rắn y tế (QLCTRYT) của các TYT, lãnh đạo và nhân viên phụ trách công
tác QLCTRYT của 13 TYT xã, thị trấn thuộc huyện Châu Thành, lãnh đạo TTYT huyện
Châu Thành, lãnh đạo Khoa Sức khỏe môi trường (SKMT) – Trung tâm Y tế dự phòng
(TTYTDP) tỉnh và lãnh đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp - Sở Y tế An Giang. Kết quả

U


nghiên cứu: khơng có TYT nào trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh An Giang đạt tất cả
các khâu về QLCTRYT gồm: bao bì, dụng cụ đựng CTRYT; phân loại; thu gom; lưu
giữ và vận chuyển CTRYT. Bao bì, dụng cụ đựng CTRYT tại các TYT chỉ có dụng cụ

H

đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn đạt u cầu, vì vậy khơng có TYT nào đạt điểm đạt
về khâu này. Tất cả các TYT đã phân loại chất thải nguy hại ngay tại nơi phát sinh, nhưng
chỉ có 7,6% trạm có điểm đạt về khâu phân loại CTRYT. Về khâu thu gom CTRYT có
53,8% trạm có điểm đạt. Có khu vực lưu giữ CTRYT tại tất cả các trạm, nhưng tất cả đều
không đúng quy định. Đối với việc xử lý CTRYT có 23,1% trạm đạt điểm đạt về khâu
này.
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCTRYT bao gồm các
yếu về mơi trường, chính sách; các yếu tố về cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí cho
cơng các QLCTRYT; yếu tố về con người. Qua đó, chúng tơi có những khuyến nghị đối
với Sở Y tế An Giang, TTYT huyện Châu Thành và 13 TYT nhằm hồn thiện cơng tác
QLCTRYT đúng theo quy định của Bộ Y tế (BYT) và Bộ Tài nguyên Môi trường
(BTNMT).


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chất thải y tế (CTYT) là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến mơi
trường, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 trên tồn
thế giới có 23 triệu ca nhiễm virus viêm gan B (32% ca nhiễm mới), 2 triệu ca nhiễm
virus viêm gan C (40% ca nhiễm mới) và 260.000 ca nhiễm virus HIV (5% ca nhiễm
mới) liên quan đến (CTYT) nhưng không được kiểm soát [22].
Chất thải y tế (CTYT) thường mang mầm bệnh và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức

khỏe con người sống chung quanh cơ sở y tế (CSYT), đến môi trường nếu khơng được
xử lý. Hiện nay, cả nước có 13.511 CSYT bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự

H
P

phòng từ cấp Trung ương đến địa phương với lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh vào
khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại (CTRYTNH).
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý mơi trường Y tế năm 2011, ước tính đến năm
2015 lượng chất thải rắn y tế (CTRYT) phát sinh sẽ là 590 tấn/ngày và đến năm 2020 là
khoảng 800 tấn/ngày. Bên cạnh các CTYT lây nhiễm, gây nguy cơ mắc các dịch bệnh

U

truyền nhiễm, các CSYT còn phát sinh các chất thải nguy hại (CTNH) khác như dược
phẩm quá hạn, chất thải phóng xạ, chất thải gây độc tế bào và các hóa chất độc hại khác
như chì, cadimi, thủy ngân, dioxin/furan, các dung môi chứa clo [26].

H

Chất thải rắn y tế (CTRYT) nếu không được quản lý tốt sẽ trở thành nguồn lây
nhiễm bệnh cho nhân viên y tế (NVYT), cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường. Chất
thải rắn y tế (CTRYT) được coi là một loại chất thải rất nguy hiểm vì nó gây những tổn
thương kép: vừa gây tổn thương, vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Vì
vậy, quản lý chất thải rắn y tế (QLCTRYT) đang là mối quan tâm khơng chỉ riêng ngành
y tế mà cịn là mối quan tâm của xã hội [2].
Cho đến nay, việc thực hiện phân loại, thu gom CTRYT ở nhiều CSYT còn chưa
đạt yêu cầu theo quy định quản lý chất thải y tế (QLCTYT). Trong đó, CTR tại các
CSYT chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên do đa số các lị đốt chưa
có hệ thống xử lý khí thải, nhiều lị đốt đã cũ hỏng nên có nguy cơ làm phát sinh các

chất độc hại ra môi trường, trong đó có các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân huỷ như
Dioxin và Furan [26]. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng nói chung và của NVYT


2

nói riêng về nguy cơ tiềm ẩn trong CTRYT cịn hạn chế, chính vì vậy CTRYT đã và
đang hịa lẫn vào CTR sinh hoạt. Đây là điều hết sức nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng
[33].
Tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hàng năm các TYT thải ra trên 2.000 kg
chất thải lây nhiễm và độc hại [28], hiện tại phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị chưa
đồng bộ, dụng cụ phục vụ cơng tác phân loại, thu gom cịn thiếu. Tuy nhiên, tại tỉnh An
Giang nói chung và huyện Châu Thành nói riêng chưa có nghiên cứu khoa học nào
nghiên cứu Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế. Nghiên cứu “Thực
trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại các trạm y tế thuộc huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2016” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi: thực

H
P

trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành
ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế? Kết quả
của nghiên cứu là cơ sở giúp cho lãnh đạo ngành y tế tỉnh, huyện đề ra các giải pháp
phù hợp nhằm thực hiện tốt quy định QLCTYT của Bộ Y tế (BYT) và Bộ Tài nguyên
Môi trường (BTNMT).

H

U



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm những mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế thuộc huyện Châu
Thành tỉnh An Giang năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các
trạm y tế thuộc huyện Châu Thành tỉnh An Giang năm 2016.

H
P

H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm và định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) CTYT là tất cả các loại chất thải phát sinh
trong các CSYT, bao gồm cả các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm và các hoạt
động y tế tại nhà [26].
Trong Thông tư liên tịch quy định về QLCTYT của Bộ Y tế (BYT) và Bộ Tài
nguyên Môi trường (BTNMT) CTYT được định nghĩa là chất thải phát sinh trong quá
trình hoạt động của các CSYT, bao gồm CTYTNH, CTYTTT và nước thải y tế [23].


H
P

Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH): là CTYT chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, bao gồm chất thải lây nhiễm và CTNH không
lây nhiễm [23]. Chất thải y tế nguy hại chiếm từ 10-25% tổng luợng CTYT [26]. Danh
mục CTNH áp dụng theo danh mục CTNH ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 về Quản lý CTNH [34].

U

Chất thải y tế thông thường (CTYTTT): là chất thải có chứa thành phần và tính
chất tương tự như chất thải sinh hoạt, không chứa các chất độc hại, các tác nhân gây
bệnh đối với con người và môi trường. Chất thải y tế thông thuờng chiếm từ 75-90%

H

tổng lượng CTYT [26].

Quản lý chất thải y tế (QLCTYT): là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện
[23].

Quản lý CTRYT: thực hiện đúng quy định về QLCTRYT của Bộ Y tế và Bộ Tài
nguyên Môi trường.
Giảm thiểu (CTYT) là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải CTYT.
Thu gom CTYT là quá trình tập hợp CTYT từ nơi phát sinh và vận chuyển về
khu vực lưu giữ, xử lý CTYT trong khuôn viên CSYT.
Vận chuyển CTYT là quá trình chuyên chở CTYT từ nơi lưu giữ chất thải trong
CSYT đến nơi lưu giữ, xử lý CTNH tập trung.



5

1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế
1.1.2.1. Phân loại chất thải rắn theo Tổ chức Y tế thế giới
Nhìn chung có nhiều cách phân loại CTRYT theo các quan điểm khác nhau của
các nhà quản lý, nhưng tất cả phân loại đều chỉ dựa vào tính chất vật lý, hóa học của
chất thải và khả năng gây hại đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh.
Theo WHO chất thải y tế được chia thành 8 loại [40] đó là:
Chất thải sắc nhọn: có thể làm rách hoặc tổn thương da bao gồm bơm kim tiêm,
dao mổ, bộ tiêm truyền…
Chất thải nhiễm trùng: là chất thải có chứa mầm bệnh như vi khuẩn, vi-rút, ký
sinh trùng với số lượng đủ để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm, bao gồm các

H
P

loại như: rác từ phòng cách ly bệnh nhân bị nhiễm trùng; môi trường nuôi cấy từ phịng
thí nghiệm; rác từ phịng mổ nhất là phòng mổ tử thi và bệnh nhân bị nhiễm trùng; dụng
cụ hoặc vật tiếp xúc với bệnh nhân bị truyền nhiễm; súc vật được tiêm, truyền trong
phịng thí nghiệm.

Chất thải có tính độc với tế bào: có thể làm biến đổi gen, gây quái thai như các

U

chất chống ung thư.

Thuốc thải bao gồm: thuốc quá hạn, thuốc không dùng hoặc các loại vắc-xin,
huyết thanh, kể cả chai, lọ đựng chúng…


H

Hóa chất có thể dưới dạng rắn, lỏng, khí, bao gồm: hóa chất độc, hóa chất có tính
ăn mịn (PH < 2 hoặc PH > 12), hóa chất dễ gây nổ.
Rác chứa kim loại nặng, độc là chất chứa kim loại như: chì, thủy ngân, asen.
Các bình chứa khí nén: được dùng trong y tế dưới dạng khí như oxy, khí gây mê.
Chất phóng xạ: khơng thể phát hiện bằng giác quan, chúng thường gây ảnh hưởng
lâu dài (gây ion hóa tế bào) như tia X, tia alpha, tia Beta.
1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế
và Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về QLCTYT
của Bộ trưởng BYT và Bộ trưởng BTNMT ban hành ngày 31/12/2015, CTR trong các
CSYT được chia thành 3 nhóm [23] bao gồm:
Chất thải lây nhiễm bao gồm: (i) chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây


6

nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng như: kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu
sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong
phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; (ii) chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm:
chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ
buồng bệnh cách ly; (iii) chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: mẫu bệnh phẩm,
dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phịng xét nghiệm an tồn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số
92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an tồn sinh học tại phịng xét nghiệm
[16]; (iv) chất thải giải phẫu bao gồm: mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật


H
P

thí nghiệm.

Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm bao gồm: (i) hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc
có các thành phần nguy hại; (ii) dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có
cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; (iii) thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ
có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; (iv) chất hàn răng amalgam thải bỏ; (v) chất

U

thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng
6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
[34].

H

Chất thải y tế thông thường bao gồm: (i) chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong
sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong CSYT; (ii) chất thải
rắn thông thường phát sinh từ CSYT không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc
thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định trong Thông tư 58/2015/TTLT-BYTBTNMT nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
1.1.3. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng
một trong các phương pháp sau: (i) khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao trong dung dịch Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối
thiểu 30 phút hoặc các hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản
xuất và theo quy định của Bộ Y tế; (ii) khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy



7

cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng
dẫn của nhà sản xuất; (iii) đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chơn hoặc
cho vào túi nilon màu vàng để hịa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất thải này
được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các cơng
nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thơng thường và
có thể tái chế.
Chất thải lây nhiễm có thể xử lý và tiêu hủy bằng một trong các phương pháp
sau: (i) khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave); (ii) khử khuẩn bằng vi sóng; (iii) thiêu
đốt; (iv) chôn lấp hợp vệ sinh: chỉ áp dụng tạm thời đối với các CSYT các tỉnh, miền

H
P

núi và trung du chưa có sơ sở xử lý CTYTNH đạt tiêu chuẩn tại địa phương, hố chôn
lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền và được sự chấp thuận của cơ quan quản
lý môi trường tại địa phương, hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây
quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối
thiểu 1,5 mét, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất

U

thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét,
không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường, chất thải lây nhiễm phải
được khử khuẩn trước khi chôn lấp; (v) trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng

H


phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng và các cơng nghệ hiện đại khác đạt tiêu
chuẩn thì sau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như chất thải thơng thường.
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy
như sau: (i) thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác; (ii)
chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: hố có đáy,
có thành và có nắp đậy bằng bê tơng.
Chất thải giải phẫu có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: (i) xử lý và
tiêu hủy giống như các chất thải lây nhiễm; (ii) bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng
thùng và đưa đi chơn ở nghĩa trang; (iii) chơn trong hố bê tơng có đáy và nắp kín.
Các phương pháp chung để xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại: (i) trả lại
nhà cung cấp theo hợp đồng; (ii) thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao; (iii) phá hủy
bằng phương pháp trung hịa hoặc thủy phân kiềm; (iv) trơ hóa trước khi chôn lấp: trộn


8

lẫn chất thải với ximăng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong
chất thải, tỷ lệ các chất pha trộn (65% chất thải dược phẩm, hóa học, 15% vơi, 15% xi
măng, 5% nước), sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chơn.
Xử lý và tiêu hủy chất thải dược phẩm, áp dụng một trong các phương pháp sau:
(i) thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lị đốt; (ii) chơn lấp tại bãi chơn lấp
CTNH; (iii) trơ hóa.
Xử lý và tiêu hủy chất thải gây độc tế bào, áp dụng một trong các phương pháp
tiêu hủy sau: (i) trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng; (ii) thiêu đốt trong lị đốt có nhiệt
độ cao; (iii) sử dụng một số chất oxy hóa như KMnO4, H2SO4 ... giáng hóa các chất gây
độc tế bào thành hợp chất khơng nguy hại; (iv) trơ hóa sau đó chôn lấp tại bãi chôn lấp

H
P


chất thải tập trung.

Xử lý và tiêu hủy chất thải chứa kim loại nặng: (i) trả lại nhà sản xuất để thu hồi
kim loại nặng; (ii) tiêu hủy tại nơi tiêu hủy an toàn chất thải công nghiệp; (iii) nếu 2
phương pháp vừa nêu không thực hiện được, có thể áp dụng phương pháp đóng gói kín
bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại hoặc nhựa polyethylen có tỷ

U

trọng cao, sau đó thêm các chất cố định (xi măng, vơi, cát), để khơ và đóng kín. Sau khi
đóng kín có thể thải ra bãi thải [21].

1.2. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh

H

Khối lượng CTYT phát sinh tại các CSYT thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo
mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khác như: thay đổi theo cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh,
quy mô bệnh viện, lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân nội và ngoại
trú, phương pháp và thói quen của NVYT trong việc khám, điều trị và chăm sóc, số
lượng người nhà đến thăm bệnh nhân...[15]
Bảng 1.1 Tổng lượng phát sinh chất thải lây nhiễm từ các loại hình dịch vụ chăm
sóc sức khỏe (Pakistan, Tanzania)
Loại cơ sở y tế
Pakistan
Bệnh viện
Trạm y tế

Tổng lượng chất thải
phát sinh

(kg/giường/ngày)

Lượng chất thải lây
nhiễm

2,07
0,075

1,28 – 3,47
0,06


9

Loại cơ sở y tế

Tổng lượng chất thải
phát sinh
(kg/giường/ngày)
0,04
0,025
4,1

Các đơn vị y tế cơ bản
Phòng khám
Nhà hộ sinh
Tanzania
Bệnh viện
Trung tâm y tế
Trạm xá nông thôn

Trạm xá đô thị

Lượng chất thải lây
nhiễm

0,14
0,01
0,04
0,02

0,03
0,002
2,9
0,08
0,007
0,02
0,01

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (2014), Safe management of wastes from health-care
activities [42].

H
P

Theo số liệu thống kê của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, quy
hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010 tổng lượng CTRYT trong
toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTRYTNH. Lượng
CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó CTRYTNH tính trung bình là 0,14 0,2 kg/giường/ngày [33].
1.3. Quy định về quản lý chất thải rắn y tế


U

1.3.1. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế

Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường, bao bì, dụng cụ, thiết

H

bị lưu chứa chất thải rắn phải đảm bảo các tiêu chí như: (i) có biểu tượng theo quy định
(Phụ lục 10); (ii) bảo đảm lưu chứa an tồn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích
thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa; (iii) màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải y tế phải có 04 màu (màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu
chứa chất thải lây nhiễm; màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTNH
khơng lây nhiễm; màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYTYY; màu
trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế); (iv) túi đựng chất thải
sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa PVC; (v) thùng, hộp đựng chất thải có
nắp đóng, mở thuận tiện trong q trình sử dụng; (vi) thùng, hộp đựng chất thải có thể
tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau khi đã được làm sạch và để khô; (vii)
thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn được làm bằng vật liệu phù hợp với phương pháp
tiêu hủy cuối cùng và phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.


10

1.3.2. Phân loại chất thải rắn y tế
Theo nguyên tắc phân loại CTRYT của BYT và BTNMT, CTYTNH và CTYTTT
phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh và từng loại
CTYT phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo
quy định. Trường hợp các CTYTNH khơng có khả năng phản ứng, tương tác với nhau
và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao

bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa. Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc
ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Tại mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân
loại CTRYT. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại CTRYT phải có hướng dẫn cách phân

H
P

loại và thu gom chất thải.

Theo quy định CTRYT được phân loại như sau: (i) chất thải lây nhiễm sắc nhọn
đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng; (ii) chất thải lây nhiễm không sắc nhọn đựng
trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; (iii) chất thải có nguy cơ lây nhiễm
cao đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; (iv) chất thải giải phẫu

U

đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; (v) chất thải nguy hại
không lây nhiễm dạng rắn đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen; (vi)
chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế đựng trong túi hoặc trong

H

thùng có lót túi và có màu xanh; (vii) chất thải y tế thơng thường phục vụ mục đích tái
chế đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
1.3.3. Thu gom chất thải rắn y tế

Thu gom chất thải lây nhiễm như sau: (i) phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về
khu vực lưu giữ chất thải trong khn viên CSYT; (ii) trong q trình thu gom, túi đựng
chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm khơng bị rơi,

rị rỉ chất thải trong quá trình thu gom; (iii) CSYT quy định tuyến đường và thời điểm
thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người
bệnh và khu vực khác trong CSYT; (iv) chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý
sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên CSYT; (vi) tần
suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn
viên CSYT ít nhất 01 lần/ngày; (vii) đối với các CSYT có lượng chất thải lây nhiễm


11

phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát
sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối
thiểu là 01 (một) lần/tháng.
Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm: (i) được thu gom, lưu giữ riêng tại
khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên CSYT; (ii) chất thải có chứa thủy ngân được thu
gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm
khơng bị rị rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường; (iii) chất thải y tế thơng thường
phục vụ mục đích tái chế và CTYTTT khơng phục vụ mục đích tái chế được thu gom
riêng.
1.3.4. Lưu giữ chất thải rắn y tế

H
P

Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ CTRYT trong khn viên cơ sở y tế đáp ứng
các yêu cầu sau: (i) thực hiện xử lý CTYTNH cho cụm CSYT và bệnh viện phải có khu
vực lưu giữ CTYTNH đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định (có mái che cho khu
vực lưu giữ, nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên
ngoài vào, khơng bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngồi khi có sự cố rị rỉ, đổ tràn; có phân


U

chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất
thải có cùng tính chất; từng ơ, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trong
khu vực lưu giữ phải có biển dấu hiệu cảnh báo, phịng ngừa phù hợp với loại CTYTNH

H

được lưu giữ theo quy định với kích thước phù hợp, dễ nhận biết; có vật liệu hấp thụ
như cát khô hoặc mùn cưa và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn CTYTNH
ở dạng lỏng; có thiết bị phịng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền về phịng cháy chữa cháy; dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên
vệ sinh sạch sẽ); (ii) CSYT không thuộc đối tượng (i) phải có khu vực lưu giữ CTYTNH
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật (có mái che cho khu vực lưu giữ, nền đảm bảo không bị
ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, khơng bị chảy tràn chất lỏng
ra bên ngồi khi có sự cố rị rỉ, đổ tràn; phải bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải y tế; dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất
thải và lượng chất thải phát sinh trong CSYT, các chất thải khác nhau nhưng cùng áp
dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu lượng loại chất thải lưu


12

giữ theo đúng quy định; dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh
sạch sẽ).
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYTNH tại khu lưu giữ chất thải trong CSYT thực
hiện thống nhất theo quy định và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: (i) có thành cứng,
khơng bị bục vỡ, rị rỉ dịch thải trong q trình lưu giữ chất thải; (ii) có biểu tượng loại
chất thải lưu giữ theo quy định; (iii) dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải

có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các lồi động vật; (iv) dụng cụ, thiết bị
lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu khơng có phản ứng với chất thải lưu
chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mịn.
Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi

H
P

và tràn đổ chất thải.

Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu
vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.

Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ
trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.

U

Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thơng
thường khơng phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:

H

Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại CSYT, thời gian lưu giữ chất thải lây
nhiễm tại CSYT không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ
chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07
ngày. Đối với CSYT có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian
lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các
bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.

Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ CSYT khác về để xử lý theo mơ
hình cụm hoặc mơ hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý
ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không
quá 02 ngày.


13

1.3.5. Giảm thiểu chất thải rắn y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTYT theo thứ tự
ưu tiên sau: (i) lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật
liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh CTYT; (ii) đổi mới thiết bị, quy trình trong
hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế; (iii) quản lý và sử dụng vật tư
hợp lý và hiệu quả.
1.3.6. Quản lý chất thải y tế thơng thường phục vụ mục đích tái chế
Chỉ được phép tái chế CTYTTT và chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như CTYTTT.
Không được sử dụng vật liệu tái chế từ CTYT để sản xuất các đồ dùng, bao gói

H
P

sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.

Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
được quản lý như CTYTTT.

Khi chuyển giao chất thải quy định, để phục vụ mục đích tái chế, CSYT phải thực
hiện các quy định sau: (i) bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng


U

chất thải tái chế theo quy định (Phụ lục 10); (ii) ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao
chất thải phục vụ mục đích tái chế theo mẫu quy định.

1.4. Yêu cầu kỹ thuật khu vực lưu giữ chất thải tại cơ cở y tế

H

Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của
Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khu vực lưu giữ CTRYT
phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau [23]:
1.4.1. Đối với các cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế theo mơ hình cụm cơ sở y
tế và bệnh viện

Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước
mưa chảy tràn từ bên ngồi vào, khơng bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngồi khi có sự cố
rị rỉ, đổ tràn.
Có phân chia các ơ hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải
hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất; từng ơ, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
nguy hại trong khu vực lưu giữ phải có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với


14

loại chất thải y tế nguy hại được lưu giữ theo Phụ lục số 02 của Thông tư này với kích
thước phù hợp, dễ nhận biết;
Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường
hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.
Có thiết bị phịng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về

phòng cháy chữa cháy.
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
1.4.2. Đối với các cơ sở y tế khác
Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước
mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, khơng bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngồi khi có sự cố

H
P

rị rỉ, đổ tràn.

Phải bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế.
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lượng chất thải
phát sinh trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương
pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.

U

Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu lượng loại chất
thải lưu giữ theo đúng quy định tại phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.

H

1.5. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới và tại Việt Nam
1.5.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
Trong công tác quản lý CTNH nói chung cũng như CTRYT nói riêng để đạt được
mục tiêu, theo WHO các CSYT cần phải có những hoạt động cần thiết cơ bản như: đánh
giá thực trạng phát sinh chất thải tại BV; đánh giá khả năng kiểm soát và các biện pháp
xử lý chất thải; thực hiện phân loại chất thải theo các nhóm; xây dựng các quy trình, quy

định về quản lý chất thải (nơi lưu giữ, màu sắc, đặc điểm các túi, thùng thu gom, nhãn
quy định…); nhân viên phải được tập huấn có kiến thức về quản lý chất thải và các
phương tiện bảo hộ đảm bảo an toàn khi làm việc; các CSYT phải chịu trách nhiệm về
các hoạt động quản lý chất thải và có kế hoạch lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp
[41].


15

Theo kết quả điều tra của WHO tiến hành tại 22 nước đang phát triển có đến 1864% các CSYT chưa tuân thủ đúng theo quy chế quản lý chất thải [37].
Theo H.Ô-ga-oa cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe môi trường khu vực
Châu Á, phần lớn các nước đang phát triển khơng kiểm sốt tốt CTYT, chưa có khả
năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải. Từ những năm 90,
nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo, Úc, Newzeland đã đi đầu trong cơng tác xử lý
CTYT. Malaysia có phương tiện xử lý rác thải tập trung trên bán đảo và các hệ thống
xử lý rác thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocnco [39].
Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý CTR của một số nước trên thế giới cho
thấy rằng, Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi CTR với hiệu quả cao nhất

H
P

(38%), sau đó đến Thụy Sĩ (33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt,
Pháp lại sử dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%). Các nước sử dụng phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý CTR là Phần Lan (84%), Thái
Lan (84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%), Tây Ban Nha (80%) [27].
Tại Hà Lan, CTYTNH được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn

U


được thiêu hủy, một phần được tái chế. Công nghệ xử lý CTNH chủ yếu được áp dụng
là thiêu hủy, nhiệt năng. Các chất thải được phân loại ngay từ nguồn phát sinh nhất là
đối với CTNH. Việc thiêu hủy CTNH được tiến hành ở những lò đốt hiện đại với kỹ
thuật mới nhất [27].

H

Trong khu vực Đông Nam Á: những thách thức đáng kể vẫn tồn tại liên quan đến
việc quản lý thích hợp và xử lý CTYT. Lượng CTYT ở các nước này liên tục tăng là kết
quả của việc mở rộng các hệ thống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong thập kỷ qua hệ
thống quản lý chất thải toàn diện hơn được phát triển cho các nước Đông Nam Á. Điều
này cũng bao gồm việc thành lập hệ thống xử lý CTYT thay thế. Những phát triển trong
nước thấp hơn thu nhập trung bình được quan tâm đặc biệt, như đầu tư lớn được lên kế
hoạch [36].
Qua đó, chúng ta thấy rằng tuỳ từng điều kiện kinh tế, xã hội và mức độ phát
triển khoa học kỹ thuật cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi quốc gia sẽ có
những cách xử lý chất thải khác nhau.


×