Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thực trạng tăng huyết áp và kiến thức, thực hành phòng tăng huyết áp của người dân độ tuổi 25 60 tại xã an thạnh 3 huyện cù lao dung, sóc trăng năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

SƠN VINH QUANG

THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ KIẾN THỨC,

H
P

THỰC HÀNH PHÒNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA
NGƯỜI DÂN ĐỘ TUỔI 25 – 60 TẠI XÃ AN THẠNH 3
HUYỆN CÙ LAO DUNG, SÓC TRĂNG NĂM 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

SƠN VINH QUANG

H
P



THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH PHÒNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA
NGƯỜI DÂN ĐỘ TUỔI 25 – 60 TẠI XÃ AN THẠNH 3
HUYỆN CÙ LAO DUNG, SÓC TRĂNG NĂM 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. PHẠM THỊ NHÃ TRÚC

TS. TRẦN THỊ MỸ HẠNH

Hà Nội - 2017


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Khái niệm và phân loại THA ............................................................................... 4

H
P

1.1.1. Khái niệm huyết áp và tăng huyết áp ................................................................ 4
1.1.2. Phân loại THA ................................................................................................... 4
1.1.3. Một số đặc điểm sinh lý về THA ...................................................................... 5
1.2. Tình hình THA trên thế giới và Việt Nam.......................................................... 12
1.2.1. Tình hình THA thế giới ................................................................................... 12
1.2.2. Tình hình THA ở Việt Nam ............................................................................. 14

U

1.3. Nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng của THA ................................................ 7
1.3.1. Nguyên nhân ..................................................................................................... 7

H

1.3.2. Yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ..................................................................... 7
1.3.3. Biểu hiện của THA.......................................................................................... 10
1.3.4. Biến chứng của THA....................................................................................... 10
1.4. Các biện pháp phòng tăng huyết áp[48]............................................................. 11
1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng tăng huyết áp .......................... 15
1.6. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 19
1.7. KHUNG LÝ THUYẾT ...................................................................................... 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 21

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 21
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 21


ii

2.5. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 23
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu .................................................................................. 23
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 23
2.7. Các biến số nghiên cứu chính ........................................................................... 25
2.8. Một số khái niệm và cách đánh giá sử dụng trong nghiên cứu .......................... 25
2.9. Cách đánh giá cho điểm ..................................................................................... 26
2.10. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 27
2.12. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ................................. 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 29

H
P

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 29
3.1.1. Đặc điểm chung của ĐTNC ............................................................................ 29
3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp của ĐTNC .......................................................................... 31
3.3. Kiến thức về THA và phòng THA của ĐTNC ................................................... 34
3.3.1. Kiến thức về THA của ĐTNC ......................................................................... 34

U

3.3.2. Kiến thức về yếu tố nguy cơ THA .................................................................. 35

3.3.3. Kiến thức về biện pháp phòng THA ............................................................... 36
3.3.4. Kiến thức chung về phòng THA ..................................................................... 37

H

3.4. Thực hành phòng THA của ĐTNC .................................................................... 37
3.4.1. Thực hành phòng THA ................................................................................... 37
3.4.2. Thực trạng hút thuốc lá của ĐTNC ................................................................. 38
3.4.3. Thực trạng uống rượu, bia của ĐTNC ............................................................ 39
3.4.4. Thực hành hoạt động thể lực của ĐTNC ........................................................ 39
3.4.5. Thực hành chung về phòng THA của ĐTNC .................................................. 40
3.5. Tiếp cận thông tin, truyền thông về phịng THA ............................................... 40
3.5.1. Nguồn thơng tin về THA mà ĐTNC được tiếp cận ........................................ 40
3.5.2. Kênh thông tin về THA mà ĐTNC muốn tiếp cận ......................................... 41
3.6. Một số yếu tố liên quan đến THA ...................................................................... 42
3.6.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của ĐTNC với THA ............................. 42
3.6.2. Liên quan giữa hút thuốc lá với THA ............................................................. 44


iii

3.6.3. Liên quan giữa chế độ ăn uống với THA ........................................................ 45
3.6.4. Liên quan giữa kiến thức và thực hành chung phòng THA với THA ............. 46
3.7. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng THA ......................... 47
3.7.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng THA của ĐTNC ...................... 47
3.7.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng THA của ĐTNC ..................... 49
3.7.3. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng THA của ĐTNC ............. 51
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 52
4.1. Một số đặc điểm chung của ĐTNC .................................................................... 52
4.2. Tỷ lệ THA của đối tượng nghiên cứu................................................................. 54

4.2.1. Tỷ lệ tăng huyết áp chung ............................................................................... 54

H
P

4.2.2. Tỷ lệ THA theo một số đặc điểm nhân khẩu học ............................................ 54
4.2.3. Thời điểm phát hiện THA của ĐTNC ............................................................. 56
4.3. Kiến thức về THA và phòng THA của ĐTNC ................................................... 56
4.3.1. Kiến thức chung phòng THA ĐTNC .............................................................. 56
4.3.2. Kiến thức về THA của ĐTNC ......................................................................... 57

U

4.4. Thực hành phòng THA của ĐTNC .................................................................... 60
4.5. Một số yếu tố liên quan ...................................................................................... 64
4.5.1. Một số yếu tố liên quan đến THA ................................................................... 64

H

4.5.2. Liên quan giữa kiến thức, thực hành chung với THA..................................... 68
4.5.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng THA của ĐTNC ...................... 69
4.5.4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng tăng huyết áp của ĐTNC ....... 70
4.5.5. Liên quan giữa KT chung phòng THA với TH chung phòng THA ................ 72
4.6. Ưu điểm, khuyết điểm của nghiên cứu .............................................................. 72
4.6.1. Ưu điểm:.......................................................................................................... 72
4.6.2. Khuyết điểm: ................................................................................................... 73
Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 74
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 77
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 85



iv

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ KIẾN
THỨC, ....................................................................................................................... 85
Phụ lục 2: CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 94
Phụ lục 3: Cách đánh giá cho điểm kiến thức và thực hành phòng THA ............... 103
Phụ lục 4: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU..................................... 107
Phụ lục 5: QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP .............................................................. 108

H
P

H

U


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Idex)

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


ĐTV

Điều tra viên

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

ISH

Hội tăng huyết áp quốc tế

JNC

Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ

TBMMN

Tai biến mạch máu não

THA


Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

H
P

U

WHR

Tỉ lệ vòng eo trên vòng mông

H


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại THA theo WHO/ISH (năm 2003): ........................................ 4

Bảng1.2: Phân độ THA theo JNC VII (năm 2003) [43]: ...................................... 5
Bảng 1.3: Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay .................................................. 5
Bảng 3.1: Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: (n = 380) ................... 29
Bảng 3.2: Tình trạng THA của đối tượng nghiên cứu: (n = 380) .......................... 31
Bảng 3.3: Tỷ lệ THA theo một số đặc điểm nhân khẩu học ( n = 380 )................. 31
Bảng 3.4. Tỷ lệ THA theo chỉ số BMI và WHR (n= 380) ................................... 33
Bảng 3.5: Thời điểm phát hiện THA của ĐTNC ................................................ 33

H
P

Bảng 3.6: Kiến thức về THA của ĐTNC ( n = 380 )........................................... 34
Bảng 3.7: Kiến thức về các yếu tố nguy cơ THA ( n = 380 ) ............................... 35
Bảng 3.8. Kiến thức về biện pháp phòng THA ( n = 380 ) .................................. 36
Bảng 3.9: Tỷ lệ ĐTNC biết về triệu chứng, biến chứng, yếu tố nguy cơ, biện pháp
phòng THA ( n = 380 ) .................................................................................... 36
Bảng 3.10: Kiến thức chung phòng THA .......................................................... 37

U

Bảng 3.11: Thực hành phòng THA ................................................................... 37
Bảng 3.12: Thực trạng hút thuốc lá của ĐTNC ( n = 380 ) .................................. 38

H

Bảng 3.13: Thực trạng uống rượu, bia của ĐTNC ( n = 380 ) ............................. 39
Bảng 3.14: Thực hành hoạt động thể lực của ĐTNC (n = 380) ............................ 39
Bảng 3.15: Thực hành chung phòng THA ......................................................... 40
Bảng 3.16: liên quan giữa một số đặc điểm của ĐTNC với THA (n = 380) .......... 42
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa gia đình có THA và kinh tế gia đình với THA ...... 43

Bảng 3.18: Liên quan giữa các chỉ số BMI và WHR với THA ( n = 380) ............ 44
Bảng 3.19: Liên quan giữa hút thuốc lá với THA ( n = 380 )............................... 44
Bảng 3.20: Liên quan giữa uống rượu, bia với THA .......................................... 45
Bảng 3.21: Liên quan giữa chế độ ăn với THA .................................................. 45
Bảng 3.22: Liên quan giữa kiến thức, thực hành chung với THA (n = 380) .......... 46
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa kiến thức phịng THA với nhóm tuổi, giới tính, trình
độ học vấn và nghề nghiệp của ĐTNC.............................................................. 47


vii

Bảng 3.24: Mối liên quan giữa kiến thức phòng THA với kinh tế gia đình, tiền sử có
THA của ĐTNC, gia đình có người bị THA. ..................................................... 48
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa thực hành phịng THA với nhóm tuổi, giới tính, trình
độ học vấn và nghề nghiệp của ĐTNC.............................................................. 49
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa thực hành phòng THA với kinh tế gia đình, tiền sử
có THA của ĐTNC, gia đình có người bị THA. ................................................. 50
Bảng 3.27: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng THA của ĐTNC
(n=380) ......................................................................................................... 51

H
P

H

U


viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nguồn thông tin về THA mà ĐTNC được tiếp cận .......................... 40
Biểu đồ 3.2: Sự mong muốn tiếp cận các nguồn thông tin về THA của ĐTNC ..... 41

H
P

H

U


ix

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo
sau đại học và quý thầy, cô trường Đại học y tế công cộng, đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, cung cấp cho em nắm được một số kiến thức cơ bản trong
suốt thời gian hai năm học vừa qua.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Nhã Trúc cùng với giáo viên hỗ trợ:
TS. Trần Thị Mỹ Hạnh, là hai người Thầy đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp
đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều thuận lợi để cho

H
P

em hoàn thành tốt Luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô các bộ môn, các bạn đồng nghiệp,

các bạn học viên lớp YTCC 19-ĐT, đã có những ý kiến đóng góp và lời khun
rất chân tình trong suốt q trình tơi thực hiện Luận văn.

Xin thành thật biết ơn Trường CĐYT Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận

U

lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và rất biết ơn lãnh đạo,
nhân viên Trạm Y tế và đặc biệt là người dân của xã An Thạnh 3 huyện Cù
Lao Dung, Sóc Trăng đã giúp tơi rất nhiều trong việc thu thập số liệu cũng

H

như cung cấp thơng tin chính xác, trung thực để làm cơ sở nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên
Sơn Vinh Quang


x

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, tăng huyết áp (THA) ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng, giới
tính và nghề nghiệp. Hiện tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
chưa được triển khai dự án phịng chống THA, cho nên việc tuyên truyền kiến thức
cho người dân, việc quản lý và theo dõi THA của người dân chưa được quan tâm
đúng mức.
Nghiên cứu này được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mơ tả cắt
ngang có phân tích, nhằm xác định tỷ lệ tăng huyết áp, mơ tả kiến thức, thực

hành phịng THA tại cộng đồng và xác định một số yếu tố liên quan đến THA và

H
P

kiến thức, thực hành phòng THA của người dân độ tuổi từ 25 - 60 tại xã An Thạnh 3
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng năm 2017. Nghiên cứu thực hiện khảo sát từ
tháng 01 đến 10/2017, trên 380 người bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ THA ở người dân độ tuổi từ 25 – 60 là 23,7%; trong
đó, tỷ lệ đã THA trước thời điểm nghiên cứu là 72,2% và mới phát hiện THA tại

U

thời điểm nghiên cứu là 27,8%; nhóm tuổi từ 45 – 60 có nguy cơ bị THA cao hơn
gấp 2,9 lần so với nhóm tuổi từ 25 – 44. Những người có BMI ≥ 25 có nguy cơ bị

H

THA cao gấp 1,8 lần so với những người có BMI < 25; những người có uống
rượu/bia có nguy cơ bị THA cao gấp 2,3 lần so với những người khơng uống
rượu/bia và những người có thực hành chung phịng THA khơng đạt có nguy cơ
THA cao gấp 2,5 lần so với những người có thực hành chung phịng THA đạt.
ĐTNC có kiến thức đạt về THA là 28,9%; thực hành đạt là 24,2%; Nam có
kiến thức phịng THA không đạt cao gấp 1,6 lần so với nữ; Những người có kiến
thức phịng THA khơng đạt có nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 3,7 lần so với
những người có kiến thức phịng THA đạt.
Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra các khuyến nghị cho địa phương nhằm xây
dựng chương trình nâng cao sức khỏe phù hợp cho người dân, hạn chế sự gia tăng

và gánh nặng bệnh tật do THA gây ra.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tăng huyết áp (THA) là vấn đề đang được quan tâm trong lĩnh vực
điều trị và y tế công cộng ở tất cả các nước trên thế giới. THA gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim , suy thận thậm chí cịn đe
dọa tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, làm tăng gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người
trên thế giới mắc THA và có 9,4 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới tử vong do
nguyên nhân trực tiếp là THA[75]. Theo điều tra gần đây của Viện Tim mạch Việt

H
P

Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở
lên là 25,1%, trong đó có 52% khơng biết mình bị THA; 30% số người biết bị THA
nhưng không điều trị; 64% số người biết bị THA đã được điều trị nhưng không đạt
HA mục tiêu [62].

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến THA
như: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn khơng hợp lý, ít

U

hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống… [33]. Như vậy, nếu kiểm
soát được các yếu tố nguy cơ có thể phịng tránh được THA, phần lớn các yếu tố


H

nguy cơ có thể kiểm sốt được, nếu người dân có kiến thức đúng và biết cách phịng
tránh. Phát hiện các yếu tố THA có ý nghĩa rất lớn đến việc phịng THA trong cộng
đồng đặc biệt là nhóm yếu tố liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập và
hành vi [54],[59].

Tuy nhiên, thực tế hầu hết người dân còn thiếu kiến thức, thực hành về
phòng THA. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam ( năm 2008 – 2009 ), 77%
người dân hiểu sai về THA và các yếu tố nguy cơ của THA. Đây cũng là một trong
các nguyên nhân để tỉ lệ THA gia tăng ở nước ta, THA không những là vấn đề phổ
biến mà còn là “ kẻ giết người thầm lặng” [42].
Tại Việt Nam chương trình phịng chống THA là một trong những chương
trình mục tiêu quốc gia về Y tế, hiện nay 63 tỉnh/thành đang triển khai dự án phịng
chống THA trong đó có tỉnh Sóc Trăng [49]. Tại tỉnh Sóc Trăng mặc dù dự án


2

phòng chống THA đã được triển khai vào năm 2011 nhưng chưa đủ rộng ( chỉ mới
thí điểm được 19 xã trong số 109 xã của toàn tỉnh) và hiệu quả mang lại rất thấp do
đây là vấn đề không dễ được cải thiện. Chúng ta cần tìm hiểu, nhìn nhận một cách
thực tế, khách quan về kiến thức của người dân như: yếu tố nguy cơ mắc, biến
chứng, mức độ nguy hiểm của THA và việc phòng tránh THA. Tuy nhiên khi tiến
hành khảo sát nhanh cán bộ y tế và người dân đang sinh sống tại xã An Thạnh 3,
huyện Cù Lao Dung, kết quả cho thấy tổng số bệnh nhân đến Trạm y tế xã khám
bệnh được chẩn đốn là THA khoảng 30% và chỉ có 2/10 người dân ( 20% ) được
phỏng vấn, hiểu đúng về yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng tránh cũng như mức
độ nguy hiểm của THA. Đa số những người còn lại hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy


H
P

đủ về THA. Tỉ lệ này thấp hơn so với các xã còn lại trong huyện Cù Lao Dung, tỉnh
Sóc Trăng (xã An Thạnh 2 chiếm 30% và Thị Trấn Cù Lao Dung chiếm 40% ).
Theo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của huyện Cù Lao Dung năm 2017,
tỷ lệ THA ở người trẻ tuổi khá cao chiếm khoảng 26% trong tổng số người được
khám tuyển (67/258). Vì vậy câu hỏi đặt ra, tỷ lệ THA của người dân độ tuổi 25 –

U

60 là bao nhiêu? Tỷ lệ mắc ở nhóm tuổi nào nhiều nhất và nhóm tuổi nào THA đang
có xu hướng tăng lên? Kiến thức, thực hành phịng THA của người dân độ tuổi 25 –
60 như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến THA và kiến thức, thực hành về

H

phòng THA của người dân độ tuổi 25 – 60 tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng? điều kiện tiếp cận các kênh truyền thơng về phịng THA của người
dân tại xã An Thạnh 3 ra sao? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “Thực trạng tăng huyết áp và kiến thức, thực hành phòng tăng huyết áp của
người dân độ tuổi 25 – 60 tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng năm
2017”. Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra các khuyến nghị phù hợp, hiệu quả, giúp địa
phương xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe phù hợp cho người dân, giúp
người dân địa phương nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ và kiến thức, thực
hành phòng THA nhằm hạn chế sự gia tăng và gánh nặng bệnh tật do THA gây ra.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp của người dân độ tuổi từ 25 – 60 tại xã An Thạnh 3,
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng năm 2017.
2. Mơ tả kiến thức, thực hành phịng tăng huyết áp của người dân độ tuổi từ 25 –
60 tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng năm 2017.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp và kiến thức, thực hành
phòng tăng huyết áp của người dân độ tuổi từ 25 – 60 tại xã An Thạnh 3, huyện
Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng năm 2017.

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và phân loại THA
1.1.1. Khái niệm huyết áp và tăng huyết áp
Khái niệm huyết áp:
Huyết áp (HA) là áp lực máu có trong động mạch, do tim co bóp đẩy máu từ
thất trái vào hệ động mạch, đồng thời cũng do ảnh hưởng của lực cản thành động
mạch. Kết quả làm cho máu được lưu thông đến các tế bào để cung cấp oxy và các
chất dinh dưỡng cho nhu cầu toàn cơ thể.


H
P

Khi tim co bóp tống máu, áp lực động mạch tăng lên đạt mức cao nhất gọi là
huyết áp tâm thu (HATT) hay là HA tối đa.

Khi tim nghỉ, áp lực đó xuống đến mức thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương
(HATTr) hay là HA tối thiểu [17]; [19]; [30]; [50].
Khái niệm Tăng huyết áp:

THA là khi trị số huyết áp đo được ở trên mức bình thường. THA có thể là

U

tăng cả tâm thu và tâm trương hoặc chỉ tăng 1 trong 2 dạng đó [17]; [27].
THA là tình trạng huyết áp thường xuyên tăng trên mức bình thường. Theo

H

WHO, THA khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg [5].
1.1.2. Phân loại THA

Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. TheoWHO/ISH
(năm 2003) chia THA làm 3 độ [13]; [20]; [22]; [57].
Bảng 1.1: Phân loại THA theo WHO/ISH (năm 2003):
Phân độ THA

Huyết áp (mmHg)
Tâm Thu


Tâm Trương

THA độ I

140 – 159

90 - 99

THA độ II

160 – 179

100 - 109

THA độ III

≥ 180

≥ 110


5

Liên Ủy Ban Quốc Gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA Hoa
Kỳ (JNC) lại đưa ra phân loại hơi khác qua các kì họp và gần đây JNC VII (năm
2003) chia THA như sau:
Bảng1.2: Phân độ THA theo JNC VII (năm 2003) [43]:
Huyết áp (mmHg)

Phân độ THA


Tâm Thu

Tâm Trương

Bình Thường

< 120

< 80

Tiền THA

120 – 139

80 - 89

THA độ I

140 – 159

90 - 99

THA độ II

≥ 160

≥ 100

H

P

Cách phân loại THA tại Việt Nam: xuất phát từ cách phân độ THA của
WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau [16]:
Bảng 1.3: Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay
Phân độ THA

Huyết áp (mmHg)

U

Tâm Thu

Tâm Trương

HA tối ưu

< 120

HA bình thường

120 - 129

80 - 84

HA bình thường cao

130 - 139

85 - 89


THA độ I (nhẹ)

140 - 159

90 - 99

160 - 179

100 - 109

≥ 180

≥ 110

≥ 140

< 90

THA độ II (vừa)
THA độ III (nặng)

H

THA tâm thu đơn độc

< 80

Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo chỉ số HA lớn hơn.
1.1.3. Một số đặc điểm sinh lý về THA

Ở người bình thường khơng phải HA lúc nào cũng ổn định. HA luôn thay đổi
tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong một thời gian nhất định. Đó là sự thay đổi sinh lý
của HA [17], [16].
HA thay đổi theo nhịp ngày đêm: ở người bình thường trong một ngày HA


6

được ghi nhận nhờ một máy đo HA tự động liên tục suốt 24 h người ta nhận thấy
HA ban ngày cao hơn ban đêm khoảng 20%, từ 22h đến 7h sáng là thời gian HA
thấp nhất trong ngày, khi tỉnh dậy tim làm việc mạnh hơn và HA tăng lên nhanh
hơn. Người THA thì có tỷ lệ HA ban ngày cũng như HA ban đêm hoặc đảo ngược
ban đêm cao hơn ban ngày. Trong ngày, HA dao động nhẹ và tăng cao vào một số
thời điểm tạo thành các đỉnh cao, hiện tượng này gặp cả ở người bình thường và
người THA [29], [32].
HA tăng giảm theo thời tiết: Một nghiên cứu tại Anh của tác giả Richard
Mitchell năm 2002, thực hiện theo dõi một năm 5.663 người từ 18 tuổi trở lên
(2.564 nam, 3.099 nữ), cho thấy người thường xun tiếp xúc với khí hậu lạnh

H
P

có mức huyết áp tâm trương tăng lên đến 1,45 lần và tăng huyết áp tâm thu
lên 1,25 lần [80]. Khí hậu lạnh, các mạch máu ngoại biên co lại để giảm sự
thải nhiệt, giữ thân nhiệt nên huyết áp tăng. Ngược lại, khí hậu nóng, mạch
ngoại biên giãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều hịa thân nhiệt, do đó
huyết áp giảm xuống.

U


HA thay đổi tuỳ theo sự hoạt động của cơ thể: Kể cả lao động trí óc lẫn chân
tay. Khi cơ thể tăng cường vận động, nhu cầu ôxy và năng lượng đảm bảo cho hoạt
động đó tăng lên, tim phải làm việc nhều hơn bằng cách tăng tần số và cường độ co

H

bóp, do đó làm THA. Khi nghỉ ngơi, HA trở lại bình thường. Trong lao động trí óc
cũng vậy, khi lao động trí óc căng thẳng kéo dài liên tục, HA có thể tăng lên cao
[16], [19], [33].

HA thay đổi do trạng thái tâm lý: Như lo âu, bồn chồn, xúc động, thần kinh
căng thẳng, stress dễ dàng làm cho tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm giải phóng
nhiều adrenalin và non-adrenalin làm nhịp tim đập nhanh và gây tăng HA [19].
HA thay đổi theo giới: Nam cao hơn nữ khoảng 3 – 5 mmHg.
HA thay đổi theo tư thế: Ở tư thế đứng, 400-800 ml máu dồn xuống vùng
thấp của cơ thể, làm giảm khoảng 20% lưu lượng máu tĩnh mạch về tim. Ở người
bình thường, lưu lượng tim giảm kích thích phản xạ áp lực hành tủy làm huyết áp
vẫn giữ được như cũ nhờ co mạch ngoại biên. Tư thế hạ huyết áp được định nghĩa


7

là giảm huyết áp tâm thu ≥20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥10 mmHg trong
vòng 3 phút đứng [76]. Tư thế đứng làm tăng tiết Restinin và Angiotensine II. Khi
chuyển từ nằm sang đứng, huyết áp tăng nhẹ 10-20 mmHg để đảm bảo cung cấp
máu tốt hơn cho các bộ phận trong cơ thể [61].
THA là một vấn đề rất phức tạp, từng cơ thể có mức độ đáp ứng khác nhau.
Trong lúc đi tìm nguyên nhân THA, người ta thấy có rất nhiều yếu tố liên quan mật
thiết đến THA, có thể làm THA dễ xuất hiện hơn và làm nặng hơn. Có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng lên sự hình thành THA và thường xuyên tác động lẫn nhau, trong đó

yếu tố mơi trường và di truyền được đề cập nhiều nhất.
1.2. Nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng của THA

H
P

1.2.1. Nguyên nhân
1.2.1.1. Tăng huyết áp nguyên phát

THA nguyên phát chiếm khoảng 90% các trường hợp [5], cơ chế THA cho
đến nay chưa được rõ ràng, nhưng đồng thời y học cũng chứng minh có một số yếu
tố nguy cơ gây nên THA.

U

1.2.1.2. Tăng huyết áp thứ phát

Bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng như:

- THA do thận: như viêm cầu thận, viêm thận mạn mắc phải hoặc bẩm sinh,

H

thận đa nang, hẹp động mạch thận, suy thận…
- Do nội tiết: phì đại thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, ĐTĐ…
- Do nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, hẹp eo động mạch chủ, rối
loạn chuyển hóa…ngồi ra cịn có thể do: dị động tĩnh mạch, cường giáp, hẹp hở
van động mạch chủ…

- Do thuốc: thuốc ngừa thai, các chất giảm đau không chứa steroid, thuốc gây

tê, các corticoide…
1.2.2. Yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
Tuổi
Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc THA càng nhiều do thành động mạch bị lão hóa
và xơ vữa, giảm tính đàn hồi làm cho HA tối đa hay HA tâm thu tăng cao hơn, gọi
là THA tâm thu đơn thuần.. Một cuộc điều tra của Viện Tim Mạch cho thấy tỷ lệ


8

THA là 6% ở lứa tuổi 16 – 39; đã tăng lên 21,5% ở lứa tuổi 50 – 59; 30,6% ở lứa
tuổi 60 - 69 và 47,5% ở lứa tuổi 70 trở lên [2], [13], [23].
Chế độ ăn
Trên thế giới người ta thấy ở những vùng mà người dân ăn quá nhiều muối
thì tần suất THA tăng cao rõ rệt so với các vùng khác. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ
ra mối liên quan giữa muối ăn và THA. Những quần thể có tập qn ăn mặn ln có
tỉ lệ người THA cao hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt [13], [62]. Ở Việt
Nam Viện dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày,
kết quả: người Nghệ An 14g, người Thừa Thiên Huế 13g, tỉ lệ THA ở địa phương
này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9g muối, tỉ lệ mắc THA là 11% [38],

H
P

[24],[56].
Hút thuốc lá

Hút thuốc lá bao gồm hút thuốc điếu có đầu lọc, hút thuốc lào hoặc hút
thuốc giồng. Thuốc lá có chất nicotin kích thích thần kinh giao cảm, kích thích co
mạch gây tăng huyết áp. Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu tăng lên 11


U

mmHg và huyết áp tâm trương tăng 9 mmHg kéo dài 20 - 30 phút. Thuốc lá làm
tăng nhịp tim và chất CO trong khói thuốc lá làm giảm cung cấp oxy mơ tế bào,
cùng với áp lực dòng máu tăng làm tổn thương theo tế bào nội mạc động mạch, tạo

H

điều kiện xơ vữa động mạch hình thành. [11].
Uống nhiều rượu, bia

Người uống nhiều rượu, bia sẽ làm tăng huyết áp, làm giảm hoặc làm mất tác
dụng của thuốc chữa THA, cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngoài ra,
việc uống rượu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và tổn thương thần kinh khác, từ
đó gián tiếp làm THA. Vì vậy hạn chế được rượu, bia có thể phòng được THA. Một
số điều tra cho thấy, nếu dùng rượu, bia thích hợp thì có thể làm giảm nguy cơ bệnh
mạch vành . Do đó nếu dùng rượu, bia cần hạn chế ít hơn 30 ml rượu mạnh/ngày ( <
1 lon bia, < 60 ml rượu vang) [62].
Thừa cân, béo phì
Người có BMI cao hơn sẽ có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn. Các chuyên gia tư
vấn của Tổ chức Y tế thế giới kết luận rằng người châu Á thường có tỷ lệ phần trăm


9

chất béo trong cơ thể cao hơn so với người da trắng ở cùng độ tuổi, giới tính và
BMI [83]. Người béo phì có khối lượng tổ chức mỡ tăng, lòng động mạch mở
rộng, lưu lượng máu trong hệ thống tuần hồn tăng do đó nhịp tim tăng gây THA
Căng thẳng, lo âu quá mức

Những nghiên cứu đã chứng minh được những người bị căng thẳng thần
kinh, lo âu quá mức sẽ làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian:
adrenalin, noadrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA [27].
Bệnh đái tháo đường
THA và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh lý phổ biến, không chỉ gặp ở
người lớn tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Tại Việt Nam tỉ lệ

H
P

bệnh nhân ĐTĐ đồng thời mắc THA khoảng 50 – 70%. Nhiều nghiên cứu cho thấy
ĐTĐ và THA thường song hành với nhau vì có cùng các yếu tố nguy cơ như: thừa
cân, béo phì, chế độ ăn nhiều năng lượng và ít vận động…[10], [4],[7]. Tỉ lệ THA ở
người bị ĐTĐ cao gấp hai lần người không bị ĐTĐ. Ngược lại, khoảng 50 – 70%
bệnh nhân ĐTĐ đồng thời bị THA. THA là một yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng

U

của ĐTĐ, và ngược lại ĐTĐ làm cho THA khó kiểm sốt hơn [4],[10].
Rối loạn mỡ máu

Chất mỡ hay còn gọi là Chất béo hoặc chất lipid máu [2], [23]. Cholesterol

H

và triglyceride máu là thành phần chất béo trong máu. Chúng thường được gọi là
các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là Lipid máu. Nồng độ chất
Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ vữa động mạch, dần
dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong
cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và đây cũng chính là yếu tố gây THA.

Ít vận động thể lực
Hoạt động thể lực là việc sử dụng lực của hệ cơ xương dẫn đến tiêu thụ
năng lượng nhiều hơn lúc nghỉ ngơi. Hoạt động thể lực như tập thể dục 30 phút
đều đặn mỗi ngày giúp làm giảm huyết áp tâm thu 4-9 mmHg, phịng ngừa một số
bệnh mạn tính và cải thiện chất lượng sống rõ rệt.
Người ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại, cũng được xem là một
nguy cơ của THA. Cần thực hiện chế độ tập luyện đều đặn ít nhất 30 – 45 phút mỗi


10

ngày vào các ngày trong tuần, sẽ mang lại lợi ích rõ rệt cho sức khỏe, làm giảm
nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và THA nói riêng [62].
Tiền sử gia đình có người bị THA
Theo thống của nhiều nhà khoa học qua kết quả nghiên cứu ghi nhận, THA
có thể có yếu tố di truyền [40], [27], [62]. Trong một gia đình, nếu có ơng, bà, cha,
mẹ bị THA thì con cái có nguy cơ mắc THA nhiều hơn. Do đó, những người có tiền
sử gia đình có người thân bị THA thì cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ
THA, như vậy mới có thể phòng tránh được THA.
1.2.3. Biểu hiện của THA
Hầu hết người bệnh tăng huyết áp thường khơng có triệu chứng và khơng

H
P

được phát hiện trong nhiều năm. Đau đầu có thể xảy ra khi huyết áp tâm thu trên
200mmHg hoặc huyết áp tăng rất nhanh như trong tăng huyết áp ác tính. Những hậu
quả của tăng huyết mãn tính biểu hiện chủ yếu thông qua các tổn thương của hệ tim
mạch, mạch máu não và bệnh động mạch vành.


Các triệu chứng rất mơ hồ, thơng thường bệnh nhân có cảm giác nhức đầu,

U

nhức vùng chẩm, nhiều nhất vào buổi sáng, chóng mặt, đỏ mặt, mỏi gáy. Nặng hơn
nữa, bệnh nhân có thể có triệu chứng của tổn thương cơ quan đích gồm mắt mờ;
chảy máu cam, tiểu máu, đau ngực do thiếu máu cơ tim, các triệu chứng của thiếu

H

máu não, ngưng thở và đau do bóc tách động mạch chủ, phình động mạch.
1.2.4. Biến chứng của THA

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng về điều trị tăng
huyết áp cho biết giảm huyết áp từ 10 – 15mmHg sẽ làm giảm 1/3 tai biến mạch
vành và tử vong tim mạch qua 5 năm theo dõi. Tăng huyết áp thường kết hợp với
bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, suy tim và tử vong sớm. Ngoài ra, tăng huyết
áp cũng kết hợp với suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ, sa
sút trí tuệ, rung nhĩ. Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây
tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần lẫn vật chất của gia đình người bệnh và
xã hội.[64]
Một số biến chứng chính của tăng huyết áp gồm [65]
- Các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, Nhồi máu cơ tim, suy tim


11

- Các biến chứng tại não: Xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do tăng huyết
áp Các biến chứng về thận: Đái ra protein, phù, suy thận
- Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.

- Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các
bệnh động mạch ngoại vi. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh tim mạch,
69% bệnh nhân nhồi máu cơ tim có tăng huyết áp, 77% bệnh nhân bị đột quỵ có
tăng huyết áp, 74% bệnh nhân bị suy tim mãn tính có tăng huyết áp và trong 60%
bệnh nhân động mạch ngoại biên có tăng huyết áp [70].
Theo một điều tra của Viện Tim mạch tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam năm
2003 cho thấy tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng

H
P

đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại
Viện Tim mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến
mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên
nhân là tăng huyết áp [26].

Gần đây người ta nhận thấy tăng huyết áp tâm thu đơn thuần làm tăng nguy

U

cơ nhiều hơn cho bệnh nhân, đặc biệt là đột quỵ. Hơn nữa, áp lực mạch máu tăng
là yếu tố dự báo có giá trị nguy cơ động mạch vành. Những nguyên nhân có thể của
nguy cơ bị tăng huyết áp tâm thu đơn thuần bao gồm gia tăng lực tải, một phần do

H

phải duy trì một áp lực mạch rộng. Các động mạch bị xơ cứng hơn tạo ra một sóng
dội, là sóng làm tăng tải tâm thu của tim.

1.3. Các biện pháp phịng tăng huyết áp[48].

Áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống với mọi bệnh nhân và với
cả người chưa bị THA để ngăn ngừa THA với người chưa bị THA, ngăn ngừa tiến
triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng và giảm được các biến chứng
đối với người đã bị THA:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn: dưới 6 gam muối hay một thìa cà phê muối mỗi ngày.
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có chứa nhiều cholesterol và axit béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu thừa cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ khối


12

cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 24,9.
- Cố gắng duy trì vịng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2
cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc
chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330 ml bia hoặc
120 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào…
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc
vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi

H
P

hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột.


1.4. Tình hình THA trên thế giới và Việt Nam

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước
công nghiệp và ngay cả nước ta. THA đang trở thành vấn đề sức khỏe trên toàn cầu

U

do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ. THA ước lượng là
nguyên nhân gây tử vong 9,4 triệu người và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật chung
toàn cầu ( 64 triệu người sống trong tàn phế) [71].

H

1.4.1. Tình hình THA thế giới

Năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới cơng bố tỷ lệ THA chung trên tồn thế
giới là 22%, có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ ở người da
đen cao hơn các sắc tộc khác [21]. tỉ lệ THA ở người trên 25 tuổi là 40% [85].
THA ảnh hưởng sức khỏe của hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới [77], là yếu tố nguy
cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch
máu não và bệnh thận mạn tính [69].
Tỉ lệ THA được nghiên cứu nhiều ở các nước với các vùng địa lý khác nhau
và dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Theo WHO, châu Phi là nơi có tỉ lệ THA
cao nhất chiếm 46% trong đó tỉ lệ nam và nữ bằng nhau, tỉ lệ THA thấp nhất ở khu
vực châu Mỹ chiếm 35% trong đó nam 39% và nữ 32% [73],[85]. Tại Hoa Kì THA
ở người từ 18 tuổi trở lên tăng dần theo năm: giai đoạn 2007 – 2008 là 28,6%, giai


13


đoạn 2009 – 2010 là 29,7% [85].
THA thường không rõ nguyên nhân. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới
đã chứng minh một số yếu tố nguy cơ quan trọng có thể làm tăng huyết áp như:
chủng tộc, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thói quen trong ăn uống, sinh hoạt; tiểu
đường, rối loạn mỡ máu, tiền sử gia đình có người THA, thừa cân béo
phí…[77],[74].
Năm 2006, tại Mexico (thuộc khu vực Bắc Mỹ). Để mô tả sự phổ biến của
THA ở người trưởng thành ở Mexico, tiến hành trên 33.366 đối tượng (55,6% nữ)
người Mỹ gốc Mexico (> 20 tuổi). Kết quả là 43,2% người tham gia có THA. Trong
đó, tỷ lệ THA ở nam là 47,3%, tỷ lệ THA ở nữ là 40,3%. Đồng thời, THA cũng tăng

H
P

theo tuổi, cao nhất là nhóm >60 tuổi là 72,8%. Đây là một trong các bệnh mãn tính
phổ biến nhất ở Mexico [84].

Theo một điều tra tại Hoa Kỳ cho thấy đã có 56.561 người Mỹ bị tử vong vì
THA trong năm 2006 [79]. Theo thống kê của Hội tim mạch Hoa Kì, khoảng 2/3 tất
cả các ca đột quỵ và khoảng 1/2 số ca bệnh mạch vành có liên quan đến THA. Còn

U

theo thống kê của WHO, đối với người bị THA, nguy cơ đột quỵ tăng gấp bốn lần;
nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp hai lần so với người không bị THA [81].
Tỉ lệ THA khác nhau ở các chủng tộc, tại Hoa kỳ tỉ lệ THA ở người da đen

H

cao hơn so với người da trắng, sự khác biệt về tỉ lệ THA ở các chủng tộc có thể do

sự khác biệt về di truyền, văn hóa, thói quen ăn uống, sinh hoạt, điều kiện sống và
các hành vi liên quan khác…[82]. Một nghiên cứu khác tỉ lệ THA người da đen
39,6% cao hơn người da đỏ 32%, tỉ lệ ở nam giới 30,3% cao hơn nữ giới là 26,2%
[85].

Tỉ lệ mắc THA ở một số quốc gia phát triển cũng rất cao. Tại Hoa Kỳ năm
2007 ước tính có khoảng 68 triệu người trưởng thành mắc THA [43]. Trong năm
2010 Hoa Kỳ mất khoảng 93,5 tỉ đơ cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc men và
chi phí cho người bệnh phải nghỉ việc do THA [72].
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại cộng đồng ở đô thị Addis
Ababa của Tesfaye F năm 2009 cho thấy tỉ lệ THA ở nam giới là 35,2%, ở nữ giới là
28,9%. Tuy nhiên trong số đó chỉ có 35,2% nhận thức được tình trạng THA của họ


×