Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực trạng trẻ khuyết tật và nhu cầu thông tin về chăm sóc và phục hồi chức năng của người chăm sóc trẻ khuyết tật tại huyện quảng xương tỉnh thanh hóa năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 129 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

H
P

THỰC TRẠNG TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ NHU CẦU THƠNG
TIN VỀ CHĂM SĨC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA
NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN

U

QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2020

H

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hồ Thị Hiền
Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng

Năm 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ NHU CẦU THƠNG
TIN VỀ CHĂM SĨC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA



H
P

NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN
QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA NĂM 2020

U

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hồ Thị Hiền

Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng

H

Cấp quản lý: Trường Đại học y tế công cộng
Mã số đề tài (nếu có):
Thời gian thực hiện: từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021
Nguồn kinh phí: Dự án chăm sóc sức khỏe PHCN đối với nạn nhân
chất độc hóa học Dioxin giai đoạn 2018 – 2021

Năm 2021


Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
Tên đề tài: Thực trạng trẻ khuyết tật và nhu cầu thơng tin về chăm sóc và phục
hồi chức năng của người chăm sóc trẻ khuyết tật tại huyện Quảng Xương tỉnh
Thanh Hóa năm 2020
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hồ Thị Hiền
-


Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng

-

Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng

-

Thư ký đề tài: ThS. BSNT. Nguyễn Thị Hương

-

Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):

-

Danh sách những người thực hiện chính:
- PGS. TS. Hồ Thị Hiền

H
P

- ThS. BSNT. Nguyễn Thị Hương
- BS. Nguyễn Thị Hiền Lương
- BSNT. Bùi Linh Chi
- CN Nguyễn Mai Anh
- TS. Trần Ngọc Nghị

U


- PGS. TS. Hoàng Văn Minh
- SV Nguyễn Mộc Miên
-

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021

H


DANH MỤC VIẾT TẮT
ADA

Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990
(Americans with Disabilities Act of 1990)

ICF

Phân loại quốc tế về sức khỏe, chức năng và khuyết tật
(International Classification of Functioning, Disability and
Health)

NCS

Người chăm sóc

NKT

Người khuyết tật


PVS

Phỏng vấn sâu

PHCN

Phục hồi chức năng

TKT

Trẻ khuyết tật

TLNTT

Thảo luận nhóm trọng tâm

H

U

H
P


MỤC LỤC
PHẦN A: BÁO CÁO TĨM TẮT NGHIÊN CỨU..................................................1
Tóm tắt nghiên cứu .....................................................................................................1
PHẦN B: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI .........................6
1.


Kết quả nổi bật của đề tài .................................................................................6

2.

Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội ............................................................ 8

3.

Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê

duyệt. ..........................................................................................................................9
4.

Các ý kiến đề xuất khác: khơng có ...................................................................9

H
P

PHẦN C: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI CẤP CƠ SỞ .......................................................................................................9
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................9
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................12
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................13
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ...................................................13

U

2. Tổng quan về nguyên nhân, dạng khuyết tật và tỷ lệ khuyết tật, mức độ và
phân loại của TKT....................................................................................................15


H

3. Một số nghiên cứu về thực trạng khuyết tật và nhu cầu thơng tin của người
chăm sóc ...................................................................................................................19
1.6. Khung lý thuyết .................................................................................................27
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................28
1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 28
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................29
3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 29
4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................29
5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................30
6. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................30
7. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ......................................................31
8. Biến số và các nội dung nghiên cứu ...................................................................31
9. Sai số và khống chế sai số ....................................................................................32


10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .....................................................................32
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 34
3.1 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu...................................................................34
3.2. Thực trạng trẻ khuyết tật ..................................................................................37
3.3 Thực trạng tiếp cận thơng tin về chăm sóc và phục hồi chức năng cho TKT
của NCS ....................................................................................................................39
3.4. Nhu cầu thông tin của người chăm sóc chính về chăm sóc và phục hồi chức
năng cho TKT ...........................................................................................................44
BÀN LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................................58
4.2. Thực trạng trẻ khuyết tật ..................................................................................59

H

P

4.3. Thực trạng về tiếp cận thơng tin về chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ
khuyết tật của người chăm sóc chính .....................................................................60
4.4. Nhu cầu thơng tin của người chăm sóc về chăm sóc và phục hồi chức năng
cho trẻ khuyết tật của người chăm sóc....................................................................61
KẾT LUẬN ...............................................................................................................66

U

5.1. Thực trạng TKT ................................................................................................ 66
5.2 Thực trạng tiếp cận thông tin của người chăm sóc về chăm sóc và phục hồi
chức năng cho TKT ..................................................................................................66

H

5.3. Nhu cầu thơng tin của người chăm sóc về chăm sóc và phục hồi chức năng
cho TKT ....................................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................70
PHỤ LỤC ..................................................................................................................75
Phụ lục 1: Bảng biến số nghiên cứu .......................................................................75
Phụ lục 2: Trang thông tin nghiên cứu ..................................................................80
Phụ lục 3: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu .......................................................83
Phụ lục 4: Bảng hỏi Người chăm sóc trẻ khuyết tật ..............................................84
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ..................................115


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1. 1 TỶ LỆ KHUYẾT TẬT CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI [13] ............................ 16

BẢNG 2. 1 DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .......ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED.
BẢNG 3. 1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................ 34
BẢNG 3. 2 MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC ĐỐI VỚI TKT ........................ 36
BẢNG 3. 3 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA TKT .............................................. 37
BẢNG 3. 4 PHÂN BỐ THEO DẠNG KHUYẾT TẬT.................................................. 38
BẢNG 3. 5 NGUYÊN NHÂN MẮC KHUYẾT TẬT .................................................... 38

H
P

BẢNG 3. 6 MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CỦA TRẺ TẠI THỜI ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........ 38
BẢNG 3. 7 HÌNH THỨC TIẾP CẬN THƠNG TIN VỀ CHĂM SĨC VÀ PHỤC HỒI CHỨC
NĂNG CHO TKT CỦA NCS ................................................................................... 39
BẢNG 3. 8 TẦN SUẤT TIẾP CẬN THƠNG TIN VỀ CHĂM SĨC VÀ PHỤC HỒI CHỨC

U

NĂNG CHO TKT CỦA NCS ................................................................................... 42
BẢNG 3. 9 TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CHĂM SÓC VÀ PHCN
CHO TKT CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC ...................................................................... 42

H

BẢNG 3. 10 TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI CHĂM SĨC CHÍNH VỀ CHĂM
SĨC VÀ PHCN CHO TKT ...................................................................................... 43
BẢNG 3. 11 NHU CẦU THÔNG TIN CỦA NGƯỜI CHĂM SĨC CHÍNH VỀ CHĂM SĨC VÀ
PHCN ................................................................................................................... 45
BẢNG 3. 12 NHU CẦU VỀ NỘI DUNG THƠNG TIN VỀ CHĂM SĨC VÀ PHỤC HỒI CHỨC

NĂNG CHO TKT CỦA NCS CHÍNH........................................................................ 51
BẢNG 3. 13 NHU CẦU VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 56
BẢNG 3. 14 MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VỀ NỘI DUNG THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP ..... 57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thời gian mắc khuyết tật của trẻ…………………………………37
Biểu đồ 3.2. Nhu cầu về hình thức cung cấp thơng tin về chăm sóc và PHCN
cho TKT của NCS……………………………………………………………….45

H
P

H

U


Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu
TIẾNG VIỆT

THỰC TRẠNG TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ NHU CẦU THƠNG TIN VỀ
CHĂM SĨC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC
TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA
NĂM 2020
PGS. TS Hồ Thị Hiền (Khoa YHLS, Trường ĐHYTCC)
ThS. BSNT Nguyễn Thị Hương (Khoa YHLS, Trường ĐHYTCC)
BS. Nguyễn Thị Hiền Lương (Khoa YHLS, Trường ĐHYTCC)


H
P

BSNT. Bùi Linh Chi (Khoa YHLS, Trường ĐHYTCC)

TS. Trần Ngọc Nghị (Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế)
CN. Nguyễn Mai Anh (Khoa YHLS, Trường ĐHYTCC)

GS. TS Hồng Văn Minh (Trường Đại học Y tế cơng cộng)

U

Tóm tắt nghiên cứu

Đặt vấn đề: Theo thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện,
Quảng Xương, Thanh Hóa theo ước tính có trên 246.000 trẻ em từ 0 đến 16 tuổi, trong

H

đó có 228 TKT các loại cần được chăm sóc và phục hồi chức năng (PHCN), tuy nhiên
chưa có nghiên cứu về thực trạng trẻ khuyết tật. Hiện nay, chăm sóc và PHCN tại nhà
cho TKT do NCS thực hiện. Mặc dù vậy, NCS thiếu các kiến thức, kỹ năng về chăm
sóc và PHCN cho TKT và vì vậy cần nhiều thơng tin nhằm cung cấp cho họ các kiến
thức và kĩ năng.

Mục tiêu: 1/ Mô tả thực trạng trẻ khuyết tật đang được quản lý tại huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2020; 2/ Mơ tả nhu cầu tiếp cận thơng tin của người
chăm sóc về chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, định lượng kết hợp với định tính,
thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021 tại huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hoá. Số liệu định lượng được thu thập trên 228 TKT dưới 16 tuổi và người
1


chăm sóc (NCS) TKT đang sinh sống tại huyện. Số liệu được phân tích bằng phần
mềm SPSS 20.0. Số liệu định tính được phân tích theo chủ đề khơng sử dụng phần
mềm. Nghiên cứu được thông qua hội đồng đạo đức theo số 421/2020/YTCC-HD3 tại
trường Đại học Y tế Công cộng.
Kết quả: Người chăm sóc TKT 100% là người nhà, nữ nhiều hơn nam (61,8% và
38,2%). Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 42,4±12, chủ yếu thu nhập thấp,
sinh sống ở nông thôn. NCS chủ yếu là bố mẹ, chiếm tỷ lệ cao nhất 84,2%. TKT phân
bố đều ở các nhóm tuổi trong đó cao nhất là từ 11 – 15 tuổi chiếm 39,9%, tỉ lệ TKT
nam và nữ ngang nhau. Thực trạng TKT: Đa số thời gian mắc khuyết tật của trẻ là trên
5 năm chiếm 71,1%. Các TKT cùng mắc nhiều dạng khuyết tật trong đó khó khăn về

H
P

vận động chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 50,0%, tiếp theo khó khăn về học chiếm 17,1%,
khó khăn về nghe, nói chiếm 14,0%. Hầu hết nguyên nhân mắc khuyết tật ở trẻ là do
bẩm sinh, chiếm 91,2%. Đa số TKT có mức độ khuyết tật tại thời điểm nghiên cứu là
nặng và đặc biệt nặng trong đó có 167/228 TKT có mức độ khuyết tật nặng, chiếm
73,2%.

U

Đối tượng nghiên cứu là NCS tiếp cận thông tin thông qua các hình thức phổ biến là
từ nhân viên y tế chiếm tỉ lệ cao nhất (89%) có tỷ lệ đánh giá cung cấp thông tin đầy

đủ cao nhất (33,3%), tiếp theo tư vấn từ người thân, bạn bè (43,4), Ti vi (43,0%),

H

phương tiện phát thanh loa đài (30,3%). Tỷ lệ đối tượng đánh giá họ có hiểu biết mức
độ trung bình các lĩnh vực của chăm sóc và PHCN cho TKT chiếm tỷ lệ cao nhất. Có
100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu thơng tin. Trong số này, tỷ lệ đối tượng NCS
báo cáo có nhu cầu cung cấp thông tin về cách tập PHCN tại nhà, cách chăm sóc, dinh
dưỡng với tỉ lệ tương ứng là 61,4%; 61% và 56,6%. Các hình thức cung cấp thơng tin
mong muốn tư vấn từ nhân viên y tế (92,5%), ti vi (49,1%) và phương tiện phát thanh
(44,7%). Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của xây dựng hệ thống thông tin trực
tuyến cho NCS TKT trong giai đoạn tới.
Kết luận và khuyến nghị
Nhu cầu hỗ trợ thơng tin về chăm sóc và PHCN của NCS là người nhà TKT là
cao. Tăng cường truyền thơng về chăm sóc và PHCN cho NCS TKT qua cán bộ y tế
địa phương, loa phát thanh, ti vi, nội dung và hình ảnh tiếp cận phải dễ hiểu, dễ thực
2


hành, nên mở các lớp tập huấn trực tiếp cho NCS về chăm sóc và PHCN cho TKT về
nội dung cách chăm sóc, cần phải có hình ảnh minh họa cụ thể hoặc hành động về
chăm sóc để NCS có thể thực hiện cho TKT. Bên cạnh đó cần đào tạo nhân viên y tế
địa phương thông qua tập huấn về cách chăm sóc, PHCN, hỗ trợ tâm lý, và hỗ trợ
thêm chính sách cho TKT. Tăng cường các chương trình PHCN dựa vào cộng đồng,
tăng cường các hoạt động can thiệp về Chăm sóc và PHCN tại tuyến cơ sở.
TIẾNG ANH

CURRENT SITUATION OF CHILDREN WITH DISABILITIES
AND INFORMATION NEEDS OF THEIR CAREGIVERS ON
CARE AND REHABILITATION IN QUANG XUONG


H
P

DISTRICT, THANH HOA PROVINCE, 2020
Assoc. Prof. Hien Thi Ho (Hanoi University of Public Health)

MA. Huong Thi Nguyen, MD. (Hanoi University of Public Health)
Luong Thi Hien Nguyen, MD. (Hanoi University of Public Health)

U

Chi Linh Bui, MD. (Hanoi University of Public Health)

BA. Anh Mai Nguyen (Hanoi University of Public Health)
PhD. Nghi Ngoc Tran (Ministry of Health)

H

Prof. Minh Van Hoang (Hanoi University of Public Health)

Executive summary

Background: According to the statistics of the Division of Labor, Invalids and Social
Affairs of the district, Quang Xuong, Thanh Hoa, it is estimated that there are over
246,000 children from 0 to 16 years old, about more than 246 children with
disabilities of all kinds need care and rehabilitation yet no research on the current
situation on children with disabilities has been conducted. At present, home care and
rehabilitation for children with disabilities is carried out by the main caregiver.
However, caregivers lack the knowledge and skills on care and rehabilitation for


3


children with disabilities and therefore need more information to provide them with
knowledge and skills to provide proper care for those children.
Objectives: 1/ Describe the current situation of children with disabilities being
managed in Quang Xuong district, Thanh Hoa province in 2020; 2/ Describe the needs
of caregivers to access information about care and rehabilitation for children with
disabilities in Quang Xuong district, Thanh Hoa province.
Methods: the study employed cross-sectional design, mixed method was used using
quantiative and qualitative data. The study was conducted from October 2020 to June
2021, data was collected in Quang Xuong district, Thanh Hoa province. Quantitative
data were collected on 228 children with disabilities under 16 years old and their

H
P

caregivers living in the district. Data were analyzed using SPSS 20.0 software.
Qualitative data are analyzed thematically without using software. The study was
approved by the ethics committee, decision No. 421/2020/YTCC-HD3 of Hanoi
University of Public Health.

U

Results: Carers for children with disabilities are 100% family members, more women
than men (61.8% and 38.2%). The average age of the study participants was 42.4±12,
the majority of them having low income, living in rural areas. Students are mainly

H


parents, accounting for the highest rate of 84.2%. Children with disabilities are evenly
distributed in all age groups, but the highest is from 11 to 15 years old, accounting for
39.9%, the proportion of male and female children with disabilities is almost equal.
The current situation of children with disabilities was reported. Most of children have
disabilities over 5 years, accounting for 71.1%. Children with disabilities have
different types of disabilities, in which difficulties in movement account for the
highest proportion, 50.0%, followed by difficulties in learning at 17.1%, difficulties in
hearing and speaking accounting for 14.0%. Most of the causes of disability in
children are congenital, accounting for 91.2%. Most of the children with disabilities
had severe or very severe disability at the time of the study, of which 167/228 children
with disabilities had severe disability, accounting for 73.2%.

4


Research participants are researchers who access information through popular forms,
which are from health workers, accounting for the highest percentage (89%) with the
highest rate of providing complete information (33.3%), followed by advice from
relatives and friends (43.4), TV (43.0%), radio and radio equipment (30.3%). The
percentage of subjects who assessed that they had an average understanding of care
and rehabilitation for children with disabilities accounted for the highest percentage.
There are 100% of research participants reported their information needs. Among
these, the percentage of study participants reported the need to provide information on
how to practice rehabilitation at home, care, and nutrition, accounting for 61.4%; 61%
and 56.6% respectively. Forms of providing information are expected from medical
staff (92.5%), television (49.1%) and radio media (44.7%). The study shows the

H
P


importance of building an online information system for people/children with
disabilities in the coming period.
Conclusion and recommendations

The need to support information on care and rehabilitation of NCS who is a family

U

member with disabilities is very high. Strengthen communication on care and
rehabilitation for young patients with disabilities through local health workers,
loudspeakers, televisions, accessible content and images must be easy to understand,

H

easy to practice. a direct training course for researchers on care and rehabilitation for
children with disabilities about the content of care, need to have specific illustrations
or actions about care so that caregivers can perform for children with disabilities. In
addition, it is necessary to train local health workers through training on care,
rehabilitation, psychological support, and additional policy support for children with
disabilities and caregivers. Strengthening community-based rehabilitation programs,
rehabilitation and care interventions at the grassroots level are urgently needed.
Digital interventions for caregivers in order to provide services for caregivers
remotely should be developed.

5


Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1. Kết quả nổi bật của đề tài

(a) Đóng góp mới của đề tài
Đề tài này đã cung cấp thông tin về thực trạng TKT, nhu cầu và thực trạng tiếp cận và
PHCN của NCS TKT. Đây là một trong số rất ít đề tài thực hiện về NCS cho TKT
trên thế giới và Việt Nam.
Đề tài chỉ ra đặc điểm nhân khẩu học của TKT, thực trạng TKT đang được quản lý,
đặc điểm của NCS TKT và thực trạng tiếp cận thông tin và nhu cầu thông tin của NCS
TKT về chăm sóc và PHCN cho TKT.
(b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể)

H
P

Sản phẩm cụ thể: Một bản thảo bài báo đã được hoàn thiện để nộp tạp chí. Tên bài báo
“Nghiên cứu thực trạng trẻ khuyết tật tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm
2020”.

Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được hai mục tiêu: 1/ Mô tả thực trạng trẻ khuyết tật
đang được quản lý tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2020; 2/ Mô tả nhu

U

cầu tiếp cận thông tin của người chăm sóc về chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ
khuyết tật tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu

H

Người chăm sóc TKT 100% là người nhà, nữ nhiều hơn nam (61,8% và 38,2%). Tuổi
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 42,4±12, chủ yếu NCS thuộc nhóm thu nhập
thấp, sinh sống nông thôn. NCS chủ yếu là bố mẹ, chiếm tỷ lệ cao nhất 84,2%. TKT

phân bố đều ở các nhóm tuổi trong đó cao nhất là từ 11 – 15 tuổi chiếm 39,9%, tỉ lệ
TKT nam và nữ gần ngang nhau.

Thực trạng TKT đang được quản lý
Đa số thời gian mắc khuyết tật của trẻ là trên 5 năm chiếm 71,1%. Các TKT cùng mắc
nhiều dạng khuyết tật trong đó khó khăn về vận động chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm
50,0%, tiếp theo khó khăn về học chiếm 17,1%, khó khăn về nghe, nói chiếm 14,0%.
Hầu hết nguyên nhân mắc khuyết tật ở trẻ là do bẩm sinh, chiếm 91,2%. Đa số TKT

6


có mức độ khuyết tật tại thời điểm nghiên cứu là nặng và đặc biệt nặng trong đó có
167/228 TKT có mức độ khuyết tật nặng, chiếm 73,2%.
Thực trạng tiếp cận thơng tin của NCS về chăm sóc và PHCN cho TKT
Đối tượng nghiên cứu là NCS tiếp cận thông tin thơng qua các hình thức phổ biến là
từ nhân viên y tế chiếm tỉ lệ cao nhất (89%) có tỷ lệ đánh giá cung cấp thông tin đầy
đủ cao nhất (33,3%), tiếp theo tư vấn từ người thân, bạn bè (43,4), Ti vi (43,0%),
phương tiện phát thanh loa đài (30,3%). Tỷ lệ đối tượng đánh giá họ có hiểu biết mức
độ trung bình các lĩnh vực của chăm sóc và PHCN cho TKT chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nhu cầu thơng tin của NCS về chăm sóc và PHCN cho TKT
Có 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu thơng tin. Trong số này, tỷ lệ đối tượng

H
P

NCS báo cáo có nhu cầu cung cấp thơng tin về cách tập PHCN tại nhà, cách chăm sóc,
dinh dưỡng với tỉ lệ tương ứng là 61,4%; 61% và 56,6%. Các hình thức cung cấp
thông tin mong muốn tư vấn từ nhân viên y tế (92,5%), ti vi (49,1%) và phương tiện
phát thanh (44,7%). Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của xây dựng hệ thống thông

tin trực tuyến cho NCS TKT trong giai đoạn tới.

U

Kết quả nghiên cứu định tính cũng đồng nhất với kết quả định lượng. Nhu cầu thông
tin của người chăm sóc TKT thường xuất phát từ vai trị và gánh nặng chăm sóc của
họ. Nhu cầu thơng tin về sàng lọc, phát hiện sớm TKT, nhu cầu thông tin liên quan

H

đến chăm sóc, PHCN cho TKT với các loại khuyết tật thường gặp như khó khăn về
học, nghe nói, vận động cần được ưu tiên.

Nghiên cứu định tính chỉ ra việc ưu tiên cung cấp thông tin cho người chăm sóc TKT
trong các chương trình hỗ trợ tài chính, xã hội và y tế. Đặc biệt là ác thơng tin cập
nhật về các chính sách như hỗ trợ hàng tháng cho người chăm sóc, chính sách hỗ trợ
cho trẻ khuyết tật được đến trường, thông tin về các trường chăm sóc cho trẻ khuyết
tật tại địa bàn nếu có. Một điểm đáng lưu ý là, nhu cầu thơng tin trực tuyến như xây
dựng từ trang web hay mobile app cho NCS trẻ khuyết tật khá rõ nét.
Từ kết quả nghiên cứu giúp cho việc xây dựng hệ thống thơng tin phù hợp và đưa ra
những chính sách phù hợp cho đối tượng NCS TKT. Nghiên cứu cho thấy cần có
7


chương trình tập huấn cho cán bộ y tế, tăng cường can thiệp mang tính hệ thống cho
NCS để họ có thể chăm sóc và quan tâm đến sức khoẻ của họ, đồng thời xây dựng hệ
thống PHCN với các dụng cụ trợ giups cần được chú trọng trong thời gian tới.
(c) Hiệu quả về đào tạo
Đề tài là cơ hội cho sinh viên, giảng viên nhằm tăng cường kỹ năng nghiên cứu, kỹ
năng tiếp cận thực địa và thu thập số liệu định lượng và định tính đối với NCS TKT

tuổi trung bình là 42,4 tuổi tại địa bàn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa.
Các giảng viên trường đại học Y tế công cộng và một số sinh viên đã tích cực tham
gia vào thu thập số liệu. Đây là cơ hội tốt dành cho sinh viên và giảng viên trẻ học hỏi
về tổ chức, thực hiện nghiên cứu.

H
P

(d) Hiệu quả về xã hội

Đề tài cho thấy sự cần thiết của NCS, cũng như nhấn mạnh sự hiện diện của họ, vai
trò của họ đối với hệ thống y tế.

Đề tài chỉ ra thực trạng TKT đang được quản lý tại tỉnh huyện Quảng Xương tỉnh
Thanh Hóa

U

Đề tài chỉ ra các hình thức tiếp cận thơng tin cho NCS TKT và nội dung thơng tin mà
NCS cần, các hình thức hỗ trợ phù hợp nhằm hỗ trợ cho TKT cả về chăm sóc, điều trị,
PHCN.

H

Đề tài cho thấy hiệu quả và lợi ích của cung cấp kiến thức kỹ năng chăm sóc và
PHCN cho TKT của NCS qua một số hình ảnh chủ đạo trong thời gian tới.
(e)

Các hiệu quả khác: Khơng có


2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội
Đề tài cung cấp thông tin về đặc điểm NCS TKT, thực trạng TKT, thực trạng tiếp cận
thông tin và nhu cầu thông tin của NCS về chăm sóc và PHCN để làm cơ sở đưa ra
các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho NCS và các chính sách cho TKT. Đồng thời nghiên
cứu này chỉ ra được tầm quan trọng của NCS TKT tại cộng đồng, từ đó tìm ra giải
pháp hỗ trợ họ phối hợp cùng với các cán bộ y tế và các tổ chức hỗ trợ xã hội để chăm
sóc TKT tốt nhất. Nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho việc nhanh chóng xây dựng hệ
thống thông tin trực tuyến, tăng cường năng lực (kiến thức và thức hành) chăm sóc
8


chăm sóc (tâm lý, y tế, xã hội…) và PHCN cho TKT và NCS trong thời gian tới. NC
cũng đưa ra khuyến nghị về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện của các can thiệp
này. Kết quả của nghiên cứu là nguồn thông tin quan trọng để Bộ y tế và các ban
ngành ở địa phương lập kế hoạch dựa trên bằng chứng cho hoạt động sàng lọc sớm,
chẩn đốn sớm và quản lý, chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho TKT tại cộng
đồng cũng như hỗ trợ thơng tin cho người chăm sóc trẻ khuyết tật về chăm sóc, hỗ trợ
tâm lý, PHCN và hồ nhập xã hội.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê
duyệt.
(a) Tiến độ: đảm bảo

H
P

(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: đảm bảo

(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: đảm bảo
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí (phù hợp)
4. Các ý kiến đề xuất khác: khơng có


U

Phần C: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
ĐẶT VẤN ĐỀ

H

Trẻ khuyết tật (TKT) là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn
chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động. Nguyên
nhân của khuyết tật là do trong thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bệnh di truyền
gây dị tật bẩm sinh, mẹ đẻ khó, trẻ bị ngạt phải can thiệp dụng cụ, trẻ được ni dưỡng và
chăm sóc kém như suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, loét giác mạc, thiếu iốt, tai nạn, hay
bệnh tật để lại di chứng như viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại liệt, lao, viêm tai [4]. Theo Tổ
chức Y tế thế giới có 7 dạng khuyết tật: Vận động, nghe nói, nhìn, học, hành vi xa lạ, mất
cảm giác, động kinh. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê và UNICEF năm 2016- 2017
cũng cho thấy loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật liên quan đến tâm lý xã
hội. Điều này liên quan đến các vấn đề phát triển của trẻ em ở các giai đoạn khác nhau và
những khuyết tật này có thể là rào cản lớn ngăn cản sự tham gia xã hội của TKT. Kết quả
Điều tra Quốc gia về NKT tại Việt Nam năm 2016-2017 do Tổng cục Thống kê và UNICEF
9


công bố hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên tương đương khoảng hơn 6,2 triệu người là NKT. Điều
tra cũng chỉ ra rằng cơ hội được đi học của TKT thấp hơn nhiều so với trẻ không khuyết tật
[13].
Thanh Hóa, một tỉnh trọng điểm của Dự án chăm sóc sức khỏe và PHCN cho nạn nhân chất
độc hóa học Dioxin, hiện có khoảng 240.000 NKT. Trong đó, đáng chú ý là huyện Quảng
Xương, năm 2020 theo ước tính có trên 246.000 trẻ em từ 0 đến 16 tuổi, trong đó có 228
TKT các loại cần được chăm sóc và phục hồi chức năng (PHCN) tại tổng số 25 xã của

huyện theo thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện Quảng Xương
nhưng chưa có nghiên cứu về thực trạng TKT. Trong số 228 TKT cần chăm sóc thì TKT
nặng và rất nặng chiếm tỉ lệ cao, hơn nữa huyện Quảng Xương là địa bàn huyện sau này
cũng muốn can thiệp. Chăm sóc và PHCN tại nhà rất quan trọng. Hiện nay, việc chăm sóc

H
P

và PHCN tại nhà chủ yếu do NCS thực hiện. Tuy nhiên NCS thiếu các kiến thức, kỹ năng về
chăm sóc và PHCN cho TKT và vì vậy cần nhiều thơng tin nhằm cung cấp cho họ các kiến
thức và kĩ năng này. Cho đến nay có rất ít nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cung cấp
thông tin về thực trạng TKT và nhu cầu thơng tin về chăm sóc và phục hồi chức năng
(PHCN) của NCS TKT. Vì vậy câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

U

1. TKT dưới 16 tuổi có các đặc điểm gì?

2. Thực trạng TKT dưới 16 tuổi đang được quản lý tại huyện Quảng Xương,

H

Thanh Hóa là gì?

3. NCS chính TKT là ai?

4. Thực trạng tiếp cận thơng tin của NCS về chăm sóc và PHCN cho TKT dưới
16 tuổi là gì? (Tiếp cận những nội dung gì? Cách tiếp cận như thế nào? Hình
thức tiếp cận nào là nhiều nhất, phù hợp nhất?).
5. Nhu cầu thơng tin của NCS về chăm sóc và PHCN cho TKT là gì? (Nhu cầu

thơng tin thơng qua các kênh khác nhau, nội dung thông tin cần cung cấp và
mức độ cần thiết của thơng tin đó, hình thức trình bày nội dung thơng tin?).
6. Giải pháp nào phù hợp nhằm tăng cường thông tin cho NCS TKT?
Từ những lý do trên, nghiên cứu “Thực trạng trẻ khuyết tật và nhu cầu thông tin về
10


chăm sóc và phục hồi chức năng của người chăm sóc trẻ khuyết tật TKT tại Quảng Xương,
Thanh Hóa năm 2020” nhằm tìm hiểu thực trạng TKT đang được quản lý cũng như nhu cầu
thơng tin của NCS chính về chăm sóc và PHCN để tìm ra giải pháp can thiệp hiệu quả đáp
ứng nhu cầu thông tin của họ.

H
P

U

H

11


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng khuyết tật của trẻ khuyết tật đang được quản lý tại huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2020.
2. Mơ tả nhu cầu tiếp cận thơng tin của người chăm sóc về chăm sóc và phục hồi
chức năng cho trẻ khuyết tật tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm
2020.

H

P

U

H

12


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Người khuyết tật (NKT): Theo Luật Người khuyết tật năm 2010 đã định nghĩa là
người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy
giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Theo Đạo luật về NKT của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities
Act of 1990) định nghĩa NKT là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh
hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống [3].
Trẻ khuyết tật (TKT) là trẻ bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, giác quan
hoặc chức năng tinh thần, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả

H
P

năng hoạt động khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong lao động, sinh hoạt, học tập,
vui chơi.

Khuyết tật và tàn tật: Năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ
người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan [8].
Khái niệm sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật


U

Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe của
con người: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội
chứ khơng chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh hay thương tật.”

H

Đối với người khuyết tật (NKT), do có những đặc trưng về tình trạng bệnh, tật,
nên họ khó có thể đạt được những trạng thái thoải mái như người bình thường. Bởi lẽ,
mong muốn lớn nhất của họ có lẽ là được khơi phục, hỗ trợ để họ có thể khơi phục
hoặc được thực hiện những kĩ năng để ổn định sức khỏe, có thể tự thực hiện được
những hoạt động sinh hoạt, phục vụ cho chính bản thân, gia đình và xã hội, nhằm tiến
đến hịa nhập cộng đồng. Vì thế, sức khỏe của NKT là tình trạng ổn định tồn diện về
thể chất, tâm thần, xã hội. Theo đó, việc chăm sóc sức khỏe của NKT vẫn quan tâm
hợp lý đến cả ba mặt: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và sức khỏe xã hội.
Điều này đã được chứng minh trong các công ước của Tổ chức Y tế thế giới
cũng như pháp luật các nước, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã đặt ra 5 quan điểm
cơ bản, chủ yếu chỉ đạo cơng tác chăm sóc sức khỏe con người, trong đó có NKT,
13


chẳng hạn như: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; đổi
mới và hồn thiện hệ thống y tế theo hướng cơng bằng, hiệu quả và phát triển; thực
hiện chăm sóc sức khỏe tồn diện; xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe; phát
triển nhân lực y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe.
Phục hồi chức năng (PHCN) là một thuật ngữ trong y khoa, là một trong 3 lĩnh vực
của y học gồm phòng bệnh - chữa bệnh - PHCN. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một
khái niệm đầy đủ về PHCN như sau: “PHCN bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã
hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm

chức năng và khuyết tật, đảm bảo cho NKT hội nhập xã hội, có những cơ hội bình
đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội” [6].

H
P

PHCN cho NKT là trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho NKT hoặc giúp họ
xử trí tốt hơn với tình trạng khuyết tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng. PHCN
khơng chỉ huấn luyện người khuyết tật thích nghi với mơi trường sống mà cịn tác
động vào mơi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của
NKT.

Nhu cầu thông tin: thường được hiểu là nhu cầu của cá nhân hoặc nhóm để tìm và

U

lấy thơng tin để đáp ứng nhu cầu có ý thức hoặc vơ thức [7].

Nhu cầu thơng tin về chăm sóc là nhu cầu của NCS để tìm và lấy thơng tin chăm sóc

H

để đáp ứng nhu cầu có ý thức hoặc vơ thức. Nhu cầu thơng tin về chăm sóc của NCS
TKT gồm nhu cầu thơng tin về cách chăm sóc, dinh dưỡng hàng ngày, cách cho ăn
uống, cách hỗ trợ đi vệ sinh, cách hỗ trợ các sinh hoạt hàng ngày cho TKT, cách cho
trẻ uống thuốc,...

Nhu cầu thông tin về PHCN là nhu cầu của NCS để tìm và lấy thơng tin PHCN để đáp
ứng nhu cầu có ý thức hoặc vô thức. Nhu cầu thông tin về PHCN của NCS cho TKT
bao gồm: nhu cầu thông tin về hướng dẫn cách tập PHCN tại nhà, có các lớp tập huấn

về PHCN cho NCS, tự làm dụng cụ trợ giúp, có các bài tập PHCN tại nhà, có nhân
viên PHCN đến nhà tập cho TKT.
Người chăm sóc (NCS): Là người trực tiếp chăm sóc có thể là vợ/chồng, bạn đời, con
cái trưởng thành, cha mẹ, người thân khác (anh/chị/em, cô dì, cháu, họ hàng bên
vợ/chồng, cháu nội, cháu ngoại), bạn bè, hàng xóm. Người chăm sóc chính của trẻ
14


khuyết tật: là người hàng ngày trực tiếp chăm sóc trẻ khuyết tật nhiều nhất trong gia
đình. Ví dụ: bố, mẹ, ơng, bà, anh, chị, em... Người chăm sóc TKT chủ yếu là bố mẹ
trẻ [2].
2. Tổng quan về nguyên nhân, dạng khuyết tật và tỷ lệ khuyết tật, mức độ và
phân loại của TKT
Nguyên nhân khuyết tật: chia thành hai loại [4]
Khuyết tật mắc phải khi phát triển
− Kết quả từ chu kỳ sinh (trong khi sinh)
− Bệnh

H
P

− Tổn thất, thương tích, ví dụ: bị bạo hành (bạo lực), tai nạn, chấn thương
chiến tranh
− Thơng qua qúa trình lão hóa
Khuyết tật bẩm sinh
− Do di truyền hoặc nhiễm sắc thể

U

− Tổn thất khi sinh (trong chu kỳ mang thai của người mẹ), bất thường bẩm

sinh

H

Dạng khuyết tật: Các dạng khuyết tật được phân loại như dưới đây, về cơ bản có các
dạng khuyết tật chính [4],[8]:

− Khuyết tật thân thể, tứ chi, khuyết tật vận động
− Khuyết tật liên quan đến suy giảm các giác quan: (mù, điếc, khiếm thính,
khiếm thị, khơng nhận được mùi vị)
− Khuyết tật về nói (câm, líu lưỡi), đọc (thiểu năng đọc), giao tiếp
− Khuyết tật về trí tuệ, các dạng khuyết tật về nhận thức
− Khuyết tật thần kinh, tâm thần
− Khuyết tật khác
− Đa khuyết tật
15


Tỷ lệ khuyết tật
Về tỷ lệ NKT, các con số đưa ra rất khác nhau và đa dạng, nguyên nhân là vì có khá
nhiều tổ chức đánh giá, của chính phủ cũng như phi chính phủ và quan trọng hơn là
các đánh giá về khuyết tật áp dụng các tiêu chí khác nhau. Thống kê trên thế giới có
khoảng 10% NKT tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007) [12].
Bảng 1. 1 Tỷ lệ khuyết tật của các nước trên thế giới [13]
Quốc gia

Tỉ lệ dân số khuyết tật

New Zealand


20%

Úc

20%

Zambia

13,1%

Thụy Điển

12,1%

Nicaragua

10,3%

1996

H
P

U

Mỹ
Việt Nam

Năm thống kê


19,4%

H

7,09%

2000
2006
1988
2003
2000
2016

Theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu NKT, tương đương 7,8% dân
số. Số NKT trong độ tuổi lao động hơn 60%. Theo Tổng cục Thống kê và UNICEF
công bố kết quả Điều tra Quốc gia về NKT tại Việt Nam năm 2016 có 7,09% dân số 2
tuổi trở là NKT. Bên cạnh đó, có tới 13% dân số tương đương gần 12 triệu người,
sống chung trong hộ gia đình có NKT. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng
già hóa dân số cũng như tình trạng đói nghèo, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh vẫn
chưa được giải quyết triệt để [13]. Theo Điều tra quốc gia về NKT Việt Nam, năm
2016-2017 thì tỷ lệ khuyết tật chung ở trẻ em 2-17 tuổi là 2,79%.
Mức độ khuyết tật: Có ba mức độ khuyết tật theo điều 3 Luật NKT năm 2010 [8]:
 NKT đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc
16


phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
 NKT nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
 NKT nhẹ là NKT không thuộc hai trường hợp trên.

Phân loại quốc tế về khuyết tật
Mã bệnh được phân loại theo hệ thống quốc tế ICD (International Classification of
Diseases). Bảng mã hiện sử dụng là ICD-10.
Phân loại khuyết tật theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1980 (ICDDH): Phân loại Quốc tế
về Khiếm khuyết, Giảm khả năng, Tàn tật (International Classification of Impairment,

H
P

Disability and Handicap).

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết
(impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự
mất mát hoặc khơng bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và
sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự

U

khiếm khuyết. Tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thịi của người mang
khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ
(WHO, 1999). Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, NKT trở thành

H

tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống
như thành viên khác (DPI, 1982) [26]. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp,
phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội.
Phân loại khuyết tật theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2001: Phân loại quốc tế về Sức
khỏe, Hoạt động chức năng và Giảm chức năng (International Classification of
Functioning, Disability and Health) (ICF) bao gồm:

Hoạt động chức năng: Một người với tình trạng sức khỏe nào đó, hoạt động chức
năng bao gồm những việc người đó thực hiện trong mơi trường hàng ngày hoặc có thể
thực hiện trên lâm sàng khi thăm khám.
Các thành phần của hoạt động chức năng là:
 Các cấu trúc và chức năng cơ thể
17


×