SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1
-------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHUN
BIỆT NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH THI ĐẤU
HKPĐ MƠN NHẢY XA TẠI TRƯỜNG THPT
TƯƠNG DƯƠNG 1”
(Thuộc lĩnh vực Giáo dục thể chất)
N
À
M
Tác giả: Đậu Xuân Việt - Nguyễn Hồng Tuấn
Tổ: Xã hội.
Điện thoại: 0919548566 - 0919894678
Tương Dương - Năm 2023
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHUYÊN
BIỆT NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH THI ĐẤU
HKPĐ MƠN NHẢY XA TẠI TRƯỜNG THPT
TƯƠNG DƯƠNG 1”
(Thuộc lĩnh vực Giáo dục thể chất)
N
À
M
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
4. Giới hạn đề tài. .............................................................................................. 3
5. Tổng quan về sáng kiến.................................................................................. 3
6. Tính mới và dự kiến đóng góp của đề tài....................................................... 3
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN....................................................... 4
1. Cơ sở khoa học............................................................................................ 4
1.1. Cở sở lý luận ............................................................................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 5
2. Thực trạng nghiên cứu ................................................................................... 6
Chương 2. ĐỀ XUẤT CÁC BÀI TẬP CHUYÊN BIỆT, CÁC GIẢI PHÁP
TRONG CƠNG TÁC HUẤN LUYỆN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO …………..9
2.1. Các kiến thức, phương pháp cơ bản, các bài tập chuyên biệt nâng cao kĩ
thuật, kĩ năng môn nhảy xa dùng trong dạy học và huấn luyện………………..9
2.1.1. Giới thiệu kĩ thuật môn nhảy xa ………………………………….…......9
2.1.2. Phương pháp giảng dạy, huấn luyện cơ bản kỹ thuật nhảy xa…………10
2.1.3. Một số bài tập chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích trong quá trình
huấn luyện và thi đấu tại trường THPT Tương Dương 1……………….….…14
2.2. Các giải pháp trong công tác huấn luyện, giảng dạy. .............................18
2.2.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm học sinh vùng miền ............................ 18
2.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch huấn luyện ........................................ 19
2.2.3. Giải pháp 3: Lựa chọn nhân tố và hình thành đội tuyển .........................19
2.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống các bài tập phù hợp với trình độ của học
sinh................................................................................................................... 20
2.2.5. Cách thức thực hiện giải pháp 4............................................................. 20
2.2.6. Giải pháp 6: Rèn luyện ý chí và tâm lý thi đấu...................................... 23
2.2.7. Giải pháp 7: Giao nhiệm vụ tự tập, tự rèn luyện ................................... 24
2.2.8. Giải pháp 8: Tạo điều kiện tốt nhất để các em hưng phấn hơn trong quá
trình luyện tập................................................................................................... 24
2.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất đước áp
dụng tại trường THPT Tương Dương 1. .…………………………….……….24
2.3.1. Mục đích khảo sát. ………………………………………..……………24
2.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát. ……………………...……………25
2.3.3. Đối tượng khảo sát. …………………………………………...………..26
2.3.4. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề
xuất ...…………………………………………………………………………26
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................... 28
3.1. Mục Đích:.................................................................................................. 28
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm............................................................ 28
3.2.1. Thực nghiệm tại trường THPT Tương Dương 1 nơi chúng tôi công
tác……………………………………………………………………………...28
3.2.2. Thực nghiệm tại trường THPT Tương Dương 2 (tại HKPĐ cấp huyện
năm 2019)......................................................................................................... 28
3.2.3. Điều tra kết quả môn nhảy xa sau thực nghiệm………………………..28
Phần III- KẾT LUẬN...................................................................................... 32
1. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................... 32
2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển.................................................... 32
3. Kiến nghị...................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 34
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TT
Đầy đủ
1.
TDTT
Thể dục thể thao
2.
HLV
Huấn luyện viên
3.
VĐV
Vân động viên
4.
GDTC
Giáo dục thể chất
5.
CSVC
Cơ sở vật chất
6.
THCS
Trung học cơ sở
7
THPT
Trung học phổ thông
8
HKPĐ
Hội khỏe phù đổng
9
BGDĐT
Bộ giáo dục đào tạo
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
BẢNG:
Bảng 1: Số liệu khối 12..................................................................................... 6
Bảng 2: Số liệu khối 11...................................................................................... 7
Bảng 3: Số liệu khối 10...................................................................................... 7
Bảng 4: Bảng khảo sát thành tích nhảy xa qua 3 kì HKPĐ gần đây ................. 8
Bảng 5: Tổng hợp các đối tượng khảo sát…………..………………………...26
Bảng 6: Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất. …………………....26
Bảng 7: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất. …………………….27
Bảng 8: Số lượng học sinh biết luật và u thích mơn nhảy xa khối 12 ....... 29
Bảng 9: Số lượng học sinh biết luật và u thích mơn nhảy xa khối 11 ….... 29
Bảng 10: Số lượng học sinh biết luật và yêu thích môn nhảy xa khối 10 …... 30
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1: Biểu đồ khảo sát mức độ u thích các mơn ở khối 12 (trước khi áp
dụng biện pháp).................................................................................................31
Biểu đồ 2: Biểu đồ khảo sát mức độ u thích các mơn ở khối 12 (sau khi áp
dụng biện pháp)................................................................................................ 31
HÌNH ẢNH:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Đất nước ngày càng phát triển kéo theo phong trào tập luyện TDTT phát
triển mạnh mẽ. Đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh - sinh viên. Là một nước xã hội chủ
nghĩa đang chuyển mình tồn diện về mọi mặt để phù hợp, thích ứng với xu thế
phát triển của nhân loại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển
thể chất cho mọi người, đặc biệt là học sinh - sinh viên. Các Nghị quyết của Đảng
và Nhà nước luôn đánh giá “Công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một mặt
quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục và đào tạo”.
Trong hệ thống giáo dục, Giáo dục thể chất là mơn học bắt buộc có tầm quan
trọng khơng thể thay thế nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về Đức - Trí - Thể
- Mỹ. Ngay từ bậc mầm non, tiểu học các em đã được tập luyện thông qua những
bài học mang tính chất vừa học vừa chơi, sang THCS thì được nâng cao hơn với
những bài tập, những môn thể thao bắt đầu định hướng cho học sinh hướng đến sự
đam mê lâu dài, gắn bó, từ đó phát huy hết khả năng của bản thân, nâng cao sức
khỏe. Chương trình học của mơn GDTC trong nhà trường, môn điền kinh được xây
dựng và đưa vào ngay từ bậc tiểu học, THCS với nhiều môn khác nhau như chạy
ngắn, bật xa tại chổ, nhảy cao, nhảy xa … Nổi bật có mơn nhảy xa, là mơn học dể
tập, phù hợp với nhiều lứa tuổi và phát triển thể chất, thể trạng của người tập rất
tốt.
Các bài tập nhảy xa đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch
sử của môn nhảy xa được ghi nhận từ năm:
-1851 môn nhảy xa được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu ở các
trường Đại Học ở nước Anh.
- 1880 - 1890 môn nhảy xa phát triển mạnh ở nhiều nước Pháp, Mỹ, Đức,
Nga, Thụy điển, Nauy.
- 1896 với việc khôi phục truyền thống Đại hội thể thao Olympic Aten Hy
Lạp. Môn nhảy xa trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các
Đại hội thể thao Olympic.
* Sự phát triển kỹ thuật nhảy xa:
- Với sự khao khát vươn tới những đỉnh cao thành tích, các VĐV, Huấn luyện
viên, các nhà khoa học ln tìm tịi các phương pháp có hiệu quả nhất trong tập
luyện và thi đấu.
- Ngày xưa, trong thi đấu VĐV chỉ biết nhảy xa “kiểu ngồi”. Ngày nay các
VĐV đã biết sử dụng nhảy xa kiểu “ưỡn thân” hoặc “cắt kéo”. (Năm 1920, nhảy xa
kiểu “ưỡn thân” ra đời do VĐV B.Tuelos Phần Lan thực hiện đầu tiên. Năm 1991,
VĐV Mike Power ( Mỹ ) nêu kỷ lục Thế giới với kiểu nhảy “cắt kéo”).
- Sự thay đổi về luật thi đấu cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự tiến bộ và
thay đổi của kỷ thuật nhảy xa.
1
Thành tích mơn nhảy xa phát triển qua các giai đoạn:
* Nam Thế giới:
- Năm 1864 thành tích Thế giới đầu tiên của nam được công bố kỷ lục là
5m48.
- Năm 1896 tại Thế vận hội lần thứ nhất (Athène Hy Lạp) kỷ lục Thế giới là
6m25.
- Năm 1936 tại Thế vận hội lần thứ XI (berlin, Đức) vận động viên Mỹ da đen
Jess Owens lập kỷ lục với thành tích 8m13, kỷ lục này giữ 24 năm. Sau đó vận
động viên Bop .Bimon lập kỷ lục Thế giới với thành tích 8m90 (Mexico 1968).
- Năm 1991 Vận động viên Mike Power ( Mỹ ) lập kỷ lục Thế giới là 8m95.
Kỷ lục này vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.
* Nữ Thế giới:
- Năm 1948 tại thế vận hội lần thứ XIV ở Londres Anh Vận động viên nữ mới
được chính thức thi đấu trong các Thế vận hội, Vận động viên người Hung-ga-ri
đạt thành tích cao nhất là 5m96, đến năm 1994 Vận động viên Helen Drister Đức
lập kỷ lục Thế giới là 7m74. Kỷ lục này vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.
* Kỷ lục môn nhảy xa của Việt Nam :
- Nam : 7,89m : Bùi Văn Đồng lập Tại kỳ Sea Games thứ 29.
- Nữ : 6m68 : Bùi Thị Thu Thảo lập Tại kỳ Sea Games thứ 29.
Song song với phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích được phát
triển sớm và mạnh mẽ ở trường THPT Tương Dương 1 chúng tơi. Đó cũng là quy
luật tất yếu của sự phát triển, là nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh
vùng miền núi nói chung và Tương Dương nói riêng. Trong các kỳ HKPĐ nhiều
năm gần đây nhà trường có rất nhiều học sinh giỏi tỉnh ở các nội dung của mơn
GDTC trong đó có nội dung Nhảy xa.
Với hơn 20 năm công tác và những năm được nhà trường giao nhiệm vụ huấn
luyện đội tuyển Điền kinh cùng các đồng nghiệp, chúng tơi đã có kinh nghiệm
trong cơng tác huấn luyện và giảng dạy, vì vậy chúng tơi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến kinh nghiệm:“Một số phương pháp huấn luyện chuyên biệt nhằm nâng cao
thành tích thi đấu HKPĐ môn Nhảy xa tại trường THPT Tương Dương 1”
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Mục đích.
Phương pháp góp phần quan trọng trong cơng tác giảng dạy cũng như huấn
luyện cho đội tuyển điền kinh trong đó có nội dung Nhảy xa trường THPT Tương
Dương 1, góp phần nâng cao trình độ vận động viên nhảy xa, nhằm góp phần đưa
thành tích thể thao huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đạt thành tích cao tại các
kỳ thi HKPĐ, đại hội TDTT các cấp.
2
2.2. Đối tượng.
Học sinh THPT và học sinh đặc biệt có năng khiếu về mơn nhảy xa.
2.3. Phạm vi nghiên cứu.
Khảo sát, điều tra nội dung nhảy xa các trường THPT lân cận và thực trạng
môn nhảy xa ở học sinh trong trường THPT Tương Dương 1.
Trên cơ sở đó áp dụng cho giáo viên THPT, đặc biệt là HLV nhảy xa, các bộ
mơn thể thao khác cũng có thể áp dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn dẫn đến việc cần thực hiện, rút kinh nghiệm
từ tuyển chọn vận động viên, huấn luyện áp dụng vào thực tiễn.
+ Phương Pháp điều tra. Kiểm tra mức độ u thích mơn Nhảy xa, kết quả
phát triển sau quá trình huấn luyện.
+ Phương Pháp đọc tài liệu và thu thập tài liệu về Nhảy xa.
+ Phương Pháp đàm thoại: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hay từ các
đồng nghiệp thuộc bộ môn GDTC, từ các HLV cấp sở.
4. Giới hạn đề tài.
Huấn luyện là một q trình, ở đây chúng tơi chỉ đưa ra một số giải pháp
chuyên biệt giúp đội ngũ giáo viên GDTC THPT áp dụng vào giảng dạy và huấn
luyện nội dung Nhảy xa.
5. Tổng quan về sáng kiến.
Thời gian từ: 1/2016 - 4/2023.
6. Tính mới và dự kiến đóng góp của đề tài.
6.1.Tính mới:
- Đề tài đề xuất được các biện pháp quản lí, sử dụng thiết bị dạy học trực
tuyến mà các đề xuất trước chưa đề cập.
- Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn
Nhảy xa tại trường THPT Tương Dương 1 là giải pháp hoàn toàn mới phù hợp với
điều kiện cở sở vật chất của trường đem lại hiệu quả cao.
6.2. Dự kiến đóng góp của đề tài:
- Áp dụng cho giáo viên cấp THPT, đặc biệt là HLV Nhảy xa, các bộ mơn
khác cũng có thể vận dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này.
- Góp phần phát huy năng lực, tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh,
đem đến cho các em học sinh niềm u thích mơn Nhảy xa.
3
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở khoa học.
1.1. Cở sở lý luận.
Trong lĩnh vực TDTT phong trào, môn Điền kinh mà trong đó Nhảy xa được
coi là một trong những mơn thể thao hay được đưa vào nội dung thi đấu nhất. Với
dụng cụ và sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập. Bài tập Nhảy xa phù hợp với nhiều
lứa tuổi, giới tính, mọi tầng lớp nhân dân lao động. Mặt khác, sân bãi đơn giản, dễ
tập nên nhảy xa giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường
học, trong chương trình huấn luyện thể lực, trong chương trình thể thao cho mọi
người và thể thao thành tích cao.
Tập luyện mơn nhảy xa có hệ thống và khoa học có tác dụng tốt trong việc
giữ gìn, tăng cường và củng cố sức khỏe cho người người tập. Thông qua bài tập
nhảy xa giúp cho người tập hoàn thiện về các chức năng:
Đối với hệ thần kinh: Rèn luyện tính linh hoạt q trình thần kinh tăng lên rõ
rệt, phản xạ nhanh.
Đối với hệ vận động: Tăng cường sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là cơ chân về sức
mạnh và sức bật.
Đối với cơ quan phân tích có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là các cơ quan cảm
thụ bản thể ở cổ, giúp cho sự phối hợp động tác phức tạp và những xung đột từ cơ
quan tiền đình, có một vai trị lớn để giúp thăng bằng cho cơ thể ở tư thế trên
không (khi bay).
Đặc biệt trong khi thi đấu có thời gian vận động ngắn nên chức năng các cơ
quan thực vật, tuần hồn, hơ hấp ít biến đổi và mau hồi phục.
Nhảy xa còn rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, khắc phục khó
khăn. Nó thiết thực trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Ở Việt Nam, môn thể thao Điền kinh nói chung trong đó Nhảy xa trong
trường học đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà
giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các
cơng trình này đã đưa ra số liệu đánh giá thực trạng phát triển môn Nhảy xa của
học sinh phổ thông, sinh viên các trường cao đẳng, đại học cũng như đưa ra các
biện pháp, bài tập nâng cao hiệu quả tập luyện.
Nhảy xa là môn thể thao khi hoạt động, đòi hỏi sự vận động của rất nhiều các
bộ phận của cơ thể: Hệ cơ chân, tay, vai cổ và hệ xương khớp như các khớp chân
đầu gối, cột sống…Vì vậy, Nhảy xa có tác dụng tốt khơng chỉ đối với thể trạng mà
còn rất tốt cho cả hệ vận động và hệ thần kinh ... Quá trình vận động với cư li
ngắn, chạy nhanh, bật nhảy, rướn cơ thể bay lên không về trước...hai chân phải
nhanh, mạnh, sức rướn cơ thể phải hoạt động tối đa, mắt phải tập trung nhìn trước,
thực hiện tồn bộ kĩ thuật phải chuẩn từng bước chạy, giậm nhảy, trên không và
4
tiếp đất tốt để có hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình tập luyện và thi đấu Nhảy xa, người tập khơng ngừng hình
thành và cũng cố các kĩ thuật động tác, các phản xạ có điều kiện, nhằm tăng cường
khả năng phối hợp giữa hệ thần kinh trung ương với các cơ quan vận động, các cơ
quan nội tạng trong cơ thể để xây dựng các kĩ năng, kĩ thuật động tác, tiến tới hình
thành kĩ xảo động tác.
Để đạt được điều này người tập Nhảy xa phải tiến hành tập luyện thường
xuyên, liên tục, có hệ thống, khoa học và hợp lý. Với phương châm: Luyện tập thích ứng - phát triển. Chính vì vậy, các giáo viên tuỳ từng đối tượng mà sử dụng
khối lượng vận động một cách hợp lí, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Nhảy xa là một nội dụng thi đấu của môn Điền kinh được đưa vào thi đấu tại
các kỳ Đại hội thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh, Tồn quốc và
mơn Nhảy xa được đưa vào giảng dạy bắt buộc trong chương trình thể dục trung
học phổ thơng ở lớp 11 và 12, đây cũng là môn học mà được kế thừa từ cấp dưới
lên nên ngày càng phát triển mạnh trong các trường phổ thông. Điều đáng lưu ý là
bắt đầu HKPĐ cấp tỉnh lần thứ 17 năm 2016 đến nay thì các vận động viên thuộc
các trường năng khiếu sẽ không được tham gia thi đấu mà chỉ những học sinh
không chuyên mới được thi đấu trong giải này và theo quyết định số 91/2011/QĐUBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về khen thưởng đối với các tập thể cá
nhân đạt thành tích cao trong các kì thi quốc tế, khu vực quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh
và giải thưởng do tỉnh quy định. Trong đó quyết định ban hành mức thưởng rất
cao, đây là những động lực không hề nhỏ để các em học sinh và thầy (cô) giáo
huấn luyện ra sức tập luyện để đạt kết quả cao vì vậy việc nâng cao chất lượng
mơn Nhảy xa trong hệ thống các môn điền kinh ở trường Trung học phổ thông là
hết sức cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật,
thể lực, chiến thuật thi đấu, tâm lý khi thi đấu.
Bên cạnh đó cịn giáo dục cho học sinh ý thức và thói quen tập thể dục thể
thao nhằm tăng cường sức khỏe và hiểu biết về Luật môn Nhảy xa và động tác kỹ
thuật, để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực và thi đấu.
Qua quá trình giảng dạy nghiên cứu và trực tiếp là người hướng dẫn cho học
sinh đi thi đấu ở các kì HKPĐ chúng tơi nhận thấy muốn đạt được thành tích cao
phải có 1 q trình tập luyện lâu dài hết sức khổ luyện, có kế hoạch hợp lý và khoa
học trong huấn luyện.
Môn Nhảy xa trong hệ thống các môn Điền kinh được đưa vào thi đấu chính
thức tại HKPĐ các cấp với 2 nội dung thi đấu đó là đơn nam, đơn nữ.
Trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu môn Nhảy xa để đạt kết quả cao
trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững
nội dung và thực hiện các động tác kĩ thuật một cách tốt nhất thì người giáo viên,
HLV đóng vai trị hết sức quan trọng, cần tìm tịi những phương pháp tối ưu, đưa
ra những bài tập huấn luyện hợp lí để trang bị cho các em những kĩ năng, kĩ xảo,
các kĩ thuật, chiến thuật thi đấu… chính vì vậy người giáo viên, HLV cần nghiên
cứu tìm tịi kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần
5
thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kỹ thuật động tác trước khi lên lớp, ngoài ra
giáo viên cũng phải tập luyện làm mẫu động tác phải đạt được u cầu chính xác,
đẹp đúng kỹ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ
các em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu,
mặt khác dùng tranh ảnh, video để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em.
Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu
tập trung, nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên
ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong
giờ học. Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực
tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong
những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội.
Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm cịn yếu kém, khó
khăn chưa khắc phục được.
Trường THPT Tương Dương 1 là ngôi trường nằm trên địa bàn huyện vùng
cao đặc biệt khó khăn với học sinh hầu như các em học sinh ở các xã vùng sâu
vùng xa về theo học, nhưng các em rất đam mê văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao, chính vì vậy phong trào tập luyện TDTT của trường khi nào cũng rầm rộ, các
em đã thành lập được các câu lạc bộ như bóng đá, bóng chuyền, điền kinh … nhờ
đó mà phong trào TDTT của trường phát triển rất mạnh mẽ.
2. Thực trạng nghiên cứu.
* Số liệu khảo sát sự u thích bộ mơn Nhảy xa so với các môn Điền kinh
khác của các em học sinh trường THPT Tương Dương 1 năm học 2019 - 2020:
Môn
Chạy
ngắn
Nhảy cao
Nhảy xa
Chạy bền
Chạy tiếp
sức
Lớp
Sĩ số
12A
25
8
8
5
1
3
12B
24
7
8
4
2
3
12C
29
10
8
6
2
3
12D
23
6
7
5
2
2
12E
22
7
7
5
1
2
12G
25
8
9
5
1
2
12H
26
8
8
6
1
3
12I
25
8
8
5
1
3
12K
25
9
8
4
2
2
12L
19
7
6
4
1
1
Bảng 1: Số liệu khối 12
6
Môn
Chạy
ngắn
Nhảy cao
Nhảy xa
Chạy
bền
Chạy
tiếp sức
Lớp
Sĩ số
11A
31
9
10
8
1
3
11B
28
9
9
7
1
2
11C
29
10
8
7
2
2
11D
23
7
7
5
1
3
11E
26
8
8
6
2
2
11G
28
9
8
7
1
3
11H
18
6
6
4
1
1
11I
22
7
7
5
1
2
11K
27
8
9
6
2
2
11L
26
8
8
6
1
3
Bảng 2: Số liệu khối 11
Môn
Chạy
ngắn
Nhảy cao
Nhảy xa
Chạy
bền
Chạy
tiếp sức
Lớp
Sĩ số
10A
40
12
11
9
3
5
10B
34
11
10
8
2
3
10C
41
12
12
10
3
5
10D
39
11
12
9
2
6
10E
34
10
10
9
2
3
10G
36
10
12
8
2
4
10H
34
10
10
8
1
5
10I
35
12
11
8
1
3
10K
34
10
10
8
2
4
10L
32
10
9
7
2
4
Bảng 3: Số liệu khối 10
7
Từ số liệu kiểm tra, khảo chúng tôi thấy trong các môn điền kinh, các em học
sinh đam mê, yêu thích mơn nhảy xa chiếm tỉ lệ rất thấp hơn so môn chạy ngắn,
nhảy cao trong các hoạt động TDTT nhà trường, đó là những băn khoan trăn trở
làm sao khơi dậy lịng đam mê mơn nhảy xa hơn nữa, chính vì vậy, giáo viên
GDTC chúng tơi và các đồng nghiệp trong trường có quyết tâm đưa mơn nhảy xa
của trường ngày càng phát triển mạnh.
Để được như vậy vai trị của giáo viên GDTC khơng nhỏ, đặc biệt học trò
cũng ghi nhận, noi theo lớp đàn anh, đàn chị đi trước đã thành công trong đội
tuyển điền kinh môn nhảy xa, là sự hiệu ứng cộng hưởng các phong trào chung của
nhà trường.
* Bảng khảo sát thành tích Nhảy xa qua 3 kì HKPĐ gần đây của các
trường THPT trong 3 huyện Tương Dương, Con Cng, Kỳ sơn.
Giải
TT
1
Tên trường
Kì
HKPĐ
THPT Tương Dương 1
2
THPT Tương Dương 2
3
THPT Kỳ Sơn
4
THPT Con Cuông
5
THPT Mường Quạ
Lần
thứ
XVII,
XVIII,
XIX
tỉnh
Nghệ An
Nhất
Nhì
Ba
Thành
tích
1 giải
nhất nữ,
1 giải ba
nữ.
01
0
01
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Bảng 4: Bảng khảo sát thành tích Nhảy xa qua 3 kì HKPĐ tỉnh gần đây
8
Chương 2
ĐỀ XUẤT CÁC BÀI TẬP CHUYÊN BIỆT, CÁC GIẢI PHÁP
TRONG CƠNG TÁC HUẤN LUYỆN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO
2.1. Các kiến thức, phương pháp cơ bản, các bài tập chuyên biệt nâng cao
kỹ thuật, kỹ năng môn nhảy xa dùng trong dạy học và huấn luyện.
2.1.1. Giới thiệu kỹ thuật môn nhảy xa:
Nhảy xa bao gồm nhiều động tác liên tục, nhưng người ta có thể chia thành 4
giai đoạn sau:
- Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy.
- Giậm nhảy.
- Bay trên không.
- Rơi xuống đất.
* Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy:
Cự ly chạy lấy đà khoảng 15m – 25m đối với nam, 10m – 20m đối với nữ
hoặc có thể ngắn hơn đối với người mới tập.
Khoảng cách chạy lấy đà được xác định bằng nhiều cách như đo bằng bàn
chân, bằng bước đi (hai bước đi thường bằng một bước chạy) hoặc đo bằng thước
dây. Người ta thường đo ngược trở lại từ ván giậm tới vạch bắt đầu chạy đà.
Tư thế chạy lấy đà là một chân đặt phía trước, chân kia đặt phía sau cách nhau
khoảng 1 – 2 bàn chân. Nếu chạy đà với số bước chẵn thì đặt chân giậm nhảy trên
vạch xuất phát, cịn chân kia đặt phía sau và ngược lại. Ở vị trí này thân trên hơi ngả
về trước, trọng tâm cơ thể dồn về chân trước, khớp gối hơi chùng, hai tay thả lỏng
hoặc một tay đặt phía trước, tay kia đặt phía sau (gần giống như xuất phát cao trong
chạy cự ly trung bình).
Tốc độ chạy lấy đà trong nhảy xa được tăng dần tới 4 – 6 bước cuối cùng đạt
tốc độ cao. Người ta duy trì tốc độ cao đó tới lúc giậm nhảy.
Trong khi chạy lấy đà VĐV khơng nên nhìn vào vạch kiểm tra hay nhìn vào
ván giậm nhảy để điều chỉnh. Các bước chạy lấy đà phải ổn định và trở thành thói
quen để đạt được sự phối hợp tốt nhất giữa chạy lấy đà nhanh với giậm nhảy nhanh,
mạnh, chính xác. Sau mỗi lần nhảy, người ta xem những dấu vết chân để lại ở vạch
kiểm tra và ở ván giậm nhảy để điều chỉnh cự ly chạy lấy đà chính xác.
Những bước cuối cùng của chạy lấy đà (2 – 4 bước) cần có ý thức để chuẩn bị
giậm nhảy, lúc này trọng tâm hơi hạ thấp xuống bằng cách tăng độ dài bước trước
bước cuối cùng.
Việc đặt chân vào ván rất quan trọng. Chân giậm phải đặt bằng cả bàn theo
hướng từ trên xuống dưới và ra sau, điểm đặt phải gần với điểm dọi của tổng trọng
tâm thân thể.
9
Trong chạy lấy đà thân trên hơi ngả về phía trước, đến khi giậm nhảy thì thân
giữ gần như thẳng đứng.
* Giai đoạn giậm nhảy:
Lực giậm nhảy trong nhảy xa rất lớn (700 – 800kg đối với vận động viên cấp
cao) vì vậy giậm nhảy nhất thiết là phải chân mạnh. Đối với thiếu niên hoặc người
mới tập, việc lựa chọn chân giậm nhảy bằng cách cho họ nhảy xa một cách tự nhiên
bằng đà ngắn.
Khi tiếp xúc với ván giậm, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân giậm
nhảy, do vậy chân giậm nhảy hơi khụy để giảm chấn động. Khi giậm nhảy cần
nhanh chóng duỗi hết các khớp chân giậm nhảy. Kết thúc giậm nhảy góc giữa thân
trên và đùi chân lăng khoảng 95 độ, bàn chân, cẳng chân, đùi của chân giậm gần
như nằm trên một đường thẳng hơi ngả về trước với góc độ giậm nhảy khoảng 68
– 72 độ. Động tác kết thúc giậm nhảy như vậy gọi là “bước bộ trên không” khi
chân bắt đầu rời khỏi ván giậm. Các cánh tay đều kết thúc bằng động tác dừng lại
đột ngột khi khuỷu tay ở mức ngang vai để nâng trọng tâm thân thể lên và giữ thăng
bằng.
* Giai đoạn bay trên không:
Kết thúc giậm nhảy ở tư thế “bước bộ”, sau đó đưa đùi chân giậm ra trước, lên
trên ngang với đùi chân đá lăng, hình thành tư thế bước bộ trên khơng, với VĐV thì
bước bộ được càng nhiều trên khơng khoảng cách bay càng xa (kiểu cắt kéo). Đến
Cuối thời gian bước bộ, lúc này thân hơi ngả về thước, đùi hơi nâng lên và cẳng
chân hơi duỗi ra. Ở tư thế này người nhảy chuẩn bị vào giai đoạn rơi xuống đất.
* Giai đoạn rơi xuống đất:
Sau khi hoàn thành các động tác trong giai đoạn bay, người nhảy chuyển sang
tư thế rơi xuống đất. Ở tư thế này thân trên hơi ngả về trước, hai chân nâng đùi lên
cao, cẳng chân duỗi giữ cho gót chân, chỉ thấp hơn gót chân một chút, hai tay đưa ra
phía trước. Khi chân chạm cát (nệm) thực hiện ngồi sâu xuống, khuỵu gối lao người
về trước, hai tay đánh mạnh xuống dưới, ra sau. Cuối cùng người có thể đổ về trước
hoặc ngã sang một bên, sao cho không một bộ phận nào của cơ thể chạm xuống hố
cát ở vị trí phía sau vị trí của gót chân. Tuy nhiên, trong huấn luyện và thi đấu, để
đạt được kết quả cao nhất thường thì VĐV vươn hết tầm chân và tay để bay xa nhất
nên khi tiếp đất rơi xuống bằng mông, nhưng thân người vươn về trước.
2.1.2. Phương pháp giảng dạy, huấn luyện cơ bản kỹ thuật nhảy xa.
Nhóm các bài tập chun mơn cơ bản áp dụng trong giảng dạy và huấn
luyện.
Trong bộ môn nhảy xa, qua quá trình hình thành và phát triển, các nhà khoa
học, các huấn luyện viên cùng các nhà làm giáo dục thể chất đã nghiên cứu, đúc kết
ra được bốn kiểu nhảy xa: Kiểu nhảy tự do, kiểu ngồi, kiểu ưỡn thân, kiểu cắt kéo.
Mỗi kiểu nhảy xa thì có một số động tác kỹ thuật của cơ thể riêng nhưng chung quy
10
lại, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện cơ bản đều phải xây dựng và tập luyện
qua các bài tập sau:
Bài tập 1: Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy.
- Đo đà: dùng thước đo, hoặc đo theo cách hai bước đi thường bằng một bước
chạy.
- Chạy chậm tăng dần đều ở cự li ngắn.
- Tập chạy tăng tốc độ 20 m – 40m tốc độ tối đa.
* Chú ý 4 bước cuối cùng trước khi giậm nhảy:
ơ
11
Bài tập 2: Kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ:
- Tại chỗ tập đặt chân giậm và giậm nhảy.
- Chạy 1 bước, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy.
- Tập bước bộ liên tục.
- Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy bước bộ.
- Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ qua xà thấp 40 – 50 cm đặt cách ván giậm
một nữa đường bay.
- Chạy đà 7 – 11 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát
(nệm) bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố cát (nệm).
- Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ.
- Chạy đà 13 – 15 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát (nệm)
bằng chân lăng (yêu cầu đặt chân giậm đúng ván giậm nhảy).
Bài tập 3: Kỹ thuật bay trên không và rơi xuống đất:
- Nhảy xa tại chỗ, rơi xuống nệm (hố cát) bằng hai chân.
- Nhảy xa với đà ngắn, thu chân giậm về trước cùng với duỗi chân lăng.
12
- Nhảy xa với đà ngắn và trung bình.
Bài tập 4: Hoàn thiện kiểu nhảy:
- Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác của kiểu nhảy, xác định cự ly chạy
đà chính thức.
- Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định.
- Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả.
Những bài tập trên kết hợp với các bài tập bổ trợ, các bài tập thể lực dựa vào
chương trình của từng cấp học, kế hoạch dạy học của từng năm học, để đưa ra
phân phối chương trình cho từng địa phương, từng trường và từng cá nhân giáo
viên, HLV xây dựng riêng cho mình một bài dạy, một chương trình huấn luyện
hợp lí để đạt được hiệu quả cao nhất trong giảng dạy học sinh và các VĐV đạt
thành tích tốt nhất trong thi đấu.
Nhóm các bài tập bổ trợ.
Theo nhà nghiên cứu Quang Hưng trong sách “Bài tập chuyên môn trong Điền
kinh” Nhà xuất bản TDTT đã đưa ra một số bài tập nâng cao thành tích từng giai
đoạn trong nhảy xa như:
Bài tập 1: Bổ trợ chạy đà: Chạy đà trên đường chạy, chạy qua phần đầu tiên
của đà bằng 6 bước chạy có đàn tính, chạy đà bình thường có giậm nhảy 5 – 6 lần.
Bài tập 2: Bài tập bổ trợ giậm nhảy: Gánh tạ 20 – 40 kg đi bước dài, chạy đà
bật lên bằng hai chân giậm, chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân
lăng, chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy bước bộ bay qua rào, chạy đà 4 – 8 bước nhảy xa
chạm tay vào vật được treo trên cao.
Bài tập 3: Bổ trợ động tác trên không: Chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy bước bộ
bay qua giới hạn giữa 2 đường cách nhau 180 – 220 cm rơi xuống bằng chân
lăng, chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy trên cầu bật và thực hiện động tác trên
không,
13
Bài tập 4: Bổ trợ giai đoạn rơi xuống đất: Treo người trên vòng treo cách trước
1m đặt một rào cao 100cm để nhảy cao, thực hiện nhịp chậm, trung bình, chân
giậm trước, chân lăng sau và chạm đất bằng mũi chân, chạy 4 – 6 bước làm động
tác nhảy xa chú ý lăng hai chân thẳng trước.
Nhóm các bài tập phát triển thể lực.
Trong tập luyện và thi đấu thể thao nói chung và mơn nhảy xa nói riêng thể
lực đóng vai trị hết sức quan trọng, nó quyết định đến thành tích của VĐV bởi
trong một cuộc đấu VĐV có trình độ thi đấu tương đương nhau thì VĐV nào duy
trì được thể lực và sức bền chuyên môn tốt hơn sẽ là người quyết định kết quả
cuộc đấu đó. Các bài tập phát triển thể lực bao gồm:
Bài tập 1: Phát triển sức nhanh.
+ Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau.
+ Chạy 30m xuất phát cao.
+ Chạy 60m xuất phát thấp.
+ Chạy biến tốc.
+ Chạy tăng tốc cự ly 30m - 40m.
+ Nhảy dây.
+ Một số trò chơi phát triển thể lực.
Bài tập 2: Bài tập phát triển sức mạnh.
+ Đứng lên ngồi xuống bằng chân giậm.
+ Nhảy lò cò.
+ Lò cò bằng chân giậm trong hố cát.
+ Bật cóc.
+ Bật cóc lên bật thang tam cấp.
+ Đi vịt.
Bài tập 3: Bài tập phát triển sức bền.
+ Chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Chạy bền tính thời gian.
+ Chạy bền có biến tốc.
+ Một số trò chơi phát triển sức bền.
2.1.3. Một số bài tập chuyên biệt nhằm nâng cao thành tích trong quá trình
huấn luyện và thi đấu tại trường THPT Tương Dương 1.
Huấn luyện thành tích cao là một q trình lâu dài, nguyên tắc cơ bản là phải
dựa vào những kiến thức khoa học và những bài tập được xây dựng, soạn thảo qua
14
tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong q trình nghiên cứu và giảng dạy, huấn luyện.
Để đạt được những thành tích đáng kể trong các kỳ HKPĐ cấp tỉnh, chúng tơi đã nổ
lực tìm tịi, học hỏi, qua nhiều năm huấn luyện củng đã xây dựng được một số bài
tập chuyên biệt dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao thành tích
trong huấn luyện và thi đấu.
Khi xây dựng những bài tập này, chúng tôi nhận thấy, ban đầu mỗi VĐV có
một kiểu nhảy khác nhau theo bản năng…Căn cứ vào thế mạnh của từng vận động
viên để hướng dẫn, chỉnh sửa kỹ thuật và tập các bài tập bổ trợ để các em đạt thành
tích cao nhất.
Đặc điểm cốt lõi của môn nhảy xa là chạy nhanh nhất để tạo ra tốc độ nằm
ngang lớn nhất, giậm nhảy mạnh nhất để bay được cao và xa nhất (và góc bay hợp
lý). Ngồi những bài tập cơ bản nêu trên, từ điều kiện thực tế khó khăn của một
trường miền núi, chúng tôi đã xây dựng được một số bài tập chuyên biệt để nâng
cao thành tích các em tại trường THPT Tương dương 1 như sau:
Bài tập 1: Bài tập với dây thun.
Dây thun được cắt ra từ xăm xe máy hoặc ô tô đủ bền để không bị đứt, hai
đầu được nối lại với nhau thành vòng tròn, một đầu cố định vào lốp ô tô hoặc vật cố
định, đầu còn lại quàng qua hông. Tập chạy tại chổ kéo dây, nhằm tăng sức rướn cơ
thể và sức mạnh của mủi chân củng như toàn bộ cơ chân. Ngoài ra tác dụng của dây
thun còn rất nhiều bài tập thể lực khác.
Bài tập 2: Bài tập với bao cát.
Bao cát được làm từ hai ống tay áo hoặc ống quần được may lại và bỏ cát vào,
sau đó cột chặt, lưu ý là làm vừa với chiều rộng cơ thể VĐV (HLV giao cho các
VĐV về tự làm).
15
+ Đeo bao cát vào hông chạy từ chậm đến nhanh.
+ Đeo bao cát bật cóc, nhảy lị cị (Đường bằng và lên cầu thang).
+ Đeo bao cát tại chổ bật nhảy bằng chân giậm nhảy.
Tác dụng: Tăng khả năng chịu đựng, vượt qua giới hạn chịu đựng của cơ thể,
tạo ra sự thích ứng ở mức cao nhất có thể của VĐV khi kết thúc huấn luyện.
Bài tập 3: Tập với Nẹp chân.
Nẹp chân được làm bằng bao cát hoặc nhiều thanh chì bỏ trong túi vải, được
bó chặt quanh bắp chân. Tác dụng tăng sức mạnh của chân, sức rướn của cơ thể.
+ Đeo nẹp chân chạy nhanh tại chổ.
+ Đeo nẹp chân bật cóc, nhảy lị cị (Đường bằng và lên cầu thang).
+ Đeo nẹp chân chạy đà, giậm nhảy thực hiện toàn bộ kĩ thuật nhảy xa.
+ Đeo nẹp chân giậm nhảy đập lá.
Bài tập 4: Nhảy qua chướng ngại vật.
Bài tập này kết hợp với hai cột nhảy cao được đặt hai bên hố nhảy, được gác
qua bởi một thanh xà rất nhẹ (không gây chấn thương cho VĐV khi tập), HLV căn
16
góc độ bay của VĐV để đặt xà ngang nhằm bắt buộc người tập phải vươn chân bay
qua được xà. Mục đích tạo ra góc độ bay cao nhất khi đạt vận tốc nằm ngang lớn
nhất để có thành tích tốt nhất khi thực hiện kỹ thuật.
+ Tập nhảy qua xà thấp.
+ Tập nhảy qua xà cao dần.
Bài tập 5: Nhảy đập lá.
HLV chuẩn bị một cây sào dài, đầu ngọn sào được nối một đoạn dây có treo
lá cây hoặc một miếng vải, được treo ngang giữa hố nhảy, yêu cầu VĐV thực hiện
chạy đà, giậm nhảy và đập trúng lá. Mục đích nhằm cải thiện góc độ bay cho VĐV.
Bài tập này các em có thể tập mọi lúc, mọi nơi nếu có điều kiện phù hợp để nâng
cao sức bật, sức mạnh cơ chân …
+ Tại chỗ bật nhảy đập lá.
+ Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy đập lá.
Bài tập 6: Chạy lên dốc. Với địa thế của trường chúng tôi thuộc miền núi,
dốc nhiều nên chúng tôi thường cho VĐV tập chạy lên dốc, khoảng cách ngắn đến
dài, từ chậm đến nhanh tốc độ tối đa. Mục đích phát huy hết khả năng sức rướn của
cơ thể, tăng cường sức mạnh cơ chân nhất là một phần ba chân phía trước bàn chân.
17
Bài tập 7: Quan sát băng hình, tập luyện.
Trước, trong và sau khi tập luyện thì chúng tơi đều cho VĐV của mình xem
băng hình của các VĐV đạt thành tích cũng như các thầy cơ làm mẫu trên các nền
tảng mạng xã hội, sau đó cả thầy và trị cùng mổ xẻ nhiều lần để tìm ra yếu lĩnh
động tác, áp dụng vào tập luyện và thi đấu để đạt thành tích cao nhất.
Bài tập 8: Chiến thuật trong thi đấu.
Trong bất cứ mơn thể thao nào đều có chiến thuật và phải vận dụng nó một
cách bài bản, thuần thục thì mới đạt thành tích tốt nhất. Trong nhảy xa, sự tập trung
vào mỗi bước chạy, đo đà và giậm nhảy chính xác, là yếu tố tiên quyết để thành tích
của mỗi lần nhảy xa nhất. Vì thế, chúng tơi tập trung rèn luyện cho các em tính tập
trung cao cho mỗi lần nhảy, không bị mất tập trung trong bất kỳ tình huống nào xảy
ra trên sân. Bài tập đo đà, giậm nhảy được tập đi tập lại liên tục và thành kỷ năng,
song song với đó là rèn luyện tính tập trung, tính lì trước đám đơng bằng cách cho
thi đấu thử nhiều lần có khán giả cổ vũ, tạo tình huống gây ức chế khi đã hoàn thiện
kỹ thuật nhảy xa.
Từ hệ thống những kiến thức về nhảy xa, các bài tập từ cơ bản đến nâng cao,
để quá trình dạy học và huấn luyện đạt được thành quả tốt nhất thì cần phải xây
dựng một giáo trình khoa học, có chiều sâu. Chúng tơi đã nghiên cứu, qua quá trình
thực nghiệm mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm cụ thể những mục tiêu đạt thành
tích tốt nhất cho đội tuyển nhảy xa trường THPT Tương Dương 1 khi tham gia
HKPĐ các cấp cũng như các giải thể thao phong trào khác.
2.2. Các giải pháp trong công tác giảng dạy, huấn luyện.
2.2.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm học sinh theo vùng miền.
Để hồn thành cơng tác tốt trong giảng dạy, huấn luyện trước tiên giáo viên,
18
HLV cần nắm bắt được được đặc điểm vị trí địa lí, khí hậu từng vùng miền.., phong
tục tập quán, các mơn thể thao u thích của địa phương...Từ đó xây dựng kế hoạch
chi tiết để hướng các em vào học tập và thi đấu theo mục tiêu đã xây dựng.
2.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch giảng dạy, huấn luyện.
Kế hoạch là bước đầu tiên cho bất kỳ một hoạt động nào; Xây dựng kế hoạch
là tổng quan của mọi vấn đề trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Quá trình
huấn luyện bất luận xuất phát từ những công việc nào đều cần phải xác định rõ được
tính mục đích và kế hoạch tỉ mỉ, q trình tập luyện thể dục thể thao cũng khơng
nằm ngồi những yêu cầu trên.
Tập luyện thể dục thể thao được tiến hành dựa vào một kế hoạch nhất định có
thể khắc phục được tính tùy tiện và phiến diện trong tập luyện thể dục thể thao, có
lợi trong việc nâng cao chất lượng huấn luyện, ngoài việc giúp các em đạt thành
tích cao trong tập luyện, thi đấu cịn hình thành cho các em những thói quen tốt
trong học tập và cuộc sống. Chính vì vậy trước khi bắt tay vào huấn luyện, giảng
dạy thì HLV, giáo viên phải xây dựng được một kế hoạch cụ thể, bài bản, khoa học,
logic, giúp cho giáo viên định hướng được thời gian, không gian, phương pháp tập
luyện từ đó sẽ chủ động hơn trong công việc; giúp cho HLV, giáo viên tự tin thoải
mái trong việc thực hiện kế hoạch huấn luyện và giúp các em hình thành được thói
quen tập luyện.
Đầu tiên, một kế hoạch giảng dạy hoàn chỉnh phải bao gồm mục tiêu tập
luyện, nội dung, phương pháp và thời gian tập luyện…và chú ý xác định được thời
gian huấn luyện, để đưa ra kế hoạch huấn luyện hợp lý. Từ đó có thể xây dựng kế
hoạch dài hạn hay ngắn hạn tùy vào nội dung của khóa huấn luyện, giảng dạy như:
Kế hoạch giảng dạy theo năm, kế hoạch giảng dạy theo mùa, kế hoạch giảng dạy
tháng và kế hoạch giảng dạy tuần…
Thứ hai, khi xây dựng kế hoạch giảng dạy bắt buộc phải đảm bảo tính khoa
học trong giảng dạy và huấn luyện thể thao. Thông thường nên sắp xếp tập luyện tốc
độ và linh hoạt trước, tập luyện sức mạnh, sức bền sắp xếp sau. Sắp xếp các bài tập
có cường độ, lượng vận động từ bé đến lớn. Tập luyện kỹ thuật cần tiến hành từ đơn
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Nói dể hiểu là xây dựng kế hoạch tập luyện phải
đơn giản, rõ ràng, cụ thể, thực tế và trọng điểm.
Thứ ba, Xây dựng kế hoach giảng dạy, huấn luyện phải dựa vào CSVC trang
thiết bị, dụng cụ thực tế; kế hoạch phải thơng qua tổ - nhóm và trình Hiệu trưởng
phê duyệt nội dung thực hiện.
2.2.3. Giải pháp 3: Lựa chọn học sinh có tố chất và hình thành đội tuyển.
Trong nội dung nhảy xa nói riêng thì ngồi sự nỗ lực tổ chức luyện tập của
HLV, VĐV thì khâu chọn nhân tố đóng vai trị hết sức quan trọng là yếu tố then
chốt, nó quyết định rất lớn đến thành tích cuối cùng của đội tuyển. Vai trò HLV là
quan trọng, nhưng tuyển chọn đúng vận động viên cũng vô cùng quan trọng, vì nếu
chọn được em đam mê mà khơng có năng khiếu hoặc có năng khiếu mà khơng đam
19