Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nêu cảm nghĩ về bài Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.01 KB, 7 trang )

Trong nền thơ ca văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm
xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ của nền văn học
trung đại. Đã có người từng nói: “ Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt
xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam”,
ơng mang trên mình tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lịng u
nước, thương dân. Cái tài của ông được thể hiện rõ hơn qua chùm ba
bài thơ “Thu” , trong đó bài thơ “Thu điếu” đã nói lên được tình u
thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
Mùa thu không còn là đề tài xa lạ đối với văn chương Việt Nam, thu
thường gợi cho con người nỗi buồn man mác, gợi nhớ đến một cái gì
đó xa xơi, khiến cho con người ta lưu luyến, bâng khuâng. Khi viết về
mùa thu, nhiều tác giả xưa thường nhắc đến các hình ảnh đậm chất
ước lệ tượng trưng như:
“Sen tàn, cúc lại nở hoa”
Hay
“Rừng phong thu đã nhuộm màu hoa san”
Nhưng, Nguyễn Khuyến với tài năng và sự sáng tạo của mình, ơng đã
vẽ lên một bức tranh Thu đậm chất quê, đậm chất làng cảnh Việt
Nam.
Mở đầu bức tranh thu khơng phải là hình ảnh ước lệ tượng trưng
thường bắt gặp trong ca dao xưa mà là hình ảnh hết sức quen thuộc
đối với làng cảnh đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.
Câu thơ đầu tiên đã mở ra một không gian, không gian ấy không phải
là trời cao trong xanh như “Thu vịnh” mà không gian ấy bắt đầu với
hình ảnh “ao thu”, ao thu hiện lên cho ta thấy đó là một khơng gian
nhỏ hẹp, nó đã được Nguyễn Khuyến miêu tả là lạnh lẽo và trong
veo. Từ láy “lạnh lẽo” đó là cảm nhận bằng xúc giác, cho ta thấy sự
lạnh lẽo của mặt nước ngay trước mắt thi sĩ hay đó cịn chính là sự hiu
quạnh của không gian. “Ao thu” đi vào thơ của Nguyễn Khuyến vì thế


mà bức tranh thu ấy trở nên bình dị, gần gũi và thân thuộc. Tác giả đã
cảm nhận rất rõ cái lạnh của mùa này, nhưng nó không đơn thuần là


cái se se lạnh chớm thu mà là lạnh lẽo, lạnh lẽo của khơng gian hay đó
chính là sự lạnh lẽo của lòng người. Trong tiết trời thu ấy, ao thu cịn
hiện lên với tính từ “trong veo”. Cho ta cảm nhận được mặt nước tĩnh
lặng, khơng có một chút gợn sóng nào, khiến ta có cảm giác nhìn thấy
tận đáy hồ. Qua câu thơ đầu dù là không gian nhỏ nhưng thanh rạch,
tĩnh lặng, đó chính là khơng khí đặc trưng của mùa thu đặc biệt là ở
Đồng bằng Bắc Bộ. Chính sự tĩnh lặng đó ta tưởng chừng như khơng
có gì có thể tồn tại nhưng chúng ta vẫn có thể bắt gặp được hình ảnh
con người qua “chiếc thuyền câu”. Nhờ chiếc thuyền ấy mà không
gian dường như trở nên gần gũi hơn, ấm áp hơn. Đó không phải là hai
hay ba, không phải là nhiều, mà chỉ có “một”, khơng chỉ ít mà nó cịn
được miêu tả “bé”, “tẻo teo”. “Bé tẻo teo” là mức độ nhỏ trong sự
nhỏ, nó gợi ra hình ảnh chiếc thuyền bé đến mức tội nghiệp. Không
chỉ vậy qua chiếc thuyền đó cịn gợi lên sự đơn độc của người đi câu,
sự nhỏ nhoi cô đơn đượm buồn. Cảnh vật, sự vật đã rất nhỏ kết hợp
với gieo vần “eo” làm cho cảnh vật xung quanh như co lại, nhỏ bé lại
trước cái lạnh lẽo của mùa thu. Nghệ thuật reo vần của ông được
Raxum Gamzatop khẳng định: “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút
pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo
đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Khơng chỉ đơn giản là đẹp mà
còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của
mình – nghĩa là thành nhà thơ”. Trong bức tranh thu của Nguyễn
Khuyến không xuất hiện những thứ cao sang mĩ lệ, những hình ảnh
ước lệ, khơng phải hoa cúc hay rừng phong mà chỉ là hình ảnh bình dị,
quen thuộc. Hai câu thơ như tiếng ru nhẹ nhàng gọi hồn thơ xứ sở trở
về.

Mùa thu là mùa của những cơn gió nhẹ, đơi khi chỉ là thổi ngang qua
một cách bất chợt, nhưng lại khiến cho lòng người man mác, rung
động. Khơng chỉ lịng người mà cảnh vật xung quanh như được hịa
vào làn gió dịu nhẹ ấy. Trong con mắt của Nguyễn khuyến, những làn
gió ấy đã đưa cảnh vật xung quanh ông tưởng chừng là tĩnh mà lại
động:
“ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”


Bức tranh thu của ông được điểm những màu sắc tươi sáng, là màu
xanh của sóng, màu vàng của lá. Chính những cơn gió thu ấy đã làm
cho ơng thấy được cảnh vật đặc biệt thế nào. Khi ngồi câu cá trên
chiếc thuyền bé tẻo teo, với một người yêu thiên nhiên như ông ,
không thể nào bỏ qua vẻ đẹp của bầu trời trong xanh mùa thu. Bầu trời
trong xanh phản chiếu xuống mặt nước làm ta cảm tưởng mặt nước
cũng xanh, những làn sóng lăn tăn ấy đã nhuốm màu xanh biếc. Ta có
thể cảm nhận được sóng gợi nơi mặt nước hay đó chính là cảm xúc
gợi trong lịng người khiến câu thơ khơng nói buồn mà cho người đọc
thấu được một nỗi buồn man mác, bâng khuâng của chính thi sĩ khi
thu về. Nguyễn Lan Hương cũng đã viết về cơn gió mùa thu của chính
mình :
" Thu lại về theo gọn gió heo may
Trời chợt lạnh, gió lùa trên phố xá "
Cơn gió thu của Nguyễn Lan Hương thật lạnh cơn nó làm ta tưởng
chừng mọi vật, mọi ngóc ngách đều mang cái hơi lạnh đầu đơng. Cịn
đối với Nguyễn Khuyến, cơn gió của ơng chỉ man mác, làm lòng
người bâng khuâng và lưu luyến một thứ gì đó. Phải chăng là lưu đến
chiếc lá vàng đừng rơi! Nguyễn Khuyến chọn chiếc lá vàng để điểm tơ
cho làn sóng xanh ấy giúp gợi lên một bức tranh tươi buồn tinh tế.

Bằng nghệ thuật tiểu đối " khẽ >< vèo " câu thơ thứ hai có sự phi lý về
ngơn từ nhưng lại có lý về mặt chữ nghĩa. Một chiếc lá vàng khơ
mỏng nhẹ gió thu khe đưa nó rơi vèo xuống mặt nước. Có thể nói chữ
“ vèo” là một nhân từ mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục vừa
tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý. Nguyễn
Khuyến đã tạo nên một bức tranh cảnh vật thiên nhiên rực rỡ sống
động dù vạn vật có đang chuyển động nhưng cũng khơng thể làm mất
đi sự n bình vốn có của nó được giác quan của người cầm bút ấy
thật tinh nghệ ông đã cảm nhận chiếc lá thu rơi vào trong cơn gió rất
nhẹ. Đúng vậy cả tâm hồn và tình cảm cảm xúc của nhà thơ như gửi
gắm vào cảnh vật.


Với hai câu thơ đầu tác giả đã cho ta thấy một không gian nhỏ hẹp ,
nhưng hai câu 5 và 6 đã dần mở ra không gian rộng hơn, thoáng đãng
hơn :
“ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngát
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo . ’’
Nguyễn Khuyến đã sử dụng nghệ thuật đối rất cân chỉnh cho áng thơ
của mình , tầng mây đối với ‘ngõ trúc’. Tầng mây tưởng chừng như
đứng im một chỗ nhưng lời thơ ở câu văn như được thôi hồn từ
Nguyễn Khuyến nên nó lơ lửng treo trên cao , đã làm cho bức tranh
thu mở ra cả chiều cao và chiều rộng , mang lại cho ta cảm giác nhẹ
nhàng hơn. Trời thu , gió chỉ hiu hiu khiến mây ngừng bay mà lơ lửng
lưng chừng trời. Đúng như A-tô-ni Phơ- răng đã nhận định: “ Một thi
sĩ làm thơ, trước hết là phải thổi được cái hồn mình vào đó, phải biết
biến hóa những con chữ thơ cứng ngập tràn thi vị và “nhảy múa” trong
cảm xúc. “Đọc một câu thơ hay tức là ta gặp gỡ một tâm hồn con
người”. Hữu Thỉnh đã cảm nhận đám mây trong áng văn của ơng :
“ Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu ’’
Đám mây của Hữu Thỉnh làm cho người đọc tưởng chường như có
sức nặng , gồng gánh nhưng với đám mây thu của Nguyễn Khuyến lại
“lơ lửng”nhẹ nhàng , bồng bềnh trong gió . Từ láy “ lơ lửng ” khiến
mây dường như cũng có tâm trạng bâng khng mỗi độ thu về , nó
chính là nỗi buồn mà chỉ có thể cảm nhận được ở mùa thu. Ở đây ,
mây khơng mang trên mình màu sắc trắng tinh khôi như cái nhẹ lơ
lửng mà mây dường như được tơ them sức xanh vì nếu ở câu trước “
Sóng biếc hơi xanh ”thì ở đây tác giả sử dụng “ trời xanh ngát ” khiến
cho người đọc liên tưởng giữa độ mùa thu , vì khi giữa thu sắc trời
mới có màu tuyết đẹp như vậy. Bầu trời dù đã có mây bên cạnh nhưng
tốt lên một nỗi buồn thầm kín, đó cũng là cái tài của Nguyễn Khuyến
và khi không cũng gợi ra được cái hồn của mùa thu. Hai từ “ quanh co
” làm cho đường xóm mềm mại , uốn lượn. Tre ,trúc vốn là biểu tượng
cho làng quê Việt Nam, kết hợp với từ “ngõ” càng gợi lên cái làng quê
xứ sở. Người nào đó phải sống gắn bó với làng q thì mới biết được
cảm xúc của mình khi dưới bóng tre râm mát và được ngắm nhìn từng


khóm trúc với thân cây mảnh mai óng vàng như lụa. Từ đó , ta mới
thấm thía cảnh đẹp thơn quê thanh bình và hiểu được tại sao Nguyễn
Khuyến lại chọn “ngõ trúc” . “Khách vắng teo” được hiểu theo nhiều
nghĩa, “khách” ở đây chỉ người dân làng đã di làm nên chỉ cịn lại hình
bóng ngõ vắng quanh hiu, “khách” ở đây còn được hiểu là nữ khách từ
phương xa tới , không thấy cho nên ngõ vắng.“ Khách” là ẩn dụ cho
mong ngóng đợi chờ của nhà thơ về tin tức triều đình. Để mong sao
giữ dc cuộc sống nơi làng quê mãi thanh bình. Vì lúc này, Pháp đã
xâm chiếm nước ta. Qua đó thấy được tấm lịng u nước của Nguyễn
Khuyến.
Hình ảnh cảnh vật xuất hiện từ những câu thơ đầu xuyên suốt áng thơ

của Nguyễn Khuyến, những cảnh vật ấy đều sinh động, sống động
trong mắt người thi sĩ và cả người đọc. Một bức tranh dù có đẹp đến
mấy cũng khơng thể thiếu đi bóng dáng của con người, như Gorki đã
nói: “Văn học là nhân học”, Nguyễn Khuyến đã nhận ra điều đó nên
ông đã khắc họa con người qua hai câu thơ cuối, làm bức tranh càng
trở nên thân thuộc hơn:
“ Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá câu đớp động dưới chân bèo”.
Hình ảnh người đi câu trong tư thế tựa gối bng cần, gợi cho người
đọc liên tưởng đến hình ảnh của các bậc nho sĩ ngày xưa khi ở ẩn để
giữ gìn thanh danh nên có thể nói hình ảnh người đi câu ở đây cũng có
thể là tác giả bởi đây cũng là khoảng thời gian Nguyễn Khuyến từ
quan về ở ẩn tránh xa chốn quan trường, từ bỏ danh lợi, sống với cuộc
sống thanh nhàn. Động từ “buông cần” đặc biệt là từ “buông” được
hiểu theo hai nghĩa, nghĩa thực là buông cần câu cá, dù Nguyễn
khuyến có đang đi câu nhưng dường như khơng chú ý đến việc câu.
Có người cịn liên tưởng Nguyễn Khuyến trong câu thơ này như Tử
Nha bên dịng sơng Dịch đi câu nhưng không mắc mồi, đi câu để chờ
đợi thời thế. “Tựa gối” như thể hiện sự chán nản trong ơng khi phải
chờ gì đó q lâu, phải suy nghĩ quá nhiều đến chán nản, ông suy nghĩ
cho quê hương, cho đất nước, cho những người dân sống lam lũ ngồi
kia sẽ trở thành nơ lệ cho giặc. Với nghĩa ẩn dụ “buông” là buông bỏ,
Nguyễn Khuyến đã cởi bỏ mũ áo, cáo quan về quê, từ bỏ danh lợi để
sống với cuộc sống thanh bạch giữ thiên lương trong sáng. Nói là đi


câu để không quan tâm đến sự đời nhưng Khuyến Khuyến vẫn nghe
thấy tiếng “cá đớp động chân bèo”. Từ “đâu” được hiểu theo hai
nghĩa, nghĩa thứ nhất là không có lấy một tiếng cá đớp động dưới chân
bèo, khơng gian hồn tồn tĩnh lặng. Nghĩa thứ hai đó là có tiếng cá

đớp động dưới chân bèo nhưng chỉ là tiếng động rất nhỏ, phải thật sự
lắng tai nghe mới có thể thấy được tiếng cá đớp động dưới chân bèo.
Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh nhà thơ đã nói đến tiếng động nhưng
thật ra làm cho khơng gian ngày càng trở nên tĩnh vì phải tĩnh mới
nghe được tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Nhưng từ đây giúp ta
hiểu thêm tấm lòng của Nguyễn Khuyến cho dù ơng có về q ở ần thì
trong ơng vẫn ln lặng lịng với đất nước, q hương, ơng ln dõi
theo mọi biến động của đời sống, của xã hội nhất là trong tình cảnh
thực dân Pháp xâm lược nước ta mà mà nhà Nguyễn lại cam tâm làm
tay sai cho giặc. Qua đây càng làm rõ hơn về con người của Nguyễn
Khuyến, dù có đi ở ẩn nhàn thân nhưng ơng chưa bao giờ nhàn tâm,
đó chính là sự kín đáo của nhà thơ.
Một người có cái nhìn tinh tế như Nguyễn Khuyến, điểm nhìn của ơng
chính là từ gần đến cao, từ cao trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc
thuyền câu, nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở
về ao thu, với chiếc thuyền câu. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao
hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật
sinh động với những hình ảnh vừa cân đối vừa hài hòa. Mở ra một
khung cảnh hết sức đơn sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tẻo teo,
sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co,
sắc xanh của trời hòa lẫn cùng sắc xanh của nước. Qua đấy đã tạo nên
một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng
trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống
động. Cảnh sắc mùa thu tuyệt đẹp nhưng lại vương vấn đượm buồn,
chính cái không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn: “vắng teo, trong
veo,khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng,…Đặc biệt câu thơ cuối tạo
được một tiếng động duy nhất: “Cá câu đớp động dưới chân bèo”, dù
nó khơng thể phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng tăng thêm sự
yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Nguyễn Khuyến đã sử dụng thành
công nghệ thuật lấy động tả tĩnh, nhờ đó đã làm nên chất riêng trong

bài “Thu điếu” của ông.


Đã có người từng nói rằng: “ Nguyễn Khuyến, hơn một nhà họa sĩ là
một nhà thi sĩ. Thơ ông hơn một bức tranh tả cảnh là những ngôn từ
gợi hình”. Qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, ơng đã vẽ lên một bức tranh
thấm đậm làng quê, chất giản dị của riêng mình, làm nổi bật mùa thu ở
đồng bằng Bắc Bộ. Bức tranh ấy của ông sẽ sống mãi với thời gian.



×