Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BT THẢO LUẬN HÌNH SỰ CỤM 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.37 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN
MƠN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG
GIẢNG VIÊN: Phạm Thị Yến
Danh sách sinh viên
Nguyễn Khánh An
Bùi Thị Cẩm Anh
Lê Thị Minh Anh
Lương Vũ Hoàng Anh
Trịnh Minh Anh
Nguyễn Thị Giang
Phạm Đoan Giao
Đinh Thị Việt Hà
Nguyễn Thu Hà
Nguyễn Phương Nhật Hạ
Lê Nguyễn Ngọc Hân
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Trương Ngọc Mai Hân
Trần Thúy Hằng

MSSV
1953801014001
1953801014003
1953801014004
1953801014005
1953801014012
1953801014045
1953801014046
1953801014047
1953801014048


1953801014049
1953801014052
1953801014053
1953801014055
1953801014059
NHÓM 3
1


I.

PHẦN NHẬN ĐỊNH

Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được
Luật hình sự bảo vệ?
Trả lời: Nhận định trên sai. Vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ
pháp luật hình sự, là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, khi
có một sự kiện pháp lý xảy ra mà sự kiện đó được kết luận là một tội phạm do người
phạm tội gây ra thì sẽ làm xuất hiện một quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với người
thực hiện hành vi phạm tội.
Cịn quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được quốc
gia quyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm.
Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh khi có một tội phạm được thực hiện?
Trả lời: Nhận định trên sai. Vì đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là quan
hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội
phạm
Câu 3: Thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ
pháp luật hình sự.
Trả lời: Nhận định trên đúng.Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật

hình sự là hành vi phạm tội đã thực hiện trên thực tế. Hành vi phạm tội có thể do
nhiều ngành luật điều chỉnh khác nhau.
Câu 4: Người phạm tội và người bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức
độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội
Trả lời: Nhận định sai. Nhà nước là bên trực tiếp có quyền buộc người phạm tội
chịu trách nhiệm hình sự về hình vi phạm tội họ gây ra.
Câu 5: Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm
dứt quan hệ pháp luật hình sự.
Trả lời: Nhận định trên sai. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà
nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được
2


thực hiện. Phươ6ng pháp điều chỉnh của pháp luật hình sự là phương pháp “quyền
uy” trong đó có sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý giữa Nhà nước và người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội. Nhà nước buộc người phạm tội, pháp nhân thương
mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình đồng
thời người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm với Nhà
nước. Cho nên bãi nại của người bị hại không phải là căn cứ pháp lý làm chấm dứt
quan hệ pháp luật hình sự.
Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.
Trả lời: Nhận định trên sai. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát
sinh khi có một tội phạm xảy ra giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương
mại phạm tội.
Câu 7: Trong Phần thứ hai (Các tội phạm) của Bộ luật hình sự năm 2015, mỗi
điều luật chỉ quy định một quy phạm pháp luật hình sự.
Trả lời:Nhận định trên sai. Vì hiện nay theo cách xây dựng điều luật có một số
tội phạm có tính chất mức độ gây nguy hiểm ngang nhau nên họ quy định nó chung
một điều luật , tương ứng với một tội danh cụ thể, một tội phạm cụ thể. Ví dụ Điều

117 quy định về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 8: Phần quy định trong quy phạm pháp luật tại Khoản 1 Điều 259 BLHS là
loại quy định viện dẫn.
Trả lời: Nhận định trên sai. Vì Quy định viện dẫn là loại quy định khơng trực
tiếp chỉ ra những dấu hiệu của hành vi phạm tội mà viện dẫn đến những văn bản quy
phạm pháp luật luật khác, mà ở Khoản 1 Điều 259 BLHS không hề viện dẫn đến loại
văn bản hay điều luật nào khác nên nó thuộc loại quy định mơ tả.
Câu 9: Phần quy định trong quy phạm pháp luật tại Khoản 1 Điều 108 BLHS là
loại quy định mô tả.
3


Trả lời: Nhận định trên đúng. Vì ở khoản 1 Điều 108 BLHS mô tả lại những
hành vi cấu thành tội phạm.
Câu 10: Chế tài được quy định tại Khoản 1 Điều 171 BLHS là loại chế tài
tương đối dứt khốt.
Trả lời: Nhận định trên là đúng. Vì chế tài tương đối dứt khốt là loại chế tài
mà trong đó quy định mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt. Trong Khoản
1 Điều 171 có quy định mức tối thiểu của khunh hình phạt là 1nawm và mức tối đa
của khunh hình phạt là 5 năm.
Câu 11: Chế tài được quy định tại Khoản 1 Điều 168 BLHS là loại chế tài lựa
chọn.
Trả lời: Nhận định trên sai. Vì chế tài được quy định là chế tài hình sự đây là
hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm Khoản 1 Điều 168 được quy định trong Bộ
luật hình sự 2015. Chế tài hình sự chính là bộ phận hợp thành từ quy phạm pháp luật
hình sự. Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người
thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó. Chế
tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và sẽ được áp dụng với người
thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 12: BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Trả lời : Nhận định trên sai. Vì BLHS Việt Nam cịn có hiệu lực áp dụng đối
với hành vi ngồi lãnh thổ Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều 6 BLHS 2015.
Câu 13: Mội tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó
bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Trả lời: Nhận định trên sai.Vì tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa
là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu
hoặc kết thúc, hoặc có một thời gian thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
4


Câu 14: Một số điều luật của Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng đối với
hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đjió có hiệu lực thi hành.
Trả lời:Nhận định trên đúng. Vì hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự được hiểu
là hiệu lực của đạo luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước khi
đạo luật đó có hiệu lực thi
Câu 15: Bộ luật hình sự năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm
tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ
Việt Nam
Trả lời: Nhận định sai. Vì theo: Khoản 2 Điều 6 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) quy định như sau: “Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước
ngoài phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi
phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi
ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
⇒ Người nước ngoài, pháp nhân thương mại phạm tội ở ngoài lãnh thổ của
Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS năm 2015

Câu 16: BLHS năm 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra
trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc giới
hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trả lời: Nhân định trên đúng.Vì theo khoản 3 Điều 6 có quy định về hiệu lực
của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm
tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả
hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ
luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định.”
5


II.

PHẦN BÀI TẬP

Bài tập 1:
A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn
cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với với tỷ lệ thương tích tật 30%. Vì thế, B
phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều tri tại bệnh viện là 15.300.000
đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan hệ pháp luật sau:
-

A bị tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B ( Theo quy

định tại Điều 134 BLHS ).
-


A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện.

-

A bị trường dạy nghề buộc thơi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế

của nhà trường.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là
gì?
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được
khơng? Tại sao?
4.

Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?

Trả lời:
Câu 1: Quan hệ pháp luật hình sự là: quan hệ giữa Tịa án và A.
Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước
( Tòa án ) và người phạm tội ( A ), pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội
phạm được thực hiện.
Câu 2: Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án
này: hành vi cố ý gây thương tích của A đối với B.
Câu 3: A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay
mình được. Vì:
6


- Tính chất của quan hệ pháp luật hình sự đòi hỏi một bên chủ thể là Nhà nước

và bên kia phải là người phạm tội. Vì vậy, khơng thể nhờ người khác vì người khác
khơng phải người phạm tội.
- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp quyền uy –
phục tùng tức là người phạm tội phải tự mình tham gia quan hệ pháp luật đó chứ
khơng có quyền cũng khơng được phép nhờ ai chịu trách nhiệm cho mình.
- Mục đích của hình phạt là trừng trị, giáo dục ,cải tạo vì vậy người phạm tội
phải tự mình tham gia quan hệ pháp luật hình sự, tự mình chịu các hình thức trách
nhiệm hình sự thì mới đạt được ý nghĩa của hình phạt đặt ra.
Câu 4:
- Quyền: được yêu cầu Tòa án phải xét xử đúng người đúng tội.
- Nghĩa vụ: chấp hành tuân thủ pháp luật.
Bài tập 2:
Bằng những hiểu biết về các nguyên tắc của Luật Hình sự, anh (chị) đánh giá
như thế nào về các khuynh hướng quyết định hình phạt sau:
1. Xử phạt quá nhẹ đối với hành vi phạm tội đã bị đưa ra xét xử;
2. Xử phạt quá nặng đối với hành vi phạm tội đã bị đưa ra xét xử.
Trả lời:
Bằng những hiểu biết về các ngun tắc của Luật HÌnh sự, chúng tơi xin được
phép đánh giá về các khuynh hướng quyết định hình phạt trên như sau:
Câu 1: Xử phạt quá nhẹ đối với hành vi phạm tội đã bị đưa ra xét xử.
Đây là trường hợp vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong áp dụng
pháp luật hình sự. Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ
lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Hình phạt mà Tồ án tun cho người phạm
tội phải phù hợp với các quy định của Luật hình sự.
Câu 2: Xử phạt quá nặng đối với hành vi phạm tội đã được đưa ra xét xử.
Đây trường hợp vi phạm nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của pháp luật
hình sự Việt Nam. “Nhân đạo là đạo làm người. Đạo làm người thể hiện ở lòng
7



thương yêu, với ý thức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không
làm đau đớn con người.” Việc xét xử quá nặng đã làm ảnh hưởng đến bản chất, mục
đích của việc áp dụng hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam. Luật hình sự Việt Nam
khoan hồng với những người lập công chuộc tội, ăn năn hối lỗi,.. khơng có mục đích
trả thù, hạ thấp nhân phẩm người phạm tội mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo,
hoàn lương, trở thành người có ích cho xã hội.
Bài tập 3:
Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định
tại Điều 190 BLHS. Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy
định tại Điểm a Khoản 5 Điều190 BLHS. Ơng X khơng thực hiện hành vi phạm tội
mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân thương mại A thực hiện các
thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.
Anh/ chị hãy xác định:
1.Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
a. Quan hệ giữa nhà nước và ông X?
b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A?
c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X?
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ phấp luật hình sự trong vụ án này là
gì?
Trả lời:
Câu 1: Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp
luật hình sự. Vì ơng X chỉ là người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân thương mại
A nên quan hệ chỉ phát sinh với pháp nhân thương mại A. Quan hệ phát sinh khi có
một tội phạm xảy ra giữa nhà nước và pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật
hình sự.
Câu 2: Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này
là pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại
Điều 190 BLHS.
8



Bài tập 4:
Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật
sau:
-

Điều 157 BLHS

-

Điều 168 BLHS

-

Điều 260 BLHS

Trả lời:
- Điều 157: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái phép
Đây là quy định giản đơn. Vì Điều 157 chỉ nêu tên tội phạm khơng nêu dấu
hiệu pháp lý của tội phạm đó.
- Điều 168: Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Đây là quy định mơ tả. Vì Điều 168 vừa nêu tên tội phạm vừa nêu tên dấu hiệu
pháp lý của tội phạm đó.
- Điều 260: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Đây là quy định viện dẫn. Vì Điều 260 nêu tên tội phạm và muốn biết dấu hiệu
pháp lý của tội phạm đó thì phải xem thêm các quy định khác của pháp luật (quy định
về an tồn giao thơng đường bộ).
Bài tập 5:
Hãy xác định loại chế tài của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật
sau:

-

Khoản 1 Điều 169 BLHS

-

Khoản 4 Điều 251 BLHS

-

Khoản 1 Điều 134 BLHS

Trả lời:
- Khoản 1 Điều 169 BLHS: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Đây là chế tài tương đối dứt khoát.
- Khoản 4 Điều 251 BLHS:
9


Đây là chế tài lựa chọn.
- Khoản 1 Điều 134 BLHS: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác.
Đây là chế tài lựa chọn.
Bài tập 6:
A 30 tuổi, quốc tịch Lào. Tại sân bay Tân Sơn Nhất của Việt Nam, A bị bắt vì
mang 50.000 USD trái phép sang Lào. Qua thẩm vấn tại cơ quan điều tra, A khai nhận
trước đó 3 tháng A đã bán heroin cho B là công dân Việt Nam và cho nợ 50.000 USD
hẹn tháng sau sẽ trả lại. Việc mua bán được thực hiện tại Lào. Quá hẹn không thấy B
đem tiền đến trả nên A đã qua Việt Nam để đòi nợ. Trên đường mang tiền thu nợ từ B
là 50.000 USD, A đã bị Hải quan Việt Nam phát hiện.

Trong trường hợp có hai hành vi phạm tội được thực hiện: đó là hành vi mua
bán trái phép chất ma tuý và hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Anh (chị) hãy xác định:
1.

Hình vi phạm tội của A có được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hay
không? Tại sao?

2.

BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A không?
Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
Trả lời:
Câu 1: Hình vi phạm tội của A có được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

hay không? Tại sao?
- Hành vi phạm tội của A được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
- Vì căn cứ theo Điều 5 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
về hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
10


“1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của
hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự

theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ
được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó;
trường hợp điều ước quốc tế đó khơng quy định hoặc khơng có tập qn quốc tế thì
trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”
Cho nên, A phạm tội trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam ( bị phát hiện tại sân
bay Tân Sơn Nhất và mua bán trái phép chất ma tuý tại Lào mà Việt Nam có lãnh sự
quán). A là người thuộc quốc tịch Lào, nếu A không thuộc đối tượng được hưởng
quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì trách nhiệm hình sự của A phải chịu sẽ
giống như một cơng dân Việt Nam bình thường phạm tội.
Câu 2: BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A
không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
- BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội của A.
- Vì khơng phân biệt cơng dân phạm tội là cơng dân nước ngồi hay cơng dân
Việt Nam. Chính vì vậy, dù là cơng dân nào thì BLDS 2015 cũng có thể được áp
dụng.
- Căn cứ pháp lý: Điều 5 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) về hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
11


“1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện
trên

lãnh

thổ

nước


Cộng

hòa



hội

chủ

nghĩa

Việt

Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi
phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của
họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó;
trường hợp điều ước quốc tế đó khơng quy định hoặc khơng có tập qn quốc tế thì
trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”
Bài tập 7:
A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và
C ( đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt Nam

dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập
cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ cho B và C. Tại
Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi, sau đó, bán họ cho những
người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được thực hiện:
hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.
Anh (chị) hãy xác định:
1.

BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không?
Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.

2.

BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm? Tại sao?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Trả lời:
Câu 1: BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người

không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
12


BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người. Tại vì
hành vi mua bán người được coi là tội phạm vì nó là hành vi trái pháp luật,, nguy
hiểm cho xã hội và được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện tội phạm đã
xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền làm người của
nạn nhân, coi con người như một món hàng hóa để mua, bán, trao đổi nhằm mục đích
kiếm lợi nhuận.
Căn cứ pháp lý:
Điều 150 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017):

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực
hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định
tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm
đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;
e) Phạm tội 02 lần trở lên.
13


3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Có tính chất chun nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.”
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
Hành vi mua bán người đã cấu thành tội phạm:
Thứ nhất, về khách thể tội mua bán người: Là nạn nhân đã bị xâm phạm
nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền làm người của nạn nhân.
Thứ hai, về chủ thể của tội phạm: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người
có năng lực hành vi dân sự đã dùng thủ đoạn lừa gạt nạn nhân và bán nạn nhân cho
người khác đã là chủ thể của tội phạm đối với tội mua bán người.
Thứ ba, về mặt khách quan của tội mua bán người:
-

Hành vi khách quan: Theo khoản 1 Điều 150 BLHS: Chủ thể của tội

phạm có thể đã dùng: “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn
khác” để có được nạn nhân trong quá trình: “Tuyển mộ”, “vận chuyển”, “chứa chấp”
và “chuyển giao”, “tiếp nhận người” nhằm thực hiện hành vi mua bán người.
 A đã dùng thủ đoạn nhằm vào sự non dạ, dễ tin người và muốn tìm việc làm có
thu nhập cao để lừa gạt các cơ gái, để bán sang Trung Quốc cho B và C.
-

Hậu quả: hậu quả của hành vi mua bán người được thể hiện chủ yếu là

con người đó đã bị đem ra “mua”, “bán” và bị bóc lột tình dục.
14


Thứ tư, về mặt chủ quan tội buôn bán người: Lỗi của người phạm tội
được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, có mục đích chủ yếu là vụ lợi, “đổi người lấy

tiền” và nhằm bóc lột: “Để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể
của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo”.
Thứ năm,về hình phạt: Điều 150 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) quy định cụ thể hơn các hành vi mua bán người và mức hình phạt cao hơn
(Khoản 1 có khung hình phạt từ 5 năm đến 10 năm tù; khoản 2 có khung hình phạt từ
8 năm đến 15 năm tù và khoản 3 có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù. Mức
phạt tiền cũng tăng từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, người phạm tội có thể cịn bị
tịch thu tài sản).
Câu 2: BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm? Tại
sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm. Tại vì hành vi
hiếp dâm được coi là tội phạm vì nó là hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội và
được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện tội phạm đã xâm phạm nghiêm
trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền làm người của nạn nhân.
Căn cứ pháp lý:
Điều 141 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
15


d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn ln.
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.”
Hành vi hiếp dâm đã cấu thành tội phạm:
Thứ nhất, về khách thể của tội hiếp dâm: Là hành vi xâm phạm quan hệ nhân
thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Thứ hai, về chủ thể của tội phạm: Là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự,
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối
với tội hiếp dâm.
Thứ ba, về mặt khách quan của hành vi hiếp dâm:
-

Hành vi khách quan: Theo khoản 1 Điều 141 BLHS Việt Nam 2015( sửa

đổi bổ sung năm 2017):
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”
 A,B và C có thể đã dùng những thủ đoạn trên để giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
-

Hậu quả: Nạn nhân bị xâm hại quan hệ tình dục nghiêm trọng. Mục đích

và ý chí của người phạm tội là thỏa mãn nhu cầu tình dục trái ý muốn đối với nạn

nhân.
Thứ tư, về mặt chủ quan của tội hiếp dâm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý,
người phạm tội biết hành vi giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác của
16


mình là trái ý muốn nạn nhân hoặc khơng cần biết nạn nhân có đồng ý hay khơng.
Mục đích của người phạm tội là thỏa mãn ham muốn tình dục.
Thứ năm, về hình phạt của tội hiếp dâm: Đã được quy định rất rõ tại Điều 141
BLHS 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017 )

Bài tập 8:
A (25 tuổi) là công dân Việt Nam đã phạm tội giết người tại Trung Quốc và bị
Tòa án Trung Quốc xử phạt 10 năm tù. Sau khi mãn hạn tù, A về Việt Nam.
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về các phương án sau đây:
1. Khi về Việt Nam, A khơng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình
sự Việt Nam.
2. Khi về Việt Nam, A vẫn phải chịu thêm trách nhiệm hình sự theo Bộ luật
hình sự Việt Nam.
3. Theo luật hình sự Việt Nam, A vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo
Bộ luật hình sự Việt Nam, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét cụ thể mà
khơng buộc A chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nữa.
Trả lời:
Câu 1: Khi về Việt Nam, A khơng phải chịu trách nhiệm hình sụ theo Bộ luật
hình sự Việt Nam
Theo Bộ luật hình sự được quy định về hiệu lực của đạo luật hình sự đối với
hành vi phạm tội xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam như sau:
“ Điều 6: Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngồi
lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Cơng dân Việt Nam phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.
17


2. Quy định này cũng được áp dụng đối với người khơng quốc tịch thường trú
ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nước ngoài phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam
trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia."
Theo quy định trên A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như trường hợp
của A được quy định trong các Điều ước quốc tế mà cả Việt Nam và Trung Quốc
tham gia hoặc trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét trong trường hợp này và đối chiếu Bộ luật hình sự Việt Nam thì
hành vi của A đã bị Tòa án Trung Quốc kết án và A đã chấp hành đầy đủ do đó khi về
Việt Nam A sẽ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự nữa (một hành vi phạm tội
không bị truy cứu trách nhiệm hai lần nếu không đủ các cấu thành độc lập) do đó
khơng thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Việt Nam vì vậy, sau khi về nước A khơng phải chịu trách nhiệm hình sự của bộ luật
Hình Sự Việt Nam.
Câu 2: Khi về Việt Nam, A vẫn phải chịu thêm trách nhiệm hình sự theo Bộ
luật hình sự Việt Nam.
A vẫn phải chịu thêm trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong
trường hợp A đã thực hiện thêm 1 hành vi nữa ngoài tội giết người nhưng hành vi này
của A chưa bị Tòa án Trung Quốc xét xử mà Bộ luật hình sự Việt Nam lại có quy
định về tội danh này thì lúc đó vẫn còn thủ tục tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình
hình sự đối với A.
Theo Điều 2 BLHS 2015 “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự."
Khoản 1 Điều 6 BLHS 2015 “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngồi lãnh thổ

nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại
Việt Nam theo Bộ luật này”.
18


Câu 3: A vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt
Nam, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét cụ thể mà khơng buộc A chịu
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nữa trong trường hợp A có hành
vi phạm tội nhưng Tịa án Trung Quốc chưa xử phạt về hành vi này nhưng theo Bộ
luật hình sự Việt Nam có quy định đối với tội danh của A, thì theo khoản 1 Điều 6
BLHS 2015 “Cơng dân Việt Nam phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật
này”, A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng nếu A thuộc trường hợp căn cứ
miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại
Điều 29 BLHS 2015:
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn
cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách,
pháp luật làm cho hành vi phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các
căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người
phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo
dẫn đến khơng cịn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát
hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm
và lập cơng lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô

ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người
khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải
và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
19


Thì lúc này cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét cụ thể mà không buộc A
chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nữa.
Bài tập 9:
Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015
về tội “cướp tài sản”.
Anh (chị) hãy xác định:
1.

Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?

2.

Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày
BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử?
Tại sao?
Trả lời:
Câu 1: Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
Điều 133 BLHS năm 1999 có quy định “ hình phạt nặng hơn” Điều 168 BLHS

2015. Vì ở Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng
nhất của điều luật: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” nhưng ở BLHS năm
2015 đã quy định khơng áp dụng hình phạt tử hình (hình phạt nặng nhất) đối với 7 tội
danh: tội cướp tài sản; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ

gia thực phẩm; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy; tội phá
hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chống mệnh
lệnh; tội đầu hàng địch. Tử hình là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống
hình phạt của nước ta và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng trong một số trường hợp cụ thể do BLHS quy định. Sở dĩ là hình phạt nghiêm
khắc nhất vì nó tước bỏ quyền sống của người bị kết án, loại bỏ mọi khả năng giáo
dục, cải tạo người phạm tội và có tác dụng phòng ngừa tái phạm một cách triệt để. Và
phạm tội “ cướp tài sản” khơng nằm trong nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng nên Điều
168 BLHS năm 2015 đã sửa đổi mức phạt nhẹ hơn cho tội danh này thay cho Điều
133 BLHS năm 1999.
20



×