Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BT THẢO LUẬN HÌNH SỰ CỤM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.35 KB, 30 trang )

g
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN
MƠN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG

GIẢNG VIÊN: Phạm Thị Yến
Danh sách sinh viên
Nguyễn Khánh An
Bùi Thị Cẩm Anh
Lê Thị Minh Anh
Lương Vũ Hoàng Anh
Trịnh Minh Anh
Nguyễn Thị Giang
Phạm Đoan Giao
Đinh Thị Việt Hà
Nguyễn Thu Hà
Nguyễn Phương Nhật Hạ
Lê Nguyễn Ngọc Hân
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Trương Ngọc Mai Hân
Trần Thúy Hằng

MSSV
1953801014001
1953801014003
1953801014004
1953801014005
1953801014012
1953801014045
1953801014046


1953801014047
1953801014048
1953801014049
1953801014052
1953801014053
1953801014055
1953801014059
NHÓM 3


I.

PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
Câu 1: Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS là mức hình phạt do tịa
án quyết định đối với người phạm tội.
SAI. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách khác,
căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt (do Điều luật quy định),
cịn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tịa án,
khơng phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.
Câu 2: Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm từ trở
xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
SAI.Tội phạm ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hay đặc biệt
nghiêm trọng là căn cứ vào khung hình phạt đó chứ khơng căn cứ vào mức hình
phạt trong bản án mà tịa án tun. Giả sử người đó phạm tội cưỡng đoạt tài sản
theo Khoản 1 Điều 13 (khung hình phạt là từ 1 đến 5 năm tù). Tịa tun phạt 3
năm tù. Thì đây là trường hợp tội pham nghiêm trọng (vì mức cao nhất của khung
hình phạt tại khoản là 5 năm tù, đối chiếu khoản 3 Điều 8 thì đó thuộc loại tội

nghiêm trọng dù hình phạt mà tịa án tun chỉ là 3 năm tù).
Còn nếu Tòa tuyên người này 2 năm tù, phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 3
Điều 135 (khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù) => thì trường hợp này là tội
phạm rất nhiêm trọng (vì mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản 2 là 10 năm
tù, đối chiếu k3 Điều 8 thì trường hợp này thuộc loại tội rất nghiêm trọng)
Câu 3: Mọi tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật hình sự quy
định là phạt tiền thì đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
ĐÚNG. Khoản 1 Điều 9 “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội khơng lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc
phạt tù đến 03 năm”.
Câu 4: Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm, cấu thành cơ bản
cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.


SAI. Mỗi tội danh có CTTP cơ bản (dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt
tội này với tội khác) và có thể có một hoặc nhiều cấu thành tang nặng hoặc giảm
nhẹ.
Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loạii CTTP. Ví dụ: Điều 173 quy định
về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là CTTP cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là
CTTP tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về
CTTP giảm nhẹ.
Vd: Điều 108: Tội phản bội Tổ quốc chỉ có cấu thành giảm nhẹ
Câu 5: trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ khơng có dấu hiệu định tội.
Sai. Dấu hiệu định tội là dấu hiệu dùng để mô tả tội phạm cụ thể trong luật và cho
phép phân biệt tội này với tội khác.
CTTP giảm nhẹ là CTTP bao gồm dấu hiệu định tội vfa những dấu hiệu khác phản
ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm đi đáng kể (dấu hiệu định
khung giảm nhẹ)
Vd: Khoản 3 Điều 108 “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến

05 năm.”
Câu 6: Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm có cấu thành hình thức.
SAI. Vì có thể gặp những tội phạm tuy tính nguy hiểm cho xã hội không quá cao
nhưng nhà làm luật quy định bằng CT hình thức vì hậu quả của tội phạm này là
thiệt hại phi vật chất.
Câu 7: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ
điều chỉnh.
SAI. Vì khách thể của tội phạm là quan hệ của xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại.
Câu 8: Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.
SAI. Tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp khi hành vi phạm tội xâm hại đến
nhiều quan hệ xã hội mà việc xem xét sự gây thiệt hại đối với bất cứ một quan hệ
xã hội nào cũng không thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
đó và nhiều khách thể đó ln bị xâm hại ở mọi trường hợp phạm tội
Câu 9: Mọi tội phạm, suy cho cùng, đều là xâm phạm đến khách thể chung.


ĐÚNG. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khỏi
xự xâm phạm của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm
phạm đến các mối quan hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách
thể chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.
Câu 10: Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm
tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì khơng bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
SAI. Đối tượng tác động của tội phạm còn có thể là con người và hoạt động bình
thường của con người.
Câu 11: Mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của tội
phạm.
SAI. Mọi hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác
động đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Nhưng không phải mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động
của tội phạm. Trong nhiều trường hợp, hành vi phạm tội gây thiệt hại cho khách
thể nhưng khơng làm xầu đi tình trạng của đối tượng tác động so với trước khi bị
tác động.
Câu 12: Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự.
SAI. Vì đối tượng tác động của tội phạm là những phần trong khách thể của tội
phạm mà khi tác động đến nó người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho khách thể. Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các dạng sau đây:

Con người đối với tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự.

Các vật thể như tài sản, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của con
người.


Sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Còn đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa
Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

Câu 13: Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
SAI. Vì khách thể chung của tội phạm là thống nhất đối với tất cả các tội phạm,
các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là những quan hệ hữu cơ, ln có sự


tương tác, tác động lẫn nhau, tác động lên quan hệ này cũng sẽ tác động đến quan
hệ kia, do đó mỗi hành vi phạm tội, khi xâm phạm đến bất kỳ quan hệ xã hội nào
đều trực tiếp hoặc gian tiếp xâm phạm đến khác thể chung.
Câu 14: Mọi hành vi phạm tội được thực hiện đều gây thiệt hại cho khách thể của

tội phạm
SAI. Vì mọi hành v phạm tội có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
khách thể.
Câu 15: Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép ( Điều 266 BLHS) là xe ô
tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
ĐÚNG. Căn cứ theo Điều 266 BLHS 2015 quy định phương tiện phạm tội của Tội
đua xe trái phép là xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
Câu 16: Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã
hội được coi là hành vi khách quan của tội phạm.
SAI.Vì: Để một hành vi được xem là hành vi khách quan của tội phạm thì phải hội
tụ đủ các điều kiện sau:
Hành vi khách quan là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách
quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và và sự diều khiển của ý chí.

Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội tức phải
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội do Luật Hình sự bảo
vệ.

Hành vi khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và ý chí của
con người.

Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi trái pháp Luật Hình sự tức
những hành vi bị Luật Hình sự cấm và quy định hành vi đó là tội phạm.
Câu 17: Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần.
SAI.Vì: Mặc dù khách thể, đối tượng tác động của tội liên tục và phạm tội nhiều
lần cùng xâm phạm một khách thể.

Phạm tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao
gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại
một quan hệ xã hội và đều bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể thống nhất.

Có hành vi cấu thành tội phạm, có hành vi không cấu thành tội phạm. Bản chất của


phạm tội liên tục là đặc điểm của hành vi khách quan được quy định trong cấu
thành tội phạm cơ bản.
- Phạm vi: Phạm tội liên tục chỉ tồn tại trong một số tội danh.

Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện một tội phạm mà
trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị Tòa án xét xử. Bản chất
của phạm tội nhiều lần là tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội danh hoặc
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 Bộ luật Hình sự.
- Phạm vi: Bất kỳ tội phạm nào người phạm tội đều có thể phạm tội nhiều lần nếu
hành vi phạm tội đó chưa bị phát hiện hoặc bị phát hiện rồi nhưng người thực hiện
hành vi phạm tội chưa bị bắt giữ và họ tiếp tục có hành vi phạm tội tương tự.
Câu 18: Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội
phạm cơ bản.
SAI. Vì hậu quả của tội phạm là thệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã
hội là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể thể hiện
qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là
khách thể của tội phạm. Trong cấu thành tội phạm cơ bản chỉ có dấu hiệu định tội
– dấu hiệu mơ tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
Câu 19: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là
dấu hiệu định tội đối với tội phạm có cấu thành hình thức.
SAI. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm là
dấu hiệu bắt buộc phải có để cấu thành tội phạm đối với tội phạm có cấu thành tội
phạm vật chất.
Câu 20: Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định đúng. Theo điều 21 BLHS, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 21: Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Nhận định đúng. Theo khoản 2 điều 12 BLHS, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình suwh về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 22: Người 15 tuổi thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 2 Điều 128
BLHS thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.


ĐÚNG. Vì Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo quy
định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015.
Câu 23: Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại.
SAI. Vì lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc
vơ ý.
Câu 24: Xử sự của một người được coi là khơng có lỗi nếu gây thiệt hại cho xã hội
trong trường hợp khơng có tự do ý chí.
ĐÚNG.Vì nếu rơi vào 8 trường hợp dưới đây thì hành vi làm chết người sẽ được
loại trừ Trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS hiện hành:
1. Phạm tội trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự.
2. Sự kiện bất ngờ.
3. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.
4. Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự.
5. Phịng vệ chính đáng.
6. Tình thế cấp thiết.
7. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công

nghệ.
8. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
Câu 25: Nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra là nội dung của lỗi cố ý
gián tiếp.
Trả lời: Nhận định sai. Tất yếu xảy ra là nội dung của cố ý trực tiếp.
Vì theo khoản 2 điều 10 BLHS quy định “Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra”


Dấu hiệu pháp lý về tội cố ý gián tiếp:
Về mặt lý trí đối với hậu quả: thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra.
Về mặt ý chí khơng mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra nhưng có ý
thức để mặc cho hậu quả phát sinh.
Câu 26: Người bị cưỡng bức thân thể thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về
xử sự gây thiệt hại cho xã hội đucợ quy định trong BLHS
Đúng. Cưỡng bức về thân thể là trường hợp một người bị bạo lực vật chất tác
động (bị trói, bị giam giữ, bị bịt miệng) khiến họ không hành động được theo ý
muốn của mình mặc dù họ biết nếu làm như vậy sẽ gây thiệt hại đến người khác,
người bị cưỡng bức về thân thể không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ khơng
có lỗi

Câu 27: Người bị cưỡng bức về tinh thần thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự
về sử xự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS:
SAI.Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác.
Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây
hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người bị cưỡng bức hồn tồn bị tê liệt về ý
chí, khơng cịn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức

thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, dù là bị đe dọa hay cưỡng bức về tinh thần để phạm tội thì chủ thể thực
hiện hành vi phạm tôi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như trong luật đã quy
định, bị đe dọa hay cưỡng bức chỉ được xem là một yếu tố để giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự.
Theo Điều 25 BLHS 2015 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự:
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy
tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người
phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự
thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm,


cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được
miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.”
Rõ ràng trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần dẫn đến việc phạm tội khơng thuộc
trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật.
Từ những căn cứ pháp lí và giải thích trên có thể thấy rằng người bị cưỡng bức về
tinh khơng được miễn trách nhiệm hình sự mà việc bị cưỡng bức đó chỉ được coi là
một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Câu 28: Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội
ĐÚNG. Năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của con người khơng thể có
ngay từ khi sinh ra mà được hình thành từng bước, tích lũy theo thời gian. Do đó
phải đạt độ tuổi nhất định con người mới có đủ khả năng nhận thức và điều khiển
được hành vi của mình, khi đó mới bị coi là có lỗi. Vì vậy tuổi chịu TNHS là tiền
đề để xác định lỗi của chủ thể.
Câu 29: Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luật, người thực hiện hành vi
không phải chịu trách nhiệm hình sự.

SAI. Vì người thực hiện hành vi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường
hợp người thực hiện hành vi lầm tưởng rằng hành vi mà họ thực hiện, luật hình sự
quy định là tội phạm nhưng thực tế luật không quy định là tội phạm, trường hợp
này khơng có trách nhiệm hình sự, luật khơng quy định hành vi nào đó là tội phạm
thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.

II.

PHẦN BÀI TẬP

Bài tập 1:
A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm
cắp tài sản theo Khoản 2 Điều 173 BLHS và bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam.
Anh (chị) hãy xác định:
1.Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là tội gì? Tại sao?
2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm ( CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?


3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng
hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?
Trả lời:
Câu 1: Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là tội gì? Tại
sao?
Căn cứ vào khoản 1, Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ
sung năm 2017) quy định về phân loại tội phạm:
"1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã

hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù"
Trong trường hợp này, do A phạm tội thuộc khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015, bị
Tòa án tuyên phạt 02 năm tù giam tuy nhiên mức cao nhất của khung hình phạt
theo khoản 2 là 7 năm tù, do đó loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm
nghiêm trọng.
Câu 2: Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm ( CTTP) vật chất
hay CTTP hình thức? Tại sao?
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức.
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt
buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi
nguy hiểm cho xã hội được hiểu là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc tạo ra khả
năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và được thể
hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Tội trộm cắp tài sản chưa cần
phải gây ra hậu quả mà chỉ cần có hành vi là đã đủ để cấu thành tội phạm. Do đó ở
trong trường hợp này, tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình
thức.
Câu 3: Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng
hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?


Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản.
Căn cứ vào Điều 51, 52 của BLHS năm 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ:
Hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 173 BLHS năm
2015 tức là tội trộm cắp tài sản (tài sản trị giá 70 triệu đồng), khơng có bất cứ tình
tiết tăng nặng hay giảm nhẹ nào nên hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu

thành tội phạm cơ bản.
Bài tập 2:
A có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông X. Tội phạm và hình phạt về hành
vi phạm tội này được quy định tại Điều 174 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
hành vi phạm tội của A thuộc loại tội phạm nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó
thuộc trường hợp quy định tại:
a. Khoản 1 Điều 174 BLHS;
b. Khoản 2 Điều 174 BLHS;
c. Khoản 3 Điều 174 BLHS ;
d. Khoản 4 Điều 174 BLHS.
2. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP
phản ánh. tội phạm thuộc loại CTTP nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó thuộc
trường hợp quy định tại:
a. Khoản 1 Điều 174 BLHS;
b. Khoản 2 Điều 174 BLHS;
c. Khoản 3 Điều 174 BLHS ;
d. Khoản 4 Điều 174 BLHS.
3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP hình
thức? Tại sao?
Trả lời:
Câu 1: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, hành vi phạm tội của A thuộc loại tội phạm nào và tại sao nếu hành vi phạm tội
đó thuộc trường hợp quy định tại:
a. Khoản 1 Điều 174 BLHS: tội phạm ít nghiêm trọng. Vì tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn.


b. Khoản 2 Điều 174 BLHS: tội phạm nghiêm trọng. Vì tính chất và mức độ nguy

hiểm cho xã hội lớn.
c. Khoản 3 Điều 174 BLHS: tội phạm rất nghiêm trọng. Vì tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội rất lớn.
d. Khoản 4 Điều 174 BLHS: tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn.
Câu 2: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP
phản ánh. tội phạm thuộc loại CTTP nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó thuộc
trường hợp quy định tại:
a. Khoản 1 Điều 174 BLHS: CTTP cơ bản. Vì, có dấu hiệu mơ tả các trường hợp
phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
b. Khoản 2 Điều 174 BLHS: CTTP tăng nặng. Vì bao gồm các dấu hiệu khác phản
ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên đáng kể của hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
c. Khoản 3 Điều 174 BLHS:
- Điểm b CTTP tăng nặng. Vì, quy định những dấu hiệu có mức độ nguy hiểm cho
xã hội tăng lên đáng kể.
- Điểm a, c là CTTP cơ bản. Vì mơ tả các trường hợp phạm tội khác nhau của mức
phạt từ 7 đến 15 năm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phân biệt với các tội khác.
d. Khoản 4 Điều 174 BLHS:
- Điểm b khoản 4 có CTTP tăng nặng. Vì quy định những dấu hiệu phản ánh mức
độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên đáng kể.
- Điểm a, c khoản 4 quy định CTTP cơ bản. Vì chúng mơ tả các trường hợp phạm
tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
hoặc tù chung thân và phân biệt với các tội phạm khác.
Câu 3: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất. Vì:
- Về hành vi: Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian
dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác.
Hành vi này có thể thơng qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ;

giả danh tổ chức ký kết hợp đồng…
- Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong
trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao).
Bài tập 3:


Dựa vào cấu trúc của mặt khách quan và quy định của BLHS về tội phạm cụ thể,
hãy xác định các tội phạm sau đây thuộc loại CTTP nào:
1. Tội khơng cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
(Điều 132 BLHS).
2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
3. Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
4. Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).

Câu 1: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng (Điều 132 BLHS).
- Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở chổ người phạm tội trực tiếp thấy người
khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Người phạm tội có điều kiện
cứu giúp. Điều kiện của người cứu giúp được đánh giá qua nhiều cơ sở khác nhau
như năng lực chủ quan, điều kiện khách quan cụ thể. Tội phạm được thực hiện
bằng không hành động. Không cứu giúp là trường hợp người phạm tội thấy người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu giúp nhưng đã
bỏ mặc, lờ đi nên nạn nhân bị chết. Ví dụ, người biết bơi, người lái đò khi thấy
người sắp chết đuối kêu cứu nhưng bỏ mặc. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là
người đang gặp rủi ro hoặc gặp tai nạn, đang bị đe dọa trực tiếp đến sự sống, nếu
không kịp thời cứu chữa thì sẽ bị chết. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể
do khách quan đưa lại, do chính nạn nhân gây ra hoặc do người khác vô ý gây ra.
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, đồng thời xem xét điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu

quả chết người.
Câu 2: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
- Mặt khách quan, đây là hành vi giao cấu có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân
mặc dù người phạm tội khơng có bất kỳ thủ đoạn nào để ép buộc, khống chế nạn
nhân. Để thực hiện được mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ
tình dục khác trong tội này, người thực hiện tội phạm có thể đạt được mục đích
thơng qua nhiều trường hợp, nhiều hồn cảnh khác nhau, nhưng chung nhất là
khơng có việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lợi dụng tình trạng không
chống cự được của nạn nhân như ở các tội hiếp dâm, cưỡng dâm. Hành vi của tội


này phải được thực hiện một cách đồng thuận, mà nhiều trường hợp chính người
thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp chủ thể dùng tiền hoặc tài sản trao đổi lấy
việc giao cấu thuận tình với nạn nhân thì không cấu thành tội này. Việc trừng trị
hành vi giao cấu thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi bằng luật hình sự của Nhà nước ta cũng chủ yếu nhằm bảo vệ sự
phát triển bình thường về mặt tình dục đối với người chưa đủ 16 tuổi. Hành vi
phạm tội trên về nguyên tắc đã xâm phạm tình dục cũng như sự phát triển của
người từ 13 đến dưới 16 tuổi. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là tội cấu thành hình thức, chỉ cần
người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác
với nạn nhân là người từ 13 đến dưới 16 tuổi thì đã cấu thành tội phạm này. Mục
đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu tình dục dù có thuận theo ý muốn đối với nạn
nhân nhưng không phù hợp với lứa tuổi và sự non nớt về nhận thức của nạn nhân
nên cầu phải bị xử lý hình sự.
Câu 3: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
- Mặt khách quan: + Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực
hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như:
đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém,…) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể

khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có
thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
+ Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành
động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được
thực hiện ngay (như dí dao vào cổ đe dọa người bị giao nộp tài sản nếu không sẽ bị
đâm).
Lưu ý: Đe dọa dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe dọa,
vừa sử dụng vũ lực với người bị hại thì vẫn bị coi là dùng vũ lực.
+ Hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được: Là
hành vi khơng dùng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho người bị
tấn cơng lâm vào tình trạng không thể chống cự được ( như đánh thuốc mê người
bị hại, khiến người bị hại không thể chống cự được và sau đó cướp tài sản).
Câu 4:Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
- Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi đua xe. Người đua xe trái phép
có thể thực hiện một trong các hành vi như: chuẩn bị phương tiện (xe đua) và
những điều kiện cần thiết cho cuộc đua, đến nơi tập trung đua, điều khiển xe tham


gia cuộc đua. Trong các hành vi trên thì hành vi điều khiển xe tham gia cuộc đua là
hành vi quan trọng nhất, nó là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc cho một quá
trình thực hiện việc đua xe trái phép. Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội
bắt đầu điều khiển xe tham gia cuộc đua. Nếu người phạm tội đã chuẩn bị phương
tiện và những điều kiện cần thiết đang trên đường đến điểm tập trung đua xe bị
phát hiện và bị bắt giữ thì chưa cấu thành tội đua xe trái phép mà tùy trường hợp
người phạm tội sẽ bị xử phạt hành chính hoặc trên đường đến nơi tập trung người
phạm tội cũng lạng lách (đánh võng) trên đường thì có thể bị xử lý vì hành vi vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nếu
trên đường đến nơi tập trung đua, những người tham gia cuộc đua lại thực hiện một
cuộc đua “mi ni” thì hành vi của những người bị coi là hành vi đua xe trái phép,
nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác thì họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội

đua xe trái phép.
Cũng coi là có hành vi đua xe trái phép nếu lúc đầu người phạm tội chưa có ý định
tham gia cuộc đua nhưng khi đoàn đua đi qua đã tự nguyện tham gia vào cuộc đua
trên đường đua. Loại hành vi này thường xảy ra ở nhiều cuộc đua trong thời gian
vừa qua và cũng là đặc điểm của các cuộc đua xe trái phép ở nước ta.
Người tham gia đua xe trái phép có thể được tổ chức từ trước, nhưng cũng có thể
khơng được tổ chức mà cuộc đua có thể được hình thành trong q trình tham gia
giao thơng giữa những người điều khiển xe.
Chỉ người điều khiển xe tham gia cuộc đua mới là người thực hiện hành vi đua xe,
cịn người ngồi sau xe đua (nếu có) chỉ là người cổ vũ, họ khơng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép mà tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Bài tập 4
A mời hai người bạn là B và C đi nhậu tại qn của ơng Y hết 2.300.000 đồng. A
chỉ có một triệu đồng và chủ quán đồng ý cho trả số tiền còn lại vào ngày sau. B
thấy vậy sợ chủ quán không tin nên tháo chiếc đồng hồ đeo tay trị giá 6 triệu đồng
đưa cho chủ quán để làm tin. A cảm thấy bị xúc phạm nên liền rút một trai lựu đạn
(khơng có thuốc nổ bên trong) đặt mạnh trên bàn và la lên “Đứa nào dám không
tin?”. Hành động của A làm cho thực khách hoảng sợ và bỏ chạy. Kết quả quán bị
thiệt hại hơn 10 triệu đồng do khơng thể thanh tốn được với khác hàng đã bỏ
chạy.


Hãy xác định hành vi của A xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào? (Cho biết có
hai quan hệ thiệt hại trong trường hợp này do hành vi của A: thứ nhất là quyền sở
hữu của ông Y về số tiền bị thất thoát; thứ hai là trật tự công cộng).
Trả lời:
Hành vi của A xâm phạm đến khác thể trực tiếp là trật tự cơng cộng vì từ việc mất
trật tự làm cho khách bỏ chạy mới dẫn theo quan hệ sở hữu của ông Y xảy ra là bị
thiệt vì khơng thể thanh tốn được với khách đã bỏ chạy đó, quyền sở hữu trong

trường hợp này không thể là khách thể trực tiếp.

Bài tập 5:
Người dưới 15 tuổi có phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình
khơng nếu hành vi của họ được quy định tại:
1.Khoản 1 Điều 173 BLHS
2.Khoản 2 Điều 173 BLHS
3.Khoản 3 Điều 173 BLHS
4.Khoản 4 Điều 173 BLHS
Trả lời:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;


d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.
Căn cứ theo Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều
123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,
Bài tập 6:
A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS.
Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay khơng.
Trả lời:
A vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 về tội cướp tài sản. A
phải chịu TNHS về hành vi của mình. Vì:
˗ Theo khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,
tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;...”
Bài tập 7:
A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa

thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không
kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người nhà bé Trung


đến tiệm thuốc H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có
ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong.
Anh ( chị )hãy xác định:
1.
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
2.
Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào?
3.
Quan hệ nhân quả giữa hành vì và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?
Tại sao?
4.
Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
Trả lời:
Câu 1: Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
Căn cứ vào Điều 129 của BLHS 2015 có quy địng về tội vơ ý làm chết người do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cụ thể như sau:
“1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy căn cứ vào quy định trên ta thấy A đã phạm tội vô ý làm chết người do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội này của A là
người.
Câu 2: Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào?
Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền

sống của con người.
Câu 3: Quan hệ nhân quả giữa hành vì và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?
Tại sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại quan hệ nhân
quả kép trực tiếp. Vì trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trị là
ngun nhân của hậu quả. Đầu tiên, A đã kê toa thuốc cho bé Trung theo toa của
người lớn mà không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung.
Tiếp đến, gười nhà của bé Trung đã đến tiệm thuốc do H đứng bạn và H bán thuốc
theo toa của A mặc dù trên toa thuốc co ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi.
Câu 4: Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
Lỗi của A là lỗi vô ý do cẩu thả căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự
2015. Theo đó, A đã khơng thấy trước hành vi của mình gây hậu quả cho bé Trung


vì đã sơ sốt trong việc khơng kiểm tra lại toa thuốc, mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước hậu quả đó.
Câu 5: H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung khơng? Nếu có là lỗi gì?
Tại sao?
H có lỗi cố ý gián tiếp trong việc gây ra cái chết của bé Trung. Căn cứ theo
Khoản 2 Điều 10 BLHS 2015: “2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy
khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Cụ thể là H đã bán thuốc cho gia đình bé Trung theo toa người lớn của A. Với
chuyên môn của mình, H nhận thức rõ hành vi bán thuốc theo toa người lớn cho bé
Trung sẽ dẫn đến việc sốc thuốc, gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn cố ý
gián tiếp để mặc hậu quả xảy ra.
Bài tập 8:
A là nhân viên bảo vệ kho C cảng Tân Thuận. Trong một ca trực đêm, do một
người vắng mặt nên A phải trực một mình. Vào lúc 1 giờ 30 sáng ngày hơm sau,
trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ A bị ba tên côn đồ xông tới dùng dao kề

vào cổ A, buộc A phải giao chìa khóa kho hàng nếu khơng sẽ giết A ngay lập tức.
Trong tình trạng đó A buộc phải giao chìa khóa cho chúng. Bọn cơn đồ trói A lại,
nhét khăn vào miệng A. Kết quả là chúng đã chiếm đoạt một số hàng hóa trị giá
500 triệu đồng. Đến ca trực ngày hôm sau, vụ việc được phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định:
A có được coi là bị cưỡng bức khơng? Nếu có thì là loại cưỡng bức gì và có ảnh
hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của A.
Trả lời:

A được coi là bị cưỡng bức. Hành vi của ba tên côn đồ là đe dọa sử dụng vũ
lực, đe dọa đến tính mạng của A nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. A bị
cưỡng bức về tinh thần buộc phải giao chìa khóa.

Theo điểm k khoản 1 điều 51 BLHD về tình tiết giảm nhẹ “phạm tội vì bị
người khác đe dọa hoặc cưỡng bức” . Theo điều này thì A vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự nhưng bị đe dọa hay cưỡng bức chỉ được xem là yếu tố để giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự.
Bài tập 9:
Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào làm thủ quỹ. Biết rõ việc này ba
tên A, B, C (đã thành niên và đều là thành phần thất nghiệp, nghiện ngập) đã chặn


đường chị Y đòi Y phải giao nộp cho chúng 5 triệu đồng, nếu không chúng sẽ tố
cáo hành vi tham ô mà chị Y đã thực hiện trước đây ở một cơ quan nhà nước. Lo
sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5 triệu trong công quỹ của công ty X
và giao cho bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức khơng? Nếu có, thì là
loại cưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của Y.

Trả lời:

Chị Y được coi là bị cưỡng bức. Loại cưỡng bức là cưỡng bức về tinh thần là một
người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những
lợi ích khác. Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không
hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Chị Y sẽ phải chịu trách nhiêm hình sự theo Khoản 1 Đièu 353 BLHS 2015 về tội
tham ô tài sản : “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được
xóa án tích mà cịn vi phạm.”
Do chị Y bị cưỡng bức về tinh thần nên là yếu tố để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
theo Điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 về. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu
quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;



×