Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tiểu luận môn lý thuyết truyền thông các bước cần thiết cho một hoạt động truyền thông hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.17 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
TÊN TIỂU LUẬN:

CÁC BƯỚC CẦN THIẾT CHO MỘT HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THƠNG HIỆU QUẢ. NÊU VÍ DỤ MINH HOẠ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................2
Chương 1: QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THƠNG..................2
1.Quan niệm chung về truyền thơng:........................................................2
2. Khái niệm Truyền thông:.......................................................................2
Chương 2: CÁC BƯỚC CẦN THIẾT CHO MỘT HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG......................................................................................3
I. Các yếu tố cơ bản của hoạt động truyền thông.....................................3
1. Nguồn phát:.............................................................................................3
2. Nội dung thông điệp:...............................................................................3
3. Kênh truyền thông:.................................................................................4
4.Người tiếp nhận:.......................................................................................6
5. Phản hồi, hiệu lực, hiệu quả:..................................................................6
6.Nhiễu:........................................................................................................7
II. Những yêu cầu đảm bảo truyền thông đạt hiệu quả..........................7
1. Đối với nguồn phát:...............................................................................7
2. Đối với thông điệp truyền thông:...........................................................7
3. Đối với kênh truyền thông:.....................................................................7
4. Đối với người tiếp nhận:.........................................................................7
5. Đối với việc thu nhận thông tin phản hồi:.............................................8
KẾT LUẬN................................................................................................13



1

MỞ ĐẦU
Truyền thơng có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của xã hội.
Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác
động đến hành động và ứng xử của công chúng. Một ứng xử của công
chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành nề nếp, tập quán, cuối cùng trở
thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ có truyền thơng mà những vấn đề
này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Ngày
nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người không ngừng được
nâng cao, con người ln tạo cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, đầy
đủ, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Một trong những
nhu cầu đó là trao đổi thông tin, sự ra đời của nhu cầu này đã tạo ra sự phát
triển của truyền thông. Truyền thơng có sức mạnh to lớn trong việc cung
cấp thơng tin đời sống, pháp luật, mang tồn bộ tri thức trên thế giới cho
tồn dân. Phương tiện truyền thơng giúp tất cả mọi người có thể giải trí,
học tập cách sống, điều tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới. Truyền thơng
là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
Để tổ chức một hoạt động truyền thơng có hiệu quả, cần phải hiểu
truyền thông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản của
q trình truyền thơng. Chính bởi lý do đó, mà em lựa chọn “Các bước cần
thiết để tổ chức một hoạt động truyền thông hiệu quả” làm đề tài Tiểu luận.


2

NỘI DUNG
Chương 1: QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG
1.Quan niệm chung về truyền thông:

Truyền thông là sự trao đổi với nhau về tư duy, ý tưởng bằng lời.
Truyền thông là một q trình, qua đó, ta hiểu người khác và làm cho
người khác hiểu ta.
Truyền thông nảy sinh từ nhu cầu giảm thiểu độ khơng rõ ràng, có
hành động hiệu quả, để bảo vệ hoặc tăng cường.
Truyền thông là quá trình làm cho cái từ độc quyền đến rộng rãi với
mọi người.
2. Khái niệm Truyền thông:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình
cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm
tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành
vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của
cộng đồng và xã hội.
- Khái niệm truyền thơng còn được hiểu là sản phẩm của con người,
là động lực kích thích sự phát triển của xã hội.
- Truyền thông là khái niệm mang ý nghĩa rộng để chỉ những hoạt

động nhằm mục đích truyền đạt, lan truyền thơng tin đến mọi người.
Điểm chung của các quan niệm về truyền thơng đó là sự trao đổi
thơng tin và có chủ thể. Đơn giản, dễ nhớ, chân thật. Quá trình chia sẻ
thơng tin. Có các chủ thể tương tác với nhau. Nhằm đạt được một mục đích
nào đó.
Hai khía cạnh cần lưu ý của truyền thơng, đó là 1 hoạt động mang
tính q trình. Phải đạt được mục đích hiểu biết lẫn nhau.
Bản chất xã hội của truyền thông: Là phương tiện, phương thức,
thông tin, giao tiếp xã hội; liên kết xã hội; can thiệp xã hội.


3


Chương 2:
CÁC BƯỚC CẦN THIẾT CHO MỘT HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG
I. Các yếu tố cơ bản của hoạt động truyền thông
1. Nguồn phát:
Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và thường khởi xướng q trình
truyền thơng. Nguồn phát là 1 người, nhóm người hay tổ chức, mang nội
dung thơng tin, trao đổi với nhóm người khác hoặc nhóm xã hội khác. Có
nguồn chính thức và phi chính thức.
2. Nội dung thông điệp:
Là nội dung thông tin, được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng
tiếp nhận. Thơng điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, địi
hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học, kỹ thuật, được
mã hóa theo một hệ thống kỹ thuật nào đó. Hệ thống này phải được cả bên
phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu- tức là có khả năng
giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu
đạt...của con người được dùng để chuyển tải thông điệp. Thông điệp truyền
thông là tập hợp ký hiệu, có cấu trúc chặt chẽ, có nghĩa, được dùng để trao
đổi giữa chủ thể và cơng chúng nhóm đối tượng truyền thơng.
Lựa chọn và thiết kế thông điệp: Sau khi đã xác định đựơc mong
muốn của người nhận tin, người truyền thông cần thiết kế một thơng điệp
có hiệu quả. Việc thiết kế một thơng điệp cần phải giải quyết ba vấn đề:
- Nội dung thơng điệp: Người truyền thơng phải hình dung được
những điều sẽ nói với cơng chúng mục tiêu để tạo ra phản ứng đáp lại
mong muốn. Nội dung thông điệp cần phải ngắn gọn, xúc tích nhưng dễ
hiểu, dễ nghe và nó cần phải được nhấn mạnh vào các yếu tố có tính thành
thực với người nhận tin


4


- Cấu trúc thơng điệp: phải lơgíc và hợp lý nhằm tăng cường sự
nhận thức và tính hấp dẫn về nội dung đối với người nhận tin. Khi xác định
cấu trúc thông điệp người phát tin phải giải quyết ba vấn đề sau:
+Thứ nhất: có nên đưa ra kết kuận dứt khốt hay dành phần đó cho
người nhận tin, thơng thường kết luận được đưa ra trước đối với khách
hàng sẽ hiệu quả hơn.
+Thứ hai: trình bày lập luận một mặt “nên” hay cả hai mặt “nên” và
“không nên”. Thông thường cách lập luận một mặt lại hiệu quả hơn so với
việc phân tích cả hai mặt.
+Thứ ba: nên đưa ra lập luận có sức thuyết phục ngay lúc mở đầu
hay sau đó? Nếu trình bày lúc mở đầu sẽ thu hút sự chú ý nhưng khi kết
thúc sự chú ý nguy hiểm hơn rất nhiều.
- Hình thức thơng điệp: thông điệp được đưa qua các phương tiện
truyền thông để gửi tới người nhận tin vì vậy thơng điệp cần phải có những
hình thức sinh động. Trong một quảng cáo in ấn người truyền thông phải
quyết định về tiêu đề, lời lẽ, minh hoạ và màu sắc. Để thu hút sự chú ý,
thơng điệp phải mang tính mới lạ, tương phản, hình ảnh và tiêu đề lơi cuốn,
kích cỡ và vị trí đặc biệt… Nếu thơng điệp qua radio thì quan trọng là từ
ngữ và chất lượng đọc.
Tuy nhiên, thông điệp không phải là câú trúc truyền thông cố định
mà ngược lại, đó là cấu trúc biến đổi trong một mức độ nào đó, sự thay đổi
này chỉ trong một phạm vi cịn duy trì ý tưởng về thiết kế thơng điệp của
người phát tin. Cịn người nhận tin tiếp nhận thơng điệp tới mức nào cịn
phụ thuộc trình độ nhận thức của họ. Vì vậy thơng điệp có sự biến đổi so
với thiết kế.
3. Kênh truyền thông:
Là phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ
nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể
người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau, như: truyền



5

thơng cá nhân, truyền thơng nhóm, truyền thơng đại chúng, truyền thông
trực tiếp, truyền thông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện. Kỹ thuật và
công nghệ số đang tạo ra những khả năng vơ tận cho q trình truyền dẫn,
quảng bá, giao tiếp và sáng tạo thông điệp truyền thông.
Người truyền thơng phải lựa chọn những kênh truyền thơng có hiệu
quả để truyền tải thơng điệp đó. Có hai loại kênh truyền thông lớn:
Kênh trực tiếp: các kênh truyền thông trực tiếp địi hỏi có hai hay
nhiều người giao tiếp trực tiếp với nhau. Đó là sự giao tiếp gữa hai người
với nhau, giữa một người với công chúng, qua điện thoại hay qua thư từ.
Những loại kênh này có hiệu quả vì những người tham gia có khả năng
phản hồi thông tin. Trong các kênh truyền thông trực tiếp cịn có thể phân
ra nhiều loại riêng biệt với những nội dung và phưng thức tiến hành độc
đáo. Đặc biệt là kênh đánh giá của các chuyên gia về hàng hố, dịch vụ. Do
uy tín chun mơn, khoa học hay uy tín xã hội cao, các chuyên gia dễ dàng
thuyết phục khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng.
Kênh truyền truyền thơng khơng trực tiếp: Đó là những kênh
trong đó các phương tiện truyền phát tin khơng có sự tiếp xúc cá nhân và
khơng có cơ chế để thu nhận ngay thông tin ngược chiều. Các phương tiện
tác động đại chúng cần được quan tâm gồm có: những phương tiện tác
động đại chúng có chọn lọc, khung cảnh mơi trường vật chất, những biện
pháp gắn liền với các sự kiện.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng và chọn lọc bao gồm
những phương tiện trực tiếp như báo chí, tạp chí, thư từ, những phương tiện
truyền thơng điện tử ( đài, ti vi, máy tính lối mạng…) cùng những phương
tiện trưng bày( bảng hiệu, panơ áp phích….). Ngồi ra cịn có những loại
truyền thơng chun dùng hướng vào những đối tượng đặc biệt.

Mặc dù truyền thơng trực tiếp thường có hiệu quả hơn so với truyền
thông đại chúng, các phương tiện truyền thơng đại chúng vẫn có thể là
những phương tiện chủ yếu kích thích truyền thơng trực tiếp. Truyền thông


6

đại chúng tác động đến thái độ, hành vi của cá nhân thơng qua một q
trình truyền dịng thơng tin hai cấp: người phát đến người hướng dẫn dư
luận rồi đến bộ phận dân cư.
4.Người tiếp nhận:
Người nhận hay công chúng, nhóm đối tượng truyền thơng là cá
nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp. Hiệu quả của truyền thông
được xem xét trên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi xã
hội của công chúng nhóm đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội
do truyền thơng đem lại. Trong q trình truyền thơng, nguồn phát và đối
tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác, và đan xen vào nhau.
Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát q trình truyền
thơng.
5. Phản hồi, hiệu lực, hiệu quả:
Là thơng tin ngược, là dịng chảy của thơng điệp từ cơng chúng,
nhóm đối tượng tác động trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo
hiệu quả của hoạt động truyền thông. Trong một số trường hợp, mạch
phản hệ bằng không hoặc khơng đáng kể. Điều đó có nghĩa là thơng điệp
phát ra khơng hoặc ít tạo được sự quan tâm của cơng chúng nhóm đối
tượng truyền thơng. Dịng phản hổi càng lớn về quy mơ và cường độ thì
năng lực, hiệu lực truyền thông càng cao, và càng dễ tạo hiệu quả truyền
thơng cao.
Q trình truyền thơng cịn tính đến các yếu tố khác, đó là hiệu lực
và hiệu quả truyền thơng. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra hiệu ứng

ở cơng chúng, nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng
xã hội về nhận thức, hành vi, thái độ xã hội của nhóm cơng chúng, đối
tượng do truyền thông tạo ra phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông.
Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau, có thể
quan hệ thuận hoặc quan hệ nghịch.


7

6.Nhiễu:
Là yếu tố gây ra sự sai lệch, khó được dự tính trước trong q trình
truyền thơng như: tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật...dẫn đến
tình trạng thông điệp, thông tin bị tiếp nhận sai lệch.
II. Những yêu cầu đảm bảo truyền thông đạt hiệu quả
1. Đối với nguồn phát:

Cần hiểu rõ vấn đề, có kỹ năng truyền thông, hiểu rõ đối tượng.
Truyền đạt thông điệp phù hợp với đối tượng. Biết lựa chọn kênh truyền
thông thích hợp.
Có ba yếu tố làm tăng cường độ tin cậy của nguồn tin là: tính chun
mơn, sự tín nhiệm và tính khả ái.
Tính chun mơn là mức độ chun môn mà bên truyền thông đạt
tới, được xã hội thừa nhận để có thể thể hiện quan điểm của mình về lĩnh
vực chun mơn nào đó.
Tính đáng tin cậy: liên quan đến việc nguồn phát tin được cảm nhận
có uy tín mức độ nào trong xã hội, cộng đồng.
Tính khả ái: mô tả mức mến mộ của công chúng đối với nguồn tin
tới mức độ nào. Những phẩm chất như thật thà, hài hước và tự nhiên, khiến
cho nguồn tin trở nên khả ái hơn.
2. Đối với thông điệp truyền thông:

Cần thu hút sự chú ý, rõ ràng, dễ hiểu. Tác động vào tình cảm, ý chí.
3. Đối với kênh truyền thông:
Phù hợp; tiếp cận đa số công chúng; tiếp cận được và chi trả được;
có sức hấp dẫn.
4. Đối với người tiếp nhận:
Sẵn sàng cung cấp thông tin phản hồi. Tiếp nhận trên tinh thần xây
dựng. Nhận thức được, quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Hiểu rõ giá
trị thông tin. Vượt qua các rào cản vật chất, tâm lý trong q trình truyền
thơng. Cung cấp ý kiến phản hồi. Đặt trong mơi trường văn hóa cụ thể.


8

5. Đối với việc thu nhận thông tin phản hồi:
Sau khi thông điệp được truyền đi, người phát tin phải tiến hành
nghiên cứu hiệu quả của nó đối với khách hàng mục tiêu có nhận được tin
hay khơng, thấy nó bao nhiêu lần và nhớ được những nội dung gì, thái độ
của họ khi tiếp nhận thơng tin đó.
Để thu nhận thông tin phản hồi cần phải tổ chức điều tra nghiên cứu
chu đáo. Cần phải tạo cơ chế thu nhận thích hợp để bảo đảm cho kênh
truyền thơng hồn chỉnh. Thu nhận thông tin phản hồi đầy đủ và chính xác
mới có thể đánh giá đúng mức hiệu quả của hoạt động truyền thơng. Từ đó
có các biện pháp điều chỉnh nhằm hướng hoạt động truyền thông vào các
mục tiêu đã định và tăng cường hiệu quả của chúng.
Lấy ví dụ minh họa từ thực tế các chương trình, chiến dịch
truyền thông đã được thực hiện mà bạn biết hoặc tham gia?
Ví dụ mơ hình truyền thơng thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn tại
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội năm 2010
TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI VỆ SINH NÔNG THÔN
Huyện Thạch Thất triển khai và thực hiện Kế hoạch của Sở Y tế

thành phố Hà Nội về truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn năm
2010 – thành phố Hà Nội.
Nhằm thực hiện tốt công tác truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh
nông thôn năm 2010 – thành phố Hà Nội, tại huyện Thạch Thất, UBND
huyện đã có văn bản chỉ đạo và u cầu Trung tâm Y tế huyện, Phịng
Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Phịng Giáo dục và Đào tạo, các cơ
quan liên quan và UBND cấp xã triển khai thực hiện các nội dung:
- Thực hiện Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc kế
hoạch thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nơng thơn, triển khai


9

các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh Chương trình
”Mở rộng quy mơ vệ sinh và nước sạch nông thôn”
- Thực hiện mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi, bao gồm:
Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân nông thôn nhằm
cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận
bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn được cải thiện cho nhân dân
trên địa bàn huyện.
Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh
nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được
tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn được cải thiện cho
nhân dân trên địa bàn huyện.
Nâng cao năng lực truyền thông, kỹ thuật tổ chức các hoạt động
truyền thông cho cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách đội, nhân viên
phụ trách công tác y tế trường học của các trường mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở của các xã thuộc Chương trình về thay đổi hành vi vệ sinh cá
nhân, môi trường và nước sạch nơng thơn tại địa phương, trong đó, cụ thể:
Các mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh

100% hộ dân trong xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất được tuyên
truyền, vận động xây và sử dụng nhà tiêu cải thiện, thông qua cung cấp
thông tin về các loại nhà tiêu cải thiện, cũng như cách sử dụng và bảo quản
nhà tiêu đúng quy cách.
100% hộ dân trong xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất được cung cấp
kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các
thời điểm quan trọng.
100% giáo viên và học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở (không kể các điểm trường) của xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất
được cung cấp kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng
quy cách, vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các
thời điểm quan trọng.


10

Các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng đồng ý trở thành cửa hàng tiện
ích và cộng tác viên, thợ xây trong xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất được
đào tạo tập huấn về thị trường vệ sinh, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, lập kế
hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng để xây dựng và phát triển thành hệ
thống cửa hàng tiện ích.
90% cán bộ Trạm Y tế cấp xã, y tế thơn tham gia thực hiện Chương
trình được đào tạo tập huấn về các mơ hình thúc đẩy vệ sinh; truyền thông
thay đổi hành vi vệ sinh; thúc đẩy thị trường vệ sinh, kiểm tra, giám sát nhà
tiêu hộ gia đình, nhà tiêu trường học và Trạm Y tế cấp xã.
Chuẩn hóa các hoạt động truyền thơng về vệ sinh cho học sinh ở mỗi
cấp học triển khai khác nhau để có thể dễ dàng nhân rộng, áp dụng khi về
gia đình, cộng đồng dân cư học sinh đang cư trú và nhân rộng ra nhiều
thôn, xã.
Học sinh chủ động, tích cực thay đổi hành vi vệ sinh, có thói quen

giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh mơi trường.
- Lãnh đạo cấp ủy Đảng, Chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, tổ
chức, đoàn thể các cấp, trưởng thôn, tại địa phương cung cấp thông tin về
tầm quan trọng và các nội dung vệ sinh nông thôn.
UBND huyện đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn
vị:
Trung tâm Y tế huyện: Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
thành phố Hà Nội triển khai các hoạt động truyền thơng vệ sinh trong
Chương trình, chỉ đạo Bệnh viện đa khoa huyện, Trạm Y tế cấp xã tổ chức
và thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh; phối hợp
tham gia giám sát và đánh giá tiến độ của các hoạt động vệ sinh; phối hợp
với các bên liên quan trong thực hiện các hoạt động vệ sinh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thực hiện công tác phổ biến,
truyền thông kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng
quy cách, vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các


11

thời điểm quan trọng cho học sinh, giáo viên, nhân viên; triển khai các hoạt
động truyền thông thay đổi hành vi tại các cấp học theo hướng dẫn của Sở
Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Y tế huyện.
Phòng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện chủ trì và phối
hợp với UBND cấp xã trong rà soát, thống kê tỷ lệ hộ gia đình, trường học,
doanh nghiệp có sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ gia đình, trường
học, doanh nghiệp sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2010; triển
khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho cộng đồng dân cư
theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
UBND cấp xã và xã Cần Kiệm phối hợp với Trung tâm Y tế huyện
và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các mục tiêu chung của Chương

trình, các mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi theo hướng dẫn của Trung
tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố và UBND huyện.
Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện, Đài Truyền thanh huyện phối
hợp với Trung tâm Y tế huyện trong tổ chức biên tập tin bài, truyền thông
giáo dục sức khỏe trên hệ thống của Đài thay đổi hành vi về nước sạch, vệ
sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người dân và cộng đồng dân cư.
UB MTTQ Việt Nam huyện, các tổ chức, đoàn thể huyện thực hiện
tốt công tác giám sát, vận động, phổ biến và cung cấp thông tin về tầm
quan trọng của việc thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Công tác truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nơng thơn có tầm
quan trọng và ý nghĩa to lớn, tạo điều kiện cho các xã có trong chương
trình được tiếp cận với kinh phí của mục tiêu dự án về xây dựng nhà tiêu
hợp vệ sinh; người dân và cộng đồng được truyền thông, tập huấn các kiến
thức về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; qua đó nâng cao
nhận thức của người dân và giúp người dân từng bước thay đổi hành vi như
biết xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh, có thói quen tốt
như rửa tay bằng xà phịng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ
sinh, chăm sóc trẻ, người bệnh; biết sử dụng và tiết kiệm nước sạch trong


12

chế biến, sinh hoạt; tăng cường sức khỏe cho cá nhân và gia đình; cải thiện
và tăng thu nhập cho mỗi người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Trong chương trình chiến dịch truyền thơng này, em là phóng viên
của Đài truyền thanh huyện được tham gia hoạt động truyền thơng thay đổi
thói quen rửa tay bằng xà phòng tại xã Cần Kiệm. Hoạt động này được tổ
chức nhiều lần tại xã, qua đó đã giúp thay đổi hành vi, tạo thói quen rửa tay
bằng xà phòng trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã Cần Kiệm. Là
một phóng viên ở đài cơ sở nên em cũng ít có dịp được tiếp xúc với những

hoạt động truyền thông lớn, nhiệm vụ hàng ngày của chúng em chủ yếu là
làm công tác tuyên truyền cho huyện Thạch Thất. Khi học môn lý thuyết
truyền thông, em được hiểu rõ hơn về hoạt động truyền thông mà em đã
được tham gia.


13

KẾT LUẬN
Một hoạt động truyền thông diễn ra cần 6 yếu tố, đó là: nguồn phát,
nội dung thơng điệp, kênh, người tiếp nhận, phản hồi hiệu lực, hiệu quả và
nhiễu. Khi các yếu tố này được chuẩn bị kỹ càng, bài bản, chu đáo thì hoạt
động truyền thơng diễn ra càng thuận lợi, hiệu quả.
Trong xã hội thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu
thông tin ngày càng cao, do đó, lĩnh vực truyền thơng ngày càng phát triển.
Thông qua, truyền thông đại chúng như: Truyền miệng, truyền thanh,
truyền hình, mạng internet, hình ảnh và những thơng điệp mang nội dung
đến với đông đảo độc giả. Truyền thơng được xây dựng xen kẽ giữa hình
ảnh, video một cách thiết thực và độc đáo. Trong thời đại, công nghệ 4.0
như hiện nay sức lan tỏa ngày càng phát triển trên các trang mạng xã hội
với tốc độ nhanh chóng. Do đó hoạt động Truyền thơng cần đảm bảo chính
xác, nhanh chóng, kịp thời để phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn./.



×