Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tình huống xả nước thải công ty VEDAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.18 KB, 11 trang )

Nghiên cứu Tình huống1
PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VÀ MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ XẢ NƯỚC THẢI. TÌNH HUỐNG VEDAN.

Giới thiệu
Tháng 9/2008, cơng ty Vedan bị bắt quả tang với hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi
trường. Hành vi xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan đã kéo dài hơn 10 năm, gây ơ nhiễm trầm
trọng dịng sơng Thị Vải, làm chết hệ động thực vật nơi đây, gây thiệt hai lớn đến cuộc sống của
người dân dọc theo lưu vực sông.
Tại sao những trường hợp vi phạm như trên lại có thể diễn ra trong một thời gian dài, bất chấp
những quy định của pháp luật?
Nhằm đưa hoạt động xử lý nước thải của các doanh nghiệp kinh doanh vào khuôn khổ, Việt Nam
đã ban hành những quy định về Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải (Nghị định 67/2003/NĐCP, Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP), cũng như
các quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xả thải (Nghị định 81/2006/NĐCP và hiện nay là Nghị định 117/2009/NĐ-CP). Như vậy, trường hợp Vedan cho thấy tồn tại
những trục trặc cũng như hạn chế của các quy định, nghị định nêu trên. Nguyên nhân nào các
doanh nghiệp biết luật nhưng vẫn vi phạm? Sự can thiệp hiện tại của Nhà nước thơng qua mức
phí xả thải và xử phạt đã hiệu quả chưa? Và Nhà nước cần có những biện pháp gì để các hành vi
vi phạm này khơng cịn tái diễn nữa?
Tình huống Vedan
“Cơng ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Vedan) đi vào hoạt động từ 1993, tới giữa
năm 1994, nông dân xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai bắt đầu thấy tình trạng cá chết trên
dịng sơng Thị Vải, cùng với những dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm: nước có màu đen, có mùi
hơi. Sau đó, người dân đã gửi đơn khiếu nại đến UBND xã cũng như các cấp chính quyền. Tuy
nhiên, mãi đến ngày 08/09/2008, sau ba tháng mật phục, hành vi xả chất thải chưa qua xử lý ra
1

Tình huống này do Nguyễn Kim Huệ soạn.

Nghiên cứu tình huống này được sử dụng làm tài liệu cho thảo luận trên lớp học, chứ không phải để ủng hộ, phê bình
hay dùng làm nguồn số liệu cho một tình huống chính sách cụ thể.



sông Thị Vải của Vedan mới bị bắt quả tang bởi Cục cảnh sát mơi trường và đồn kiểm tra liên
ngành.
Theo báo cáo bước đầu kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với công ty Vedan của
Bộ Tài ngun và Mơi trường trình Thủ tướng Chính phủ, Vedan đã cho xây dựng các hệ thống
ống ngầm để xả nước thải và dịch thải chưa qua xử lý trực tiếp đổ ra sông Thị Vải với khối lượng
khoảng 5.880 m3/ngày”2
Trong tình huống trên, Vedan đã khơng vận hành hệ thống mà xả nước thải trực tiếp ra sông Thị
Vải mặc dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và được Sở Khoa học Công nghệ và
Môi trường tỉnh Đồng Nai nghiệm thu theo công văn số 398/02/CV-VDN ngày 09/07/2002 3.
Hành vi vi phạm của Vedan đã tạo ra ngoại tác tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống
của người dân xung quanh: gây ơ nhiễm nghiêm trọng dịng sơng Thị Vải, làm chết hệ thủy sinh
và làm thiệt hại kinh tế cho người dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản dọc theo lưu
vực sông, với con số thiệt hại ước tính đến 219,3 tỷ đồng 4.

Tồn tại sự chênh lệch lớn giữa lợi ích và chi phí tuân thủ
Vedan đứng trước 2 lựa chọn: lựa chọn thứ nhất là xử lý nước thải theo quy định; lựa chọn thứ
hai là không xử lý, xả thải trực tiếp ra mơi trường, chấp nhận đóng phạt khi bị phát hiện. Ở lựa
chọn thứ nhất, chi phí Vedan bỏ ra gồm chi phí xử lý nước thải và phí xả thải với mức phí theo
nồng độ nước thải sau khi xử lý. Cịn trong lựa chọn thứ hai, chi phí Vedan phải chịu gồm mức
phí xả thải theo nồng độ nước thải chưa xử lý và mức tiền phạt. Để có cái nhìn tồn diện hơn,
mức xử phạt vi phạm sẽ được xác định theo mức xử phạt tối đa được qui định tại nghị định
81/2006/NĐ-CP có hiệu lực tại thời điểm Vedan bị phát hiện và cả nghị định 117/2009/NĐ-CP
(thay thế nghị định 81/2006/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 01/3/2010. Các mức chi phí cụ thể như
sau5:

2

/> />
3


Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ: điều tra, phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo thông tư 07/2007/TT-BTNMT

của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2008 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)
4
5

/>Tính tốn cụ thể ở phụ lục 3, 4
1


Stt

Chi phí
6

Lựa chọn 1:

Lựa chọn 2:

Xử lý

Khơng xử lý

đồng/ngày

583.333.333

0


Đơn vị

1

Chi phí xử lý

2

Chi phí xả thải

đồng/ngày

292.131

29.448.279

3

Mức xử phạt theo nghị định 81

đồng/ngày

0

36.000.000

đồng/ngày

0


250.000.000

Tổng chi phí_theo nghị định 81

đồng/ngày

583.625.464

65.448.279

Tổng chi phí_theo nghị định 117

đồng/ngày

583.625.464

279.448.279

4

Mức xử phạt mới theo nghị định
117

Theo số liệu tính tốn được ở trên, nếu tiến hành xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi
trường, mỗi ngày Vedan sẽ tiết kiệm được trên 518.177.185 đồng/ngày theo quy định 81 và
304.177.185 đồng/ngày nếu chiếu theo quy định mới hiện hành. Sự chệnh lệch quá lớn giữa chi
phí và lợi ích tuân thủ này đã tạo động cơ để Vedan thực hiện hành vi vi phạm của mình
Mức phí xả thải và mức xử phạt khơng hợp lý
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm cần phải đảm bảo tính răn đe đối với doanh nghiệp thơng
qua khoảng thiệt hại kinh tế mà nó mang đến. Trong tình huống trên, với mức xử phạt tối đa 36

triệu đồng là quá nhỏ so với con số chi phí xử lý 583.333.333 đồng/ngày; ngay cả khi Chính phủ
đã điều chỉnh tăng mức xử phạt lên 250 triệu đồng tại nghị định 117/2009/NĐ-CP như hiện nay
thì vẫn cịn thấp so với chi phí xử lý, khơng đủ tính răn đe đối với Vedan. Tuy nhiên, theo quy
định về công tác quản lý bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hằng năm Cơ
quan quản lý môi trường các cấp thường tiến hành từ 3 đến 4 cuộc kiểm tra đối với cơng ty, do đó
tần suất để bị phát hiện và bị xử phạt là rất thấp, khoản tiền phạt có thể có cũng là khơng đáng kể.
Cụ thể, nếu Vedan bị xử phạt 4 lần trên năm, khoản tiền phạt sẽ là 1 tỷ đồng/năm, không đáng kể
so với chi phí xử lý khoảng 210 tỷ đồng/năm. Vì vậy, cơng cụ hữu dụng hơn để điều chỉnh hành
vi của các doanh nghiệp chính là phí xả thải.
Phí xả thải được triển khai trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, được xác định dựa
trên khối lượng chất ô nhiễm phát thải ra môi trường. Chênh lệch giữa hai mức phí xả thải trong
6

chi phí xử lý 210 tỷ
đồng/ năm, quy đổi ra 583.333.333 đồng/ngày với quy ước 360 ngày/năm.
2


trường hợp có xử lý và khơng xử lý nước thải cần phải lớn hơn chi phí xử lý, khi đó doanh
nghiệp khơng tn thủ sẽ phải trả chi phí cao hơn chi phí tuân thủ, tạo động cơ để doanh nghiệp
giảm thiểu lượng chất ô nhiễm phát thải ra môi trường bằng cách cải tiến công nghệ sản xuất
hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, với cách xác định mức xả thải hiện hành theo
Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định
67/2003/NĐ-CP, chênh lệch phí xả thải của Vedan khi không xử lý và xử lý nước thải là khoảng
29.156.148 đồng/ngày7, nhỏ hơn so với chi phí xử lý khoảng 583.333.333 triệu đồng/ngày. Trong
điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, mức phí xả thải phải gấp 20 lần hiện nay thì mức chênh lệch
và chi phí xử lý trên mới tương đương nhau8.
Với những phân tích trên cho thấy quy định về mức xử phạt hành chính về xả thải và quy định về
phí xả thải đang tồn tại nhiều yếu tố thúc đẩy hành vi xả thải không qua xử lý ra môi trường.
Điều này cho thấy có sự thất bại của Nhà nước trong việc xác định chi phí sử dụng cũng như mức

chế tài để cưỡng chế thi hành. Những hành vi vi phạm trên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân liên quan. Vì vậy, Bộ Tài ngun và
Mơi trường cần có những chính sách để giải quyết các tồn tại trên, để có thể hạn chế những hành
vi vi phạm này. Các biện pháp mà Bộ có thể thực hiện hoặc tham mưu thực hiện như sau:

Nâng mức xử phạt vi phạm
Mức xử phạt vi phạm hành chính hiện này cịn thấp so với lợi ích mà hành vi vi phạm có thể
nhận được nên khơng đủ tính răn đe và khơng đủ hiệu lực để hạn chế vi phạm. Vì thế, mức xử
phạt cần được nâng lên sao cho đảm bảo lợi ích từ hành vi vi phạm phải nhỏ hơn là chi phí phải
bỏ ra nếu như vi phạm bị phát hiện và xử phạt.

Nâng mức phí xả thải
Việc xác định mức phí xả thải theo khối lượng chất ơ nhiễm thải ra mơi trường là hồn tồn hợp
lý, tuy nhiên, mức phí cần được nâng lên cao hơn. Để thực hiện nâng phí xả thải, Bộ Tài ngun
và Mơi trường cần có những nghiên cứu sâu hơn, tìm hiểu chi phí xử lý nước thải của từng loại
hình sản xuất, với các nồng độ và lưu lượng thải khác nhau, từ đó đưa ra đước các mức chi phí xử
lý bình quân cho các mức lưu lượng tương ứng, làm căn cứ để xác định mức phí xả thải mới. Lộ
7
8

Phụ lục 3
Phụ lục 5
3


trình tăng phí nên được tiến hành từng bước, chia nhỏ ra thành các mức tăng tương ứng để đánh
giá phản ứng của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả của chính sách.
Kết luận
Thơng điệp chính nghiên cứu tình huống này đề cập đến là sự bất cập trong việc sử dụng các
cơng cụ kinh tế: phí xả thải và xử phạt hành chính để điều tiết thất bại của thị trường. Trên cơ sở

xác định căn nguyên làm cho các doanh nghiệp vẫn vi phạm mặc dù vẫn biết luật là sự chênh
lệch lớn giữa chi phí tuân thủ và vi phạm; khuyến nghị tăng mức xử phạt và tăng phí xả thải sẽ
làm thay đổi tương quan giữa lợi ích – chi phí của hành vi tuân thủ và khơng tn thủ; tác động
tích cực đến động cơ tuân thủ và làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng mức xử
phạt và phí xả thải cũng chỉ là một giải pháp trong gói các giải pháp tồn diện nhằm nâng cao
hiệu quả cơng tác bảo vệ mơi trường của doanh nghiệp, đó cịn là các vấn đề về thể chế, về năng
lực quản lý của cơ quan các cấp, về các cơ chế khuyến khích khác. Các vấn đề này sẽ được đề
cập trong các nghiên cứu khác.

4


Tài liệu tham khảo
1. Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính Phủ về phí bảo vệ mơi trường đối
với nước thải.
2. Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 67/2003/BĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.
3. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai; Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ: điều tra, phân
loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo thông tư số 07/2007/TT-BTNMT (Năm 2008 trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai); 2008.
6. />7. />8. />
5


Phụ lục 1

Mức phí xả thải được quy định tại Nghị định 04/2007/NĐ-CP

STT
1
2
3
4
5
6

Mức thu (đồng/kg chất gây ơ nhiễm có trong
nước thải)
Tối thiểu
Tối đa
100
300
200
400
10.000.000
20.000.000
300.000
500.000
600.000
1.000.000
600.000
1.000.000

Chất gây ơ nhiễm có trong nước thải
Tên gọi
Nhu cầu ơ xy hố học

Chất rắn lơ lửng
Thuỷ ngân
Chì
Arsenic
Cadmium

Ký hiệu
ACOD
ATSS
AHg
APb
AAs
ACd

6


Phụ lục 2
Lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải trước và sau xử lý tại các hệ thống xử lý của
Vedan9
1. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bột ngọt
-

Lưu lượng 1.050 m3/ngày.

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị


Nước thải trước
xử lý
N1.1

Nước thải sau
xử lý
N1.2

1

COD

mg O2/l

5.114

77

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

696
0,0014
0,014
0,0005
0,015


42
0,0005
0,006
0,0005
0,001

2
TSS
3
Cd
4
Pb
5
Hg
6
As
2. Hệ thống xử lý UASB
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nước thải trước
xử lý
N2.1

1


COD

mg O2/l

9.776

35

2

TSS
Cd
Pb
Hg
As

mg/l

6.770

28

mg/l

0,0005

0,0005

mg/l
mg/l

mg/l

0,01
0,0005
0,001

0,009
0,0005
0,001

3

4
5
6

9

Lưu lượng 4.830 m3/ngày

Báo cáo giám sát môi trường Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, 2008.

7

Nước thải sau
xử lý
N2.2


Phụ lục 3

Tính tốn mức phí xả thải của Vedan
-

Phí xả thải = nồng độ chất ô nhiễm * lưu lượng * mức phí quy định

-

Mức phí xả thải tính tốn chọn mức phí tối đa trong quy định của Nghị định
04/2007/NĐ-CP

1. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bột ngọt

Stt
1
2
3
4
5
6

Chỉ tiêu

N1.1
COD
5369,7
TSS
730,8
Cd
0,00147
Pb

0,0147
Hg
0,000525
As
0,01575
2. Hệ thống xử lý UASB

Stt

Chỉ tiêu

1

COD

2
3
4
5
6

Khối lượng chất ô nhiễm
(kg/ngày)
N1.2
80,85
44,1
0,000525
0,0063
0,000525
0,00105


Khối lượng chất ô nhiễm
(Kg/ngày)
N2.1
N2.2
47218,08

TSS
32699,1
Cd
0,002415
Pb
0,0483
Hg
0,002415
As
0,00483
3. Tổng hợp chi phí xả thải

Phí xả thải
(đồng/ngày)
N1.1
1.610.910
292.320
1.470
7.350
10.500
157.500

Phí xả thải

(đồng/ngày)
N2.1
N2.2

169,05

14.165.424

50.715

135,24
0,002415
0,04347
0,002415
0,00483

13.079.640
2.415
24.150
48.300
48.300

54.096
2.415
21.735
48.300
48.300

Chi phí xả thải
(đồng/ngày)

29.448.279
292.131
29.156.148

Trường hợp
Không xử lý
Xử lý
Mức chênh lệch giữa 2 lựa chọn

8

N1.2
24.255
17.640
525
3.150
10.500
10.500


Phụ lục 4
Tổng hợp chi phí Vedan phải chịu đối với từng lựa chọn (đơn vị: đồng/ngày)

Trường
hợp
Khơng
xử lý
Xử lý

Chi phí

xử lý

Chi phí
xả thải

Mức xử
phạt theo
nghị định
81

Mức xử phạt
theo nghị
định 117

Theo nghi
định 81

Theo nghị
định 117

0

29.448.279

36.000.000

250.000.000

65.448.279


279.448.279

583.625.464
518.177.185

583.625.464
304.177.185

292.131
0
Mức chênh lệch chi phí giữa 2 lựa chọn

583.333.333

9

0

Tổng chi phí


Phụ lục 5.
Chi phí xả thải trong trường hợp mức phí xả thải tăng gấp 20 lần so với hiện nay
1. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bột ngọt

Stt
1
2
3
4

5
6

Chỉ tiêu

N1.1
COD
5369,7
TSS
730,8
Cd
0,00147
Pb
0,0147
Hg
0,000525
As
0,01575
2. Hệ thống xử lý UASB

Stt

Chỉ tiêu

1

COD

2
3

4
5
6

Khối lượng chất ô nhiễm
(kg/ngày)
N1.2
80,85
44,1
0,000525
0,0063
0,000525
0,00105

Khối lượng chất ô nhiễm
(Kg/ngày)
N2.1
N2.2
47218,08

169,05

TSS
32699,1
Cd
0,002415
Pb
0,0483
Hg
0,002415

As
0,00483
3. Tổng hợp chi phí xả thải

135,24
0,002415
0,04347
0,002415
0,00483

Phí xả thải
(đồng/ngày)
N1.1
32.218.200
5.846.400
29.400
147.000
210.000
3.150.000

Phí xả thải
(đồng/ngày)
N2.1
N2.2
283.308.480
261.592.800
48.300
483.000
966.000
966.000

Chi phí xả thải
(đồng/ngày)
588.965.580
5.842.620
583.122.960

Trường hợp
Khơng xử lý
Xử lý
Mức chênh lệch

10

N1.2
485.100
352.800
10.500
63.000
210.000
210.000

1.014.300
1.081.920
48.300
434.700
966.000
966.000




×