Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích diễn biến tâm lý của cha mẹ có con khuyết tật và vai trò của người làm công tác can thiệp sớm trong từng giai đoạn diễn biến tâm lý đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77 KB, 10 trang )

Phân tích diễn biến tâm lý của cha mẹ có con khuyết tật và vai trị của
người làm cơng tác can thiệp sớm trong từng giai đoạn diễn biến tâm lý đó.
Các bạn cha mẹ thường khơng quan tâm và không nghĩ về trẻ khuyết tật cho
đến khi phải đối mặt với sự thật. Có thể một số bậc cha mẹ đã có một số hiểu biết
nhất định về loại trẻ này, nhưng do điều đó khơng nằm trong phạm vi quan tâm của
đời sống nên họ không để ý nhiều. Tất cả sẽ thay đổi vào thời điểm các bậc cha mẹ
được thông báo về sự khuyết tật của con mình. Cảm giác chủ đạo của họ khi nghe
tin này có thể coi là "sự đổ vỡ những mong ước". Các gia đình có thể có rất nhiều
phản ứng khác nhau, thông thường những phản ứng này gồm các giai đoạn: sốc,
không tin và phủ nhận, tức giận và lên án bản thân, thương lượng, suy sụp, buồn
nản và cuối cùng là chấp nhận.
* Sốc, không tin và phủ nhận sự thật
Cha mẹ có con khuyết tật thường cảm thấy như họ bị tuột mất giấc mơ về
một đứa trẻ "bình thường". Đứa trẻ khuyết tật sẽ trở thành một gánh nặng suốt đời.
Điều này không phải do cha mẹ không yêu thương đứa trẻ mà do họ cảm thấy đau
đớn khi nhận ra rằng cuộc sống sẽ khác so với những gì họ tưởng tượng.
Một đứa trẻ khuyết tật có thể bị xem là một sự hổ thẹn trong cộng đồng.
Thường thì cha mẹ cảm giác mình là người có tội hoặc cái gì đó xảy ra trong thời
kỳ mang thai hoặc đứa trẻ bị "Ma ám"ngay từ lúc mới sinh.
Cú sốc và sự nghi ngờ này có thể đi kèm theo cảm giác tủi hổ, có lỗi và vơ
dụng. Như cha mẹ nói rằng họ bắt đầu cảm thấy buồn. Khi thực sự về tình trạng
của con dần dần rõ ràng hơn, họ cố không tin vào những khó khăn trước mắt.
Những nỗ lực ban đầu nhằm Tìm kiếm bất ổn là những cố gắng để tìm ra người có
thể nói: chẳng có gì là khơng ổn cả.
Vì lý do này, một số cha mẹ đi gặp hết bác sĩ này đến bác sĩ kia, chạy hết từ
bệnh viện này đến bệnh viện kia để hỏi han. Song có một số cha mẹ làm như vậy là
bởi vì mỗi chuyên gia gợi ý là họ nên đi hỏi thêm ý kiến khác. Kết quả chẩn đoán
vấn đề ở trẻ nhỏ cũng có khi khơng đúng hồn tồn. Một số cha mẹ từ chối việc tìm
lời hướng dẫn. Cha mẹ có thể phủ nhận kết quả chẩn đốn tật hay làm ngơ trước
những gì người ta nói về những ảnh hưởng đến sự phát triển của của trẻ. Nhiều cha
mẹ lại có thể làm hết phần việc của các thành viên khác trong gia đình nhằm chứng


minh rằng chun gia chẩn đốn sai. Tuy vậy họ vẫn khơng thơi nghi ngờ. Nếu
chấp nhận sự hướng dẫn thì họ mới có thể và sẽ khơng đánh mất khoảng thời gian
quý báu. Nỗi sợ hãi là động cơ thúc đẩy con người tìm kiếm giải pháp hiệu quả đối
với những vấn đề dù đơn giản nhất.


Phủ nhận sự thật là hành động rất phổ biến có thể xảy ra với nhiều hình thức
khác nhau đơi khi phủ nhận lại có tính chất hủy hoại- ví dụ, khi cha mẹ phủ nhận
không tin vào một điều gì đó hay là một cái gì đó, và kết quả là những gì họ làm
cho con hoặc lại hại nhiều hơn là lợi. Phủ nhận đôi khi cũng là có lợi.
- Vai trị người can thiệp:
+ Lắng nghe với thái độ chấp nhận. Chấp nhận những giá trị truyền thống.
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng giá đình là 1 đơn vị cơ bản của xã hội.
+ Lắng nghe 1 cách tích cực, phải nhớ rằng thái độ nơn nóng chỉ tạo ra rắc
rối.
+ Cộng tác với cha mẹ thay cho trẻ
* Tức giận và tự trách mình(lên án bản thân)
Đối với các bậc phụ huynh, họ dễ dàng rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi và
nơn nóng khi sinh ra một đứa con khuyết tật khi biết khơng thể chối bỏ được sự tồn
tại hoặc tình trạng của đứa con, cha mẹ có thể trở nên hờn dỗi, ganh tị, tức giận
hoặc đố kỵ. Họ lo lắng về hiện tại, tương lai và những gì sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ.
Họ thậm chí cịn bày tỏ thái độ giận dữ của mình với các chuyên gia, những
người đang giúp đỡ họ tích cực nhất. Lạm dụng ngơn từ phải là chuyện lạ
Vai trị người can thiệp:
+ Khuyến khích sự kiên nhẫn
+ Khiến cho cha mẹ bận rộn
+ Tạo sự cộng tác tích cực giữa cha mẹ và trẻ
* Tự lí giải, mặc cảm
Một số cha mẹ cố gắng phân tích nỗi giận hờn và ghen tị của mình bằng cách
mà Kubler - Ross đã gọi là sự mặc cảm. Nó tương tự như một nỗ lực nhằm trì hỗn

sự chấp nhận hồn tồn về khía cạnh tinh thần và tình cảm về một sự thật khơng thể
phủ nhận.
Cộng tác chăm chỉ và quyết tâm. Nó giống như thể họ muốn nói," nếu tơi
làm mọi điều anh bảo, chắc chắn khó khăn này sẽ qua"
Vai trị người can thiệp:
- Giúp cha mẹ chấp nhận các cảm giác
- Tiếp xúc, bày tỏ sự thông cảm với thái độ chân thành.


* Suy sụp và buồn nản
" Tại sao tôi lại sinh ra một đứa con bị tật?", " Tại sao tơi phải hứng chịu nỗi
khổ này?" Có thể là những phản ứng của một số cha mẹ khi trao đổi với chuyên
gia. Cảm giác tuyệt vọng làm cho vấn đề chuyển sang những hướng đi mới. Chính
vì cảm thấy tuyệt vọng, họ đề nghị người khác giúp đỡ mình.
Cảm thấy đơn độc. Tiếc nhớ hình ảnh một đứa trẻ con bình thường. Cha mẹ
bắt đầu quan tâm và tìm kiếm các biện pháp giải quyết khó khăn mà mình gặp phải.
Vai trò của người can thiệp:
- Tập trung vào những ưu điểm của cha mẹ, những điều tích cực
- Phải có kế hoạch hoạt động rõ ràng cho cha mẹ để đảm bảo thực hiện thành
công.
- Cung cấp tư vấn chuyên môn
* Chấp nhận
Chấp nhận là giai đoạn cuối cùng trong vịng phản ứng tình cảm, lúc này họ
nhận thấy cần phải điều chỉnh cuộc sống hoặc các liên hệ tương tác với trẻ khuyết
tật, nghĩa là cha mẹ sẵn sàng thực hành và làm những điều có lợi cho trẻ. Chấp
nhận Có nghĩa là nhu cầu trước mắt được thừa nhận chứ khơng cịn bị từ chối nữa.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng học và ứng dụng những hiểu biết
mới nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ. Điều đó cũng có nghĩa là họ thừa
nhận rằng mỗi con người là một thế hệ duy nhất, đặc biệt, xứng đáng được hưởng
sự yêu thương và chăm sóc.

Cha mẹ chấp nhận đứa con khuyết tật nhưng điều đó khơng có nghĩa là tình
trạng của trẻ sẽ thay đổi được. Họ chấp nhận nhu cầu phải học hỏi phương pháp và
hình thành kỹ năng mới nhằm thay đổi những ảnh hưởng xấu đến tình trạng của trẻ.
Sự chấp nhận Có nghĩa là nhiều nhu cầu được đáp ứng và những gì đã làm sẽ tạo
nên một sự thay đổi nhất định.
Vai trò người can thiệp:
- Khuyến khích và động viên cha mẹ, khuyến khích sự an ủi từ các cha mẹ
khác
- Hướng dẫn những kỹ thuật phối hợp mới
- Khen ngợi cha mẹ khi đứa trẻ tiến bộ, rồi động viên họ tham gia tích cực
hơn nữa. Tất cả trang các cha mẹ đều sẽ cảm thấy phấn chấn hơn khi nhận thấy
rằng mình là người có đóng góp chính vào những tiến bộ của trẻ.










×