Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Lối sống nông dân trong thời kỳ toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.58 KB, 20 trang )

Đặt vấn đề
Những thành tựu đạt được trong tiến trình gần 30 năm đổi mới đã khẳng định
tính đúng đắn của con đường mà Việt Nam đã lựa chọn. Đó là đi lên chủ nghĩa
xã hội, kiên trì con đường đổi mới toàn diện, thông qua đổi mới kinh tế để lựa
chọn và từng bước đổi mới các vấn đề chính trị. Bước đi này phù hợp với lý
luận về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về đổi mới chính
trị nói riêng, trong thực tế, nó cũng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Và toàn cầu hóa là xu hướng diễn ra khách quan trên toàn thế giới Việt Nam là
quốc gia không nằm ngoại lệ giúp Việt Nam đạt được những thành tựu như
ngày hôm nay. Toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày càng sâu rộng đến mọi
mặt, mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Đạo đức, lối sống là những
vấn đề cốt lõi trong đời sống văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc.
Sự ổn định hay không ổn định, phát triển hay suy thoái của các quốc gia thường
có quan hệ trực tiếp với vấn đề đạo đức lối sống của xã hội. Chiếm một bộ phận
đông đảo trong tổng dân số quốc gia, nông dân là nhóm đối tượng chịu tác động
của toàn cầu hóa và sự tác động này làm thay đổi ít nhiều lối sống của họ. Toàn
cầu hóa có tá động tích cực và cả tiêu cực đến lối sống của người nông dân. Để
tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả đi vào phân tích vấn đề toàn cầu hóa và
xu hướng biến đổi lối sống trong nhóm nông dân Việt Nam hiện nay.
Chương 1. Các khái niệm cơ bản
1.1 Định nghĩa toàn cầu hóa
Xu hướng toàn cầu hoá xuất hiện vào khoảng những năm 1870 – 1913, cho
đến ngày nay nó đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên hầu
hết mọi mặt của đời sống xã hội. Thông qua hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ
và các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý, các nước trên thế giới đã đưa văn hóa
của mình vào các nước đang và chậm phát triển. Đồng thời thông qua giao lưu văn
hóa để truyền bá văn hóa, các nền văn hóa của các nước trên thế giới đi vào hội
nhập sâu và rộng. Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: toàn cầu hoá là một quá trình có tính nhiều
mặt, bao gồm tăng trưởng thương mại quốc tế, các luồng lao động, vốn và công
nghệ cũng như sự giao lưu ý tưởng và cách sống… ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến


vấn đề văn hoá phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của các chính sách của các chính
phủ đối với quá trình toàn cầu hoá (1, tr.22)
1
.
Quan điểm thứ hai thì toàn cầu hoá được nói đến trước hết và chủ yếu là
toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và một số tập
đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có
mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, vừa tạo ra
những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các
quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển (2, tr.5)
2
.
Toàn cầu hóa, về thực chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên
hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực,
các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới, hay nói như C.Mác, là quá trình lịch sử
biến thành lịch sử thế giới. Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao
của quá trình quốc tế hóa đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước đây. Hình thức biểu hiện
1
Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, Nxb. KHXH. Hà Nội, 2001
2
Thành Duy, Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá - thời cơ và thách thức, Nxb Văn hoá Thông
tin, Viện Văn hoá, 2007.
2
đầu tiên của toàn cầu hoá đó chính là toàn cầu hoá kinh tế. Sự xuất hiện xu thế toàn
cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã
hội hóa của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từ nền kinh tế thị
trường thế giới. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
với quá trình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của các
công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,

công nghệ vũ trụ ) đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài người, đưa
loài người từ nền văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, từ cơ khí hóa sản
xuất lên tự động hóa, tin học hóa sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang
tạo ra những biến đổi căn bản và sâu sắc không những trong công nghệ, trong sản
xuất, mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. C. Mác và Ph. Ăng - ghen đã
vạch rõ : "Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp
tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và
thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư
sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế
giới "(6, tr.601)
3
.
Theo các nguồn tài liệu khác, có thể hiểu toàn cầu hóa theo hai nghĩa rộng
và hẹp:
Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế
liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời
sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường,…) giữa các
quốc gia. Nói một cách khác,“toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những
mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu
vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan
hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới”.
4
Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình
thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
3
C. Mác-Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, t 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
4
Phạm Thái Việt, Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
3

kinh tế quốc gia. Biểu hiện của toàn cầu hoá có thể dưới dạng khu vực hóa việc liên
kết khu vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay cụ thể, toàn cầu hoá là “quá
trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương
tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng
các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực (resources) qua biên giới giữa các quốc
gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt
động và giao dịch kinh tế quốc tế”
5
.
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc
gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tác động của nó có tính hai mặt: tích cực
và tiêu cực và nó ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân.
1.2 Định nghĩa về lối sống
Theo từ điển xã hội học Liên Xô Cũ: lối sống là những hình thức hoạt động
sống “ cá nhân, nhóm, tầng lớp” điển hình với những quan hệ xã hội cụ thể
trong lịch sử.
Định nghĩa của Đôbơrianốp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa
của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể
hiện trong hoạt động của con người”
6
.
Định nghĩa của Sôrôkhôva: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động
sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định”
7
.
Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động
của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá
nhân”. Tác giả này còn nêu ra 5 dạng hoạt động của lối sống là: hoạt động cải tạo,
hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật
8

.
5
Phạm Thái Việt, Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
6
V. Đôbơrianốp, Xã hội học Mác - Lênin, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 213.
7
Nguyễn Ánh Hồng, Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, 2005, tr 12.
8
Nguyễn Ánh Hồng, Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, 2005, tr. 13.
4
Gần đây, trong một số nghiên cứu của mình một số nhà khoa học người Việt
Nam cũng đề xuất một số định nghĩa về lối sống như sau: Định nghĩa của Trần
Văn Bính và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt
động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những
điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực
của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người,
trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”
9
.
Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hướng,
có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu
trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng”. Tác
giả này còn giải thích thêm: “Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như:
+ Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh
+ Các phong tục tập quán
+ Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
+ Quan niệm về đạo đức và nhân cách”

10

Trong khuôn khổ bài viết này tác giả sử dụng định nghĩa lối sống tác giả
Nguyễn Trần Bạt và phân tích sự biến đổi lối sống của người nông dân qua 4 thành
tố mà tác giả đưa ra.
1.3 Định nghĩa nông dân
Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Nông dân là khái niệm chỉ về thân phận
hay nghề nghiệp của một nhóm dân cư trong xã hội, phân biệt với công nhân, tri
thức…
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nông dân là người dân làm nghề trồng trọt,
cầy cấy”.
9
Trần Văn Bính (chủ biên), Văn hóa Xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.211.
10
Nguyễn Trần Bạt, Lối sống, www.chungta.com
5
Theo Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo(2004) : “Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật
chất trong NN, lâm nghiệp, ngư nghiệp… trực tiếp sử dụng một TLSX cơ bản và
đặc thự, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất ra nông sản”.
Theo “Bách khoa tri thức toàn thư Việt Nam”: Nông dân là những người lao
động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu
bằng làm ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất
đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác
nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định
trong xã hội. Theo số liệu của Hội Nông dân Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng
13 triệu hộ nông dân
Nông dân là những người hoạt động vừa trồng trọt vừa chăn nuôi. Nông dân
là một bộ phận đông đảo của dân cư sinh sống chủ yếu tại địa bàn nông thôn và
miền núi, lấy nghề nghiệp cơ bản là sản xuất nông nghiệp (cụ thể bao gồm cả lâm

nghiệp và ngư nghiệp) làm phương thức sản xuất chủ yếu để tạo ra thu nhập nuôi
sống bản thân, gia đình; là một lực lượng to lớn của dân tộc và là một trong những
giai cấp cơ bản giữ vai trò là động lực chủ yếu của cách mạng xã hội.
Chương 2.Tác động của toàn cầu hóa đến sự thay đổi trong lối sống
của nông dân
2.1. Cách thức lao động, làm ăn kinh doanh
Toàn cầu hóa tạo ra cho người nông dân cơ hội thêm việc làm, tăng thu
nhập, góp phần giảm nghèo và thậm chí là làm giàu. Tuy nhiên, quá trình cũng
khiến nông dân bước vào guồng xoáy của áp lực cạnh tranh và chịu điều tiết từ quy
luật “cung-cầu” khốc liệt của thị trường và sự thay đổi trong lối sống, văn hóa của
nhóm người này.
6
Hiện nay, nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP, nuôi sống hơn 60% dân số
đất nước. Theo Báo cáo Tổng cục thống kê, tính đến 1/10/2013, cả nước có 69.19
triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó 69.8 % người làm việc trong khu vực
nông thôn
11
. Nông dân thực sự là lực lượng lao động quan trọng của xã hội; Có
truyền thống yêu nước và cách mạng, luôn trung thành với Đảng; Có đóng góp to
lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, tham
gia vào tất cả các tổ chức kinh tế, thương mại lớn của thế giới và khu vực cơ hội
cũng sẽ càng mở ra nhiều đối với người nông dân Việt Nam. Người nông dân sẽ
được tiếp cận thị trường nhiều hơn, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trên thế
giới một cách nhanh nhạy và đầy đủ bằng các phương tiện truyền thông, công nghệ
thông tin. Đặc biệt, việc gia nhập WTO mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển
vọng về một sân chơi khổng lồ, với hơn 5 tỉ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95%
giá trị thương mại thế giới và một kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỉ đô la Mỹ/năm.
Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam

đã đạt mức 4,3% hàng năm, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đặc biệt
nhiều mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta (cà phê, gạo, chè, hạt tiêu đen, cao
su, điều, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cá tra, cá basa, tôm, …) đã tiếp cận và khẳng
định được vị thế của mình tại một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ,
EU, Hàng năm đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước hàng tỷ
USD và tạo thu nhập cho người nông dân, góp phần quan trọng vào công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội, tạo bộ mặt mới cho kinh tế địa phương.
Từ việc hội nhập với thị trường thương mại thế giới mang lại nhiều lợi ích
cho người nông dân Việt Nam. Ví dụ việc thực hiện nguyên tắc tự do hóa thương
mại, Việt Nam chấp nhận mở cửa thị trường nhập khẩu các nông sản hàng hóa mà
mình không có thế mạnh nhờ đó vừa cải thiện đời sống, tăng phúc lợi cho người
11
Tổng cục Thống kế, Báo cáo lao động việc làm quý III năm 2013.
7
tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với hàng hóa có chất lượng và
giá bán tốt hơn đồng thời phát triển mối quan hệ đa phương công bằng và hiệu quả.
Người nông dân nước ta sẽ được lợi từ việc tiếp cận, chuyển đổi các tiến bộ công
nghệ, phương tiện sản xuất, chế biến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các ngành công nghệ hiện đại phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được nhập
khẩu nhiều vào Việt Nam, đem đến cho người nông dân sự lựa chọn tốt nhất.
Nếu như trước khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, người nông dân sản
xuất theo quy mô nhỏ, manh mún, tự túc tự cấp. Sự tiếp cận và nắm bắt các thông
tin thị trường rất kém thì sau hội nhập sản xuất biến phát triển cả về quy mô, cơ cấu
do được tiếp cận các thông tin thị trường. Sản xuất theo đơn đặt hàng. Đa dạng hóa
các loại sản phẩm, vật tư phục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, hệ thống thủy lợi hoàn thiện hơn, các phương tiện vận chuyển đa dạng… Xuất
hiện các doanh nghiệp kiểu doanh nghiệp, và việc hình thành và phát triển của các
khu công nghiệp chế xuất. Điều này làm sản xuât tập trung hơn và tạo công ăn việc
làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nông dân đã có những tiếp cận với

những sản phẩm, dịch vụ do toàn cầu hóa mang lại . Nếu năm 2008 có tới 56,01%
hộ thuần nông thì đến 2012 chỉ còn 21,3%. Kèm theo đó là tăng đáng kể tỉ lệ hộ
kết hợp nhiều hoạt động (như làm nông nghiệp và làm công/thuê), từ 12,23% năm
2008 lên 44,26% năm 2012
12
. Sau nhiều năm hội nhập và đổi mới, có nhiều điểm
sáng trong bức tranh nông thôn Việt Nam như thu nhập của nông dân còn thấp
nhưng đã tăng lên gần 44%, tỷ lệ nhà tạm đã giảm từ 16% năm 2008 còn 7% năm
2010. Khoảng cách chi tiêu cho y tế, giáo dục, ăn uống… cũng giảm dần giữa nông
thôn và thành thị, số người đủ tiền khám chữa bệnh đã tăng lên
13
.
Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng tinh thần lao
động cần cù, sáng tạo, giai cấp nông dân cùng nhân dân cả nước tạo nên những
12
Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương - Báo cáo nghiên cứu sâu dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình
nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh ở Việt Nam.
13
Viện Chính sách và chiến lược NN-PTNT (Ipsard) và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Báo cáo
tại hội thảo “Chân dung nông dân Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập”
8
thành tựu to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao đời sống của nhân dân; Theo báo cáo thường niên của hội Nông dân Việt
Nam, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 9,6% (theo tiêu chí mới), thu
nhập bình quân đầu người tăng gần 2 lần so với năm 2008. Điều kiện ăn, ở, đi lại,
học hành, chăm sóc sức khỏe ngày càng được Nhà nước quan tâm hơn. Trình độ
dân trí được nâng lên và ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; dân chủ được
mở rộng, quyền làm chủ của nông dân được phát huy. Vị thế chính trị của giai cấp
nông dân và Hội Nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định vai trò chủ thể

trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống cơ sở chế biến nông lâm thủy sản phát triển cả về số lượng và
năng lực phục vụ, từng bước gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản ở nông
thôn. Số lượng cơ sở chế biến tăng nhanh trong 10 năm qua: Năm 2001 có 252
nghìn cơ sở; năm 2006 có 428 nghìn, tăng 69,9% so với năm 2001; năm 2011 đã
lên tới 501 nghìn cơ sở, tăng 17% so với năm 2006 và tăng gấp 2 lần so với năm
2001. Năm 2011, cả nước có gần 8,1 nghìn xã có cơ sở chuyên chế biến nông
sản, chiếm 89,2% số xã (năm 2006 đạt 83,4% và năm 2001 đạt 72,3%)
14
.
Về phát triển các ngành dịch vụ: Các ngành sản xuất dịch vụ sinh vật cảnh:
trồng hoa, cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, đá cảnh…Buôn bán hàng nông, lâm
sản, phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp…Đại lý
mua bán, ký gửi hàng hóa. Người dân nông thôn đánh giá rất cao hoạt động của
truyền hình (và một phần phát thanh) cho rằng đây là hoạt động nổi trội, cập nhật,
bổ ích. Kế đó là hoạt động thông tin báo chí. Rõ ràng, trong thời đại giao lưu, mở
cửa và kinh tế thị trường, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò lớn
trong đời sống cũng như việc hưởng thụ văn hóa của người dân nói chung và người
nông dân nói riêng, mặc dù hiện nay phương tiện truyền thông ở làng xã còn ít.
Tuy vậy, thực trạng nông dân hiện nay đa số vẫn là những hộ sản xuất quy
mô nhỏ. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tuy có bước cải thiện nhưng
14
Tổng Cục Thống kê – kết quả tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011.
9
nhìn chung còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Nông dân băn khoăn, lo lắng về sự phát triển chưa
vững chắc của nền kinh tế; về dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi; về ô nhiễm môi
trường; về biến đổi khí hậu các chính sách về thu mua tạm trữ, tiêu thụ nông sản,
nhập khẩu muối, vật tư nông nghiệp; khai thác khoáng sản, khai thác hải sản; bảo
hiểm nông nghiệp chưa mang lại quyền lợi thực sự cho nông dân. Nông dân khó

tiếp cận các chính sách tín dụng của Nhà nước dẫn đến thiếu vốn sản xuất, kinh
doanh; chính sách về đất đai còn bất cập, việc thu hồi đất nông nghiệp, đền bù giải
phóng mặt bằng, tái định cư chưa phù hợp, dẫn đến một bộ phận nông dân mất đất
sản xuất, không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Chi tiêu lương thực,
thực phẩm trung bình của người dân nông thôn tại 12 địa phương năm 2012 cao
hơn 73% nhưng tổng thu nhập của hộ năm 2012 chỉ cao hơn 16% so với năm 2006.
Điều này có nghĩa, mức chênh lệch giàu nghèo đang rất lớn ở khu vực nông thôn.
Mặc dù các hoạt động từ nông nghiệp chiếm tới 35%, nhưng thu nhập thấp, nên
nhiều tỉnh nguồn thu nhập này kém quan trọng hơn các nguồn thu nhập phi nông
nghiệp. Đây chính là nguy cơ, vì một khi phải làm nhiều việc, người nông dân sẽ
mất đi cơ hội tăng quy mô, kỹ năng để sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, lợi
nhuận. Trong khi đó, họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đang ngày càng
tăng
15
.
Cùng với những cơ hội là những thách thức không nhỏ với người nông dân.
Sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào biến động của kinh tế
và thị trường nông sản thế giới, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém nhưng
phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng theo luật chơi chung của thế giới. Vì thế
nên việc hội nhập nền kinh tế sẽ khiến nông dân Việt Nam bị nhiều thiệt thòi vì
nhà nước không thể trợ giá cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, tri thức của người
dân còn hạn chế, việc hiểu và nắm bắt các luật thương mại quốc tế là vấn đề khó
khăn Có thể khẳng định toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày càng sâu và rộng
15
Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương - Báo cáo nghiên cứu sâu dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình
nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh ở Việt Nam.
10
đến nhóm nông dân, đặc biệt thay đổi thể hiện rõ nét nhất là thông qua cách thức
lao động, làm ăn kinh doanh của nông dân. Làm giàu đã trở thành mục tiêu và động
lực để người nông dân vượt khỏi tâm lý cố hữu, tự ti. Tâm lý ỷ lại trông chờ, buông

xuôi cho số phận đang dần dần được thay thế bởi sự năng động, sáng tạo trong sản
xuất, kinh doanh. Số hộ nông dân sống thuần túy dựa vào độc canh cây lương thực
giảm đi nhanh chóng, thay vào đó là phương thức sản xuất đa canh, thu nhập cao
hơn, từng bước khẳng định vị thế của mình trong xã hội bằng sự hiện diện ngày
càng nhiều phương tiện vật chất hiện đại trong gia đình theo công thức: nhà kiên
cố, xe máy, phương tiện nghe nhìn
2.2. Sự thay đổi phong tục tập quán của người nông dân
Mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông
tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam
nói chung và người nông dân nói riêng, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong
lối sống của họ. Sự thay đổi có thể kể đến tiếp theo là phong tục tập quán.
Lễ hội truyền thống được đánh giá là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân
gian tổng thể phù hợp và hữu ích với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
Nam nói chung và người dân nông thôn nói riêng. Theo số liệu của Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, gồm: 7.039 lễ hội dân gian
(chiếm 88,36%), 544 lễ hội tôn giáo (6,82%), 332 lễ hội lịch sử cách mạng
(4,16%), 11 lễ hội du nhập từ nước ngoài (0,12%) và 40 loại hình lễ hội khác
(0,50%).Trước kia các lễ hội diễn ra thường kéo dài, thủ tục rườm rà thì nay các
phần lễ và phần hội diễn ra trong thời gian ngắn hơn và các thủ tục cũng được rút
gọn. Các lễ hội hiện nay cũng được giảm đi đáng kể về thời gian và quy mô tổ chức
do người dân dành thời gian cho những hoạt động giải trí khác như tivi, internet, du
lịch… hay các hội sở thích và thời gian nhàn rỗi cũng giảm đi so với trước kia.
Năm 2013, theo đánh giá của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch các lễ hội dân gian -
loại hình lễ hội nhiều nhất, đã diễn ra an toàn, lành mạnh và hiệu quả tại các địa
phương trong cả nước, với nhiều nội dung, hình thức phong phú, phần lễ được đảm
11
bảo tính truyền thống, phần hội với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, kết hợp yếu
tố truyền thống và hiện đại.
Một số phong tục, tập quán như mừng nhà mới, cưới xin, ma chay, lễ hội dân
gian… có xu hướng đơn giản hóa dần các chi tiết lễ nghi vốn rườm rà, phức tạp, đôi

khi pha chút mê tín dị đoan. Một số phong tục tập quán mới hình thành, chẳng hạn
lễ tiễn tân binh lên đường nhập ngũ, lễ khen thưởng học sinh giỏi ở rất nhiều làng
quê giờ đã thành một phong tục đẹp; hay các sinh hoạt của bạn đồng ngũ của các
cựu chiến binh, sinh hoạt của các hội đồng tuế, đồng môn… cũng đã và sẽ tạo nên
những phong tục, tập quán đáng chú ý ở nông thôn.
Việc ma chay, cưới xin tuy có bớt đi nhiều chi tiết rườm rà, nhưng ăn uống
linh đình hơn, tạo ra áp lực và cuốn theo cả những hộ kinh tế khó khăn vào vòng
xoáy của căn bệnh hình thức, lãng phí. Nữ thanh niên nông thôn lấy chồng sớm và
sinh nhiều con có xu hướng tăng lên. Một số bộ phận không nhỏ cư dân ở nông
thôn thiếu ý thức và không có thói quen giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, ở nhà
to, nhưng vệ sinh môi trường lại rất kém.Cưới xin là một sinh hoạt văn hóa gắn bó
với đời sống mỗi con người, mỗi gia đình, trở thành một hoạt động không thể thiếu
trong cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng người dân ở nông thôn.
Thống kê cho thấy đám cưới ở nông thôn hiện nay có rất nhiều yếu tố xuất
hiện và sự làm theo từng yếu tố của người nông dân cũng có những biến động phức
tạp. Những yếu tố được nhiều người chú ý làm theo là: lễ gia tiên, lễ ăn hỏi, lễ lại
mặt, lễ chạm ngõ… còn các yếu tố khác ít được quan tâm. Như vậy, có thể nói quy
trình đám cưới hiện nay tuân thủ 4 yếu tố chính vừa nêu và phù hợp với tập tục
cưới xin của người Việt, dù ở nông thôn hay đô thị. Còn tùy vào từng nhu cầu cụ
thể của gia đình, tập tục cụ thể của từng địa phương mà đám cưới có thể xuất hiện
những yếu tố phụ trợ như: cho của hồi môn, mượn người trải chiếu, lễ tơ hồng…
Một điểm đáng chú ý là lệ nộp cheo, dù còn rất ít nhưng vẫn thể hiện sự tác động
của lệ tục đối với đời sống tinh thần người nông dân ở một số thôn làng.
12
Có thể nói, hoạt động cưới xin ở thôn làng đã có được những bước chuyển
biến đáng kể, đã tiết kiệm, gọn gàng, không gây ảnh hưởng phức tạp cho xã hội và
theo đời sống mới. Tuy nhiên, hiện nay ngoài sự kết hợp hài hòa cũ mới, hiện
tượng cưới xin ở nông thôn đang tái xuất hiện một số yếu tố như ăn uống linh đình,
rượu chè, bài bạc… là vấn đề nảy sinh cần chú ý. Cưới theo nếp sống mới, dù đang
trở thành một vấn đề được tuyên truyền rộng, được cả xã hội quan tâm và đang

thấm dần vào đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động, song vẫn còn là vấn đề
cần được tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và có giải pháp cũng như mô hình cụ thể, đặc
biệt là ở nông thôn.
Bên cạnh cưới xin, đối với đời sống người nông dân, tang lễ cũng là một sinh
hoạt cần chú trọng. Cho dù hiện nay tồn tại cùng lúc nhiều hình thức tang lễ khác
nhau, nhưng sự kế thừa những quy chế về tang ma truyền thống kết hợp với những
yếu tố hiện đại có tính phù hợp đã trở thành xu thế tương đối mạnh trong tang lễ.
Chỉ xét riêng về những yếu tố được nhiều người theo trong tang chế ở nông thôn,
cũng có thể hình dung được phần nào độ phức tạp trong quan niệm của người nông
dân về tang lễ. Đáng chú ý là các lễ cúng được nhiều người tuân thủ cúng 3 ngày,
cúng 49 ngày và cúng 100 ngày. Tiếp theo là các yếu tố khác như mời ban nhạc
hiếu, che mặt người khuất, đốt vàng mã, đội mũ rơm, mặc áo xô… Tuy nhiên,
ngoài việc chú trọng các ngày cúng thì tục che mặt người khuất, nhạc hiếu được
phần lớn mọi người tuân thủ, các yếu tố còn lại thì tùy vào từng địa phương, từng
làng, tứng dòng họ, từng gia đình mà mỗi đám tang cụ thể có những sự lựa chọn
khác nhau. Trừ một vài yếu tố chưa phù hợp như khóc mướn, quàn tại nhà quá 24-
36 giờ thì những yếu tố xuất hiện trong tang lễ người nông dân là chấp nhận được
trong tiến trình nghi lễ. Ngoài ra nhiều tục lệ của làng xã được văn bản hoá thành
hương ước, trở thành công cụ để quản lý làng xã.
2.3 Thay đổi trong cách thức giao tiếp, sử dụng thời gian nhàn dỗi
Toàn cầu hóa tác động khá rõ đến cách thức giao tiếp của người nông dân.
Mô thức giao tiếp của cộng đồng nông thôn khá giản đơn là hình thức trực tiếp giữa
13
các cá nhân với nhau, nhưng sau đổi mới, có nhiều hình thức giao tiếp mà người
nông dân có thể lựa chọn như thông qua điện thoại, internet… Và từ đó, mạng lưới
xã hội của người nông dân ngày càng mở rộng hơn, không chỉ bó hẹp trong phạm
vi làng, xã như trước đây.
Về phổ cập dịch vụ nghe, nhìn tại hộ gia đình, báo cáo tổng hợp kết
quả điều tra thống kê nêu rõ, cả nước có khoảng 2,1 triệu hộ gia đình có máy thu
thanh, chiếm 10,7%. Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh ở khu vực thành thị là đạt

10,2% và tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 10,9%. Máy thu thanh là số liệu duy
nhất khu vực nông thôn có tỷ lệ cao hơn thành thị.
Hệ thống thông tin liên lạc khu vực nông thôn đã được nâng cấp, hoàn thiện
phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động quản lý của các cấp, các ngành, sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình nông thôn .
Theo số liệu tổng kết điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại,
internet và nghe – nhìn toàn quốc năm 2010 ngày 11/10/2011, Bộ Thông tin và
Truyền thông công bố, số lượng người sử dụng điện thoại di động trong cả nước là
hơn 30,2 triệu người, chiếm 37,5%. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ người sử dụng điện
thoại di động là trên 11,2 triệu người, đạt 49,5%, còn với khu vực nông thôn, có
gần 33% người dân dùng điện thoại di động. Cả nước có hơn 8,3 triệu hộ gia đình
có điện thoại cố định (gồm cả loại có dây và không dây), chiếm tỷ lệ 41,7% tổng
số hộ gia đình. Số lượng hộ gia đình ở khu vực thành thị có điện thoại cố định là
trên 3,4 triệu hộ, chiếm khoảng 61%, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn đạt hơn 34%.
Trên toàn quốc có hơn 2,5 triệu hộ gia đình có máy tính cá nhân, đạt 12,6%. Tổng
số máy tính tại các hộ gia đình là hơn 3,1 triệu máy, trong đó khu vực thành thị
chiếm 69,4% và khu vực nông thôn chiếm 30,6%. Cả nước có trên 1,6 triệu hộ gia
đình nối mạng internet, đạt 8,2%. Với khu vực thành thị, tỷ lệ hộ gia đình nối
mạng internet chiếm khoảng 22%; còn ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ đạt 3%.
Việc sử dụng internet ở nông thôn đang có xu hướng tăng nhanh vì ngoài nhu cầu
14
tìm hiểu các thông tin, người dân còn sử dụng để giao tiếp với họ hàng bởi thực tế
ở nông thôn có rất nhiều người đi xuất khẩu lao động.
Cũng theo cuộc điều tra trên, về phổ cập dịch vụ nghe, nhìn tại hộ gia đình,
cả nước có khoảng 2,1 triệu hộ gia đình có máy thu thanh, chiếm 10,7%. Tỷ lệ hộ
gia đình có máy thu thanh ở khu vực thành thị là đạt 10,2% và tỷ lệ này ở khu vực
nông thôn là 10,9%. Máy thu thanh là số liệu duy nhất khu vực nông thôn có tỷ lệ
cao hơn thành thị. Điều này phản ánh người nông dân sử dụng thời gian nhàn dỗi
cho phương tiện nghe nhìn nhiều hơn so với người thành thị.
Hệ thống nhà văn hoá/nhà sinh hoạt cộng đồng xã, thôn tiếp tục được quan

tâm đầu tư xây dựng, cung cấp địa điểm cho nhân dân trong thôn tham dự hội họp
và sinh hoạt văn hoá. Đến năm 2011 cả nước có trên 3,5 nghìn xã có nhà văn hoá,
đạt gần 39% tổng số xã (năm 2006 đạt 30,6% và năm 2001 đạt 15%). Vùng Đồng
bằng sông Hồng tỷ lệ xã có nhà văn hoá cao nhất (đạt 51,4%), cao hơn so với mức
47,4% của năm 2006 và 28,3% của năm 2001. Các con số tương ứng qua 3 kỳ TĐT
của các vùng khác lần lượt như sau: Trung du miền núi phía Bắc là 31,5%, 25,5%
và 8,7%; Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung là 41%, 29% và 14,3%; Tây
Nguyên là 24%, 21% và 9,7%; Đông Nam Bộ là 49%, 43% và 16,4%; Đồng bằng
sông Cửu Long là 32%, 18% và gần 7%. Năm 2011, cả nước có gần 1.050 xã có
thư viện, tăng trên 170 xã so với năm 2006 và hơn 380 xã so với năm 2001. Tỷ lệ
xã có thư viện năm 2011 cả nước đạt 11,6% (năm 2006 đạt 9,7% và năm 2001 đạt
7,5%). Năm 2011 có khoảng 8,8 nghìn xã có tủ sách pháp luật, đạt tỷ lệ 97% (năm
2006 đạt 95,6%). Tỷ lệ xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn tăng nhanh từ
56,8% năm 2001 lên 81,4% năm 2011.
Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của người nông dân cũng có khác so với
trước khi hội nhập. Nếu trước kia người nông dân chỉ bận rộn với công việc đồng
áng khi mùa vụ đến, còn lại thời gian nông nhàn khá dài thì hiện nay thời gian đó
được sử dụng khá triệt để như làm thêm các nghề thủ công ở các làng nghề hay đi
làm thuê các công việc khác ở thành phố. Việc tham gia sinh hoạt ở các câu lạc bộ,
15
các hội sở thích đang diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, do sự phát triển của các
phương tiện truyền thông đại chúng nên người nông dân cũng dành thời gian giải trí
của mình để xem tivi, tìm hiểu thông tin hay giao tiếp với người thân thông qua
internet. Từ đó dẫn đến mạng lưới xã hội của họ càng mở rộng. Trước kia, vốn xã
hội của người nông dân ở dạng co cụm bên trong thì trong thời đại toàn cầu hóa, do
những tác động nhiều chiều mà vốn xã hội của người nông dân có xu hướng vươn
ra bên ngoài.
2.4 Thay đổi trong quan niệm về đạo đức, nhân cách, ứng xử
Có thể thấy, mô hình gia đình ở nông thôn hiện nay không hoàn toàn thuần
nông như trước. Trong một ngôi nhà có thể có cả trí thức, công nhân, nông dân, cả

người về hưu, lẫn người trẻ. Từ những túp nhà mái ngói thôn quê, đã có rất nhiều
người con trưởng thành trên con đường tri thức. Một gia đình với nhiều giai tầng
như thế, thì sự hòa hợp sẽ cao hơn ở một xã hội có nhiều giai cấp. Từ đó dẫn đến có
sự thay đổi trong các quan niệm về văn hóa, phong tục tập quán cũng thay đổi. Bên
cạnh đó, cơ cấu gia đình cũng thay đổi, trước kia thường là gia đình nhiều thế hệ,
thì hiện nay mô hình gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ là chủ yếu trong đó tỷ lệ này
ở nông thôn chiếm 70%
16
. Chính sự khác nhau trong các thành phần nghề nghiệp
nên các quan niệm của các thành viên trong gia đình cũng khác nhau.
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã giảm nhẹ, vị thế người phụ nữ được nâng
cao. Ví dụ phụ nữ đồng bằng sông Hồng chủ yếu mới chỉ tích cực tham gia vào các
tổ chức chính trị, xã hội có liên quan trực tiếp đến bản thân và trách nhiệm của các
chị trong gia đình như: Hội Nông dân: 50%; Hội Phụ nữ: 80,71%; câu lạc bộ gia
đình hạnh phúc không sinh con thứ 3: 57,14%; tập huấn chăn nuôi 56,42%. Họ ít có
cơ hội, điều kiện hơn nam giới để tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị,
xã hội như: tham gia họp thôn chỉ có 26,42%, họp Hội Nông dân: 26,42%
17
. Trong
16
Tổng cục thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
17
TS. NGUYỄN THỊ BÁO – Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị – Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh Tác động của phong tục tập quán đối với việc thực hiện bình đẳng
giới – Từ góc nhìn đồng bằng bắc bộ
16
thời kỳ phong kiến người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói, tuy nhiên trong xã
hội hiện nay, người phụ nữ đã có tiếng nói riêng của mình. Cũng theo nghiên cứu
này, phụ nữ đứng tên vay vốn ngân hàng là 27,85%; đứng tên sổ đỏ là 14,28%;
8,6% là chủ hộ.

Xu hướng cá nhân (con cái) tự chủ gặp gỡ và tìm hiểu bạn đời. Mô hình tìm
hiểu trước kết hôn biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Có thể tìm hiểu ở
cùng nơi làm việc, cùng học một trường, cùng hoạt động trong đoàn thể, ở nơi vui
chơi giải trí, cùng làng, qua giới thiệu của bạn bè, tự tìm hiểu, hoặc qua giới thiệu
của bố mẹ và người mai mối, … Các tài liệu nghiên cứu văn hóa cho rằng trong xã
hội Việt Nam truyền thống, nam nữ. thanh niên ít có điều kiện tìm hiểu nhau trước
khi cưới mà chủ yếu thông qua người mai mối, hoặc cha mẹ hai bên sắp đặt. Cũng
theo các tài liệu nghiên cứu trước cho rằng, trong xã hội Việt Nam truyền thống,
quyền quyết định kết hôn thường do cha mẹ. Kết quả khảo sát chung ba điểm khảo
sát cho thấy số người trả lời kết hôn con cái quyết định nhưng có sự đồng ý của bố
mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (64,1%), bố mẹ quyết định nhưng có sự đồng ý của con
(17,7%), tiếp đến là bố mẹ hoàn toàn quyết định (8,2%), con cái quyết định hoàn
toàn (9,0%) và khác (0,9%). Khi so sánh mô hình quyết định kết hôn ba điểm Cát
Thịnh, Phú Đa, Phước Thạnh, kết quả trong bảng tiếp tục chỉ ra điểm tương đồng là
cả ba điểm khảo sát, xu hướng kết hôn con cái quyết định nhưng có sự đồng ý của
bố mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là kết hôn bố mẹ quyết định nhưng có đồng ý
của con, bố mẹ hoàn toàn và con cái tự quyết định hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp
Quan niệm về hôn nhân hay ly hôn cũng khác xưa rất nhiều. Mục đích chính
của các cuộc hôn nhân ngoại quốc này là vì kinh tế và diễn ra chủ yếu ở nông thôn.
Việc lấy chồng ngoạii quốc đã trở thành một hiện tượng xã hội và nó kéo theo
nhiều biến đổi xã hội khác. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 1998-
31/12/2010 đã có 294.280 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có quốc
tịch trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nhất là với đàn ông Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đức, Canada, Pháp, Hoa Kỳ…Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có số cô
17
dâu Việt lấy chồng nước ngoài có tỷ lệ cao vượt trội. Năm 2003, cả nước có 11.358
cô gái kết hôn với người Đài Loan thì ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 7.285
người. Trong đó, Cần Thơ, Đồng Tháp là những điểm nóng của tình trạng này, sau
đó là An Giang, Vĩnh Long.
Bên cạnh việc kết hôn, quan niệm về việc ly hôn cũng trở nên “thoáng” hơn.

Theo số liệu tổng kết của Tòa án nhân dân Tối cao năm 2010, cả nước có 88.591 vụ
ly hôn, tăng đáng kể so với năm 2009 79.769 trường hợp và 65.351 trường hợp vào
năm 2008Nghiên cứu quốc gia về gia đình mới nhất cho thấy mâu thuẫn về lối sống
là nguyên nhân hàng đầu (27,7%) dẫn đến ly hôn. Các yếu tố tiếp theo là ngoại tình
(25,9%), kinh tế (13%), bạo lực gia đình (6,7%), lý do sức khỏe (2,2%) và do xa
nhau lâu ngày (1,3%).
Sự phát triển nhanh về kinh tế đã mang lại cho phụ nữ nhiều cơ hội để có
thu nhập tốt hơn, độc lập hơn, ít bị ảnh hưởng bởi các giá trị truyền thống hơn dẫn
đến tình trạng ly hôn ngày càng nhiều hơn.
Việc giao tiếp, ứng xử của người dân trước hội nhập khá mềm mỏng, khéo
léo, cái tình cao hơn cái lý. Mọi người đối xử với nhau khá thân thiện, cởi mở. Tuy
nhiên, sau hội nhập ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, việc ứng xử giữa người
với người bị chi phối bởi đồng tiền và các luật lệ và ngày càng phổ biến ở các vùng
nông thôn. Chủ nghĩa thực dụng, thói ích kỷ đã bắt đầu xâm chiếm lòng người thôn
quê. Tình làng, nghĩa xóm không còn thuần túy là tình yêu thương con người mà bị
tác động bởi nhiều thứ khác mạnh hơn: tiền bạc, địa vị giàu sang…Người ta có thể
chém giết nhau, anh em họ hàng dễ dàng từ bỏ nhau chỉ vì vài centimet đất.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều thay đổi trong lối sống của người nông dân.
Nếu như mặt tích cực của toàn cầu hoá là điều kiện và cơ hội tốt cho sự phát triển
lối sống thì đồng thời, mặt trái của nó lại là mối nguy hại và thách thức lớn đối với
quá trình đó. Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói
18
chung, xây dưng lối sống mới nói riêng chỉ có thể thành công khi chúng ta mở cứa,
hội nhập quốc tế, hoà nhịp với xu thế toàn cầu hoá. Trong những năm đất nước ta
đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông
tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ tới lối sống của
người nông dân, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống. Những thành
tựu khoa học - công nghệ của thế giới cùng với việc mở cửa giao lưu quốc tế là cơ
hội để người dân nông thôn tiếp thu thành quả trí tuệ của nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn hoá thông tin, 2002.
2. Mai Huy Bích, Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hóa thông tin,
1993.
3. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội, 1999.
4. Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, Nxb.
KHXH. Hà Nội, 2001.
5.Thành Duy, Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá - thời cơ và thách
thức, Nxb Văn hoá Thông tin, Viện Văn hoá, 2007.
6. Nguyễn Chí Tình, Văn hoá và Thời đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.
7. Phạm Thái Việt, Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc
tế và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
8. Trần Văn Bính (chủ biên), Văn hóa Xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1997, tr.211.
9. Báo cáo phát triển con người Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
10. Báo cáo nghiên cứu sâu dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm
2011 tại 12 tỉnh ở Việt Nam, Nxb Thống kê, 2012.
11. Tổng cục Thống kế, Báo cáo lao động việc làm quý III năm 2013.
19
20

×