Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống bệnh zika của thai phụ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ THỊ BÌNH MINH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH ZIKA CỦA THAI PHỤ
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

CẦN THƠ – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ THỊ BÌNH MINH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH ZIKA CỦA THAI PHỤ
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2017



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ THÀNH TÀI
CẦN THƠ – NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng
dạy trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ, những
người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tơi thực
hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Thành Tài đã tận tình hướng
dẫn cho tơi trong thời gian thực hiện luận văn, giúp tơi có nhiều kinh nghiệm
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến tất cả lãnh đạo, nhân viên và cộng tác viên
tại các Trạm y tế xã Trường Long, xã Giai Xuân, xã Mỹ Khánh thuộc huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ và người dân tại địa phương đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến của quý Thầy/Cô
và các bạn sinh viên.
Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2018

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bình Minh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên
cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bình Minh


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1 Định nghĩa bệnh Zika .............................................................................. 3

1.2 Tình hình bệnh Zika ................................................................................ 6
1.3 Tiêu chuẩn chẩn đốn và hướng điều trị ................................................. 8
1.4 Biện pháp phịng ngừa .......................................................................... 11
1.5 Các cơng trình nghiên cứu trước đây .................................................... 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 15
2.3 Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 24
Chương 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 25
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 25
3.2 Kiến thức, thực hành về phòng bệnh Zika của thai phụ ....................... 29
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của thai phụ ........... 33
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 38
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 38
4.2 Kiến thức, thực hành đúng về phòng chống bệnh Zika của đối tượng
nghiên cứu ....................................................................................................... 41
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống Zika
của đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50


KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bộ câu hỏi
Phụ lục 2. Danh sách đối tượng nghiên cứu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CBVC

Cán bộ viên chức

DCCN

Dụng cụ chứa nước

HSSV

Học sinh, sinh viên

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng được phỏng vấn ....................................... 25
Bảng 3.2. Tình hình sinh đẻ của thai phụ và đặc điểm sống chung với người
thân .................................................................................................................. 26
Bảng 3.3. Đã từng nghe nói về bệnh Zika ...................................................... 28
Bảng 3.4. Kiến thức đúng về bệnh Zika ......................................................... 29
Bảng 3.5. Kiến thức đúng về trung gian truyền bệnh ..................................... 30
Bảng 3.6. Kiến thức đúng về phòng bệnh Zika .............................................. 30
Bảng 3.7. Thực hành phòng chống Zika ......................................................... 31
Bảng 3.8. Quan sát thực hành phòng chống bệnh Zika .................................. 32
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức với tuổi, dân tộc, tôn giáo ............... 33
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức với nghề nghiệp, trình độ học vấn,

kinh tế gia đình và số lần có thai của thai phụ ................................................ 34
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thực hành với tuổi, dân tộc, tôn giáo ............ 35
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thực hành với nghề nghiệp, trình độ học vấn,
kinh tế gia đình và số lần có thai của thai phụ ................................................ 36
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh Zika ...... 37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 1.1. Những khu vực trên thế giới có nguy cơ xảy ra Zika ....................... 7
Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...................................... 27
Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin về Zika thai phụ tiếp cận ................................. 28
Biểu đồ 3.3. Phân loại kiến thức chung phòng bệnh Zika .............................. 29
Biểu đồ 3.4. Phân loại thực hành chung phòng bệnh Zika ............................. 31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền chủ yếu qua vết
cắn của muỗi Aedes bị nhiễm, ngồi ra bệnh có thể lây truyền qua đường tình
dục, đường máu và từ mẹ sang con [7], [32]. Vi-rút Zika hiện diện ở nhiều nơi
trên thế giới, do chu trình truyền bệnh liên quan đến muỗi và có thể lây lan
qua đường tình dục nên nó trở thành một tác nhân gây bệnh mới nổi quan
trọng chưa lường trước được có tác động trên phạm vi tồn cầu [9]. Nhiều
nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc nhiễm vi-rút Zika và mắc hội
chứng Guillain-Barré ở người lớn, bên cạnh đó điều đáng lo hơn nữa là những
thai phụ nhiễm vi-rút Zika thì có khả năng trẻ sinh ra bị mắc các dị tật bẩm
sinh và chậm phát triển trí não, điển hình là tật đầu nhỏ [21], [22], [27]. Hiện
tại bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh còn đang trong
giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy, trước tình hình bệnh do vi-rút Zika đang bùng

phát trên toàn thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới cùng các tổ chức y tế, chính phủ
các nước đang triển khai những hành động khẩn cấp nhằm đẩy lùi vi-rút Zika,
trong đó phụ nữ mang thai được coi là nhóm mục tiêu chính trong chiến lược
nỗ lực phịng ngừa và ứng phó lâu dài với Zika của các quốc gia [16], [17].
Vào ngày 01 tháng 02 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới ban bố tình
trạng khẩn cấp y tế tồn cầu về vi-rút Zika [33]. Đến ngày 18 tháng 11 năm
2016, Tổ chức Y tế Thế giới tun bố Zika khơng cịn gây ra tình trạng khẩn
cấp quốc tế tuy nhiên vẫn là một vẫn là thách thức quan trọng lâu dài đối với
ngành y tế cơng cộng địi hỏi các nước cần phải tăng cường hành động, thiết
lập kế hoạch đáp ứng dài hạn, liên tục [34].
Hiện nay dịch bệnh do vi-rút Zika vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến tháng 3 năm 2017, đã có 84 quốc gia,
vùng lãnh thổ hoặc khu vực địa lý có bằng chứng về sự lây truyền vi-rút Zika


2

[36]. Trong thời gian tới, có thể sẽ ghi nhận thêm các trường hợp mắc do sự
giao lưu thương mại, du lịch giữa các địa phương trong nước và các quốc gia
trong khu vực, do muỗi truyền bệnh lưu hành rộng trên cả nước và miễn dịch
của cộng đồng với vi-rút Zika còn thấp.
Muỗi truyền bệnh Zika cũng là muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
đang lưu hành phổ biến tại Việt Nam nên những khu vực có mật độ muỗi lưu
hành cao, có dịch sốt xuất huyết lan rộng chính là nơi có nguy cơ xuất hiện
bệnh do vi-rút Zika nhiều nhất, điển hình là vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
Hiện tại, Cần Thơ chưa có số liệu phản ánh chính xác kiến thức, thực hành và
chưa có thơng tin về đối tượng ưu tiên cần tập trung tuyên truyền giáo dục
phòng bệnh Zika. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
kiến thức, thực hành phòng chống bệnh Zika của thai phụ tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017” với những mục tiêu cụ thể sau:

1. Xác định tỷ lệ thai phụ có kiến thức, thực hành đúng trong phịng
chống bệnh Zika tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh Zika của thai phụ tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa bệnh Zika
1.1.1 Tác nhân gây bệnh Zika
Vi-rút Zika là một loài thuộc chi flavivirus trong họ Arbovirrus, được
phát hiện lần đầu tiên ở Uganda vào năm 1947 ở khỉ thông qua mạng lưới
kiểm sốt bệnh sốt vàng da [11]. Nó đã được xác định sau này ở người vào
năm 1952 ở Uganda và Cộng hòa Tanzania của Liên Hiệp Quốc. Sự bùng
phát dịch bệnh Zika đã được ghi nhận ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Thái
Bình Dương. Từ những năm 1960 đến 1980, các ca nhiễm bệnh ở người ở
châu Phi và châu Á thường kèm theo bệnh nhẹ. Vụ bùng phát dịch lớn đầu
tiên do nhiễm Zika đã được báo cáo từ đảo Yap (Liên bang Micronesia) vào
năm 2007. Tháng 7 năm 2015, Brazil đã báo cáo một mối liên hệ giữa nhiễm
Zika và hội chứng Guillain-Barré. Vào tháng 10 năm 2015, Braxin đã báo cáo
một mối liên quan giữa nhiễm Zika và chứng đầu nhỏ [32]. Vi-rút Zika có thể
gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời
kỳ mang thai [22],[26],[28]. Tật đầu nhỏ là khi em bé được sinh ra với một
cái đầu nhỏ bất thường, do bộ não của chúng không được phát triển đúng
cách. Mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau ở mỗi trường hợp, nhưng nó có thể
gây chết người nếu não quá kém phát triển và không thể điều tiết các chức
năng quan trọng đối với cơ thể. Khi bị tật đầu nhỏ, trẻ em thường nhận thức

kém và chậm phát triển.
1.1.2 Nguồn lây truyền bệnh
Sự lan truyền vi-rút Zika chủ yếu là do muỗi Aedes. Lồi muỗi này
được tìm thấy trên khắp châu Mỹ, ngoại trừ Canada và Chile bởi 2 quốc gia
này quá lạnh để chúng tồn tại. Muỗi Aedes hút máu của người bị nhiễm vi-rút


4

Zika, sau đó chúng truyền vi-rút này sang người tiếp theo mà chúng cắn.
WHO cho biết Zika đã lan rộng khắp châu Mỹ, nhưng các nhà khoa học khác
cũng đã cảnh báo rằng các nước ở châu Á cũng có thể sẽ phải đối mặt với một
đợt bùng phát lớn [35].
Ngồi ra, đã có báo cáo một trường hợp ở Mỹ bị lây nhiễm vi-rút Zika
sau khi quan hệ tình dục với một người vừa trở về từ ổ dịch. Một số quốc gia
đã khuyến cáo những người đàn ông trở về từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cảnh
báo, khả năng lây truyền vi-rút zika chủ yếu vẫn là do muỗi truyền, bất cứ
một người nào cũng dễ dàng bị nhiễm bệnh khi bị muỗi mang vi-rút đốt, bệnh
đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai [10].
Muỗi Aedes cùng cư trú và di chuyển theo người, thường đậu trên quần
áo, vật dụng gia đình, thích chích máu người vào ban ngày (lúc sáng sớm và
chiều tối), tuy nhiên cũng có khi muỗi hoạt động vào ban đêm ở những nơi có
đèn sáng, chúng tấn công lặng lẽ ở các vùng da khơng được che kín như: mắt
cá, khuỷu tay, nhượng chân và sau cổ… chỉ có con cái hút máu vì cần cho sự
phát triển của trứng. Chúng đẻ trứng nơi nước sạch, ở những vật chứa nước tự
nhiên hay nhân tạo như: lu, hồ, bể chứa nước không đậy nắp, lọ hoa, chậu cây
cảnh, chậu nước chống kiến dưới chân tủ thức ăn, lon đồ hộp, ve chai, gáo
dừa, vỏ xe hoặc bất kỳ một vật dụng chứa nước nào khác có thể tích trữ nước
đến 7 ngày. Muỗi thường đẻ trứng trên thành các vật chứa nước, nhất là các

vật chứa nước do con người tạo ra. Trứng muỗi nở khi gặp điều kiện tự nhiên
thuận lợi (mưa) hay nhân tạo (do người đổ nước vào để dự trữ) và phát triển
qua 4 giai đoạn, thời gian phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và mật độ
lăng quăng trong vật chứa, trong điều kiện khô hạn tự nhiên trứng có thể duy
trì được sự sống đến 6 tháng hoặc lâu hơn do đó mùa mưa là điều kiện thuận
lợi cho muỗi phát triển.


5

1.1.3 Đặc điểm lâm sàng của bệnh Zika
Vi-rút Zika gây ra bệnh được gọi là sốt Zika, có biểu hiện lâm sàng như
phát ban dát sần khắp cơ thể, sốt, đau khớp, và viêm kết mạc mắt. Các triệu
chứng lâm sàng thường khơng đặc hiệu và nhẹ, rất khó chẩn đoán phân biệt
với các bệnh sốt do Chikungunya và sốt xuất huyết Dengue.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa bệnh (CDC)
sau khi xem xét cẩn trọng các chứng cứ hiện có đã kết luận rằng vi-rút Zika là
một trong những nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ và dị tật khác ở não của thai
nhi [12]. Trong báo cáo được cơng bố trên Tạp chí Y học New England, các
tác giả đã mô tả một cách cụ thể các bằng chứng được sử dụng dựa trên các
tiêu chí khoa học. Theo tiến sĩ Masaya Kato - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) tại Việt Nam, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y
tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của vi-rút mà do các biến chứng
nguy hiểm của bệnh này. Trên cơ sở xem xét có hệ thống các tài liệu cho đến
ngày 30 tháng 5 năm 2016, WHO đã kết luận rằng nhiễm Zika trong thời kỳ
mang thai là nguyên nhân gây ra các bất thường về não bẩm sinh, bao gồm
chứng đầu nhỏ; và virut Zika là nguyên nhân của hội chứng Guillain-Barré,
một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng
yếu cơ ở tay và chân có thể dẫn đến tê liệt và tử vong [21],[27]. Vi-rút Zika
tiếp tục lây lan theo địa lý đến các khu vực có muỗi để truyền virut [35].

Theo kết luận của các nhà nghiên cứu Mỹ và Brazil công bố trong Báo
cáo hàng tuần về Bệnh tật và tử vong của Trung tâm Kiểm sốt và phịng
ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), trẻ bị tật đầu nhỏ gặp nhiều vấn đề trong quá trình
phát triển, những vấn đề sức khỏe mà trẻ mắc tật đầu nhỏ gặp phải là chúng
không thể tự ngồi, khó ngủ, khó ăn, khó cầm nắm vật, có vấn đề về khả năng
nghe, nhìn. Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là
những đối tượng cần cẩn trọng nhất. Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị


6

nhiễm vi-rút Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát
hiện sớm tình trạng đầu nhỏ, hoặc vơi hóa não ở thai nhi. Trẻ bị dị tật đầu nhỏ
hoặc có tiền sử mẹ nhiễm vi-rút Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát
triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co
giật, động kinh [29],[30].
1.2 Tình hình bệnh Zika
1.2.1 Tình hình bệnh Zika trên thế giới
Kể từ khi vi-rút Zika được phát hiện đầu tiên ở Uganda, sau đó là ở các
quốc gia châu Phi và châu Á (Gabon, Ai Cập, Nigeria, Senegal, Sierra Leone,
Cơte d'Ivoire, Cộng hịa Trung Phi, Campuchia, Micronesia, Malaysia,
Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan , Philippines, Indonesia) [19] và cũng như đã xuất
hiện ở Brazil năm 2015, rất có thể bệnh được mang từ các nước phương Tây
tới thế vận hội World Cup 2014 [11].
Đến ngày 25 tháng 2, WHO ra thông báo, vi-rút Zika đã lây lan tới 42
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 130 nước có lồi muỗi Aedes
mang loại vi-rút này, khiến nguy cơ vi-rút Zika lan rộng là rất lớn. Ngày
11/10/2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch bệnh do vi-rút Zika
đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Á và có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận các
trường hợp nhiễm vi-rút Zika do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh

trong khu vực, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và
miễn dịch quần thể thấp.
Trong năm 2017, ở Mỹ có 451 trường hợp nhiễm vi-rút Zika có triệu
chứng được báo cáo với 7 trường hợp mắc phải thông qua lây truyền qua
muỗi ở Florida (2 ca) và Texas (5 ca), 8 trường hợp mắc phải thông qua các
đường lây khác, bao gồm lây qua đường tình dục (7 ca) và lây truyền do tiếp
xúc trong phịng thí nghiệm (1 ca) [13]. Tính từ ngày 1 tháng 12 năm 2015
đến 31 tháng 3 năm 2018, có 116 trẻ sơ sinh có khuyết tật bẩm sinh liên quan


7

đến Zika [14]. Tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận 7/10 quốc gia có sự lưu
hành vi-rút Zika. Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc khu vực Đông
Nam Á của WHO cho biết: “Nhiễm vi-rút Zika là mối đe dọa nghiêm trọng
đến sức khỏe và hạnh phúc của một người phụ nữ mang thai và cả thai nhi.
Các quốc gia trong khu vực phải tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm
ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với sự lan truyền vi-rút Zika".

Hình 1.1 Những khu vực trên thế giới có nguy cơ xảy ra Zika [15]
1.2.2 Tình hình bệnh Zika tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đến ngày 17 tháng 10 năm 2016 đã ghi nhận 07 trường
hợp nhiễm vi-rút Zika tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương và
thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 14 tháng 10 năm 2016, hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm của Bộ Y tế đã ghi nhận 01 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi sinh
sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi
mắc chứng đầu nhỏ [4].


8


Báo cáo tại Hội nghị phòng, chống dịch năm 2017 do Bộ Y tế tổ chức
tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, cùng với sốt xuất huyết và tay chân
miệng, bệnh do vi-rút Zika là mối đe dọa lớn tại khu vực phía Nam và một
phần miền Trung-Tây Nguyên. Tính từ tháng 3 năm 2016 đến ngày
12/6/2017, cả nước ghi nhận 246 trường hợp dương tính với vi-rút Zika tại 15
tỉnh, thành phố. Năm 2016 ghi nhận có 199 trường hợp nhiễm, trong đó có 41
trường hợp mang thai mắc Zika. 4 tháng đầu năm 2017, thành phố Hồ Chí
Minh ghi nhận có hơn 20 ca nhiễm vi-rút Zika. Trong 7 tháng đầu năm 2017,
27 trường hợp nhiễm vi-rút Zika đã được phát hiện tại 7 tỉnh, thành phố, trong
tổng số 638 mẫu xét nghiệm, cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh có
nguy cơ lây lan, bùng phát trên diện rộng trong năm 2017 nếu khơng có kế
hoạch giám sát, ứng phó [3].
1.3 Tiêu chuẩn chẩn đốn và hướng điều trị
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi-rút Zika của Bộ Y tế
năm 2016 [2].
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng
Zika có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày. Từ 60% đến 80% các trường
hợp nhiễm vi-rút Zika khơng có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát
đột ngột với các triệu chứng:
+ Sốt: bệnh nhân thường sốt nhẹ 37.5°C đến 38°C
+ Ban dát sẩn trên da
+ Đau đầu, đau mỏi cơ khớp
+ Viêm kết mạc mắt
+ Có thể có biến chứng về thần kinh: Guillain Barre, viêm não màng
não, hoặc hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trong thời kỳ
mang thai.


9


1.3.2 Cận lâm sàng
- Huyết thanh chẩn đốn có thể giúp phát hiện IgM từ ngày thứ 4 sau khi xuất
hiện triệu chứng. Tuy nhiên xét nghiệm này có thể dương tính giả do phản
ứng chéo với các flavivirus khác, như vi-rút Dengue và Chikungunya....
- RT-PCR từ bệnh phẩm huyết thanh (hoặc các bệnh phẩm khác như nước
tiểu, dịch não tủy, dịch ối...) được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán xác định
nhiễm vi-rút Zika.
Cần chỉ định theo dõi siêu âm thai đối với phụ nữ có thai nghi nhiễm vi-rút
Zika để có thể phát hiện biến chứng đầu nhỏ ở thai nhi.
1.3.3 Chẩn đoán
1.3.3.1. Chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ
- Có yếu tố dịch tễ (sinh sống tại hoặc du lịch tới vùng đã có lưu hành dịch do
vi-rút Zika trong vịng 2 tuần trước khi khởi bệnh)
- Có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng đã nêu ở trên, hoặc có hội
chứng Guillain Barre hoặc trên siêu âm phát hiện thai nhi có não nhỏ hơn
bình thường so với phát triển của thai nhi.
- Khơng xác định được các căn nguyên gây bệnh khác (sốt xuất huyết
Dengue, Chikungunya...).
1.3.3.2. Chẩn đoán ca bệnh xác định
- Ca bệnh nghi ngờ và
- Xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR vi-rút Zika dương tính,
và/hoặc
- Phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính với vi-rút Zika
1.3.4. Chẩn đốn phân biệt
- Các căn nguyên vi-rút:
+ Sốt xuất huyết Dengue
+ Chikungunya



10

+ Rubella
+ Sởi
+ Enterovirus
+ Adenovirus
- Nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng
+ Bệnh do Leptospira
+ Bệnh do Ricketsia
+ Nhiễm liên cầu nhóm A.
1.3.5 Điều trị
Chưa có vaccine hay thuốc để phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm vi-rút Zika [8].
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, bao gồm:
- Nghỉ ngơi.
- Hạ sốt bằng paracetamol. Không sử dụng aspirin và các thuốc giảm đau
NSAID (ibuprofen, meloxicam, piroxicam...).
- Bồi phụ nước và điện giải: uống đủ nước oresol hoặc nước sôi để nguội,
nước trái cây.
- Vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%.
- Theo dõi các biểu hiện tổn thương thần kinh như yếu, liệt cơ,...
- Đối với phụ nữ có thai cần hội chẩn với chuyên khoa sản để theo dõi bất
thường về thai nhi:
+ Theo dõi siêu âm thai mỗi 2 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng
đầu nhỏ hoặc vơi hóa não ở thai nhi.
+ Phụ nữ có thai trên 15 tuần bị nhiễm vi-rút Zika có thể chỉ định chọc
ối làm xét nghiệm RT-PCR, hoặc lấy máu cuống rốn để làm xét nghiệm huyết
thanh.


11


- Trẻ bị dị tật não bé hoặc có tiền sử mẹ nhiễm vi-rút Zika khi mang thai cần
được theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động, đánh giá thị lực và điều trị
các rối loạn như co giật, động kinh (nếu có).
1.4 Biện pháp phòng ngừa
1.4.1 Khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới
- Trong bối cảnh dịch bệnh do vi-rút Zika đang gia tăng trên thế giới, Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra một số khuyến cáo đối với người dân và phụ
nữ mang thai [5],[18],[35].
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên áp dụng các biện
pháp phịng tránh muỗi đốt để tự bảo vệ mình khơng bị nhiễm vi-rút Zika:
+ Sử dụng các thuốc xua muỗi: thuốc xua muỗi có thể được xoa lên
vùng da hở hoặc bơi lên quần áo.
+ Mặc quần áo có thể che phủ hầu hết bộ phận cơ thể.
+ Sử dụng các màng chắn, đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà.
+ Ngủ màn, kể cả thời gian ban ngày khi muỗi Aedes hoạt động.
+ Phát hiện và loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bằng cách lật úp,
đổ nước trong các vật dụng không chứa nước không cần thiết và đậy kín các
vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thay nước trong các
lọ hoa.
- Phụ nữ mang thai không nên đi du lịch đến các khu vực đang có dịch Zika
bùng nổ; Phụ nữ có thai mà bạn tình của họ sống hoặc đi du lịch đến các khu
vực có sự lây truyền vi-rút Zika nên đảm bảo thực hiện tình dục an tồn hơn
hoặc kiêng tình dục trong suốt thời gian mang thai của họ. Việc sử dụng bao
cao su đúng cách trong tất cả các lần quan hệ tình dục là biện pháp bảo vệ
hiệu quả nhất đối với các bệnh truyền qua đường tình dục [20].




×