Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ẢNH HƯỞNG của NHÂN tố mùa vụ đến CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH lợn NGOẠI NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC CÔNG NGHIỆP và bán CÔNG NGHIỆP ở KHU vực ĐỒNG BẰNG bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.82 KB, 7 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010


56

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÙA VỤ ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN
NGOẠI NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC CÔNG NGHIỆP VÀ BÁN CÔNG NGHIỆP Ở
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Trịnh Văn Thân
1
*, Đào Đức Thà
1
, Nguyễn Ngọc Thái
2
,
Đỗ Văn Trung
(3
và Nguyễn Tiến Dũng
4

1
Viện chăn Nuôi;
2
Trung tâm giống gia súc Hải Dương

3
Trung tâm giống vật nuôi Hà Nội;
4
Sở nông nghiệp Hải Phòng
*Tác giả liên hệ: Trịnh Văn Thân - Bộ môn sinh lý, sinh hóa và tập tính vật nuôi


Viện Chăn nuôi –Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội
Tel: 0904446942; Email:
ABSTRACT
Effect of season on semen quality of exotic boars in different housing systems in the Red River Delta
A study with the aim of examining the possible effects of season on semen quality of exotic boars in two housing
systems (Semi-intensive and intensive housing systems) was conducted in Red River Delta. Semen collected 200
exotic boars was used for quality evaluation. At the same time, outdor and indor temperature, humidity were
recorded daily from 2003-2007. It was relealed that boar semen quality in the semi-intensive housing system was
higher than that the intensive housing system (P<0,001). It was also found out that boar semen quality in summer
season was lower that that in the other season (P<0,001). It seemed that indoor temperature and humidity in
semi-intensive housing system was affected by outdoor temperature and humidity (P<0,05). However, this trend
was not obsevered in the intensive housing system (P<0,01).
Key words: Season, temperature, humidity, boar semen
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hai phương thức chăn nuôi lợn phổ biến ở nước ta là chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp (CN) (hệ thống chuồng kín) và chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp
(BCN) (hệ thống chuồng hở). Hệ thống chuồng kín là hệ thống chuồng nuôi khép kín, có
hệ thống chiếu sáng, điều hòa không khí bằng hệ thống dàn phun nước và quạt thông gió,
nhiệt độ trong chuồng lợn ổn định từ 20
0
C-28
0
C, mỗi đực giống được nhốt trong một ô,
không có sân vận động.Hệ thống chuồng hở là hệ thống chuồng nuôi không khép kín,
không có hệ thống điều hòa không khí. Vì vậy, nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi luôn phụ
thuộc vào điều kiện không khí bên ngoài, mỗi đực giống được nhốt trong một ô chuồng có
sân chơi, có sân vận động. Tuy nhiên, mỗi phương thức chăn nuôi đều có ưu nhược điểm
nhất định. Ở nước ta, việc nghiên cứu sâu về các hệ thống chuồng nuôi (tiểu khí hậu
chuồng nuôi) và ảnh hưởng của mùa vụ và nhất là ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ chuồng
nuôi đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Để góp

phần nghiên cứu sâu và có hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch lơn
ngoại và các giải pháp khắc phục, chúng tôi tiến hành ‘’Nghiên cứu nhân tố mùa vụ ảnh
hưởng đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công
nghiệp ở khu vực đồng bằng Bắc bộ’’ nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của mùa vụ và
nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên đàn lợn đực ngoại 200 con gồm các giống Landrace; Yorkshire,
Duroc, Pidu, Master nuôi tại 4 trạm thụ tinh nhân tạo tại Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,
Hà Nội (Hà Tây cũ)

TRINH VĂN THÂN – Ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại


57

Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại nuôi theo phương thức công
nghiệp và bán công nghiệp
Theo phương pháp điều tra, thu thập số liệu nhiệt độ, ẩm độ trong khu vực (số liệu của các
trạm khí tượng vùng) và chất lượng tinh dịch lợn tại các trạm, trung tâm thụ tinh nhân tạo
trong vòng 5 năm (2003-2007) để phân tích đánh giá. Gồm 20.000 số liệu về nhiệt độ, ẩm độ,
các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch.
Mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và nhiệt độ chuồng nuôi đến chất lượng tinh
dịch ở các phương thức chăn nuôi.
Theo dõi nhiệt độ, âm độ không khí và chuồng nuôi: Phương pháp theo dõi nhiệt độ, ẩm độ
bằng thiết bị đo tự động APECH TH-05/jumbo Digit ở các thời điểm trong ngày (7giờ; 13giờ;
21giờ) và các vị trí trong chuồng nuôi đã xác định. Theo dõi chất lượng tinh dịch lợn đực
hàng ngày bằng các kỹ thuật thông thường.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Số liệu điều tra được thu thập trong vòng 5 năm (2002-2006) và thí nghiệm được thực hiện từ
tháng 1/2007 - 12/2007; tại trạm thụ tinh nhân tạo lợn ở 4 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng
Yên, Hà Nội (Hà Tây cũ)
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng các phần mềm Microsoft Exel,
Minitab 14.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại nuôi theo phương thức công
nghiệp và bán công nghiệp.
Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ theo mùa: Nhiệt độ,ẩm độ được phân tích từ các số liệu của các
trạm khí tượng khu vực trong vòng 5 năm và được phân thành các mùa: Đông, Xuân, Hè, Thu
Bảng 1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ của của các mùa ở vùng đồng bằng Bắc bộ (n=7300)
Mùa Chỉ số Nhiệt độ(
0
C ) Ẩm độ ( % )
TB cao nhất 24,12±2,31 91,23±3,21
TB thấp nhất 11,34±2,76 75,34±2,16
Đông
Trung bình 22,23± 0,48 82,54±1,67
TB cao nhất 25,67±2,34 98,87±0,98
TB thấp nhất 23,15± 1,68 90,34±0,57
Xuân
Trung bình 24;56±0,73 87,50±1,43
TB cao nhất 38,65±1,15 90,13±2,42
TB thấp nhất 29,14±1,45 79,46± 2,76

Trung bình 30,18±0,29 84,20±2,34
TB cao nhất 31,67±1,75 86,72±1,46
TB thấp nhất 26,21±0,98 70,64±1,76
Thu

Trung bình 26,27±0,28 83.41±1,32
Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ tuân theo quy luật tự nhiên, nhiệt độ trung bình cao nhất ở mùa hè
(38,65
o
C); Nhiệt độ trung bình thấp nhất ở mùa đông (11,34
o
C), chênh lệch nhiệt độ gữa các

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010


58

mùa là rất lớn (P<0,001); Ẩm độ trung bình cao nhất ở mùa xuân (98,87%) và thấp nhất ở
mùa thu (70,64%). Ẩm độ ở các mùa chênh lệch cao (P<0,001). Nhiệt độ, ẩm độ ở mùa hè rất
cao và thời gian kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch
Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn đực ngoại
Bảng 2. Chất lượng tinh dịch lợn ngoại ở mùa đông xuân, hè thu
Mùa vụ Chỉ tiêu
n.
Đông xuân
(Mean±SE )
Hè thu
(Mean±SE )
V(ml) 13.493 232,414 ± 1,011

233,391 ± 0,955

A 13.493 0,817±0,00067
a

0,813±0,00064
b
C ( Triệu/ml) 13.493 242,318±1,160
a
228,563±1,095
b
VAC (tỷ) 13.493 44,849±0,247
a
42,743±0,234
b
Kỳ hình(%) 3200 15,268±1,234
a
16,54±1,325
b
(Ghi chỳ: Trong cùng một dòng,cột sự sai khác giữa các giá trị trung bình có một chữ cái khác nhau là có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).
Chất lượng tinh dịch được đánh giá thông qua các chỉ tiêu V,A,C,VAC, ở mùa đông xuân các
chỉ tiêu A; C; VAC cao hơn ở mùa hè thu (P<0,05).Chỉ tiêu V ở hai mùa không có sự sai
khác; chỉ tiêu tinh trùng kỳ hình ở mùa hè thu cao hơn đông xuân ở mức (P<0,05). Tuy nhiên ở
các phương thức chăn nuôi khác nhau chất lượng tinh dịch khác nhau như thế nào, cần phải
nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến chất lượng tinh dịch.
Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến chất lượng tinh dịch lợn đực ngoại
Bảng 3. Chất lượng tinh dịch lợn đực ngoại nuôi ở các phương thức chăn nuôi.
Phương thức chăn nuôi
Chỉ tiêu

n
Công nghiệp
(Mean±SE )
Bán công nghiệp

(Mean±SE )
V (ml) 6740 216,186±0,796
*
249,619±1,138
*
A 6740 0,797±00053
*
0,833±0,00076
*

C (triệu/ml) 6740 239,913±0,916 230,968±1,306


VAC 6740 38,648±0,195
*
48,944±0,278
*

Kỳ hình(%) 1350 15,120±1,124
a
16,421±1,453
b

Trong cùng một dòng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình có dấu * là có ý nghĩa thống kê (P<0,01)
Các chỉ V,A,VAC ở phương thức chăn nuôi bán công nghiệp cao hơn ở mô hình chăn nuôi công
nghiệp (P<0,01). Nguyên nhân có thể do ở phưong thức chăn nuôi bán công nghiệp, lợn đực
giống được vận động và tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nhiều hơn, điều này rất quan trọng đối
với đực giống. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ mối tương quan giữa mùa vụ và phương thức chăn
nuôi có ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch, cần phải phân tích mối tương quan này.
Ảnh hưởng mùa vụ và phương thức chăn nuôi đến chất lượng tinh dịch lợn đực ngoại

Các chỉ tiêu V, A, VAC ở phương thức chăn nuôi bán công nghiệp trong mùa đông xuân và
hè thu đều cao hơn ở phương thức chăn nuôi công nghiệp (P<0,01). Nhừng chỉ tiêu C và kỳ
hình thì ở phương thức chăn nuôi công nghiệp cao hơn (P<0,05).

TRINH VĂN THÂN – Ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại


59

Bảng 4. Chất lượng tinh dịch lợn đực ngoại nuôi ở các mùa, phương thức chăn nuôi
Đông xuân Hè thu
Chỉ tiêu
CN
(Mean±SE )
BCN
(Mean±SE )
CN
(Mean±SE )
BCN
(Mean±SE )
V(ml) 212,516±1,171 252,312±1,650 219,857±1,089 246,926±1,569
A 0,799±0,00078 0,835±0,0011 0,795±0,00073 0,832±0,0010
C(Triệu/ml) 249,803±1,343 234,833±1,892 230,023±1,248 227,103±1,800
VAC (tỷ) 39,732±0,286 49,966±0,404 37,563±0,266 47,922±0,384
Kỳ hình (%) 15,132±1,122 16,134±2,010 15,45±1,420 16,34±1,452
Mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và nhiệt độ chuồng nuôi, phương thức chăn
nuôi đến chất lượng tinh dịch
Để xác định được sự thay đổi của nhiệt độ chuồng nuôi khi nhiệt độ không khí thay đổi và
mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ không khí và nhất là nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đến
chất lượng tinh dịch lợn ngoại nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu: sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi khi nhiệt độ và độ ẩm
không khí thay đổi
Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ không khí đến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi ở các phương
thức chăn nuôi
Bảng 5. Nhiệt độ chuồng nuôi ở các phương thức chăn nuôi
Nhiệt độ nơi theo dõi
Phương thức chăn nuôi

Mùa

Chỉ số
Ngoài trời
(Mean±SE )
Công nghiệp
(Mean±SE )
Bán công nghiệp
(Mean±SE )
TB cao nhất 24,12±2,31 25,78±2,34 25,32±1,65
TB thấp nhất 11,34±2,76 22,23±2,65 14,45±2,32
Đông
Trung bình 22,23± 0,48 24,35±0,50 22,43±1,97
TB cao nhất 25,67±2,34 28,82±2,16 28,42±1,56
TB thấp nhất 23,15± 1,68 19,26±0,67 18,20±1,48
Xuân
Trung bình 24;56±0,73 24,12±0,45 24,20±0,67
TB cao nhất 38,65±1,15 29,78±2,57 39,54±1,87
TB thấp nhất 29,14±1,45 28,45±2,87 28,21±2,43

Trung bình 30,18±0,29 27,40±0,56 29,37±0;50
TB cao nhất 31,67±1,75 28,72±2,65 30,34±2,12

TB thấp nhất 26,21±0,98 27,10±2,43 26,42±2,07
Thu
Trung bình 26,27±0,28 25,10±0,28 24,42±0,56
Bảng 5, 6 và 7 cho thấy, nhiệt độ và ẩm độ không khí ngoài chuồng ảnh hưởng rất lớn đến
nhiệt độ chuồng nuôi (P<0,001).
Ở phương thức chăn nuôi công nghiệp ít bị ảnh hưởng và ổn định hơn ở phương thức chăn
nuôi bán công nghiệp ở tất cả các mùa.
Trong mùa hè khi nhiệt độ chuồng nuôi cao trên 38
0
C thì ở phương thức chăn nuôi bán công
nghiệp nhiệt độ có thể lên trên 39
0
C, điều này có thể gây stress nhiệt.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010


60


Bảng 6. Ẩm độ chuồng nuôi ở các phương thức chăn nuôi
ẩm độ nơi theo dõi
Phương thức chăn nuôi

Mùa

Chỉ số
Ngoài trời
(Mean±SE )
Công nghiệp

(Mean±SE )
Bán công nghiệp
(Mean±SE )
TB cao nhất 91,23±3,21 87,67±2,34 88,96±2,76
TB thấp nhất 75,34±2,16 72,43±1,56 76,27±2,11
Đông
Trung bình 82,54±1,67 74,67±1,31 80,33±2,28
TB cao nhất 98,87±0,98 94,76±2,67 96,75±2,67
TB thấp nhất 90,34±0,57 85,43±1,244 90,12±1,12

Xuân
Trung bình 87,50±1,43 82,57±0,85 84,21±1,23
TB cao nhất 90,13±2,42 89,76±1,89 90,23±2,06
TB thấp nhất 79,46± 2,76 79,32±2,67 80,56±2,32

Trung bình 84,20±2,34 81,83±0,76 82,00±1,31
TB cao nhất 86,72±1,46 82,35±1,54 85,18±1,63
TB thấp nhất 70,64±1,76 70,27±1,65 70,12±1,67
Thu
Trung bình 83.41±1,32 78,17±0,76 80,89±1,31
Ẩnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi ở các phương thức chăn nuôi đến chất lượng
tinh dịch
Bảng 7. Chất lượng tinh dịch lợn đực ngoại ở các mùa và các phương thức chăn nuôi
Chất lượng tinh dịch Mùa Phương
thức CN

V(ml)
(Mean±SE )
n =756
A

(Mean±SE)

n =756
C(Tr/ml)
(Mean±SE)
n =756
VAC(Tỷ
(Mean±SE)

n =756
Kỳ hình (%)
(Mean±SE )
CN 198,405±2,18 0,79±0,18 231,65±3,32 36,49±0,43

16,24±0,23 Đông
BCN 235,594±3,67 0,84±0,30 257,333±11,57

50,92±0,56

15,12±0,76
CN 212,65±8,76 0,83±0,87 254,320±3,23 45,23±0,75

15,95±0,32 Xuân
BCN 240,23±6,72 0,84±0,75 265,132±2,78 53,76±0,86

15,27±0,64
CN 198,596±3,25 0,81±0,26 231,65±3,32 37,40±0,57

16,15±0,42 Hè
BCN 202,333±11,35 0,78±0,92 218,296±2,98 34,72±0,74


16,86±0,67
CN 183,616±2,05 0,78±0,17 227,418±2,09 32,50±0.23

15,87±0,41 Thu
BCN 238,794±2,92 0,83±0,24 243,00±3,74 48,51±0,19

16,21±0,34
Trong tất cả các mùa, nhiệt độ,ẩm độ chuồng nuôi ở phương thức chăn nuôi công nghiệp luôn
ổn định vì vậy các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch ổn định hơn ở phương thức chăn nuôi bán
công nghiệp (P<0,05). Tuy nhiên, ở phương thức chăn nuôi bán công nghiệp các chỉ tiêu chất
lượng tinh dịch luôn cao hơn ở tất cả các mùa, nhưng giảm rõ rệt vào mùa hè (P<0,001).
Winfield và cs (1970). Nhiệt độ cao làm tính hăng lợn đực bị giảm sút, tinh trùng xuất ra ít và
khả năng thụ tinh của tinh trùng bị giảm thấp. Lợn đực lai Large White khi được nuôi ở nhiệt
độ cao, lợn đực vẫn giao phối bình thường vào lúc mát trời trong ngày. Lợn đực chỉ có thể
chịu đựng được stress nhiệt trong giai đoạn ngắn (<4 ngày) mà không ảnh hưởng xấu đến đặc
điểm tinh dịch. Cần ngăn ngừa nhiệt độ cao dài ngày (>7 ngày). Donald và Levis (2008), ở
mùa đông tỷ lệ tinh bị loại bỏ khi hoạt lực dưới 70% và tỷ lệ kỳ hình cao là từ 2,4%đến 6,7%.
Trong khi đó ở mùa hè là 10,7%-35,4% và VAC ở mùa đông là 55-62 tỷ, mùa hè là 35 - 45 tỷ.

TRINH VĂN THÂN – Ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ đến chất lượng tinh dịch lợn ngoại


61

Kết quả của Nitt và Fist (1970). Nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt trong vòng 72 giờ
(nhiệt độ: 33
0
C; ẩm độ: 50%) đến chất lượng tinh dịch lợn cho thấy nồng độ C giảm (P<0,05).
Hoạt lực A giảm (P<0,01).

Ảnh hưởng của mùa vụ (nhiệt độ, ẩm độ) đến chất lượng tinh dịch một số giống lợn
Bảng 8. Ảnh hưởng của mùa vụ (nhiệt độ, ẩm độ) đến chất lượng tinh dịch một số giống lợn
Chất lượng tinh dịch

Mùa vụ


Giống
lợn
V(ml)
(Mean±SE )
n =656
A
(Mean±SE)

n =656
C (Tr/ml)
(Mean±SE )
n =656
VAC (Tỷ
(Mean±SE
n =656
Kỳ hình
(%)
(Mean±SE)

Móng cái

139,503±6,534


0,764±0,005

146,889±6,725

11,623±1,292

14,64±0,65

Landrace 220,943±1,873

0,824±0,001

254,355±1,928

39,829±0,392

15,78±0,32

Yorkshire

226,852±8,041

0,801±0,006

205,445±8,277

31,775±1,675

15,79±0,15


Duroc 236,531±9,726

0,810±0,008

201,881±10,011

33,931±1,970

15,87±0,53

Master 306,193±8,504

0,870±0,007

232,206±8,754

56,048±1,724

16,23±0,56



Đông
Xuân
Pidu 221,379±7,151

0,775±0,006

201,797±7,361


29,892±1,372

17,12±0,27

Móng cái

139,920±6,918

0,782±0,005

142,211±7,121

11,740±1,363

15,14±0,25

Landrace 221,160±2082

0,818±0,001

251,620±2,143

40,383±0,381

16,38±0,35

Yorkshire

193,936±7,505


0,804±0,006

210,969±7,725

27,763±1,658

16,19±0,18

Duroc 228,469±8,548

0,809±0,007

200,441±8,799

33,545±1,712

16,57±0,23

Master 285,756±9260

0,844±0,007

222,219±9,532

50,052±1,863

17,23±0,53




Hè Thu
Pidu 211,482±6,963

0,776±0,005

200,573±7,167

29,364±1,372

17,62±0,47

Chất lượng tinh dịch gữa các giống lợn có sự sai khác rất rõ rệt (P<0,001). Chất lượng tinh
dịch ở lợn Móng cái là thấp nhất (VAC: 11,623-11,740) và cao nhất ở lợn Master (VAC:
50,052-56,048). Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên lại thay đổi rất rõ rệt ở các giống lợn ngoại trong
các mùa đông xuân và hè thu.
Mức độ ảnh hưởng và mối tương quan các nhân tố đến các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch
Bảng 9. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tinh dịch lợn đực ngoại
Nhân tố ảnh hưởng
Phương thức chăn nuôi

Chỉ tiêu
Mùa
vụ
Giống
CN BCN
Mùa vụ, phương
thức chăn nuôi
V(ml) ** *** *** *** ***
A *** *** *** *** ***
C (Triệu/ml) *** *** *** *** ***

VAC (tỷ) *** *** *** *** ***
Kỳ hình (%) ** ** ** ** **
Ghi chú: *** P < 0,001, ** P < 0,01,
Mối tương quan và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tinh dịch rất rõ rệt.
Mùa vụ ảnh hưởng đến chỉ tiêu V, kỳ hình ở mức (P<0,01),A,C, VAC: (P<0,01). Ở các nhân
tố giống, phương thức chăn nuôi, mùa vụ - phương thức chăn nuôi ở mức (P<0,01). Theo
John J.M.G (1999) thì strees nhiệt sẽ giết chết tế bào tinh trùng non nhưng ít ảnh hưởng đến
tinh trùng trưởng thành. Vì vậy, khi nhiệt độ cao trong ngày sẽ không ảnh hưởng đến kết quả

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010


62

phối giống ngay trong ngày đó,nhưng có ảnh hưởng ở 3-10 tuần sau đó. Khi nhiệt độ ở 29
0
C
đến 40
0
C tính hăng và khả năng thụ thai bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến nhiệt độ cơ thể lợn đực
Khi nhiệt độ, ẩm độ không khí lên cao làm cho quá trình toả nhiệt của lợn gặp khó khăn dễ
dẫn đến stress nhiệt đều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của đực giống, chất lượng tinh
dịch giảm. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi nhiệt độ cơ thể đực giống ở các khoảng nhiệt độ
khác nhau.
Bảng 10. Diễn biến nhiệt độ cơ thể lơn khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
STT Nhiệt độ môi trường Nhiệt độ cơ thể lợn
1 14-20 37,8 -38
0
C

2 21-28 37,8-38
0
C
3 29-32 38,1-38,2
0
C
4 33-35 38,2-38,3
0
C
5 > 35 38,4-39,2
0
C
Khi nhiệt độ không khí ở dưới 28
0
C nhiệt độ cơ thể lợn ở giới hạn sinh lý, nhưng khi nhiệt độ
không khí lên 29-35
0
C thì bắt đầu có sự thay đổi nhưng chưa ảnh hưởng nhiều. Khi nhiệt độ
không khí lên trên 35
0
C thì bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, nhiệt độ cơ thể lợn có thể lên 39
0
C
điều này gây hiện tượng stress nhiệt. Nếu giai đoạn này kéo dài vài ngày sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng tinh dịch.
KẾT LUẬN
Nhiệt độ, ẩm độ không khí ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi theo phương
thức bán công nghiệp và ít ảnh hưởng đến chuồng nuôi theo phương thức công nghiệp
(P<0,001). Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch (P<0,01). Trong
điều kiện tổng hợp tất cả các yếu tố, chất lượng tinh dịch ở phương thức chăn nuôi bán công

nghiệp cao hơn nuôi công nghiệp (P<0,01). Tuy nhiên, ở phương thức chăn nuôi công nghiệp
lại tương đối ổn định trong các mùa (P<0,05). Chất lượng tinh dịch ở các giống khác nhau có
sự sai khác rõ rệt (P<0,001) và ảnh hưởng rõ rệt vào nhiệt độ ẩm độ chuồng nuôi (P<0,001) và
mùa đông xuân tốt hơn mùa hè thu ở các lợn ngoại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Donald G. Levis, Ph.D. Boar (2008). Management for Today’s Production Systems
/>vis.ppt.
Nitt J.I Mc and First N.L. (1970) – Internatiol Journal of biometeorc.Volume 14, number 4/ December-pages
373-380 Effects of 72- hour heat stress on semen quality boar
John J.M.G, (1999). Texas Tech University Managing heat stress in the outdoor pig breeding herd.
Winfield CG, Ph. Hemsworth, DB Galloway and AW Makin, (1970) Australian Journal of Experimental
Agriculture and Animal Husbandry 21 (108) 39-45 Sexual behaviour and semen characteristics of
boars: effects of high temperature.
*Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Tấn Anh; TS. Phan Văn Kiểm.

×