Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tim hieu ve cong nghe AJAX1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.47 KB, 67 trang )

Công nghệ AJAX
CÔNG NGHỆ AJAX
Mở Đầu
Bạn đang sử dụng Gmail? hay Google Map? Bạn yêu thích tính năng của
Google Suggest? hay ứng dụng web Ta-da List, Backpack, BaseCamp của 37Signals?
hay các tính năng tiện dụng của Flickr?
Trên đây là một số các ứng dụng dịch vụ web nổi lên trong thời gian gần đây
như là những ứng dụng không chỉ giàu tính năng mà còn có tính chất "cách mạng"
trong lịch sử phát triển của các ứng dụng web. Điểm chung của các dịch vụ web này là
gì? Câu trả lời là những tính năng và cách thức nó tương tác với người dùng: rất tiện
lợi và nhanh chóng đến nỗi bạn gần như tưởng mình đang sử dụng một phần mềm chứ
không phải đang xem trang web.
Công nghệ đứng đằng sau các dịch vụ này là AJAX, viết tắt của Ansynchronous
JAvascript and XML ("ansynchronous" có nghĩa là "không đồng bộ"), hay Advanced
JAvascripting and XML. Cái tên Ajax được nhắc đến lần đầu tiên bởi Adaptive Path và
nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng những người phát triển ứng
dụng web và giờ đây có lẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất và được xem là một
công nghệ hứa hẹn sẽ mở ra thời kỳ mới của các ứng dụng web (mặt khác, cũng có rất
nhiều ý kiến trái ngược nhau về tên gọi này).
Vậy Ajax là gì? Vì sao nó làm được những điều mà các công nghệ trước đây
không thực hiện được? Cơ chế hoạt động của nó? Nó có phức tạp không? Làm thế nào
để ứng dụng nó cho các sản phẩm của bạn? Ajax có điểm yếu nào không? Và khi nào
nên sử dụng Ajax?
Trong bài viết này, em sẽ tổng hợp những gì em tìm hiểu được về công nghệ
AJAX gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu của nó, đồng thời em đã tạo ra một ứng
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
1
Công nghệ AJAX
dụng minh họa cho việc áp dụng công nghệ Ajax với đầy đủ mã nguồn và giải thích
chi tiết từng bước để áp dụng công nghệ này.


Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty qua các giai đoạn.
- Nǎm 1974: Trạm máy tính của Ngành Bưu điện ra đời ở miền Bắc. Trạm máy tính
thuộc vụ Kế toán và Thống kê được thành lập theo quyết định số 539/QĐ, ngày 02 tháng 07
nǎm 1974, do quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Vũ Vǎn Quí đã ký, có nhiệm vụ tính
toán các số liệu theo nhiệm vụ của Vụ Kế toán và Thống kê, giúp các cơ quan, xí nghiệp thuộc
Tổng cục trong công tác tính toán. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, những ngày đầu chỉ có
07 cán bộ công nhân làm việc với các máy điện cơ cá nhân của Cộng Hoà Dân Chủ Đức để
thống kê số liệu cho Ngành.
- Nǎm 1976: Thành lập Trung tâm máy tính Ngành Bưu điện:Một trong những Trung
tâm máy tính đầu tiên của cả nước
-Từ 1979 đến nay:
• Thống nhất tổ chức máy tính toàn Ngành Bưu điện
• Thay đổi tổ chức của Trung tâm Máy tính.
• Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện ra đời
• Công ty Điện toán và Truyền số liệu chính thức được thành lập ngày 26-11-
1990.
• Ngày 28 tháng 11 nǎm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu
khu vực I (VDC1) có trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng (HN) và Trung tâm
Điện toán và Truyền số liệu khu vực III (VDC3) có trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh
Tông (Đà Nẵng).
• Ngày 25 tháng 11 nǎm 1997, thành lập Trung tâm Dịch vụ Gia tǎng Giá trị
(VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
2
Công nghệ AJAX
Hiện nay Công ty VDC đang quản lý và khai thác mạng trục Internet Việt Nam
kết nối trực tiếp với xa lộ Internet quốc tế qua 3 cổng quốc gia đặt tại Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty
1.2.2 Các phòng ban và chức năng
- Phòng Hành Chính: Phòng Hành Chính có chức năng về công tác văn thư - lưu trữ,
lễ tân, đối ngoại, thông tin tuyên truyền, nội vụ và làm đầu mối thông tin phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Kế Hoạch: Có chức năng về công tác Kế hoạch; Quản lý tài sản; Cung ứng
vật tư.
- Phòng Kinh doanh: Có chức năng về công tác Marketing; Kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ; Bán hàng; Hợp tác kinh doanh.
- Phòng Kỹ Thuật Điều Hành: Có chức năng về kỹ thuật công nghệ, điều hành khai
thác mạng và thiết bị.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
3
Công nghệ AJAX
- Phòng Kế Toán Tài Chính: Có chức năng về công tác kế toán, thống kê, tài chính
của Công ty.
- Phòng Đầu Tư Phát Triển: Có chức năng về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, phát
triển sản xuất.
- Phòng Tổ Chức Lao Động: Có chức năng về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền
lương, đào tạo, thi đua, an ninh an toàn, chính sách đối với người lao động.
- Ban Biên Tập Báo Điện Tử: Có chức năng về thông tin quảng bá.
- PhòngTính Cước: Có chức năng về công tác tính cước và các vấn đề liên quan tới
việc tính cước phí các loại hình dịch vụ trên mạng của toàn Công ty.
- Phòng Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm: Là bộ phận sản xuất, có chức năng về
công tác nghiên cứu công nghệ tin học và sản xuất các sản phẩm tin học.
- VDCA: Ban Dự án VDCA có chức năng về quản lý hoạt động, thực hiện và hỗ trợ
thực hiện các dự án được Công ty giao.
- Phòng Tích Hợpvà Phát Triển Hệ Thống: Có chức năng chính trong công tác

nghiên cứu triển khai công nghệ, tư vấn, xây dựng và phát triển các giải pháp tích hợp
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành quản lý của Công ty.
- Phòng Danh Bạ: Có Chức năng:
1. Thực hiện các công việc về cơ sở dữ liệu danh bạ toàn quốc trên Web;
2. Sản xuất đĩa CD-ROM danh bạ;
3. Phát triển các dịch vụ liên quan đến danh bạ;
4. Chủ động thực hiện các quan hệ hợp tác phục vụ cho các nhiệm vụ trên trên.;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.
-Phòng Quản Lý Tin Học: Quản lý Khoa học Công nghệ và Sản xuất Kinh doanh trong
lĩnh vực tin học.
-Ban Quản Lý Chất Lượng: Có chức năng về công tác quản lý chất lượng trong các
hoạt động của hệ thống sản xuất, kinh doanh và quản lý của Công ty.
1.3 Các sản phẩm - Dịch vụ chính của Công ty VDC
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
4
Công nghệ AJAX
VNN1260,VNN1260-P,VNN1267,VNN1268,VNN1269,VNN999,VNN trực
tiếp,Mega VNN,Wifi VNN,VPN VNN,Frame Relay,X25, Gọi 1717, FONE
VNN,Email,Lưu trữ website,Thuê chỗ đặt máy chủ,Thương mại điện tử,Dịch vụ trực
tuyến, Truyền báo,chế bản,Tin học, CNTT, Tư vấn, Đào tạo, Xuất nhập khẩu
1.4 Định hướng phát triển
- Công nghệ và kỹ thuật
Các sản phẩm và dịch vụ của VDC được cung cấp trên những công nghệ và
phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay:
• Công nghệ IP với các ứng dụng mới nhất : VPN, VoIP, FoIP (Phone-Phone, PC-
PC, PC-Phone), UMS, WAP,…
• Các công nghệ truyền dữ liệu và truy nhập tốc độ cao : Frame Relay, ATM,
ISDN, BISDN, xDSL,…
• Các trang thiết bị từ những nhà cung cấp hàng đầu: Sprint (Global One), Acatel,

Sun Microsystems, Hewlett Packard, IBM, Compaq, Fujitsu, Cisco, Bay
Network, Cabletron etc.
• Phần mềm hệ thống và quản trị mạng với UNIX (Sun Solaris, HP-UX),
Microsoft Windows, SQL, HP Open View for Network Node Management
Solution, Netscape Web/Mail Server, Raptor firewall etc.
Bên cạnh đó là mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế
giới:
• Telstra (Australia); Global One Group; Alcatel (France); Nortel (Canada);
NTTCommunication, KDD, (Japan), Korea Telecom (RO Korea); Singapore
Telecom; Microsoft, Oracle (USA); Hongkong Telecom (Hongkong);
InfoAccess,
Tất cả vì một mục tiêu: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng.
-Tầm nhìn kinh doanh
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
5
Công nghệ AJAX
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chất lượng
dịch vụ và tốc độ là hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Ngay từ khi thành lập năm
1989 công ty đã không ngừng cố gắng để có thể cung cấp dịch vụ dựa trên triết lý kinh
doanh "Uy Tín và Tốc độ".
Hoà cùng với xu hướng tự do hoá trong nền kinh tế cũng như trong viễn thông
trên thế giới và tại Việt nam, trong các năm qua công ty đã không ngừng phấn đấu thay
đổi trong phương pháp và hình thức quản lý để đáp ứng được sự thay đổi, đứng vững
và phát triển trên thị trường.
Năm 1999 đánh dấu việc xây dựng "Văn hoá VDC" với mục tiêu tạo động lực
thúc đẩy tinh thần làm việc, tính tự chủ sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao cho toàn
bộ cán bộ nhân viên trong Công ty, cải thiện tinh thần thái độ phục vụ đối với khách
hàng cũng như cải thiện các qui trình qui định kinh doanh.

- Chiến lược kinh doanh
• Luôn giữ vững và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, bạn hàng:
• Phát triển và mở rộng hệ thống hỗ trợ dịch vụ (24h/24h, 7 ngày trong tuần)
thống nhất trên toàn quốc thông qua số điện thoại truy nhập 1801260, các hoạt
động chăm sóc khách hàng được thực hiện trên tất cả phương tiện như điện
thoại, fax, email và hỗ trợ trực tuyến thông qua Website hỗ trợ khách hàng :
• Không ngừng phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, tăng cường cung cấp
các giải pháp tích hợp trọn gói cho khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khả
năng chi phí, mọi nơi và mọi lúc.
• Nâng cao năng lực mạng lưới thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, đảm
bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, xây dựng một "Hệ thống mạng khu vực"
không dừng lại trong Việt nam mà mở rộng các điểm truy nhập trên thế giới tập
trung vào khu vực Châu á, Mỹ.
• Hoàn thiện và phát triển "Văn hóa VDC": Xây dựng "Văn hóa VDC" là một yếu
tố quan trọng dẫn đến sự thành công của Công ty trong thời gian qua, đây tiếp
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
6
Công nghệ AJAX
tục là một chiến lược quan trọng của Công ty nhằm tạo ra một phong cách làm
việc mới - "Phong cách VDC"
• Đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với đối tác; mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ:
Hiện nay Công ty đã có quan hệ cung cấp dịch vụ với nhiều nhà cung cấp dịch
vụ quốc tế khác nhau, phạm vi cung cấp dịch vụ hơn 150 nước trên thế giới.
Trong các năm tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác
trong và ngoài nước mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, phấn đấu trở thành nhà
cung cấp dịch vụ Viễn thông có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình
Dương.
1.5 Kết quả kinh doanh
Dưới đây là một số biểu đồ về tăng trưởng khách hàng, doanh thu, thị trường,

của VDC
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
7
Công nghệ AJAX

GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
8
Công nghệ AJAX

GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
9
Công nghệ AJAX
Chương 2: CÔNG NGHỆ AJAX
2.1Giới thiệu về công nghệ AJAX
TỪ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA CÁC ỨNG DỤNG WEB HIỆN TẠI…
Chỉ cách đây vài năm, khi mà các dịch vụ web bùng nổ, người ta đã mơ tưởng
đến một lúc nào đó tất cả các ứng dụng mà bạn sử dụng sẽ là các ứng dụng web thay vì
các phần mềm chạy độc lập trên các máy tính đơn lẻ. Quả thật, với sự phát triển chóng
mặt của mạng Internet cùng với những ưu điểm của các ứng dụng web (truy cập tại
mọi nơi, không cần nâng cấp,…), tương lai của các phần mềm chắc chắn sẽ gắn chặt
với các ứng dụng web, nếu không muốn nói là có thể sẽ bị thay thế. Tuy nhiên, cho đến
giờ, giấc mơ đó vẫn chưa thành sự thật và người ta bắt đầu nghĩ rằng, có lẽ nó sẽ không
bao giờ trở thành sự thật. Tại sao vậy?
Một trong những giới hạn quan trọng của các ứng dụng web hiện tại là cách
thức nó tương tác với người dùng. Khác với các phần mềm chạy độc lập ở máy khách
có những khả năng dường như vô tận trong cách thức tương tác với người dùng, các
ứng dụng web bị giới hạn bởi chính nguyên lý hoạt động của nó: tất cả các giao dịch

phải thực hiện thông qua phương thức giao dịch HTTP (HyperText Transport
Protocol - Giao thức truyền tải qua các siêu liên kết). Để hiểu tại sao tính chất này lại
trở thành một rào cản của các ứng dụng web, hãy phân tích cách thức hoạt động của
các dịch vụ web hiện tại xử lý một tác vụ đơn giản như xóa email trong Yahoo! Mail:
Bạn đang ở trong hòm thư "Inbox" của Yahoo! Mail. Bạn chọn một số email và
nhấn nút Delete để xóa chúng (chuyển vào thùng rác). Yahoo! Mail trước hết sẽ lấy
danh sách các email bạn chọn (quá trình này chạy trên máy của bạn), sau đó gởi danh
sách này cùng với mã lệnh qua một siêu liên kết đến máy chủ của Yahoo (nếu bạn
muốn biết đó là địa chỉ nào, nó được xác định qua tham số "action" của thẻ
<form></form>) yêu cầu máy chủ thực hiện tác vụ xóa đối với các email đó và gửi lại
trang web Yahoo! mail với nội dung mới. Trong khoảng thời gian yêu cầu được gửi đi
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
10
Công nghệ AJAX
đến lúc bạn nhận được trang web mới, những gì bạn phải làm là … ngồi đợi nhìn màn
hình trình duyệt trắng bốc (nếu bạn sử dụng ADSL thì thời gian này cũng không đến
nỗi - khoảng từ 2 đến 3 giây, còn nếu bạn dùng dial-up thì…). Và bạn cũng sẽ phải trải
qua một quá trình tương tự đối với các tác vụ khác, thậm chí nếu bạn chỉ muốn chuyển
từ thư mục "Inbox" (hòm thư đến) sang "Sent" (hòm thư đi).
Bạn sẽ không bao giờ phải trải qua việc chờ đợi trên khi sử dụng các phần mềm
chạy trên máy tính đơn lẻ: bạn không bao giờ thấy phần mềm một khi đã được mở ra
lại phải "biến mất" vài trong vài giây để cập nhật dù chỉ là một tác vụ đơn giản nhất, và
ngay cả khi phần mềm cần thời gian xử lý một tác vụ nào đó thì bạn vẫn thấy nó ở đó,
và nó báo cho bạn là nó đang xử lý tác vụ của bạn. Nếu xét về khía cạnh khả năng ứng
dụng trong các tác vụ hàng ngày thì hạn chế trên của các ứng dụng web là không thể
chấp nhận được.
Tất nhiên, bên cạnh rào cản về cách thức tương tác, các ứng dụng web còn vấp
phải nhiều giới hạn khác (ví dụ như bản thân việc phải hoạt động dựa trên các trình
duyệt đã là một rào cản quan trọng) nhưng một khi chưa giải quyết được vấn đề trên thì

các ứng dụng web sẽ không bao giờ có thể thay thể cho các phần mềm độc lập.
… ĐẾN HIỆN TƯỢNG GMAIL
Nếu bạn đã từng sử dụng Gmail, bạn sẽ nhận thấy Gmail đem lại cho bạn cái
cảm giác đang sử dụng một phần mềm hơn là một dịch vụ web: sử dụng bàn phím
(không phải chuột) để chọn một hoặc nhiều email, nhấn nút "Archive" và ngay lập tức
các email được bỏ vào hộp lưu trữ. Bạn gần như không phải đợi - trang Gmail vẫn ở
đó. Và nếu có email mới, bạn sẽ được thông báo ngay mà không cần phải tải lại trang
web.
Gmail ra đời và nhanh chóng trở thành một hiện tượng - không chỉ ở chỗ nó là
dịch vụ webmail đầu tiên cho miễn phí 1GB dung lượng mà còn ở chỗ cách nó thay đổi
quan niệm truyền thống về cách thức thực hiện tương tác với người dùng của các ứng
dụng web.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
11
Công nghệ AJAX
2.2 Quá trình phát triển công nghệ Web- Nguyên nhân xuất hiện công nghệ
AJAX.
Trước khi tìm hiểu về Ajax, chúng ta cùng xem xét quá trình phát triển các công
nghệ Web, nguyên nhân và hoàn cảnh xuất hiện công nghệ Ajax. Ban đầu, các trang
Web là tĩnh; người dùng gửi yêu cầu một tài nguyên nào đó, và server sẽ trả về tài
nguyên đó. Các trang Web không có gì hơn là một văn bản được định dạng và phân
tán. Đối với các trình duyệt, thì các trang Web tĩnh không phải là các vấn đề khó khăn,
và trang Web lúc đầu chỉ để thông tin về các sự kiện, địa chỉ, hay lịch làm việc qua
Internet mà thôi, chưa có sự tương tác qua các trang Web. Năm 1990, Tim Berners-
Lee, tại CERN, đã sáng chế ra HTML (Hyper Text Markup Language), ngôn ngữ đánh
dấu siêu văn bản. HTML rất đơn giản và dễ dùng, và nó trở thành một ngôn ngữ rất
phổ biến và cơ bản.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, nhu cầu về các trang Web động, có sự tương tác
ngày một tăng, chính vì thế sự ra đời các công nghệ Web động là một điều tất yếu. Sau

đây là một số công nghệ Web động cơ bản:
2.2.1 CGI
Giải pháp đầu tiên để làm các trang Web động là Common Gateway Interface
(CGI). CGI cho phép tạo các chương trình chạy khi người dùng gửi các yêu cầu. Giả
sử khi cần hiển thị các các mục để bán trên Web site – với một CGI script ta có thể truy
nhập cơ sở dữ liệu sản phẩm và hiển thị kết quả. Sử dụng các form HTML đơn giản và
các CGI script, có thể tạo các “cửa hàng” ảo cho phép bán sản phẩm cho khách hàng
qua một trình duyệt. CGI script có thể được viết bằng một số ngôn ngữ từ Perl cho đến
Visual Basic.
Tuy nhiên, CGI không phải là cách an toàn cho các trang Web động. Với CGI,
người khác có thể chạy chương trình trên hệ thống. Vì thế có thể chạy các chương trình
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
12
Công nghệ AJAX
không mong muốn gây tổn hại hệ thống. Nhưng dù vậy, cho đến hôm nay thì CGI vẫn
còn được sử dụng.
2.2.2 Applet
Tháng 5/1995, John Gage của hãng Sun và Andressen (nay thuộc Netscape
Communications Corporation) đã công bố một ngôn ngữ lập trình mới có tên Java.
Netscape Navigator đã hỗ trợ ngôn ngữ mới này, và một con đường mới cho các trang
Web động được mở ra, kỷ nguyên của applet bắt đầu.
Applet cho phép các nhà phát triển viết các ứng dụng nhỏ nhúng vào trang Web.
Khi người dùng sử dụng một trình duyệt hỗ trợ Java, họ có thể chạy các applet trong
trình duyệt trên nền máy ảo Java Virtual Machine (JVM). Dù rằng applet làm được
nhiều điều song nó cũng có một số nhược điểm: thường bị chặn bởi việc đọc và ghi các
file hệ thống, không thể tải các thư viện, hoặc đôi khi không thể thực thi trên phía
client. Bù lại những hạn chế trên, applet được chạy trên một mô hình bảo mật kiểu
sandbox bảo vệ người dùng khỏi các đoạn mã nguy hiểm. Có những lúc applet được sử
dụng rất nhiều, nhưng nó cũng có những vấn đề nảy sinh: đó là sự phụ thuộc vào máy

ảo Java JVM, các applet chỉ thực thi khi có môi trường thích hợp được cài đặt phía
client, hơn nữa tốc độ của các applet là tương đối chậm vì thế applet không phải là giải
pháp tối ưu cho Web động.
2.2.3 JavaScript
Cùng thời gian này, Netscape đã tạo ra một ngôn ngữ kịch bản gọi là JavaScript.
JavaScript được thiết kế để việc phát triển dễ dàng hơn cho các nhà thiết kế Web và
các lập trình viên không thành thạo Java. (Microsoft cũng có một ngôn ngữ kịch bản
gọi là VBScript). JavaScript ngay lập tức trở thành một phương pháp hiệu quả để tạo ra
các trang Web động. Việc người ta coi các trang như là một đối tượng đã làm nảy sinh
một khái niệm mới gọi là Document Object Model (DOM). Lúc đầu thì JavaScript và
DOM có một sự kết hợp chặt chẽ nhưng sau đó chúng được phân tách. DOM hoàn toàn
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
13
Công nghệ AJAX
là cách biểu diễn hướng đối tượng của trang Web và nó có thể được sửa đổi với các
ngôn ngữ kịch bản bất kỳ như JavaScript.
2.2.4 Công nghệ Web thế hệ thứ hai – Web 2.0
Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những
thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng -
hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã
hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem".
Web 2.0 là gì? Làm sao phân biệt đâu là Web 1.0 đâu là Web 2.0? Thuật ngữ
"Web 2.0" đang trở nên thịnh hành. Thực chất, Web 2.0 có nghĩa là sử dụng web đúng
với bản chất và khả năng của nó.
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết
nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ thông tin
hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-Lee cũng nhằm mục
tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa thông tin lên Internet và dễ dàng
chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công

cụ soạn thảo trang web). Tuy nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng hơi khác mục
tiêu ban đầu.
Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ
yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích
tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát tin hơn là
phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật mới
như blog (hay weblog), wiki web mới trở nên có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và
trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và khả năng thực sự của nó.
Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của O’Reilly
Media, đưa ra tại hộI thảo Web 2.0 lần thứ nhất do O’Reilly Media và MediaLive
International tổ chức vào tháng 10/2004.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
14
Công nghệ AJAX
Dougherty không đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt
Web 1.0 và Web 2.0: "DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là
Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica Online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0.
v.v ".
Sau đó Tim O’Reilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành O’Reilly Media, đã đúc
kết lại 7 đặc tính của Web 2.0:
1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng
3. Dữ liệu có vai trò then chốt
4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng
5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
7. Giao diện ứng dụng phong phú
Thoạt đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trò
nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng 10/2005, Web

2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng đồng.
Thực tế, ứng dụng trên web là thành phần rất quan trọng của Web 2.0. Hàng loạt
công nghệ mới được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên web mạnh hơn, nhanh hơn
và dễ sử dụng hơn, được xem là nền tảng của Web 2.0.
Kiến trúc công nghệ của Web 2.0 hiện vẫn đang phát triển nhưng cơ bản bao
gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình
duyệt và ứng dụng.
+ Cung cấp nội dung
Bước phát triển đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến Web 2.0 đó là cơ chế
cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hoá để cho phép người dùng sử dụng
thông tin theo cách của mình (nghĩa là có khả năng tùy biến thông tin). Có nhiều giao
thức được phát triển để cung cấp nội dung như RSS, RDF và Atom, tất cả đều dựa trên
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
15
Công nghệ AJAX
XML. Ngoài ra còn có các giao thức đặc biệt như FOAF và XFN dùng để mở rộng tính
năng của website hay cho phép người dùng tương tác.
+ Dịch vụ web
Các giao thức truyền thông 2 chiều là một trong những thành phần then chốt của
kiến trúc Web 2.0. Có hai loại giao thức chính là REST và SOAP. REST
(Representation State Transfer) là dạng yêu cầu dịch vụ web mà máy khách truyền đi
trạng thái của tất cả giao dịch; còn SOAP (Simple Object Access Protocol) thì phụ
thuộc máy chủ trong việc duy trì thông tin trạng thái. Với cả hai loại, dịch vụ web đều
được gọi qua API. Ngôn ngữ chung của dịch vụ web là XML, nhưng có thể có ngoại
lệ.
Một ví dụ điển hình của giao thức truyền thông thế hệ mới là Object Properties
Broadcasting Protocol do Chris Dockree phát triển. Giao thức này cho phép các đối
tượng ảo (tồn tại trên web) tự biết chúng "là gì và có thể làm gì”, nhờ vậy có thể tự liên
lạc với nhau khi cần.

+ Phần mềm máy chủ
Web 2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước nhưng chú trọng hơn
đến phần mềm làm việc ở background. Cơ chế cung cấp nội dung chỉ khác phương
thức cấp phát nội dung động (của Web 1.0) về danh nghĩa, tuy nhiên dịch vụ web yêu
cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn.
Các giải pháp phát triển theo hướng Web 2.0 hiện nay có thể phân làm hai loại:
hoặc xây dựng hầu hết tính năng trên một nền tảng máy chủ duy nhất; hoặc xây dựng
ứng dụng "gắn thêm" cho máy chủ web, có sử dụng giao tiếp API.
2.3Khái niệm AJAX
2.3.1 AJAX là gì?
AJAX viết tắt cho "Asynchronous JavaScript and XML", nghĩa là "JavaScript
và XML không đồng bộ". Từ Ajax được ông Jesse James Garrett tạo ra và dùng lần đầu
tiên vào tháng 2 nãm 2005 để chỉ kỹ thuật này, mặc dù các hỗ trợ cho Ajax đã có trên
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
16
Công nghệ AJAX
các chương trình duyệt từ 10 nãm trước. Ajax là một kỹ thuật phát triển web có tính
tương tác cao bằng cách kết hợp các ngôn ngữ:
• HTML (hoặc XHTML) với CSS trong việc hiển thị thông tin
• Mô hình DOM (Document Object Model), được thực hiện thông qua JavaScript,
nhằm hiển thị thông tin động và tương tác với những thông tin được hiển thị
• Đối tượng XMLHttpRequest để trao đổi dữ liệu một cách không đồng bộ với
máy chủ web. (Mặc dù, việc trao đổi này có thể được thực hiện với nhiều định
dạng như HTML, văn bản thường, JSON và thậm chí EBML, nhưng XML là
ngôn ngữ thường được sử dụng).
• XML thường là định dạng cho dữ liệu truyền, mặc dầu bất cứ định dạng nào
cũng có thể dùng, bao gồm HTML định dạng trước, văn bản thuần (plain text),
JSON và ngay cả EBML.
Giống như DHTML, LAMP hay SPA, Ajax tự nó không phải là một công nghệ

mà là một thuật ngữ mô tả việc sử dụng kết hợp một nhóm nhiều công nghệ với nhau.
Trong thực tế, các công nghệ dẫn xuất hoặc kết hợp dựa trên Ajax như AFLAX cũng
đã xuất hiện.
2.3.2 AJAX hoạt động như thế nào?
Từ lâu, mọi người đã tưởng tượng ứng dụng máy tính rồi sẽ được lưu và chạy
hoàn toàn trên web thay vì nằm bó buộc trong ổ cứng. Dù vậy, viễn cảnh đó vẫn chưa
thể xảy ra do ứng dụng web bị hạn chế bởi nguyên lý rằng tất cả các thao tác phải được
thực hiện thông qua HTTP (HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền tải qua
siêu liên kết). Những hoạt động của người sử dụng trên trang web sẽ tạo ra một yêu cầu
HTTP tới server. Máy chủ thực hiện một số khâu xử lý như lấy lại dữ liệu, tính toán,
kiểm tra sự hợp lệ của thông tin, sửa đổi bộ nhớ, sau đó gửi lại một trang HTML hoàn
chỉnh tới máy khách. Về mặt kỹ thuật, phương pháp này nghe có vẻ hợp lý nhưng cũng
khá bất tiện và mất thời gian, bởi khi server đang thực hiện vai trò của nó thì người
dùng sẽ làm gì? Tất nhiên là chờ đợi.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
17
Công nghệ AJAX
Để khắc phục hạn chế trên, các chuyên gia phát triển giới thiệu hình thức trung
gian - cơ chế xử lý AJAX - giữa máy khách và máy chủ. Điều này giống như việc tăng
thêm một lớp giữa cho ứng dụng để giảm quá trình "đi lại" của thông tin và giảm thời
gian phản ứng. Thay vì tải lại (refresh) toàn bộ một trang, nó chỉ nạp những thông tin
được thay đổi, còn giữ nguyên các phần khác. Vì thế, khi duyệt một trang hỗ trợ
AJAX, người sử dụng không bao giờ nhìn thấy một cửa sổ trắng (blank) và biểu tượng
đồng hồ cát - dấu hiệu cho thấy máy chủ đang thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ, trong một
website ảnh, với ứng dụng truyền thống, toàn bộ trang chứa các ảnh sẽ phải mở lại từ
đầu nếu có một thay đổi nào đó trên trang. Còn khi áp dụng AJAX, DHTML chỉ thay
thế đoạn tiêu đề và phần vừa chỉnh sửa, do vậy tạo nên các giao dịch trơn tru, nhanh
chóng.
"Mọi thao tác của người sử dụng sẽ gửi lệnh JavaScript tới bộ xử lý AJAX, thay

vì tạo ra một yêu cầu HTTP (HTTP request) và truy vấn tới máy chủ", Jesse James
Garrett đã ghi trong bài viết đầu tiên định nghĩa về thuật ngữ này. "Nếu cần gì từ
server, như tải về bổ sung mã giao diện hay nhận dữ liệu mới, AJAX sẽ truyền yêu cầu
tới máy chủ một cách không đồng bộ, thông thường sử dụng XML, mà không làm gián
đoạn sự tương tác của người dùng với ứng dụng web".
Có thể mô tả cách thức hoạt động của Ajax như sau:
• Ajax thực hiện tương tác với máy chủ bằng cách sử dụng đối tượng
XMLHttpRequest, nhận kết quả về dưới dạng XML và phân tích kết quả bằng
công nghệ DOM.
• Tương tác giữa Ajax và giao diện người dùng được thực hiện thông qua các mã
Javascript và XHTML + CSS.
2.3.3 AJAX - SỰ KHÁC BIỆT:
Ajax là công nghệ kết hợp hai tính năng mạnh của JavaScript được các nhà phát
triển đánh giá rất cao:
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
18
Công nghệ AJAX
. Gửi yêu cầu (request) đến server
. Phân tách và làm việc với XML
Các ứng dụng Ajax xoay quanh một tính năng có tên là XMLHttpRequest. Ở
các ứng dụng web truyền thống, khi người dùng có một cần thay đổi dữ liệu trên trang
Web, yêu cầu thay đổi được gửi về server dưới dạng HTTP request (hay còn gọi
postback), server sẽ xử lý yêu cầu này và gửi trả response chứa các thông tin dưới dạng
HTML và CSS, trang HTML này sẽ thay thế trang cũ. Qui trình này được mô tả là
nhấp-chờ và tải lại (click-wait-and-refresh): ví dụ người dùng sau khi nhấn một nút
“Submit” trên trang web phải chờ cho đến khi server xử lý xong mới có thể tiếp tục
công việc.
Dưới đây là: Mô hình tương tác trong một ứng dụng Web truyền thống:
Ajax cho phép tạo ra một Ajax Engine nằm giữa giao tiếp này. Khi đó, các yêu

cầu gửi resquest và nhận response do Ajax Engine thực hiện. Thay vì trả dữ liệu dưới
dạng HTML và CSS trực tiếp cho trình duyệt, web server có thể gửi trả dữ liệu dạng
XML và Ajax Engine sẽ tiếp nhận, phân tách và chuyển hóa thành XHTML + CSS cho
trình duyệt hiển thị.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
19
Công nghệ AJAX
Việc này được thực hiện trên client nên giảm tải rất nhiều cho server, đồng thời
người sử dụng cảm thấy kết quả xử lý được hiển thị tức thì mà không cần nạp lại trang.
Mặt khác, sự kết hợp của các công nghệ web như CSS và XHTML làm cho việc trình
bày giao diện trang web tốt hơn nhiều và giảm đáng kể dung lượng trang phải nạp. Đây
là những lợi ích hết sức thiết thực mà Ajax đem lại.
Có thể nhìn vào 2 hình vẽ để so sánh hai mô hình ứng dụng Web: truyền thống và
sử dụng Ajax.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
20
Công nghệ AJAX
Còn đây là mô hình tương tác trong một ứng dụng Web dùng Ajax:
Rõ ràng điểm khác biệt là thay vì phải tải cả trang web thì với AJAX ta chỉ cần
tải về phần của trang Web muốn thay đổi. Điều này giúp cho ứng dụng web của phản
hồi nhanh hơn, thông minh hơn. Ngoài ra, điểm đặc biệt quan trọng trong công nghệ
Ajax nằm ở chỗ Asynchronous - bất đồng bộ - tức là gửi yêu cầu của mình tới server
và tiếp tục thực thi tác vụ hiện tại mà không cần chờ trả lời. Khi nào server xử lý xong
yêu cầu, nó sẽ báo hiệu và ta có thể đón để thể hiện những thay đổi cần thiết
2.4 Các công nghệ AJAX
AJAX là một tập hợp các công nghệ bổ sung lẫn nhau. JavaScript có vai trò chất
keo kết dính các ứng dụng lại với nhau. Giao diện người dùng được tạo và tái nạp bằng
cách dùng JavaScript để điều khiển Document Object Model, tạo và tổ chức biểu diễn

dữ liệu cho người dùng, đồng thời xử lí các tương tác trên chuột và bàn phím.
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
21
Công nghệ AJAX
2.4.1 Các công nghệ trong AJAX - CSS
2.4.1.1 CSS
Cascading Style Sheets (CSS) cung cấp một sự nhất quán trên cảm quan “look
and feel” cho ứng dụng và khả năng thao tác mạnh mẽ với DOM. Đối tượng
XMLHttpRequest (hay một cơ chế tương đương nào đó) được dùng để liên lạc một
cách bất đồng bộ với server, đảm bảo việc gửi yêu cầu người dùng và tái nạp dữ liệu
trong khi người dùng vẫn làm việc.
Cascading Style Sheet – tạm dịch là bảng kiểu xếp chồng - là một phần không
thể thiếu trong thiết kế Web, nó được dùng rất nhiều trong các ứng dụng Web truyền
thống cũng như trong Ajax. Một stylesheet đưa ra cách kiểm soát các loại định dạng
trực quan, nó có thể được áp dụng cho các thành phần riêng lẻ trên các trang.
Hơn nữa, cho các thành phần định dạng trực quan như màu sắc, lề, hình nền,
tính trong suốt, kích cỡ, stylesheet có thể xác định cách mà các phần tử được bố trí
quan hệ với các phần tử khác và tương tác với người dùng, cho phép các hiệu ứng khá
mạnh mẽ.
Trong ứng dụng Web truyền thống, stylesheet cung cấp một cách hiệu quả để
xác định cách thể hiện vị trí và có thể được dùng lại trong nhiều trang web khác
nữa.Với AJAX, stylesheet cung cấp một “kho chứa” các giao diện xác định trước có
thể áp dụng cho các phần tử động với độ dài các đoạn mã nguồn là nhỏ nhất.
CSS định dạng một trang web theo ba cách :
1. Sử dụng trực tiếp kèm với các thẻ HTML (Inline Style Sheet)
2. Định nghĩa trong một trang web (Internal Style Sheet).
3. Định nghĩa thành một file CSS riêng (External Style Sheet). Trang web của
chúng ta sẽ tham chiếu đến file CSS này.
Một quy tắc định dạng và bố trí gồm có hai phần: thành phần lựa chọn - selector

và phần khai báo - style declaration. Selector đặc tả các phần tử được định dạng và bố
trí, và style declaration khai báo các thuộc tính định dạng sẽ được áp dụng. Giả sử
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
22
Công nghệ AJAX
muốn tạo ra các dòng text trong level-1 heading trong tài liệu (đó là đoạn nằm trong
thẻ <h1>) có màu đỏ.
Có thể khai báo thuộc tính CSS như sau:
h1 {color: red}
2.4.1.2 Các ưu điểm của CSS trong thiết kế web
a. CSS giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho việc thiết kế
web.
Style trong phiên bản HTML 4.0 qui định cách thức thể hiện các thẻ. Style
thường được lưu trong các file nằm ngoài trang web. Chúng giúp thay đổi cách thức
định dạng và cách bố trí các trang web chỉ bằng cách thay đổi riêng file CSS.
b. CSS cho phép điều khiển cách định dạng và cách bố trí của cùng lúc nhiều
trang web với chỉ duy nhất một lần thay đổi tại một vị trí.
c. Có thể định nghĩa nhiều style vào một thẻ HTML .
CSS cho phép đưa các thông tin định nghĩa thẻ thông qua nhiều con đường khác
nhau. Style có thể được qui định ở trong chỉ một thẻ HTML, được qui định trong một
trang web hoặc ở trong một file CSS bên ngoài.
d. Thứ tự áp dụng các định dạng
Như trên đã nói, có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm CSS. Điều gì sẽ
xảy ra nếu áp dụng nhiều cách định dạng cho một thẻ HTML? Theo một cách chung
nhất ra có thể nói các style sẽ được "xếp tầng" (cascade). Việc xếp tầng này tuân theo
thứ tự ưu tiên giảm dần như sau:
• Inline Style (Style được qui định trong một thẻ HTML cụ thể)
• Internal Style (Style được qui định trong phần của một trang HTML)
• External Style (style được qui định trong file CSS ngoài)

• Browser Default (thiết lập mặc định của trình duyệt)
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
23
Công nghệ AJAX
2.4.1.3 Cú pháp cơ bản của CSS
Cú pháp của CSS gồm ba thành phấn:
+ Thành phần lựa chọn (thường là một thẻ HTML) (Selector)
+ Thuộc tính (Property)
+ Giá trị (Value)
Thể hiện của cú pháp CSS
Selector {
Property1: Value1;
Property2: Value2;
}
Selector có thể là các thẻ/nhóm thẻ HTML, các lớp khai báo, hay bằng định
danh duy nhất của phần tử. Khi chèn các đoạn mã CSS vào trang web, trình duyệt sẽ
hiển thị trang web theo cách CSS đã qui định cho nó, có ba cách để chèn CSS vào
trang web.
a. External Style Sheet (sử dụng file CSS được định nghĩa thành trong file riêng)
Mỗi trang web sử dụng file CSS ngoài này đều phải sử dụng thẻ <LINK>. Thẻ
<LINK> được đặt bên trong thẻ <HEAD>.
<head>
<link rel="stylesheet" type="text/css"
href="mystyle.css" />
</head>
b. Internal Style Sheet (định nghĩa các style sheet ngay trong trang web)
Trong trường hợp mỗi trang web của sử dụng các định dạng khác nhau, dùng
Internal Style Sheet. Để định nghĩa Internal Style Sheet, sử dụng thẻ <STYLE> đặt
bên trong thẻ <HEAD>.

<head>
<style type="text/css">
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url("images/back40.gif")}
</style>
</head>
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
24
Công nghệ AJAX
c. Internal Style Sheet (style được qui định ngay trong mỗi thẻ HTML)
Đây là phương pháp kém hiệu quả nhất, không nên sử dụng phương pháp này vì
đã làm mất các ưu điểm của CSS.
<p style="color: sienna; margin-left: 20px">
This is a paragraph
</p>
2.4.1.4 Các thuộc tính của CSS Style
Mỗi phần tử trong trang HTML có thể được qui định theo nhiều kiểu. Một phần
text của một phần tử có thể được quy định theo các thuộc tính color, font size, độ đậm
của phông, và kiểu chữ sử dụng. Có rất nhiều tùy chọn được áp dụng cho thuộc tính
trên. Ví dụ để qui định cho một paragraph:
.robotic{
font-size: 14pt;
font-family: courier new, courier, monospace;
font-weight: bold;
color: gray;
}
2.4.2 Công nghệ trong AJAX - Javascript
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình đa năng, nó tương đối giống C. JavaScript

được biết dưới dạng một ngôn ngữ có kiểu tự do, thông dịch, ngôn ngữ kịch bản đa
năng.
Kiểu tự do nghĩa là các biến không được khai báo cụ thể như string, integer, hay
object, và các biến giống nhau có thể được gán bới các kiểu khác nhau. Ví dụ, đoạn mã
sau là hợp lệ:
var x=3.1415926;
x='pi';
Biến x lúc đầu được định nghĩa là giá trị số và sau đó được gán lại bởi giá trị
xâu kí tự. Thông dịch nghĩa là các mã nguồn không được biên dịch thành các đoạn mã
nhị phân có thể thực thi được, và nó được thực thi trực tiếp, cụ thể là qua các trình
GVHD: Th.S Nguyễn Trung Tuấn
SV: Hoàng Trọng Sơn
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×