Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá thực trạng phát sinh và hoạt động quản lý chất thải thực phẩm từ hộ gia đình trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------

TRỊNH QUANG TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI THỰC PHẨM TỪ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH
BẮC NINH”

Hà Nội – 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI THỰC PHẨM TỪ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH
BẮC NINH”

Người thực hiện

:TRỊNH QUANG TRƯỜNG



Lớp

:KHMTB

Khố

:K63

Ngành

:KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

:ThS. LƯƠNG ĐỨC ANH

Địa điểm thực tập

:BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này hồn tồn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Mọi thơng tin trong khố luận này đều được ghi rõ nguồn gốc
và trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

i

năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
và tạo điều kiện từ các cá nhân, tổ chức. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm
ơn đến thầy Th.S. Lương Đức Anh, giảng viên bộ môn Quản lý môi trường,
Khoa Tài nguyên & Môi trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trực
tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khố luận tốt
nghiệp.
Tơi xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức chun mơn bổ ích cho tơi trong 4 năm tham gia học tập tại trường.
Đồng thời tôi xin cảm ơn các Uỷ ban nhân dân xã Xuân Lâm, xã Song
Hồ, Thị trấn Hồ trong huyện Thuận Thành đã tạo điều và giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên


ii


TÓM TẮT
Ngiên cứu đánh giá thực trạng phát sinh và hoạt động quản lý chất thải thực
phẩm từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhằm mục
đích đánh giá Thực trạng phát sinh và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải thực phẩm phát sinh từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy lượng phát sinh trung bình
của huyện Thuận Thành là 0,23 kg/người/ngày, và thành phần trong chất thải thực
phẩm phát sinh từ hộ gia đình là chất thải sơ chế (48%) chất thải từ thức ăn thừa
(43%) và còn lại (9%) là loại khác. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện nay công tác
quản lý chất thải thực phẩm vẫn chưa được quản lý tốt mới chỉ có 31% hộ phân loại
chất thải thực phẩm. Để giảm thiểu chất thải thực phẩm nghiên cứu cũng đã đưa ra
một số kiến nghị, tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc giảm
thiểu lãng phí thực phẩm, tại các xã tổ chức các buổi tuyên truền tập huấn về phân
loại chất thải thực phẩm, các hộ gia đình mua thực phẩm và sử dụng một cách hợp
lý để giảm thiểu chất thải thực phẩm.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................ Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC .................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................... ix
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................ 1

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý chất thải thực phẩm. .................. 3
1.2. Thực trạng phát sinh chất thải thực phẩm. ........................................... 4
1.2.1. Trên thế giới. .................................................................................................... 4
1.2.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................... 9
1.3. Thực trạng quản lý chất thải thực phẩm ............................................. 11
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................... 11
1.3.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 13
1.4. Các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý chất thải thực phẩm
tại Việt Nam. ............................................................................................... 14
Chương 2 . ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGIÊN CỨU ...................................................................... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................... 16
2.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp ................................................................................. 16
2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................................... 17
2.4.3. Phương pháp xác định hệ số phát thải ............................................................ 17
2.4.4. Phương pháp ước tính lượng chất thải thực phẩm phát sinh .......................... 18

iv


2.4.5. Phương pháp phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến. ......................... 18
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 20
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 21
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thuận Thành ...................... 21

3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 21
3.1.1.1. Vị trí địa lý. ...................................................................... 21
3.1.1.2. Dân số .............................................................................. 21
3.1.1.3. Đơn vị hành chính ............................................................. 22
3.1.1.4. Địa hình ........................................................................... 22
3.1.1.5. Khí hậu: ........................................................................... 22
3.1.1.6. Đặc điểm thủy văn............................................................. 22
3.1.1.7. Tài nguyên đất. ................................................................. 22
3.1.1.8. Tài nguyên nước. .............................................................. 23
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 23
3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ................................................ 23
3.1.2.2. Hoạt động thương mại- dịch vụ: ......................................... 24
3.1.2.3. Lĩnh vực văn hóa- xã hội: .................................................. 24
3.1.3. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của xã Song Hồ, Xuân Lâm,
Thị trấn Hồ................................................................................................................ 25
3.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của 3 xã nghiên cứu ............................... 25
3.1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội chung của xã Xuân Lâm, xã Song Hồ
và Thị trấn Hồ. .............................................................................. 27
3.2. Một số đặc điểm các hộ được điều tra ................................................. 28
3.3. Đặc điểm, thói quen mua thực phẩm của các hộ được điều tra .......... 29
3.3.1. Tần suất đi mua thực phẩm ............................................................................ 29
3.3.2. Địa điểm mua thực phẩm ............................................................................... 30
3.3.3. Lượng thực phẩm đi mua trong 1 lần đi mua của các hộ gia đinh. ................ 31
3.3.4. Thói quen trước khi đi chợ của các hộ gia đình. ............................................ 32
3.3.5. Lượng thức ăn nấu mỗi lần của các hộ gia đình. ............................................ 34
3.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số phát sinh chất thải
thực phẩm. ................................................................................................ 35
3.5. Thực trạng phát sinh chất thải thực phẩm. ......................................... 37

v



3.5.1. Thành phần chất thải thực phẩm phát sinh ..................................................... 37
3.5.2. Khối lượng phát sinh chất thải thực phẩm. .................................................... 38
3.6. Thực trạng quản lý chất thải thực phẩm. ............................................ 39
3.6.1. Hình thức xử lý thức ăn thừa tại các hộ gia đình. .......................................... 39
3.6.2. Dụng cụ đựng chất thải thực phẩm................................................................. 41
3.6.3. Phân loại chất thả thực phẩm.......................................................................... 41
3.6.4. Công tác tuyên truyền quản lý chất thải thực phẩm. ...................................... 44
3.6.5. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải thực phẩm. ......................................... 45
3.7. Đề xuất các giải pháp giúp giảm thiểu chất thải thực phẩm ............... 46
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 48
4.1. Kết luận ................................................................................................ 48
4.2. Kiến Nghị .............................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 50
PHỤ LỤC 1.KẾT QUẢ CÂN RÁC TẠİ CÁC ĐỊA PHƯƠNG ......... 53
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ PHIẾU CÂN RÁC ................ 55
PHỤ LỤC 3: ĐỀ CƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ................ 64

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hệ số phát sinh chất thải thực phẩm ở các nước phát triển. .......................... 6
Hình 2. Hệ số phát sinh chất thải thực phẩm ở các nước đang phát triển .................. 6
Hình 3. Chất thải thực phẩm thải bỏ ra ngồi thùng rác. ........................................... 8
Hình 4. Thức ăn thừa sau các buổi tiệc. ..................................................................... 9
Hình 5. Vứt bỏ chất thải thực phẩm vào thùng đựng. .............................................. 12
Hình 6. Các mơ hình tái chế chất thải thực phẩm: (1) Làm nước enryme rửa chén,
xịt côn trùng từ vỏ trái cây, (2) Làm phân copost từ các loại thực vật.(3) Làm phân

bón bokishi từ thức ăn thừa, (4) Ủ phân từ chất thải thực phẩm .............................. 14
Hình 7. Sơ đồ vị trí huyện Thuận Thành .................................................................. 21
Hình 8. Sơ đồ vị trí của xã Xuân Lâm, xã Song Hồ, Thị trấn Hồ. ........................... 26
Hình 9. Dân số và diện tích của xã Xuân Lâm, xã Song Hồ, Thị trấn Hồ. .............. 26
Hình 10. Tần suất đi mua thực phẩm ....................................................................... 30
Hình 11. Tần suất mua thực phẩm tại các địa điểm khác nhau ................................ 30
Hình 12. Người mua thực phẩm chính và nấu ăn chính trong gia đình ................... 31
Hình 13. Mức độ mua thực phẩm trong 1 lần đi mua của các hộ gia đình .............. 32
Hình 14. Thói que trước khi đi chợ của các hộ gia đình. (A) Tần suất viết danh sách
cần mua và mua theo. (B) Tần suất kiểm tra thực phẩm trong nhà trước khi đi chợ.
(C) Tần suất lên kế hoạch cho từng bữa ăn. (D) Tần suất mua các sản phẩm đơng
lạnh để bảo quản được lâu hơn. ................................................................................ 33
Hình 15. Lượng thức ăn nấu mỗi lần của các hộ gia đình ........................................ 34
Hình 16. Thành phần chất thải thực phẩm thải bỏ hàng ngày tại huyện
Thuận Thành ................................................................................. 37
Hình 17. Hệ số phát sinh chất thải 3 xã và huyện Thuận Thành. ............................. 38
Hình 18. Lượng chất thải thực phẩm của huyện Thuận Thành so với trên thế giới và
các khu vực (kg/người/năm). .................................................................................... 39
Hình 19. Hình thức xử lý thức ăn thừa tại các hộ gia đình ...................................... 40
Hình 20. Tần suất thải bỏ thực phẩm khi chưa sử dụng ........................................... 40
Hình 21. Dụng cụ đựng chất thải thực phẩm............................................................ 41
Hình 22. Phân loại chất thải, (A) Mức độ cần thiết phân loại chất thải, (B) Số lượng
các hộ phân loại chất thải thực phẩm. ...................................................................... 42

vii


Hình 23. Những lý do khơng phân loại chất thải thực phẩm. .................................. 43
Hình 24. Hình thức phân loại của các hộ gia đình phân loại riêng chất
thải thực phẩm .............................................................................. 43

Hình 25. Các hộ trả lời tuyên truyền về cơng tác quản lý chất thải thực phẩm ....... 44
Hình 26. Tần suất tuyên truyền và hình thức xử lý chất thải thực phẩm ................. 45
Hình 27. Biện pháp chính để giảm thiểu chất thải thực phẩm ................................. 46

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Mô tả các biến và mã hóa biến số trong mơ hình hồi quy tuyến
tính đa biến. .................................................................................. 18
Bảng 2. Đặc điểm các hộ được phỏng vấn ............................................................... 28
Bảng 3. Kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến ............................................... 35
Bảng 4. Hệ số phát sinh chất thải thực phẩm tại các hộ tiến hành cân rác............... 53
Bảng 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số phát sinh chất thải thực phẩm ................. 54

ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh dân số thế giới gia tăng, hiện nay lãng phí thực phẩm và
an ninh lương thực và dinh dưỡng đang ngày càng được các nhà nghiên cứu, các
nhà hoạch định chính sách ở cả các nước phát triển và đang phát triển chú ý quan
tâm. Thất thoát thực phẩm và chất thải thực phẩm có thể xuất hiện ở mọi giai
đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm, với hơn 35% tổng thất thoát thực phẩm xảy
ra trong khu vực bán lẻ và tiêu dùng (Lipinski & cs, 2013). Hiện nay người tiêu
dùng thường mua rất nhiều thực phẩm để cho hôm sau nhưng cuối cùng lại bỏ đi,
là do quá hạn sử dụng hoặc để lâu hỏng (Lipinski & cs, 2013). Ở những vùng bị
thiếu dinh dưỡng như Châu Phi và Nam Á, lượng chất thải khổng lồ này có thể
chuyển thành 400 đến 500 calo mỗi người mỗi ngày – và lên đến 1520 calo ở các

nước phát triển (Maureen Shields, 2014).
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), một phần ba tổng số lương
thực được sản xuất cho con người bị thất thốt hoặc lãng phí trên tồn cầu và phần
lớn trong đó biến thành chất thải, trong khi đó vẫn có khoảng 830 triệu người đang
trong tình trạng đói (Gustavsson, 2011). Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh lượng
chất thải từ thực phẩm là do hành vi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn, chế
biến thực phẩm không hợp lý, thiếu kiến thức bảo quản dẫn đến việc thực phẩm bị
lãng phí một cách rất đáng tiếc. Thực phẩm bị lãng phí khơng chỉ gây thiệt hại về
kinh tế mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường và các vấn đề xã hội.
Thuận Thành là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, với
diện tích đất tự nhiên của huyện là 117,83 km2. Trong những năm gần đây đời sống
kinh tế của huyện Thuận Thành có nhiều chuyến biến tích cực, giá trị sản xuất trên
địa bàn tăng thu nhập đời sống của người dân nâng cao và làm tăng nhu cầu tiêu thụ
hàng hố, đi cùng với đó là lượng rác thải phát sinh tăng. Theo đề án Tổng thể Bảo
vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2019 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn huyện là 100 tấn/ngày đêm đứng thứ 3 toàn tỉnh sau thành phố Bắc
Ninh và thành phố Từ Sơn. Một trong những thành phần quan trọng trong chất thải
sinh hoạt đó là chất thải thực phẩm với số lượng phát sinh đang ngày càng tăng lên.
Để giảm thiểu và quản lý hiệu quả chất thải thực phẩm cần nghiên cứu sâu về tình

1


hình phát sinh chất thải thực phẩm cũng như các biện pháp quản lý và giảm thiểu
lượng chất thải này. Xuất phát từ những lý do trên tôi thực hiện đề tài ‘‘Đánh giá
thực trạng phát sinh và hoạt động quản lý chất thải thực phẩm từ hộ gia đình
trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Đánh giá Thực trạng phát sinh và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

quản lý chất thải thực phẩm phát sinh từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Muc tiêu cụ thể:
- Xác định mức độ phát sinh và thành phần chất thải thực phẩm từ hộ gia
đình.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phát sinh chất thải thực phẩm từ hộ gia
đình trên địa bàn huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá hoạt động quản lý chất thải thực phẩm từ hộ gia đình trên địa bàn
huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảm
thiểu phát sinh chất thải thực phẩm từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Thuận
Thành – tỉnh Bắc Ninh.

2


Chương 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý chất thải thực phẩm.
Theo nghiên cứu UNEP (2021) thì các khái niệm chất thải thực phẩm được
định nghĩa như sau:
Chất thải thực phẩm là những thực phẩm và các bộ phận liên quan không ăn
được và được loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng thực phẩm của con người trong các lĩnh
vực sau: Bán lẻ, dịch vụ thực phẩm, siêu thị, hộ gia đình...
Thực phẩm được định nghĩa là bất kỳ những chất nào đã qua chế biến hoặc
chưa qua chế biến và mục đích của chất đấy là dành cho tiêu dùng của con người.
Những thực phẩm bao gồm cả đồ uống hoặc bất kỳ chất nào dùng trong sản xuất.
Do đó chất thải thực phẩm bao gồm cả bộ phận ăn được tức là các bộ phận của thực
phẩm dự định cho tiêu dùng của con người và bộ phận không ăn được là các thành
phần liên quan đến một loại thực phẩm không có ý định tiêu thụ bởi con người ví dụ
như xương, vỏ,...

Theo bách khoa toàn thư Wikipedia : “Thức ăn thừa là phần thức ăn cịn thừa
lại, có thể đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến, sau đó được sử dụng lại vào các
bữa ăn tiếp, cho vật ni, ủ phân, bỏ vào thùng rác...”Ví dụ: Thức ăn thừa như: Cơm,
thịt, canh, rau bị bỏ đi tại gia đình,...vv.
Theo FAO (2011) các khái niệm về mất mát thực phẩm, chất thải thực phẩm
và lãng phí thực phẩm được đinh nghĩa như sau:
“Mất mát thực phẩm (Food loss) là sự giảm khối lượng thực phẩm hoặc giá
trị dinh dưỡng (chất lượng) của thực phẩm ăn được ở các giai đoạn sản xuất, sau
thu hoạch, chế biến và phân phối trong chuỗi cung ứng thực phẩm”. Nguyên nhân
là do sự thiếu hiệu quả trong các chuỗi cung cấp thực phẩm như: hậu cần kém, thiếu
công nghệ, thiếu kỹ năng, kiến thức và năng lực quản lý chuỗi cung ứng...Ngoài ra,
các thảm họa tự nhiên cũng đóng vai trị dẫn đến mất mát thực phẩm.
“Chất thải thực phẩm (Food waste) là những thực phẩm mà không phù hợp
cho sử dụng nữa và sẽ được loại bỏ ra ngồi mơi trường.
“Tổn thất thức ăn (Food wastage) là thức ăn bị mất do sự mất mát thực
phẩm và tạo thành chất thải từ những thực phẩm đó”.

3


Chất thải thực phẩm phát sinh từ hộ gia đình trong nghiên cứu này được
phân loại thành 3 nhóm như sau:
+ Chất thải thực phẩm từ sơ chế: xương, da, lông, cuộng rau củ, vỏ hoa
quả.
+ Chất thải thực phẩm từ thức ăn thừa là những thực phẩm đã mua
nhưng bỏ đi không sử dụng, thức ăn thừa .
+ Loại khác là vỏ trứng, các bã chè, bã cà phê…

1.2. Thực trạng phát sinh chất thải thực phẩm.
1.2.1. Trên thế giới.

Theo báo cáo của tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO) năm 2012,
mỗi năm thế giới sản xuất ra khoảng 4 tỷ tấn thực phẩm, thì có đến 1,3 tỷ tấn chất
thải thực phẩm (khoảng 30%-40%) với trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD bị mất mát và
lãng phí. Chất thải thực phẩm phát sinh chủ yếu ở giai đoạn tiêu thụ chiếm khoảng
35% cao gần gấp ba so với giai đoạn bán lẻ (12%). Tại các nước phát triển, chất thải
thực phẩm phát sinh ở giai đoạn tiêu thụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (khoảng 33%), cao
gấp đôi so với ở các nước đang phát triển (14%).
Hiện nay lãng phí thực phẩm trong giai đoạn thu hoạch ngày càng nhiều.
Nguyên nhân của sự lãng phí này là do các nước đang phát triển tại các khu
vực như: Khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi, Sahara, gặp nhiều hạn chế
về tài chính, khả năng quản lý và kỹ thuật trong việc thu hoạch, bảo quản thực
phẩm cũng như điều kiện khí hậu, cơ sở hạ tầng, đóng gói và tiếp thị cịn nhiều
khó khăn. Trong khi đó tại những nước phát triển ở các khu vực: Bắc Mỹ, Châu
Âu, các nước công nghiệp của Châu Á lại rơi vào giai đoạn tiêu dùng do số
lượng lớn lương thực bị lãng phí bởi nhà bán lẻ hoạt động khơng hiệu quả hay
người tiêu dùng quá chú ý đến hình thức và sự nhầm lẫn trên nhãn mác nên
nhanh chóng vứt bỏ thực phẩm ăn được và còn do người tiêu dùng mua quá
nhiều, lưu trữ bảo quản không hiệu quả. Theo Chương trình “Hành động vì rác
thải và nguồn tài nguyên” (WRAP) của Anh cho rằng các quốc gia trên thế giới
khơng có những biện pháp phịng ngừa cũng như cùng chung tay để làm giảm
lượng thực phẩm bị mất đi hay giảm lượng chất thải từ thức ăn thừa dẫn đến
thực phẩm mất mát và lãng phí đã tăng 40% trong năm 2020.

4


Chất thải thực phẩm phát sinh đang gây lên rất nhiều ảnh hưởng khơng chỉ
về kinh tế mà cịn tác động đến mơi trường. Chi phí xã hội do lãng phí thực phẩm
lên tới khoảng 2,6 nghìn tỷ USD trên tồn cầu, trong đó 1 nghìn tỷ USD là thiệt hại
kinh tế đối với chuỗi nông sản thực phẩm, 900 tỷ USD là thiệt hại về phúc lợi con

người và 700 tỷ USD là thiệt hại do tác động môi trường của thực phẩm (FAO,
2014a). Các ước tính cho thấy rằng trong giai đoạn 2014–2016, khoảng 795 triệu
người gần một phần chín dân số thế giới đang bị suy dinh dưỡng (FAO, 2015).
Trong khi đó giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ lãng phí thực phẩm có thể giúp giải
quyết nhu cầu ăn uống của một phần tám dân số thiếu dinh dưỡng trên tồn cầu
(FAO, 2014b). Do đó, nhu cầu cấp thiết là phải khám phá nhiều con đường khác
nhau để ngăn chặn lãng phí thực phẩm đồng thời góp phần giảm đói và suy dinh
dưỡng. Gần đây đã có rất nhiều sáng kiến ví dụ như Copia, một công ty khởi nghiệp
ở Mỹ đã đi thu gom chất thải thực phẩm để tái sử dụng.
Hầu hết các nghiên cứu về chất thải thực phẩm hiện đang xem xét chất thải
thực phẩm trong bối cảnh của các nền kinh tế phát triển. Lãng phí thực phẩm bình
qn đầu người ở các nền kinh tế phát triển, chẳng hạn như ở Châu Âu và Bắc Mỹ
đều cao hơn so với các khu vực khác (Papargyropoulou & cs, 2014). Người ta đã
chỉ ra rằng lượng chất thải thực phẩm bình quân đầu người được tạo ra ở các nước
phát triển và đang phát triển lần lượt là 107 kg/người/năm và 56 kg/người/năm
(Buchner & cs, 2012). Dung & cs (2015) cũng chỉ ra rằng có mối tương quan chặt
chẽ giữa việc phát sinh chất thải thực phẩm bình quân đầu người và mức thu nhập.
Ví dụ, lượng thực phẩm lãng phí bình quân đầu người (kg/người/ngày) ở các nước
phát triển được thể hiện trong Hình 1.

5


Hình 1. Hệ số phát sinh chất thải thực phẩm ở các nước phát triển.
Mặt khác, Dung & cs (2015) cũng chỉ ra rằng lãng phí thực phẩm bình qn
đầu người ở các nước như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam thấp hơn
so với các nước phát triển được thể hiện trong Hình 2.

Hình 2. Hệ số phát sinh chất thải thực phẩm ở các nước đang phát triển
Tuy nhiên, trong bối cảnh các thành phố đô thị hóa ở các nước đang phát

triển, chất thải thực phẩm ở khâu tiêu dùng trên các nền kinh tế đang phát triển có
thể cịn cao hơn ở các nước phát triển (Liu & cs, 2016), điều đó chỉ ra rằng tình
trạng lãng phí thực phẩm ở các thành phố là một vấn đề cấp bách đặc biệt là ở Châu
Á.

6


Papargyropoulou & cs (2014) đã chỉ ra rằng việc ngăn chặn phát sinh chất
thải thực phẩm được coi là lựa chọn hấp dẫn nhất, vì hầu hết chất thải có thể được
ngăn chặn bằng các biện pháp thích hợp. Các hộ gia đình ở Vương quốc Anh loại
bỏ khoảng một phần ba số thực phẩm họ mua trong khi 61% số lượng này có thể đã
được tiêu thụ nếu sản phẩm được quản lý tốt hơn (Ventour, 2015).

 Tại Mỹ
Mỹ được coi là nước có lượng phát sinh chất thải rắn và thức ăn thừa cao
nhất thế giới trong những năm qua. Thói quen lãng phí thức ăn đã trở thành “thói
quen văn hóa của người Mỹ, khi mà mỗi năm có khoảng 35 triệu tấn thực phẩm,
chiếm từ 30 – 40% nguồn cung thực phẩm ở nước này bị vứt bỏ, phần lớn trở thành
chất thải, trong khi đó chỉ có khoảng 3% lượng thức ăn bị bỏ đi được tận dụng làm
ủ phân compost. Điều này làm cho quốc gia này thiệt hại hơn 161 tỷ USD mỗi năm
(Ferdman, 2014)
Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2014) phần lớn thành phần chất thải rắn
và thức ăn thừa là trái cây và rau bị bỏ đi từ các hộ gia đình, nhà hàng, siêu thị và
các cửa hàng. Trung bình mỗi năm, người Mỹ bỏ đi khoảng 25% thực phẩm mà họ
mua, ước tính chi phí cho gia đình 4 người trung bình là từ 1365 USD đến 2275
USD. Trong đó, thực phẩm bị vứt đi bỏ, lãng phí nhiều nhất là rau (khoảng 8,2 triệu
tấn) và nhóm thịt, cá (khoảng 5,7 triệu tấn). Tỷ lệ thực phẩm lãng phí là 22% so với
tổng thực phẩm sản xuất được. Nhóm thực phẩm bị bỏ đi ít nhất là nhóm thực phẩm
về hạt (điều, dẻ, đậu) với khoảng 0,13 triệu tấn/năm (Ferdman, 2014).


 Anh
Theo một báo cáo ở Anh có tới bảy triệu tấn lương thực, trị giá hơn 10 tỷ
bảng trở thành chất thải từ thức ăn thừa do các hộ gia đình, siêu thị, cửa hàng lãng
phí mỗi năm. Cũng theo báo cáo này cho biết có đến 3/4 các loại rau được trồng ở
Anh bị “lãng phí” bởi các siêu thị chỉ vì mẫu mã khơng đẹp. Tác giả của báo cáo,
Tiến sĩ Tim Fox, người đứng đầu của Cơ quan năng lượng và môi trường (IME) cho
biết, một hộ gia đình ở Anh trung bình bỏ đi lượng thực phẩm có giá trị tương
đương 24.000 bảng Anh, trong đó, Bánh mì, khoai tây và sữa là ba loại thực phẩm
lãng phí hàng đầu bởi người tiêu dùng nước này (Quested & cs, 2013).
 Nhật

7


Nhật là một quốc gia phải nhập khẩu tới 60% lương thực từ nước ngồi và có
đến 750.000 người thiếu đói, nhưng nước này lại là một trong những nước lãng phí
nhiều thức ăn nhất. Chỉ tính riêng thủ đơ Tokyo đã lãng phí 6.000 tấn thức ăn/ngày,
lượng thực phẩm đủ cung cấp cho 4,5 triệu người ăn trong thời gian tương ứng.
Theo ước tính chính thức năm 2015, các nhà hàng ăn uống ở Nhật Bản hủy bỏ 3,05
triệu tấn thức ăn thừa của khách. Nếu tính cả số thực phẩm bỏ phí của các xí nghiệp
chế biến và cửa hàng phân phối thì số lương thực- thực phẩm lãng phí năm 2015 lên
tới 11,34 triệu tấn. (Liu & cs, 2016)

 Pháp:
Theo nghiên cứu của WRAP thực hiện công bố năm 2017 cho biết lãng
phí thực phẩm tại Pháp lên đến hơn 3 triệu tấn tronng năm 2017. Dựa trên
những kết quả nghiên cứu, các chuyên gia ước tính bình qn mỗi người dân
Pháp lãng phí từ 20-30 kg thức ăn/năm, trong đó có 7 kg là vẫn cịn đóng gói
chưa được sử dụng đến. Chính những thói quen không kiểm tra thực phẩm

trong nhà, không lên kế hoạch,… đã làm tăng lượng chất thải rắn từ thức ăn
thừa tại nước này lên gấp 4 lần. Cũng theo Bộ Mơi trường và Nơng nghiệp
Pháp, lãng phí thực phẩm làm cho nền kinh tế Pháp bị thiệt hại từ 12-20 tỷ euro
mỗi năm. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy con số đáng báo động về “vấn nạn”
lãng phí thực phẩm tại quốc gia phát triển nhất Châu Âu này. Hình 3 dưới đây
minh họa rõ ràng nhất về vấn nạn lãng phí thức ăn của người dân Pháp.

Hình 3. Chất thải thực phẩm thải bỏ ra ngoài thùng rác.

8


Trong số các loại thực phẩm bị vứt đi tại Pháp thì trái cây và rau là những
thực phẩm chính bị bỏ đi chiếm tỷ lệ lần lượt là 19% và 31%. Do tính chất dễ hỏng,
người tiêu thụ khơng ngần ngại vứt vào sọt rác các loại hoa quả hay rau củ dù chỉ
mới chớm hỏng một chút. Tiếp đến là các loại thức uống, chủ yếu là sữa và rượu
(24%) và các loại tinh bột từ thức ăn thừa là 12%. Phần còn lại bao gồm các loại thịt
cá (4%) và các thức ăn chế biến sẵn (2%).
1.2.2. Ở Việt Nam
Là một quốc gia đang phát triển, nước ta cũng đang đối mặt với nguy cơ lãng
phí thực phẩm. Hiện nay chưa có thống kê chính xác nào về lãng phí thực phẩm tại
nước ta, đặc biệt là trong các hộ gia đình và các nhà hàng. Tuy nhiên, khơng khó để
nhận ra khi đến bất cứ nhà hàng, quán ăn, một buổi tiệc lớn hay một bữa ăn nhỏ
ngay tại gia đình, người ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng thức ăn còn thừa để
trên bàn và sau đó, nó được xử lý bằng cách là cho vào thùng rác. Đa số người Việt
khi nhìn thấy các bữa ăn thừa như vậy cũng đều tỏ ý tiếc rẻ, nhưng họ cũng sẵn
sàng gọi rất nhiều đồ ăn đãi khách chỉ vì sĩ diện. Lãng phí thực phẩm không chỉ làm
mất cân bằng trong lối sống, mà cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Điều đó cho thấy, khơng riêng gì đối với nước ta mà ở các nước khác hành vi
của người tiêu dùng chính là nguyên nhân làm lãng phí thực phẩm hằng ngày.


Hình 4. Thức ăn thừa sau các buổi tiệc.
Ngày nay Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển và năng
động nhất ở khu vực Đông Á, với tốc độ tăng dân số đáng kể (từ 61,1 triệu năm

9


1986 lên 94,7 triệu năm 2018, và dự báo sẽ tăng lên 120 triệu vào năm 2050).
Những năm qua, nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (GDP bình
quân đầu người tăng 2,7 lần từ năm 2002 đến năm 2018) cùng q trình đơ thị hóa
nhanh chóng (tăng từ 29% năm 2008 lên 38,4% năm 2018). Đi kèm với đó là sự
phát triển nhanh chóng của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, cũng như du lịch (tổng
doanh thu du lịch tăng hơn ba lần từ 200 nghìn tỷ đồng năm 2013 lên 637 nghìn tỷ
đồng năm 2018) (Liu & Trung Thang, 2020). Những phát triển này dẫn đến việc
tiêu thụ nhiều thực phẩm và hàng hóa khác góp phần làm gia tăng tỷ lệ phát sinh
chất thải thực phẩm.
Diện tích đất canh tác chiếm 34,7% tổng diện tích đất tự nhiên với khu
vực nơng, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm 37,7% tổng số lao động cả nước,
Việt Nam phải đối mặt với thách thức về thất thốt lương thực và lãng phí
lương thực trong tồn bộ chuỗi cung ứng lương thực trong từ sản xuất đến sự
tiêu thụ. Hiện nay ở Việt Nam hơn 50% thức ăn bị lãng phí ban đầu được tạo ra
do tâm lý “để phần” cho những người khơng thể có mặt trong bữa ăn đó cùng
gia đình. Nghiên cứu của Pham & cs (2021) chỉ ra rằng 49% những người để
thức ăn trong tủ lạnh sẽ quên nó đến khi đồ ăn khơng cịn ăn được, 35% khơng
biết cách kiểm soát khẩu phần ăn (khi chế biến, nấu nướng) một cách hợp lý
dẫn đến nấu dư thừa so với nhu cầu ăn uống của gia đình. Người tiêu dùng
khơng biết đầy đủ về vấn đề lãng phí thực phẩm để lập kế hoạch bữa ăn hợp lý,
giảm tình trạng mua quá nhiều, và - quan trọng nhất tránh vứt bỏ thực phẩm đã
qua ngày tốt nhất. Ở Việt Nam thì cơm, bún, phở, mì chiếm tỉ trọng lớn nhất

trong biểu đồ những loại thức ăn bị lãng phí (68%) sau đến thịt, cá nấu chín
(53%) và rau củ (44%). Năm 2020, theo một khảo sát của Bộ Nông nghiệp &
Phát triển Nơng thơn (NN&PTNT), tỉ lệ thất thốt thực phẩm, nơng sản trước
chế biến trung bình của trái cây Việt Nam là 10%, rau củ là 20 - 50%, thủy hải
sản từ 30 - 35%. Tổn thất lương thực vào khoảng 10 - 15%. Ước tính, tổng
lượng thực phẩm thất thoát từ chuỗi cung ứng Việt Nam tương đương 60%
lượng chất thải rắn. Các chuyên gia y tế cảnh báo các đô thị sẽ rơi vào khủng
hoảng môi trường, dịch bệnh nếu khơng xử lý được vấn đề về tích tụ chất thải
thực phẩm. Mặt khác, để bù đắp cho lượng lương thực bỏ đi, chuỗi cung ứng
càng tăng tốc để sản xuất ra nhiều hơn, vơ hình chung tạo ra nhiều chất thải

10


hơn. Trong khoảng 20 năm kể từ 1990, ngành thực phẩm tồn cầu tăng trưởng
khoảng 40%, đóng góp từ 16 - 18 triệu tấn CO2. Ước tính 35% lượng phát thải
do con người tạo ra đến từ hệ thống thực phẩm. Tất cả các yếu tố này đang gây
cản trở đáng kể cho q trình giảm phát thải carbon tồn cầu, ảnh hưởng tiêu
cực đến những nỗ lực chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. “Nếu
khơng kiểm sốt tốt cũng như khơng có biện pháp xử lý phù hợp, khoa học
ngay từ trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng, hệ quả từ chất thải thực
phẩm không hề nhỏ” (Duy Linh, 2022)

1.3. Thực trạng quản lý chất thải thực phẩm
1.3.1. Trên thế giới
Ngày nay những thiệt hại về môi trường, xã hội và kinh tế do chất thải thực
phẩm khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 2,6 nghìn tỷ USD. Các tác động mơi
trường xảy ra từ cả quan điểm sản xuất thực phẩm và quản lý chất thải thực phẩm.
Giai đoạn sản xuất yêu cầu 250000 m3 nước và 1,4 tỷ ha đất, với khoảng 30% diện
tích đất nơng nghiệp được sử dụng để sản xuất lương thực. Thực phẩm thất thoát và

lãng phí cũng thải ra 4,4 Gt CO 2 eq khí nhà kính, chiếm 8% tổng lượng phát thải khí
nhà khính do con người gây ra hàng năm. Chính vì những thiệt hại mà chất thải
thực phẩm gây ra như vậy mà hiện nay các nước trên thế giới đang có những cách
quản lý chất thải thực phẩm khác nhau (Papargyropoulou & cs, 2014).
Đi đầu trong cuộc chiến chống chất thải thưc phẩm không thể không nhắc
đến Pháp. Hiện nay ở Pháp đang áp dụng lệnh cấm các siêu thị vứt bỏ thức ăn
khơng sử dụng mà thay vào đó mang ủng hộ các tổ chức từ thiện. Quy định trên có
hiệu lực với tất cả siêu thị có diện tích từ 400m2 trở lên và nhà chức trách áp dụng
mức phạt 3.750 euro nếu vi phạm (Reardon and Hopkins, 2016).
Tại Vương quốc Anh, các nhà công nghệ đã phát minh ra thiết bị Winnow
Vision giúp thu thập kết quả đo khối lượng các thùng đựng chất thải thực phẩm và
thông tin từ nhân viên nhà bếp về loại thức ăn đã vứt bỏ. Sau đó, thuật tốn phân
tích dữ liệu tiến hành đánh giá lượng thực phẩm đã bị lãng phí, trên cả phương diện
chi phí và tác động đối với mơi trường. Các đầu bếp có thể sử dụng kết quả phân
tích, để tính đến thực đơn của nhà hàng để điều hành hoạt động một cách hiệu quả

11


hơn. Điều này cho phép các nhà hàng cắt giảm từ 40 - 70% lượng thực phẩm bị bỏ
phí (Martindale, 2014)

Hình 5. Vứt bỏ chất thải thực phẩm vào thùng đựng.
Và một trong những thành công nhất ở Anh là chiến dịch "Yêu thực
phẩm ghét chất thải” được điều hành bởi WRAP, một công ty tư nhân phi lợi
nhuận được tài trợ bởi các chính phủ trên khắp Vương quốc Anh và châu Âu.
Với mục đích cung cấp cho người tiêu dùng các công cụ để giảm thiểu chất
thải, WRAP làm việc với nhiều đối tác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ và doanh
nghiệp tư nhân của Vương quốc Anh, chính quyền địa phương và cộng đồng.
Kể từ khi được phát động vào năm 2014, chiến dịch tuyên bố đã tiếp cận được

với hai triệu hộ gia đình trong hai năm và giúp họ giảm thiểu chất thải, do đó
ngăn chặn được 137.000 tấn chất thải thực phẩm. Chiến dịch chống lãng phí thực
phẩm ở Tây London đã góp phần giảm 14% lượng chất thải thực phẩm có thể tránh
được ở cấp hộ gia đình, trong sáu tháng (từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm
2013). WRAP đã đạt được mức giảm 13% chất thải thực phẩm hộ gia đình trên tồn
quốc trong giai đoạn 2007-2011, thơng qua các chiến dịch công cộng, nghiên cứu
chuyên sâu và các dịch vụ nhằm tái chế, giảm thiểu và tái sử dụng chất thải thực
phẩm (Park & cs, 2013).

12


1.3.2. Tại Việt Nam
Việt Nam đã có một hành trình vượt bậc từ thu nhập thấp lên trung bình
trong ba thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này cùng với q trình cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong mô hình sản xuất
và tiêu dùng, cũng như mang lại những thay đổi về lối sống, phù hợp với xu hướng
tiêu dùng gia tăng và những thói quen thay đổi liên quan đến ăn uống. Kết quả là
lượng rác thải đô thị và chất thải thực phẩm phát sinh trên đầu người đã tăng lên
đáng kể, đặc biệt là ở các thành phố lớn và đang phát triển nhanh chóng. Điều này
đang có tác động bất lợi đến mơi trường và tài sản tự nhiên. Theo các báo cáo, chất
thải thực phẩm chiếm khoảng 50-60% (hoặc nhiều hơn ở một số thành phố lớn)
trong tổng số chất thải rắn được tạo ra ở các khu vực đô thị, và chất thải này cuối
cùng sẽ được xử lý tại các bãi chôn lấp. Nghiên cứu hiện tại về vấn đề chất thải thực
phẩm ở Việt Nam chủ yếu là quản lý chất thải. Có một số phương án quản lý chất
thải được xác định, chẳng hạn như cho gia súc ăn, ủ phân, đốt và chôn lấp. Tận
dụng chất thải thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi được coi là một trong những cách
chính để quản lý chất thải thực phẩm ở Việt Nam. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có
tới 70% tổng lượng thức ăn thừa được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi. Tuy
nhiên, trong các tài liệu hiện có về chất thải thực phẩm ở Việt Nam, người ta ít chú

ý đến các yếu tố góp phần tạo ra chất thải thực phẩm ở các giai đoạn khác nhau của
chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biệt là trong giai đoạn tiêu dùng.
Hiện nay có một số quản lý chất thải thực phẩm rất hay như là dự án ngân
hàng thực phẩm Việt Nam, các mơ hình start-up về chất thải thực phẩm, như mơ
hình biến rác thành tài nguyên ở Hội An hướng đến phong trào du lịch xanh tại đây
họ đã tái chế các thức ăn thừa, lá cây….thành nước rửa chén, nước xịt côn trùng và
phân hữu cơ bón cho vườn rau.

13


4

Hình 6. Các mơ hình tái chế chất thải thực phẩm: (1) Làm nước enryme rửa
chén, xịt côn trùng từ vỏ trái cây, (2) Làm phân copost từ các loại thực vật.(3)
Làm phân bón bokishi từ thức ăn thừa, (4) Ủ phân từ chất thải thực phẩm.

1.4. Các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý chất thải thực phẩm
tại Việt Nam.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch và tạo thuận lợi cho chuyển đổi, tái cơ cấu
ngành nơng nghiệp, một số chính sách đã được ban hành, trong đó có Nghị quyết số
48/NQ-CP năm 2009 (quy định cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch
trong nông thủy sản 2009), Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông
nghiệp và năm 2018, Luật Trồng trọt (Luật số 31/2018/QH14) đã được ban hành
quy định về hoạt động thu hoạch nhằm hạn chế thất thoát lương thực, đảm bảo chất
lượng và hiệu quả chi phí. Chính phủ cũng đã đưa ra một số chính sách để thu hút
khu vực tư nhân, bao gồm đầu tư đổi mới công nghệ, tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến
thâm canh, đảm bảo an toàn thực phẩm, định giá cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị


14


×