Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “ phân cực ánh sáng” trong chương trình vật lý đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 224 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN CHƯƠNG “ PHÂN CỰC ÁNH SÁNG”
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:


Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Văn Tấn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hảo
Khoá: K32 (2006-2010)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn
Ngay từ những ngày đầu tiên khi đặt chân vào giảng đường đại học, em đã nghó,
đây sẽ là những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời mình, bởi mình được học tập, được
hoạt động và được làm nhiều thứ để chuẩn bò cho bước ngoặt quan trọng của cuộc đời
mình sau này. Em thấy mình là một người may mắn vì được học tập dưới mái trường Sư
Phạm thân yêu, được sự dìu dắt của thầy cô, được sống trong vòng tay bạn bè, và đã
có thật nhiều kỉ niệm đẹp trong 4 năm đại học. Và may mắn nữa là được làm khóa
luận tốt nghiệp. Thành quả nào cũng cần đến sự nỗ lực của bản thân, nhưng như thế
chưa đủ, nó còn cần thật nhiều đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. 6 tháng
để hoàn thành luận văn, với em đó là những ngày tháng thật đáng nhớ, vất vả đấy,
nhưng cũng thật nhiều kỉ niệm. Từ tận đáy lòng mình, em muốn gửi lời cảm ơn chân
thành đến thầy Trần Văn Tấn, người thầy đã hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo em trong


suốt quá trình làm khóa luận. Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh
Tú đã giúp đỡ, chỉ bảo em những thắc mắc, khó khăn trong quá trình làm đề tài và tất
cả thấy cô trong khoa Vật lý cũng như trường ĐH Sư Phạm đã dạy dỗ em suốt 4
năm học qua. Và tất nhiên không thể thiếu được sự động viên, hỗ trợ của gia đình, của
những người bạn thân thương lớp Lý 4 đã giúp đỡ, góp ý, nhận xét rất nhiều cho em
trong suốt quá trình làm khóa luận.
Cảm ơn thật nhiều, thật nhiều những sự giúp đỡ mà mọi người đã dành cho em ./.

Sinh viên
Nguyễn Thò Hảo
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Viết đầy đủ

AD Áp dụng
B Biết
CN Cử nhân
H Hiểu
SV Sinh viên
TB Trung bình
TN Trắc nghiệm







LỜI MỞ ĐẦU


I.
hư chúng ta đã biết, giáo dục được xem như một quốc sách hàng đầu của đất nước,
phát triển giáo dục được xem như một nhiệm vụ trọng tâm mà cả toàn xã hội cần
phải quan tâm. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, mục tiêu của giáo dục là nhằm đào tạo ra
những con người mới đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Chính sự
phát triển ngày càng cao của xã hội cũng như nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ ngày càng
cao đã đặt cho giáo dục một bài toán về sự đổi mới. Nền giáo dục phải không những ở chương
trình học, phương pháp dạy học, quản lý giáo dục mà còn cần có sự thay đổi cả trong phương
thức kiểm tra đánh giá. Nếu như hình thức trắc nghiệm được xem như phổ biến ở một số nước
trên thế giới thì từ trước đến nay, hình thức tự luận được xem là phổ biến trong việc kiểm tra
đánh giá chất lượng dạy học của học sinh ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, hình thức
kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã bước đầu được áp dụng, và đã bước đầu thể hiện được
những ưu điểm của nó so với hình thức tự luận như: có thể kiểm tra kiến thức ở mức độ bao
quát hơn, hạn chế được tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh, hạn chế những tiêu cực trong
công tác kiểm tra, đánh giá….
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngoài ra, trong những năm gần đây, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
ở một số môn học đã chuyển dần từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm, đặc biệt là trong các kì
thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Do đó hứa hẹn trong thời gian sắp tới thì hình thức
này sẽ càng phổ biến hơn nữa.
Không chỉ ở cấp học phổ thông mà ở bậc đại học, hình thức trắc nghiệm khách quan
cũng đã được áp dụng ở nhiều trường và thể hiện được nhiều ưu điểm. Đối với trường Đại học
Sư Phạm thì hình thức kiểm tra trắc nghiệm lại có một ý nghĩa khá quan trọng, nó giúp cho
sinh viên quen với hình thức trắc nghiệm để khi giảng dạy chính thức thì sẽ không bỡ ngỡ với
hình thức đánh giá đang phổ biến này.
Đối với Khoa Vật Lý, trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, hình thức trắc nghiệm
đã được áp dụng vào một số môn học, trong đó có môn Quang Học. Tuy nhiên vẫn chưa được
nhiều, và chủ yếu áp dụng trong những đợt kiểm tra giữa kì, nên kinh nghiệm mà sinh viên rút
ra từ những đợt kiểm tra chưa được nhiều.

Với mong muốn có cơ hội thực hành phương pháp trắc nghiệm khách quan, và thúc đẩy
hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan ở bộ môn Quang học trong chương trình Vật Lý
đại cương, em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương
“Phân cực ánh sáng trong chương trình Vật Lý đại cương”. Đây được xem như một trong
những chương có nhiều kiến thức quan trọng mà sinh viên cần phải hiểi rõ.
N
II.
Nghiên cứu cách thức soạn thảo văn bản và sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách
quan
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Ứng dụng cách thức soạn thảo câu trắc nghiệm để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
khách quan chương “Phân cực ánh sáng” kiểm tra kiến thức của sinh viên, mức độ hiểu bài
của sinh viên.
Soạn ra một đề thi giữa kì cho sinh viên năm hai khoa Vật lý làm bài, từ đó lây số liệu
phân tích và đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn, sau đó chọn ra 50 câu trắc
nghiệm tốt nhất, có độ tin cậy cao nhất bổ sung vào ngân hàng đề thi.
Nâng cao khả năng soạn câu hỏi trắc nghiệm để phục vụ cho hoạt động giảng dạy sau
này
III.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các hình thức phổ biến trong đo lường
đánh giá, các bước cơ bản xây dựng một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Phân tích
nội dung kiến thức chương “Phân cực ánh sáng”. Từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 80 câu
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Phân cực ánh sáng”. Cuối cùng tiến hành
phân tích, đánh giá kết quả khảo sát trên cơ sở đó đưa ra nhận xét trình độ kiến thức của sinh
viên trong lớp được khảo sát.
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
IV.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các câu trắc nghiệm trong chương “Phân cực
ánh sáng” để khảo sát sinh viên năm 2 hệ sư phạm và hệ cử nhân (khoá K34) khoa Vật Lý,
trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
V.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn nhằm soạn thảo, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được khảo sát, và nội
dung giới hạn là kiến thức trong chương “Phân cực ánh sáng” trong chương trình Vật Lý đại
cương.
PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với sinh viên năm hai khoa Vật lý của
trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh
VI.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về mặt lí luận:
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến hình thức kiểm tra và đánh giá bằng
phương pháp trắc nghiệm khác quan
- Tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến chương “Phân cực ánh sáng” trong
học phần Quang học, chương trình Vật Lý đại cương

Về mặt thực nghiệm
- Tổ chức kiểm tra giữa kì trắc nghiệm với hệ thống câu trắc nghiệm đã soạn sẵn cho
sinh viên năm 2 ( lớp Lý 2 và lý 2CN) khoa Vật lý
:
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê để đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

- Tìm kiếm tài liệu thông qua sách giáo trình, Internet
Về mặt phương tiện:
- Máy vi tính, phần mềm đảo đề Mc Mix; phần mềm Test phân tích câu, phân tích bài do
thầy Lý Minh Tiên – Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí
Minh biên soạn.
VII.

- Bổ sung hệ thống 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Phân cực ánh sáng” có
độ tin cậy cao vào ngân hàng đề thi của khoa Vật lý
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI





PHẦN NỘI DUNG









CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I.
1. Nhu cầu đo lường trong giáo dục:
TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG:
- Trong cuộc sống hằng ngày, nhu cầu đo lường đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn. Con người
phải đối chiếu các hoạt động đang triển khai với mục đích đã định, hoặc thẩm định các kết quả
đã làm để từ đó cải tiến.
- Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước. Không có số đo thì không thể đưa ra
những nhận xét hữu ích.
- Trong giáo dục, việc đo lường, đánh giá cũng hết sức quan trọng. Nhờ đo lường đánh

giá mà giáo viên biết được trình độ học sinh từ đó có phương pháp, hình thức dạy học hợp lý,
hiệu quả.
- Một dụng cụ đo lường tốt cần có những đặc điểm: tính tin cậy và tính giá trị.
2. Các dụng cụ đo lường:
Trong giáo dục, các dụng cụ đo lường là các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, gọi
chung là trắc nghiệm.
Trắc nghiệm có các hình thức thông dụng sau:
Hình 1.1. Sơ đồ các hình thức thông dụng của Trắc nghiệm












3. So sánh hình thức luận đề và hình thức trắc nghiệm khách quan:
a)
Điểm giống nhau
- Có thể đo lường kết quả học tập của người cần kiểm tra.
:
Trắc nghiệm
Vấn đáp
Viết
Quan sát
Luận đề

Trắc nghiệm
khách quan
Tiểu luận
Báo cáo khoa học
Câu điền khuyết
Câu ghép cặp
Câu nhiều lựa chọn
Câu Đúng -Sai
- Đòi hỏi sự vận dụng, phán đoán chủ quan.
- Giá trị của chúng tuỳ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng.
b)
Điểm khác nhau

:
Luận đề Trắc nghiệm khách quan
- Thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời
và diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính
mình.
- Số câu hỏi trong một bài tương đối ít,
tính tổng quát không cao.
- Thí sinh bỏ ra phần lớn thời gian để suy
nghĩ và viết.
- Điểm số phụ thuộc nhiều vào chủ quan
của người chấm.
- Chất lượng bài phụ thuộc vào người
làm bài và kĩ năng của người chấm bài.
- Bài thi tương đối dễ soạn, khó chấm,
khó cho điểm chính xác.
- Người chấm thấy được lối tư duy, khả
năng diễn đạt của thí sinh.

- Người chấm có thể kiểm soát sự phân
bố điểm số.
- Thí sinh chỉ cần lựa chọn câu trả lời
đúng trong số những đáp án cho sẵn.
- Số câu hỏi nhiều  khảo sát được nhiều
khía cạnh, vấn đề  tính tổng quát cao.
- Thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và
suy nghĩ.
- Điểm số không phụ thuộc vào chủ quan
của người chấm.
- Chất lượng bài xác định phần lớn do kĩ
năng của người soạn đề trắc nghiệm.
- Bài thi khó soạn, dễ chấm, điểm số
chính xác.
- Hạn chế khả năng diễn đạt tổng hợp vấn
đề bằng lời một cách logic cảu học sinh.
- Sự phân bố điểm số được quyết định
chủ yếu từ bài trắc nghiệm.
Bảng 1.1. Bảng so sánh điểm khác nhau giữa luận đề và trắc nghiệm khác quan
c)
- Khi nhóm dự thi kiểm hay kiểm tra không quá đông, đề thi chỉ được sử dụng một lần.
Các trường hợp sử dụng luận đề :
- Khi khuyến khích kĩ năng diễn đạt bằng văn viết của thí sinh
- Khi muốn thăm dò thái độ hoặc tìm hiểu tư tưởng của thí sinh về một vấn đề nào đó
- Khi người giáo viên tự tin vào tài năng phê phán, chấm bài luận đề một cách vô tư và
chính xác
- Khi không có nhiều thời gian soạn thảo và khảo sát nhưng lại có thời gian chấm bài.
d)
- Khi cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hoặc muốn bài khảo sát
ấy được dùng lại.

Các trường hợp sử dụng trắc nghiệm khách quan:
- Khi muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc chủ quan của người chấm
bài.
- Khi đề cao những yếu tố công bằng, vô tư, chính xác.
- Khi có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã dược dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một
bài trác nghiệm mới, muốn chấm nhanh để sớm công bố điểm
- Khi muốn ngăn ngừa nạn học vẹt, học tủ, gian lận trong thi cử.
 Trường hợp sử dụng cả luận đề và trắc nghiệm khách quan:
- Đo lường mọi thành quả học tập mà một bài khảo sát viết có thể đo được.
- Khảo sát khả năng hiểu và suy nghĩ có phê phán.
- Khảo sát khả năng giải quyết vấn đề mới
- Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp
chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp.
- Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức.
e)
Ưu và nhược điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan

:
- Do số lượng câu cho bài trắc nghiệm nhiều nên kiểm tra được nhiều nội dung kiến
thức của môn học
Ưu điểm:
- Nội dung trong bài kiểm tra tương đối rộng do đó hạn chế được tình trạng học tủ,
buộc người học phải ôn tập cẩn thận, nghiêm túc
- Với đáp án của mỗi bài trắc nghiệm đã có sẵn nên điểm số của bài trắc nghiệm không
phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài
- Thời gian chấm bài nhanh
- Độ tin cậy cao
- Có thể so sánh, đánh giá trong giáo dục

Nhược điểm

- Tốn công sức trong việc ra đề.
:
- Không phát huy khả năng diễn đạt của thí sinh.
- Không phát huy được khả năng sáng tạo của thí sinh.
II.

CÁC HÌNH THỨC CÂU TRẮC NGHIỆM
Có 4 hình thức thông dụng
• Loại câu trắc nghiệm hai lựa chọn (Đúng- Sai)
:
• Loại câu nhiều lựa chọn
• Loại câu điền thế
• Loại câu ghép cặp
Hình thức câu trắc
nghiệm
Cấu trúc Đặc điểm cơ bản
Câu hai lựa chọn

Gồm 2 phần

Phần gốc: Một câu phát biểu

Phần lựa chọn: Đúng – Sai
- Trong thời gian ngắn có thể soạn
được nhiều câu hỏi
- Là hình thức đơn giản nhất, có thể
áp dụng rộng rãi.
- Độ may rủi cao (50%) do đó
khuyến khích đoán mò
Câu nhiều lựa chọn

Gồm 2 phần
 Phần gốc: một câu bỏ lửng
 Phần lựa chọn:
+ Một lựa chọn đúng (đáp án)
+ Những lựa chọn còn lại là sai
nhưng có vẻ đúng và hấp dẫn
(mồi nhử)

- Phổ biến hiện nay
- Độ may rủi thấp (25% đối với câu
4 lựa chọn và 20% đối với câu 5 lựa
chọn)
- Càng nhiều lựa chọn,
tính chính
xác càng cao.
Câu ghép cặp
Gồm 3 phần
 Phần chỉ dẫn cách trả lời
 Phần gốc (cột 1): gồm những
câu ngắn, đoạn, chữ, số.
 Phần lựa chọn (cột 2): cũng
gồm những câu ngắn, chữ, số


- Số câu ở hai cột không bằng nhau.
- Các lựa chọn quá dài làm mất thời
gian của thí sinh.
Câu điền khuyết
Có 2 dạng:
 Dạng 1: Gồm những câu hỏi

với lời giải đáp ngắn.
 Dạng 2: Câu phát biểu với 1
hay nhiều chỗ đề trống, người trả
lời điền vào một từ hay nhiều
nhóm từ
- Chỗ để trống điền vào là duy nhất
đúng.
- Thường thể hiện ở mục tiêu nhận
thức thấp.
Bảng 1.2. Cấu trúc các hình thức trắc nghiệm thông dụng

Ưu và nhược điểm của của loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

:
Ưu điểm
- Độ may rủi thấp (25% đối với câu 4 lựa chọn và 20% đối với câu 5 lựa chọn).
:
- Nếu soạn đúng qui cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao.
- Có thể khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, chấm nhanh, kết quả
chính xác.
- Có thể phân tích được tính chất của mỗi câu hỏi, xác định được câu nào là dễ, khó
hay không có giá trị.
- Tăng tính chất khách quan khi chấm bài.

Nhược điểm
- Khó soạn câu hỏi.
:
- Cần đầu tư nhiều thời gian và tuân thủ đầy đủ các bước soạn thảo câu trắc nghiệm.
- Không kiểm tra được khả năng diễn đạt, tư duy của học sinh.


Nhận xét
- Đây là loại câu trắc nghiệm phong phú.
:

Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Số lựa chọn nên từ 4 đến 5 câu để xác suất may mắn chọn đúng là thấp.
:
- Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ hỏi một vấn đề và soạn đáp
án (Đ) trước. Vị trí đáp án đúng được đặt một cách ngẫu nhiên.
- Soạn mồi nhử. “Mồi nhử hay” thì nên chọn những câu sai mà học sinh thường gặp.

- Tiết lộ qua chiều dài câu trắc nghiệm (câu Đ thường dài)
Những hình thức tiết lộ câu lựa chọn (Đ) khi viết các câu trắc nghiệm:
- Dùng danh từ khó so với các lựa chọn khác, cách dùng chữ hay chọn ý (không bao
giờ, thường thường….) tiết lộ qua những câu đối chọi phản nghĩa nhau
- Tiết lộ do những mồi nhử quá giống nhau về tính chất.
- Tiết lộ qua mồi nhử sai một cách rõ rệt.
III.
Để soạn thảo một bài trắc nghiệm cần thực hiện các bước sau:
CÁC BƯỚC SOẠN THẢO MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM
• Xác định mục đích bài kiểm tra.
• Xác định mục tiêu học tập.
• Phân tích nội dung, lập bảng phân tích nội dung.
• Thiết kế dàn bài trắc nghiệm.
• Lựa chọn câu hỏi cho bài trắc nghiệm.
• Trình bày bài kiểm tra.
1. Xác định mục đích bài kiểm tra
Tuỳ từng mục đích mà bài trắc nghiệm sẽ có nội dung, mức độ khó, dễ của bài, số lượng
câu và thời gian làm bài khác nhau.
Mục đích của bài kiểm tra thực hiện trong đề tài này:

+ Kiểm tra kiến thức của sinh viên trong chương “Phân cực ánh sáng” trong học phần
Quang học, chương trình Vật Lý đại cương. Thông qua việc khảo sát bằng trắc nghiệm khách
quan, sau đó sẽ lựa chọn những câu hỏi tốt, độ tin cây cao để bổ sung vào ngân hàng đề thi câu
trắc nghiệm.
2. Xác định mục tiêu học tập:
Xây dựng mục tiêu có nghiã là xác định những tiêu chí, kĩ năng, kiến thức mà học sinh
cần đạt được khi kết thúc chương trình đào tạo. Sau đó xây dựng qui trình công cụ đo lường
nhằm đánh giá xem học sinh có đạt được các tiêu chí đó không.

Những lợi điểm khi xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt
- Tạo thuận lợi cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng.
:
- Thấy rõ ràng sự đối chiếu kết quả đào tạo giữa nội dung giảng viên truyền đạt và nội
dung học sinh tiếp thu.

Phân loại mục tiêu giảng dạy
Theo Bloom mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức có 6 mức độ từ thấp đến cao.
:
Dưới đây là các động từ hành động ứng với 6 mức độ nhận thức đó:
 Kiến thức:
Định nghĩa Mô tả Thuật lại Viết
Nhận biết Nhớ lại Gọi tên Kể ra
Lựa chọn Tìm kiếm Tìm ra cái phù hợp Kể lại
Chỉ rõ vị trí Chỉ ra Phát biểu Tóm lược
 Thông hiểu:
Giải thích Cắt nghĩa So sánh Đối chiếu
Chỉ ra Minh hoạ Suy luận Đánh giá
Cho ví dụ Chỉ rõ Phân biệt Tóm tắt
Trình bày Đọc
 Áp dụng:

Sử dụng Tính toán Thiết kế Vận dụng
Gỉai quyết Ghi lại Chứng minh Hoàn thiện
Dự đoán Tìm ra Thay đổi Làm
Ước tính Sắp xếp thứ tự Điều khiển
 Phân tích:
Phân tích Phân loại So sánh Tìm ra
Phân biệt Phân cách Đối chiếu Lập gỉa thuyết
Lập sơ đồ Tách bạch Phân chia Chọn lọc
 Tổng hợp:
Tạo nên Soạn Đặt kế hoạch Kết luận
Kết hợp Đề xuất Giảng giải Tổ chức
Thực hiện Làm ra Thiết kế Kể lại
 Đánh giá:
Chọn Thảo luận Đánh giá So sánh
Quyết định Phán đoán Tranh luận Cân nhắc
Phê phán Ủng hộ Xác định Bảo vệ
3. Phân tích nội dung, lập bảng phân tích nội dung

Bước 1: Tìm ra những ý tưởng chính của nội dung cần kiểm tra.
Tiến trình phân tích nội dung:
Bước 2: Tìm ra những khái niệm quan trọng đề đem ra khảo sát (chọn những từ, nhóm
chữ, kí hiệu mà học sinh cần giải nghĩa)
Bước 3: Phân loại thông tin: có 2 loại
 Những thông tin nhằm lí giải, minh hoạ
 Những khái niệm quan trọng
Bước 4: Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng
dụng để giải quyết những vấn đề trong một tình huống mới.
4. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm:

Định nghĩa

Dàn bài trắc nghiệm thành quả học tập là bảng dự kiến phân phối hợp lý các câu hỏi của
bài trác nghiệm theo lục tiêu và nội dung của môn học, sao cho có thể đo lường chính xác các
khả năng mà ta muốn đo
:

Khi thiết kế dàn bài cần chú ý những vấn đề sau
 Tầm quan trọng thuộc phần nào, ứng với những mục tiêu nào.
:
 Cần trình bày câu hỏi dưới hình thức nào để hiệu quả.
 Xác định mức độ dễ, khó của bài trắc nghiệm.
Thiết kế dàn bài qui định số câu trắc nghiệm cho mỗi phần và lập thành bảng qui định hai
chiều để thể hiện số câu và tỉ lệ phần trăm cho từng nội dung.

Minh hoạ lập dàn bài trắc nghiệm:
Nội dung
Mục tiêu
Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 Tỉ lệ
Biết 3 5 6 28%
Hiểu 5 8 12 50%
Vận dụng 2 4 5 22%
Tổng cộng 10 17 23 100%
Bảng 1.3. Bảng minh họa lập dàn bài trắc nghiệm

Số câu trong bài trắc nghiệm
- Số câu trong bài trắc nghiệm khách quan tuỳ thuộc lượng thời gian dành cho việc
kiểm tra. Thời gian càng dài thì số câu càng nhiều.
:
- Tổng số câu của bài trắc nghiệm nên là số chẵn.
- Số câu trong bài trắc nghiệm thường được quyết định bời các yếu tố:
 Mục tiêu đánh giá đặt ra

 Thời gian và điều kiện cho phép.
 Độ khó của câu trắc nghiệm.
- Thời gian cho một bài trắc nghiệm chỉ nên trên dưới 1 giờ. Tối đa 120 phút.

Những điều kiện cần thiết giúp giáo viên soạn trắc nghiệm
+ Yêu cầu chung:
:
- Giỏi chuyên môn.
- Am hiểu kỹ thuật soạn trắc nghiệm.
- Khả năng viết ngắn gọn, rõ, chính xác ý tưởng.
+ Về mặt kĩ năng:
- Muốn có một bài trắc nghiệm tốt đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
- Tuân thủ các yêu cầu về nội dung trọng tâm, các mục tiêu về nhận thức.
- Các chủ điểm kiến thức quan trọng thì có nhiều câu hơn.
- Độ khó, độ phức tạp về sự đan chen mức độ hiểu, biết, vận dụng…
5. Lựa chọn câu trắc nghiệm cho bài kiểm tra:
- Với cùng một mục tiêu nhưng có thể có nhiều câu trắc nghiệm khác nhau, do đó
người ra đề phải lựa chọn các câu hỏi có mức độ khó phù hợp với mục đích, đối
tượng than gia bài kiểm tra.
- Ban đầu, độ khó của câu trác nghiệm là do chủ quan của người ra đề. Sau khi khảo
sát, người ra đề phải thống kê để phân tích độ khó, độ phân cách của các câu. Trên cơ
sở đó, sẽ chọn ra những câu hỏi tốt cho lần kiểm tra mới.
6. Trình bày bài kiểm tra:
- Các câu trắc nghiệm phải viết rõ ràng, không viết tắt, có chú thích rõ ràng.
- Những từ cần nhấn mạnh cho thí sinh thì in đậm, gạch chân.
- Có phiếu trả lời. Trên phiếu ghi đầy đủ cách hướng dẫn thí sinh làm bài.
- Tạo tối thiểu 4 đề khác nhau (đảo đề) để tránh tình trạng gian lận.
IV.
1. PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI TRẮC NGHIỆM

a)
Phân tích câu trắc nghiệm giúp ta:
Mục đích của việc phân tích:
- Biết được độ khó, độ phân cách của mỗi câu  biết được câu nào quá khó, câu nào
quá dễ.
- Lựa chọn được câu có độ phân có độ phân cách cao  phân biệt được học sinh giỏi
và học sinh kém.
- Biết được giá trị của đáp án và mồi nhử  hiểu được lí do vì sao câu trắc nghiệm
không đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Đánh giá câu trắc nghiệm và ra quyết định chọn, sửa hay bỏ câu trắc nghiệm đó.
- Làm gia tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm
b)
- Thẩm định độ khó của từng câu.
Các bước phân tích câu trắc nghiệm:
- Xác định độ khó của từng câu trắc nghiệm.
- Phân tích các mồi nhử.
c)

Độ khó của câu trắc nghiệm:

Công thức tính:

+ Công thức:
Đánh giá câu trắc nghiệm dựa vào độ khó:

 Loại câu Đúng – Sai: tỉ lệ may rủi là 50%
 Loại câu 4 lựa chọn: tỉ lệ may rủi là 25%
 Loại câu 5 lựa chọn: tỉ lệ may rủi là 20%
→ Câu trắc nghiệm 4 lựa chọn: ĐKVP = (100% + 25%)/2 = 62.5% = 0.625
+ Đế đánh giá câu trắc nghiệm, ta so sánh độ khó của câu (ĐKC) với độ khó vừa phải

(ĐKVP)
 ĐKC > ĐKVP  câu trắc nghiệm dễ so với trình độ học sinh.
 ĐKC < ĐKVP  câu trắc nghiệm khó so với trình độ học sinh.
 ĐKC

ĐKVP  câu trắc nghiệm vừa sức với trình độ học sinh.
+ Minh hoạ trên trục số:



Hình 1.2. Hình minh họa độ khó của câu trên trục số
d)

Độ phân cách câu trắc nghiệm:
Định nghĩa
Độ phân cách của một câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp ta phân biệt được học sinh giỏi
với học sinh kém.
:

Sau khi đã chấm điểm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta thực hiện các bước
sau để tính độ phân cách cho các câu:
Cách tính:
Bước 1: Xếp các bài của học sinh theo thứ tự từ điểm thấp đến cao.
Bước 2: Lấy 27% của tổng số bài làm có điểm từ cao nhất xuống  nhóm Cao
Và lấy 27% tổng số bài có điểm từ thấp nhất trở lên  nhóm Thấp
Bước 3: Tính tỉ lệ phần trăm học sinh làm đúng câu trắc nghiệm bằng cách đếm số người
làm đúng trong mỗi nhóm  đúng (Cao) và đúng (Thấp)
Bước 4: Tính độ phân cách (D) theo công thức:

D = Tỉ lệ % nhóm Cao làm đúng câu trắc nghiệm –Tỉ lệ % nhóm Thấp làm đúng

câu trắc nghiệm


Độ phân cách của một câu trắc nghiệm nằm trong khoảng giới hạn từ -1.00 → 1.00
Ý nghĩa của độ phân cách:
Để kết luận một câu trắc nghiệm, ta căn cứ vào qui định sau:
 D ≥ 0.40  Câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt.
ĐKVP
Câu TN khó
Câu TN vừa
Câu TN dễ
 0.30 ≤ D ≤ 0.39  Câu trắc nghiệm có độ phân cách khá tốt,
nhưng có thể làm cho tốt hơn.
 0.20 ≤ D ≤ 0.29  Câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được,
cần phải điều chỉnh.
 D ≤ 0.19  Câu trắc nghiệm có độ phân cách kém,
cần phải loại bỏ hay gia công sửa chữa nhiều.
e)
Phân tích đáp án và mồi nhử
- Đáp án: là lựa chọn được xác định là đúng nhất trong số các lựa chọn của phần trả lời
:
- Mồi nhử: là những lựa chọn được xác định là sai trong phần trả lời.
- Đáp án được gọi là tốt khi: - Học sinh thuộc nhóm Thấp ít chọn nó
- Còn học sinh thuộc nhóm Cao chọn nó nhiều.
- Mồi nhử được gọi là tốt khi: - Học sinh thuộc nhóm Cao ít chọn nó.
- Còn học sinh thuộc nhóm Thấp chọn nó nhiều.
f)
Một số tiêu chuẩn chọn câu trắc nghiệm
- Những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời độ phân cách quá
âm hoặc quá thấp là những câu kém, cần phải xem lại để loại hay sửa chữa cho tốt hơn.

:
- Với đáp án trong câu trắc nghiệm, số người nhóm Cao chọn phải nhiều hơn số người
nhóm Thấp.
- Với các mồi nhử, số người trong nhóm Cao phải chọn ít hơn số người trong nhóm
Thấp.
2. PHÂN TÍCH BÀI TRẮC NGHIỆM
a)
Đánh giá bài trắc nghiệm dựa vào Điểm số trung bình
- Để biết một bài trắc nghiệm là dễ, vừa sức hay khó so với trình độ hiện tại của học
sinh  ta đối chiếu Điểm trung bình bài làm của học sinh với Điểm trung bình lí thuyết.
:

+ Cách tính: Cộng tất cả các điểm số (của bài làm của học sinh) sau đó chia cho tổng số
bài (hay số học sinh làm bài)
Điểm trung bình (Mean):
+ Công thức:




Điểm trung bình lí thuyết (Mean LT)
+ Công thức:
:



Trong đó: đối với câu trắc nghiệm 4 lựa chọn: Điểm may rủi = Điểm tối đa x 25%
 Đánh giá bài trắc nghiệm:
 Mean > Mean LT  Bài trắc nghiệm là dễ đối với học sinh.
 Mean ≈ Mean LT  Bài trắc nghiệm là vừa sức đối với học sinh.

 Mean > Mean LT  Bài trắc nghiệm là khó đối với học sinh.
- Để chính xác hơn ta xác định các giá trị biên trên và biên dưới bằng thống kê:
Giá trị biên dưới = Mean – Z x
S
N

Giá trị biên trên = Mean + Z x
S
N

Trong đó:
Mean: trị trung bình điểm các bài làm của học sinh
N : số học sinh
S: độ lệch chuẩn
Z: trị số phụ thuộc xác suất tin cậy định trước (thường chọn Z=1.96 khi xác suất
tin cậy là 95% hoặc Z=2.58 khi xác suất tin cậy là 99%)
- Minh hoạ bằng trục số:



Hình 1.3. Hình minh họa điểm trung bình bài trắc nghiệm trên trục số
 Mean LT < Giá trị biên dưới  Bài trắc nghiệm dễ đối với học sinh.
 Giá trị biên dưới < Mean LT < Giá trị biên trên  Bài trắc nghiệm vừa sức đối
với học sinh.
 Giá trị biên dưới < Mean LT  Bài trắc nghiệm khó đối với học sinh.
b)
Các số đo độ phân tán
Ta có thể đối chiếu điểm số của hai hay nhiều lớp khác nhau dựa vào Số đo độ phân tán.
:


Hàng số
+ Định nghĩa: Hàng số là số đo khoảng cách giữa điểm số cao nhất và điểm số thấp
nhất.
:
+ Công thức: Hàng số = Max –Min
Max: điểm số cao nhất.
Giá trị biên dưới
Giá trị biên trên
Min: điểm số thấp nhất
+ Ý nghĩa:
Hàng số lớn  các điểm số phân tán xa trung tâm  khả năng tiếp thu bài của lớp không
đều.
Hàng số nhỏ  các điểm số tập trung gần trung tâm  khả năng tiếp thu bài của lớp
đồng đều.

Độ lệch tiêu chuẩn
+ Công thức:
:
 Dùng cho điểm rời và là dân số:
22
1
()NX X
N
σ
= −
∑∑

 Dùng cho điểm dời và là mẫu số:
22
()

( 1)
nX X
s
nn

=

∑∑

Trong đó:
X
i
N: số người làm bài trắc nghiệm
: tổng điểm bài trắc nghiệm của câu i
+ Ý nghĩa:
Độ lệch tiêu chuẩn cho biết các điểm số trong một phân bố đã lệch đi so với trung bình là
bao nhiêu.

σ
nhỏ  Các điểm số tập trung quanh trung bình.

σ
lớn  Các điểm số lệch xa trung bình.
Dùng độ lệch tiêu chuẩn khi:
 Cần so sánh mức phân tán hay mức đồng nhất của hai hay nhiều nhóm điểm số.
 Dùng độ lệch tiêu chuẩn để xét tính chất tương trung của trung bình công.
 Độ lệch tiêu chuẩn giúp xác định vị trí của một điểm số trong phân bố.
3. Các loại điểm số trắc nghiệm:
a)
Điểm thô trên một bài trắc nghiệm

+ Định nghĩa: Là tổng các điểm số của từng câu trắc nghiệm.
:
+ Đặc điểm: Điểm thô không giúp so sánh giữa các bài trắc nghiệm có độ khó khác
nhau. Nên thường qui đổi điểm thô thành các loại điểm khác cho phù hợp với việc nghiên cứu,
trình bày, giải thích.
b)
Các loại điểm tiêu chuẩn:
 Điểm phần trăm đúng X (%)
+ Công thức: X = 100 Đ/T
:
Đ: số câu học sinh làm đúng
T: tổng số câu bài trắc nghiệm
+ Ý nghĩa:
Điểm phần trăm đúng dùng so sánh điểm của học sinh này với điểm tối đa có thể đạt
được.
Yếu tố xác định điểm số này là độ khó của nội dung bài trắc nghiệm.

Điểm tiêu chuẩn
+ Định nghĩa: Là điểm biến đổi từ điểm thô dựa trên cơ sở độ lệch tiêu chuẩn của phân
bố điểm số.
:
+ Đặc điểm:
- Mỗi điểm tiêu chuẩn có trung bình và độ lệch tiêu chuẩn chung cho mọi bài trắc
nghiệm và mọi nhóm người.
- Điểm tiêu chuẩn cho phép ta thực hiện so sánh các trắc nghiệm hoặc giữa các nhóm
người.
- Có thể xử lí bằng mọi phương pháp toán học.
+ Phân loại: Điểm Z, điểm V, IQ…
+ Ưu và nhược điểm của các loại điểm tiêu chuẩn:
- Nó có thể dùng tính toán hoặc đối chiếu các kết quả.

- Vì điểm tiêu chuẩn phụ thuộc vào độ lệch tiêu chuẩn nên khó giải thích ý nghãi của
các điểm số trắc nghiệm.

Chuyển đổi từ điểm thô sang điểm tiêu chuẩn

:
Điểm Z
+ Nhận xét: Liên hệ đến phân bố bình thường, có trung bình là 0, độ lệch tiêu chuẩn là 1
:
+ Công thức:
XX
Z
s

=

Trong đó: X: là một điểm thô

X
: điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm.
s: độ lệch tiêu chuẩn
+ Ý nghĩa:
Điểm Z cho biết vị trí của một học sinh có điểm thô X so với trung bình của nhóm học
sinh cùng làm bài trắc nghiệm.

Điểm tiêu chuẩn V:
+ Nhận xét: Về căn bản giống điểm Z, nhưng về phân bố bình thường có trung bình
bằng 5 và độ lệch tiêu chuẩn là 2. Hệ thống điểm từ 0 → 10.
+ Công thức: V = 2Z + 5










CHƯƠNG II:
NỘI DUNG LÝ THUYẾT CHƯƠNG “PHÂN
CỰC ÁNH SÁNG”

×