Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thuyết minh đồ án Chuẩn Bị Kỹ Thuật - Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.83 KB, 27 trang )

Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
LỜI MỞ ĐẦU
  
Chuẩn bị kỹ thuật là chuyên ngành quan trọng trong việc quy hoạch
đô thị ở Việt Nam. Với tốc độ phát triển kinh tế, nhu cầu về nhà ở ngày
một cao hơn chính vì vậy công tác quy hoạch nhận được rất nhiều sự quan
tâm của Đảng và Nhà Nước cũng như người dân. Để công tác quy hoạch
luôn đi trước một bước, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng như hiện nay,
chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới phần chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây
dựng, một trong những phần công việc quan trong quy hoạch và xây dựng
đất nước.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Sinh viên


Mục lục:
Phần I: THUYÊT MINH
I: quy hoạch chung
Chương 1: mở đầu:
1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng Thành phố Quảng Ngãi
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch.
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ.
1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 2: đặc điểm tự nhiên và hiên trạng khu vực
nghiên cứu:
2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý .
2.1.2 Đặc điểm địa hình
1
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
2.1.3 Điều kiện địa chất công trình


2.1.4 Điều kiện khí hậu
2.1.5 Điều kiện thuỷ văn
2.1.6 Điều kiện địa chấn
2.2 Đặc điểm hiện trạng
2.2.1 Hiện trạng đô thị
2.2.2 Tính chất, quy mô dân số và diện tích
2.2.3 Đặc điểm kinh tế và xã hội
2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất
2.2.5 Hiện trạng về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật
Chương 3: Quy hoạch xây dựng khu vực đô thị
3.1 Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số
đến năm 2030
3.2 Định hướng phát triển không gian kiến trúc
Chương 4: công tác chuẩn bị kỹ thuật và môi trường
4.1 Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng
4.1.1 Đánh giá về địa hình, khí hậu
4.1.2 Đánh giá về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn
4.1.3 Đánh giá về thuỷ văn
4.1.4 Lựa chọn khu vực thuận lợi, ít và không thuận lợi
cho xây dựng
4.1.5 Những kiến nghị với quy hoạch phát triển không gian ,
phân khu chức năng
4.2 Tính toán thuỷ văn- lựa chọn cao độ nền tối thiểu
4.2.1 Xác định cao độ tối thiểu
4.3 Quy hoạch chiều cao
4.3.1 Các nguyên tắc thiết kế quy hoạch chiều cao
4.3.2 Giải pháp thiết kế
4.3.3 Phương án thiết kế
4.4 Tính toán khối lượng công tác đất
4.4.1 Phương pháp tính- công thức tính

4.4.2 Tính toán - thống kê khối lượng
4.4.4 Phương án điều phối đất
B. Quy hoạch chi tiết (tỉ lệ: 1/500)
chương 1: giới thiệu chung khu vực thiết kế
1.1 Sự cần thiết đầu tư xây dựng
1.2 Đặc điểm vị trí địa hình- địa chất khu vực
1.3 Những tiêu chí và các yếu tố khống chế của quy hoạch chung
khi nghiên cứu và thực hiện quy hoạch chi tiết cho khu vực
1.4 Giới thiêu về quy hoạch mặt bằng
2
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Chương 2: Thiết kế quy hoạch chiều cao
2.1 Giải pháp và phương án thiết kế- lựa chọn phương án
2.2 Thiết kế quy hoạch chiều cao cho đường giao thông
2.3 Xử lý nút giao nhau
2.4 thiêt kế đường đồng mức cho khu đất xây dựng
2.5 Tính toán khối lượng
Phần II: BẢN VẼ
I: phần quy hoạch chung
1. Sơ đồ liên hệ vùng
2. Bản đồ địa hình và hiện trạng (tỉ lệ 1/10.000)
3. Bản vẽ định hướng phát triển không gian (tỉ lệ 1/10.000)
4. Bản vẽ đánh giá tổng hợp đất xây dựng (tỉ lệ 1/10.000)
5. Bản vẽ quy hoạch chiều cao và tính khối lượng đất (tỉ lệ 1/10.000)
II: phần quy hoạch chi tiết (tỉ lệ 1/500)
1. Bản đồ địa hình và hiện trạng
2. Bản vẽ quy hoạch chiều cao
3. Bản tính khối lượng đất
Phần I: Thuyết minh
A: phần quy hoạch chung

(tỉ lệ 1/10.000)
Chương 1: mở đầu
1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng Thành Phố Quảng
Ngãi – Tỉnh Quảng Ngãi
Thành Phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,
văn hóa , Kh-kt của tỉnh Q uảng Ngãi, là đô thị loại 3 .Hiện nay Tp có diện
tích tự nhiên 3712ha và 126.688 nhân khẩu , 10 đơn vị hành chính trực
thuộc 8 phường và 2 xã. Những năm qua , Tp Quảng Ngãi cùng với khu
kinh tế Dung Quất đã từng bước XD để trở thành 1 trong những trung tâm
công nghiệp , dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm Miền trung , có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế , văn hóa , xã hội , quốc phòng an ninh của
miền trung và Tây nguyên.
3
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Tp Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung có
mối quan hệ trực tiếp với khu vực kinh tế của vùng , tạo động lực cho đô
thị phát triển mạnh về kinh tế công nghiệp , thương mại dịch vụ . Khả năng
đô thị phát triển mở rộng so với địa giới hành chính hiện nay là điều tất
yếu.
Từ khi Qh chung Tp Quảng Ngãi được phê duyệt ( năm 1997) đến
nay , thực tế đã có nhiều thay đổi . từ 1 thị xã lên Tp trực thuộc tỉnh . Liền
kề với QN là 1 khu công nghiệp , Dung Quất đã phát triển thành 1 khu kinh
tế tổng hợp , trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu công nghiệp quy mô lớn
gắn với cảng biển và trong tương lai sẽ là Tp công nghiệp hiện đại . Các
chiến lược giao thông quan trọng của quốc gia qua địa bàn đang cụ thể
hoasbawngf các dự án đầu tư .vv…. Cùng với thay đổi đó , QH được phê
duyệt trước đây cũng dần bộc lộ các mặt hạn chế.
Việc định hướng phát triển mạng lưới giao thông , đặc biệt là các
mạng lưới giao thông đối ngoại liên khu vực chưa đc nghiên cứu cụ thể để
kêt nối có hiệu quả đối với các đầu mối giao thông chính quốc gia , các khu

chức năng quan trong của khu kinh tế dung quất cũng như các khu phát
triển tiềm năng phát triển trong vùng .
Việc kiểm soát , quản lí và định hướng khai thác sông Trà Khúc chưa
tương xứng với yêu cầu phát triển . Trong tiến trình phát triển KT-XH , đô
thị hóa của cả tỉnh QN thành phố QN ngày càng đảm nhận them nhiều chức
năng , song quỷ đất còn hạn chế , nếu không chủ động hoạch định phát
triển , thì việc XD thiếu các định hướng QH là điều khó tránh khỏi .
Từ nhận định trên , nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại , để
đảm bảo phát triển lâu dài cho thành phố Quảng Ngãi nói riêng và tỉnh
Quảng Ngãi nói chung , thì việc xem xét điều chỉnh QH chung XD thành
phố Quảng Ngãi là vô cùng cần thiết và cấp bách .
1.2 Các căn cứ QH
- Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ Tướng
Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2030
- Luật XD
- Luật QH đô thi
- Luật bảo vệ môi trường
4
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
1.3 Mục tiêu và nhiệm
1.3.1 Mục tiêu
- Cải tạo điều kiện tự nhiên của khu đất nhằm thoả mãn yêu cầu quy
hoạch xây dựng đô thị.
- Kết hợp giữa các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật với các giải pháp quy
hoạch xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật nhằm hướng đến mục tiêu là làm tốt
hơn điều kiện thiên nhiên và tạo ra môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi tốt
nhất cho con người.
1.3.2 Nhiệm vụ
- Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng đô thị

- Quy hoạch chiều cao cho khu đất
- Tổ chức thoát nước mặt cho khu đất
- Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể
thông qua một đồ án thiết kế.
- Thể hiện kĩ năng nghề nghiệp trong việc nghiên cứu và thể hiện
một đồ án.
1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài:
Được sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chương 2
đặc điểm tự nhiên và Hiện trạng
2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý:
- Thành Phố nằm ở miền duyên hải nam trung bộ có tọa độ 15độ 05’
– 15độ 08’ vĩ độ bắc và từ 108độ 34’ – 108độ 55’ kinh đông
2.1.2 Đặc điểm địa hình:
Thành Phố Quảng Ngãi nằm ở phía đông trường sơn , có dạng địa hình
thấp dần từ tây sang đông , địa hình khá phức tạp , từ vùng núi xuống đồng
bằng , địa hình đột nhiên hạ thấp đáng kể hình thành hai bậc địa hình cao
thấp nằm tiếp giáp nhau , không có khu đệm chuyển tiếp .
Thành phố Quảng Ngãi nằm về phía hạ lưu sông Trà khúc , thuộc dạng
địa hình vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi . Địa hình có dạng đồng
bằng hẹp xen kẽ các quả dồi bát úp .
Các đồi bát úp có đỉnh bằng phẳng dốc về 4 phía với độ dốc từ 5 – 15% .
Cao độ cao nhất khoảng 108,6m ( khu vực núi thiên ẩn).
5
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Khu vực đồng bằng có cao độ trung bình từ 4,5 – 9,0m cao dộ thấp
nhất 0,3m . Địa hình có hướng dốc từ tây sang đông và từ bắc đến Nam với
độ dốc trung bình khoảng 0,02%.

2.1.3. Đặc điểm khí hậu
- Nhiệt độ không khí:
1. Nhiệt độ trung bình 25,7
0
C.
2. Nhiệt độ cao nhất 41,4
0
C.
3. Nhiệt độ thấp nhất 19
0
C.
4. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8.
- Độ ẩm:
1. Độ ẩm tương đối trung bình 85%.
2. Độ ẩm tương đối thấp nhất 37%.
- Chế độ mưa:
1. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, cao nhất vào các tháng 9,
10, có lượng mưa từ 600 – 900mm/ thang .
2. Số ngày mưa trung bình năm: 132 ngày.
3. Lượng mưa trung bình năm: 2428,4 mm.
4. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 năm sau, khí hậu khô lạnh,
lượng mưa ít, thường xuyên xuất hiện sương mù vào các tháng
12và tháng giêng.
.
- Nắng: mùa hè nắng nhiều, tổng số giờ nắng trong năm là 1598 giờ.
Tháng 5 có số giờ nắng nhiều nhất khoảng 242h/tháng, tháng 12 có số
giờ nắng ít nhất khoảng 90h/tháng
- Gió: có gió tây khô nóng trong mua hè . Hiện tượng nắng nóng kéo dài
nhiều ngày kèm với gió tây nam mạnh cũng gây ra khô hạn trog vùng
1. Tốc độ gió trung bình 1,3 - 1,4 m/s.

2. Tốc độ gió lớn nhất 24,0 m/s.
3. Tốc độ gió nhỏ nhất 1,2 m/s.
2.1.4. Đặc điểm địa chất
* Địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có các trầm tích đệ tự có nguồn gốc
bồi sông cửa sông và đầm lầy ven biển . Thành phần chủ yếu của các loại
đất là cát , cát pha đến sét pha kết cấu mềm rời , chiều dày thường có biến
đổi do từng thời kỳ hoạt động của dòng sông .
2.1.5. Tình hình thuỷ văn
Thành phố Quảng Ngãi nằm dọc theo sông Trà Khúc chịu ảnh hưởng trực
tiếp của sông trà khúc .
6
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Sông Trà Khúc hay gây ra ngập lụt cho vùng hạ lưu , dòng chảy lũ của
sông là rất lớn không chỉ gây ra ngập lụt cho hạ lưu trong lưu vực mà còn
gây ngập lụt cho vùng hạ lưu sông Trà bồng và sông vệ .
Do đặc điểm của lưu vực về mùa lũ dòng chảy có vận tốc lớn lũ tập
trung nhanh đổ xuống đồng bằng trong khi đó vùng đồng bằng sông có độ
dốc nhỏ , long sông thường bị bồi và co hẹp dãn đến khả năng tiêu thoát lũ
kém . Đại bộ phận dòng chảy lũ đến Thạch nham đã chảy tràn bờ và gây
ngập lụt cho toàn bộ hạ lưu sông.
2.2 Đặc điểm hiện trạng
2.2.1. Hiện trạng dân số lao động
- Theo số liệu thống kê dân số Thành Phố Quảng Ngãi năm 2009 tổng
dân số 253,469 người
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
- Thành Phố Quảng Ngãi năm 2009 tổng diện tích tự nhiên la
14.230,3ha bình quân 121,8m2/người
Đất dân dụng 918,6ha bình quân 76.4 m2/người
Đất ngoài dân dụng 546,7ha , bình quân 45.4m2/người

2.2.4. Hiện trạng giao thông
Tổng diện tích đất dành cho xây dựng giao thông đô thị là 261,26ha
chiếm 31,04%
1. Giao thông đối ngoại :
a - Đường thuỷ :
Thành phố Quảng Ngãi gắn với khu công nghiệp dung quất nên
thuận tiện cho giao thông đường thủy cùng
b- Đường bộ :
Tổng các tuyến giao thông đường bộ nội thị là 243,933km bao gồm
Đường nhựa bê tông + láng nhựa 123,26km chiếm 50,53% trong đó đường
chính có mặt cắt từ 15m trở lên 86.9km
c- Đường sắt : tuyến đường sắt thống nhất bắc nam chạy qua thành
phố quảng ngãi với tổng chiều dài 4km

2.2.5. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác
1- Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
a- Hiện trạng thuỷ lợi :
- Thành phố Quảng Ngãi có hệ thống thoát nước chung , nước mưa
7
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Và nước thải theo hệ thống thoát ra sông trà khúc và sông bầu giang .
Hệ thống thoát nước chỉ có trên các tuyến đường trung tâm khoảng
27,6km và 6,5km kênh
Do lâu ngày không nạo vét đất đá đọng lại trong cống khá nhiều gây
cản trở việc thoát nước , khi gặp những trận mưa to kéo dài nước mưa thoát
không kịp gây ngập lụt một số tuyến đường trong thành phố .
Nhiều tuyến cống xây dựng chưa hoàn thiện chưa đấu nối được các công
trình tiêu thoát nước đàu mối dẫn đến tình trạng nước thoát chưa triệt để
cũng là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ .
b- Hiện trạng nền :

Quy hoạch chung thành phố quảng ngãi năm 1997, khống chế cốt
xây dựng lơn hơn 6m
* Khu vực nội thị thành phố QN hiện tại các phường nội thị của thành phố
đã xây dựng với mật độ khá cao , các công trình xây dựng ở độ cao từ 6-
11m . hang năm thường bị ngập cục bộ tại khu vực có cao độ nhỏ hn 6,5m
Khu vực ngoại thành hiện tại là đất nông nghiệp và dân cư nông thôn có
cao độ dao động từ 2-9m khu vực này hàng năm thường hay bị ngập lụt
2.2.6. Đánh giá tổng hợp hiện trạng Thành Phố Quảng Ngãi
- Căn cứ vào các điều kiện địa chất , khí hậu , thủy văn và các chỉ
tiêu lựa chọn đất xây dựng đô thị ta có thể đánh giá thành phố quảng ngãi
thành các loại đất sau :
- Đất thuận lợi cho xaay dựng : độ dốc từ 0- 10% địa hình bằng
phẳng , ít lồi lõm , đất không bị ngập lụt không có hiện tượng địa trấn tự
nhiên . khu đất này nằm ở phía nam phường quảng phú …
- Đất ít thuận lợi cho xây dựng do ngập Hmax < 1m
chương III:
quy hoạch xây dựng khu vực đô thị
3.1 Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm
2030:
Thành Phố Quảng Ngãi có 4 tính chất sau:
* Là Thành Phố tỉnh lỵ, giữ vai trò trung tâm - chính trị - kinh tế -
văn hoá du lịch - dịch vụ của tỉnh.
8
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
* Là một trong những trung tâm kinh tế khu vực miền trung về
thương mại , dịch vụ , du lịch , công nghiệp chế biến , gia công và đặc biệt
là hậu phương quan trọng trong quá trình phát triển khu kinh tế dung quất
* Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền trung và tây
nguyên .
* Tp Quảng Ngãi là đô thị hướng phát triển một trong những đo thị

biển phát triển của dải đô thị ven biển miền trung việt nam .
3.2 Định hướng phát triển không gian
Căn cứ vào quyết định số 10/1998/QĐ-TTG ngày 23-1-1998 của
Thủ Tướng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
Việt Nam đến năm 2030, Thành Phố Quảng Ngãi đã được điều chỉnh quy
hoạch lại phù hợp với định hướng chung.
2.3.1. Chọn đất và hướng phát triển đô thị
1. Chọn đất xây dựng
- Không có thay đổi lớn tại khu vực và các phường nội thị hiện nay của
thành phố ngoại trừ việc mở rộng lộ giới của các tuyến Chu Văn An ,
Nguyễn Công Phương , Lý Thái Tổ để xây dựng them đường sắt nhẹ
Các trục đường Quang Trung , Lê Lợi, Phạm văn đồng , phan bội châu ,
Hùng vương được giữ ổn định về lộ giới , với tính chất là các trung tâm
thương mại , dịch vụ hổn hợp của đô thị như hiện nay . Bố trí quảng trường
mới của tỉnh tại địa điểm sát chân núi Thiên bút , thẳng góc với đường
phạm van đồng
- Khai thác triệt để các khu vực mặt tiền bờ sông , xây dựng các khu đô thị
mới với chức năng sử dụng hổn hợp ( nhà ở , thương mại dịch vụ , văn
phòng /0.
- phía bắc phía nam và phía đông phát triển khu ở mật đọ cao phía tây phát
triển khu công nghiệp sạch
- Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao của vùng
- Hoàn thiện và cũng cố hệ thống giao thông hiện hữu
2. Hướng phát triển
Hướng chủ đạo là hướng Nam
2.3.2. Phân khu chức năng
1. Các trung tâm quản lí hành chính:
Trung tâm chính trị và quản lí hành chính cấp tỉnh được bố trí tại khu
vực thành cổ và trục phan bội châu .
9

Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
(1) trung tâm chính trị của tỉnh Quảng Ngãi giữ nguyên vị trí hiện
nay sẽ được cải tạo và chỉnh trang nâng cấp cho phù hợp với từng giai
đoạn phát triển .
(2) trung tâm hành chính sẽ được xây dựng tại khu vực tập trung ở
khu vực đường Tôn Đức Thắng , Phan Bội Châu , Hai Bà Trưng
2. Các trung tâm thương mại và dịch vụ công cộng: cùng với 2 trung
tâm lớn là khu chợ trung tâm ( đường lê trung đình) và khu trung
tâm thương mại bến xe nghĩa tránh . Độ thị thị sẽ thành lập thêm
3 trung tâm dịch vụ thương mại công cộng tại ngã 5 Nguyễn Công
Phương . ngã 3 thu lộ và phía bắc sát đê sông trà
3. Các khu trung tâm y tế
4. Các trung tâm giáo dục và đào tạo
5. các khu cơ quan
6. hệ thống cây xanh
7. các khu ở độ thị
8. khu công nghiệp và kho tang
B-Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất đai:
1- Chuẩn bị nền xây dựng:
1.1- Khu vực trung tâm thành phố :
a) Giữ nguyên cao độ nền ở trung tâm thành phố khi cải tạo xây dựng
mới thì tôn nền với cốt cao hơn 6,5m
1.2- khu vực phía nam thì tô nền với cao độ lớn hơn hoặc bằng 5.0m
Khu vực phía tây có cao độ lớn hơn 6,5m

2- Mạng lưới thoát nước mưa:
2.1- Kết cấu đường cống: Chọn kết cấu là ống tròn bê tông đúc sẵn, kết
hợpvới mương nắp đan.
2.2- Hướng thoát nước chính:
* phía trung tâm thành phố thoát nước về phía đê bao sông trà khúc dung

bơm cưởng bức bơm ra sông trà khúc
- Khu vực phía nam và phía tây thoát nước ra kênh dẫn và sông bầu
giang.

Chương 4
10
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
công tác chuẩn bị kỹ thuật và môi truờng
4.1 Đánh giá, lựa chọn đất xây dựng:
4.1.1 Đánh giá về địa hình, khí hậu:
a. Về địa hình :
địa hình đều tương đối bằng phẳng
.
- Khu vực này đã có sẵn hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối đầy đủ
và ổn định thuận tiện cho xây dựng. Nhưng mặt khác khu vực này rất khó
cho việc xây dựng cải tạo vì đây cũng là khu dân cư tập trung đông đúc .
Khi xây dựng cần chú ý đến các biện pháp đảm bảo an toàn cho các khu
dân cư xung quanh, không nên làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường
ngày của người dân.
Từ hiện trạng trên và theo tiêu chuẩn mới về đánh giá địa hình ta có thể
đánh giá chia địa hình thành phố Quagr ngãi thành 3 loại:
-
Loại I có độ dốc 0.4% < i < 10%.
-
Loại II có độ dốc i< 0.4% hoặc 10% < I < 30%.
-
Loại III có độ dốc I > 30%.
b. Về khí hậu:
Khí hậu Thành Phố Quảng Ngaic thuộc nhiệt đới gió mùa
4.1.2 Đánh giá về điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn:

Thành Phố Quảng ngãi tương đối ổn định :R ≥ 2 KG/cm
2
. Cường độ
chịu tải R < 1 KG/cm
2
có khu vực ven sông trà Căn cứ vào tiêu chuẩn,
đánh giá địa chất thủy văn làm 3 loại sau:
-
Loại I: R > 1.5 KG/cm
2
-
Loại II : R = 1: 1.5 KG/cm
2
-
Loại III : R < 1 KG/cm
2
4.1.3Đánh giá về điều kiện thủy văn:
Thành Phố Quảng Ngãi trực tiếp chịu ảnh hưởng ngập úng nội
đồng vì có đê bao dọc sông trà khúc.
- Loại I: không bị ngập úng
- Loại II: ngập úng H<1m
- Loại II : ngập úng H> 1 m
4.1.4 Lựa chọn khu vực đất xây dựng qua đánh giá phân hạng quỹ đất
đai:
Quỹ đất Thành Phố Quảng ngãi:đất đai 3795 ha được đánh giá phân
hạng ra 3 loại quỹ đất :
11
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
- Đất xây dựng thuận lợi: Đây là khu đất thuận lợi cho việc đầu tư
xây dựng có độ dốc từ 0.4-10% và không bị ngập nước , chiếm 1.9% quỹ

đất thành phố.
- Đất xây dựng ít thuận lợi: Chiếm 31.1% quỹ đất Thành Phố.Có độ
dốc từ 10-30% hoặc <0.4% , bị ngập úng dưới 1m , bị ngập lụt với tần suất
dưới 100 năm/1 lần mực nước cao nhất không lớn hơn 1m so với mặt
đất .Đây là khu đất cần phải cải tạo để tăng diện tích đất xây dựng tạo
thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng .
- Đất xây dựng không thuận lợi: Chiếm 48.8% quỹ đất Thành Phố có
độ dốc lớn hơn 30% và thường xuyên bị ngập úng cao hơn 1m và bị ngập
lụt với tần suất dưói 25 năm/1 lần. Đây là khu đất xây dựng rất khó khăn
phải có những biện pháp kỹ thuật phức tạp để cải tạo.
4.1.5 Những kiến nghị với quy hoạch phát triển không gian và phân khu
chức năng:
Về cơ bản, định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng
đã tuân theo các tiêu chí đánh giá và lựa chọn đất xây dựng đô thị, tuy
nhiên trong quá trình đầu tư xây dựng cần phải có các giải pháp cụ thể cho
công tác giải phóng mặt bằng, và nên tham khảo ý kiến của người dân về
đầu tư xây dựng.
4.2 Tính toán thuỷ văn- lựa chọn cao độ nền tối thiểu:
4.2.1 Xác định cao độ tối thiểu:
Căn cứ vào các tài liệu thuỷ văn của Thành Phố ta khống chế cốt san
nền tối thiểu của Thành Phố .
Để bảo vệ Tp không bị ngập lụt giải pháp sử dụng là kết hợp tôn nền
và xây đê bao chông lũ
Đê bao sẽ bảo vệ được đô thị khỏi lũ tần suất 2%. Tuyến đê chạy dọc
bờ nam sông trà khúc , sông nghĩa an sông nhơn hưng sông ông trung sông
bầu giang sông ba đồn bao kín khu vực phía nam thành phố
Các khu vực không khai thác giữ nguyên hiện trạng
Các khu vực đã xây dựng giữ nguyên hiện trạng những khu vực có
cao độ nền thấp hơn cao độ khống chế , khi xây dựng cải tạo , cần tôn nền
công trình lớn hơn cao độ khống chế tối thiểu của khu vực đó , nhưng

không làm ảnh hưởng đến việc thoát nước chung của khu vực xug quanh ,
nên sân vườn có thể giữ nguyên .
Cao độ khống chế cụ thể như sau :
Khu vực nội thị đã XD với mật độ khá cao các công trình xây dựng ở
cao độ 6-11m , giữ nguyên hiện trạng . những khu vực có cao độ nền nhỏ
12
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
hơn 6.5m khi xây dựng cải tạo cần tôn nền lơn hơn 6.5m ,nền sân vườn có
thể giũ nguyên
Khu vực phía nam cao độ khống chế là 5.0m
4.3 Quy hoạch chiều cao (tỉ lệ 1/10.000):
4.3.1 Các nguyên tắc kinh tế quy hoạch chiều cao:
- Triệt để lợi dụng điều kiện điạ hình tự nhiên. Phải cố gắng sử dụng
đến mức tối đa những mặt tốt của điều kiện tự nhiên, tận dụng điều kiện địa
hình sẵn có, giữ lại những vùng cây xanh và các lớp đất màu để đạt hiệu
quả cao về mặt kiến trúc cảnh quan và kinh tế. Nói cách khác là không nên
thay đổi địa hình trong những trường hợp không cần thiết để tránh sự phá
vỡ địa hình tự nhiên, giảm độ sâu đặt móng nhà và các công trình khác
trên nền đất nhân tạo. Trong thực tế người ta chỉ xem xét qui hoạch chiều
cao ở những khu vực có bố trí nhà cửa, công trình xây dựng, các đường
phố và các sân bãi. Còn những khu đất khác nếu xét thấy có thể được thì
giữ nguyên hoặc cải tạo nhỏ.
- Bảo đảm sự cân bằng đất đào đắp với khối lượng công tác đất nhỏ
nhất và cự li vận chuyển đất ngắn nhất.
Nguyên tắc này đạt được hiệu quả kinh tế cao bởi vì trong đa số các
trường hợp giá thành vận chuyển đất là giá thành cơ bản của công tác làm
đất. Do đó phải thiết kế với sự tính toán sao cho khối lượng đất là nhỏ nhất
và cố gắng cân bằng giữa khối lượng đất đào - đắp trong phạm vi điều phối
ngắn nhất.
- Thiết kế qui hoạch chiều cao phải được giải quyết trên toàn bộ đất

đai thành phố hoặc địa điểm xây dựng. Phải tạo sự liên hệ chặt chẽ về cao
độ giữa các bộ phận trong thành phố, làm nổi bật ý đồ kiến trúc và thuận
lợi cho các mặt kỹ thuật khác.
- Thiết kế qui hoạch chiều cao phải được tiến hành theo các giai
đoạn, trước khi đem ra thi công và phải đảm bảo giai đoạn sau tuân theo sự
chỉ đạo của giai đoạn trước.
4.3.2 Giải pháp thiết kế cụ thể:
Do ở giai đoạn này chỉ cần tính toán sơ bộ nên ta chỉ cần xác định
cao độ tự nhiên, cao độ thiết kế tại nút giao thông nhưng nên đảm bảo độ
dốc dọc > 0.004 giúp cho việc thoát nước sau này.
Dựa trên cơ sở cốt san nền khống chế và tôn trọng địa hình tự nhiên
khi quy hoạch chiều cao cho Thành Phố em giữ nguyên hướng dốc chung
của địa hình và nâng cốt thiên nhiên của những vùng đất trũng để đảm bảo
13
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
cho các khu đất không bị ngập lụt. Cao độ khống chế tại các nút giao thông
được thiết kế sao cho bám sát địa hình tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo xe
chạy an toàn êm thuận, và đảm bảo yêu cầu kinh tế.
Trong từng lô đất, để đảm bảo thoát nước mặt, em tạo các mái dốc
để đảm bảo cho việc thoát nước mưa.
4.3.3 Phương pháp thiết kế:
Trước hết tiến hành quy hoạch lại mạng lưới giao thông cho Thành
Phố Quảng Ngãi.
Xác định cao độ mặt đất tự nhiên tại các nút giao thông.
Xác định hướng thoát nước của thành phố.
Xác định cao độ mặt đất thiết kế tại các nút giao thông .
Xác định cao độ thi công, diện tích từng ô đất.
Xác định cao độ thi công và tính khối lượng đất .
4.4 Tính toán khối lượng công tác đất:
4.4.1 Nguyên tắc tính:

ở giai đoạn tỉ lệ 1/10000 nên ta chỉ cân xác định khối lượng đào đắp
theo phương pháp sơ bộ .Chỉ cần xác định khối lượng đào đắp ở từng ô dựa
trên sự xác định cao độ thi công các đỉnh ô (tại nút giao thông ) nên ta tính
được tổng khối lượng đào và tổng khối lượng đắp cho toàn Thành Phố.
Đảm bảo tương đối chính xác về khối lượng đất đắp và đất đào để
tránh sự sai sót, thiếu hụt khi thống kê và tính toán kinh phí.
4.4.2 Phương pháp tính - công thúc tính:
Xác định cao độ thi công tại các nút
h
tc
= h
tk
- h
tn
Trong đó :
h
tc
: cao độ thi công tại nút ( đào: h
tc
< 0 , đắp: h
tc
>0 ).
h
tk
: cao độ thiết kế tại nút.
h
tn
: cao độ tự nhiên tại nút.
Xác định diện tích của từng ô đất cần tính khối lượng.
Khối lượng công tác đất của từng ô đất sẽ được tính bằn công thức

sau:
V
i
= F
i
x H
tb
i
(m
3
)
14
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
H
tb
i
=
n
hhh
n
+++
21
Trong đó:
V
i
: khối lượng công tác đất của ô thứ i .
F
i
: diện tích của ô thứ i ( trừ đi diện tích ao, hồ, sông, suối ).
H

tb
i
: cao độ thi công trung bình của từng ô.
h
1
,h
2
, , h
n
: cao độ thi công tại các nút.
Sauk hi tính toán em đc khối lượng như bản đồ .
PHẦN B QUY HOẠCH CHI TIẾT
(tỉ lệ 1/500)
Chương 1: giới thiệu chung khu vực thiết kế
1.1 Sự cần thiết đầu tư xây dựng:
Khu vực được lựa chọn là khu vực có đầy đủ nhà biệt thự cao cấp,
liên cơ, bảo tàng, trường học và văn phòng
1.2 Đặc điểm vị trí địa hình, địa chất khu vực:
Khu vực nằm trên địa bàn có địa hình tương đối bằng phẳng có cốt tự
nhiên tương đối cao từ 5.60 m tới 7.6 m nên hầu như không bị ngập lụt .
Khu vực có điều kiện địa chất tương đối tốt , cường độ đất đạt từ 1.5
-2KG/cm
2
rất thuận lợi cho xây dựng .
Toàn khu đất có điện tích : 8.8 ha .
1.3. Những tiêu chí và các yếu tố khống chế của quy hoạch chung khi
nghiên cứu và thực hiện quy hoạch chi tiết cho khu vực:
- Thiết kế san nền tiêu thuỷ cho tiểu khu phải tuân thủ các định hướng
đã đề ra ở các bản đồ quy hoạch chung 1/10000 và 1/2000.
- Tuân thủ cao độ khống chế các điểm chính của khu đất ( kể cả cao

độ tối đa của công trình nằm trong tiểu khu ).
- Xác định chính xác mạng lưới giao thông chính (đã có quy hoạch
hoạc cho tương lai )mà thiết kế mạng lưới giao thông cho tiểu khu đảm bảo
đi lại liên hệ với khu xung quanh được tiện lợi ,liên hệ nội bộ trong tiểu
khu được hợp lý và hài hoà ,tạo mạng lưới giao thông kết hợp thông gió
15
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
xác định các mặt cắt ngang của đường hướng dốc ,độ dốc đảm bảo thoát
nước tốt .
- Dựa vào hiện trạng các công trình có sẵn trong tiểu khu (các công
trình kiên cố ,các công trình mang tính nghệ thuật ,di tích ) tránh phá dỡ
nhiều .
- Dựa vào cao độ của tiểu khu mà san lấp hạn chế đào đắp lớn không
cần thiết , giữ lại lớp đất mầu để trồng cây sâu khi xây dựng (nhưng vẫn
đảm bảo thoát nước nôi bộ tốt ).
Cao độ khu vực được khống chế bởi cao độ các nút giao thông ở 4
đường chính. Để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, khi thiết kế quy
hoạch chiều cao cho khu đất em không thay đổi về độ dốc cũng như cao độ
thiết kế tại bốn tuyến đường này. Nhưng để thuận lợi cho việc thoát nước
mặt và kinh tế khi thiết kế san nền và xây dựng đường cống thoát nước
mưa các đường tiểu khu đều được thiết kế thay đổi độ dốc cho phù hợp.
1.4. Giới thiệu về quy hoạch mặt bằng:
Khu vực được đầu tư xây dựng thành các khu biệt thự chia lô, nhà
liên cơ, nhà phục vụ cộng đồng và trường học. Các khu nhà được thiết kế
dựa trên cơ sở định hướng phát triển không gian đến năm 2030. Các khu
nhà được bố trí phân thành các tiểu khu trong đó có đảm baỏ diện tích nhà
ở, sân vườn, cây xanh nhằm tạo không gian sống, làm việc và thư giãn cho
người dân.
Chương 2: Thiết kế quy hoạch chiều cao
2.1. Giải pháp và phương án thiết kế:

- Đảm bảo nền xây dựng phải cao hơn nền đường bao quanh, tạo
hướng dốc nền xây dựng từ trong ra ngoài, độ dốc đảm bảo i ≥ 0,004
- Các công trình xây dựng phải cao hơn nền đất xung quanh,
đảm bảo nước không chảy vào công trình
- Đảm bảo thời gian nước chảy từ điểm xa nhất đến rãnh nước
bằng đường ngắn nhất
- Ngoài những nguyên tắc trên thì cũng phải đảm bảo việc tạo vẻ
đẹp mỹ quan cho khu đất .
2.2 Thiết kế quy hoạch chiều cao cho đường giao thông.
Đường phố trong đô thị ngoài chức năng giao thông còn có những
chức năng khác, trong đó có vai trò trong tổ chức thoát nước mặt. Khi mưa,
nước mặt trên đường phố và khu vực xây dựng hai bên đường sẽ tự chảy
theo độ dốc ngang và độ dốc dọc đường, chảy theo rãnh biên để tập trung
Về giếng thu nước và dẫn vào hệ thống thoát nước. Với chức năng này, khi
16
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
thiết kế quy hoạch chiều cao thường giải quyết cao độ nền đường thấp thấp
hơn nền xây dựng hai bên và vị trí thấp nhất sẽ là các cửa thu nước mưa.
Nhiệm vụ chủ yếu của thiết kế quy hoạch chi tiết chiều cao đường
phố là xác định hợp lý cao độ thiết kế, độ dốc dọc (i
d
), độ dốc ngang (i
ng
)
của các bộ phận đường phố để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật giao thông,
thoát nước mặt, thuận lợi cho bố trí các công trình đường dây đường ống
ngầm, nghệ thuật kiến trúc và chú ý cân bằng đào đắp đất với khối lượng ít
nhất.
Nội dung thực hiện:
Thiết kế quy hoạch chiều cao đường phố theo phương pháp đường

đồng mức thiết kế.
Với bản quy hoạch chi tiết thành phố Hòa Bình có một dạng chính
là thiết kế cho đường có I
d
> 0.4 %
+ Đường có 1 mái dốc phẳng
+ Đường có 2 mái dốc phẳng
Trình tự thiết kế:
Xác định độ dốc dọc thiết kế. (nếu biết cao độ thiết kế và khoảng
cách giữa hai nút giao nhau kề liền hoặc phải xác định cao độ thiết kế tại
nút giao nhau nếu biết độ dốc thiết kế và cao độ thiết kế kia).
Xác định vị trí các đường đồng mức chẵn trên tim đường (khoảng
cách giữa hai đường đồng mức chẵn và các khoảng cách lẻ nếu có)
Tính toán xác định các điểm cùng cao độ trên mặt bằng dựa vào độ
dốc dọc, độ dốc ngang,
Nối tất cả các điểm có cùng cao độ trên mặt bằng ta được đường
đồng mức thiết kế.
* Thiết kế cho đoạn đường quy hoạch chung có mặt cắt ngang là
32m. chiều dài là 327,6m, với B=16 m, i
n
= 2%, cao độ tại điểm H
a
=6.95
H
b
= 7.28 .∆H= 0.1 m
Cách tiến hành
+ Khoảng cách giữa các đường đồng mức chẵn đi qua AB:
d = Δh/i
d

= 100 m
+ Số đường đồng mức chẵn (với Δh = 0,1m) đi qua AB:
17
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
n = 4 (đđm)
+ Gọi các điểm B1;C1;D1 lần lượt là các điểm có cùng cao độ với
A1 nằm dưới rãnh đường, trên mép bó vỉa và mép ngoài của vỉa hè.
Khoảng cách theo chiều dài đường đến các điểm B1;C1; D1 lần lượt là
d1;d2; d3 và được xác định theo các công thức sau:
d1 = (B x i
ng
)/ (2 x i
d
) = 160 m
d2 = ΔH/i
d
= 150 m
d3 = (B

x i
ng.hè
)/i
d
= 160 m
+ Từ khoảng cách d1; d2; d3 ta tìm được vị trí chính xác của các
điểm B1;C1; D1 nối các điểm này với nhau và với A1 ta có đường đồng
mức 10.00. Nửa còn lại vẽ đối xứng và các đường đồng mức tiếp theo được
thực hiện tương tự, các đường đồng mức sẽ có dạng song song cách đều
nhau.
- Tương tự với các đoàn đường trong khu vực ta lựa chọn dốc 1 mái theo

bề rộng và tính chất của mặt đường.
2.3 Xử lý nút giao nhau.
Thiết kế quy hoạch chiều cao nút giao nhau phải căn cứ vào điều
kiện địa hình tự nhiên, cấp hạng đường, hướng dốc và các hình thức giao
nhau. Mục đích của quy hoạch chiêù cao nút giao nhau là xác định hình
dáng bề mặt nút giao nhau, cao độ của các bộ phận đường phố để đáp ứng
những yêu cầu của từng dường và đặc điểm riêng của nút. Tùy theo điều
kiện cụ thể mà có thể thiết kế nút giao nhau cùng mức (các đường phố gặp
nhau trên cùng một cao độ) hoặc nút giao nhau khác mức (các đường phố
gặp nhau ở những cao độ khác nhau).
Mục đích, yêu cầu nút giao nhau cùng mức:
- Thiết kế quy hoạch chiều cao nút giao nhau cùng mức phải tuân
theo các nguyên tắc sau:
- Đường cùng cấp hạng giao nhau thì không thay đổi độ dốc dọc trên
mỗi tuyến mà chỉ được điều chỉnh độ dốc ngang cho hợp lý.
Đường khác cấp hạng giao nhau thì ưu tiên cho đường chính (tức là chỉ
thay đổi mặt cắt ngang hoặc điều chỉnh độ dốc dọc ở đường cấp thấp hơn,
giữ nguyên độ dốc ở đường cấp cao hơn).
18
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Đảm bảo thoát nước bề mặt tốt (không để nước mặt chảy tràn qua
nút, không đặt rãnh hở trên ngả giao nhau). Nếu nút giao thông đi vào vệt
trũng thì phải nâng nền đường hoặc phải bố trí giếng thu nước trước khi
vào nút.
Mục đích, yêu cầu nút giao nhau khác mức:
Thiết kế quy hoạch chiều cao nút giao nhau khác mức cũng phải đảm
bảo một số nguyên tắc như khi thiết kế quy hoạch chiều cao trên đoạn
đường thẳng, trên nút giao nhau cùng mức Nhiệm vụ thiết kế là phải xác
định vị trí, cao độ, hướng dốc của từng đoạn đường trên từng nền khác
nhau (đường trên, đường dưới và các đường vòng nối).

Chênh lệch cao độ giữa đường trên và đường dưới được xác định
phụ thuộc vào yêu cầu tĩnh không của phương tiện giao thông đi ở đường
dưới và chiều dày lớp kết cấu đường phía trên.
2.4 Thiết kế đường đồng mức cho khu đất xây dựng
Từ các đường đồng mức trên vỉa hè của các khu đất , căn cứ theo
chức năng và tính chất khu đất ta xác định phương pháp thiết kế đường
đồng mức cho khu đất đó.
a. Thiết kế đường đồng mức cho khu liên cơ
Xác định và nối các đường đồng mức cùng tên
Xác đinh hướng thoát nước và công trình xây dựng trên đó, thay đổi
hướng thoát nước khi hướng nước đi thẳng vào công trình, tuân thủ độ
dốc và khoảng cách các đường đồng mức để đảm bảo cho việc thoát
nước.
b. Thiết kế cho khu trường học và công trình công công
Khu công trình công cộng được lựa chọn xây tường tách biệt với
trường học.
Thiết kế đường đồng mức cho khu trường học và khu công trình
công cộng ta nối các đường đồng mức cùng tên và đảm bảo các yếu tố
về độ dốc, khoảng cách các đường đồng mức.
c. Thiết kế cho khu vực sân vườn và sân bóng đá
19
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Nối các đường đồng mức cùng tên trong khu chức năng trên, khi đi
qua sân bóng các đường đồng mức tuân thủ song song theo 1 chiều của
sân và đảm bảo độ dốc là i
max
< 5% tránh độ dốc quá lớn.
d. Với khu biệt thự chia ô ta không thiết kế các đường đồng mức
cho khu này.
1.4.1 xác định cao độ công trình xây dựng

Từ các đường đồng mức cho khu vực xây dựng, căn cứ theo tính
chất khu chức năng và công trình xây dựng ta xác định chiều cao nền
xây dựng của các công trình đó.
1. Xác định cao độ các góc công trình
2. Lựa chọn chiều cao công trình cao so với nên là 15cm –
45cm
3. Dựa trên cốt nền ta công them chiều cao thiết kế cho công
trình trên khu chức năng đó.
1.5 Tính toán khối lượng đào đắp
1.5.1 Đường giao thông
Đường giao thông đước tính toán khối lượng đào đắp sau khi rải lưới
ô vuông 20x20m, dựa trên cốt tự nhiên và thiết kế là những đường đồng
mức ta tính lượng đào đắp khu vực đường giao thông chính.
1.5.2 Khu xây dựng công trình
Khu xây dựng công trình và đường giao thông nội bộ trong khu ở
được tính thông qua phương pháp dải lưới ô vuông 20x20m và cũng
được tính toán tương tự.
20
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
21
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
22
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
ĐÊ BAO
23
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi
Đ
ẬP
24
Đồ án môn học: Chuẩn bị kỹ thuật TP Quảng Ngãi- Tỉnh Quảng Ngãi

đường cao tốc
25

×