Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tìm hiểu từ ngữ của Ậu Mường trong các nghi thức Luận văn của PHẠM ĐÌNH MẠNH 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.51 KB, 59 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa ngôn ngữ, đa dân tộc, bao gồm 54
dân tộc cùng chung sống hòa thuận. Trong đó, dân tộc kinh chiếm 86% dân số,
53 dân tộc còn lại chiếm số lượng dao động trên dưới 1 triệu người như Mường,
Thái, Tày, Nùng, Khmer, cho đến vài trăm người như dân tộc ƠĐu và Brâu. Dân
tộc Kinh sống phân bố trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất
ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở
miền núi và trung du, trải dài từ Bắc đến Nam; hầu hết các dân tộc sống xen kẽ
nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển khơng đồng đều. Ở trung du và
miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh
sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rãy, chăn ni gia súc và gia
cầm, có một phần hái lượm, săn bắt, có nghề thủ cơng khá tinh xảo. Các dân tộc
ở phía nam sống biệt lập hơn, trừ người Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng
duyên hải miền Trung, Nam bộ có trình độ phát triển cao hơn, phần lớn các dân
tộc còn lại ở Tây Nguyên sống theo tổ chức buôn làng, kiếm sống dựa vào thiên
nhiên mang tính tự cấp, tự túc.
Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng và rất độc đáo. Tín
ngưỡng và tơn giáo của các dân tộc cũng có sự khác biệt. Đặc biệt 54 dân tộc
sinh sống trên đất nước Việt Nam có ngơn ngữ và văn hóa truyền thống đặc sắc
riêng của mình.
Trong q trình phát triển, tiếng Việt đóng vai trị là ngơn ngữ chung cho
các dân tộc. Trong hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến bậc đại học, tiếng Việt là
ngôn ngữ phổ thông, là công cụ để truyền thu kiến thức; đồng thời là công cụ
giao tiếp; quản lý nhà nước của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Tiếng nói và
chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tơn trọng, duy trì và
giúp đỡ phát triển, từ đó góp phần xóa mù chữ và nâng cao trình độ kiến thức ở
một số vùng đồng bào ít biết hoặc không biết tiếng phổ thông.

1




Dân tộc Mường là một trong số ít các dân tộc có lịch sử rất lâu đời, lại có
cùng nguồn gốc với người Viêt, gắn bó với các chặng đường hình thành, phát
triển của dân tộc, của đất nước Việt Nam chúng ta. Hơn thế nữa, nhiều vấn đề
như nguồn gốc dân tộc, ngơn ngữ, văn hóa,... con người Việt lại phải xuất phát
từ việc nghiên cứu người Lạc – Việt (một cộng đồng Việt – Mường chung). Dân
tộc Mường có nguồn gốc lâu đời, cũng do điều kiện sống và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội nên người Mường hiện tại vẫn còn lưu giữ được những bản sắc
văn hóa độc đáo, trong đó có nhiều yếu tố văn hóa và ngơn ngữ rất cổ xưa. Các
ghi chép sớm nhất về dân tộc Mường như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Hưng
Hóa phong thổ ký của Hồng Bình Chính, Đại Nam nhất thống chí,... Tuy nhiên,
nếu kể tới các cơng trình nghiên cứu của bộ mơn khoa học xã hội và nhân văn
về dân tộc Mường thì có lẽ E.H.Parker với luận văn “Tiếng Mường” 1 là cơng
trình khoa học đầu tiên.
Từ sau năm 1945 trở đi, đặc biệt là sau năm 1954 các cơng trình nghiên cứu
về Mường chiếm một số lượng trên 800 đầu sách, bài báo, luận văn,... trực tiếp
hay gián tiếp tới văn hóa và ngơn ngữ Mường, phần lớn là các tác giả người Việt
và một số của chính người Mường. Một số cơng trình trở thành mẫu mực cho
việc nghiên cứu dân tộc học, không chỉ đối với dân tộc Mường mà còn đối với
tất cả các dân tộc khác ở nước ta: 1. J.Cuisiner Les Muong Geographic
hunmaine et Sociologie, Paris: In Sittute Ethnologie, 1948, 618p; 2. Trần Từ,
Cõi sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền người Mường // nghiên cứu lịch
sử, số 140 – 141. 3. Trần Từ, Góp thêm tài liệu về chế độ nhà Lang,// nghiên
cứu lịch sử 1970, số 7 – 8.
Các nhà dân tộc học quan tâm toàn diện tới dân tộc Mường, cả về đời sống
kinh tế, xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, nổi bật lên vẫn
là các vấn đề sau: 1. Môi trường, cảnh quan thung lũng nơi người Mường cư trú
và định cư từ lâu đời; 2. Canh tác ruộng bậc thang ở thung lũng với việc sử dụng
hệ thống thủy lợi; 3. Chế độ ruộng đất cổ truyền – ruộng Lang; 4. Cơ cấu xã hội

Mường và chế độ nhà Lang; 5. Đời sống văn hóa vật chất như nhà cửa, trang
1

Parker E. H. The Mương language//. China Revue 1981. Vol. XIX. No5, PP. 269 - 268

2


phục, ăn uống,...; 6. Tín ngưỡng và đời sống văn hóa tinh thần; 7. Các sắc thái
địa phương của người Mường như Mường Hịa Bình, Mường Thanh Hóa,
Mường Phú Thọ,...
Đi sâu vào các lĩnh vực khác của đời sống văn hóa Mường, trước nhất phải
kể tới ngơn ngữ. Rất nhiều cơng trình lớn nhỏ đề cập đến ngơn ngữ Mường trên
nhiều bình diện khác nhau: 1. Xác định ngơn ngữ Mường; 2. Vị trí ngơn ngữ
Mường trong các ngơn ngữ Việt – Mường; 3. Phân chia các phương ngữ tiếng
Mường; 4. Quê hương ngôn ngữ Việt – Mường; 5. Tiếng Mường với việc phục
nguyên ngôn ngữ tiền Việt – Mường; 6. Nghiên cứu xã hội học tiếng Mường... 1
Kết quả nổi bật là xác định được phạm vi tiếng Mường và quan hệ của nó với
các nhóm địa phương như Nguồn, Cõi, Mọn Bi,... xác định vị trí tiếng Mường
trong các nhóm ngơn ngữ Việt – Mường; vấn đề ngơn ngữ tiền Việt – Mường.
Mặc dù trong lĩnh vực nghiên cứu về tiếng Mường đã đạt được những kết quả
khả quan, nhưng tiếng Mường vẫn là đối tượng hấp dẫn đối với các nhà ngơn
ngữ học đó là việc đi sâu hơn nữa tìm hiểu các vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp tiếng Mường; nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và ngôn ngữ tiền Việt Mường; vấn đề chữ viết và giảng dạy ngơn ngữ và văn hóa Mường trong trường
phổ thông;...
Sinh ra và lớn lên trên địa bàn có nhiều người Mường sinh sống, tơi có
mong muốn vận dụng kiến thức trong thời gian học tập được để tìm hiểu sâu
hơn về dân tộc Mường và tiếng Mường ở một khía cạnh khác, vì vậy tơi chọn đề
tài Tìm hiểu từ ngữ của Ậu Mường trong các nghi thức để làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc giữ

gìn và phát huy truyền thống văn hố, ngơn ngữ dân tộc Mường.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, thơng qua việc tìm hiểu các nghi thức của người Mường
mà đặc biệt là những nghi thức gắn liền với Ậu để làm rõ việc sử dụng từ ngữ
của Ậu.

1

Nguyễn Văn Lợi, 50 năm nghiên cứu ngôn ngữ Mường. Báo cáo khoa học tại hội thảo.

3


Chúng tôi tập trung khảo sát những từ vựng được Ậu Mường sử dụng và
được tìm thấy trong các văn bản đề cập đến Ậu Mường, chứ không khảo sát tồn
bộ hệ thống ngơn ngữ Ậu thường dùng; và dựa trên cơ sở tiếng Mường ở Xuân
Du – Như Thanh – Thanh Hóa là chủ yếu.
Chúng tơi dựa vào 6 văn bản: Mo trêu, Mo lên trời, Pồn Pôông, Hỏc, Đánh
bún, Khủc mẹng là các văn mà hiện nay trong quá trình làm việc các Ậu vẫn
dùng.
3. Lịch sử nghiên cứu
Số lượng tác giả và số lượng đề tài nghiên cứu về tiếng Mường nói chung
là rất lớn, chỉ xin nêu ra đây một số đề tài và tác giả tiêu biểu như: 1. Người
Mường, Jeane Cuisiner, NXB Lao động Hà Nội 1997 ; 2. Tiếng Mường, NXB
Nauka, M 1987 (Tư liệu điền dã Việt – Xô bằng tiếng Nga); 3. Người Mường
với văn hóa cổ truyền Mường Bi, Sở văn hóa thơng tin Hà Sơn Bình, 1988; 4.
Phạm Đức Dương, Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt –
Mường, Tạp chí ngơn ngữ số 1 năm 1979, tr 46; 5. Nguyễn Kim Thản, Vài nét
hệ thống âm vị tiếng Mường và phương án phiên âm tiếng Mường, Tạp chí ngơn
ngữ số 1 năm 1971, tr 1; 6. Trần Trí Dõi, Về q trình hình thành của một vài

thổ ngữ / ngôn ngữ Việt – Mường, Tạp chí ngơn ngữ số 1 năm 1991, tr 67; 7.
Nguyễn Văn Lợi, Về quá trình hình thành sự đối lập âm vực, thanh điệu trong
các ngôn ngữ Việt – Mường, tạp chí ngơn ngữ số 1năm 1991 tr 91; 8. Nguyễn
Văn Khang, Một vài nhận xét về từ ngữ tiếng Mường Bi trong sự liên hệ với từ
ngữ tiếng Việt, Tạp chí ngơn ngữ số 6 năm 2002, tr 23;...
Chúng tơi chưa thấy có nghiên cứu nào về tiếng Mường từ góc độ nghiên
cứu các áng Mo, sử thi của người Mường. Các đề tài nghiên cứu chỉ mới dừng
lại ở việc nghiên cứu nghiên cứu văn hóa Mường thông qua mo, sử thi dân tộc
Mường: 1. Phan Đăng Nhật, trong mo lễ tang có một pho thần thoại và sử thi
Việt – Mường lớn; 2. Bùi Văn Nợi, Mo Mường, tư liệu dân tộc học, tạp chí dân
tộc học số 1/ 2007, tr 62; Phan Đăng Nhật, qua sử thi sáng thế tìm hiểu quan
niệm nguyên sơ về thế giới và con người của người Việt – Mường và người
Mường, tạp chí văn hóa dân gian số 5/ 2008, tr6;...
4


Chúng tơi có sự quan tâm đặc biệt tới hai khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu
đẻ đất đẻ nước ở phương diện ngơn ngữ đó là khóa luận : 1. Bước đầu khảo sát
quan hệ tiếng Việt và tiếng Mường qua một số sử thi dân tộc Mường của sinh
viên Cao Thị Hồng, 2000. Ở khóa luận này sinh viên Cao Thị Hồng cũng chỉ
dừng lại ở việc đưa ra ý kiến và giải quyết một cách chưa triệt để; đi đến hai kết
luận: một là, số lượng từ Hán Việt là 10 từ; hai là, giữa hai ngôn ngữ có 35 cặp
phụ âm đầu tương ứng mối quan hệ của ngôn ngữ Việt – Mường. Như vậy,
trong đề tài khóa luận của mình Cao Thị Hồng tập trung chỉ ra mối quan hệ của
hai ngôn ngữ Việt – Mường (mà vấn đề đã được chứng minh). 2. Tìm hiểu cách
ghi âm tiếng Mường trong sử thi Đẻ đất đẻ nước, luận văn tốt nghiệp ĐHTH Hà
Nội 1993).
Như vậy, mặc dù tìm hiểu, nghiên cứu mo, sử thi đã có một số đề tài. Tuy
nhiên vẫn chưa có đề tài nào đề cập đến Ậu, trong khi đó nếu khơng thơng qua
các ơng Ậu mo này thì các áng mo, sử thi sẽ khơng được biểu hiện.

4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về Âu, ngơn từ của Ậu Mường trong các nghi thức.
- Phân loại được về mặt từ ngữ của Ậu trong các nghi thức.
- Làm rõ giá trị ngôn ngữ trong các từ ngữ mà Ậu Mường sử dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào 6 văn bản “Mo
lên trời”; Mo trêu”, “hỏc” (hóc); “đáenh bủn” (đánh bún); “khủc mẹnh” (súc
miệng), “Pồn Pôông” ( chơi bông chơi hoa) mà ậu vẫn thường sử dụng trong các
nghi thức. Các văn bản khảo sát co sự đối chiếu nhau. Đồng thời với công tác
điền dã cùng các Ậu để lấy được thơng tin cần thiết phục vụ cho khóa luận này.
Trên cơ sở đó chúng tơi phân tích các nguồn tư liệu tìm được đem đối
chiếu, so sánh giữa các văn bản với nhau. Sau đó dùng phương pháp thống kê để
tổng hợp con số cụ thể và phân tích.
6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận của tơi có nội dung chính được kết cấu bởi 3 chương như sau:
5


Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC MƯỜNG, TIẾNG
MƯỜNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 2: TỪ NGỮ CỦA ẬU MƯỜNG TRONG CÁC NGHI THỨC
Chương 3: PHÂN LOẠI NGÔN TỪ CỦA ẬU TRONG CAC GHI THỨC

6


B- PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC MƯỜNG, TIẾNG
MƯỜNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Dân tộc Mường
Việt Nam là đất nước đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống trên dải đất hình chữ S. Trong khối cộng đồng các dân tộc thiểu số
của Việt Nam, người Mường chiếm 1 phần khá lớn. Theo số liệu thống kê
năm 1989, người Mường có 914.596 người. Tổng điều tra dân số năm
1999, người Mường có 1.137.515 người. Họ là dân tộc đứng thứ ba về dân
số trong các dân tộc thiểu số (sau người Thái và người Tày).
Cho đến nay vẫn chưa đủ cơ sở khoa học để xác định được niên đại
cư trú của người Mường trên đất Việt Nam. Tên gọi Mường mới xuất hiện
khoảng một trăm năm để chỉ cộng đồng có nhiều nét tương đồng với
người Việt, đặc biệt là văn hóa Mường có rất nhiều nét tương đồng với
văn hóa của người Việt. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ
học và dân tộc học trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài người Việt và
người Mường trước đây cùng là cư dân Lạc Việt, chủ nhân của nền văn
minh sơng Hồng. Nhưng do những lí do lịch sử đến thế kỷ XII - XIV họ
tách ra làm hai dân tộc Việt và Mường.
Sau sự chia tách này người Việt xuống định cư ở các vùng đồng bằng
còn người Mường tiếp tục sống trên những vùng đồi núi thấp và hình
thành nên hai nền văn hóa riêng biệt nhưng vẫn có sự gần gũi nhau. Hai
ngơn ngữ Việt Mường cũng được hình thành và chia tách riêng biệt.
Người Mường phân bố ở những vùng có thung lũng hẹp đồi núi thấp,
có sơng suối chảy qua, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh
hoạt, tâm linh của người Mường, ta thấy các yếu tố sông suối, sinh vật
nước xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm dân gian của người Mường.
Không giống với một số các dân tộc thiểu số khác người Mường sống
định canh định cư. Đơn vị cơ sở của họ là bản, làng, nhiều bản làng gộp
7



lại thành mường. Do địa bàn cư trú phân bố rộng trên nhiều tỉnh nên
người Mường khống sống biệt lập mà sống xen kẽ với các dân tộc khác
như: Thái, Kinh... Họ thường xuyên có mối quan hệ với các dân tộc này,
đặc biệt với người Kinh. Đa phần người Mường nói tiếng Việt sõi, dùng
tiếng Việt làm ngơn ngữ phổ thông để giao tiếp với các dân tộc khác.
Cũng như người Kinh ở đồng bằng và các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam
kinh tế chủ yếu của người Mường cũng là nông nghiệp. Cây lúa nước là cây
lương thực chủ yếu. Bên cạnh đó nguồn kinh tế đáng kể của người Mường là
khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, mật ong,
quế, tre nứa... Người Mường có nghề thủ cơng tiêu biểu là dệt vải, đan lát, ươm
tơ, phụ nữ Mường dệt thủ công khá tinh xảo. Điều này đã tạo nên những chiếc
váy áo có hoa văn tinh xảo. Bộ đồ nữ rất độc đáo với khăn đội đầu có thể là một
mảnh vải trắng hoặc các màu sáng hình chữ nhật khơng thêu thùa, yếm, áo cóm
(áo cóm chủ yếu là màu trắng, vạt trước áo dài hơn vạt sau một chút); và váy dài
đến mắt cá chân, gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng
bởi các hoa văn được dệt kỳ công với nhiều họa tiết độc đáo. Toàn bộ phận được
trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ
thể. Đây là một phong cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc ít người khác.
Phần trang trí hoa văn trên cạp váy gồm các bộ phận: rang trên, rang dưới, và
cao. Trong các dịp lễ, Tết, họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường khơng cài
khốc ngồi bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng vừa phơ được
hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thường
mang theo chiếc yếm bên trong. Về cơ bản giống yếm của phụ nữ Kinh xưa
nhưng ngắn hơn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ
như một số tộc người khác. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2
hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc, nanh lợn lịi.
Tục cưới xin của người Mường cũng giống người Việt, họ cũng làm
đầy đủ các thủ tục như: chạm ngõ ăn hỏi, xin cưới và đón dâu. Ðể dẫn đến
`đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo tiếng), lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ
xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti du). Trong

8


ngày cưới, ơng mối dẫn đầu đồn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm đủ
nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo
đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (dỏ nhỏ) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu
gạo), trên miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cơ
dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở
phía trước. Cơ dâu mang về nhà chồng 2 chăn, 2 cái đệm, 2 chiếc gối tựa do
chính tay mình làm để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu
cơ dì, chú bác.
Tục ma chay thì phức tạp hơn vì trong quan niệm của người Mường
sau khi chết đi người chết lại sống vào một thế giới mới. Do vậy lễ tang
của người Mường, trước hết niềm thương xót, sự đau đớn của gia đình và
cộng đồng trước sự ra đi của một thành viên. Ngồi ra, một mục đích quan
trọng khác của lễ tang là thực hiện u cầu về tín ngưỡng tơn giáo. Do
quan niệm có một thế giới khác cho người chết nên gia đình và cộng đồng
có nhiệm vụ tổ chức lễ tang đúng quy cách và đầy đủ để “hồn” người
thân có thể về “thế giới người ma” một cách thuận lợi. Nếu khơng có lễ
tang “hồn” sẽ lang thang sống lẫn với thế giới trần gian làm phiền người
đang sống vì vậy khơng phù hộ cho con cháu nơi trần gian.
Điều này được thể hiện rất rõ trong ma lễ tang của người Mường.
Trong các lễ tang của người Mường trước đây, các ông Mo thường xướng
mo. Mo lễ tang nhằm thỏa mãn 2 nội dung đưa “hồn” vào thế giới của
mình, tạo cho “hồn” đầy đủ các điều kiện và thỏa mãn nhu cầu cuộc sống
ở “thế giới Mường Ma”. Đồng thời cắt đứt mối quan hệ của “hồn” đối với
thế giới người sống. Người chết là cá thể có hồn cảnh riêng, gia thế và
điều kiện kinh tế riêng do vậy tùy theo đó mà dung lượng của các đêm mo
có thể dài hay ngắn, mo lễ tang của người Mường thường kéo dài 9, 10
đêm, cá biệt có trường hợp 20 năm (trong đó đêm nào cũng xướng mo).

Có thể nói lễ tang đã chứa đựng tồn bộ giá trị văn hóa tinh thần khơng
chỉ riêng với người Mường mà đó cịn ở hầu hết các dân tộc khác trên đất
nước Việt Nam. Nó được lưu truyền rộng rãi từ đời này qua đời khác.
9


Ngày này lễ tang của người Mường được tổ chức theo nghi lễ mới nên đỡ
phức tạp. Người Mường cũng có tục thờ tổ tiên như người Việt.
Do người Mường cư trú ở những vùng có thung lũng hẹp, đồi núi
thấp, họ đã tạo cho mình một nền văn hóa thung lũng rất đặc sắc được xây
dựng cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc. Nói đến dân
tộc Mường ta khơng thể khơng nói đến sử thi một tác phẩm tự sự lâu dài
hơn được trình bày dưới dạng diễn xướng kể về quá trình hình thành lịch
sử của vũ trụ và loài người. Sử thi tiêu biểu của người Mường đó là “đẻ
đất đẻ nước” mà như Vương Anh trong cuốn Mo Mường của mình đã
nhận xét “Đẻ đất đẻ nước là một cơng trình văn học nghệ thuật lớn, thu
hút và chuyển hóa những yếu tố trong thơ ca, thần thoại và tục ngữ, âm
nhạc và nghệ thuật diễn xướng cổ truyền của dân tộc Mường ”. Bên cạnh
niềm tự hào vì có một pho sử thi đồ sộ người Mường cịn có một kho tàng
văn hóa dân gian phong phú và đặc sắc. Năng suất đồ sộ cả về số lượng,
phong phú về loại hình, có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật. Trong
văn xi có cả một hệ thống thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện
cười... trong văn vẫn có ca dao, tục ngữ câu đó, mo mới...
Nền văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường đã góp một nét đẹp
trong việc tìm hiểu vốn văn hóa cổ Việt Nam. Kho tàng văn nghệ dân gian
của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân
ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường cịn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát
đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngồi ra
cịn nhị, sáo trống, khèn lù. Người Mường ở một số còn dùng ống nứa gõ vào
những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là

"đâm đuống" hay “ khua đuống”.
Hát Xéc bùa (có nơi gọi Xắc bùa hay Khố rác) được nhiều người ưa thích.
Thường (có nơi gọi Rằng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao động,
và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức hát giao du tâm sự tình
u. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ biến. Bên cạnh đó, người Mường cịn có
các thể loại hát khác như hát ru, hát đồng dao... Ðặc biệt, ở người Mường phải
10


kể đến lễ ca. Ðó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám
tang.
Cư dân Mường cũng như cư dân Việt và các dân tộc ít người là những
cư dân nông nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nước. Theo vòng quay của
thiên nhiên và mùa vụ tạo ra cho họ những nhu cầu tâm linh. Khoảng thời
gian nghỉ ngơi này là dịp để người Mường cảm ơn thần linh đã phù hộ cho
họ một vụ mùa đã qua và cầu xin thần linh phù hộ cho vụ mùa tới. Theo
biến thiên của thời gian sinh hoạt văn hóa ấy được gọi là lễ hội. Đồng bào
Mường có nhiều ngày lễ hội trong năm như: hội xuống đồng, hội cầu mưa,
lễ cơm mới... Trong lễ hội đồng bào Mường thường sử dụng các nhạc cụ
như: cồng, sáo, khèn, nhị... Ngồi ra họ cịn sử dụng một số dụng cụ để
tạo ra âm thanh như dùng chày giã gạo để đập vào cây goõ rồng để tạo âm
thanh. Lễ hội là một kho tàng, là cái nôi ni dưỡng những giá trị văn
hóa dân gian, đó có thể là các trị chơi, các tín ngưỡng, các hình thức diễn
xướng dân gian... Chính những dịp này những di sản văn hóa dân gian
được gìn giữ và lưu truyền.
Văn hóa dân tộc Mường đã ảnh hưởng khơng ít đến văn hóa Việt
Nam, nó là bộ phận khơng thể tách rời của văn hóa Việt Nam. Nó góp
phần làm bức tranh văn hóa dân tộc thêm phong phú và đậm bản sắc dân
tộc. Như vậy, nếu hiểu sâu được về văn hóa Mường chúng ta có thể hiểu
sâu sắc tồn diện hơn về văn hóa Việt Nam và mới có thể đánh giá đúng

được một văn hóa đa dân tộc như Việt Nam.
1.1.2. Dân tộc Mường ở Thanh Hóa và sự phân bố.
Thanh Hóa một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên là
11.168,5km 2 , dân số 994.881 người, địa hình tương đối đa dạng: biển,
đồng bằng, Trung du và miền núi. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc
anh em đang sinh sống gồm: Kinh, Mường, Dao, Thái, Thổ, Khơmú,
Mông. Các dân tộc thiểu số đơng nhất là Mường, Thái, Mơng, riêng người
có khoảng 30 vạn, chiếm 1/3 so với tổng số người Mường trên cả nước.
Người Mường cư trú ở gần hết 11 huyện miền núi Thanh Hóa. Các huyện
11


tập trung nhiều người Mường là: Ngọc Lặc, Lạc Thành, Cẩm Thủy, Bá
Thước, Như Xuân, Lang Chánh… Căn cứ ào sự khác nhau về thế âm,
đồng bào Mường chia thành 2 vùng tiếng: Mường Trong (gồm Ngọc Lặc,
Lang Chánh, Bá Thước) và Mường ngồi gồm các huyện cịn lại. Tiêu
biểu cho Mường Trong là Mường ống (xã Thiết ống, huyện Bá Thước) và
các vùng lân cận, Mường Ngoài chủ yếu là đồng bào Mường Hịa Bình
mới di cư vào, tiêu biểu là vùng Thạch Thành.
Người Mường Thanh Hóa cư trú ở 51 mường trên địa bàn tỉnh, có
những mường như Mường Ống có lịch sử cư trú lâu dài nhất, là nơi sinh
ra nhiều câu chuyện cổ xưa (theo ta liệu của Ban dân tộc tỉnh Thanh hóa).
Người Mường Thanh Hóa ở nhà sàn, quần tụ lại thành chịm bản ở chân đồi
hoặc gần sơng suối. Nghề chính của đồng bào là làm ruộng rẫy. Người Mường ở
đây có nền văn hóa lâu đời, dân ca, dân vũ phong phú đa dạng. Các dòng họ chủ
yếu của người Mường là: Phạm, Nguyễn Đình, Trương Cơng, Qch, Cao, Lê
Xn, Bùi.
1.1.3. Tiếng Mường
“Tiếng Mường là một ngơn ngữ thống nhất. Tính thống nhất không
loại trừ sự khác biệt giữa một số địa phương”[5.53] Max-pe-ro cho rằng

tiếng Mường có 3 vùng phương ngữ.
a) Nhóm Bắc gồm tiếng Mường ở Hịa Bình, Hà Tây;
b) Nhóm Trung gồm tiếng Mường Thanh Hóa;
c) Nhóm Nam gồm các huyện Nghĩa Đàn, Tương Dương (Nghệ An).
Tất cả các nhà nghiên cứu người Việt và nước ngoài khi nghiên cứu
tiếng Mường đều có ý kiến cho rằng tiếng Mường và tiếng Việt có mối
quan hệ cùng dịng họ. Nguyễn Thế Phương trong tập san văn sử địa
khẳng định: “Hai thứ tiếng ấy không phải chỉ ở mức độ họ hàng với nhau
mà chính là chúng có cùng nguồn gốc. Nói cách khác, tiếng Mường chính
là thứ tiếng Việt cũ, là tiền thân của tiếng Việt ngày nay. Nghĩa là tiếng
Việt chính là tiếng Mường đã trải qua q trình biến hóa, biến đổi phong
phú hơn”. Trần Trí Dõi trong cuốn: “Những các dân tộc thiểu số Việt
12


Nam” nhấn mạnh rằng: “…Tiếng Mường được coi là hình ảnh tiếng Việt
ở giai đoạn (Việt Mường chung) với đặc điểm chính là lưu giữ lại q
trình vơ thanh hóa ở các phụ âm đầu”[5.54].
a.Về mặt từ vựng tiếng Mường.
Nguyễn Minh Đức khi nghiên cứu về một thổ ngữ Mường ở Hịa Bình
cho thấy phần lớn các từ của thế ngữ đều giống nhau. Trong một số
trường hợp khác nhau thì chỉ khác nhau về ngữ âm, số trường hợp khác
nhau hồn tồn là rất ít.
Kết quả nghiên cứu của Ngơ Thị Giáng Hương (trong khóa luận “Góp
phần phân chia các phương ngôn Mường xác định mối quan hệ Việt
Mường. Việt Mường - Mơn - Khơmer nhìn từ phương pháp thống kê từ
vựng”) và Nguyễn Văn Bá cho thấy ở cả 3 phương ngôn (Bắc, Trung,
Nam) khu vực Mường Nam là khu vực có sự cách biệt với Mường Bắc và
Mường Trung rất rõ nét. Tính trung bình các con số về tỉ lệ từ vựng
Snadesh là:

Ngô Thị Giáng Hương
Bắc/ Nam
72,96
Trung/ Nam
72,47
Bắc/ Trung
81,13
Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Đức cịn chỉ ra

Nguyễn Văn Bá
68,09
69,75
77,33
rằng trong lớp từ vựng

Mường có nhiều từ giống từ tiếng Việt văn học.
Ví dụ:
Mường Bi
Mường Thầy Mường Động Mường vay
Nghĩa
Tlăng
Klăng
Klăng
Tlăng
Tràng
Ngồi ra cịn rất nhiều từ tiếng Mường giống phương ngữ Việt.
Ví dụ:
Mường
kha
táng

tam

Việt
kha (Thanh Hóa)
đàng (TH)
đam

Nghĩa của từ

đường
gánh

b. Ngữ âm tiếng Mường

13


Theo Nguyễn Văn Tài cấu tạo âm Việt Mường có 4 âm vị và 1 thanh
điệu: âm đầu + âm đệm + âm gốc + âm cuối + thanh điệu. Mơ hình âm
tiết:
Âm đầu

Thanh điệu
Âm đệm
Âm gốc

Âm cuối

Trong khi đó âm tiếng Việt có mơ hình:
Thanh điệu

Âm đầu

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Ví dụ:
a) Âm tiết đơn giản nhất: / u 1 / : “cây sui”
b) Âm tiết đầy đủ nhất: / kwau 1 / : “vứt”
Có 4 kiểu âm tiết:
a) Âm tiết mở (khơng có âm cuối): / ba /: “bác”
b) Âm tiết nửa mở (âm cuối là bán nguyên âm)
/ j 5 /: “chị”

/ taj 1 / : “tay”

c) Âm tiết nửa khép (âm cuối là phụ âm vang)
/an 3 /: “được”

/un 3 /: “em”

d) Âm tiết khép (âm cuối là phụ âm tắc)
/dak 3 /: “nước”
/ uok 3 /: “ốc”
Tiếng Mường có nhiều phương ngữ, thổ ngữ trong mỗi phương ngữ
chúng đều có đặc điểm riêng. Cụ thể là trong cơng tình nghiên cứu của
mình, Nguyễn Văn Tài đã nghiên cứu ở 3 phương ngữ: Mường ống,

Mường Thạch Thành, Mường Ba Trại và kết quả là:
a) Hệ thống âm đầu.
- Ở Mường ống có 18 phụ âm đầu, trong đó 17 phụ âm đơn và 1 tổ
hợp phụ âm. Các phụ âm này là: p, b; p’, m, t, d, t’, n, s, z, l, tl, h, c, k, k’,
.

14


- Hệ thống âm đầu Mường Thạch Thành có 20 phụ âm, ngoài những
phụ âm giống Mường ống ra, hệ thống phụ âm này có thêm 3 phụ âm /
/ và /r/, /v/ nhưng lại thiếu /p/
- ở Mường Ba Trại cũng có phụ âm. Nó có đủ 18 phụ âm Mường ống
và thêm 2 phụ âm / / và / r /.
Nguyễn Văn Tài đi đến nhận xét về phụ âm đầu của 3 phương ngữ
trên.
- Hệ thống âm đầu của Mường ống là cổ hơn cả.
- Hệ thống âm đầu của Mường Thạch Thành thiếu cân đối.
- Hệ thống âm đầu của Mường ống có sự đối xứng khá đa dạng với
hệ thống âm đầu của Mường Thạch Thành và Ba Trại.
- Hệ thống âm đầu tiếng Việt với tiếng Việt có quan hệ đối ứng khá
chặt chẽ.
b) Tiếng Mường có âm đệm, đó là bán nguyên âm /w/. Âm đệm /w/
thường đi sau âm đầu /k, k’/. Trong một số trường hợp nó cịn đứng sau
/t,s,b,h/.
c) Hệ thống âm chính tiếng Mường gồm có 9 ngun âm dài, 2
nguyên âm ngắn và 3 nguyên âm đôi. Các nguyên âm i, ie, e, ê, ô, a ,ă, o,
uo, u, w, , , . Nguyên âm dài và nguyên âm đơi có thể một mình tạo âm
tiết hoặc cùng âm đầu tạo thành âm tiết.
Tiếng Mường ống có 8 âm cuối phụ âm và 2 âm cuối bán nguyên âm:

m, n, nh, ng, w, p, t, c, k, j.
Tiếng Mường Thạch Thành ngồi âm cuối giống tiếng Mường cịn có
âm cuối /l/. Âm cuối này tương ứng âm cuối/n/ của Mường ống.
Mường Ba Trại có 11 phụ âm giống tiếng Mường Thạch Thành nhưng
khơng có /l/ mà là có bán nguyên âm /w/
e) Tiếng Mường có 5 thanh, 5 thanh này giống Tiếng Việt nhưng lại
khơng có thanh / ~ /. Tuy nhiên ở mỗi phương ngữ các thanh này được thể
hiện ở các mức độ khác nhau.
1.2. Sơ lược về địa bàn khảo sát
15


1.2.1. Lịch sử hình thành và phân bố.
Xã Xuân Du nằm ở phía Đơng Bắc của huyện Như Thanh, cách trung tâm
huyện 21km, là địa bàn có 3 mặt giáp ranh với huyện Triệu Sơn (phía Tây giáp xã
Triệu Thành; phía Bắc giáp 2 xã Hợp Thành và Hợp Thắng; phía Đơng giáp xã
Vân Sơn của huyện Triệu Sơn). Địa hình xã Xuân Du tương đối bằng phẳng thuận
lợi cho việc canh tác nông nghiệp…
Phần đất xã Xuân Du xưa kia thuộc huyện Nông Cống, năm 1850 viên Thổ ty
người Mường là ông Quách Văn Hiệp người tổng Lạc thành, phủ Lạc Thủy, tỉnh
Hịa Bình vào Thanh Hóa chúc mừng quan chức địa phương, ông đến Nông Cống
thăm tổng Lai Triều quan sát thấy vùng đất này bằng phẳng khoảng trên 200 mẫu,
ông xin phép quan chức địa phương cho được khai thác lập làng, ông đặt tên làng
là Lân Các. Làng Lân Các chủ yếu là người Mường sinh sống.
Năm 1858 viên thổ ty họ Phạm tên là Phạm Văn Bằng dẫn theo 30 gia đình từ
Ngọc Lâu, Hịa Bình vào tổng Xuân Du khai phá, phát triển và lập thêm làng Đàm
Sen, xây dựng mảnh đất Xuân Du thêm rộng lớn, dân cư bắt đầu quần tụ ở đây
đông đúc hơn. Những năm tiếp theo các tổng xung quanh như tổng Lai Triều và
nhân dân nhiều địa phương trong tỉnh hội tụ về đây sinh sống. Trên địa bàn Xuân
Du có 4 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ cùng chung sống. Đến đời vua Thành

Thái thứ 5 (1893), tổng Xuân Du được cắt về hợp với tổng Lãng Lăng lập nên châu
Như Xuân.
Thực hiện Nghị định 72/CP của Chính Phủ ngày 18/11/1996, huyện Như
Xuân được tách thành 2 huyện đó là huyện Như Thanh và huyện Như Xuân (Xuân
Du thuộc về huyện Như Thanh). Như Thanh nằm ở phía Tây Nam của Thanh Hóa,
có diện tích tự nhiên là 587,33 km2 với tổng số dân là 80629 người với bốn dân tộc
chủ yếu: Kinh, Mường, Thái, Thổ. Đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Bến Sung
và 16 xã, trong đó có 5 xã vùng sâu vùng xa. Phía Bắc Như Thanh giáp huyện
Triệu Sơn, Thường Xuân, phía Đơng giáp huyện Nơng Cống, phía Tây giáp huyện
Như Xn và phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia. Quốc lộ 45 là con đường tạo mối
liên hệ nhiều mặt giữa Như Thanh với các lãnh thổ khác.

16


Đồng bào Mường hầu như cư trú rải rác tại tất cả các xã trên địa bàn huyện
Như Thanh, họ sống chen lẫn, chan hòa với người Việt và các dân tộc anh em. Ở
đây người Mường được chia làm hai nhánh ( Mường Trong và Mường Ngoài).
1.2.2. Đặc điểm ngơn ngữ và văn hóa
Người Mường ở Xn Du chủ yếu là Mường Ngoài với những họ lớn như
Phạm, Quách, Bùi… Nhìn chung cách thức sinh hoạt của họ gần giống với sinh
hoạt của người Việt. Tuy vậy người Mường ở đây vẫn giữ được nhiều nét văn
hóa đặc sắc riêng của dân tộc mình trong nhiều nghi thức: cưới hỏi, văn hóa văn
nghệ, Xường, bộ mệnh, lễ cơm mới, Mo…
Những năm trước đây, dân cư vùng Xuân Du rất thưa thớt chủ yếu là dân
tộc Mường, sống chủ yếu dựa vào kinh tế rừng, đồi. Về văn hóa tương đối
phong phú nhưng nhận thức của đồng bào còn hạn chế, dẫn đến quá trình giao
lưu giữa các vùng diễn ra rất chậm. Sau khi có chủ trương vận động người miền
xuôi (người Kinh) lên xây dựng kinh tế và định cư ở đây thì về cơ bản đời sống
văn hóa, kinh tế của đồng bào dân tộc Mường có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, sự

khơng tương thích về văn hóa cũng như ngơn ngữ là khó tránh khỏi. Một thời
gian dài, những phong tục cổ hủ, lạc hậu ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân
như: nghi thức ma chay, cưới hỏi tiến hành trong nhiều ngày với những quan
niệm, thủ tục rườm rà (đám ma 3 ngày, 3 đêm, mo và tế lễ; đám cưới thì thách
cưới to; đám lễ tiệc tùng lơi thơi…). Chính điều này dẫn đến sự khác biệt lớn với
đời sống của người Kinh trên cùng địa bàn, thậm chí dẫn đến những mâu thuẫn
về văn hóa cũng như quan niệm sống. Người Kinh không kết hôn với người
Mường và ngược lại, người Mường khơng kết hơn với người Kinh. Một thời
gian dài nó làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của cộng đồng người
ở địa phương.
Hiện nay, đời sống kinh tế kinh tế phát triển, văn hóa tiến bộ, trình độ được
nâng cao, nhận thức thay đổi, người Mường ở đây đã từ bỏ dần những hủ tục
không cần thiết. Họ quan tâm nhiều đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và
đặc biệt là giáo dục. Thực tế có sự giao lưu kinh tế, văn hóa và tiếp xúc ngôn
ngữ ở đây đưa đến một bức tranh ngôn ngữ vơ cùng phong phú, có sự giao thoa
17


ngơn ngữ, vay mượn và đồng hóa một số các yếu tố giữa các ngôn ngữ, hiện
tượng lai tạp ngôn ngữ, việc chọn mã trong ngôn ngữ và sự xuất hiện hiện tượng
pha trộn trong sử dụng… Tiếng Mường có xu hướng bị Việt hóa. Người Mường
ở Xuân du sử dụng tiếng Việt (Kinh) làm phương tiện giao tiếp hàng ngày. Do
có sự xen kẽ của người Mường với người Việt nên ở đây có một hiện tượng khá
đặc biệt là người Việt ở đây cũng có thể hiểu và nói được tiếng Mường. Hiện
nay có đến 50% người Kinh ở địa phương có thể hiểu và nói được tiếng Mường,
40% là nghe, hiểu nhưng khơng nói được. Trẻ em người Mường đi học cũng bắt
đầu như trẻ em người Kinh, khơng gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức
bằng tiếng Việt, chỉ có hiện tượng là đơi khi các em sử dụng nhầm từ, thuật ngữ,
khái niệm để chỉ đồ vật, hiện tượng.
Trong sinh hoạt ở phạm vi gia đình, người Mường ở đây sử dụng tiếng

Mường, cịn trong sinh hoạt cộng đồng thì họ sử dụng tiếng Việt là chủ yếu.
Về ăn uống, người Mường ở Xuân Du cũng như người Mường nói chung
thích ăn các món đồ như: xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Món canh đặc sản của
người Mường là canh đắng (thịt, mẻ, gia vị, xịa,…nấu cùng với thứ lá có đắng
có hình chân chim), canh i (là thứ canh có cho thêm nhúm gạo đã giã nhỏ
nấu nhừ), canh Loóng (thịt gà nấu với thân một cây chuối rừng non), Kheẹ (các
gia vị gần giống canh đắng nấu cùng với lòng non trâu bò),.v.v.
Về ở, Người Mường ở Xuân Du sống tập trung thành làng xóm ở chân núi,
bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sơng suối... Mỗi làng có khoảng vài chục nóc
nhà, khn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít.
Về cách ăn mặc, lễ hội, văn nghệ dân gian, cưới xin, ma chay: hiện nay
đồng bào dân tộc Mường ở Xuân Du thường mặc trang phục như người kinh,
trang phục truyền thống chỉ thấy ở các cụ già hoặc trong các dịp lễ hội. Đồng
bào ở đây vẫn duy trì các lễ hội như lễ hội xuống đồng, rửa lá, lễ cơm mới, ném
còn vào mùa xuân,.... Các cụ già vẫn giữ được những lời Xường, bộ mẹng rất
ngọt ngào. Đám cưới củ người Mường hiện nay đã theo nếp sống mới, bỏ đi
nhiều thủ tục rườm rà, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình như
nghi thức chào cha lạy dạ (chào cha lạy mẹ), chiếu nhương chờng sờ (chào bàn
18


thờ gia tiên). Các hủ tục rườm rà trong ma chay cũng được bỏ qua nhiều nhưng
họ vẫn còn duy trì được hình thức trong nghi lễ, gọi là mo. Hình thưc nghi lễ
này do Ậu mo thực hiện.
1.3. Ậu Mường và các nghi thức của người Mường
1.3.1. Một số kiến giải về Ậu Mường
a. Ậu
Trong quá trình thực hiện đề tài này thực sự chúng tơi đã có cái nhìn đa
dạng hơn trước kia về Ậu. Trong đời sống tinh thần của người Mường, khi nói
đến Ậu khơng ai là khơng nghĩ đến một người có vốn hiểu biết về phong tục, lễ

nghi của dân tộc Mường; nghĩ đến người làm thuốc chữa bệnh; thực hiện các
hành vi tín ngưỡng,…
Nhưng nếu khơng giải thích cắt nghĩa Ậu là gì thì nhiều người sẽ khơng
hiểu được. Vì vậy chúng tơi đã thu thập những nguồn tư liệu ghi chép lại bằng
văn bản viết và cả văn bản nói, trình bày về Ậu. Đến đây chúng tôi xin làm rõ để
mọi người có cái nhìn sát nhất.
Trước kia vào thời kỳ phong kiến, Lang đạo đang là chủ nhân độc tôn của
nền văn hóa Mường ở các vùng đồi núi: bên dưới Lang có rất nhiều chức dịch
được cắt cử ra để giúp Lang việc cai quản. Xã hội Mường cổ chia làm 4 tầng
lớp:
+ Tầng lớp quý tộc (lang): có Lang cun, Lang đạo. Lang cun là gốc, chi
nhánh là các lang đạo chia nhau cai quản các vùng.
+ Dưới lang là bộ máy cai trị gồm các cai, các Ậu, thú hóa, lính hầu,…tùy
theo thứ bậc cơng việc phụ trách mà được hưởng các loại ruộng có tên khác
nhau. Đa số họ thuộc tầng lớp nông dân đã được cất nhắc lên bộ máy cai trị.
Ngồi cơng việc, họ có cuộc sống lao động như nơng dân.
+ Tầng lớp nông dân: chiếm đa số trong xã hội: làm ruộng, nương, trồng
dâu, dệt vải,…
+ Tầng lớp nông nô: là những kẻ bần cùng, khơng có tấc đất cắm dùi, là
người ở, hầu hạ phục dịch trong các nhà Lang.

19


Bốn tầng lớp trên được phân ra làm hai giai cấp chính đó là giai cấp thống
trị bao gồm Lang cun, Lang đạo và gia đình của chúng. Giai cấp bị trị bao gồm
những người dân lao động trong mường, trong xóm, họ chiụ sự áp bức bóc lột
của nhà Lang.
(Bùi Văn Nợi. Mo Mường. Tạp chí dân tộc học số 1 - 2007)
Trong chế độ lang đạo có một bộ máy giúp việc, nhà Lang dựa vào đấy để

tiến hành những cơng việc trong mường, trong xóm. Những người trong bộ máy
này thường được gọi là Ậu hoặc Cai. Những Lang Cun có thế lực hay đặt ra
nhiều thứ ậu khác nhau. Mỗi một chức ậu có một tên riêng như ậu cả, ậu chấu,
ậu vá, ậu chiếng,…và mỗi ậu được hưởng những quyền lợi khác nhau. Những ậu
to hay ậu anh giữ chức vụ quan trọng có nhiều quyền hành, được thừa hưởng
nhiều ruộng tốt hơn. Những ậu em phải chịu trách nhiệm thừa hành hoặc để sai
phái…
Trách nhiệm của ậu như sau:
- Hoàn thành chức trách, đảm nhiệm cơng việc của mình. Ậu cả thay mặt
lang cai quản dân, xét xử một số công việc, sai khiến các ậu nhỏ; ậu chấu trông
coi việc đồng ruộng cho nhà langp; cai hầu đốc thuc các nhà đến hầu nhà lang,

- Phải đóng góp cho nhà lang mỗi khi trong gia đình có việc như cưới xin,
tết nhất, ma chay,…
- Phải đi làm cho lang trên các ruộng sâu, nõ. Ngoài ra phải làm một số
nghĩa vụ như phu phen tạp dịch.
Theo sự phân chia của nhà lang, ậu có hàng chục chức vụ khác nhau, tương
đương với hàng chục kiểu ậu: thu thóc, hiện vật, bắt phu phen, lo trị an, cai quản
ruộng đất, lo cúng bái, cưới xin, ma chay, bắt sâu…
Như vậy:
Ậu là chức dịch trong bộ máy quản lý nhà Lang, chuyên trông nom một
loại công việc như thu tô, xử kiện, cúng lễ... ở vùng dân tộc Mường thời trước.
(Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng 2002).

20



×