Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Khả năng sinh trưởng của bê lai 1 trên 2 drought master và 1 trên 2 limousine nuôi tại đắc lắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.26 KB, 13 trang )

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÊ LAI 1/2 DROUGT MASTER VÀ 1/2
LIMOUSINE NUÔI TẠI ĐĂK LĂK
Đinh Văn Tuyền, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui
Bộ môn Dinh dưỡng,Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
TÓM TẮT


Thí nghiệm được triển khai tại các nông hộ và trại chăn nuôi nằm trên địa bàn huyện
Eakar tỉnh Đăk Lăk trong thời gian từ 2007 đến 2010 nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng
phát triển của bê lai Drought Master x Lai Sind và Limousine x Lai Sind nuôi trong điều kiện
nông hộ và điều kiện thí nghiệm. Nhóm bê theo dõi trong điều kiện thí nghiệm gồm 8 con lai
½ Drought Master và 8 con lai ½ Limousine (mỗi nhóm giống gồm 4 con đực và 4 con cái).
Nhóm bê nuôi trong điều kiện nông hộ gồm 111 bê lai ½ Drought Master và 100 bê lai ½
Limousine. Bê nuôi trong điều kiện thí nghiệm được chăn thả trên bãi chăn tự nhiên khoảng
6h/ngày và bổ sung thêm thức ăn tại chuồng ở mức, tính theo chất khô, tương đương khoảng
2% khối lượng cơ thể (50% thức ăn tinh và 50% thức ăn thô) còn bê nuôi trong điều kiện
nông hộ nuôi theo các chế độ khác nhau tùy từng hộ. Khối lượng và kích thước một số chiều
đo (vòng ngực, cao vây, dài than chéo) của bê được cân (bằng cân điện tử đại gia súc) và đo
(bằng thước đo chuyên dụng) định kỳ 1 tháng/lần với nhóm nuôi trong điều kiện thí nghiệm
và 3 tháng/lần với nhóm trong nông hộ trong khoảng thời gian từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi.
Kết quả cho thấy trong điều kiện thí nghiệm bê lai ½ Drought Master và ½ Limousine có
khối lượng tương đương nhau, đạt trung bình 182,1-200,2 kg lúc 12 tháng và 345,9-354,2 kg
lúc 21 tháng tuổi. Trong điều kiện chăn nuôi tại nông hộ, bê lai ½ Limousine có khối lượng ở
giai đoạn 3-9 tháng tuổi lớn hơn bê lai ½ Drought Master (khối lượng 9 tháng tuổi của ½
Drought Master là 152,8-177,4 kg; của bê ½ Limousine là 180,3-182,7 kg) nhưng ở các giai
đoạn sau, khối lượng của 2 nhóm giống là tương đương (khối lượng lcus 21 tháng tuổi của bê
lai ½ Drought Master là 284,5-317,8 kg; của bê lai ½ Limousine là 252,9-297,0 kg). Tăng
trọng tuyệt đối tính cho giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi của bê lai ½ Drought Master
đạt mức tăng trọng trung bình từ 0,44 kg/ngày (bê cái) đến 0,58 kg/ngày (bê đực) và bê lai ½
Limousine đạt 0,47 - 0,57 g/ngày khi nuôi trong điều kiện thí nghiệm; các giá trị này ở nhóm
bê nuôi trong nông hộ đạt thấp hơn, lần lượt là 0,41-0,46 kg/ngày ở bê lai ½ Drought master


và 0,36-0,43 kg/ngày ở bê lai ½ Limousine. Kích thước vòng ngực, cao vây và dài thân chéo
của bê lai ½ Drought Master tương đương với kích thước các chiều đo tương ứng của bê lai
½ Limousine và thể hiện đặc trưng của nhóm bò chuyên thịt.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước
thu nhập của người dân cũng đã được nâng lên. Vì vậy nhu cầu về thịt trên thị trường cũng
tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt bò. Điều này
thể hiện rõ trong sự biến đổi giá thịt bò trong thời gian 5 năm qua (giá thịt bò loại 1 tăng từ
khoảng 75.000 đ/kg năm 2006 lên 160.000 đ/kg hiện nay). Với việc tổng sản lượng thịt bò
mới chỉ đáp ứng được trên 5% tổng lượng thịt tiêu thụ (Cục chăn nuôi 2006) thì tiềm năng
cho phát triển chăn nuôi bò thịt là rất lớn. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển chăn nuôi
từ nay đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đàn bò thịt sẽ tăng với tốc độ
4,8%/năm và đạt số lượng 12,5 triệu con vào năm 2020. Cùng với sự tăng lên về số lượng thì
chất lượng đàn bò thịt cũng phải được nâng lên với tỷ lệ bò lai tăng từ khoảng 30% năm
2008 lên trên 50% vào năm 2020 (Bộ Nông Nghiệp&PTNT, 2008).
Các nghiên cứu nhằm lai tạo và đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các cặp
lai sinh ra giữa bò cái lai Sind với tinh bò đực các giống chuyên thịt ôn đới và nhiệt đới đã
bắt đầu được triển khai từ lâu. Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1995) cho biết trong thời
gian từ năm 1975 đến 1979 Viện Chăn nuôi đã tiến hành lai tạo và so sánh khả năng sinh
trưởng phát triển của các con lai giữa bò chuyên dụng thịt Charolais, Santa Gertrudis, và
Limousine với bò lai Sind và kết quả cho thấy cặp lai ½ Charolais có khả năng phát triển và
cho thịt cao hơn các cặp lai khác nuôi trong cùng một điều kiện. Kết quả triển khai Dự án
phát triển bò thịt VIE 86/008 do UNDP tài trợ trong giai đoạn 1989 đến 1992 sử dụng tinh
đông lạnh của các giống bò chuyên dụng thịt Charolais, Limousin, Simental, Hereford,
Brahman lai kinh tế bò thịt với bò nền lai Sind cho kết luận bò lai ½ Charolais và ½ Simental
cho kết quả tốt nhất, bò lai ½ Charolais có thể đạt khối lượng 375 kg lúc 24 tháng tuổi, ½
Simental đạt khối lượng 365 kg lúc 24 tháng tuổi tại Bảo Lộc (Nguyễn Thiện và cộng sự,
1992). Gầy đây nhất, Vũ Chí Cương (2007) đã tiến hành lai tạo và so sảnh khả năng sinh
trưởng phát triển của bê lai giữa tinh bò đực Brahman và Charolais với bò cái lai Sind trên
địa bàn Đăk Lăk. Kết quả cho thấy bê con lai ½ Charolais có tốc độ sinh trưởng cao hơn

đáng kể so với con lai ½ Brahman và lai Sind. Tại thời điểm 12 tháng tuổi bê lai ½ Charolais
nặng 173-193 kg trong khi bê lai ½ Brahman là 146-172 kg còn bê lai Sind có khối lượng
138-150 kg, chỉ tương đương 80% khối lượng bê ½ Charolais.
Đăk Lăk là một tỉnh có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt và vì vậy trong những
năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu cải tiến giống cũng như thức ăn, đồng cỏ được tiến
hành trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại các xã thuộc huyện Eakar. Trong khoảng 10 năm gần
đây (1999-2008), đàn bò tăng 3,2 lần (Phòng Thống kê huyện EaKar, 2008) và tính đến năm
2010 tỷ lệ đàn bò lai chiếm 46% (Văn Tiến Dũng, 2011). Rất nhiều công thức lai tạo đã được
thử nghiệm tại địa bàn và gần đây nhất là các công thức lai giữa tinh bò ngoại nhập giống
Drought Master, Limoussine và Red Anguss với bò cái lai Zebu trong khuôn khổ đề tài cấp
Bộ “Nghiên cứu nhân thuần và lai tạo giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt Nam”. Báo
cáo này trình bày kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của bê lai ½ Drought Master và ½
Limoussine nuôi tại huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk. Đây là một phần kế quả của đề tài nghiên
cứu cấp bộ nói trên.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bê lai ½ Drought Master và bê lai ½ Limousine từ 2 nhóm,
trong đó nhóm 1 gồm 8 bê lai ½ Drought Master và 8 bê lai ½ Limoussine (mỗi giống gồm 4
con đực và 4 con cái) nuôi trong điều kiện thí nghiệm tập trung và nhóm 2 gồm 111 bê lai ½
Drought Master và 100 bê lai ½ Limousine nuôi trong điều kiện nông hộ tại các xã của
huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk. Bê thí nghiệm được lai tạo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
(sử dụng nguồn tinh ngoại nhập) cho bò cái Lai Sind khối lượng 220 kg trở lên nuôi tại các
hộ nông dân tại địa bàn trên. Tất cả bê thuộc nhóm nuôi trong điều kiện thí nghiệm đều được
sinh ra trong khoảng từ tháng 9 đến 11 năm 2007 và được nuôi dưỡng theo mẹ đến 6 tháng
tuổi trước khi chuyển về trại nuôi tập trung theo hình thức chăn thả (6 giờ/ngày) kết hợp bổ
sung thức ăn tại chuồng. Thức ăn bổ sung bao gồm bột sắn, hạt bông, urea và cỏ tươi ghi nê
hoặc rơm khô. Bột sắn được trộn với hạt bông và urea theo tỷ lệ 50:48,5:1,5 dạng sử dụng và
bổ sung cho bê ở mức khoảng 1% khối lượng cơ thể. Cỏ tươi cũng được bổ sung hàng ngày
ở mức 0,8-1% khối lượng cơ thể tính theo vật chất khô. Trong những ngày thiếu cỏ tươi thì
rơm khô được bổ sung cùng với cỏ tươi để sao cho mức ăn vào của bê đạt xấp xỉ 1% khối

lượng (theo vật chất khô).
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nhóm bê nuôi trong điều kiện thí nghiệm được nuôi tại một trại chăn nuôi thuộc xã
Eađar huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 7
năm 2009 và nhóm bê nuôi trong điều kiện nông hộ được theo dõi trong khoảng thời gian từ
tháng 4 năm 2007 đến tháng 9 năm 2010.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bê lai ½ Drought Master và ½ Limousine sinh
ra tại Đăk Lăk và nuôi ở 2 điều kiện khác nhau.
2.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
Khả năng sinh trưởng (thay đổi khối lượng sống) của bê trong thời gian trước cai sữa
(nuôi tại các hộ gia đình) được xác định thông qua cân khối lượng bằng cân đồng hồ tại thời
điểm sơ sinh và cân điện tử đại gia súc (Rud Weigh 1200) tại thời điểm bê khoảng 3 và 6
tháng tuổi. Sau khi cai sữa, nhóm bê theo dõi trong điều kiện thí nghiệm được chuyển về
nuôi tập trung tại trại và khả năng sinh trưởng được xác định bằng cách cân định kỳ 1
lần/tháng bằng cân điện tử đại gia súc. Nhóm bê nuôi trong điều kiện nông hộ được cân định
kỳ 3 tháng 1 lần cũng bằng cân điện tử. Chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng tương đối trình bày
trong báo cáo là khối lượng cơ thể xác định tại các thời điểm 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18 và 21
tháng tuổi. Còn các chỉ tiêu xác định tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) được xác định cho các
giai đoạn 0-6 tháng, 6-12 tháng, 12-21 tháng và 0-21 tháng tuổi theo công thức
A =
1
2
12
t
t
WW


.

Trong đó
: A là tăng trọng trung bình ngày (g/ngày); W2 là khối lượng cơ thể cuối kỳ
(kg); W1 là khối lượng đầu kỳ (kg); t2 là thời gian cuối kỳ (ngày); t1 là thời gian đầu kỳ
(ngày).
Sự thay đổi kích thước một số chiều đo được xác định bằng thước dây và thước gậy
chuyên dụng. Các chỉ tiêu này bao gồm kích thước vòng ngực, cao vây và dài thân chéo xác
định tại các thời điểm 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18 và 21 tháng tuổi. Chỉ tiêu vòng ngực được xác
định bằng thước dây vải sử dụng đơn vị cm còn các chỉ tiêu cao vây và dài thân chéo được
xác định bằng thước gậy.
2.5. Xử lý số liệu
Phần mềm Minitab phiên bản 16.0 được sử dụng để xử lí số liệu thống kê. Các giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn được xác định bằng phân tích các tham số thống kê (Descriptive).
Sai khác thống kê giữa 2 giống và giữa 2 giới tính về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
được xác định qua phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát GLM. Thuật toán
hồi qui đơn biến được sử dụng để xây dựng phương trình mô tả mối quan hệ giữa tuổi và
khối lượng của bê thí nghiệm.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khả năng sinh trưởng của đàn bê thí nghiệm
Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng theo giới tính của đàn bê lai ½ Drought Master
và ½ Limousine nuôi trong điều kiện thí nghiệm được trình bày tại Bảng 1 và của đàn bê
nuôi trong điều kiện nông hộ trình bày ở bảng 2.
Bảng 1. Khối lượng bê đực và bê cái lai nuôi trong điều kiện thí nghiệm qua các
tháng tuổi (Mean±SD; kg)
Lai ½ Drought Master Lai ½ Limousine Sai khác thống kê
1

Đực Cái Đực Cái Giống Giới tính

Sơ sinh 25,6±2,29 22,6±3,35 26,6±1,25 25,3±1,19 ns ns
3 tháng 98,1±5,50 97,6±11,7 104,7±8,4 103,8±12,3


ns ns
6 tháng 145,7±11,8

124,6±11,6 135,3±9,4 130,6±8,3 ns ns
9 tháng 179,3±10,3

157,9±12,15

157,2±14,4

149,2±6,1 ns ns
12 tháng 211,4±11,6

189,1±12,1 187,8±18,1

176,4±8,9 ns ns
15 tháng 273,8±15,4

228,3±17,8 269,0±18,4

238,3±16,3

ns *
18 tháng 341,1±20,0

275,0±13,5 338,0±17,6

287,0±15,9


ns **
21 tháng 391,6±22,4

300,2±10,9 388,4±17,7

320,0±15,1

ns ***
1
ns: không sai khác (P>0,05); *: sai khác ở mức P<0,05; **: sai khác ở mức P<0,01; ***:
sai khác ở mức P<0,001
Bảng 2. Khối lượng bê đực và bê cái lai nuôi trong điều kiện nông hộ qua các tháng tuổi
(Mean±SD; kg)

Lai ½ Drought Master Lai ½ Limousine
Sai khác
thống kê
1


Đực Cái Đực Cái

n Mean±SD

n

Mean±SD

n


Mean±SD

n

Mean±SD

Giống

GT


Sơ sinh 75 25,4±2,9

36

25,0±3,3 52

26,1±2,4 48

25,6±2,3

ns ns

3 tháng 75 78,9±24,1

36

78,3±25,3

52


88,2±21,6

48

89,4±26,5

** ns

6 tháng 75
128,4±36,0
34

120,4±31,2

51

139,8±35,6

47

139,6±40,8
** ns

9 tháng 68
177,4±43,3
29

152,8±37,9


49

182,7±46,3

46

180,3±46,9
* ns

12 tháng 60
219,2±50,6
24

192,9±39,2

42

214,5±45,1

42

206,8±53,7
ns *

15 tháng 32
264,1±54,8
17

232,8±45,3


21

251,8±42,2

20

224,5±57,3
ns *

18 tháng 14
292,4±51,5
11

258,8±42,1

12

280,3±50,9

11

249,0±48,8
ns *

21 tháng 8
313,8±43,7
8

284,5±36,0


4

297,0±74,1

8

252,9±41,2
ns *
1
ns: không sai khác (P>0,05); *: sai khác ở mức P<0,05; **: sai khác ở mức P<0,01
Kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy, đối với nhóm bê lai nuôi trong điều kiện thí
nghiệm, không có sự sai khác đáng kể (P>0,05) về khối lượng giữa 2 nhóm giống ở bất cứ
giai đoạn tuổi nào. Như vậy khi được nuôi trong cùng điều kiện đủ dinh dưỡng thì tiềm năng
sinh trưởng của 2 giống lai là tương đương nhau và đều đạt mức khối lượng cao hơn rất
nhiều so với giống lai Sind nuôi trong cùng điều kiện trong nghiên cứu của Đinh Văn Tuyền
và cộng sự (2010).
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy khối lượng trung bình lúc sơ sinh của bê lai ½ Drought
master và lai ½ Limousine nuôi tại Eaka lần lượt là 25,6 và 26,2 ở con đực và 22,6 và 25,3
kg ở con cái. Nhìn chung khối lượng sơ sinh của bê lai ½ Drought master và lai ½ Limousine
tại vùng nghiên cứu cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây trên bê lai chuyên thịt của
các tác giả khác (lai ½ Charolais tại Đăk Lăk của Vũ Chí Cương (2007); lai ½
Droughmaster và ½ Charolais ở miền Đông Nam Bộ của Phạm Văn Quyến (2009)). Trong
nghiên cứu của các tác giả này, bê lai ½ Drought master có khối lượng 19,4 kg và lai ½
Charolais có khối lượng trung bình 22,3-23 kg. Khối lượng bê lai ½ Drought Master lúc 6
tháng tuổi trong nghiên cứu này là 145,7 kg ở con đực và 120,2 kg ở con cái trong khi khối
lượng cùng tuổi của bê ½ Limousine là 135,2 kg ở con đực và 130,5 kg ở con cái. Kết quả
này của chúng tôi cho thấy bê lai ½ Drought Master và ½ Limuosine có khối lượng cao hơn
so với khối lượng bê lai ½ Charolais xác định được trong nghiên cứu của Vũ Chí Cương năm
2007 tại địa bàn Tây Nguyên (127,5 kg ở con đực và 103,7 kg ở con cái) cũng như kết quả
nghiên cứu của Phạm Văn Quyến (2002) tại Bình Dương trên bê lai ½ Charolais.

Khối lượng lúc 12 tháng tuổi các nhóm bê lai ½ Drought Master và lai ½ Limousine
nuôi tập trung trong điều kiện thí nghiệm tại Eakar lần lượt là 211,4 và 187,8 kg ở con đực
và 175,5 và 176,4 kg ở con cái trong khi khối lượng lúc 18 tháng tuổi là 341,1 và 338,0 kg ở
con đực và 243,1 và 287,0 kg ở con cái. Như vậy so với kết quả nghiên cứu trên bê lai ½
Charolais lúc 12 tháng tuổi (khối lượng con đực là 193,2 và con cái 173,1 kg) của Vũ Chí
Cương (2007) thì khối lượng bê lai chuyên thịt ½ Drought Master và ½ Limousine trong
nghiên cứu của chúng tôi là tương đương. Tuy nhiên khối lượng lúc 18 tháng tuổi của bê lai
chuyên thịt trong nghiên cứu này lớn hơn đáng kể so với khối lượng của bê tương ứng trong
nghiên cứu của Vũ Chí Cương (2007). Kết quả của tác giả này cho thấy bê lai ½ Charolais
chỉ đạt khối lượng 242,5 kg ở con đực và 201,9 kg ở con cái. Một phần nguyên nhân có thể
là do trong nghiên cứu của Vũ Chí Cương (2007), bê lai ½ Charolais được nuôi tại các nông
hộ điều kiện về thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng… chưa đáp ứng được nhu cầu dẫn đến khả
năng bê chưa thể hiện hết tiềm năng di truyền của giống. Kết quả xác định khối lượng bê lai
½ Drought master và ½ Limousine nuôi trong điều kiện nông hộ trình bày ở Bảng 2 và Đồ
thị 1 cũng cho thấy bê nuôi trong điều kiện nông hộ có khối lượng ở giai đoạn 15-21 tháng
tuổi thấp hơn bê nuôi trong điều kiện thí nghiệm.
Tại thời điểm 21 tháng tuổi, khối lượng của bê lai ½ Drought Master đạt 391,6 kg ở
con đực và 255,2 kg ở con cái còn bê lai ½ Limousine đạt 388,4 kg ở con đực và 320,0 kg ở
con cái. Theo báo cáo của Nguyễn Thiện và cộng sự (1992) thì bò lai ½ Charolais có thể đạt
khối lượng 375 kg và bò lai ½ Simental đạt khối lượng 365 kg lúc 24 tháng tuổi khi nuôi ở
vùng có khí hậu ôn đới tại Bảo Lộc Lâm Đồng. Còn theo Vũ Văn Nội và cộng sự (1995) nếu
được nuôi dưỡng chăm sóc tốt và bổ sung thức ăn xanh, cỏ cắt, ngọn mía và các thức ăn khác
(rỉ mật, sắn lát) bê lai ½ Charolais lúc 24 tháng tuổi tại Hà Tam-Gia Lai, Bình Định-Phú Yên
đạt 249-284 kg trong khi nuôi tại Lâm Đồng lúc 18 tháng tuổi đạt 274,5kg. Như vậy kết quả
của chúng tôi cho thấy bê lai ½ Drought Master và ½ Limousine nuôi tại Đăk Lăk có thể đạt
khối lượng tương đương hoặc lớn hơn bê lai ½ Charolais và ½ Simental ngay cả khi các con
lai này được nuôi trong điều kiện khí hậu thuận lợi hơn.
Kết quả trình bày ở Bảng 1 cũng cho thấy trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi
giới tính không ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng bê mặc dù có sự khác nhau về trị số tuyệt
đối giữa 2 nhóm giới tính. Mức độ sai khác về khối lượng giữa bê đực và bê cái chỉ thể hiện

rõ về thống kê từ khi bê đạt 15 tháng tuổi (P<0,05) và khi tuổi càng tăng thì mức độ sai khác
càng trở nên rõ rệt (Bảng 1). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trên bò lai ½ Red Angus
nuôi tại Đăk Lăk của Đinh Văn Tuyền và cộng sự (2010) nhưng khác với kết quả nghiên cứu
trên bò thuần Drought Master và Brahman nuôi tại khu vực miền Đông Nam Bộ của Đinh
Văn Tuyền và cộng sự (2008) trong đó khối lượng con đực luôn lớn hơn của con cái ngay từ
khi bê đạt 6 tháng tuổi. Sự khác nhau về kết quả nghiên cứu này có thể giải thích là do số bê
được theo dõi trong nghiên cứu này khá ít và có khối lượng biến động lớn, thể hiện ở giá trị
hệ số biến động (SD) cao ở mỗi mức tuổi trình bày trong Bảng 1. Giá trị độ lệch chuẩn dao
động trong khoảng 1,2- 3,4% tại thời điểm sơ sinh; 8,3-11,8% lúc 6 tháng tuổi; 8,9- 18,1 %
lúc 12 tháng tuổi và 15,1-22,4% lúc 21 tháng tuổi.
Diễn biến khối lượng của đàn bê lai nuôi trong điều kiện nông hộ cũng tương tự như
khi nuôi trong điều kiện thí nghiệm trong đó sự khác nhau về khối lượng giữa bê đực và bê
cái chỉ xảy ra sau khi bê đạt 12 tháng tuổi (Bảng 2). Tuy nhiên trong giai đoạn từ 3-9 tháng
tuổi, bê lai ½ Limousine có khối lượng cao hơn đáng kể so với bê lai ½ Drought Master mặc
dù mức chênh lệch về khối lượng là không lớn (khoảng 10-15 kg). Từ 12 tháng tuổi trở đi,
khối lượng bê lai ½ Drought Master cao hơn so với bê lai ½ Limousine về giá trị tuyệt đối
nhưng giữa 2 giống không có sự sai khác đáng kể về thống kê.
Đồ thị 1 trình bày diễn biến khối lượng trung bình (cả đực và cái) của bê lai ½
Drought Master và ½ Limousine giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi nuôi trong điều kiện
thí nghiệm và điều kiện nông hộ. Kết quả cho thấy trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, khối
lượng của các nhóm bê nuôi là tương đương nhau do đều được nuôi trong nông hộ. Ở giai
đoạn 9-12 tháng tuổi, bê nuôi trong điều kiện nông hộ có khối lượng lớn hơn, đặc biệt là ở
nhóm giống lai Limousine. Tuy nhiên ở các thời điểm 18 và 21 tháng tuổi, khối lượng của
các nhóm bê lai nuôi trong điều kiện thí nghiệm cao hơn đáng kể so với các nhóm nuôi trong
điều kiện nông hộ, đặc biệt là đối với nhóm giống lai ½ Limousine.
Nguyên nhân dẫn đến việc khối lượng bê lai giai đoạn 9-12 tháng tuổi nuôi trong điều
kiện nông hộ lớn hơn bê nuôi trong điều kiện thí nghiệm có thể là do quá trình cai sữa và
chuyển từ nông hộ về trại thí nghiệm đã gây stress cho nhóm bê nuôi trong điều kiện thí
nghiệm. Do đó tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn này bị ảnh hưởng nhiều, vì vậy bê sinh
trưởng chậm hơn so với nhóm vẫn được nuôi bình thường trong các nông hộ. Sau khi bê đạt

12 tháng tuổi, và đặc biệt là giai đoạn từ 15 tháng tuổi trở đi, khối lượng của các nhóm bê
nuôi trong điều kiện thí nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm nuôi trong nông hộ có thể là do
điều kiện dinh dưỡng của nhóm bê nuôi trong nông hộ kém hơn.
Như vậy kết quả này cho thấy rõ ràng là trong các điều kiện chăn nuôi đáp ứng đủ
dinh dưỡng thì bò lai ½ Limousine có khả năng sinh trưởng tốt hơn bò lai ½ Drought Master
nhưng trong điều kiện dinh dưỡng hạn chế thì bò lai ½ Drought master có thể đạt khối lượng
cơ thể tương đương hoặc thậm chí lớn hơn so với bò lai ½ Limousine. Nói cách khác, tiềm
năng di truyền ở tính trạng sinh trưởng của bò lai ½ Limousine cao hơn của bò lai ½ Drought
Master nhưng để phát huy hết tiềm năng đó thì bò cần phải được nuôi dưỡng tốt. Theo chúng
tôi, mức nuôi dưỡng của các nông hộ đối với nhóm bò lai Limousine trong nghiên cứu này là
chưa đủ để bò phát huy hết tiềm năng giống, đặc biệt là ở giai đoạn từ 15 tháng tuổi trở đi khi
nhu cầu thức ăn của bò lớn. Do đó các hộ chăn nuôi cần phải xác định rõ khả năng cung cấp
thức ăn cho đàn bò trước khi quyết định lựa chọn phối giống cho bò cái. Nếu khả năng cung
cấp thức ăn tốt thì nên chọn phối với bò Limousine còn nếu chỉ có nguồn thức ăn hạn chế thì
nên chọn phối với bò Drought Master.

Đồ thị 1. Diễn biến khối lượng bò lai ½ Drought Master và lai ½ Limousine trong các điều
kiện nuôi dưỡng khác nhau
3.2. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của bê lai Sind và ½ Red Angus nuôi tại Đăk Lăk
Tính trạng sinh trưởng tuyệt đối liên quan tới chất lượng con giống và liên quan tới
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Thông qua các chỉ tiêu khối lượng tuyệt đối hàng ngày có thể
đánh giá khả năng sinh trưởng, hiệu quả của phương thức nuôi dưỡng cũng như tiềm năng
nuôi thịt của phẩm giống.
Kết quả trình bày ở Đồ thị 2 cho thấy trong điều kiện chăn nuôi tại trang trại tập trung
tăng trọng của bê lai ½ Drought Master trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là khá
cao, đạt 0,67 kg/ngày ở con đực và 0,54 kg/ngày ở con cái. Trong giai đoạn 7 đến 12 tháng
tuổi tăng trọng trung bình đạt 0,36 kg/ngày ở cả bê đực và bê cái. Mức tăng trọng trong giai
đoạn từ 13 đến 21 tháng tuổi của bê đực là 0,67 kg/ngày đối với bê đực và 0,41 kg/ngày đối
với bê cái. Tính chung cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi bê lai ½ Drought Master
tăng trọng trung bình 0,58 kg/ngày ở bê đực và 0,44 kg/ngày ở bê cái. Như vậy, tăng trọng

tuyệt đối của bê đực luôn lớn hơn tăng trọng của bê cái, trong đó mức chênh lệch cao nhất là
ở giai đoạn 13-21 tháng tuổi. Trong suốt giai đoạn sinh trưởng từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi
thì tăng trọng của bê ở giai đoạn 7-12 tháng là thấp nhất. Nguyên nhân có thể là do ở giai
đoạn này, bê trải qua giai đoạn stress do cai sữa và chuyển đến môi trường nuôi tập trung nên
tăng trọng sụt giảm mạnh.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Sơ sinh
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12
tháng
15
tháng
18
tháng
21
tháng
Drought Master TN
Drought Master đại trà
Limousine TN
Limousine đại trà


Diễn biến tăng trọng tuyệt đối của bê lai ½ Limousine nuôi trong điều kiện thí nghiệm
cũng tương tự như đối với bê lai ½ Drought Master, đạt mức tăng trọng 0,59-0,60
kg/con/ngày ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi; giảm còn 0,25-0,29 kg/ngày ở giai đoạn 7-
12 tháng trước khi tăng trở lại và đạt 0,53-0,74 kg/ngày ở giai đoạn tiếp theo. Tính trung bình
cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi, bê đực lai ½ Limousine đạt tăng trọng 0,57
g/ngày và bê cái đạt 0,47 g/ngày, tương đương với tăng trọng của bê lai ½ Drought Master
nuôi trong cùng điều kiện.
Đồ thị 2. Tăng trọng của bê lai thí nghiệm trong các giai đoạn tuổi khác nhau
0
-
6 tháng
7-12
tháng
13-21
tháng
0-21
tháng
Đực lai 1/2 Drought Master
0.67
0.36
0.67
0.58
Cái lai 1/2 Drought Master
0.57
0.36
0.41
0.44
Đực lai 1/2 Limousine
0.60 0.29 0.74 0.57

Cái lai 1/2 Limousine
0.59 0.25 0.53 0.47
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
Tăng trọng trung bình (kg/ngày)

Kết quả trình bày ở Đồ thị 3 cho thấy trong điều kiện chăn nuôi tại nông hộ, tăng
trọng của bê lai ½ Drought Master trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cũng tương
đương với nhóm chọn đưa vào nuôi trong điều kiện thí nghiệm (đạt 0,53-0,57 kg/ngày). Tuy
nhiên ở giai đoạn 7-12 tháng tuổi, tăng trọng của bê đực (0,54 kg/ngày) và bê cái (0,44
kg/ngày) đều cao hơn so với nhóm nuôi trong điều kiện thí nghiệm (0,36 kg/ngày) và điều
này được giải thích là do quá trình cai sữa và chuyển từ nông hộ đến trại nuôi tập trung đã ít
nhiều gây stress cho nhóm bê nuôi trong điều kiện thí nghiệm. Mức tăng trọng của bê đực ½
Drought master trong giai đoạn từ 13 đến 21 tháng tuổi của bê đực là 0,51 kg/ngày, thấp hơn
đáng kể so với nhóm bê nuôi trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên tăng trọng của nhóm bê
cái nuôi trong nông hộ (0,43 kg/ngày) là tương đương với nhóm nuôi thí nghiệm. Tính chung
cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi bê lai ½ Drought Master tăng trọng trung bình
0,46 kg/ngày ở bê đực và 0,41 kg/ngày ở bê cái. So với nhóm bê lai ½ Drought master nuôi
trong điều kiện thí nghiệm thì tăng trọng của bê đực nuôi trong nông hộ thấp hơn đáng kể
(0,46 so với 0,58 kg/ngày) nhưng của bê cái lại tương đương nhau (0,41 so với 0,44
kg/ngày).
Diễn biến tăng trọng tuyệt đối của nhóm bê lai ½ Limousine nuôi trong nông hộ so
với nuôi trong điều kiện thí nghiệm cũng giống như nhóm bê lai ½ Drought master. Giai

đoạn 0-6 tháng tuổi tăng trọng của cả bê đực và bê cái nuôi trong 2 điều kiện này là như nhau
0
-
6 tháng
7
-
12 tháng
13
-
21 tháng
0
-
21 tháng
Đực lai 1/2 Drought Master
0.57
0.54
0.51
0.46
Cái lai 1/2 Drought Master
0.53
0.44
0.43
0.41
Đực lai 1/2 Limousine
0.63 0.43 0.54 0.43
Cái lai 1/2 Limousine
0.63 0.39 0.41 0.36
0.00
0.10
0.20

0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
Tăng trọng trung bình (kg/ngày)
nhưng ở giai đoạn 7-12 tháng, nhóm bê nuôi trong nông hộ đạt tăng trọng 0,39-0,43 kg/ngày,
cao hơn nhóm nuôi trong thí nghiệm (0,25-0,29 kg/ngày). Đến giai đoạn 13-21 tháng tuổi,
nhóm bê nuôi trong nông hộ có mức tăng trọng (0,41-0,54 kg/ngày) thấp hơn hẳn so với
nhóm nuôi trong điều kiện thí nghiệm, do đó tính chung cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 21
tháng tuôi, tăng trọng tuyệt đối của bê lai ½ Limousine nuôi trong nông hộ đạt trung bình từ
0,36 kg/ngày (bê cái) đến 0,43 kg/ngày (bê đực), thấp hơn so với bê nuôi trong điều kiện thí
nghiệm.
Mức tăng trọng tuyệt đối của đàn bê theo dõi trong nghiên cứu này đều cao hơn kết
quả theo dõi của Vũ Chí Cương (2007) trên đàn bê lai ½ Charolais nuôi trong nông hộ tại
cùng địa phương. Kết quả của các tác giả này cho thấy bê lai ½ Charolais đạt tăng trọng
trung bình 332-405 g/ngày trong giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi. Tuy nhiên mức tăng
trọng của bê lai ½ Drought Master và ½ Limousine trong nghiên cứu này cũng chỉ tương
đương với kết quả của Phạm Văn Quyến (2009) trên đàn lai ½ Drought Master và ½
Charolais nuôi tại trại Bến Cát – Bình Dương trong đó tăng trọng trung bình cho giai đoạn 0-
21 tháng tuổi đạt 459-522 g/ngày ở bê lai ½ Drought master và 532-549 g/ngày ở con lai ½
Charolais.
3.3. Thay đổi kích thước của bê lai ½ Drought Maser và ½ Limousine nuôi tại
Đăk Lăk
Kết quả xác định kích thước các chiều đo của bê thí nghiệm trình bày ở Bảng 3 cho
thấy nhìn chung cả hai nhóm bê lai trong nghiên cứu này đều có kích thước vòng ngực, cao
vây và dài thân chéo tương đương nhau ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng tuổi. Kết quả này
cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả xác định khối lượng bê trình bày ở Bảng 1 và 2; bê lai ½
Drought Master và ½ Limousine có khối lượng tương đương nhau. Kích thước các chiều đo
của đàn bê thí nghiệm trong nghiên cứu này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của

Phạm Văn Quyến (2009) trên đàn bò lai ½ Drought Master tại Bình Dương và Phạm Thế
Huệ (2010) trên đàn bò lai ½ Charolais tại Đăk Lăk.
Bảng 3. Kích thước các chiều đo của bê ½ Drought Master và ½ Limousine nuôi tại Đăk Lăk


6 tháng 9 tháng 12 tháng

15 tháng

18 tháng

21 tháng

Vòng ngực (Mean ± SD)

½ Drought Master

108,1±7,88
120,1±4,86
131,9±8,53
143,3±6,45
153,8±6,52
163,6±9,35

½ Limousine
108,8±5,87
120,6±4,96
132,6±4,93
144,5±5,21
156,5±5,76

168,5±6,50
Cao vây (Mean ± SD)

½ Drought Master

88,6±8,73

97,3±5,01

104,9±3,27
111,8±3,37
117,9±3,76
123,3±4,30

½ Limousine 91,8±4,06

98,1±3,04

104,6±2,45
110,9±2,59
117,1±2,80
123,0±3,38
Dài thân chéo (Mean ± SD)

½ Drought Master

101,1±4,55
106,4±8,47
111,8±3,73
117,0±4,21

122,3±4,92
127,4±5,4


½ Limousine 99,5±3,55

105,5±6,08
111,6±2,97
117,8±3,20
123,6±3,46
129,9±4,52

4. Kết luận
4.1. Kết luận
- Trong điều kiện nuôi tập trung tại trang trại theo phương thức bán chăn thả ở Đăk
Lăk, bê lai ½ Drought Master và ½ Limousine có khối lượng tương đương nhau, đạt trung
bình 182,1-200,2 kg lúc 12 tháng và 345,9-354,2 kg lúc 21 tháng tuổi.
- Trong điều kiện chăn nuôi tại nông hộ, bê lai ½ Limousine có khối lượng ở giai
đoạn 3-9 tháng tuổi lớn hơn bê lai ½ Drought Master nhưng ở các giai đoạn sau, khối lượng
của 2 nhóm giống là tương đương.
- Tăng trọng tuyệt đối tính cho giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi của bê lai ½
Drought Master đạt mức tăng trọng trung bình từ 0,44 kg/ngày (bê cái) đến 0,58 kg/ngày (bê
đực) và bê lai ½ Limousine đạt 0,47 - 0,57 g/ngày khi nuôi trong điều kiện thí nghiệm; các
giá trị này ở nhóm bê nuôi trong nông hộ đạt thấp hơn, lần lượt là 0,41-0,46 kg/ngày ở bê lai
½ Drought master và 0,36-0,43 kg/ngày ở bê lai ½ Limousine.
- Kích thước vòng ngực, cao vây và dài thân chéo của bê lai ½ Drought Master tương
đương với kích thước các chiều đo tương ứng của bê lai ½ Limousine và thể hiện đặc trưng
của nhóm bò chuyên thịt.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá năng suất và chất lượng thịt sau khi vỗ béo của bê

đực và khả năng sinh sản của bê cái các giống này.
Chỉ nên phối giống với tinh bò Limousine khi có khả năng cung cấp đầy đủ thức ăn
còn trong trường hợp thức ăn hạn chế, nên phối với bò Drought Master.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông Nghiệp&PTNT ( 2008). Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.
2. Cục Chăn nuôi (2006). Hiện trạng ngành chăn nuôi và phương hướng phát triển đến năm
2015.
3. Vũ Chí Cương (2007). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm
phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng
biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật Đề tài. Hà
Nội, 2007.
4. Văn Tiến Dũng (2011). Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind và các con
lai: ½ Drought Master, ½ Red Angus và ½ Limousine nuôi tại huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk.
Luận án Tiến Sỹ Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi, Hà Nội.
5. Phạm Thế Huệ (2010). Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind, F
1
(Brahman
× Lai Sind) và F
1
(Charolais × Lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk. Luận án Tiến Sỹ Nông nghiệp.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
6. Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt (1995). Kết quả lai
kinh tế bò thịt tại các tỉnh phía Nam. Nuôi bò thịt. Nhà xuất bản Nông nghiệp trang 62-
70.
7. Phòng thống kê huyện EaKar (2008) Niên giám thống kê 2008.
8. Phạm Văn Quyến (2002). Khảo sát khả năng sinh trưởng phát triển của một số nhóm bò
lai hướng thịt tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi Sông Bé - Tạp chí chăn
nuôi.
9. Phạm Văn Quyến (2009) Nghiên cứu khả năng sản xuất của bò Droughtmaster thuần

nhập nội và bò lai F1 giữa bò Droughtmaster với bò Lai Sind tại miền Đông Nam Bộ.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành chăn nuôi động vật. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt (1992).
Kết quả nghiên cứu bê lai hướng thịt của dự án VIE 86/008. Công trình nghiên cứu khoa
học kỹ thuật chăn nuôi (1991-1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Thưởng, Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Niêm, Hồ
Khắc Oánh, Phạm Kim Cương, Văn Phú Bộ và CTV (1995). Kết quả nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh năng suất thịt của đàn bò Việt Nam. Nuôi bò thịt. Nhà
xuất bản Nông nghiệp (trang 45-53), Hà Nội.
12. Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thanh Bình (2008). Kết
quả bước đầu đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của đàn cái thuần Brahman và
Droughtmaster ngoại nhập và khả năng sinh trưởng của bê thuần sinh ra từ đàn cái này
nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 15 trang
20.
13. Đinh Văn Tuyền, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui (2010). Sinh trưởng của bê lai ½ Red
Angus x Lai Sind và bê Lai Sind nuôi tập trung và bán chăn thả tại Đắk Lắk. Tạp chí
Khoa học Công nghệ Chăn nuôi 22: 5-12



×