Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhu cầu năng lượng trao đổi ở bò tơ lỡ hướng sữa lai 75% HF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.01 KB, 12 trang )


VŨ CHI CƯƠNG – Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME

43

ƯỚC TÍNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CHO DUY TRÌ (ME
m
) Ở BÒ TƠ
LỠ HƯỚNG SỮA LAI 75% HF BẰNG HAI PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU
Vũ Chí Cương, Lê Minh Lịnh và Đinh Văn Tuyền
Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn và Đồng cỏ - Viện Chăn nuôi
Tác giả liên hệ: Vũ Chí Cương - Viện Chăn nuôi - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.386.127/ 0912.121.506; Fax: (04) 38.389.775; Email:
ABSTRACT
Prediction of metabolizable energy requirements for maintenance of 75% Holstein Friesian crossbred
heifers by two methods
Six in vivo digestibility trials on crossbred heifers have been undertaken from 2008 to 2009 at NIAS to predict
metabolizable energy requirements for maintenamce of 75% Holstein Friesian crossbred heifers. Four 75%
Holstein Friesian crossbred heifers (18-20 months old, non-pregnant) were used for each in vivo digestibility
trial. Six kinds of animal feeds used in six vivo digestibility trials including 4 kinds of regrowth elephant grasses,
one stylo hay and one urea treated rice straw. GE, DE, ME (MJ/day), GE, DE, ME (MJ/kgDM of feed),
digestible coefficient of energy, ME/GE and ME
m
were estimated either by a direct method with Bomb
calorimeter or by an indirect method using equations from INRA.
It was revealed that GE, DE, ME (MJ/kgDM), DE, ME (MJ/kgDM), digestible coefficient of energy estimated
using INRA equations were significant higher than these using Bomb calorimeter (P < 0,05, 0,01 or 0,001).
Consequently, ME
m
(MJ/kgBW and MJ/kgBW
0,75


) estimated using INRA equations were significant higher than
these using Bomb calorimeter (P < 0,05, 0,01). ME
m
(MJ/kgBW and MJ/kgBW
0,75
) in these feeding trials was
not affected by types of animal feeds. ME
m
for maintenamce of 75% Holstein Friesian crossbred
heifers(MJ/kgBW and MJ/kgBW
0,75
)predicted using Bomb calorimeter in this study was in a range of recently
published literature and was 0.5935MJ ME/ kgBW
0,7
.
Key words: metabolizable energy requirements; crossbred heifers
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (Metabolizable energy for maintenance - ME
m
) trong
các hệ thống năng lượng được sử dụng hiện nay tại châu Âu và Bắc mỹ được tính toán trên cơ
sở các số liệu của các thí nghiệm đo trao đổi nhiệt. Ví dụ, trong hệ thống năng lượng trao đổi
(Metabolizable energy ME) của ARC, nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (Net enery for
maintenance – NE
m
) được tính toán dựa trên các số liệu về trao đổi đói (Nhiệt sản xuất lúc đói
- Fasting Heat Production) (FHP) cộng với năng lượng thải ra qua nước tiểu ở trạng thái đói
(Fasting Urinary Energy Output) ở bò đực thiến giống chuyên dụng thịt và bò cái sữa không
chửa cho ăn hạn chế một thời gian dài (thường là ở mức duy trì). Ngoài ra, một cách khác để
xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì là dùng các thuật toán hồi qui tìm quan hệ giữa ME

ăn vào, sữa sản xuất ra trong điều kiện hiệu chỉnh để cân bằng năng lượng là zero ở bò sữa
cho ăn khẩu phần đáp ứng các mức sản xuất khác nhau. Sử dụng phương pháp này Moe cộng
sự (1972), Van Es (1978) đã tính ra được giá trị ME
m
và sau đó là NE
m
hiện được sử dụng
trong hệ thống NE của NRC tại Bắc mỹ, châu Âu: Hà lan, Pháp, Đức, Thụy sĩ.
Gần đây rất nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị ME
m
cho bò sữa ngày nay cao hơn rất nhiều so
với các tiêu chuẩn trước kia. Agnew và Yan (2000) thấy: giá trị trung bình ME
m
tính được là
0,62 MJ/kg
0,75
, cao hơn 27 % so với giá trị của Van Es (1975) và cũng cao hơn 27 % so với
giá trị tính từ ARC (1990).
Vấn đề ở đây là: việc áp dụng nhu cầu năng lượng cho duy trì cũ ở bò sữa hiện không còn
chính xác nữa và nhiều nước như Vương quốc Anh, Hoa kỳ và cả châu Âu đang hiệu chỉnh
để có hệ thống mới. Để có được số liệu về nhu cầu năng lượng duy trì cho bò sữa lai ở Việt
nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới, và gia súc cho sữa có tiềm năng di truyền cao, rất cần
nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho duy trì để hiệu chỉnh các nhu cầu năng lượng hiện

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


44

đang mượn để dùng ở nước ta từ nhu cầu tính được trên bò sữa ở các nước ôn đới. Vì lý do

trên chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: So sánh phương pháp xác định năng lượng
thô (Gross enery – GE), năng lượng tiêu hóa (Digestible energy – DE), tỷ lệ tiêu hóa năng
lượng, ME của thức ăn và nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (ME
m
) trực tiếp bằng
bomb calorimeter và áp dụng phương trình của INRA (1989) để từ ước tính nhu cầu năng
lượng trao đổi cho duy trì ở bò sữa lai ¾ HF nuôi tại Việt nam.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành từ năm 2008 đến năm 2009 tại Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn chăn nuôi
và Đồng cỏ và Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn nguồn gen động vật, Viện Chăn nuôi.
Bố trí thí nghiệm
Để xác định nhu cầu năng lượng duy trì cho bò cái tơ lỡ lai 75% HF, 04 bò cái tơ (18-20 tháng
tuổi) lai ¾ HF không mang thai được sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa cho mỗi loại thức ăn
thí nghiệm (n = 4 cho mỗi loại thức ăn).
Thí nghiệm tiêu hoá in vivo được tiến hành theo quy trình thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá in
vivo bằng phương pháp thu phân và nước tiểu tổng số (total faeces and urine collection)
(Cochran và Galyean, 1994., Burns và cs, 1994). Bò thí nghiệm được nuôi nhốt cá thể trên cũi
trao đổi chất và cho ăn ở mức duy trì trong thời gian chuẩn bị 10 ngày, sau đó đến giai đoạn
thu mẫu 7 ngày. Bò được cho uống nước tự do. Trước và sau mỗi một giai đoạn thu mẫu bò
được cân để kiểm tra tăng trọng. Trước khi vào thí nghiệm bò được tấy ký sinh trùng đường
tiêu hóa. Trong thời gian thu mẫu 7 ngày toàn bộ lượng phân bò bài tiết ra được thu nhặt theo
cá thể, cân xác định khối lượng rồi lấy mẫu (10% tổng khối lượng) để xác định chất khô,
thành phần hóa học (protein thô (Crude protein) CP, mỡ (Este extract- EE), xơ thô (Crude
fiber-CF), NDF, ADF, khoáng (Total ash –Ash) và giá trị năng lượng thô (GE) trên Bomb
calorimeter do Đức sản xuất. Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa cũng được cân, lấy mẫu xác
định chất khô, thành phần hóa học và giá trị GE như đối với mẫu phân. Nước tiểu cũng được
thu cá thể trong 7 ngày, xác định dung tích, khối lượng. Nước tiểu thu được hàng ngày của
các cá thể bò được đổ vào bình đã có sẵn 100 ml 7,2 N H
2
SO

4


lấy mẫu (10ml/1lít) để phân
tích hàm lượng CP và GE trên Bomb calorimeter. Tất cả các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn
thừa, phân, nước tiểu được giữ ở nhiệt độ −20
o
C cho đến khi phân tích.
Thức ăn và chế độ nuôi dưỡng
Bảng 1: Thành phần hóa học của các thức ăn thử nghiệm (% chất khô)
Thức ăn
Protein
thô (%)
Mỡ thô
(%)
Xơ thô
(%) NDF (%) ADF (%)
Tro thô
(%)
CV35 13,18 1,70 33,97 68,14 40,50 17,17
CV40 12,10 1,48 37,06 70,27 41,46 16,59
CV45 10,66 1,41 38,28 72,94 44,65 14,86
CV50 10,10 1,51 38,47 74,12 43,87 12,90
Rơm ủ urea 4% 12,24 1,23 37,55 69,05 49,86 8,89
Cỏ khô stylo 14,15 1,45 40,27 61,57 43,98 6,23
CV35: cỏ voi cắt tái sinh mùa hè sau 35 ngày; CV 40: cỏ voi cắt tái sinh mùa hè sau 40 ngày; CV 45: cỏ voi cắt
tái sinh mùa hè sau 55 ngày; CV 50: cỏ voi cắt tái sinh mùa hè sau 50 ngày.

VŨ CHI CƯƠNG – Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME


45

Sáu loại thức ăn bao gồm 4 loại cỏ voi cắt sau tái sinh vào mùa hè lúc 35, 40, 45 và 50 ngày
(CV35, CV40, CV45, CV50) cùng với 1 loại cỏ khô stylo trồng tại Ninh Bình và 1 loại rơm ủ
urea 4% được sử dụng trong nghiên cứu này. Thức ăn được chặt nhỏ: 2-3 cm và cho ăn ngày
hai lần vào 8h sáng và 4h chiều. Thức ăn được cho ăn hạn chế để đảm bảo tăng trọng bằng
không hoặc rất nhỏ. Giai đoạn nuôi chuẩn bị (10 ngày) chính là giai đoạn điều chỉnh mức ăn
vào hàng ngày của từng bò. Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm được trình bày ở
Bảng 1. Đây là các thức ăn có hàm lượng xơ khá cao.
Xác định thành phần hóa học và GE của thức ăn, nước tiểu và phân
Chất khô (DM), protein thô (CP), mỡ thô (EE), xơ thô (CF) và khoáng tổng số (Ash) của thức
ăn được xác định theo các tiêu chuẩn TCVN 4326 - 86, TCVN 4328 - 86, TCVN 4331-2001,
TCVN 4329 - 86, TCVN 4327 - 86, riêng NDF, ADF được xác định theo phương pháp của
Goering và Van Soest (1970). GE của thức ăn, nước tiểu và phân được xác định bằng cách đốt
trực tiếp trên bom calorimeter, riêng nước tiểu trước khi đốt phải trộn với chất trợ cháy là
paraphin.
Xác định khối lượng và lượng thức ăn ăn vào
Khối lượng bò được xác định bằng cân điện tử Rudweight của Australia. Lượng chất khô thức
ăn được tính từ lượng thức ăn ăn vào, thức ăn còn thừa và vật chất khô của thức ăn.
Xác định tỷ lệ tiêu hóa in vivo của thức ăn
Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của thức ăn được xác định bằng phương pháp thu phân và nước tiểu
tổng số (total faeces and urine collection) (Cochran và Galyean, 1994., Burns và cs, 1994). Tỷ
lệ tiêu hóa in vivo của một chất A nào đó trong thức ăn được tính như sau: Tỷ lệ tiêu hóa in
vivo của A (%) = [(Lượng chất A ăn vào từ thức ăn – (Lượng chất A trong phân + lượng chất
A trong nước tiểu (nếu có))/ Lượng chất A ăn vào từ thức ăn] x 100.
Xác định các giá trị năng lượng
Các giá trị năng lượng được xác định bằng hai phương pháp khác nhau để so sánh.
*Phương pháp trực tiếp dùng bom calorimeter
Giá trị GE, DE, ME (MJ/ngày), tỷ lệ tiêu hóa năng lượng và nhu cầu ME
m

được xác định trực
tiếp trên trên Bomb calorimeter.
Ở đây: GE = tổng nhiệt tạo ra khi đốt thức ăn trực tiếp trên bom;
DE = tổng nhiệt sản xuất khi đốt thức ăn trực tiếp trên bom - tổng nhiệt sản xuất khi đốt phân
trực tiếp trên bom sau khi gia súc ăn thức ăn đó;
Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng = (GE –DE)/GE * 100,
ME = DE-[(GE/100) x 6) + GE trong nước tiểu) với giá trị năng lượng thải ra theo khí
methan (6% của tổng năng lượng thô ăn vào) (McDonald và và cs, 1995).
Tổng ME (MJ/con/ngày) = ME (MJ/kg DM thức ăn) x Tổng lượng chất khô ăn vào/ngày.
Tổng năng lượng ME ăn vào này trước hết được hiệu chỉnh: trừ đi lượng năng lượng chi phí
cho tăng trọng/ngày (nếu bò tăng trọng) hoặc cộng thêm lượng năng lượng chi phí cho tăng
trọng/ngày (nếu bò thụt tăng trọng) với hệ số là19,3 MJ/kg tăng trọng (Feed into Milk, 2004)
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì: ME
m
/kg BW = tổng ME ăn vào/khối lượng bình
quân; nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME
m
/kg BW
0,75
) = tổng ME ăn vào
/
BW
0,75
.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


46


*Phương pháp gián tiếp theo hệ thống của INRA (1989)
Giá trị năng lượng thô (Gros energy-GE), năng lượng tiêu hóa (Digestible Energy – DE), năng
lượng trao đổi (Metabolizable Energy-ME) (MJ/ngày), tỷ lệ tiêu hóa năng lượng và nhu cầu trao
đổi cho duy trì (ME
m
) xác định theo hệ thống của INRA Pháp (1989), sử dụng số liệu tiêu hóa
in vivo để áp vào công thức của Jarrige (1978); Andrien và cs. (1989); Xande và cs. (1989).
GE (kcal/kg OM) = 4543 + 2,0113 x CP (g/kg OM) ± 32,8 (r = 0,935). Jarige (1978); Xande và cs,
(1989):
Trong đó GE = Kcal/kg chất hữu cơ - OM
Sau đó chuyển giá trị này thành GE: Kcal/kg chất khô - DM
DE = GE x dE (Xande và cs, 1989):
Ở đây: DE = Kcal/kg OM. Với: dE = 1,0087 dOM - 0,0377

0,007 (r = 0,996)
Ở đây dE: Tỷ lệ tiêu hoá của năng lượng thô, dOM: tỷ lệ tiêu hoá của chất hữu cơ.
Sau đó chuyển giá trị này thành DE: Kcal/kg DM.
ME = DE x ME/DE (Xande và cs, 1989).
Trong đó. ME = Kcal/kg OM. Sau đó chuyển giá trị này thành ME: Kcal/kg chất khô.
ME/DE = 0,8417 - (9,9 x 10
-5
x cellulose thô (g/kg chất hữu cơ)) - (1,96 x 10
-4
x CP (g/kg
chất hữu cơ)) + 0,221 x NA).
NA = Số lượng chất hữu cơ tiêu hoá ăn được (DOM) (g/kg W
0,75
)/23
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì tính theo INRA cũng tương tự như dùng Bom
calorimeter: ME

m
/kg BW = tổng ME ăn vào/khối lượng bình quân; Nhu cầu năng lượng trao
đổi cho duy trì
ME
m
/kg BW
0,75
= tổng ME ăn vào
/
BW
0,75
. Tổng ME (MJ/con/ngày) = ME (MJ/kg DM thức
ăn) x Tổng lượng chất khô ăn vào/ngày.
Xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý thông qua phân tích phương sai ANOVA trên phần mềm
Minitab phiên bản 14.0. Các phương trình hồi qui được xây dựng trên Excel sử dụng
regression technique cho hàm hồi qui bậc 1.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của phương pháp xác định đến GE, DE (MJ/ngày) và hệ số tiêu hóa năng
lượng
Bảng 2. Ảnh hưởng của PP xác định đến GE, DE (MJ/ngày) và hệ số tiêu hóa năng lượng
Chỉ tiêu Thức
ăn
N Mean SEM StDev Min Max
1 4 75,78 8,31 16,62 60,58 99,46
2 4 79,38 1,69 3,38 75,72 83,14
3 4 82,81 1,89 3,79 78,4 87,23
4 4 82,06 4,23 8,46 75,58 93,69
5 4 79,40 2,17 4,34 75,23 85,28
6 4 70,80 2,28 4,56 67,44 77,48

GE-
INRA(MJ/ngày)
TB 24 78,37 1,82 4,46 70,80 82,81

VŨ CHI CƯƠNG – Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME

47

Chỉ tiêu Thức
ăn
N Mean SEM StDev Min Max
1 4 71,08 7,36 14,72 60,21 92,82
2 4 73,88 1,93 3,87 70,29 77,89
3 4 78,35 2,27 4,54 71,95 82,60
4 4 77,55 4,07 8,13 71,04 89,23
5 4 69,49 1,90 3,80 65,83 74,63
6 4 58,50 1,88 3,77 55,73 64,02
GE-Bom
(MJ/ngày)
TB 24 71,48 2,96 7,24 58,50 78,35
1 4 50,85 5,22 10,43 40,96 65,57
2 4 50,38 1,63 3,25 46,16 53,21
3 4 52,38 1,84 3,68 47,75 55,91
4 4 50,24 4,60 9,19 42,15 59,19
5 4 44,16 3,65 7,30 38,97 54,69
6 4 47,01 2,15 4,30 43,38 53,23
DE-
INRA(MJ/ngày)
TB 24 49,17***
a

1,23 3,02 44,16 52,38
1 4 43,46 5,72 11,43 33,48 59,86
2 4 39,872 0,839 1,679 37,850 41,933
3 4 43,54 1,93 3,87 38,57 47,99
4 4 42,28 4,17 8,34 33,79 53,69
5 4 35,69 2,29 4,57 31,77 41,97
6 4 34,31 1,87 3,75 30,54 39,38
DE-Bom
(MJ/ngày)
TB 24 39,86***
b
1,64 4,01 34,31 43,54
1 4 0,67229 0,00450 0,00901 0,65929 0,67985
2 4 0,6349 0,0195 0,0391 0,5955 0,6792
3 4 0,6322 0,0115 0,0229 0,6090 0,6638
4 4 0,6093 0,0316 0,0633 0,5577 0,6887
5 4 0,5538 0,0303 0,0606 0,5042 0,6413
6 4 0,6633 0,0115 0,0230 0,6335 0,6870
Hệ số tiêu hóa
năng lương-INRA

TB 24 0,6276**
c
0,0174 0,0427 0,5538 0,6723
1 4 0,6068 0,0204 0,0407 0,5560 0,6449
2 4 0,5402 0,0120 0,0240 0,5085 0,5659
3 4 0,55504 0,00983 0,01966 0,53616 0,58104
4 4 0,55504 0,00983 0,01966 0,53616 0,6017
5 4 0,5123 0,0194 0,0387 0,4696 0,5623
6 4 0,5858 0,0190 0,0381 0,5398 0,6190

Hệ số tiêu hóa
năng lương-Bom
TB 24 0,5592**
d
0,0136 0,0334 0,5123 0,6068
TB; Trung bình cho 6 loại thức ăn nghiên cứu, Giá trị trung bình của cùng một chỉ tiêu mang chư cái khác nhau
đáng tin cậy mặt thống kê; ***: P < 0,001, **: P < 0,01
Bảng 2 cho thấy, nhìn chung các phương pháp khác nhau cho kết quả tính toán khác nhau.
Khuynh hướng chung là các giá trị GE, DE (MJ/ngày) và hệ số tiêu hóa năng lượng tính theo
INRA cao hơn các giá trị tương ứng đo trực tiếp trên bom calorimeter. Phương pháp xác định
có ảnh hưởng đáng tin cậy về mặt thống kê đến DE (MJ/ngày) (P< 0,001) và hệ số tiêu hóa
năng lượng (P<0,05), nhưng không ảnh hưởng đến GE (MJ/ngày) (P>0,05).
Ảnh hưởng của phương pháp xác định đến ME (MJ/ngày) và tỷ lệ ME/GE của thức ăn
Tương tự như ở Bảng 2, kết quả ở Bảng 3 cho thấy: các phương pháp khác nhau cho kết quả
tính toán khác nhau. Khuynh hướng chung là các giá trị ME (MJ/ngày) và tỷ lệ ME/GE tính

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


48

theo INRA cao hơn các giá trị tương ứng đo trực tiếp trên bom calorimeter. Phương pháp xác
định có ảnh hưởng đáng tin cậy về mặt thống kê đến ME (MJ/ngày) (P< 0,05), nhưng không
ảnh hưởng đến tỷ lệ ME/GE (P > 0,05).
Bảng 3. Ảnh hưởng của phương pháp xác định ME và tỷ lệ ME/GE của thức ăn
Chỉ tiêu Thức ăn n Mean SEM StDev Min Max
1 4 40,19 4,23 8,47 32,17 52,15
2 4 39,78 1,34 2,67 36,41 42,21
3 4 41,64 1,46 2,93 37,88 44,22
4 4 39,89 3,59 7,17 33,61 47,14

5 4 36,16 3,06 6,12 31,80 44,95
6 4 39,10 1,78 3,57 36,02 44,24
ME-INRA
(MJ/ngày)
TB 24 39,460*
e

0,744 1,822 36,160 41,640
1 4 39,19 5,28 10,56 29,86 54,29
2 4 35,438 0,780 1,561 33,633 37,343
3 4 38,84 1,80 3,60 34,26 43,04
4 4 37,62 3,95 7,89 29,40 48,34
5 4 31,18 2,39 4,78 26,36 37,49
6 4 30,24 1,97 3,95 26,01 35,53
MEBom
(MJ/ngày)
TB 24 35,35*
f
1,59 3,89 30,24 39,19
1 4 0,53098 0,00319 0,00639 0,52428 0,53956
2 4 0,5013 0,0163 0,0325 0,4677 0,5369
3 4 0,50250 0,00863 0,01725 0,48304 0,52507
4 4 0,4838 0,0238 0,0475 0,4447 0,5420
5 4 0,4534 0,0256 0,0513 0,4113 0,5271
6 4 0,55208 0,00986 0,01973 0,52608 0,57176
ME/GE-INRA

TB 24 0,5040 0,0142 0,0347 0,4534 0,5521
1 4 0,5468 0,0204 0,0407 0,4960 0,5849
2 4 0,4802 0,0120 0,0240 0,4485 0,5059

3 4 0,49504 0,00983 0,01966 0,47616 0,52104
4 4 0,4821 0,0294 0,0588 0,4017 0,5417
5 4 0,4473 0,0233 0,0466 0,3896 0,5023
6 4 0,5158 0,0209 0,0419 0,4598 0,5550
ME/GE-
Bom
TB 24 0,4945 0,0139 0,0340 0,4473 0,5468
Ghi chú: TB; Trung bình cho 6 loại thức ăn nghiên cứu, Giá trị trung bình của cùng một chỉ tiêu mang chữ cái
khác nhau đáng tin cậy mặt thống kê; *: P < 0,05.
Ảnh hưởng của phương pháp xác định đến GE, DE and ME của thức ăn (MJ/kgDM)
Bảng 4: Ảnh hưởng của phương pháp xác định đến GE, DE and ME của thức ăn (MJ/kgDM)
Chỉ tiêu n Mean SE SD Min Max
GE-INRA (MJ/kgDM)

24 17,611
a*
0,181 0,888 16,110 19,015
GE- Bom (MJ/kgDM) 24 16,004
b*
0,122 0,596 15,161 17,168
DE-INRA (MJ /kgDM)

24 11,037
c*
0,192 0,941 9,523 12,606
DE- Bom (MJ/kgDM) 24 9,181
d*
0,163 0,799 7,635 10,924
ME-INRA (MJ/kgDM)


24 8,869
e*
0,172 0,845 7,595 10,477
ME-Bom (MJ/kgDM) 24 7,908
f*
0,155 0,758 6,483 9,437
Giá trị trung bình của cùng một chỉ tiêu mang chữ cái khác nhau đáng tin cậy mặt thống kê; *: P < 0,05.

VŨ CHI CƯƠNG – Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME

49

Kết quả từ bảng 4 cho thấy: Bình quân 1 kg chất khô của 6 loại thức ăn thí nghiệm có 16-18
MJ GE, 9-11 MJ DE; 8-9 MJ ME. Khuynh hướng chung là các giá trị GE, DE và ME
(MJ/kgDM) tính theo INRA cao hơn các giá trị tương ứng đo trực tiếp trên bom calorimeter.
Phương pháp xác định có ảnh hưởng đáng tin cậy về mặt thống kê đến GE, DE và ME
(ME/kg DM) (P< 0,05).
Ảnh hưởng của phương pháp xác định đến nhu cầu năng lượng cho duy trì
Kết quả nghiên cưú trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5.Ảnh hưởng của phương pháp xác định đến nhu cầu năng lượng cho duy trì
Chỉ tiêu

Thức
ăn
N Mean

SEM StDev Min Max
1 4 0,1602 0,0121 0,0241 0,1269 0,1846
2 4 0,1619 0,0112 0,0225 0,1419 0,1851
3 4 0,1696 0,0108 0,0216 0,1403 0,1924

4 4 0,15729 0,00823

0,01647 0,14426 0,17855
5 4 0,18005 0,00651

0,01302 0,16794 0,19316
6 4 0,19507 0,00477

0,00954 0,18395 0,20478
ME duy trì
INRA (MJ/BW)

TB 24

0,17069***
a
0,00592 0,01449 0,15729 0,19507
1 4 0,1557 0,0154 0,0308 0,1178 0,1922
2 4 0,14406 0,00852

0,01704 0,12749 0,16378
3 4 0,1586 0,0131 0,0261 0,1269 0,1896
4 4 0,1487 0,0126 0,0252 0,1262 0,1831
5 4 0,15561 0,00673

0,01345 0,14076 0,17283
6 4 0,15049 0,00498

0,00996 0,13764 0,15957
ME duy tri

Bom(MJ/kgBW)
TB 24

0,15219*** 0,00221 0,00541 0,14406 0,15860
1 4 0,6370 0,0512 0,1024 0,5064 0,7568
2 4 0,6405 0,0384 0,0767 0,5722 0,7193
3 4 0,6710 0,0372 0,0744 0,5687 0,7470
4 4 0,6274 0,0384 0,0768 0,5636 0,7197
5 4 0,6771 0,0298 0,0597 0,6249 0,7431
6 4 0,7332 0,0112 0,0223 0,7066 0,7573
ME duy trì
INRA (MJ/kg
BW
0,75
)
TB 24

0,6644**
c
0,0159 0,0391 0,6274 0,7332
1 4 0,6197 0,0658 0,1317 0,4701 0,7879
2 4 0,5702 0,0281 0,0563 0,5187 0,6364
3 4 0,6272 0,0458 0,0916 0,5143 0,7359
4 4 0,5929 0,0526 0,1051 0,4930 0,7381
5 4 0,5849 0,0268 0,0535 0,5207 0,6372
6 4 0,5660 0,0187 0,0374 0,5103 0,5910
ME duy trì Bom
(MJ/kg BW
0,75
)


TB 24

0,5935**
d
0,0103 0,0253 0,5660 0,6272
*Quan hệ giữa GE, DE, ME (MJ/kg ngày) đo nhiệt lượng trực tiếp với bomb calorimeter và tính theo công
thức của INRA (1989).
Bảng 5 cho thấy, do các giá trị năng lượng ăn vào DE, ME (MJ/ngày), hệ số tiêu hóa năng
lượng và GE, DE, GE (MJ/kg DM) tính theo INRA thường cao hơn các giá trị này xác định
trực tiếp trên bom calorimeter (bảng 2, 3 và 4) nên hệ quả là các giá trị về nhu cầu ME
m

(MJ/kgBW và MJ/kgBW
0,75
) tính theo INRA luôn cao hơn các giá trị tương ứng đo trực tiếp
trên bom calorimeter.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


50

Ảnh hưởng của phương pháp xác định đến nhu cầu năng lượng cho duy trì ME
m
(MJ/kgBW)
là đáng tin cậy về mặt thống kê (P < 0,001). Tương tự như vậy, ảnh hưởng của phương pháp
xác định đến nhu cầu năng lượng cho duy trì ME
m
(MJ/kgBW

0,75
)

cũng đáng tin cậy về mặt
thống kê nhưng với xác xuất thấp hơn (P< 0,01). Khi tính nhu cầu ME
m
(MJ/kgBW và
MJ/kgBW
0,75
) ở Bảng 5, một điều khá thú vị là các nhu cầu ME
m
(MJ/kgBW và
MJ/kgBW
0,75
) không phụ thuộc nhiều vào loại thức ăn cũng như hàm lượng xơ của thức ăn.
Trong phạm vi các thức ăn thô có hàm lượng xơ tương đương nhau trong nghiên cứu này, nhu
cầu năng lượng cho duy trì ít phụ thuộc vào loại thức ăn làm thí nghiệm.
Nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì ME
m
/kgBW tính từ số liệu bom calorimeter là 0,15220

thấp hơn ME
m
/kgBW tính theo INRA: 0,17067, nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì
MJ/kgBW
0,75
tính từ số liệu bom calorimeter là 0,5935 thấp hơn MJ/kgBW
0,7
tính theo INRA:
0,6644.

Y (GE-Bom) (MJ/ngày) = 1,0534. X (GE-INRRA) (MJ/ngày) - 11,084; R
2
=
0,8689; P < 0,001)
20
30
40
50
60
70
80
90
100
50 60 70 80 90 100 110
GE -INRA (MJ/ngày)
GE-Bom (M J/ngày
)

Y (DE-Bom) (MJ/ngày) = 0,9063. X (DE-
INRA) (MJ/ngày) - 4,7042; R2 = 0,7975, P
<
0,001
20
25
30
35
40
45
50
55

60
65
35 45 55 65 75
DE-INRA (MJ/ngày)
DE-Bom (MJ/ngày)

Đồ thị 1: Hồi qui giữa GE ăn vào (MJ/ngày) xác
định trực tiếp với Bomb calorimeter và ước tính
theo công thức của INRA (1989)
Đồ thị 2: Hồi qui giữa DE ăn vào (MJ/ngày) xác định
trực tiếp với Bomb calorimeter và ước tính theo công
thức của INRA (1989)
Y (ME-Bom) (MJ/ngày) = 1,0736.X (ME-INRA) (MJ/ngày
) -
6,945; R
2
= 0.7407, P < 0,001
20
30
40
50
60
25 35 45 55
ME-INRA (MJ/ngày)
M E
-
B o m
(
M J
/

n gà y
)

Đồ thị 3: Hồi qui giữa ME ăn vào (MJ/ngày) xác định trực tiếp với Bomb calorimeter và ước tính theo công
thức của INRA (1989)
*Về giá trị GE, DE, ME (MJ/kg ngày, hệ số tiêu hóa năng lượng, tỷ lệ ME/GE, GE, DE, ME (MJ/kg DM
thức ăn) và nhu cầu cho duy trì (ME
m
) xác định bằng hai phương pháp khác nhau.
Mặc dù có sự sai khác thống kê khá đáng kể về DE, ME (MJ/kg ngày), hệ số tiêu hóa năng
lượng, nhu cầu cho duy trì (ME
m
) đo trực tiếp với bomb calorimeter và tính theo công thức
của INRA (1989), nhưng GE, DE và ME tính bằng hai phương pháp lại có quan hệ hồi qui
tuyến tính bậc nhất rất chặt chẽ (Đồ thị 1, 2 và 3).
Ở đồ thị 1, quan hệ giữa GE ăn vào đo trực tiếp trên bom calorimeter và tính theo INRA
(MJ/ngày) là dạng quan hệ hồi qui tuyến tính bậc nhất với R
2
khá cao: 0,8689. Ở đồ thị 2,
quan hệ giữa DE ăn vào đo trực tiếp trên bom calorimeter và tính theo INRA (MJ/ngày) là

VŨ CHI CƯƠNG – Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME

51

dạng quan hệ hồi qui tuyến tính bậc nhất với R
2
khá: 0,7975. Còn ở đồ thị 3, quan hệ giữa ME
ăn vào đo trực tiếp trên bom calorimeter và tính theo INRA (MJ/ngày) cũng là dạng quan hệ
hồi qui tuyến tính bậc nhất với R

2
khá: 0,7407. Như vậy: mặc dù hai hệ thống khác nhau
nhưng có thể chuyển đổi cho nhau
Sự sai khác đáng kể về DE, ME (MJ/kg ngày), hệ số tiêu hóa năng lượng, GE, DE, ME
(MJ/kg DM thức ăn) và nhu cầu cho duy trì (ME
m
) đo trực tiếp với bomb calorimeter và tính
theo công thức của INRA (1989) là tất yếu bởi vì hệ thống INRA được xây dựng trên cơ sở
các thức ăn và gia súc châu Âu nên cao hơn các giá trị đo trực tiếp trên bom calorimeter. Tuy
nhiên, kết quả tính bằng hai phương pháp lại có quan hệ hồi qui tuyến tính bậc nhất rất chặt
chẽ (đồ thị 1, 2 và 3) cho thấy hai phương pháp có thể hoán đổi dễ dàng và các cơ sở dữ liệu
đã có từ trước tính theo hệ thống của INRA có thể dễ dàng và nên được hiệu chỉnh theo Bom
calorimeter.
Nhu cầu ME
m
(MJ/kgBW và MJ/kgBW
0,75
) tính được ở bảng 3 cho thấy: các nhu cầu ME
m

(MJ/kgBW và MJ/kgBW
0,75
) không phụ thuộc vào loại thức ăn. Điều này phù hợp với những
nghiên cứu gần đây: nhu cầu duy trì không phụ thuộc vào loại thức ăn mà phụ thuộc vào hàm
lượng xơ của thức ăn.
Bò cho ăn khẩu phần nhiều xơ, ăn nhiều hơn để có được lượng năng lượng trao đổi ăn vào
tương đương với bò cho ăn khẩu phần ít xơ (Reynold và cs, 1991; McLeod and Baldwin,
1998). Tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần cũng ảnh hưởng đến km vì k
m
được tính từ

ME/GE. Xơ tăng cao trong khẩu phần làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và tăng năng lượng trong khí
methan (Yan và cs, 2000) do đó ảnh hưởng đến ME/GE (Beever và cs,, 1988). Thông thường
ME
m
cao cho khẩu phần nhiều xơ (Tyrrell và Moe, 1972; Yan và cs,, 1997a).
Trong nghiên cứu của chúng tôi 6 loại thức ăn đã làm thí nghiệm có hàm lượng xơ không
khác nhau nhiều (Bảng 1). Các thức ăn này có xơ thô dao động từ: 40,27 đến 33,97 và NDF
dao động từ 61,57 đến 74,12%.
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME
m
/kgBW
0,75
tính từ số liệu bom calorimeter là
0,5935 thấp hơn ME
m
/kgBW
0,75
tính theo INRA: 0,6644 (P < 0,001). So với các nghiên cứu
gần đây nhu cầu duy trì ME
m
/kgBW
0,75
tính trên Bom calorimeter sát hơn (Bảng 6). Trong khi
giá trị nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME
m
/kgBW
0,75
tính từ số liệu bom calorimeter
trong nghiên cứu này là 0,5935 MJ ME
m

/kgBW
0,75
thì giá trị này tính bình quân theo các
nhiều tác giả (Moe và cs, 1970, Van Es và cs, 1970; Van Es, 1975; Unsworth và cs, 1994;
Yan và cs, 1997a; Agnew and Newbold, 2002) là 0,57 MJ ME
m
/kgBW
0,75
, dao động từ 0,49
đến 0,67 MJ ME
m
/kgBW
0,75
(Bảng 6).
Giá trị ME
m
trung bình từ các nghiên cứu gần đây (Unsworth và cs, 1994; Hayasaka và cs,,
1995; Yan và cs, 1997a) cao hơn 28 % so với các giá trị có được hai mươi năm trước đây
(Moe và cs, 1970; Van Es và cs, 1970; Van Es, 1975). Năm 2000, Agnew và Yan đã xem xét
lại các thí nghiệm trao đổi nhiệt ở bò vắt sữa từ năm 1976 với tổng số 42 nghiên cứu (hơn
1500 số liệu cá thể gia súc) và đã thấy giá trị trung bình ME
m
tính được là 0,62 MJ/kg
0,75
. Giá
trị này cao hơn 27 % so với giá trị của Van Es (1975) và cũng cao hơn 27 % so với giá trị
tính từ ARC (1990).
Yan va cs, 1997b, trên cơ sở số liệu của 221 bò sữa làm thí nghiệm trong buồng hô hấp tại
Viện nghiên cứu nông nghiệp, ME
m

tính được được hiệu chỉnh về cân bằng năng lượng = 0,
thì ME
m
dao động từ: 0,61 – 0,75 MJ/kg
0,75
, trung bình 0,67 MJ/kg
0,75
, giá trị này cao hơn
40% giá trị 0,48 MJ/kg
0,75
của ARC, 1990.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


52

Kirkland
,,
R, M và F, J, Gordon (1999) phân tích hồi qui số liệu từ 36 thí nghiệm cân bằng
năng lượng trong buồng hô hấp với bò HF cho ăn khẩu phần rơm lúa mì và thức ăn tinh theo
tỷ lệ: 0,18/0,82 (tính theo chất khô) thấy ME
m
dao động từ: 0,60 – 0,62 MJ/kg
0,75
, trung bình
0,61 MJ/kg
0,75
, cao hơn 27 % giá trị 0,48 MJ/kg
0,75

của ARC, 1990. Dawson và Steen (1998)
với tổng số 75 thí nghiệm trên 23 bò đực thiến lai Charolais, 16 bò đực thiến lai Simmental,
36 bò đực thiến lai Angus (450-628 kg) thấy: MEm là 0,614 MJ/kg LW
0,75
, giá trị này cao hơn
34 % giá trị của AFRC (1990).
Bảng 6. Tóm tắt nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (ME
m
) ở bò đang vắt sữa của một số
tác giả sử dụng phương pháp hồi qui và các số liệu trao đổi nhiệt
Nguồn tài liệu n
(số bò)

Thức ăn thô Hồi qui ME
m

(MJ/kg
0,75
)
Moe và cs, 1970 350 Lucern, cỏ khô ĐT 0,51
Van Es và cs, 1970 198 Cỏ khô, thức ăn ủ chua ĐT 0,49
Van Es, 1975 1148 Nhiều loại ĐT 0,49
Unsworth và cs, 1994 108 Cỏ và thức ăn ủ chua ĐT 0,64
Hayasaka và cs, 1995 53 Cỏ khô, thức ăn ủ chua ĐT 0,59
Yan và cs, 1997a 221 Cỏ ủ chua ĐT/ĐC 0,67
Agnew and Newbold, 2002 > 1500

Nhiều loại ĐT/ĐC 0,62
Trung bình (Mean) 0,57
Độ lệch chuẩn (SD) 0,075

Ghi chú: HQ: hồi qui; ĐT: đường thẳng; ĐC: đa chiều
ME
m
cao hơn trước kia phản ánh sự khác biệt về khẩu phần cũng như về bản thân bò sữa hiện
nay so với trước kia. Trong hai thập kỷ qua đã có những tiến bộ di truyền nổi bật ở bò sữa
(Coffey, 1992), năng suất sữa của bò nhờ di truyền đã tăng 62 kg sữa/chu kỳ/ năm (Agnew và
cs, 1998). Bò sữa hiện nay với năng suất cao hơn nhiều so với 30 năm trước đây cần thêm
20% năng lượng trao đổi cho duy trì (Moe và cs, 1970; Van Es, 1970). ME
m
cao hơn trong
các nghiên cứu gần đây còn có thể là do tỷ lệ phần protein trong khối lượng sống cao hơn. Bò
sữa có tiềm năng di truyền cao có lớp mỡ lưng mỏng hơn bò sữa năng suất trung bình và thấp
(Ferris và cs, 1999a),
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Các giá trị mật độ năng luợng GE, DE, ME (MJ/kgDM) tính theo INRA cao hơn các giá trị
tương ứng đo trực tiếp trên bom calorimeter.
Các giá trị về nhu cầu ME
m
(MJ/kgBW và MJ/kgBW
0,75
) tính theo INRA luôn cao hơn các giá
trị tương ứng đo trực tiếp trên bom calorimeter. Các nhu cầu ME
m
(MJ/kgBW và
MJ/kgBW
0,75
) không phụ thuộc vào loại thức ăn.
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bò tơ 75% HF ME
m

/kgBW
0,75
tính từ số liệu bom
calorimeter là 0,5935.
Đề nghị
Sử dụng nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì của bò tơ 75% HF ME
m
/kgBW
0,75
tính từ số
liệu bom calorimeter là 0,5935 để áp dụng thử.

VŨ CHI CƯƠNG – Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ME

53

Tiếp tục nghiên cứu để xác định sinh hiệt (heat increment) của một số loại thức ăn điển hình
và nhiệt tiêu hao do sinh khí methane. Tiếp tục nghiên cứu với các thức ăn thô khác và thức
ăn tinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AFRC. Agriculturaland Food Research Council. (1990). Technical Committee on Responses to Nutrients. Report
Number 5. Nutritive Requirements of Ruminant Animals: Energy. Nutrition Abstracts and Reviews
(Series B) 60: 729-804.
Agnew and Newbold. (2002). Summary of the project: Revision of ARC feeding system for dairy cattle.
(Unpublished document)
Agnew. R. E.and T. Yan. (2000). Impact of recent research on energy feeding systems for dairy cattle. Livestock
Production Science. Vol: 66. Isues: 3. pp: 197-215
Agnew. R.E Yan. T. and Gordon. F.J. (1998). Nutrition of the high genetic merit dairy cow-energy metabolism
studies. In: Garnsworth. P.C. and Wiseman. J Editors. 1998.Recent Advances in Animal Nutrition.
Nottingham University Press. Nottingham. pp. 181–208.

Andrieu. J Demarquilly. C. and Sauvant. D. (1989). Tables of feeds used in France. In R. Jarrige. Ruminant
Nutrition. Recommended allowances and feed tables. 1989. Pp: 213-294.
ARC. (1990). Agricultural and Food Research Council. 1990. Technical Committee on Responses to Nutrients.
Report Number 5. Nutritive Requirements of Ruminant Animals: Energy. Nutr. Abstr. Rev. (Series B).
60: 729–804].
Beever. D.E Cammell. S.B Thomas. C Spooner. M.C Haines. M.J. and Gale. D.L. (1988). The effect of date
of cut and barley substitution on gain and on the efficiency of utilisation of grass silage by growing
cattle. 2. Nutrient supply and energy partition.Br. J. Nutrition60. pp. 307- 319.
Burns. J. C K. R. Pond and D. S. Fisher (1994) Measurement of forage intake. In: (Ed: George C. Fahey. Jr)
Forage Quality. Evaluation and Utilisation. Chapter 12: 494-528. American Society of Agronomy Inc
Madison. Wisconsin. USA. 1994.
Cochran. R. C. and Galyean. M. L. (1994) Measurement of in vivo forage digestion by ruminants. In: (Ed:
George C. Fahey. Jr) Forage Quality. Evaluation and Utilisation. Chapter 15: 613-643. American
Society of Agronomy Inc Madison. Wisconsin. USA. 199
Coffey. M (1992). Genetic trends has progress been made in the last six years?.Holstein FriesianJ. 74. pp. 62–
63.
DawsonL. E. R. and SteenR. W. J. (1998). Estimation of maintenance energy requirements of beef cattle and
sheep. Journal of Agricultural Science. vol.131(4).pp.477-485.
Feed into Milk. (2004). A new applied feeding system for dairy cows. Editor: C. Thomas. Nottinggham
University Press.
Ferris. C.P Gordon. F.J Patterson. D.C Mayne. C.S. and Kilpatrick. D.J. (1999). The influence of dairy cow
genetic merit on the direct and residul response to level of concentrate supplementation.J. Ag. Sci
Cambridge132. pp. 467 - 481
Goering. H. K. and Van Soest. P. J. (1970). Forage fiber analyses (Apparatus. procedures and some
applications). USDA-ARS. Agricultural Handbook. 379.US Government Printing Office. Washington.
D. C.
Hayasaka. K Takusari. N. and Yamagishi.N. (1995). Energy metabolism in lactating Holstein cows (in
Japanese. with English abstract).Animal Sci. Technol.66. pp. 374-382.
Institut National De la Recherche Agronomique (INRA), (1989). Ruminant nutrition- Recommended allowances
and feed tables. John Libbey Eurotext. Paris-London -Rome.

Jarige (1978) Alimentation des ruminants. Ed. INRA. Versilles. p:597.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


54

Kirkland R. M.and F. J. Gordon. (1999). The metabolisable energy requirement for maintenance and the
efficiency of use of metabolisable energy for lactation and tissue gain in dairy cows offered a
straw/concentrate ration. Livestock Production Science.Volume 61. Issue 1. August 1999. Pages 23-31
McDonald. P Edwards. R. A Greenhalgh. J. F. D and Morgan C. A (1995). Animal Nutrition. Fifth Edition.
Longman. UK.
McLeod. K.R. and Baldwin IV. R.L (1998). Influence of energy density and metabolisable energy intake on
visceral organ growth in sheep. In: McCracken. K Unsworth. E.F. and Wylie. A.R.G Editors.
1998.Energy Metabolism of Farm Animals. CAB. Wallingford. p.31-34.
Moe. P.W Flatt. W.P. and Tyrrell. H.F (1972). The net energy values of feeds for lactation.J. Dairy Sci.55. pp.
945-958.
Moe. P.W Tyrrell. H.F. and Flatt. W.P, (1970). Partial efficiency of energy use for maintenance. lactation. body
gain and gestation in the dairy cows. In: Schürch. A. and Wenk. C Editors. 1970.Energy Metabolism
of Farm Animals. European Association for Animal Production. Publication No. 13. Vitznau. pp. 65–
68.
Reynolds. C.K Tyrrell. H.F. and Reynolds. P.L.(1991). Effects of diet forage-to-concentrate ratio and intake on
energy metabolism in growing beef heifers: whole body energy and nitrogen balance and visceral heat
production.J. Nutrition121. pp. 994–1003.
Tiêu chuẩn: TCVN 4326 - 86. TCVN 4327 – 86. TCVN 4328 - 86. TCVN 4329 - 86. TCVN 4331-2001.
Tyrrell. H.F. and Moe. P.W. (1972). Net energy value for lactation of a high and low concentrate ration
containing corn silage.J. Dairy Sci.55. pp. 1106–1112.
Unsworth. E.F Mayne. C.S Cushnahan. A. and Gordon. F.J (1994). The energy utilisation of grass silage diets
by lactating dairy cows. In: Aguilera. J.F Editor. . 1994.Energy Metabolism of Farm
AnimalsPublication No. 76. European Association for Animal Production. Mojacar. pp. 179–181.

Xande. A R. Garcia Trujillo et O. Caceres (1989b) Methode dexpression de la valeur alimentaire des fourrages
tropicaux in Paturages cộng sựimentation des ruminants en z.
Van Es. A.J.H (1975). Feed evaluation for dairy cows.Livest. Prod. Sci.2. pp. 95–107.
Van Es. A.J.H (1978). Feed evaluation for ruminants. 1. The systems in use from May 1977 onwards in the
Netherlands.Livest. Prod. Sci.5. pp. 331–345.
Van Es. A.J.H Nijkamp. H.J. and Vogt. J.E. (1970). Feed evaluation for dairy cows. In: Schürch. A. and Wenk.
C Editors. 1970.Energy Metabolism of Farm Animals Publication No. 13. European Association for
Animal Production. pp. 61–64.
Yan. T Agnew. R.E Gordon. F.J. and Porter. M.G. (2000). The prediction of methane energy output in dairy
and beef cattle offered grass silage-based diets.Livest. Prod. Sci.64. pp. 253–263.
Yan. T Gordon. F.J Agnew. R.E Porter. M.G. and Patterson. D.C (1997a). The metabolisable energy
requirement for maintenance and the efficiency of utilisation of metabolisable energy for lactation by
dairy cows offered grass silage-based diets.Livest. Prod. Sci.51. pp. 141–150.
Yan. T Gordon. F.J Ferris. C.P Agnew. R.E Porter. M.G. and Patterson. D.C (1997b). The fasting heat
production and effect of lactation on energy utilisation by dairy cows offered forage-based diets.Livest.
Prod. Sci.52. pp. 177–186.
* Người phản biện : GS.TS. Vũ Duy Giảng ; TS. Nguyễn Xuân Bả

×