Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn lửng huyện thanh sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.97 KB, 9 trang )



ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LỢN LỬNG
HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ
Trịnh Phú Ngọc, Võ Văn Sự, Phạm Hải Ninh, Trịnh Phú Cử, Khâu Thị Định
1
Lê Thị Phương Hoa,
2
Hà Văn Chuẩn
Bộ môn Động vật quí hiếm và ĐDSH;
1
Phòng nông nghiệp Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ
2
Xã Đông Cửu huyện Thanh Sơn, Phú Thọ
Tóm tắt
- Qua điều tra trung gian tại huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ thì tất cả các địa phương đều có nuôi lợn các
loại (lợn công nghiệp siêu nạc, lợn Móng cái, lợn lai và lợn bản địa, trong đó số hộ nuôi lợn bản địa chiếm đa số.
- 100% các xã điều tra đều nuôi lợn Lửng và các giống lợn khác, trong đó xã Đông Cửu có tỷ lệ người nuôi
cao nhất 71,15% và xã có người nuôi thấp nhất là xã Thục Luyện 31,26%.
- Xấp sỉ 50% số hộ điều tra có nuôi lợn, cao nhất là 53,00% ở xã Tất thắng, thấp nhất là 42,10% ở xã Cự
Đồng
- Chăn nuôi lợn là nguồn thu kinh tế của bà con nông dân tại các xã điều tra. + Về cơ cấu, thành phần và
phân bố dân tộc:
- Tại các làng bản điều tra đều có từ 4 đến 6 dân tộc khác nhau cùng sống trong một cộng đồng xã hội,
trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm tỷ lệ cao nhất 74 % - 95 %, là thành phần chủ yếu trong cơ cấu dân tộc của
làng bản. Đồng bào dân tộc Dao chiếm tỷ lệ từ 2 – 18 % ( Yên Sơn 18%). Dân tộc người Kinh chiếm tỷ lệ tương
đương dân tộc Dao 3 -17% ( Tất Thắng 17%). Thấp nhất là dân tộc Tày 1 – 2 %.
+ Nguồn thu nhập kinh tế của đồng bào chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) trồng
cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá, lúc nhàn rỗi đi săn bắn, đặt bẫy thú rừng. Thu nhập từ chăn
nuôi là chính 70% còn từ trồng trọt và ngành nghề khăc là 30%. Trong chăn nuôi, nuôi lợn bản địa tập trung chủ yếu
đối với đồng bào dân tộc, còn đôí với đồng bào người Kinh thường nuôi lợn lai, lợn móng cái và lợn công nghiệp.


1. Đặt vấn đề
Bảo tồn đa dạng sinh học song song với phát triền và khai thác bền vững các giống vật
nuôi bản địa đã và đang được thế giới xếp vào những hoạt động quan trọng nhằm ngăn chặn sự
suy thoái, biến mất các nguồn gen và bảo vệ sự đa dạng sinh học nói chung. Bảo tồn, bảo vệ,
phát triển và khai thác bền vững có hiệu quả các nguồn gen quí hiếm đang được các nhà khoa
học trong nước và thế giới đặc biệt quan tâm.
Từ những năm 1980 các tổ chức, đặc biệt là FAO đã đưa ra nhiều dự án nhằm bảo tồn
các giống / dòng vật nuôi bản địa vốn đang bị suy giảm với tốc độ nhanh chóng. Những giống
mất đi đa số là những giống của các nước nghèo hoặc các vùng dân tộc thiểu số và thậm chí cả
những nước phát triển.
Để góp phần ngăn chặn, hạn chế thực trang này và tăng cường công tác nghiên cứu bảo
tồn, bảo vệ và phát triển, khai thác bền vững có hiệu quả nguồn gen bản địa quí hiếm có giá trị
kinh tế cao. Bộ khoa học và công nghệ có chương trình xây dưng mô hình ứng dụng và chuyển
giao KH &CN phuc vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi từ năm 1998 đến nay. Bộ
nông nghiệp &PTNT có đề án ứng dụng KHCN trong phát triển các cây, con đặc sản; các sản
phẩm chủ yếu cho vùng trung du, miền núi Bắc bộ đến 2015.


Giống Lợn Lửng: một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa như: xã Xuân Sơn,
Vĩnh Tiền, Yên Sơn, Đông Cửu, Khả Cửu….Huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ còn giống lợn có
trọng lượng trung bình, không quá to, không quá bé thường được người dân bản địa gọi là “lợn
lửng”. Loại lợn này toàn thân có màu lông đen, trán dô, mặt phẳng, mõm dài, tai chuột, chân
nhỏ, tầm vóc nhỏ Trọng lượng cơ thể sau 12 tháng tuổi khoảng 17-30kg. Thịt Lợn Lửng thơm
ngon, ít mỡ, đang được thị trường ưa chuộng. Giá hiện tai từ:100.000đ – 120.000đ/1kg. Sở NN
và PTNT Tỉnh Phú Thọ đưa vào danh mục giống lợn bản địa quí hiếm cần bảo vệ và phát triển.
Sau khi phát hiện, Năm 2008 giống lợn này đã được đưa vào danh sách nguồn gen cần được bảo
tồn của Vịêt nam Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh sơn Phú Thọ phối hợp với Viện
chăn nuôi đang thực hiện bảo tồn loại lợn này.
Năm 2008, bộ môn động vật quí hiếm và Đa dạng sinh học đã trúng thầu đề tài “ Nghiên
cứu phát triển chăn nuôi lợn đặc sản (Lợn Lững và lợn 14 vú) với qui mô trang trại đảm bảo an

toàn và vệ sinh thực phẩm tại Tỉnh Điện Biên và Tỉnh Phú Thọ. Đề tài thuộc chương trình sinh
kế vùng cao, vùng sâu vùng xa cho đồng các dân tộc còn khó khăn vùng biển đảo và vùng núi
của Việt Nam, với nguồn vốn ADB của tổ chức thế giới giúp đỡ.
Mục đích nghiên cứu: “Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn Lửng huyện Thanh Sơn
Tỉnh Phú Thọ“ nhằm thực hiện đề tài nói trên.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu, đối tượng nghiên cứu
- Giống lợn Lửng đang nuôi tại Huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
- Các giống lợn khác đang nuôi tại Huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ
- Đối tượng nghiên cứu là người nuôi lợn, người quản lý chuyên môn chăn nuôi, thú y và
người tiêu dùng, thị trường tiêu thụ
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ và khu vực liến kề.
Bộ môn Động vật quí hiếm và Đa dạng sinh học - Viện chăn nuôi.
Phòng nông nghiệp và PTNT Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Qua trình khảo sát, nghiên cứu điều tra bắt đầu từ tháng 10/2008 – 12 /2009
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Sự phân bố dân cư, cơ cấu thành phần dân tộc, trình độ văn hoá, tập quán của đồng bào
dân tộc tại một số làng bản của huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ
- Tình hình sản xuất và nguồn thu nhập kinh tế và hướng phát triển sản xuất của nông
dân, đồng bào dân tộc tại một số làng bản của huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm lợn Lửng tai địa bàn điều tra và một số khu vực lân cận
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe doạ trong quá trình sản xuất của địa phương
2.5. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng


- Điều tra hồi cứu (Điều tra thu thập thông tin của 3 năm gần nhất)
- Điều tra trực tiếp (Điều tra, trao đổi và thu thập thông tin từ người chăn nuôi)
- Điều tra trung gian (Thu thập thông tin, số liệu thống kê từ cơ quan quản lý)

- Thành lập tổ, nhóm và phân công trách nhiệm, địa bàn điều tra.
- Tổ chức tập huấn cho các điều tra viên về phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu nhận và
ghi chép thông tin vào bộ mẫu phiếu điều tra.
- Thu thập phiếu sau khi điều tra, tổng hợp và phân loại thông tin theo chuyên đề
- Phân tích, sử lý số liệu điều tra.
- Sử dụng SWOT ( Strength, Weakness, Opportunity, Threat) để phân tích đánh giá tình
hình chung, tìm ra điểm mạnh và cơ hội để phát huy, tìm ra điểm yếu nguy cơ và mối đe doạ
tiềm ẩn để hạn chế và phòng ngừa có hiệu quả trong quá trình thực hiện đề tài cũng như sau khi
đề tài kết thúc.
- Số liệu điều tra được xử lý thống kê ANOVA- GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản
13.0.
3. Kết quả và thảo luận
Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm lợn Lửng tại Huyện Thanh Sơn
- Tỉnh Phú Thọ được trình bày ở các bảng sau:
Bảng 1. Tình hình chăn nuôi, nguồn thu nhập kinh tế của nông dân, đồng bào dân tộc tại Huyện
Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ (điều tra trung gian)
Địa bàn điều tra
tại huyện Thanh
Sơn - Tỉnh Phú
Thọ
Tổng
số hộ
điều
tra
Số hộ nuôi lợn
(%)
Số lợn nuôi/
số lợn đen
bản địa
( %)

Hộ thu
nhập từ
CN
(%)
Hộ thu
nhập từ
trồng rừng
(%)
Hộ thu
nhập từ
trồng cây
lương thực
(%)
Thu nhập
từ dịch
vụ (phi
NN) (%)
Xã Đông Cửu
972
444
(45,70%)
2354/1675
(71,15%)
52,73%
15,32%
18,21%
4,00%
Xã Thục Luyện
567
257

(45,30%)
1078/337
( 31,26%)
38,76%
19,54%
40,12%
5,55%
Xã Yên Lương
4200
1998 (47,50%)
5430/ 2870
(52,85%)
50,12%
35,11%
12,21%
7,21%
Xã Thắng Sơn
778
365 (47,00%)
1765/ 815
(46,17%)
41,32%
19,87%
35,50%
3,71%
Xã Cự Thắng
1791
756 (42,21%)
3989/2437
(61,10%)

39,45%
27,21%
32,21%
5,01%
Xã Địch Quả
1786
850 (47,60%)
3457/1398
(40,43%)
42,14%
31,01%
17,21%
7,31%
Xã Yên Sơn
1279
554 (44,82%)
2541/898
(35,34%)
45,43%
32,10%
16,32%
3,86%
Xã Cự Đồng
1236
520 (42,10%)
3124/ 924
(29,57%)
37,54%
29,42%
34,31%

11,21%
Xã Tất Thắng
752
(53,00%)
(31,71%)
42,87%
33,21%
16,11%
12,34%



Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Qua điều tra trung gian tại 9 địa phương của huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ thì tất cả
các địa phương đều có nuôi lợn các loại (lợn công nghiệp siêu nạc, lợn Móng cái, lợn lai và lợn
bản địa, trong đó số hộ nuôi lợn bản địa chiếm đa số.
- 100% các xã điều tra đều nuôi lợn Lửng và các giống lợn khác, trong đó xã Đông Cửu
có tỷ lệ người nuôi cao nhất 71,15% và xã có người nuôi thấp nhất là xã Thục Luyện 31,26%.
- Xấp sỉ 50% số hộ điều tra có nuôi lợn, cao nhất là 53,00% ở xã Tất thắng, thấp nhất là
42,10% ở xã Cự Đồng.
- Chăn nuôi lợn là nguồn thu kinh tế của bà con nông dân tại các xã điều tra.

Bảng 2. Cơ cấu dân tộc, nguồn thu nhập kinh tế và khả năng phát triển sản xuất của nông dân
tại Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ (Điều tra trực tiếp)
Số phường, bản, xã /
Số phiếu điều tra
Cơ cấu dân tộc (%)
Thu nhập kinh tế
chính từ
Nguồn thức ăn chăn

nuôi
Khả năng phát triển
sản xuất
Bản khu đồn, Hương
Cầu, Thanh Sơn
Tỉnh Phú Thọ/ 50
phiếu
-DtộcMường 94%
-Dtộc Dao,Tày 3% -
Dtộc Kinh 3 %.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 80% lợn Lửng,20%
lợn lai trắng, MC
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc ,
gia cầm , lợn bản
địa, lợn lửng
Bản mu 2, xóm Bầu,
xóm Bư xã Đông
Cửu, Thanh Sơn,
Tỉnh Phú Thọ/ 40
phiếu
-Dtộc Mường 95 %
- Dtộc Dao,Tày
Dtộc Kinh 5 %.
+ Trồng trọt

+ Chăn nuôi
- 85% lợn Lửng
- 15% lợn khác
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc
(Lợn đen bản địa)

Xom sinh, xóm
Vạch, xóm Ngán xã
Khả Cửu, Thanh
Sơn, Phú Thọ/ 50
phiếu
- Dtộc Mường 94%
- tộc Dao,Tày
- Dtộc Kinh 6%.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 74% lợn Lửng
- 26 % lợn khác
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc
(Lợn đen bản địa)

Xóm chiềng, xóm

Láng, Bản Muôi xã
Địch Quả, Thanh
Sơn, phú thọ/ 40
phiếu
- Dtộc Mường 89%
- Dtộc Dao,Tày và
Kinh 11 %.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 86% lợn Lửng
- 14 % lợn CN
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc
(Lợn đen bản địa),
gia cầm

Giáp trung, Ngọc
đồng, đồng địa, Phố
soi xã Thục Luyện,
Thanh Sơn Phú Thọ/
45 phiếu
- Dtộc Mường 86%
- Dtộc Dao,Tày và
Kinh 14 %.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 75% lợn Lửng

- 25% lợn các loại
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc ,
gia cầm , lợn bản
địa, lợn lửng
Đồng đằn, giai Hạ xã
Thắng sơn, Thanh
Sơn Phú họ/ 57
phiếu
- Dtộc Mường 74%
- Dtộc Dao,Tày và
Kinh 26 %.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 70% lợn Lửng
- 30 % lợn lai kin tế
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc
(Lợn đen bản địa)
Khu chợ, xã Yên
- Dtộc Mường 82%
+ Trồng trọt
-Phế phụ phẩm nông
- Chăn nuôi gia súc



Sơn, Thanh Sơn Phú
Thọ/ 45 phiếu
- Dtộc Dao 18%,.
+ Chăn nuôi
- 88% lợn lửng
10 % lợn trắng và
MCái
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
(Lợn đen bản địa),
gia cầm
Khu 4 – khu 16 xã
Tất Thắng Thanh
Sơn Phú Thọ/ 50
phiếu
- Dtộc Mường 82%
- Dtộc Tày 1%
-Dtộc Kinh 17 %.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 70% lợn lửng và 20
% lợn siêu nạc
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc ,

gia cầm , lợn bản
địa, lợn lửng
Khu 1 – khu 9 xã Cự
Thắng Thanh Sơn
Phú Thọ/ 50 phiếu
- Dtộc Mường 85%
- Dtộc Dao 2% và -
Dtộc Kinh 13%.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
-73% lợn Lửng.
- 21% lợn trắng và
móng cái lai
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc
(Lợn đen bản địa)

Kiêm Thịnh, Liên
Đồng xã Cự Đồng
Thanh Sơn Phú
Thọ/58 phiếu
- Dtộc Mường 87%
- Dtộc Dao,Tày và
Kinh 13 %.
+Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 56%lợn Lửng

- 14 % lợn trắng
- 28% lợn lai trắng
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc
(Lợn đen bản địa),
gia cầm
Khu 2,4, xóm Náy,
xóm Bồ Xo Xã Yên
Lương Thanh Sơn,
Phú Thọ/50 phiếu
- Dtộc Mường 74%
- Dtộc Dao 18%,
-Dtộc Kinh 8%.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- 63% lợn lửng
- 12% lợn lai
- 14% lợn MCái
-Phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại chỗ
- Chăn nuôi gia súc
(Lợn đen bản địa),
gia cầm, thuỷ sản
11 địa bàn điều tra/
535 phiếu điều tra

-Chủ yếu dân tộc
người mường
-Chăn nuôi
-Phế phụ phẩm
-Cây thô xanh
-Chăn nuôi
-Trồng trọt

Kết quả bảng 2, qua điều tra tại 11 xã, thị trấn, thị tứ của Huyện Thanh sơn Tỉnh Phú
Thọ, chúng tôi nhận thấy:
+ Về cơ cấu, thành phần và phân bố dân tộc:
- Tại các làng bản điều tra đều có từ 4 đến 6 dân tộc khác nhau cùng sống trong một cộng
đồng xã hội, trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm tỷ lệ cao nhất 74 % - 95 %, là thành phần
chủ yếu trong cơ cấu dân tộc của làng bản. Đồng bào dân tộc Dao chiếm tỷ lệ từ 2 – 18 % ( Yên
Sơn 18%). Dân tộc người Kinh chiếm tỷ lệ tương đương dân tộc Dao 3 -17% ( Tất Thắng 17%).
Thấp nhất là dân tộc Tày 1 – 2 %.
+ Nguồn thu nhập kinh tế của đồng bào chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và
chăn nuôi) trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá, lúc nhàn rỗi đi săn bắn,
đặt bẫy thú rừng. Thu nhập từ chăn nuôi là chính 70% còn từ trồng trọt và ngành nghề khăc là
30%. Trong chăn nuôi, nuôi lợn bản địa tập trung chủ yếu đối với đồng bào dân tộc, còn đôí với
đồng bào người Kinh thường nuôi lợn lai, lợn móng cái và lợn công nghiệp.
+ Đối với nuôi lợn đen bản địa, lợn lai thì nguồn thức ăn chủ yếu là tự cung tự cấp và tận
dụng phế phụ phẩm nông nghiệp (Bột ngô, khoai sắn, thóc). Phương thức nuôi chủ yếu thả rông,
ít được tác động kỹ thuật do đó năng xuất thấp, hiệu quả kém.
+ Lợn công nghiệp và lợn lai nuôi nhiều ở khu vực người kinh và các gia đình có điều
kiện kinh tế, kỹ thuật.


+ Hướng phát triển kinh tế trong vùng chủ yếu vẫn là chăn nuôi, trong đó chăn nuôi lợn
chính và đối với bà con người dân tộc nuôi lợn bản địa là phù hợp nhất. Theo nhận xét của chúng

tôi, khi mà các tiến bộ kỹ thuật được tập huấn và chuyển giao cho nông dân và cán bộ khuyến
nông, cán bộ chỉ đạo sản xuất tại chỗ được thường xuyên bổ túc kiến thức chắc chắn hiệu quả
kinh tế chăn nuôi của bà con sẽ tăng lên rõ rệt.
+ Kết quả bảng 1 và bảng 2, sau khi sử lý số liệu, thông tin chúng tôi nhận thấy có sự
khác nhau giữa các chỉ số. Sự sai khác này là đương nhiên vì các số liệu và thông tin được thu
nhận từ 2 đối tượng khác nhau. Kết quả thu được trong quá trình điều tra nghiên cứu có ý nghĩa
và giá trị khoa học lớn đối với chúng tôi, chúng tôi sẽ sử dụng toàn bộ thông tin trên trong quá
trình nghiên cứu đề tài, và đương nhiên kết quả thu được từ bảng 1 là quan trọng hơn.
Bảng 3. Tình hình tiêu thụ lợn Lửng Huyện Thanh Sơn -Tỉnh Phú Thọ và các khu
vực phụ cận
Địa bàn Điều tra
Lợn lửng và các loại lợn khác
Lợn Lửng
Lợn bản địa, lợn lai
Lợn công nghiệp
Giống
Thịt
Giống
Thịt
Giống
Thịt
Bản khu đồn, Hương
Cầu, Thanh Sơn Tỉnh
Phú Thọ/ 50 phiếu
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ

100%
Mua, bán
tại chỗ
70% Mua
bán tại
chỗ30%
xuất đi
90% mua
về
20% Mua
bán Tại
chỗ80%
xuất đi
Bản mu 2, xóm Bầu,
xóm Bư xã Đông
Cửu, Thanh Sơn,
Tỉnh Phú Thọ/ 40
phiếu
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
70% Mua
bán tại
chỗ30%

xuất đi
90% mua
về
20% Mua
bán Tại
chỗ80%
xuất đi
Xom sinh, xóm Vạch,
xóm Ngán xã Khả
Cửu, Thanh Sơn, Phú
Thọ/ 50 phiếu
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
70% Mua
b án tại
chỗ30%
xuất đi
90% mua
về
20% Mua
bán Tại
chỗ80%
xuất đi

Xóm chiềng, xóm
Láng, Bản Muôi xã
Địch Quả, Thanh
Sơn, phú thọ/ 40
phiếu
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
70% Mua
b án tại
chỗ30%
xuất đi
90% mua
về
20% Mua
bán Tại
chỗ80%
xuất đi
Giáp trung, Ngọc
đồng, đồng địa, Phố
soi xã Thục Luyện,
Thanh Sơn Phú Thọ/
45 phiếu
100%

Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
100%
Mua, bán
tại chỗ
70% Mua
bán tại
chỗ30%
xuất đi
90% mua
về
20% Mua
bán Tại
chỗ80%
xuất đi



Khả năng tiêu thụ
Giá thành/1kg lợn hơi (1000 đ ồng)
Lợn Lửng
Các giống lợn
lai
Lợn trắng công
nghiệp
Lợn Lửng
Các giống lợn

lai
Lợn trắng
công nghiệp
100% tiêu thụ
ngay tại ch ỗ

85% tiêu th ụ
ngay tại ch ỗ
15% xuất đi
nơi khác
10% tiêu thụ
tại chỗ.
90% xuất đi
nơi khá
20 -25
30 -35
25 -27
Giá bán/1kg lợn hơi (1000đồng)
Lợn 14 vú
Lợn móng
cái, lai
Lợn trắng
công nghiệp
Rất dễ
Dễ
Khó
80 - 110
70 - 100
28 - 30


Kết quả điều tra tại bảng 3 cho thấy:
+ Cả 5 địa bàn điều tra đều nuôi và mua bán cả 3 giống lợn là : Lợn Lửng. lợn lai các loại
và lợn trắng công nghiệp. Riêng giống lợn Lửng, đối với lợn giống cũng như lợn thịt đều tiêu thụ
tại chỗ 100%. Đối với các giống lợn Lửng, lợn bản địa,lợn lai thì con giống tiêu thụ 100% tại
chỗ, còn đối với lợn thịt có 70% tiêu thụ tại chỗ còn 30% xuất bán đi nơi khác. Còn đơi với lợn
trắng công nghiệp, về con giống 100% phải mua từ nơi khác về, còn lợn thịt chỉ có 20% tiêu thụ
được tại chỗ, còn 80% phải xuất bán về thị xã và thành phố việt Trì
+ Về Khả năng tiêu thụ và thị trường của các giống lợn nói trên, kết quả điều tra cho
thấy:
- Lợn Lửng (cả con giống và lợn thịt) đều tiêu thụ ngay tại chỗ 100%, hiện nay nhu cầu
thị trường đang rất lớn.
- Lợn lai các loại (cả con giống và lợn thịt) 85% tiêu thụ tại chỗ còn 15% xuất bán cho
vùng lân cận (Vùng đà Bắc của Hoà Bình)
- Đối với lợn trắng công nghiệp (cả con giống và lợn thịt) chỉ có 10% tiêu thụ được ngay
tại chỗ, còn 90% phải xuất bán về thành phố
+ Đối với giá thành sản phẩm các loại lợn nói trên đều tương đương nhau, chênh lệch
không nhiều, Từ 20.000đ – 35.000đ/1kg lợn hơi. Nhưng giá bán giữa các giống lợn có sự chênh
lệch nhau rất nhiều, cụ thể kết quả bảng trên cho thấy giá 1kg hơi của lợn Lửng (90.000đ–
130.000đ) gấp 3–4 lần giá 1kg hơi của lợn công nghiệp (28.000đ–30.000đ) và tương tự giá 1 kg
hơi lợn lai các loại (70.000đ – 10.000đ) gấp 2-3 lần lợn công nghiệp (28.000đ – 30.000đ). Điều
này cho chúng ta thấy rằng phát triền chăn nuôi lợn Lửng Và các giống lợn lai ở Huyện Thanh
Sơn và . các vùng có điều kiện khí hậu tương tự là thích hợp và phù hợp với khả năng điều kiện
kinh tế của đồng bào dân tộc, đồng thời chứng minh chương trình phát triển kinh tế chăn nuôi
của bộ khoa học và công nghệ, cũng như đề án của Bộ NN&PTNT về phát triển các cây, con đặc
sản có giá trị kinh tế cao cho vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2011–2015.
Từ các kết quả điều tra và các nguồn thông tin thu thập được, chúng tôi đã áp dụng
SWOT phân tích kết quả khảo sát điều tra tại địa bàn triển khai đề tài và có nhận xét đánh giá sau


Điều tra, khảo sát và nghiên cứu địa bàn triển khai, thực hiện đề tài tại huyện Thanh Sơn

- Tỉnh Phú Thọ so với một số vùng khác chúng tôi nhận thấy Huyện Thanh Sơn có một số điểm
cần lưu ý sau:
* Thế mạnh (Strength):
- Nguồn thức ăn thô xanh dùng cho chăn nuôi sẵn có tại chỗ dồi dào, đất dành cho chăn
nuôi lớn, nhân lực dư thừa nhiều, công lao động thấp.
- Giá thành/1 kg hơi của lợn Lửng tương đương với giá thành/1kg hơi của lợn công
nghiệp nhưng giá bán cao hơn gấp 3 – 4 so với lợn nuôi công nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ rộng khắp, nhu cầu của người tiêu dung ngày càng tăng cao, đặc biệt
là các đô thị nhà hang khách sạn
* Điểm yếu (Weakness):
- Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các vùng đồng
bào dân tộc ít người là rất khó khăn và có nhiều hạn chế.
- Phương tiện giao thông, thông tin liên lạc khó khăn, trình độ chuyên môn của cán bộ
khuyến nông, cán bộ
* Cơ hội (Opportunity):
Được đề tài/ dự án hỗ trợ, có chủ trương chính sách ưu tiên của nhà nước, nhu cầu thị
trường đối với thịt lợn đặc sản bản địa ngày càng cao, tiêu thụ sản phẩm rộng rãi và dễ dàng, giá
đắt hơn các loại thịt lợn khác. Người dân nuôi lợn nhiệt tình hưởng ứng. Được chính quyền địa
phương quan tâm, ủng hộ và khuyến khích.
* Mối đe doạ (Threat)
Dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Thế mạnh (Strength)
- Được chính quyền địa phương ủng hộ, tạo điều kiện và người dân nhiệt tình hưởng ứng
tham gia đề tài.
- Nguồn thức ăn thô xanh dùng cho chăn nuôi sẵn có tại chỗ dồi dào, công lao động phổ
thông nhiều, giá rẻ có thể tận dụng để phát triển chăn nuôi.
- Giá thành/1 kg hơi của lợn Lửng tương đương với giá thành/1kg hơi của lợn công
nghiệp nhưng giá bán cao hơn gấp 3 – 4 so với lợn nuôi công nghiệp.

- Thị trường tiêu thụ rộng khắp, nhu cầu của người tiêu dung ngày càng tăng cao, đặc biệt
là các đô thị nhà hang khách sạn
- Đầu tư cho chăn nuôi lợn Lửng thấp, thu lợi nhuận cao, chuồng trại đơn giản, mọi người
có thể nuôi lợn và khi áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì nuôi lợn này không gây ô nhiễm môi
trường
Điểm yếu (Weakness)


- Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các vùng đồng
bào dân tộc ít người là rất khó khăn và có nhiều hạn chế.
- Đất dành cho sản xuất nông nghiệp (Chăn nuôi, trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp, giao
thông liên lạc khó khăn, nhất là vào mùa mưa bảo.
Cơ hội (Opportunity)
Được đề tài hỗ trợ, có chủ trương chính sách ưu tiên của nhà nước, nhu cầu thị trường đối
với thịt lợn đặc sản bản địa ngày càng cao, tiêu thụ sản phẩm rộng rãi và dễ dàng, giá đắt hơn
các loại thịt lợn khác. Người dân nuôi lợn nhiệt tình hưởng ứng. Được chính quyền địa phương
quan tâm, ủng hộ và khuyến khích.
Mối đe doạ (Threat)
Dịch bệnh, lũ lụt, thú dữ thiên tai,
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu
- Ứng dụng kết quả vào sản xuất và chỉ đạo sản xuất cho những vùng có điều kiện tương
tự Huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ
Tài liệu tham khảo
1. Hoang Van Tieu, Le Viet Ly, Le Minh Sat and Vo Van Su (2008). Vietnam animal genetic resources
conservation and ultilization from 1990-2007. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Special volume
(2/2008).
2. Võ Văn Sự, Hoàng Thanh Hải, Phạm Hải Ninh (2008). Nghiên cứu thu thập đánh giá nguồn gen vật nuôi
có nguy cơ bị mất vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La và các vùng phụ cận. Báo cáo hội nghị khoa học Viện
Chăn Nuôi (2008).

3. Võ Văn Sự, Trịnh Phú Ngọc, Tăng Xuân Lưu, Phạm Hải Ninh (2008). Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và
phát triển một số động vật rừng có giá trị kinh tế: “Lợn rừng”. Báo cáo hội nghị khoa học Viện chăn nuôi
(2008).
4. Hoàng Văn Tiệu (2008). Kỹ thuật nuôi giử quỹ gen một số động vật quí hiếm – Nhà xuất bản nông nghiệp
– Hà Nội, 2008
5. Lê Hiền Hào, 1973. Thú kinh tế Miền Bắc Việt Nam, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1973.
6. University of Michigan Museum Zoology – Animal Diversity. (2006).
(Local boar)
7. Trịnh Phú Ngọc, 2005. Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn tại Hà Tây – Hà Nội. Đề tài
trọng điểm cấp Bộ, thuộc chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm 2005 – 2007.


×