Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu 41 giống vật nuôi nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.44 KB, 11 trang )



KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 41 GIỐNG VẬT NUÔI NỘI ĐỊA
Võ Văn Sự ,
1
Phạm Công Thiếu, Lê Thị Bình,
2
Đào Kim Dung,
2
Trần Công Yên,
3
Dr. P.K. Vij,
3
Dr. D.K Sadana
Viện Chăn Nuôi;
1
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn Vật nuôi;
2
Bộ Khoa học và Công nghệ;
3
Cục Bảo tồn Nguồn gen Vật nuôi Ấn Độ
Tóm tắt
Một cơ sở dữ liệu 41 giống nội địa Việt nam đã được xây dựng theo tiêu chí và nội dung của tiêu chí trên
cơ sở đúc rút từ các cơ sở dữ liệu của ấn độ, FAO và Viện chăn nuôi quốc tế.
1. Giới thiệu và tình hình nghiên cứu
Cùng với nghề trồng trọt, chăn nuôi là nghề đầu tiên của con người. Nó cung cấp khoảng
90% nhu cầu thịt - trứng – sữa cho xã hội cùng với nhiều sản phẩm khác như sức kéo, phân bón,
gia, đời sống văn hóa . Ngành cũng mang lại công ăn việc làm cho khòang 3 tỷ người trên thế
giới.
Ơ nước ta vị trí của ngành chăn nuôi cũng tương tự.
Tiền đề của ngành chăn nuôi này là 45 loài vật nuôi với hơn 14 000 giống (FAO, 2007).


Tập đoàn vật nuôi này được gọi là “Nguồn gen vật nuôi”. Ơ nước ta nguồn gen vật nuôi là 80
giống nội địa và khoảng 200 giống nhập (và các con số này còn tăng).
Với vị trí quan trọng như thế, nguồn gen vật nuôi được xem là tài sản của loài người.
Công tác bảo tồn nguồn gen ở thế giới bắt đầu từ năm 1960 và ở nước ta từ năm 1990.
Để bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn genvật nuôi hiệu quả ta cần đến việc thiết lập
cơ sở dữ liệu về nó.
Hệ thống dữ liệu đầu tiên về vật nuôi do của thế giới là: "Hệ thống thông tin đa dạng vật
nuôi - DAD-IS (Domestic animal diversity Information System) do Tổ chức nông lươngthế giới
thiết lập và vận hành. Tiếp đến là hệ thống thông tin nguồn gen vật nuôi của (DAGRIS -
(Domestic Animal Genetic Resources Information System) của Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI).
Nhiều nước cũng tạo cho mình những hệ thống dữ lịêu riêng. Thí dụ như Hệ thống thông tin
nguồn gen vật nuôi ấn độ-AGRI-IS (Animal Genetic Resources India Information System).
Trong nước, chúng ta cung đã tạo được một cơ sở dữ liệu ban đầu - dựa theo cách thức
của hệ thống đó. Đó là cuốn "At lát các giống vật nuôi ở Việt nam". Cuốn này cũng đã được
đăng tải trên trang WEB của Viện Chăn Nuôi ().
Đương nhiên do tính đặc thù (mang tính toàn cầu và tổng quát), các cơ sở dữ liệu trên
không thể cung cấp các nhiều yêu cầu quan trọng khác mà chúng ta cần đến cho công tác quản lý
nguồn gen vật nuôi hiện tại. Thí dụ như cơ quan nào, ai quản lý nguồn gen đó, dự án nào, nội
dung gì đã được nghiên cứu, đối tượng nào đã được khai thác, nguồn kinh phí ở đâu.
Chúng ta cần một cơ sở dữ liệu mới, nhiều thông tin hơn và khác hơn.
Đề tài này được tiến hành nhằm giải quyết mục tiêu nói trên.
Mục tiêu nhiệnm vụ:


- Xây dựng một bộ phần mềm phục vụ công tác quản lý nguồn gen vật nuôi Việt Nam
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện tại trên thế giới có các cơ sở dữ liệu về nguồn gen vật nuôi như sau:
Cuốn Danh sách các giống vật nuôi (Watch list for domestic animal diversity 3 edition)
do FAO và UNEP xuất bản năm 2000. Cuốn này chứa thông tin của 6379 giống vật nuôi trên
toàn thế giới.

Hệ thống đa dạng vật nuôi DAD-IS (Domestic Information system). Cơ sở dữ liệu này
của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xây dựng từ năm 1995. Có 186 nước trong đó có Việt
Nam tham gia. Năm 2006 đã có tư liệu của 14077 giống. (Cơ sở dữ liệu cũng được quản lý bằng
phần mềm cùng tên DAD-IS hoạt động trên Website.
Cơ sở dữ liệu nguồn gen vật nuôi của Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI - đóng tại Kenya –
Châu Phi), gọi là DAGRIS (Dometic animal Genetic Resources Information System (2006). Cơ
sở dữ liệu này chứa thông tin phần lớn từ tập đòan vật nuôi châu Phi và tập trung ở 4 loài (Trâu:
10 giống, bò: 30 giống, cừu: 42 giống, dê: 34 giống) (Cơ sở dữ liệu cũng được quản lý bằng
phần mềm cùng tên DAGRIS hoạt động trên Website.
Hội chăn nuôi Châu Âu cũng phát triển một cơ sở dữ liệu tương tự gọi EAAO-AGDP
(EAAP Animal Genetic Resources Data Bank). Cơ sở dữ liệu này tương
tự như DAD-IS. Và trong tương lai hai hệ thống này sát nhập vào một với cái tên chung là DAD-
IS version 3.
Cơ sở dữ liệu nguồn gen vật nuôi ấn độ, có tên AGRI_IS (Agri Genetic Resources
Information system).
Các lọai thông tin của các cơ sở dữ liệu này khá đa dạng, nhưng tựu trung có thể phân
làm các nhóm sau:
- Thông tin chung (tên, ảnh, số lượng, phân bố, cách thức quản lý, nuôi dưỡng, phân lọai
theo góc độ di truyền
- Thông tin về đặc điểm ngọai hình cơ bản của con giống: tầm vóc, kíhc thước, màu lông,
kiểu lông
- Thông tin về năng suất của một số chỉ tiêu quan trọng: sinh trưởng, năng suất trứng, khả
năng sản xuất thịt, tuổi thành thục, thành dục
- Thông tin về các đặc điểm sinh lý sinh hóa
- Thông tin về ADN
Các lọai thông in trên được dựa vào các tiêu chuẩn có được từ các kết quả nghiên cứu
trên thế giới.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Công tác bảo tồn thì mãi đến 1990 - tức năm khởi đầu về Chương trình Bảo tồn Nguồn
gen nhà nước mới bắt đầu được đặt thành vấn đề. Và cuốn "át lát các giống Vật nuôi Việt Nam"

(2005,) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành là cơ sở dữ liệu nguồn gen thuộc


loại đó. Cuốn át lát các giống vật nuôi được xây dựng theo cách thức của Hệ thống thông tin đa
dạng vật nuôi – DAD-IS (Domestic Animal Diversity Information System).
Cuốn này cũng được đưa lên mục "át lát các giống vật nuôi /Bảo tồn nguồn gen" trong
trang Web của Viện chăn nuôi (xem trang web vcn ).
Để quản lý các giống gia cầm được bảo tồn tại Viện Chăn Nuôi, phần mềm VPM cũng đã
được sử dụng để xây dựng một cơ sở dữ liệu về gà.
Năm 2007, trong phạm vi dự án Đa dạng sinh học, một cơ sở dữ liệu về điều tra các
giống vật nuôi cũng ở Hà Giang đã được xây dựng.
Các cơ sở dữ liệu liên quan nói trên đều được xây dựng với sự đóng góp của tác giả đề tài
(Võ Văn Sự).
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung
Đối tượng điều tra: 41 giống vật nuôi bản địa Việt Nam sẽ được điều tra tổng thể về các
mặt: Đặc điểm ngoại hình, năng suất, sự hình thành.
Danh sách các giống được điều tra như sau:
Lợn ỉ gộc ,Lợn Ba Xuyên, Lợn Mủo, Lợn Sóc, Lợn Vân Pa, Lợn Mường khương, Lợn Hung, Bò U đầu
rìu, Bò Vàng Việt nam, Bò Hmông, Ngựa thường Ngựa Bạch, Hươu sao, Hươu lợn Miến điện, Cừu Phan
rang,Thỏ Việt Nam đen và xám, Gà Ri, Gà Hồ, Gà Mía Gà Đông Tảo, Gà ác, Gà Lùn (Tè),Gà Móng, Gà
Tàu Vàng, Gà H’mông,Gà Trới, Gà Tò, Gà Xước, Gà lông chân, Gà 9 móng, Gà 6 móng, Vịt Cỏ, Vịt Bầu
Bến, Vịt Bầu Quì, Vịt Kỳ Lừa, Vịt Mốc Bình định, Vịt Đốm, Ngan Trâu, Ngan Dé, Ngỗng Cỏ và Bồ câu
Việt nam
- Nguyên liệu di truyền:
+ Viện chăn nuôi
+ Viện KH kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam
2.2. Phương pháp
- Xác định các lọai thông tin về vật nuôi theo tiêu chí của hệ thống dữ liệu DAD_IS,
DAGRIS, AGRISYS và yêu cầu VN.

- Xác định nội dung thông tin và tiêu chuẩn thông qua việc nghiên cứu các cơ sở dữ liệu
nói trên và yêu cầu của việc quản lý ở nước ta.
- Phương pháp thu thập thông tin. Thu thập thông tin được tiến hành qua việc điều tra
thực địa và nghiên cứu các tài liệu liên quan.
+ Điều tra thực địa: Thống kê số lượng vật nuôi, xác định lại môi trường nuôi dưỡng,
nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu còn chưa được nghiên cứu trong các công trình đã được thực
hiện. Các địa điểm được điều tra là những cơ sở nuôi 41 giống đó (xem bảng 2).
+ Tổng hợp các loại thông tin liên quan qua: (1) Các loại văn bản, báo cáo khoa học, dự
án, đề tài liên quan đến việc hình thành, năng suất 41 giống vật nuôi nói trên; (2) Văn bản công
nhận nguồn gen của Bộ nông nghiệp
2.3. Thời gian và địa điểm và kinh phí nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu:
2006-2007. Tuy nhiên do việc trao đổi với phía đối tác ấn độ bị chậm nên thời gian được
gia hạn đến tháng 3/2010
Địa điểm nghiên cứu
- Việt nam: Viện chăn nuôi và các địa điểm điều tra thực địa nói trên
- Ân độ: Cục bảo tồn nguồn gen ấn độ (Haryana), Trung tâm nghiên cứu Trâu ấn độ, các
trại thu gom (Halas House) bò thả rông ấn độ, Triễn lẫm giống vật nuôi quốc gia ấn độ, năm
2010 tại bang Punjab, Viện nghiên cứu sữa quốc gia ấn độ (bang Haryana).
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Xác định danh sách thông tin hệ thống dữ liệu
Đã nghiên cứu hệ thống dữ liệu nguồn gen vật nuôi của các tổ chức quan trọng trên thế
giới, là Hệ thống thông tin vật nuôi - AGRIS_SYS (ấn độ), cuốn Danh mục nguồn gen vật nuôi
(World watch list) (của FAO-UNEP), Hệ thống thông tin nguồn gen vật nuôi - DAGRIS (Viện
chăn nuôi quốc tế), Hệ thống thông tin đa dạng vật nuôi (DAD-IS của FAO) và át lát các giống
vật nuôi ở Việt nam. Các loại thông tin về nguồn gen vật nuôi ở một số cơ sở dữ liệu có thể tóm
tắt phân làm 7 nhóm như sau (Xem Bảng 1):
Bảng 1. Các loại thông tin về giống vật nuôi

1. Thông tin chung: Tên, ảnh, Xuất xứ (nội/ ngoại), Tình trạng thuần hóa, Phân loại di truyền,
Phát triển và khai thác, Công nhận nguồn gen, Đăng ký quản lý cá thể, Số lượng, Mục đích sử
dụng.
2. Hệ thống quản lý nuôi dưỡng: Hệ thống quản lý, Hệ thống vận động, Phương thức dinh
dưỡng, Thời gian nuôi nhốt, Môi trường quản lý đặc biệt
3. Công tác bảo tồn: Bảo tồn vật sống, Bảo tồn tinh, Bảo tồn phôi, Bảo tồn ADN
4. Đặc điểm ngọai hình: Các đặc điểm dễ nhận thấy, Kiểu lông (loài chim), Bộ lông (loài chim),
Màu cẳng chân + bàn (loài chim), Kiểu mào (loài chim), Màu vỏ trứng (loài chim), Độ dài
cánh, Ngoại hình loài thú, Màu lông (loài thú), Màu da (loài thú), Số sừng (loài thú), Màu lông
(loài thú), Hình dáng kích thước sừng (loài thú), Kiểu tai, Yếm (trâu, bò), U (trâu bò), Lông
hay len (loài thú), Kiểu sợi lông (cừu)
5. Đặc điểm thích nghi và năng suất: Khả năng thích nghi, Khả năng thích nghi đặc biệt, Sức
khỏe đặc biệt, Khả năng sinh sản đặc biệt, Khả năng đặc biệt khác, Sản phẩm đặc biệt, Tuổi
sinh sản, Năng suất trứng, Số con đẻ / ổ, Sinh trưởng, Mổ thịt, Năng suất sữa, Năng suất len
cừu, Năng lực cày kéo, Năng lực cưỡi
6. Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa: Tỉ lệ albumin sữa, Nồng độ tế bào hồng cầu, Hàm lượng hồng
cầu, Hàm lượng globulin, Tấn số gen, Tần số kiểu gen, Tỉ lệ chết, Khoảng cách đẻ, Số tế bào
hồng huyết cầu, Tổng protein máu, Tổng bạch cầu, Khả năng chuyển hóa thức ăn (gà), Khả
năng nhận thức ăn (gà), Tỉ lệ albumin, Tỉ lệ lắng máu (Erythroyte Sedimentation Rate) và Khả
năng kháng bệnh


7. Cở sở bảo tồn-quản lý: Bệnh viện, Cơ sở giống, Cơ sở chuyển giao tiến bộ Kỹ thuật, Danh
mục các trang trại chăn nuôi, Các cơ sở thú y, Các cơ sở thụ tinh nhân tạo, Số lượng lò mổ ,
Thu nhập và Cơ sở sản xuất tinh (tinh bank)

3.2. Nội dung thông tin và tiêu chuẩn thông tin về con giống và công tác bảo tồn
Nội dung và tiêu chuẩn của của thông tin chung được dựa vào hương dẫn của các dữ liệu
AGRIS-IS, DAD-IS và DAGRIS và cho Vịêt nam dựa vào yêu cầu Ban quản lý đề án “Bảo tồn
nguồn gen vật nuôi Việt nam”.

3.2.1. Thông tin chung
Bảng 2. Nội dung và tiêu chuẩn các lọai thông tin về các đối tượng bảo tồn.
Thông tin
Chi tiết và tiêu chuẩn thông tin
Đối tượng (giống vật
nuôi)
Tên chính thức, nội / nhập ngọai, thú / chim , loài (trâu, bò )
Tên
Tên khác, ngôn ngữ, nơi sử dụng.
Ảnh
Đối với lòai thú: ảnh đực và cái và đối với lòai chim: ảnh đực /
cái và đàn trưởng thành. Anh được chụp theo tiêu chuẩn giống
(chụp từ phía ngang, trung điểm là điểm cắt hai đường chéo.
Xuất xứ nguồn gen nội.
Do: phát hiện, chọn lọc, lai tạo?. Miêu tả tóm tắt quá trình đó.
Xuất xứ nguồn gen ngoại
Năm nào, ai nhập, tổ chức xuất, từ nước nào, đực /cái/
tinh/phôi? Miêu tả tóm tắt quá trình đó.
Tình trạng thuần hóa
Thuần hóa/ bán hoang dã / hoang dã? Miêu tả tóm tắt quá trình
đó.
Phân loại di truyền
Thuộc: Loài/giống/dòng? Ghi chú nếu có.
Phát triển và khai thác
Dự án / đề tài khai thác nào, tên, năm bắt đầu, năm kết thúc, ai
chủ trì, cơ quan nào chủ trì, nguồn kinh phí, số tiền, tóm tắt quá
trìng thực hiện và kết quả.
Công nhận nguồn gen
Năm và cơ quan cấp phép.
Đăng ký quản lý cá thể

Năm và cơ quan đăng ký.
Số lượng
Cơ số (đực/ cái/ cả hai )và phân bố
Mục đích sử dụng
Xếp thứ tự theo mức độ ưu tiên mà giống vật nuôi được sử
dụng các lọai hình sau: 1 Sữa, 2 Trứng, 3 Thịt, 4 mỡ,….

3.2.2. Hệ thống quản lý và nuôi dưỡng
Hệ thống quản lý
Giống vật nuôi được quản lý theo hình thức nào, sau đây:
1 Thâm canh , 2 Bán thâm canh, 3 Quảng canh , 4 Sân
chơi hoặc sân trang trại.5 Tự kiếm ăn và 6 Nuôi khống


Hệ thống vận động
Giống vật nuôi được vận động theo hình thức nào, sau đây:
1 Cố định 2 Bán cố định 3 Du mục
Phương thức dinh dưỡng
Không kiểm soát, Phụ phẩm nhà nông, Phụ phẩm công nông
nghiệp
Thời gian nuôi nhốt
Bao nhiêu tháng trong một năm
Môi trường quản lý đặc
biệt
Môi trường quản lý khác bình thường

3.2.3. Bảo tồn
Thông tin
Ghi chú
Bảo tồn vật sống

Năm, hình thức (insitu_exitu), Số đực, cái, Cơ sở bảo tồn,
Chủ trì, Kinh phí, Môi trường, Chiến lược nhân giống, các
thông tin khác
Bảo tồn tinh
Năm, Số tinh, Cơ sở bảo tồn, Chủ trì, Kinh phí, các thông tin
khác
Bảo tồn phôi
Năm, Số phôi, số đực, cái tham gia tạp phôi, Cơ sở bảo tồn,
Chủ trì, Kinh phí, các thông tin khác
Bảo tồn AND
Năm, Số phôi, số đực, cái tham gia tạp phôi, Cơ sở bảo tồn,
Chủ trì, Kinh phí, các thông tin khác

4.2.4. Đặc điểm ngọai hình
a. Bộ lông (loài chim):
Chim Cu, Lông có viền, Sọc ngang-Autosoma, Sọc ngang (liên kết giới tính
Lông gạch chì, Lông dát, Lông đốm, Lông xước, Lông mượt và Trắng đầu
b. Các thông tin về bộ lông loài chim
Bạc colombia. Kiểu hoang dã và khiểu khác, Đa màu, Nâu, Đen tuyền,Trắng,
Đỏ, Trắng và hơi vàng, Đỏ tuyền và dạng khác, Trắng và nâu, Đỏ và đen và
Trắng tuyền, Đỏ và nâu, Trắng và vàng
c. Màu cẳng chân + bàn (loài chim):
Cam, Vàng, Đa màu, Xám, Đen tuyền, Xanh biển, Đỏ hồng, Xanh lục, Trắng
Tím trắng
d. Danh mục các kiểu mào:
Dâu Tây, Mào đơn, Duplex, Hạt đỗ, Hoa hồng, Mào Kép, Cây mao lương hoa vàng, Nệm
và Walnut
e. Màu vỏ trứng:
Hơi đỏ, Nâu, Nâu với vết đốm đỏ và Trắng
f. Hình dáng kich thước sừng



Cung đứng, Hình cung nằm ngang, Cụp sau, Đỗ xoắn, Sừng đũa xoắn, Sừng cành cây,
Sừng chóc, Sừng cánh tay, Sừng đũa, Sừng cụp ngang và Vòng ngược
g) Kiểu lông cừu:
Lông thô, Lông Mohair / Angrora, Lông Cashmere, Lông mịn, Lông vừa
h) Màu lông của động vật có vú:
Phân loại các kiểu sừng theo FAO, và Viện Chăn Nuôi quốc tế và ấn Độ, gồm các màu:
Đen, Đỏ, Trắng và Vàng
3.2.5 Đặc điểm thích nghi và năng suất
Các loại thông tin về năng lực và chỉ số sản xuất thịt, sữa của con giống.
Khả năng thích nghi đặc biệt, Sức khỏe đặc biệt, Khả năng sinh sản đặc biệt
Khả năng đặc biệt khác và Sản phẩm đặc biệt và các tính trạng khác như sau: tuổi sinh
sản: (Tuổi thành dục, đẻ lần đâu, khoảng cách hai lứa đẻ); Năng suất trứng: (Năng suất trứng /
lần đẻ và /năm. Khối lượng trứng); Số con đẻ / ổ khối lượng sơ sinh; Khối lượng ở các tuổi đặc
biệt và môi trường nuôi dưỡng; Tuổi mổ thịt và tỉ lệ thịt xẻ, độ dày mỡ lưng, môi trường nuôi
dưỡng; Năng suất sữa thực, quy đổi 305 ngày và tỉ lệ mỡ, số ngày vắt sữa
3.2.6. Các thông tin khác
* Dự án quan trọng liên quan đến nguồn gen
Đây là các thông tin mà Ban quản lý Bảo tồn Nguồn gen nước ta cần theo dõi. Các thông
tin được ghi nhận là: Tên dự án, Loại hình (Bảo tồn, khai thác, thông tin, tìm nguồn gen, tổng
hợp), Năm bắt đầu, Năm Kết thúc, Nhà tài trợ, Số tiền, Tóm tắt nội dung và Tóm tắt kết quả.
Các cơ sở dữ liệu của FAO, Viện Chăn Nuôi quốc tế, ấn độ không có thông tin này.
* Công trình nghiên cứu, cơ sở dữ liệu, thông tin tra cứu quan trọng
Đây là các thông tin mà Ban quản lý Bảo tồn Nguồn gen nước ta cần theo dõi. Các thông
tin được ghi nhận là: Mã công trình, Tên công trình, Tác giả, Chủng loại (sách, tạp chí, báo,
phim ), Ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Việt ), Năm xuất bản, Nhà xuất bản và Có ở đâu.
Các cơ sở dữ liệu của FAO, Viện Chăn Nuôi quốc tế, ấn độ không đưa vào thành mục
riêng. Tuy nhiên riêng Viện Chăn Nuôi quốc tế có trích dẫn.
3.3. Cơ sở dũ liệu

* Dạng động vật:
Theo bản thuyết minh, 41 giống vật nuôi được miêu tả. Tuy nhiên do một số giống nội là
hai hoặc 3 giống: Thỏ Việt nam (Thỏ đen và thỏ xám), và ngan Việt nam là 3 giống (trâu, dé và
sen). Vì thế số lượng con giống thực tế là 43.
43 giống vật nuôi bản địa đã được điều tra (theo yêu cầu của đề tài) đã được điều tra các
nội dung thông tin về nguồn gen vật nuôi.
* Dạng nguyên liệu di truyền:
Số lượng, hiện trạng các nguyên liệu di truyền như tinh, phôi, ADN được bảo tồn từ 1990
đến nay đã được thống kê tại Viện Chăn Nuôi. Riêng tại Viện KH kỹ thuật Nông nghiệp Miền
Nam, không có sự bảo tồn các loại nguyên liệu này.


* Thông tin “Người nhập” và nguồn tư liệu:
Tất cả các số liệu được nhập được gắn thêm thông tin: nguồn số liệu và người nhập. Với
cách thức này chúng ta có thể kiểm sóat được nguồn gốc số liệu được nhập và từ đó có thể tham
khảo các nguồn số liệu đó.
Trong các cơ sở dữ liệu quan trọng đã được kể trên, chỉ có hệ thống thông tin của Viện
chăn nuôi quốc tế là có nội dung này.


Nội dung thông tin của các giống như sau:
Thông tin
lòai
Số giống
Số bản ghi
Thông tin chung



Tên

Tất cả
43
86
ảnh
Tất cả
43
86
Xuất xứ (nội/ ngoại)
Tất cả
43
43
Tình trạng thuần hóa
Tất cả
43
43
Phân loại di truyền
Tất cả
43
43
Phát triển và khai thác
Tất cả
43
43
Công nhận nguồn gen
Tất cả
43
43
Đăng ký quản lý cá thể




Số lượng
Tất cả
43
72
Mục đích sử dụng
Tất cả
43
43
Hệ thống quản lý nuôi dưỡng



Hệ thống quản lý
Tất cả
43
43
Hệ thống vận động
Tất cả
43
43
Phương thức dinh dưỡng
Tất cả
43
43
Thời gian nuôi nhốt
Tất cả
43
43
Môi trường quản lý đặc biệt

Tất cả
43
43
Công tác bảo tồn



Bảo tồn vật sống
Tất cả
43
391
Bảo tồn tinh
Lòai thú
3
12
Bảo tồn phôi
Lòai thú
5
5
Bảo tồn ADN
Tất cả
19
19
Đặc điểm ngọai hình



Các đặc điểm dễ nhận thấy
Tất cả
43

43
Kiểu lông đặc biệt (loài chim)
Lòai chim
7
7
Bộ lông (loài chim)
Lòai chim
26
26
Màu cẳng chân + bàn (loài chim)
Lòai chim
25
25
Kiểu mào (loài chim)
Lòai chim
15
15
Màu vỏ trứng (loài chim)
Lòai chim
26
26
Ngoại hình loài thú
Lòai thú
17
34
Màu lông (loài thú)
Lòai thú
17
17
Màu da (loài thú)

Lòai thú
17
26
Số sừng (loài thú)
Lòai thú
5
5
Màu lông (loài thú)
Lòai thú
17
17
Hình dáng kích thước sừng (loài thú)
Lòai thú
10
10
Lông hay len (loài thú)
Lòai thú
1
1
Kiểu sợi lông (cừu)
Cừu
1
1
Đặc điểm thích nghi và năng suất





Thông tin

lòai
Số giống
Số bản ghi
Khả năng thích nghi đặc biệt
Tất cả
41
41
Sức khỏe đặc biệt
Tất cả
1
1
Khả năng sinh sản đặc biệt
Tất cả
5
5
Khả năng đặc biệt khác
Tất cả
4
4
Sản phẩm đặc biệt
Tất cả
13
13
Tuổi sinh sản
Lòai thú
17
34
Năng suất trứng
Lòai chim
26

49
Số con đẻ / ổ
Lòai thú
17
34
Sinh trưởng
Tất cả
43
375
Mổ thịt
Tất cả
43
85
Năng suất sữa
Lòai thú


Năng suất len cừu
Lòai thú
1
1
Năng lực cày kéo
Lòai thú


Năng lực cưỡi
Lòai thú


Các thông tin liên quan khác




Cơ sở bảo tồn / quản lý
Tất cả

115
Chủ nhiệm bảo tồn
Tất cả

83
Dự án khai thác
Tất cả

5
Nguồn tư liệu liên quan
Tất cả

15

Hồ sơ các giống này được miêu tả chi tiết trong cuốn “Sản phẩm nghiên cứu”.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
43 giống vật nuôi nội địa đã được miêu tả với các thông tin cơ bản:
- Nguồn gốc, Tên, ảnh, Tên gọi, Xuất xứ nguồn gen, Tình trạng thuần hóa, Phân loại di
truyền, Phát triển và khai thác, Công nhận nguồn gen, Đăng ký, qun lý cá thể, Số lợng vật nuôi,
Mục đích sử dụng, Hệ thống quản lý, Hệ thống vận động, Phương thức dinh dưỡng vật trưởng
thành, Thời gian nuôi nhốt, Môi trường qun lý đặc biệt, Bảo tồn con vật sống, tinh, phôi,
ADN,Các dự án quan trọng liên quan đến nguồn gen, Công trình NC, CSDL, thông tin tra cứu
quan trọng.

- Ngoại hình của các con giống: Ngoại hình loài thú, Kiểu lông chim, Bộ lông chim, Màu
cẳng chân và bàn (loài chim), Kiểu mào, Màu vỏ trứng, Màu lông (động vật có vú), Màu da, Số
sừng, Hình dáng và kích thước sừng, Số liệu các đặc điểm dễ nhận thấy, Số liệu lông hay len
(loài thú), Kiểu sợi lông (cho cừu), Khả năng thích nghi đặc biệt, Sức khỏe đặc biệt, Khả năng
sinh sản đặc biệt, Khả năng đặc biệt khác, Sản phẩm đặc biệt
- Các tính trạng sản xuất: Tuổi sinh sản(loài thú), Số con/đẻ/ổ, Năng suất trứng, Sinh tr-
ưởng, Mổ thịt, Năng suất sữa, Năng suất len cừu, Năng lực cày kéo, Năng lực cưỡi.


- Các thông tin liên quan: cơ sở, chủ trì, các dự án, các nguồn tư liệu liên quan cũng đã
được cập nhật.
- Nguồn tư liệu được tham khảo từ các nghiên cứu cơ bản trước đến nay và trên cơ sở điều
tra của chúng tôi.
- Số liệu bảo tồn được thu từ 1990, khi đề án “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt nam” khởi
động.
4.2. Đề xuất các nghiên cứu tiếp theo
Tiếp tục điều tra và hoàn chỉnh số liệu nguồn gen của 40 giống vật nuôi nội địa còn lại và
(khoảng) 200 giống / dòng vật nuôi nhập ngoại.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Chủ nhiệm Đề án Bảo tồn Quỹ gen Vật nuôi quốc gia (2004). Khai thác nguồn gen các giống vật
nuôi. Hội nghị Bảo tồn Quĩ gen Vật nuôi 1990 – 2004. Hà Nội,10/2004, trang 13.
2. Ban Chủ nhiệm Đề án Bảo tồn Quỹ gen Vật nuôi Quốc gia (2004). Bảo tồn Nguồn gen Vật nuôi Việt Nam
1990- 2004 và định hướng 2005-2010. Hội nghị Bảo tồn Quỹ gen Vật nuôi 1990 – 2004. Hà Nội,10/2004,
trang 1.
3. Ban Chủ nhiệm Chương trình Bảo tồn Nguồn gen Vật nuụi Quốc gia (2010). Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuụi Việt Nam giai đoạn 2005-2009.
Main.aspx?MNU=1067&Style=1&ChiTiet=9982&search=XX_SEARCH_XX
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004). át lát các giống vật nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp- Hà
Nội – 2004.
5. FAO (1998). DAD-IS 2.0. User's manual for National Coordinators for the managment of Farm Animal

Genetic Resources.
6. FAO (1998). DAD-IS 2.0. (Phần mềm - Domestic animal diversity Information System)
7. FAO. DAD-IS.
8. ILRI - DAGRIS
9. ILRI (2006). News. dagris
10. ILRI (2007). Domestic Animal Genetic Resources Information System (DAGRIS). (Phần mềm)
11. Lê Viết Ly, PGS. Hoàng Văn Tiệu, TS. Lê Minh Sắt, TS. Võ Văn Sự (2002). Kết quả bảo tồn nguồn gen vật
nuôi Việtnam. Kết quả bảo tồn tài nguyên di truyền Nông nghiệp. (Trang 128-139) NXB Nông nghiệp,
2002.


×