Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tiểu luận: Thực trạng chính sách ngoại thương và cán cân thương mại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.54 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 1





Tiểu luận

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 2

I. Lý thuyết
1. Chính sách ngoại thương
1.1. Chính sách ngoại thương là gì?
Chính sách ngoại thương là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên
tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với
lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn. Chính sách ngoại thương là một hệ thống
chính sách của Nhà nước nó phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời
kỳ. Nó ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất xã hội và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân
vào quá trình phân công lao động quốc tế.
1.2. Vai trò của chính sách ngoại thương trong nền kinh tế
 Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị
trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
 Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và
vươn lên trong hoạt động kinh doanh.
 Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia.
1.3. Một số công cụ thực thi chính sách ngoại thương
1.3.1. Thuế quan


Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định như tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu
Thuế quan xuất khẩu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và áp dụng với phạm vi hạn
chế và mức thuế suất không cao. Thường áp dụng đối với các mặt hàng truyền thống với
thuế suất không ảnh hưởng đến cung cầu.
Thuế quan nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và sử dụng tương đối phổ
biến ở các nước trên thế giới với các mức thuế suất rất khác nhau đối với từng nhóm hàng
hoá cụ thể và tuỳ theo điều kiện từng nước.




1.3.2. Các biện pháp phi thuế quan
1.3.2.1. Hạn ngạch
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 3
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hàng hoá hay một
nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời gian nhất định thường là
một năm đối với một thị trường cụ thể.
Tác động:
 Hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá.
 Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế
nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa.
Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng nhập khẩu.
Xét về mặt bảo hộ không có sự khác biệt nào giữa thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên sự tác
động của hạn ngạch nhập khẩu khác với sự tác động của thuế quan ở hai mặt. Mức thuế
quan tối thiểu ít nhất cũng mang lại thu nhập cho Chính phủ, có thể cho phép giảm những
loại thuế khác và do đó nó bù đắp một phần nào cho người tiêu dùng trong nước. Trong khi
đó, hạn ngạch nhập khẩu lại đưa lại lợi nhuận có thể rất lớn cho những người may mắn xin
được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.

Hạn ngạch nhập khẩu thường được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt hay sản
phẩm và thị trường đặc biệt. Ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng đối với
4 loại hàng: ô tô 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy, linh kiện điện tử LKD, SKD, nguyên liệu
phụ liệu sản xuất thuốc lá. Để quản lý nhập khẩu các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất
khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theo thời gian nhất
định.
1.3.2.2. Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ trong
nước ra nước ngoài đặc biệt là đối với hàng hoá mới tham gia xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu
có thể được thực hiện bằng cách Nhà nước cấp vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp thông
qua chính sách đầu tư, thực hiện cho vay ưu đãi thông qua chính sách tín dụng hoặc bằng
cách trợ giá.
1.3.2.3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất
khẩu phải hạn chế bớt hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ
áp dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết.
Áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.
1.3.2.4. Các biện pháp hành chính, kỹ thuật hạn chế xuất khẩu
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 4
Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt
là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường
sinh thái
Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận
động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới.
Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp
dụng những quy định này.

1.3.2.5. Tín dụng xuất khẩu
Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất

khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường
tín dụng cho hoạt động xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu thường được áp dụng cho các nước
phát triển và áp dụng chủ yếu cho các nhóm hàng thiết bị, máy móc, dây truyền
1.3.2.6 . Một số biện pháp khác
 Giấy phép xuất khẩu
 Bán phá giá
 Hệ thống thuế nội địa.
 Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.
 Độc quyền mua bán.
 Quy định về chứng thư khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu.
 Thưởng xuất khẩu.
 Đặt cọc nhập khẩu.
2. Cán cân thương mại
2.1. Phân biệt Cán cân thanh toán và Cán cân thương mại
2.1.1. Cán cân thanh toán (balance of payment) – BOP
Là bản kết toán tổng hợp giá trị bằng tiền của tất cả giao dịch quốc tế của một quốc
gia, bao gồm: giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, và thu nhập từ dịch vụ và đầu tư.
2.1.2. Cán cân thương mại (balance of trade)
Là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Cán cân thương mại ghi
lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời
gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa
chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 5
mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng
bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại (CCTM) là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (XK) hàng
hóa (thường tính theo giá FOB) với tổng giá trị nhập khẩu (NK) hàng hóa (thường tính theo
giá CIF) của một nước với nước ngoài trong một thời kì xác định, thường là một năm.
2.2. Bản chất cán cân thương mại

Cán cân thương mại của một quốc gia phản ánh khối lượng xuất nhập khẩu về hàng
hóa và dịch vụ của một quốc gia với các nước khác. Về mặt kinh tế, cán cân thương mại thể
hiện mối quan hệ tương quan giữa việc tăng hay giảm lượng giá trị của một nền kinh tế
nghĩa là nó phản ánh lượng tiền tăng lên hoặc giảm đi của một quốc gia trong một thời gian
nhất định.
Trạng thái của cán cân thương mại thường rơi vào 3 trạng thái. Trạng thái của cán cân
thương mại được dựa vào sự chênh lệch của giá trị giao dịch xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Khi mức chênh lệch là lớn hơn không, thì cán cân thương mại có thặng dư.
+ Khi mức chênh lệch nhỏ hơn không, thì cán cân thương mại có thâm hụt.
+ Khi mức chênh lệch đúng bằng không, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
2.3. Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại
2.3.1. Nhập khẩu
Có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của
nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (Marginal propensity to
import - MPI). MPI là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví
dụ, MPI bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2
đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối
so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
2.3.2. Xuất khẩu
Chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của
nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và
thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường
coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
2.3.3. Tỷ giá hối đoái
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 6
Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa
hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền
của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá

hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội
tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất
khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong
khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
2.3.4. Ảnh hưởng của dòng vốn
CCTM là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. CCTM phụ thuộc vào chênh
lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như: FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng
vốn vay thương mại khác.
2.3.5. Ảnh hưởng của thu nhập
Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăng theo.
Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa
từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng theo. Do vậy, CCTM phụ
thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
2.3.6. Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế
Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến CCTM .
Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện CCTM . Các chính sách
liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác sẽ ảnh hưởng mạnh đến CCTM.
Ngoài ra, CCTM còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công
nghiệp của quốc gia.
2.3.7. Tỷ lệ trao đổi
Tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hóa nhập khẩu
với giá xuất khẩu của nước đó. Nói cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.
Do đó, tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến CCTM.
2.3.8. Phá giá tiền tệ
Phá giá (hay nâng giá) là giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái được chính phủ ủng hộ.
Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc gia. Do đó,
tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của CCTM .
Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng như:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 7
+ Các chính sách của chính phủ đối với thương mại.
+ Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài.
+ Các chu kỳ kinh tế của quốc gia và thế giới.
2.4. Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế
Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng:
- Xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế.
- Số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ.
2.4.1 Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng
Bảng dưới đây trình bày một nền kinh tế với các bộ phận cấu thành ban đầu như một
nền kinh tế đóng, sau đó bổ sung xuất khẩu, nhập khẩu cho nền kinh tế mở.

- Cột 1 là mức GDP ban đầu trong nền kinh tế đóng.
- Cột 2 là cầu trong nước bao gồm tổng tiêu dùng (C), đầu tư (I) và mua hàng hóa, dịch
vụ của chính phủ (G).
- Cột 3 là xuất khẩu và vì xuất khẩu phụ thuộc tình hình kinh tế của các nước bạn hàng
nên giả định nó không thay đổi.
- Cột 4 là nhập khẩu, nhập khẩu chủ yếu phụ thuộc GDP nên giả định nó luôn bằng 10%
GDP.
- Giá trị xuất khẩu ròng tại cột 5 bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, nó mang giá trị dương
nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại, sẽ mang giá trị âm.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 8
- Sau khi cộng giá trị đóng góp của xuất khẩu ròng vào cầu nội địa để tạo thành tổng chi
tiêu và chính là tổng cầu ta được giá trị ghi tại cột 6.
Hình vẽ sau minh họa cho ví dụ với các thông số trong bảng trên. Trong đó các kí hiệu:
- C (consumption) là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
- I (gross investment) là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được
coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính
đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.

- G (government spending) là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền).
Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả
dụng (có thể đem đi tiêu).
- X (Net Export) là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế.

Nền kinh tế mở đạt mức cân bằng khi tổng chi tiêu bằng GDP nghĩa là đường tổng chi
tiêu cắt đường phân giác OO' (ứng với mức GDP ban đầu là 35 tỷ USD). Đó chính là điểm
E trên đồ thị bên phải. Ở điểm này cầu nội địa chỉ có 31,5 tỷ USD nhưng cầu về xuất khẩu
ròng (khoảng cách giữa đường C+G+I+X và đường C+G+I) là 3,5 nên tổng chi tiêu là 35 tỷ
USD và đúng bằng GDP.
Như vậy nền kinh tế mở có thể đạt mức sản lượng cân bằng ở mức xuất khẩu ròng
khác 0. Tại điểm có mức xuất khẩu ròng bằng 0 (đường C+G+I cắt đường C+G+I+X), tổng
cầu trong nước bằng với tổng cầu và đều bằng 63 tỷ USD. Về phía bên trái điểm này, cầu
xuất khẩu ròng luôn dương, tổng cầu nội địa nhỏ hơn tổng chi tiêu và ở bên phải, cầu xuất
khẩu ròng luôn âm, tổng cầu nội địa lớn hơn tổng chi tiêu.
2.4.2. Số nhân trong nền kinh tế mở
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 9
Trong đồ thị trên, độ dốc của đường tổng chi tiêu C+I+G+X nhỏ hơn độ dốc của
đường cầu nội địa C+G+I, điều đó là do sự "rò rỉ" qua nhập khẩu. Giả sử nền kinh tế có xu
hướng tiêu dùng cận biên (marginal propensity to consume - M PC) là 0,75 thì khi GDP tăng
100 USD, chi cho tiêu dùng tăng 75 USD. Nhưng cũng theo giả định trong ví dụ này, xu
hướng nhập khẩu biên MPZ là 0,10 (nhập khẩu luôn bằng 10% GDP) nên chi tiêu cho nhập
khẩu cũng tăng 10 USD. Do đó chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước chỉ còn tăng 65
USD mà thôi. Chính vì thế độ dốc của đường chi tiêu giảm từ 0,75 xuống còn có 0,65. Tác
động của "rò rỉ" qua nhập khẩu có tác động mạnh đến số nhân của nền kinh tế. Trong nền
kinh tế đóng, số nhân là 1/(1-M PC) còn trong nền kinh tế mở, do sự rò rỉ qua nhập khẩu, số
nhân chỉ còn 1/(1-(MPC-M PZ)). Khi không có ngoại thương, với MPC bằng 0,75 thì số
nhân là 1/(1-0,75) = 4; khi có ngoại thương số nhân chỉ còn 1/(1-(0,75-0,10)) = 2.857.
Những nền kinh tế nhỏ hầu hết đều rất mở, do vậy tác động của nhập khẩu đến số nhân của

nền kinh tế đặc biệt quan trọng. Từ ví dụ trên có thể dễ dàng suy ra nếu xu hướng nhập khẩu
biên là 0,75 thì số nhân là 1 nghĩa là hiệu ứng số nhân đã bị triệt tiêu hoàn toàn bởi rò rỉ qua
nhập khẩu.
II. Thực trạng và nguyên nhân tại Việt Nam
1. Thực trạng chính sách ngoại thương ở Việt Nam
1.1. Các biện pháp thuế quan
Nhìn chung chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh
hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các
hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan
được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập
kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định
đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên
minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách
thuế quan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thị
trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài. Theo đó, Việt Nam cam
kết ràng buộc trong WTO như sau:
 Một số mặt hàng đang có mức thuế cao từ trên 20% sẽ được cắt giảm thuế ngay sau khi
gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: Hàng dệt
may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị - điện tử.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 10
 Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế
(chiếm 35,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng
3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao
hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của biểu thuế),
chủ yếu là đối với các nhóm hàng như: Xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương
tiện vận tải…
 Việt Nam cũng cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành
mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may
và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là các thiết bị máy bay,

hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian ân hạn để giảm thuế từ 3 – 5 năm.
Trong các hiệp định trên, ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc
diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 – 5 năm. Như vậy, các sản phẩm
điện tử như: Máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số….sẽ đều có
thuế suất 0% sau 3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng: Đường,
trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Riêng muối là mặt hàng WTO không coi là nông sản, do
vậy thường không được áp dụng công cụ hạn ngạch thuế quan nhưng ta kiên quyết giữ để
bảo vệ lợi ích của diêm dân. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương
đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40 – 50%, thuốc
lá 30%, muối ăn 30%). Ta cũng cam kết tham gia đầy đủ 3 thoả thuận tự do hoá theo ngành
gồm: Ngành công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế và tham gia một phần với các thoả
thuận ngành máy bay, hoá chất, thiết bị xây dựng… sau 3 – 5 năm.
1.1.1. Đối với thuế xuất khẩu
WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số
thành viên (chủ yếu là các nước phát triển) yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu, đặc biệt
đối với phế liệu kim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập.
1.1.2. Đối với thuế nội địa
Việt Nam cam kết thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia trong vòng 3 năm
kể từ khi gia nhập. Tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ
chịu mức thuế tuyệt đối tính theo lít của rươu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần
trăm. Đối với bia trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập sẽ áp dụng một mức thuế phần trăm
chung, không phân biệt hình thức đóng gói, bao bì.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 11
1.1.3. Về thuế nhập khẩu
M ức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn
20,9% thực hiện trong 5 – 7 năm. Cụ thể, có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm,
chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền
kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô – xe máy…vẫn duy trì được

mức bảo hộ nhất định.
Thuận lợi và hạn chế trong chính sách thuế xuất nhập khẩu VN hiện nay
Thuận lợi
Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã có nhiều thay đổi căn bản và
hoàn thiện hơn nhiều so với trước đây. Cụ thể:
 Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành được xây dựng trên cơ sơ danh mục điều hòa
(HS) 1996 của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới, đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phân loại hàng hóa dựa trên cấu tạo, đặc điểm của hàng hóa góp phần làm cho
chính sách thuế xuất nhập khẩu dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế.
 Thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng được thiết kế hợp lý hơn. Hiện nay đối
với phần lớn hàng xuất khẩu có thuế suất 0%, trừ một số mặt hàng như dầu thô, một số
loại quặng và song mây. Thuế nhập khẩu được quy định có 3 mức: thuế suất ưu đãi,
thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp
khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan hệ thương mại giữa VN với các nước, tạo thuận
lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực
hiện.
 Mức thuế nhập khẩu tối đa có xu hướng giảm, nhà nước còn quy định bỏ áp dụng giá tối
thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
 Công tác quản lý thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu được hoàn thiện hơn. Các thủ
tục hải quan tinh gọn, tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Hạn chế
Về thuế suất thuế nhập khẩu: thuế nhập khẩu hiện nay với chức năng bảo vệ sản xuất
trong nước nên thuế xuất thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với những mặt hàng
trong nước đã sản xuất được, chính điều này cũng tạo ra những lệch lạc trong định hướng
đầu tư trong nước, đặc biệt là trong thu hút đầu tư nước ngoài.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 12
Hệ thống chính sách thuế hiện nay vẫn còn phức tạp và thiếu tính ổn định, làm cho chi
phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện cho việc trốn thuế

và bóp méo hệ thống thuế. Đồng thời, nó làm mất định hướng của nhà đầu tư, bóp méo sự
lựa chọn của người sản xuất và vi phạm một nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế.
Hệ thống chính sách thuế được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc
thuế, làm mất đi tính trung lập – một yếu tố dẫn tới hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Có
nhiều mục tiêu trong chính sách thuế không thống nhất với nhau, do đó nếu đạt được mục
tiêu này thì lại gây thiệt hại tới mục tiêu khác.
Còn thiếu sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế, giữa
mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế thông qua từng sắc thuế.
Thuế tiêu thụ đặc biệt còn được sử dụng cho chức năng bảo hộ sản xuất trong nước,
nên có sự phân biệt đối xử giữa một số mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước (như ô
tô, thuốc lá…) dẫn đến vi phạm nguyên tắc của WTO.
1.2. Các biện pháp phi thuế quan
1.2.1. Hạch nghạch nhập khẩu
1.2.1.1. Trứng, muối, đường
Theo Thông tư 22/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương trong thời gian từ ngày
6/8/2012 đến hết ngày 31/12/2012. Theo đó, lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế
quan năm 2012 là 102.000 tấn; đường tinh luyện, đường thô là 70.000 tấn, lượng trứng gia
cầm là 40.000 tá.
Bộ Công Thương sẽ phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn muối công
nghiệp cho các thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và 2.000
tấn muối tinh khiết cho các thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc,
sản phẩm y tế. Theo Thông tư số 111/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, muối (kể cả muối ăn
và muối đã bị làm biến tính) và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở dạng dung dịch
nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển có thuế
suất ngoài hạn ngạch là 50-60%.
Bộ cũng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 50.000 tấn đường tinh luyện và
đường thô cho các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và 20.000
tấn đường thô cho thương nhân sản xuất đường để tinh luyện cung cấp phục vụ sản xuất,
tiêu dùng. Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu gồm đường của cải, các loại

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 13
đường mía khác có thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch ở mức 80%. Đối với đường
loại khác, đã pha thêm hương liệu hoặc chất màu có thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn
ngạch ở mức 100%
Các mặt hàng như trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi, đã bảo quản, hoặc đã
làm chín có thuế suất nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 80%.
1.2.1.2. Thép
Theo Tổng cục hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2013, tổng lượng nhập khẩu sắt thép
là 1,3 triệu tấn, tăng 9,3% trị giá 941 triệu USD, nhập khẩu từ Nhật, Trung Quốc, Đài Loan
tăng so cùng kì năm 2012.
Đáng chú ý là những sản phẩm thép Trung Quốc đã lợi dụng chính sách thuế của VN
để cạnh tranh không lành mạnh. Lợi dụng quy định thép hợp kim được hưởng thuế suất 0%
nhiều nhà nhập khẩu đã phù phép thép xây dựng sang thép hợp kim, bàn thấp hơn 300-500
nghìn / tấn so với thép trong nước, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước. Ví như thép cuộn ở
VN cơ cấu 20-25% nay tụt xuống 20% nghĩa là thép nước ngoài đã chiếm mất thị phần. Đã
có quy định nguyên tố Bo từ 0,0008% là thép hợp kim, nếu thay đổi phải thay cả quy định
này vì liên quan đến quy chuẩn thế giới. M ặt khác do chính sách quản lý hàng nhập khẩu
còn khá lỏng lẻo, chưa bảo vệ được hàng sản xuất trong nước. Do đó về chính sách, Nhà
nước cũng cần điều chỉnh lại, bản thân các doanh nghiệp cũng cần nổ lực đổi mới công
nghệ, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh để có thể vượt qua giai
đoạn khó khăn hiện nay
1.2.2. Trợ cấp xuất khẩu
Việt Nam trợ cấp một số mặt hàng sau:
 Gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh
nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp
xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu.
 Cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu.
 Rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu.

 Thịt lợn: Hỗ trợ lãi suất mua thịt lợn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn, thưởng xuất khẩu.
 Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế 50% VAT, hỗ trợ giảm lãi suất đầu tư,
bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong kì thu hoạch, hỗ trợ phát triển
vùng mía nguyên liệu.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 14
 Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch
xuất khẩu.
 Sản phẩm, phụ tùng xe 2 bánh, gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa
hóa.
 Xe đạp, quạt điện: Ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn
thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị, hỗ trợ lãi suât
vay vốn ngân hàng.
 Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30CV, máy thu hình màu, máy vi tính:
Miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
 Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng,miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên
liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất.
 Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
 Sản phẩm dệt may: Ưu đãi vốn tín dụng, ưu đãi đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại
tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại.
 Gốm sứ, đồ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.
Hỗ trợ bằng tín dụng giúp cho nhà sản xuất có đủ điều kiện tài chính để mua hàng hóa
phục vụ sản xuất xuất khẩu.
Một số ví dụ về tài trợ xuất khẩu
 Trợ cấp tín dụng xuất khẩu: Theo thông tin từ VDB (Ngân hàng phát triển Việt Nam),
trong 3 năm qua tín dụng đầu tư nhà nước qua ngân hàng phát triển đã có mứa tăng bình
quân 78%/năm. VDB quản lý cho vay trên 3260 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư
khoảng 430000 tỷ đồng, trong đó vốn do VDB cho vay khoảng 160.000 tỷ đồng. Trong

lĩnh vực hỗ trợ xuất khẩu, hiện VDB có khoảng 390 doanh nghiệp là những khách hàng
truyền thống và kim ngạch xuất khẩu hàng đầu trong cả nước. Tổng giải ngân là 76.000
tỷ, riêng 2009 VDB giải ngân 31.000 tỷ. Vốn tín dụng xuất khẩu VDB cho vay thương
xuyên chiếm đến 35-60% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản, 35-55% mặt hàng
tàu biển, 15-25% mặt hàng cà phê. Hiện có trên 60% DN XK thủy sản hàng đầu của
Việt Nam có quan hệ tín dụng với VDB.
 Thưởng xuất khẩu: đã được áp dụng từ năm 1998, số tiền thưởng đều tăng qua mỗi
năm.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 15








1.2.3. Các biện pháp hành chính kỹ thuật hạn chế nhập khẩu
Hiện nay các hệ thống rào cản kỹ thuật mà tiêu biểu là TBT (rào cản kỹ thuật) và SPS
(biện pháp kiểm dịch động thực vật) ở Việt Nam được bổ sung khá nhiều nhưng thực tế
chúng ta chưa sử dụng chúng như những hàng rào bảo hộ giống như các nước phát triển.
Tình trạng hàng hoá kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường Việt Nam đã làm xôn xao
dư luận đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO.
Các bộ tiêu chẩn TCVN được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát
triển nhanh về công nghệ , về yêu cầu bảo vệ môi trường. Ví như trong ngành dệt có gần
200 tiêu chuẩn, thì có tới 72 tiêu chuẩn cần phải xem xét hoặc thay thế, 49 tiêu chuẩn cần
được xây dựng mới, tập trung vào các phương pháp xác định tồn dư kim loại và hoá chất có
tác động đến con người…
1.2.4. Giấy phép nhập khẩu

Nhập khẩu xe theo diện hồi hương:
Tổng cục Hải quan vừa điều chỉnh tăng thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu ô tô, xe máy
dạng tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương, thêm 5 ngày làm việc. tức là không quá 7
ngày ( không bao gồm ngày nghỉ và nghỉ lễ), thay vì 2 ngày so với quy định hiện hành.
Việc điều chỉnh này giúp công tác thẩm định hồ sơ, thực hiện đúng trình tự, thủ tục, và
các điều kiện trước khi cấp giấy phép, qua đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với
các loại tài sản, phương tiện nhập khẩu theo hình thức này. Theo đó, Việt kiều hồi hương
được phép mang về nước 1 xe ô tô đang sử dụng theo chế độ nhập khẩu tài sản di chuyển
của người Việt định cư ở nước ngoài, đã hoàn tất thủ tục đăng kí thường trú tại Việt nam, xe
này được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT.


Năm

S
ố doanh
nghiệp

S
ố tiền th
ư
ởng (tỷ)

1998

66


4,68
5


1999

106


6,210

2000

158


10,595

2001

196


12,744

2002

222


16,368

2003


232


19,532

2004

349


29,408

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 16
2. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
2.1. Thực trạng cán cân thương mại ở Việt Nam
Sau 3 năm gia nhập tổ chức thương mại (WTO), hoạt động ngoại thương nói chung,
đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để
phát triển. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng
hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hoá Việt Nam được cắt giảm.
Năm 2008, kinh tế-xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong
nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu,
hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự
tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, từ đó cũng ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất nhập khẩu nước ta.
Về xuất khẩu:
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng
29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9
tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước

đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim
ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị
giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo,
cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Về nhập khẩu:
Trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm
2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng còn lại, nhập siêu được kiềm chế ở
mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế
giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng
28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá
của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.
Năm2009, do những hậu quả còn tồn đọng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2008, nên cán cân thương mại Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thâm hụt cao. Tuy nhiên,
con số thâm hụt đã giảm hơn so với năm trước.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 17
Về xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so
với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch (kế hoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội). Kim
ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm
52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh
nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm 5,1%, so với năm 2008.
Về nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2009 khoảng 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với
năm 2008 (năm 2008 so với 2007 tăng 28,7%), trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước,
giảm 10,8%; Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 43,96

tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm 2008.
Năm 2009, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng nhập khẩu cho
nước. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia …
Cán cân thương mại nước ta luôn nằm trong tình trạng thâm hụt, đặc biệt đang có xu
hướng tăng nhanh vào những năm gần đây. Và thực tế cho thấy các mặt hàng xuất khẩu
chưa có giá trị cao, giá cả cũng không ổn định. Đó là một điều đáng báo động cho nền kinh
tế nước ta.

Năm 2012-2013
Tuy còn nhiều thách thức, nhưng năm 2012 vẫn để lại một vài điểm sáng: xuất khẩu
tăng 18,3% dù nhu cầu bên ngoài vẫn còn yếu; cán cân thương mại thặng dư sau 19 năm
nhập siêu.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 18
Cán cân thương mại hàng hoá của cả nước trong 2 tháng năm 2013 thặng dư 782 triệu
USD. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 2/2013
đạt gần 14,39 tỷ USD, giảm 35,1% so với tháng trước; trong đó, xuất khẩu đạt gần 7,15 tỷ
USD, giảm 37,7% và nhập khẩu là 7,24 tỷ USD, giảm 32,3%. Cán cân thương mại hàng hoá
tháng 02/2013 thâm hụt 94 triệu USD.
Tính đến hết tháng 2/2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt
36,59 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, xuất khẩu là gần 18,69 tỷ
USD, tăng 22% và nhập khẩu là 17,91 tỷ USD, tăng 14,1%. Cán cân thương mại hàng hoá
của cả nước trong 2 tháng năm 2013 thặng dư 782 triệu USD.


Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và
ASEAN 6 tháng đầu năm 2008 – 2012:

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 19

Cán cân thương mại Việt Nam-Ấn Độ sắp cân bằng
Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2012 Việt Nam nhập
khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Ấn Độ đạt 2,16 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường này đạt 1,78 tỷ USD.
Thâm hụt thương mại hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này đã được giảm xuống
còn 378 triệu USD, chưa bằng một nửa mức thâm hụt thương mại của năm 2011. Với xu
hướng này, cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ đang được kỳ vọng sẽ
cân bằng trong năm 2013.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam từ Ấn Độ đã giảm xuống đáng kể trong những
năm gần đây là nhờ xuất khẩu tăng trưởng rất mạnh (năm 2010 và 2011 tăng lần lượt là
236%, 157%). Trong đó, hai mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh gồm:
điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Tổng kim ngạch
của hai nhóm hàng này chiếm lần lượt là 30% và 35% trong tổng trị giá hàng hóa của Việt
Nam xuất khẩu sang Ấn Độ trong năm 2011 và 2012.
Cùng chung xu hướng với tình hình nhập khẩu của cả nước, nhập khẩu hàng hóa từ Ấn
Độ giảm 7,9% trong năm 2012, đạt trị giá 2,16 tỷ USD. Trong đó, Ấn Độ dẫn đầu về xuất
khẩu ngô vào Việt Nam, đứng thứ 2 về xuất khẩu dược phẩm, nguyên phụ liệu dược phẩm
và đứng thứ 3 về xuất khẩu bông, nguyên phụ liệu dệt may.
Nhóm hàng thức ăn gia súc năm 2011 dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam
nhưng lại giảm mạnh trong năm 2012, chủ yếu do giảm nhập khẩu khô dầu đậu tương.
Ngược lại nhập khẩu ngô hạt từ thị trường này lại tăng mạnh và vươn lên dẫn đầu trong năm
2012.
Số liệu thống kê hải quan mới nhất cũng cho thấy, trong tháng đầu tiên của năm 2013,
tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt gần 420 triệu USD, tăng
114,5 % so với tháng 12-2012, trong đó, nhập khẩu đạt 246 triệu USD, tăng 14,5% và xuất
khẩu là 173 triệu USD, tăng 14,4%. Cán cân thương mại hàng hóa với Ấn Độ vì vậy thâm
hụt hơn 73 triệu USD, tăng 14,9% so với tháng 12-2012.
Việt Nam có cán cân thanh toán cân bằng nhất châu Á - Theo TTVN/ANZ
Theo ANZ, cán cân tài khoản vãng lai hàm ý rằng so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt
Nam vẫn là một thị trường mang lại nhiều cơ hội đầu tư và lợi nhuận hơn.

Báo cáo tháng 3/2012 của ANZ về tình hình kinh doanh tại các nền kinh tế mới nổi
cho thấy những kết quả trái ngược, đặc biệt là với những nền kinh tế lớn của khu vực.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 20
Các nền kinh tế mới nổi tại châu Á vốn nhiều năm nay luôn duy trì thặng dư cán cân
thanh toán lớn do mô hình kinh tế với tỷ lệ tiền tiết kiệm trên thu nhập ở mức cao. Một mức
thặng dư cao tại khu vực này đòi hỏi thâm hụt từ các khu vực khác, chủ yếu là từ nền kinh tế
Mỹ, nhằm đạt được cân bằng toàn cầu.
Thật vậy, dữ liệu công bố bởi ANZ ngày 2/4 cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của
khu vực đã sụt giảm đáng kể từ con số 533 tỷ USD trong năm 2007 xuống còn 333 tỷ USD
trong năm 2011. Tỷ lệ thặng dư trên GDP thậm chí còn ấn tượng hơn, từ 7% năm 2007
xuống còn 2,5% trong năm 2011.
Năm vừa qua cũng là một năm ấn tượng với Việt Nam khi cán cân tài khoản vãng lai
được duy trì ở mức khá cân bằng, thặng dư 200 triệu USD, và chỉ chiếm 0,1% GDP, con số
thặng dư thấp nhất trong số các nền kinh tế được báo cáo.

Trong báo cáo, ANZ loại bỏ các yếu tố liên quan tới dòng thu nhập từ việc đầu tư ra
nước ngoài hay dòng vốn tài trợ giữa các chính phủ. Vì vậy, để đơn giản, nhóm thực hiện
báo cáo đã sử dụng công thức cán cân thương mại để chỉ cán cân tài khoản vãng lai.
CA = X - M = S - I
Trong đó:
CA: cán cân tài khoản vãng lai
X: xuất khẩu
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 21
M: nhập khẩu
S: tiết kiệm trong nền kinh tế
I: đầu tư ra nước ngoài
Nếu tiếp cận cán cân thanh toán từ phía tiết kiệm – đầu tư, thặng dư tài khoản vãng lai
có thể giảm nhờ 2 lý do: tiêu dùng tăng cao (điều cần thiết cho hầu hết các nền kinh tế châu

Á) hoặc tăng đầu tư ra nước ngoài (một kịch bản ít được mong đợi hơn).
Trung Quốc và Ấn Độ tuy đều có thặng dự thương mại, song đầu tư ra nước ngoài lại
tăng mạnh hơn tiêu dùng trong nước, cho thấy ngày càng ít cơ hội đầu tư và tạo lợi nhuận
tại 2 nước này. Báo cáo của ANZ chỉ ra rằng việc có những lệch lạc trong thay đổi tài khoản
vãng lai của hai nền kinh tế lớn của khu vực cho thấy còn rất nhiều điều cần làm để đưa tăng
trưởng kinh tế khu vực theo hướng ổn định, an toàn và bớt phụ thuộc hơn, dựa trên cơ sở
tiêu dùng nội địa.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
Căn nguyên gốc rễ của thâm hụt thương mại là sự chênh lệch tiết kiệm - đầu tư trong
nước chưa được giải quyết triệt để. Chừng nào chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư còn chưa
được thu hẹp thì vấn đề nhập siêu chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài. Trong thời gian, do tiết
kiệm trong nước thấp không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng cao nhưng kém hiệu quả,
không sử dụng hết các nguồn lực làm tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng, nhất là
nguồn vốn nhà nước. Đầu tư tăng, làm nhập khẩu tăng theo, nhưng kém hiệu quả đã không
bù đắp nỗi nhập khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Kèm theo đó là tình trạng độc
quyền, bảo hộ, bao cấp, chính sách thương mại chưa minh bạch, khó tiên liệu, phân biệt đối
xử dẫn đến tình trạng tham nhũng, gian lận làm hiệu quả đầu tư kém, lãng phí, tăng giá hàng
nhập khẩu.
2.2.2. Do lạm phát cao và chính sách tỷ giá “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn với
đồng Đô La Mỹ
Với chính sách tỷ giá được coi là “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn với đồng đôla
Mỹ, diễn biến tỷ giá một số thời điểm chưa theo kịp với thực tế của thị trường trong điều
kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ giá hầu như cố định đã góp phần làm giảm kim ngạch
xuất khẩu, tăng kim ngạch nhập khẩu. Mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng
tăng lên theo thời gian và biên độ giao động được điều chỉnh linh hoạt tùy từng hoàn cảnh
kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá thực RER và REER có xu hướng giảm dần trong
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 22
những năm gần đây do chênh lệch tốc độ lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và các nước đối

tác thương mại chính đã góp phần làm giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa Việt Nam trên
thị trường thế giới. Thực tế này một phần lý giải tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của
Việt Nam trong thời gian qua trở nên lớn hơn
2.2.3. Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam
2.2.3.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
Hiện nay các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam vẫn là các mặt
hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên sử dụng lao động rẻ mạt, như các mặt hàng nông lâm
sản, công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (TTCN), các
mặt hàng mà nước ta xuất khẩu là những mặt hàng có khả năng thu ngoại tệ không cao, giá
cả biến động phụ thuộc rất nhiều vào giá của thế giới. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su,
hàng may mặc, giày dép là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên
những mặt hàng này ngày càng bị đánh giá khắt khe hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, và còn
phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta vẫn tiếp tục bị đánh thuế
bán chống phá giá, gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Bởi thế ngoại tệ thu được của các ngành
hàng này không ổn định.
M ặt khác, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cho thấy hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
không có gì nổi trội so với các quốc gia trong khu vực, cơ cấu mặt hàng của Việt Nam giống
với các nước khác trong ASEAN. Có rất nhiều mặt hàng trong nhóm hàng công nghiêp nhẹ
tiểu thủ công nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu dây chuyền sản xuất. Đây cũng
là tình trạng chung của nhiều ngành ngề sản xuất trong nước.
Không chỉ vậy, nhiều mặt hàng xuất khẩu khả năng gia tăng sản lượng khi giá cả có
lợi, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái tăng thì nhiều mặt hàng xuất khẩu không thể tăng sản
lượng vì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đã phát huy hết công suất sản xuất và không thể
khai thác tiếp nhằm đảm bảo tính bền vững dài hạn (như dầu thô, than đá, ) hay một số
nhóm hàng phụ bị tác động quá nhiều của thời tiết (như nông sản, thủy sản…)
2.2.3.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
Về nhập khẩu, chúng ta nhập khẩu một lượng hàng lớn nhóm hàng tư liệu sản xuất,
đặc biệt là phục vụ cho dệt may, da giày. Nguyên vật phụ liệu đã chiếm trên 50%, chưa kể
công mà chúng ta làm ra, rồi lại mang đi bán. Ngoại tệ thực sự cũng chẳng bao nhiêu.
Nguyên nhân sâu xa chính là chất lượng của hàng Việt Nam không thể đáp ứng được yêu

cầu khắt khe của thế giới. Bởi vậy ngay cả những nguyên liệu có thể sản xuất được trong
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 23
nước, chúng ta vẫn phải nhập khẩu nhiều. Chẳng hạn, lượng gạo của Việt Nam chỉ đứng sau
Thái Lan nhưng chúng ta lại phải chịu mức giá thấp hơn rất nhiều. Hàng loạt người dân nuôi
cá tra, cá ba sa dư cá, trong khi nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp lại thiếu hụt. Chất
lượng cà phê, cao su của Việt Nam bị phản ánh trong những năm gần đây, chất lượng gạo
không tốt, chứa quá nhiều độc tố, cá nuôi có quá nhiều dư chất chính chất lượng hàng hoá
của Việt Nam đã dẫn đến việc nhập khẩu quá nhiều nguyên vật liệu không cần thiết.
Quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên nhu cầu thay thế thiết bị lạc hậu
bằng cách nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển góp phần làm gia tăng nhu cầu nhập
khẩu chung.
Ngoài ra, lộ trình tự do hoá thương mại của Việt Nam nhất là kể từ năm 2007 - năm
Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút một nguồn vốn FDI khá lớn hàng năm và
kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ đầu tư.
Ngoài những nguyên nhân làm gia tăng việc nhập khẩu như đã nêu trên, nguyên nhân
nhập khẩu tăng cao còn phải kể đến:
 Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức khá cao dẫn tới thực tế là nếu xuất
khẩu muốn tăng lên thì nhất thiết nhập khẩu sẽ tăng.
 Thu nhập ở Việt Nam tăng lên sẽ tạo thêm nhu cầu đối với hàng tiêu dùng và xa xỉ
phẩm.
 Đầu cơ bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn cũng là lý do dẫn tới nhập
khẩu gia tăng trong những năm gần đây.
 Sự biến động trong giá hàng hoá thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hoá, nên nhiều
hàng hoá được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng.
2.2.4. Chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết trong thỏa thuận
thương mại khu vực và trong WTO
Bên cạnh những tác động thuận lợi khi mở cửa hội nhập, nới lỏng các rào cản thương
mại, và đặc biệt là gia nhập WTO, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức. Việt Nam
đang trong thời kỳ thực hiện các cam kết về giảm thuế quan và các hạn chế thương mại, mở

cửa thị trường theo các cam kết quốc tế. Trong khoảng thời gian kể từ ngày gia nhập, mức
thuế nhập khẩu trung bình của Việt Nam phải giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng
5-7 năm cho nên kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong ngắn hạn và xu
hướng này còn có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện
đầy đủ các cam kết trong WTO.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 24
2.3. Những khó khăn và thách thức với cán cân thương mại Việt Nam
2.3.1. Về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu năm 2013 được dự báo gặp phải không ít khó khăn và chứa đựng
nhiều rủi ro. Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa hồi phục bền vững, còn nhiều rủi ro thì
đầu ra cho hàng hóa Việt Nam vẫn chưa chắc chắn.
Đặc biệt, đối tác nhập khẩu quan trọng là Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng dự báo chỉ
nhỉnh hơn năm 2011, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được dự báo sụt
giảm hơn sẽ gây tác động không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2013.
M ột rào cản khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là xu hướng bảo hộ thương
mại gia tăng. Trong khi Việt Nam đang thực hiện xóa bỏ và giảm thiểu các trợ cấp xuất
khẩu theo cam kết gia nhập WTO, thì việc sử dụng các hàng rào bảo hộ kĩ thuật lại ngày
càng nhiều hơn ở các thị trường nhập khẩu, điều đó có thể khiến cho hàng xuất khẩu Việt
Nam mất đi những lợi thế cạnh tranh tương đối. Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu nhập khẩu
ở các nước được dự báo có thể tăng nhưng sẽ không tăng cao.
Do đầu vào sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên
vật liệu, phụ kiện nhập khẩu nên tình hình nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tình
hình xuất khẩu. Một số dự báo cho rằng, những yếu tố rủi ro của kinh tế thế giới cũng như
khó khăn của kinh tế Việt Nam sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu năm
2013.
Bộ Công Thương cũng cảnh báo về nguy cơ giảm xuất khẩu trong tương lai do nhập
khẩu nguyên phụ liệu sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2012
chưa đến 4%, thấp hơn hẳn so với tốc độ nhập khẩu các mặt hàng này trung bình tăng từ
15% - 20% trong những năm trước đó. Nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp

tục giảm nhưng nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng cao, vì
phần lớn là nhập nguyên vật liệu để gia công, lắp ráp.
Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Liên minh
châu Âu (EU) có dấu hiệu giảm không chỉ tác động đến việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu
năm 2012 của ngành Dệt may mà còn là dấu hiệu đáng lo ngại về khả năng đơn hàng tiếp
tục giảm trong năm 2013.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tình hình thị trường gạo thế giới trong
thời gian tới vẫn trong xu hướng sụt giảm do thiếu nhu cầu. Châu Phi tồn kho nhiều nên nhu
cầu mua gạo sẽ chậm hơn. Trong khi đó, việc Philippines và Indonesia tuyên bố không nhập
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 25
khẩu trong năm 2013 làm tăng thêm áp lực trì trệ của thị trường. Cạnh tranh xuất khẩu gạo
giữa Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan được dự báo có thể sẽ gay gắt hơn. Thị trường nhập khẩu
thời gian tới sẽ tùy thuộc vào nhu cầu từ Indonesia và Trung Quốc.
Dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cũng cho thấy, xuất
khẩu thủy sản năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu
thủy sản phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, tăng 30% so với năm 2012 với kim ngạch đạt
trung bình 65 - 70 triệu USD/tháng. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung sẽ
giảm 1,5 - 2% so với năm 2012.
Ngoài ra, sự cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản trên thế giới sẽ ngày càng gay gắt, trong
đó Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ có xu hướng hạ giá bán sản phẩm tôm, Bangladesh bắt đầu
thúc đẩy sản xuất tôm thẻ chân trắng tạo áp lực lên mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam.
Nhìn về triển vọng của các thị trường lớn, xất khẩu của Việt Nam vào EU trong năm
2013 được dự báo tăng khoảng 10%, song phải cố gắng mới có thể đạt được mức tăng này.
Dù hiện nay kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục, các đơn hàng xuất khẩu giảm sút nhưng một
số dự báo cho rằng, trong năm 2013, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu lý tưởng cho các quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
2.3.2 Về nhập khẩu:
Dù hàng loạt giải pháp khẩn cấp đã được Chính phủ như ban hành hạn ngạch thuế
quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu nhưng đều không

“phanh” được tốc độ nhập khẩu. Thậm chí, Bộ Công Thương đã tiến hành cả giải pháp siết
chặt tiêu dùng nhằm hạn chế lượng nhập khẩu. Những mặt hàng bị xếp vào diện xa xỉ như ô
tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, xe máy, nước hoa, mỹ phẩm, rượu ngoại đều phải áp dụng các
biện pháp hạn chế nhập khẩu khác nhau. Nhưng tất cả các biện pháp đó không đủ chặn đà
nhập siêu. Thứ trưởng Công thương Nguyễn Thành Biên thừa nhận, hiệu quả kiềm chế nhập
siêu thấp là bởi các biện pháp đang áp dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng
trong khi tỷ trọng của nhóm này rất thấp, chỉ chiếm 8,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nói
cách khác, đối tượng cần tập trung chưa trúng nên không có mấy tác dụng. M ặt khác, Việt
Nam do phải thực hiện các cam kết hội nhập, các biện pháp để giảm nhập khẩu ngày càng
hạn chế. Việc tăng thuế, sử dụng hạn ngạch dường như không thể trong dài hạn.
Phần lớn nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu đều nhập từ nước
ngoài. Nhiều loại hàng hóa, thiết bị vật tư trong nước sản xuất được nhưng vẫn phải nhập
khẩu, khiến nhập siêu tăng ở nhiều ngành hàng. sản phẩm trong nước chưa được người tiêu

×