Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Lịch sử văn hóa vùng đất thái hoà (triệu sơn, thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

HÀ QUANG DỰ

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT THÁI HỒ
(TRIỆU SƠN, THANH HĨA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THANH HÓA, NĂM 2022



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

HÀ QUANG DỰ

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT THÁI HỒ
(TRIỆU SƠN, THANH HĨA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chun ngành: Lịch sử Việt Nam


Mã số: 82.29.013

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
2. TS. Lê Sỹ Hưng

THANH HÓA, NĂM 2022
Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ khoa học


(Theo Quyết định số :

/ QĐ- ĐHHĐ ngày

tháng

năm 2022

của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)
Học hàm, học vị
Họ và tên

Chức danh

Cơ quan Công tác

trong Hội đồng
Chủ tịch HĐ
UV Phản biện 1
UV Phản biện 2
Uỷ viên

Thư ký

Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày tháng

năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
Người cam đoan

Hà Quang Dự

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ của tơi được hồn thành, cùng với sự nổ lực phấn
đấu của bản thân, là nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tập thể
và các ban, ngành.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Thu Hà
và TS.Lê Sỹ Hưng – thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học xã
hội, đặc biệt là bộ môn Lịch sử Việt Nam - Trường Đại học Hồng Đức.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ phịng Văn hố huyện Triệu Sơn, các
cán bộ xã Thái Hồ phịng quản lý di sản thuộc sở Văn hố thể thao và du

lịch tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa, Phịng
Địa chí thư viện tỉnh Thanh Hóa, Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử tỉnh
Thanh Hóa.Các cụ lão thành trơng coi di tích đã cung cấp thơng tin, số liệu
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ về tinh thần, vật chất và có nhiều
ý kiến đóng góp để tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Mặc dù tác bản thân đã có nhiề,u cố gắng trong nghiên cứu, song chắc
chắn Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, nên rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các quý thầy cơ, đồng nghiệp và các bạn!
Thanh Hóa, tháng năm 2022
Tác giả

Hà Quang Dự

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................. - 1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................ 6
7. Cấu trúc nội dung của luận văn ........................................................... 6

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤTTHÁI HỒ ..................... 7
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................ 7
1.1.1.Vị trí địa lý ..................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 8
1.2. Sự hình thành vùng đất Thái Hoà ................................................. 11
1.2.1. Địa danh vùng đất Thái Hoà trong lịch sử .................................. 11
1.2.2. Nguồn gốc dân cư và sự hình thành làng xã ............................... 13
1.3. Truyền thống lịch sử - văn hóa ...................................................... 17
1.3.1. Truyền thống lịch sử: .................................................................. 17
1.3.2. Truyền thống văn hoá.................................................................. 19
Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 21
Chương 2. DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ......................................... 23
2.1. Đền - Phủ - Chùa…………………………………………………24
2.1.1. Đền Vực Bưu…………………………………………………..24
2.1.2. Đền thờ Vũ Văn Lộc…………………………………………...30
2.1.3. Phủ Vĩnh Khê…………………………………………………..35
iii


2.1.4. Chùa Lễ Động ............................................................................. 40
2.2. Nhà thờ các dòng họ....................................................................... 47
2.2.1. Nhà thờ dòng họ Nguyễn. ........................................................... 47
2.2.2. Nhà thờ dòng họ Thiều ............................................................... 48
2.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn..................................................... 48
2.3.1. Thực trạng ................................................................................... 48
2.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản ............................... 50
Tiểu kết chương 2.................................................................................. 52
Chương 3. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ............................... 54
3.1. Phong tục - tập quán. ...................................................................... 54
3.1.1. Hôn nhân ..................................................................................... 55

3.1.2.Tang ma ........................................................................................ 58
3.1.3. Các phong tục- tập quán khác .................................................... 61
3.2. Tín ngưỡng - Tơn giáo ................................................................... 65
3.2.1 Tín ngưỡng ................................................................................... 65
3.2.2 Tơn giáo........................................................................................ 70
3.3. Lễ hội truyền thống ........................................................................ 72
3.3.1. Lễ hội chùa Lễ Động ................................................................... 72
3.3.2. Lễ cầu an đền Vực Bưu ............................................................... 75
3.4. Ngữ văn dân gian ........................................................................... 77
3.5.Thực trạng và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di sản.................. 80
3.5.1. Thực trạng ................................................................................... 81
3.5.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản ............................... 82
Tiểu kết chương 3.................................................................................. 84
KẾT LUẬN .......................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 89
PHỤ LỤC ............................................................................................ P1

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

GS

Giáo sư

HĐND


Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

Nxb

Nhà xuất bản

TS

Tiến sỹ

UBND

Ủy ban nhân dân

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, việc phát huy sức mạnh tổng hợp ở mỗi địa phương là nhân tố quan trọng
đảm bảo sự phát triển bền vững. Trên tinh thần đó, nhân dân tỉnh Thanh Hóa
nói chung, huyện Triệu Sơn nói riêng với sự chỉ đạo Đảng và Nhà nước đã vận
dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương để phát triển.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ huyện Triệu Sơn nhiệm kỳ 20202025 ngày 23/7/2020 đã xác định việc phát huy các giá trị lịch sử văn hoá ở các

địa phương là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển văn hoá, xã hội của huyện.
Những thành tựu của huyện Triệu Sơn trong những năm gần đây có sự đóng góp
của mỗi địa phương trên địa bàn huyện, trong đó có xã Thái Hồ.
Thái Hồ là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều đóng góp
quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Bởi vậy, nơi đây còn
lưu giữ phong phú hệ thống di sản văn hóa - bao gồm cả di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể. Hệ thống di sản vật thể với đa dạng các loại hình từ đền, đình,
chùa (như đền Vực Bưu, chùa Lễ Động, Phủ Vĩnh Khê, đền thờ Vũ Văn Lộc )
đến nhà thờ, bia ký và lăng mộ các dịng họ…; Hệ thống di sản văn hóa phi vật
thể - “phần hồn của vùng đất” với các phong tục - tập qn, tơn giáo - tín
ngưỡng đa dạng, các lễ hội truyền thống đặc sắc hiếm nơi nào có được …Có
thể khẳng định, đó là minh chứng hùng hồn cho bề dày lịch sử văn hóa của
vùng đất Thái Hịa, góp phần quyết định tạo nên những nét đặc sắc, nền móng
truyền thống để Thái Hịa tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong cơng
cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Trong hệ thống các vùng đất cổ xứ Thanh, Thái Hịa có vị thế, đặc điểm
và những đóng góp quan trọng, là vùng đất chứa đựng và phản ánh rõ nét bản
sắc của nền văn hóa dân tộc trên nhiều phương diện. Mặc dù vậy, vì nhiều lí do
chủ quan và khách quan, nơi đây nhiều di sản đang xuống cấp hoặc mai một,
việc nghiên cứu để bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị di sản luôn là vấn đề
1


đặt ra cấp thiết. Bởi vậy, nghiên cứu về lịch sử văn hóa vùng đất là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm rõ các giá trị của hệ thống di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đất Thái Hịa, từ đó, đề xuất các
giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước hiện nay.
Xuất phát từ những giá trị khoa học và thực tiễn, qua tìm hiểu các giá trị
văn hố lịch sử của vùng đất, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Lịch sử văn hóa vùng

đất Thái Hịa (Triệu Sơn, Thanh Hóa) làm Luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam của mình nhằm góp phần vào cơng cuộc xây dựng và
phát triển tồn diện của xã Thái Hồ nói riêng và huyện Triệu Sơn nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thực tế, việc nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử văn hố của một vùng đất
khơng phải là vấn đề mới, nhiều nhà nghiên cứu đã có những cơng trình nghiên
cứu cơng phu về sự hình thành và phát triển làng xã Việt Nam. Điển hình như
các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Ngọc với cuốn sách Một số vấn
đề làng xã Việt Nam (2009) [38]; Phan Đại Doãn với Làng xã Việt Nam một số
vấn đề kinh tế văn hóa, xã hội (2008) [24]; Bùi Xuân Đính (1998) với Hương
ước và quản lý làng xã [26]. Các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần dựng
lại bức tranh văn hoá của nhiều làng xã ở Việt Nam và làm rõ hơn những đóng
góp của làng xã trong sự phát triển chung của dân tộc.
Tiến sĩ Charles Robequain - cựu Hội viên trường Viễn Đông Bác Cổ
trong tác phẩm La Thanh Hóa (Tỉnh Thanh Hóa) [64] đã khảo cứu sâu về vùng
đất và con người xứ Thanh, trong đó có đề cập đến con người và quá trình hình
thành các làng cổ xứ Thanh.
Địa chí Thanh Hóa, Tập II (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004) cũng là
cơng trình quan trọng phục vụ cho q trình nghiên cứu đề tài. Cơng trình đã
trình bày một cách hệ thống diện mạo văn hố xứ Thanh, trong đó, giới thiệu
cụ thể một số thành tựu văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu tại các địa
phương ở Thanh Hóa [54]
2


Địa chí Thanh Hóa, Tập III [55] đã giới thiệu khái quát về thiên nhiên,
con người, lịch sử, đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của các địa phương tỉnh
Thanh Hóa, trong đó có huyện Triệu Sơn. Cơng trình là cơ sở tài liệu giúp
chúng tôi đối chiếu, so sánh khi tìm hiểu về vùng đất Thái Hồ đặt trong cái
nhìn tổng thể với huyện Triệu Sơn và tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, tài liệu đã

cung cấp những thơng tin hữu ích về các làng Việt cổ, hệ thống DSVH tại địa
phương Thanh Hóa, trong đó có những DSVH cịn hiện hữu ở vùng đất Thái
Hồ.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Sơn 1926 - 1999 được Nxb Chính
trị quốc gia phát hành năm 2000 [28] là cơng trình nghiên cứu liên quan trực
tiếp đến vùng đất Triệu Sơn. Mặc dù nội dung viết khái lược, tập trung lịch sử
Đảng bộ trong phạm vi huyện Triệu Sơn nhưng đây là nguồn tài liệu quan trọng
để tác giả đi sâu nội dung nghiên cứu đề tài.
Năm 2012, Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện
Triệu Sơn chịu trách nhiệm xuất bản cuốn Địa chí huyện Triệu Sơn (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2012) [29]. Cơng trình mang tính bách khoa về các lĩnh
vực địa lý, hành chính, lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội và con người Triệu Sơn
trong quá khứ cũng như trong hiện tại đã giành một phần giới thiệu khái qt
về các di tích lịch sử văn hóa của huyện. Một số di tích của vùng đất Thái Hồ
đã được đề cập đến ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nội dung lịch sử các
làng xã ở Thái Hồ cịn ở mức độ chung chung, chưa nêu bật quá trình hình
thành, lịch sử tồn tại và giá trị của các di tích trên vùng đất này.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng xã Thái Hoà 1930 1915 (Nxb Thanh Hoá, 2017) do Ban chấp hành Đảng bộ xã Thái Hoà tổ chức
biên soạn đã giới thiệu khái quát về vùng đất trên nhiều phương diện như vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội; quá trình hình thành, phát triển của làng xã,
truyền thống lịch sử văn hóa; vai trị của nhân dân xã Thái Hoà trong cách mạng
tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và
chống đế quốc Mỹ (1954-1975), trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội...
3


Trong đó, Chương I của cơng trình đã đề cập trực tiếp đến vùng đất, con người
và truyền thống lịch sử văn hóa là cơ sở tài liệu quan trọng để chúng tôi tiếp
cận khi nghiên cứu đề tài [5, tr8-39].
Như vậy, cho đến nay đã có nhiều cơng trình đề cập đến những khía

cạnh khác nhau của vùng đất Thái Hồ nhưng vẫn chưa có cơng trình chun
khảo nghiên cứu về lịch sử văn hóa vùng đất này.Tuy nhiên,ở mỗi cơng trình
nghiên cứu, các tác giả mới chỉ nêu lên khía cạnh mà mình tiếp cận và quan
tâm. Thái Hồ là vùng đất đã hình thành từ rất sớm lại tiếp giáp và nằm trong
vành đai của nhiều di tích nổi bật của Thanh Hố như Núi Nưa, Am Tiên, vì
thế, để làm rõ hơn các giá trị lịch sử văn hoá của vùng đất đề tài sẽ tiếp tục
nghiên cứu các vấn đề sau:
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử hình thành vùng đất
Thái Hồ.
- Q trình phát sinh, phát triển và giá trị của các di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể ở Thái Hồ.
- Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng các loại hình di sản văn hóa trên vùng
đất Thái Hồ và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài trên cơ sở nghiên cứu tồn diện q trình hình thành, phát triển và
giá trị của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng đất Thái Hòa, đánh giá
thực trạng của các di sản văn hóa ở vùng đất này nhằm đề xuất các giải pháp
bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của những di sản đó.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau:
- Làm rõ điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm
kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa của vùng đất Thái Hồ.

4


- Từ những hiểu biết tổng quan về vùng đất Thái Hồ có thể nhận thức
và xác định vị trí và vị thế của vùng đất này trong dòng chảy lịch sử - văn hóa

của huyện Triêu Sơn và của dân tộc.
- Hệ thống và khảo tả các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cịn hiện
hữu trên vùng đất Thái Hoà để tái hiện lại vùng đất lâu đời và có cái nhìn sâu
sắc hơn về những giá trị văn hóa của vùng đất này.
- Đề tài cũng nhằm đánh giá các giá trị lịch sử văn hóa, thực trạng di sản
và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản của vùng đất Thái Hoà.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lịch sử, văn hóa vùng đất Thái Hịa,
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa bao gồm lịch sử hình thành và phát triển của
vùng đất, các giá trị lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể. Khi nghiên cứu,
chúng tơi đặt lịch sử, văn hóa vùng đất Thái Hòa trong mối quan hệ với hệ với
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và trong q trình xây dựng, bảo tồn và phát
triển những giá trị văn hóa chung của dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian của đề tài được giới hạn là: vùng đất Thái Hòa, huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu tác giả
cịn liên hệ và tìm hiểu các di tích lịch sử văn hố các khu vực phụ cận như khu
di tích Phủ Na, khu di tích Am Tiên, núi Tía…
- Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ khi hình thành vùng đất đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Bên cạnh đó, các phương pháp khu vực học, khảo cổ học,
dân tộc học, văn hóa học... đã được vận dụng để tìm mối liên hệ giữa các sự
kiện lịch sử, nhằm nêu bật những nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật và hiện
tượng lịch sử.

5



- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá những giá
trị lịch sử văn hóa vùng đất Thái Hoà.
- Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, điều tra, điền dã... nhằm đảm
bảo tính trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Là cơng trình nghiên cứu khách quan, tồn diện và có hệ thống về lịch
sử văn hóa vùng đất Thái Hồ huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, luận văn cung
cấp, bổ sung những tư liệu về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và bức
tranh tồn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển,các di sản lịch sử cịn hiện hữu.
Trên cơ sở đó, làm rõ vị trí, vai trị quan trọng của vùng đất trong sự nghiệp
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Triệu Sơn và tỉnh Thanh Hóa nói
chung.
- Luận văn đã đánh giá khách quan về đóng góp của vùng đất Thái Hoà
trong việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc. Qua đó, góp
phần giáo dục đạo đức, tư tưởng hướng về nguồn cội, phát huy những giá trị
q báu của gia đình, dịng họ và quê hương.
- Luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lịch sử
địa phương, trở thành nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu về lịch sử văn
hóa dân tộc. Đây là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu,
cho giáo viên giảng dạy lịch sử - văn hóa địa phương góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thơng hiện nay.
- Luận văn cịn góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị
di sản văn hoá hiện nay ở vùng đất Thái Hoà.
7. Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Khái quát về vùng đất Thái Hoà
Chương 2. Di sản văn hóa vật thể
Chương 3. Di sản văn hóa phi vật thể
6



Chương 1. KHÁI QT VỀ VÙNG ĐẤTTHÁI HỒ
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Thái Hòa là một trong số 36 xã, thị trấn thuộc huyện Triệu Sơn. Là một
xã có vị trí đặc biệt, nằm cách trung tâm huyện lỵ là thị trấn Triệu Sơn khoảng
5Km về phía phía nam, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 16 km về phía tây.
Đây là một vùng quê có lịch sử phát triển lâu đời, từ khi có cư dân sinh sống
đến nay đã trải qua nhiều thế kỷ. Quá trình hình thành và mở mang lãnh thổ đã
tạo thành nên một vùng đất trải dài theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam.: Phía bắc
giáp xã Nơng Trường, Phía đơng giáp xã Khuyến Nơng, phía tây và tây bắc
giáp xã Vân Sơn, phía nam giáp xã Tân Ninh. Theo thống kê, dân số Thái Hồ
có khoảng 8540 người, diện tích tự nhiên tồn xã là 1.842.11ha, trong đó, đất
nơng nghiệp 640ha, đất lâm nghiệp 500ha đất chưa sử dụng 300 ha (thuộc vùng
khoáng sản ngàn Nưa) [5, tr11].
Với vị trí địa lý là vùng giáp ranh chuyển tiếp giữa vùng rừng núi đại
ngàn phía tây của tỉnh Thanh Hóa với vùng đồng bằng ven biển đã tạo nên một
vùng đất có địa hình khá phong phú. Địa hình của xã cũng như nhiều xã trong
huyện nghiêng theo chiều Tây Bắc- Đơng Nam.
Phía tây của xã là ngọn núi Nưa chạy dài vắt qua các huyện Triệu sơn,
Như Thanh, Nông Cống với chiểu dài hơn 20km. Phần đi qua địa phận huyện
Triệu Sơn thuộc các xã Vân Sơn, Thái Hòa, Tân Ninh. Núi Nưa là ngọn núi
mang nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa của tỉnh Thanh Hóa được coi là ngọn núi
chủ trong vùng, chứa nhiều huyền thoại linh thiêng như huyền thoại về Bà
Triệu, về phủ Na và Am Tiên.
Với vị trí chuyển tiếp từ vùng miền núi phía tây và vùng đồng bằng phía
đơng của tỉnh Thanh Hóa nên địa hình của xã vừa có dạng địa hình đồi núi vừa
có dạng địa hình đồng bằng. Chạy qua địa bàn của xã là dịng sơng Lãng Giang
kết hợp với vùng đồng bằng chân núi tạo nên dáng dấp của một vùng đất bán

7


sơn địa rất đặc trưng. Viếc kết hợp các dạng địa hình như vậy đã tạo cho đồng
bằng trong xã có địa hình khá dốc so với độ dốc chung của tồn huyện. Đây
chính là cơ sở để phát triển công tác thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp của vùng
đất.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
*Đặc điểm thổ nhưỡng:
Tài nguyên đất của xã khá đa dạng vùng đồi núi phía tây là dải đất có
nguồn gốc Feralit nâu vàng phù hợp đối với việc phát triển cây lâm nghiệp và
một số cây cơng nghiệp,ngồi ra cịn có thể chăn ni gia súc Ở những vùng
còn lại, phần lớn là đất phù sa cổ có nguồn gốc từ sơng Mã, sơng Lãng Giang
và một số sông khác nhưng đã lâu không không được bồi đắp nên độ phì nhiêu
khơng cao, bên cạnh đó trong vùng cịn có loại đất dạng đầm lầy có độ lầy thụt
cao nhiều bùn tập trung ở các vùng thung lũng dọc chân núi khu cồn Mau các
hồ và các khu đồng trũng. Ở sườn phía đơng núi Nưa do địa hình dốc nên đất
đai ở đây bị bạc màu cần cải tạo. Như vậy, do nhiều kiểu địa hình khác nhau
nên thổ nhường ở vùng đất này khá đa dạng một phần được hình thành do quá
trình rửa trôi lắng đọng từ vùng núi đổ xuống một phần do phù sa cổ lắng đọng
từ lâu không được bồi đắp nhưng chất đất được tích tụ hàng nghìn năm và với
việc khai phá cải tạo của nhiều thế hệ nên đất đai ở đây khá phù hợp với phát
triển các cây nông nghiệp kết hợp với trồng cây lâm nghiệp. Về cơ bản vùng
đất Thái Hịa vẫn có những cánh đồng thâm canh lúa nước năng xuất tương đối
cao sản xuất được hai vụ lúa và một vụ màu.
* Tài nguyên khoáng sản:
So với các địa phương trong huyện, Thái Hịa là vùng đất được đánh giá
là có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú. Theo tính toán và khảo sát
của các nhà khoa học, vùng đất Triệu Sơn có mỏ khống sản Crommit trữ lượng
khoảng hơn hai mươi triệu tấn phân bố ở các xã Tân Ninh, Thái Hòa, Vân Sơn.

Hiện nay đang tập trung khai thác nhiều nhất tại Cổ Định (Tân Ninh). Cromit
là lại khoáng sản rất quý và hiếm trên thế giới. Ở Việt Nam đây là mỏ duy nhất.
8


Trong thời kỳ xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành thăm dò và khai
thác khoảng 16.906 tấn. Sau khi giành chính quyền và xây dụng đất nước,
Chính phủ đã xây dựng xí nghiệp Crommit Cổ Định (nay thuộc xã Tân Ninh).
Hiện tại mỏ này tiếp tục được khai thác.
Vùng núi Nưa có loại đá Serptinit (cịn gọi là đá xà vân) với trữ lượng lớn
hàng tỉ tấn. Loại khoáng sản này là nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân
lân nung chảy. Ngoài ra vùng núi Nưa thuộc địa phận của xã cũng có loại
manhezit là nguyên liệu để sản xuất gạch chịu lửa khai thác nhiều ở địa bàn các
xã của huyện Nơng Cống.
*Điều kiện khí hậu:
Cũng như nhiều vùng đất thuộc khu vực Bắc trung bộ, Thái Hịa nằm
trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng của loại khí hậu này là có
sự phân hóa khá rõ theo vĩ độ có một mùa đơng lạnh và chịu tác động sâu sắc của
gió mùa, mùa hè nóng ẩm mưa tương đối nhiều, mùa đơng lạnh và khơ hanh.
Với kiểu khí hậu này, Thái Hòa thường xuyên chịu tác động của bão
cùng với lượng mưa lớn gây ra những trận lụt lớn. Ngoài ra, còn chịu tác động
của dòng Lãng Giang với những trận lụt lớn gây thiệt hại mùa màng kinh tế. Khí
hậu khu vực này cũng chịu tác động của gió Lào khơ nóng [5, tr15].
Nhìn chung, khí hậu ở Thái Hịa thuận lợi cho việc phát triển một nền
nông nghiệp lúa nước với các loại sản vật nhiệt đới phong phú. Bên cạnh đó,
cịn những giống cây ơn đới như cà chua, cải bắp và một số rau màu.
*Đặc điểm sông ngịi:
Chảy qua địa bàn xã là dịng sơng Lãng Giang cịn gọi là sơng Nhơm hay
sơng Nhà Lê Đoạn chảy qua xã Thái Hịa về mùa khơ dịng nước chảy chậm
nên người dân địa phương gọi là Lãn Giang (Sông Lười), sau đọc chệch là Lãng

Giang. Tuy đoạn chảy qua địa bàn xã chỉ dài khoảng hơn 4km nhưng sông Lãng
Giang đã tạo nên một cảnh trí rất đẹp. Dọc hai bên bờ sông, đặc biệt về mùa
mưa khi nước sông lên cao cũng tạo nên nguy cơ lụt lội cho nhân dân trong
vùng.
9


Sau khi hồn thành q trình xâm lược vào năm 1884 và cơ bản đàn áp
xong phong trào Cần Vương, Thực dân Pháp bắt đầu quá trình khai thác thuộc
địa, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhận thấy Thanh Hố là một trong
những địa phương có nhiều thế mạnh, từ năm 1896 đến năm 1925, Pháp đã cho
xây dựng hệ thống thuỷ lợi trên hệ thống sông Chu gọi là đập Bái Thượng kết
hợp với hệ thống kênh đào dài tới 110 km và nhiều chi giang về các đồng ruộng
nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 5 vạn ha ruộng đất của các huyện [5, tr16].
Huyện Nông Cống (nay là Triệu Sơn) trong đó có xã Thái Hồ được cung cấp
nước bởi hệ thống kênh nam bắt nguồn từ xã Nam Giang (Thọ Xuân). Đây là
hệ thống thuỷ nông ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất nông nghiệp của vùng.
Do vị trí của xã nằm ở chân núi Nưa có nguồn nước đổ xuống khá lớn
nên khu vực Thái Hồ có rất nhiều ao hồ. Nổi tiếng nhất khu vực này là mau
Vực Bưu thuộc hai xã Thái Hồ và Vân Sơn có độ dài khoảng 2 km rộng 100m.
Trong lịng có nhiều đá ngầm, về mùa mưa có nhiêù chỗ nước xốy nguy hiểm.
Khu vực mau Vực Bưu còn nhiều truyền thuyết dân gian ly kỳ như truyền thuyết
rắn thần và đền Vực Bưu. Ngoài mau Vực Bưu, khu vực Thái Hồ cịn có nhiều
hồ, mau trũng được khai thác để trông lúa hoặc nuôi cá.
*Về giao thơng vận tải:
Thái Hồ là địa phương có nhiều thuận lợi về giao thông vận tải. Trước
kia, khi hệ thống giao thơng đường bộ cịn chưa phát triển thì giao thông đường
thuỷ trên Lãng Giang là tuyến giao thông quan trọng của nhiều xã trong vùng.
Từ Lãng Giang có thể qua sơng Hồng, sơng Chuối đến nhiều vùng trong tỉnh
Thanh Hố.

Về đường bộ, phía đơng của xã có đường 47C nối quốc lộ 47 ở ngã tư
Dân Lực với quốc lộ 45 ở cầu Quan. Hiện nay, tuyến đường lớn từ Nghi Sơn
đi sân bay Sao Vàng cơ bản đã hoàn thành tạo một ngã tư trên địa bàn của xã.
Bên cạnh đó, các tuyến đường liên thơn, liên xã đã được kiên cố hố bằng rải
nhựa và bê tơng rất thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân.

10


1.2. Sự hình thành vùng đất Thái Hồ huyện Triệu Sơn
1.2.1. Địa danh vùng đất Thái Hoà trong lịch sử
Sự hình thành vùng đất Thái Hồ gắn liền với sự phát triển của huyện
Nơng Cống - Triệu Sơn.Vùng đất có vị trí đặc biệt nằm ngay dưới chân núi Nưa
bên dịng sơng Lãng Giang có bề dày lịch sử cả về kiến tạo địa chất lẫn văn
hoá, cư dân đến đây sinh sống từ khá sớm, việc xác định chính xác thời gian
cần được tiếp tuc nghiên cứu. Tuy nhiên căn cứ vào tên gọi các địa danh cổ
như: Kẻ Nưa, Kẻ Sỏi, Kẻ Nháng có thể thấy rằng đây lầ vùng đất có lịch sử lâu
đời có dân, có cư tập trung rất sớm. Bởi theo các nhà nghiên cứu các địa danh
mang tên “Kẻ” chỉ được dùng chỉ đơn vị dân cư có trước thế kỷ X. Theo Bách
khoa tồn thư, cùng với các sách Dư địa chí huyện Nơng Cống và Dư địa chí
huyện Triệu Sơn thì ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra vào năm 248
thì vùng đất duới chân núi Nưa trong đó có tổng Cổ Định (bao gồm cả xã Thái
Hồ ngày nay) đã có cư dân sinh sống khá đơng đúc. Trong sách Đại Việt sử
ký tồn Thư, Ngơ Sỹ Liên đã nhắc đến địa danh Nông Cống với tư cách là một
huỵên thuộc châu Cửu Chân.Thời kỳ này, vùng đất Nông Cống tương đối yên
ổn nên dân cư tập trung ngày càng đông đúc. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(1418-1427), để chuẩn bị lực lượng, Lê Lợi đã cho người về vùng đất Nông
cống lập trang trại để cấy lúa. Theo một số tài đặc biêt là theo gia phả của các
dòng họ còn ghi lại thời Hậu Lê nhà vua đã ban lộc điền cho một số người có
cơng về đất Thái Hồ và một số xã thuộc huyện Nông Cống - Triệu Sơn. Một

trong những nhân vật cịn được lập đền thờ là ơng Vũ Văn Lộc- hậu duệ của
Vũ Uy đã đến khu vực núi Thần Đồng để lập trang ấp của mình.
Về quá trình hình thành các làng, từ đầu thế kỷ XIX đến nay, trải qua
nhiều giai đoạn. Đầu thế kỷ XIX, Thái Hoà thuộc tổng Cổ Định ( huyện Nông
Cống) gồm các làng: Hoà An (Hoà Yên), Lễ Động, Vĩnh Khê. Từ năm 1907
đến trước các mạng tháng Tám năm 1945, toàn huyện Nơng Cống có 202 làng
chia làm 10 tổng, các làng của Thái Hoà thuộc tổng Hữu Định [61, tr70].

11


Sau khi cách mạng tháng Tám thành cơoofT, Chính phủ lâm thời đã ra
quyết định số 63/SL-CP ngày 22 tháng 11 năm 1945 về việc thành lập Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Theo đó, cấp tổng đã bị giải thể thành
lập các xã, trong đó xã Thái Hoà gồm 4 làng lớn là: Tào Lâm,Lễ Động (Đồng
Minh),Vĩnh Khê và Hoà Yên.
Đến năm 1947, trong điều kiện tình hình mới của cách mạng hai xã Thái
Hồ và Tân Ninh lại được sáp nhập lại lấy tên là xã Ninh Hoà.Tuy nhiên, đến
năm 1953 trong cuộc cải cách ruộng đất xã Ninh Hoà lai được tách ra thành 2
xã là xã Thái Hoà và xã Tân Ninh. Như vậy, đến thời kỳ này, xã Thái Hồ đã
chính thức được thành lâp gồm các làng: Tào Lâm, Lễ Động (Đồng Minh),
Vĩnh Khê và Hoà Yên. Thời kỳ này, Thái Hồ thuộc huyện Nơng Cống, tỉnh
Thanh Hố.
Năm 1965, trong bối cảnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chính
phủ đã có chủ trương tách một phần phía bắc của huyện Nông Cống gồm 20
xã và một phần phía nam của huyện Thọ Xuân gồm 13 xã để thành lập huyện
Triệu Sơn theo quyết định số 177-CP của Chính phủ.
Năm 1991, cùng với chủ trương đổi mới phát triển nơng nghiệp, UBND tỉnh
Thanh Hố đã có quyết định787/QĐ - UBND về việc thành lập thôn và bầu chức
danh thơn trưởng. Trên cơ sở các xóm , đội sản xuất của HTX nơng nghiệp xã

Thái Hồ được hình thành gồm 12 thôn dưới sự điều hành của UBND xã gồm
các thôn: Thái Nhân 1, Thái Nhân 2, Thái Yên, Thái Phong, Thái Lai,Thái
Lâm,Thái Lộc, Thái Nguyên,Thái Bình,Thái Sơn,Thái Minh, Trung Hồ.
Từ q trình hình thành và phát triển, có thể khẳng định cộng đồng dân
cư và vùng đất Thái Hồ đã có lịch sử hàng nghìn năm. Cùng với những biến
động của lịch sử và theo thời gian, địa giới hành chính cũng có sự thay đổi theo
biến động của lịch sử. Cộng đồng dân cư vì thế đã có sự phát triển liên tục, từ
một nhóm dân cư nhỏ đến đây lập nghiệp, đến nay Thái Hoà đã là một vùng
quê trù phú đông dân. Mặc dù đơn vị hành chính cấp xã mới chỉ thành lập từ
sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tuy nhiên, các đơn vị thôn, làng luôn giữ
12


ổn định và liên tục phát triển giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã
hội và duy trì bảo tồn truyền thống tốt đẹp cuả làng quê trước sự tấn cơng của
văn hố ngoại lai. Việc nghiên cứu có hệ thống sự hình thành và phát trển của
các làng cũng như các giá trị văn hoá lịch sử cịn lưu lại sẽ góp phần làm sang
tỏ hơn sự hình thành và những đóng góp của nhân dân đối với sự phát triển
chung của lịch sử Thanh Hoá cũng như của cả nước.
1.2.2. Nguồn gốc dân cư và sự hình thành làng xã
* Nguồn gốc dân cư:
Lịch sử phát triển của vùng đất Thái Hoà gắn liền với lịch sử phát triển
của huyện Nông Cống trước kia, (nay là Triệu Sơn). Đây là vùng đất cổ của tỉnh
Thanh Hóa, có lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm. Dân cư trong
vùng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it với da vàng, mắt nâu, tóc đen. Các nguồn sử
liệu, các kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã khẳng định sự phát triển lâu đời và
liên tục của con người trên vùng đất này.
Từ thời nguyên thủy, con người đã đến đây khai hoang,vỡ đất,tập trung
dân sinh sống. Trong quá trình phát triển với những điều kiện tự nhiên thuận
lợi cùng với nhu cầu mở rộng địa bàn nơi đây ngày càng thu hút đông dân cư

sinh sống.
Cũng như nhiều vùng đất của Thanh Hố, Thái Hồ có con sơng Nhà
Lê chạy qua. Trong lịch sử, vào thời Trần, Lưu Miễn - một vị quan trong
triều đình vâng lệnh vua Trần vào Thanh Hóa đắp đê Quai Vạc trị thủy ngăn
sự xâm nhập của nước mặn (năm 1255 đời vua Trần Thái Tơng) Bên cạnh
đó, cịn có dịng sơng Lãng Giang chạy qua địa bàn xã khoảng 4km.
Dựa trên ghi chép các tộc phả của các dòng họ ở Thái Hồ hiện cịn lưu
giữ lại, chúng ta thấy q trình ra đời của vùng đất Thái Hồ đã có từ rất sớm.
Theo Bách khoa tồn thư, Dư địa chí huyện Nơng Cống, Dư địa chí huyện Triệu
Sơn, thì từ thời khởi nghĩa Bà Triệu (248) vùng đất dưới chân núi Nưa với trung
tâm là tổng Cổ Định đã có cư dân sinh sống khá đông đúc. Đến thời Trần địa
danh Nông Cống được Ngô Sỹ Liên chép trong sách “Đại Việt Sử ký toàn thư”
13


năm Quý Hợi (1323) với tư cách là một huyện của Cửu Chân. Thời kỳ này,
vùng đất Nông Cống tương đối yên ổn nên dân cư các nơi cư trú ngày càng
nhiều. Ttrong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), khi Lê Lợi cho người về
đây lập trang trại để cấy lúa thì ở đây đã có những đơn vị cư dân địa phương
[5, tr19].
Gia phả dòng họ Vũ văn còn chép:
“Nhà Vua đã ban lộc điền cho một số người có cơng về đất Thái Hồ và
nhiều xã trong khu vực Nơng Cống (Triệu Sơn ngày nay), trong đó có ông Vũ
Văn Lộc- hậu duệ của Vũ Uy đã đến khu vực núi Thần Đồng và lập nên trang
ấp của mình” (Theo gia phả Vũ tộc).
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
(1946-1975), cũng như nhiều địa phương tại Thanh Hóa, Thái Hồ cũng là
mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ. Để đảm bảo sự an tồn, có thời điểm nhân
dân phải chạy đi sơ tán đến miền núi như Thường Xuân, Ngọc Lặc, Thọ Xuân…
Với những thăng trầm, biến cố của lịch sử nhiều dịng họ đã khơng cịn

sinh sống trên địa bàn mà đã chuyển sang các vùng đất khác sinh sống lập
nghiệp. Hiện tại, theo thống kê toàn xã, có khoảng gần 20 dịng họ lớn nhỏ, có
những dịng họ có con cháu thành đạt lưu danh sử sách như họ Vũ Văn, họ
Thiều, họ Nguyễn… Các thế hệ sau đã kế thừa và phát triển thành tựu của thế
hệ trước đã dày công tạo dựng thành mảnh đất trù phú, đa dạng về nghề nghiệp,
người dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, hăng say trong sản xuất,
có bản sắc văn hóa độc đáo, giàu tính nhân văn, tinh thần chiến đấu dũng cảm.
Như vậy, nguồn gốc dân cư ở Thái Hoà đã xuất hiện từ rất sớm, buổi
bình minh của lịch sử văn hóa, văn minh dân tộc. Trải qua thời gian, vùng
đất trù phú này đón nhận số lượng dân cư ngày càng đơng đúc đến và ở lại
sinh cơ, lập nghiệp, cùng nhau chung sức đấu tranh với tự nhiên tạo dựng
nên những xóm làng.
* Sự hình thành làng xã
Có thể khẳng định làng xã Việt Nam là một pháo đài kiên cố trong việc
lưu giữ các giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời, là pháo đài để ngăn cản
14


sự tấn cơng của các yếu tố văn hố ngoại lai.Trong lịch sử phát triển của dân
tộc đã chứng minh rằng kẻ thù đã nhiều lần tìm cách phá vỡ các thiết chế vốn
có của làng xã Việt Nam nhưng đều thất bại. Về mặt hành chính, làng xã là
đơn vị hành chính thấp nhất trong thiết chế của người Việt. Một xã có thể có
nhiều làng nhưng cá biệt có những làng lớn bằng một xã. Sự ra đời của các xóm
làng trên vùng đất Thái Hồ được hình thành bởi các yếu tố địa lý, thiên nhiên
và con người.
Theo sách Dư địa chí huyện Triệu Sơn, xã Thái Hồ hiện nay có 4 làng
chính với q trình hình thành và lịch sử lâu đời. Sự hình thành các làng được
ghi lại khá cụ thể chi tiết như sau:
Làng Lễ Động:
Làng Lễ Động được hình thành từ thời nhà Lê, vốn là một trong 45 trang

trại của ông Vũ Uy vốn là một trong những khai quốc công thần thời Hậu Lê.
Con cháu của Vũ Uy sau này là Vũ Văn Lộc được phong tước Thái Bảo Bình
quốc cơng hiện nay cịn đền thờ là ơng tổ thứ nhất chi họ Vũ tại thơn Lễ Động.
Về hành chính, thời vua Gia long (1802 - 1819) thôn Lễ Động thuộc xã
Yên Định, tổng Cổ Định huyện Nông Cống phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa.
Thời vua Đồng Khánh(1885-1888) , thôn Lễ Động thuộc tổng Cổ Định, huyện
Nông Cống. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thôn Lễ Động thuộc tổng
Hữu Định, huyện Nông Cống. Sau cách mạng tháng Tám, thôn Lễ Động đổi
thành làng Đồng Minh thuộc tổng Hữu Định, huyện Nông Cống. Từ tháng
1/1946 đến đầu năm 1947, Lễ Động thuộc xã Thái Hồ, huyện Nơng Cống. Từ
năm 1947 đến năm 1953 thuộc xã Ninh Hồ, huyện Nơng Cống. Từ năm 1965,
làng Lễ Động, thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Từ năm 1991 đến nay,
trên cơ sở làng Lễ Động đã hình thành các thơn Thái Sơn, Thái Minh, Thái
Dương và phát triển cho đến hiện nay [11, tr130].
Làng Tào Lâm:
Thời vua Gia Long (1802-1890), làng Tào Lâm thuộc tổng Cổ Định,
huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa. Đến thời vua Đồng Khánh,
xã Tào Lâm thuộc tổng Yên Định, huyện Nông Cống. Cũng như làng Lễ Động,
15


thời vua Duy Tân, Tào Lâm thuộc tổng Hữu Định, huyện Nơng Cống. Sau đó,
từ tháng 1/1946 đến đầu năm 1947 thuộc xã Thái Hoà huyện Triệu Sơn. Trên
cơ sở làng Tào Lâm gồm hai làng là Thái lâm và Thái Lộc đã hình thành 4 thơn
là Thái Lâm, Thái Thịnh, Thái Lộc và Thái Cao, tồn tại và phát triển cho đến
ngày nay [16, tr133].
Làng Vĩnh Khê:
Cũng như hai làng Tào Lâm và làng Lễ Độngt, làng Vĩnh Khê có sự thay
đổi qua từng thời kỳ gắn liền với các đời vua nhà Nguyễn.Thời Gia Long, Vĩnh
Khê thuộc xã Yên Định, tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn

Thanh Hoa [16, tr137]. Trải qua các giai đoạn khác nhau, đến năm 1945, làng
Vĩnh Khê thuộc xã Thái Hồ, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hố. Trên cơ sở làng
vĩnh Khê gồm hai làng là Thái Bình và Thái Nguyên, từ năm 1991, làng Vĩnh
Khê hình thành 3 làng là Thái Nguyên, Thái Bình và Thái Gang tồn tại cho đến
hiện nay.
Làng Hồ n
Thời vua Đồng Khánh, thơn Hồ Yên thuộc tổng Yên Định, huyện Nông
Cống. Đến trước cách mạng tháng tám năm 1945, thơn Hồ n thuộc tổng Hữu
Định huyện Nông Cống. Từ sau cách mạng tháng Tám, đến đầu năm 1947, thuộc
xã Thái Hoà; từ năm 1947 đến năm 1953, thuộc xã Ninh Hồ, huyện Nơng Cống;
Sau đó, từ năm 1953 đến năm 1965, thuộc xã Thái Hồ, huyện Nơng Cống; Từ
năm 1965, làng Hồ n thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá [6, tr141]; Từ
năm 1991, trên cơ sở các thơn của làng đã hình thành 5 thôn là Thái Nhân, Thái
Yên, Thái Phong, Thái Lai, Thái Tân và tồn tại cho đến hiện nay.
Từ lịch sử hình thành các làng của xã Thái Hồ, chúng ta có thể thấy
rằng sự hình thành và phát triển của vùng đất Thái Hoà gắn liền với những thay
đổi của đất nước.Tuy nhiên, cho dù tên gọi mỗi thời kỳ có sự thay đổi, thậm
chí có sự điều chỉnh về địa giới hành chính của các làng nhưng về bản chất có
thể thấy rõ con nguời nơi đây ln có tinh thần vuơn lên và cần cù lao động

16


×