Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

nuôi con khỏe dạy con ngoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 43 trang )

1

NUÔI CON KHỎE DẠY CON NGOAN
CÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU TÌNH CẢM
CỦA TRẺ TỪ 4 ĐẾN 12 TUỔI

DR RICHARD C. WOOLFSON




2


NỘI DUNG
Giới thiệu.
Công thức của hạnh phúc.
Lòng tự tin.
Những cảm xúc.
Hòa đồng với mọi người.
Giao tiếp tích cực.
Bảng tra từ.
Lời cảm ơn.



3


BÌA 4


Quyển sách được xem như một cẩm nang hữu ích nhất trong việc nuôi dạy con, đề cập đến
những yếu tố góp phần tích cực vào việc bồi đắp nên hạnh phúc cho trẻ và giúp trẻ cảm thấy
hài lòng về bản thân.
Phần đầu sách sẽ giới thiệu về sự phát triển và những điều góp phần tạo nên hạnh phúc
cho trẻ thông qua những phương pháp nuôi dạy con tích cực.
Phần tiếp theo trình bày về bản chất và tầm quan trọng của lòng tự tin đối với trẻ.
Kế đó là những phương pháp giúp trẻ điều khiển tình cảm một cách hiệu quả hơn, và
không ngừng khám phá những mối quan hệ xã hội quan trọng khác.
Chương cuối của cuốn sách sẽ nhấn mạnh đến vai trò của giao tiếp tích cực trong việc tạo
nên hạnh phúc cho trẻ.
.
4

Tr.6

Chương 1:
GIỚI THIỆU

Dù ở thời đại nào, cha mẹ cũng luôn mong muốn đem đến hạnh phúc cho con cái.
Trẻ sẽ cảm thấy cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn nếu trẻ học tốt ở trường,
có nhiều bạn bè, biết chơi một nhạc cụ nào đó hay có thật nhiều đồ chơi, v.v.
Song tất cả chỉ có ý nghĩa khi trẻ cảm nhận được niềm vui trong từng công việc
mà trẻ đang làm.
Tạo nên nền tảng tình cảm vững chắc
Hạnh phúc chính là nền tảng tình cảm của trẻ. Khi cảm nhận được niềm hạnh phúc, trẻ sẽ luôn
háo hức để trải nghiệm những điều mới mẻ trong từng ngày. Qua từng giai đoạn, tâm lý của trẻ
sẽ không ngừng phát triển. Sẽ không tránh khỏi những lúc trẻ bực bội hoặc cảm thấy không hài
lòng vì một việc gì đó, chẳng hạn bị thầy cô la rầy khi nói chuyện riêng trong giờ học, bị mất
món đồ chơi yêu thích, hoặc gây gổ với bạn bè… Nhưng những tâm trạng này của trẻ sẽ nhanh
chóng đi qua vì chúng chỉ xảy đến một cách tạm thời mà thôi.

Tuy nhiên, nếu lúc nào trẻ cũng cảm thấy buồn bã hoặc không hài lòng về một việc gì
đó, thì chắc chắn trẻ sẽ không còn thời gian lẫn hứng thú để quan tâm đến những món đồ chơi
ưa thích hay những sự việc đang diễn ra xung quanh mình nữa. Khi đó, khả năng gây ảnh
hưởng cũng như khả năng mang lại niềm vui cho trẻ của những hoạt động này sẽ giảm đi rất
nhiều. Tương tự, khi tâm trạng buồn rầu, kém năng động chiếm ưu thế trong đời sống tình cảm
của trẻ thì trẻ sẽ không còn muốn phấn đấu để đạt kết quả cao trong học tập, cũng như cố gắng
để giành thành tích cao nhất trong các cuộc thi thể thao nữa…
Các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy rằng trẻ em ngày nay phải chịu quá nhiều áp
lực từ mọi phương diện xã hội. Nghĩa là hiện nay có rất nhiều trẻ em luôn trong trạng thái bị
căng thẳng, bất an và lo lắng nhiều hơn so với trẻ em các thế hệ trước. Điều này là bằng chứng
cho thấy rằng không phải trẻ em nào cũng luôn có hạnh phúc như nhau.
Nhận diện hạnh phúc
Hạnh phúc là một khái niệm tâm lý học mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận thông qua những trải
nghiệm, chứ rất khó định nghĩa. Theo chúng tôi, hạnh phúc của trẻ được xác định bởi những
yếu tố như: cảm xúc tích cực đối với cuộc sống, biết tự hài lòng và cảm thấy thỏa mãn về bản
5

thân, về tính cách, về sự thành công của mình và những mối quan hệ với mọi người xung
quanh.
Đôi khi hạnh phúc của trẻ được biểu lộ một cách rất rõ ràng, chẳng hạn bé cười hớn hở khi
thấy cha mẹ đến đón lúc tan trường, hoặc bé thấy thích thú khi được lần đầu tiên đi máy bay.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hạnh phúc của trẻ cũng được bộc lộ một cách rõ ràng để
chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng như vậy, mà đôi khi nó còn được biểu hiện hết sức
tinh tế. Chẳng hạn, đã bao giờ bạn biết hết tất cả lí do vì sao bé thích đến trường chưa? Có thể
bé sẽ không nói cho chúng ta biết bé cảm thấy rất vui với những hoạt động ở trường, với những
người bạn ở lớp Có thể không phải sáng nào bé cũng đến trường với nụ cười hớn hở trên
môi, nhưng đến lúc vào lớp thì bé lại rất ngoan và hào hứng với bài tập được giao, mỗi khi đi
học về thì líu lo kể những trò chơi mới ở trường… Tất cả những biểu hiện ấy chứng tỏ rằng bé
đang hạnh phúc với cuộc sống của mình và với thế giới xung quanh. Khi đã thấu hiểu tâm lí
trẻ, chúng ta có thể “bắt nhịp” chính xác với bất kỳ dấu hiệu tinh tế nào chứng tỏ là bé đang

hạnh phúc hay đang buồn lo.
Tr.7
Hình tr.7
Hài lòng về bản thân, về những thành quả đã đạt được, cũng như về những mối quan hệ với
mọi người xung quanh đều là những yếu tố không thể thiếu để bồi đắp nên hạnh phúc cho bé.
Làm cách nào để trẻ hạnh phúc?
Không điều gì có thể chắc chắn rằng những việc chúng ta làm là “đúng” hay “sai” để giúp trẻ
đi đến hạnh phúc. Phần lớn điều này tùy thuộc vào nhân cách riêng của từng trẻ, vào tính khí,
kỹ năng, thái độ, cũng như cách thức mà chúng cảm nhận về cuộc sống, về mối quan hệ giữa
trẻ với những người xung quanh… Ngoài ra, hạnh phúc của trẻ không phải là sự sắp đặt ngẫu
nhiên, vậy nên chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng mọi điều tốt đẹp đến với trẻ đều tự nhiên mà
có. Trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sự trợ giúp và hướng
dẫn của người khác mà thôi.
Nội dung của cuốn sách đề cập đến những yếu tố góp phần tích cực vào việc bồi đắp
nên hạnh phúc cho trẻ. Phần đầu sách sẽ giới thiệu về sự phát triển và những điều góp phần
tạo nên hạnh phúc cho trẻ thông qua những phương pháp nuôi dạy con tích cực. Phần tiếp theo
trình bày về bản chất và tầm quan trọng của lòng tự tin đối với trẻ. Kế đó là những phương
pháp giúp trẻ điều khiển tình cảm một cách hiệu quả hơn, và không ngừng khám phá những
6

mối quan hệ xã hội quan trọng khác. Chương cuối của cuốn sách sẽ nhấn mạnh đến vai trò của
giao tiếp tích cực trong việc tạo nên hạnh phúc cho trẻ.
Đối tượng chính mà cuốn sách này nhắm tới là những bậc cha mẹ có con từ 4 - 12 tuổi,
đây được xem như một “cẩm nang” hữu ích nhất trong việc nuôi dạy con, nhằm giúp bé luôn
có một cuộc sống hạnh phúc và cảm thấy hài lòng về bản thân. Cuốn sách sẽ là người bạn đồng
hành quan trọng đối với tất cả những ai đang làm cha mẹ hoặc sắp làm cha mẹ, luôn mong
muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình.

7


Tr.9
Chương 2:
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HẠNH PHÚC

Tr.10
HẠNH PHÚC BIỂU HIỆN RẤT ĐA DẠNG

Chỉ cần quan sát một nhóm trẻ em vui đùa, chúng ta sẽ bắt gặp được những tâm
trạng khác nhau của từng trẻ. Có trẻ vui chơi hào hứng, có trẻ thụ động e dè, lại
có trẻ ủ rũ, vẻ mặt lúc nào cũng buồn bã… Điều này không chỉ xảy ra ở những
nhóm trẻ ngẫu nhiên, mà ngay cả anh em trong cùng một gia đình cũng không ai
giống ai.
Lựa chọn cảm xúc
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ, các yếu tố này đều có vai trò nhất định và có
sự tương tác lẫn nhau. Tuy nhiên, sự tương tác qua lại này vẫn chưa thực sự phản ánh đúng
mọi trường hợp xảy đến với trẻ. Chẳng hạn, một trẻ thường ít tham gia vào các trò chơi với các
bạn sẽ nhận thấy các bạn tỏ vẻ hờ hững với mình và thế là trẻ không vui. Thực tế là trẻ con chỉ
thích rủ những ai trông có vẻ hoạt bát để chơi chung với chúng, còn ngược lại chúng cũng
không muốn chủ động mời nếu biết những đứa kia không thích. Vì vậy, đôi khi rất khó xác
định yếu tố đó có ảnh hưởng đến tâm trạng vui vẻ của bé hay không.
Tuy vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bậc cha mẹ đều có thể giúp trẻ cảm thấy hài lòng
hơn về bản thân, về cuộc sống bất kể tính khí, mức độ tình cảm và trải nghiệm của trẻ ra sao.
Chúng ta không nên nghĩ rằng tâm trạng vui vẻ xuất hiện ở trẻ một cách tự nhiên, mà bản thân
chúng ta phải chủ động giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực ấy.
8

Tr.11
Các yếu tố cấu thành nên hạnh phúc
Cá tính
Kết quả nghiên cứu tâm lý cho thấy cá tính là một trong những đặc điểm tính cách được định

hình ngay khi bé vừa mới chào đời. Chẳng hạn, một số bé rất dễ gần và ngoan kể cả khi ăn,
ngủ và khi chơi. Trong khi đó, một số bé khác lại thường xuyên quấy khóc, luôn hiếu động và
không lúc nào cảm thấy hài lòng về mọi thứ. Ngoài ra, còn có những bé luôn đòi hỏi người
khác phải quan tâm đến chúng. Điều đó cho thấy, cá tính là một trong những yếu tố có tầm ảnh
hưởng lớn đến cảm xúc của bé sau này.
Tình cảm quyến luyến
Đây là tình cảm mà trẻ dành cho cha mẹ và chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của bé.
Tình cảm yêu thương mà trẻ dành cho một người nào đó (có thể là mẹ, cha, hay người chăm
sóc bé hàng ngày) sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển về tình cảm và tâm lý của bé sau này. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu lúc được khoảng 3 hoặc 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa có những
tình cảm tích cực từ phía cha mẹ thì sau này trẻ sẽ thường xuyên gặp phải những khó khăn về
mặt giao tiếp xã hội.
Những mối quan hệ
Hạnh phúc của trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ với những thành viên trong gia đình,
với bạn bè hoặc với những người khác nữa. Chẳng hạn, nếu trẻ có quan hệ tích cực với anh chị
em trong gia đình thì trẻ sẽ cảm thấy cuộc sống hết sức vui vẻ. Ngược lại, nếu trẻ cảm thấy
ganh ghét hoặc ghen tỵ với anh chị em trong gia đình thì cuộc sống sẽ trôi qua trong những
căng thẳng. Tương tự, một trẻ biết hòa đồng, cởi mở sẽ ít buồn rầu, lo lắng hơn so với một trẻ
bị cô lập về mặt xã hội và bị bạn bè xa lánh. Trong khoảng 5 - 6 tuổi, mối quan hệ đối với thầy
cô giáo ở trường cũng có ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của trẻ.
Những trải nghiệm
Trong cuộc sống, không phải sự trải nghiệm nào cũng có tác dụng tích cực đối với trẻ. Chẳng
hạn, khi bị mất một món đồ chơi, trẻ thường chỉ cảm thấy buồn tạm thời nhưng nếu có sự mất
mát người thân nào đó trong gia đình (ông, bà, hay cha, mẹ) thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn
và sâu sắc đến tâm lý của trẻ. Ngoài ra, hạnh phúc của trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi kết quả học
tập mà trẻ đạt được ở trường, bởi những mối quan hệ với bè bạn hay những trải nghiệm khác
trong cuộc sống.
9



Hình bên trái (tr.10)
Những trẻ dễ hòa đồng sẽ dễ dàng kết bạn hơn và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới ở
trường.
Hình bên phải (tr.11)
Khi trẻ tự tách mình ra khỏi cuộc chơi thì rất dễ bị cô lập, vì vậy mà bạn bè của trẻ sẽ không
muốn rủ bé tham gia cùng nữa.
10
Tr.12
NƠI HẠNH PHÚC BẮT ĐẦU

Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể tìm thấy niềm hạnh phúc của mình trong cuộc
sống. Tuy nhiên, cách đón nhận và bộc lộ niềm hạnh phúc của trẻ có xu hướng
thay đổi theo thời gian, chẳng hạn có những điều khiến cho trẻ 4 tuổi cảm thấy
hạnh phúc nhưng lại ít có tác động đối với trẻ 8 tuổi hoặc lớn hơn.

Hạnh phúc biểu hiện ở từng lứa tuổi như thế nào?
Hạnh phúc của trẻ được phát triển qua từng giai đoạn và thể hiện không giống nhau vì mỗi trẻ
là một cá thể riêng biệt.
Không những thế, hạnh phúc của trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố này thay đổi tùy theo từng trẻ và cũng không giống nhau giữa các gia đình. Vì vậy,
không phải bất kỳ trẻ nào ở cùng độ tuổi cũng đều bộc lộ niềm hạnh phúc theo những cách
giống nhau. Tuy vậy, thông qua những mốc phát triển chính về việc cảm nhận niềm hạnh phúc
của trẻ cũng đã giúp cho các bậc làm cha mẹ hiểu con mình cần những gì khi lớn lên.

Hình tr.12
Mỗi bé sẽ thể hiện hạnh phúc của mình theo một cách riêng. Đây là điều dễ hiểu, bởi những sự
kiện liên quan đến hạnh phúc và cá tính của trẻ thay đổi rất đa dạng theo thời gian.
Tr.13

Điều gì khiến trẻ hạnh phúc Trẻ biểu hiện hạnh phúc ra sao?

Lúc 4 tuổi
Tình cảm và sự hài lòng mà chúng ta dành
cho trẻ là rất quan trọng, dù ở bất kỳ lứa
tuổi nào, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ - lúc
mà các mối quan hệ với bạn bè vẫn chưa
được hoàn thiện.
Lúc 4 tuổi
Ở độ tuổi này, chúng ta chỉ cần quan sát
ngôn ngữ cơ thể của trẻ là có thể biết ngay
trẻ có hạnh phúc hay không. Những biểu
hiện như nét mặt hớn hở, ánh mắt long
lanh, nụ cười tươi tắn, điệu bộ thoải mái…
11
đã nói lên rằng: “Lúc này con đang rất
vui!”. Trong độ tuổi này, trẻ ít khi thể hiện
niềm hạnh phúc bằng lời nói mà chủ yếu là
bằng ngôn ngữ cơ thể.
Lúc 6 tuổi
Đây là thời gian mà bé tham gia vào nhiều
trò chơi và bài vở ở trường. Những mục
tiêu và cảm xúc của bé đã vượt ra ngoài
phạm vi gia đình, thế nên hạnh phúc của bé
có liên hệ nhiều hơn đến những mối quan
hệ với bạn bè trong lớp. Bé cũng đã bắt đầu
quan tâm đến sự hài lòng của cha mẹ về
những kết quả mà bé đạt được ở trường, và
còn muốn làm vui lòng thầy cô giáo nữa.
Lúc này, việc bị thầy cô giáo phạt có thể
khiến bé buồn và lo lắng nhiều hơn so với
việc bị cha mẹ la rầy ở nhà.

Lúc 6 tuổi
Nhờ vào khả năng phát triển ngôn ngữ
nhanh chóng, nên bé đã có thể bày tỏ cảm
xúc của mình bằng cả lời nói lẫn điệu bộ.
Nhờ vào vốn từ vựng dồi dào mà bé đã có
thể diễn tả cho chúng ta biết chính xác lúc
nào bé đang hạnh phúc, lúc nào bé đang
buồn bã.
Lúc 9 tuổi
Đối với trẻ ở tuổi này, mặc dù sự quan tâm
giúp đỡ của cha mẹ vẫn là yếu tố quan
trọng nhất, song tình bạn đã trở thành
nguồn hạnh phúc không thể thiếu trong đời
sống tình cảm hàng ngày của trẻ. Những
trải nghiệm và các mối quan hệ bên ngoài
xã hội cũng đóng góp ý nghĩa rất quan
trọng. Bên cạnh đó, những thành tích mà
trẻ đạt được và cách mọi người nhìn nhận
về trẻ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lòng
tự trọng của trẻ.
Lúc 9 tuổi
Đối với trẻ ở độ tuổi này, thông thường
chúng ta có thể đoán được là trẻ có hạnh
phúc hay không bằng cách lắng nghe và
quan sát những phản ứng của trẻ. Tuy
nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có
thể nắm bắt được những cảm xúc của trẻ vì
nhiều khi chúng không bộc lộ một cách rõ
ràng. Chẳng hạn khi trẻ đạt điểm cao trong
kỳ thi vừa qua. Khi đó, hạnh phúc đã trở

thành một cảm xúc phức tạp không bộc lộ
một cách đơn thuần ra ngoài.
Lúc 12 tuổi
Lúc này, trẻ đã biết làm dáng và trau chuốt
Lúc 12 tuổi
Từ 12 tuổi trở đi, trẻ có thể rất nhạy cảm và
12
vẻ bề ngoài (tức là đã chú ý đến cách người
khác đánh giá về bản thân), điều này đã trở
thành yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
hạnh phúc của trẻ. Trẻ muốn trở thành một
nhân vật nổi bật của đám đông, muốn mặc
kiểu quần áo giống như bạn bè đồng trang
lứa, muốn có những món đồ chơi giống bạn
mình. Và trẻ còn muốn chúng ta luôn ở bên
cạnh, quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Tuy
nhiên, trẻ vẫn chưa đủ tự tin, nên dễ cảm
thấy bị tổn thương nếu ai đó có lời nhận xét
hơi mỉa mai đối với mình.
dễ phát cáu dù không có nguyên nhân
chính đáng nào. Thế nên, đôi khi bé đang
rất vui vẻ, hạnh phúc thì lập tức chuyển
sang trạng thái giận dữ không kiểm soát
được!

13
Tr.14
LÀM CHA MẸ TÍCH CỰC

TỰ TIN KHI LÀM CHA MẸ

Làm cha mẹ tích cực là luôn tự tin vào năng lực và trách nhiệm của bản thân,
điều này đem lại nhiều lợi ích cho con cái cũng như cho chính bản thân họ nữa.
Con cái sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi cha mẹ của chúng cũng hạnh phúc. Cha
mẹ tự tin cũng đồng nghĩa với việc họ biết đề ra những kỷ luật rõ ràng, công bằng
và linh hoạt đối với trẻ.

Hoài nghi về khả năng nuôi dạy trẻ
Đôi khi trách nhiệm nặng nề trong việc nuôi dạy con cái có thể khiến cho các bậc cha mẹ hoài
nghi về khả năng của mình và cảm thấy lo lắng cho mối quan hệ này. Thậm chí có người còn
cho rằng chính bản thân họ đã không thực hiện tốt việc nuôi dạy con như họ mong đợi.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một điều rằng tự tin với trách nhiệm làm cha mẹ không
có nghĩa là phải luôn luôn hoàn hảo trong tất cả mọi trường hợp. Trái lại, việc lắng nghe trẻ
cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Cha mẹ không thể tránh khỏi những sai lầm và con cái
đôi khi cũng có những ý kiến hay nhằm giải quyết những bất đồng trong mối quan hệ với cha
mẹ của chúng. Vì vậy, nếu cha mẹ tôn trọng “luật chơi” đối với con cái, thì hai bên sẽ dễ dàng
chấp nhận mối quan hệ này hơn.
Cần tự tin hơn
Sự hoài nghi về khả năng nuôi dạy con ở các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bậc cha mẹ trẻ, là điều
hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu hoài nghi quá mức, hoặc cảm thấy lo lắng trong thời
gian nuôi dạy con, thì bản thân cha mẹ cần điều chỉnh lại những suy nghĩ theo hướng tích cực
hơn.
Hãy tự trấn an rằng, bất cứ ai làm cha mẹ cũng đều trải qua những giây phút hoài nghi
về những “kỹ năng” này. Chẳng hạn, có nhiều người làm cha mẹ rất có kinh nghiệm, hết lòng
yêu thương con, nhưng cũng gặp phải những khó khăn trong việc dỗ con cái khi chúng bước
vào tuổi đến trường. Điều này có thể đơn thuần xuất phát từ phía đứa trẻ, như chúng không tự
14
tin để kết bạn, hoặc do gặp nhiều chuyện phải lo lắng ở trường, ở lớp… Trong “vai trò” làm
cha mẹ, không ai dám tự khẳng định rằng mình là bậc cha mẹ hoàn hảo cả.

Hình tr.14

Những bậc cha mẹ luôn tự tin trong việc nuôi dạy con cái sẽ thực hiện trách nhiệm của mình
tốt hơn. Bởi khi đó, trẻ sẽ biết được trẻ đang ở đâu và cảm thấy an toàn hơn khi biết rằng lúc
nào cũng có cha mẹ ở bên cạnh để quan tâm, chăm sóc.
Tr.15

Hãy lạc quan hơn
Sau đây là một số gợi ý nhằm giúp cho các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm và tự tin hơn
trong việc chăm sóc con cái để có gia đình hạnh phúc.

 Đừng nên ám ảnh bởi mặc cảm có lỗi
Trong mỗi con người ai cũng có sở trường và sở đoản của riêng mình. Mặt khác, làm cha mẹ
là một công việc rất vất vả. Bất cứ ai làm cha mẹ đều có cảm giác như vậy, do đó chúng ta
cũng đừng nên ám ảnh bởi mặc cảm có lỗi khi chăm sóc con cái không được chu đáo. Tuy
nhiên đôi khi có thể chúng ta vẫn cảm thấy chưa hài lòng về bản thân vì có một số việc lẽ ra
chúng ta đã có thể làm tốt hơn, song thật ra bản thân trẻ cũng chưa thể cảm nhận được điều này
đâu.

 Hãy giữ vững quan điểm của mình
Đừng nên chú trọng thái quá vào một điều gì đó. Là cha mẹ, mỗi ngày chúng ta luôn có rất
nhiều việc cần phải quyết định, kể cả những lời nhận xét, góp ý về cách chăm sóc con cái tốt
hơn. Thông thường, chúng ta đều có những quyết định đúng để đảm bảo cho con mình nhận
được sự chăm lo tốt nhất, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng mong muốn làm được điều
này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phụ nên không ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ.

 Hãy tâm sự với chồng (hay vợ), cũng như với những thành viên khác trong gia
đình, hoặc bạn bè
15
Hãy thổ lộ những mối hoài nghi trong việc nuôi dạy con cái với một người nào đó mà chúng ta
cảm thấy tin tưởng. Khi đó chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì đã nói ra được những điều
khiến mình cảm thấy lo lắng. Chỉ cần một ai đó biết thông cảm, động viên, thì chúng ta sẽ cảm

thấy tự tin hơn rất nhiều.

 Tập trung vào năng lực của mình
Một trong những hiệu ứng của việc kém tự tin trong việc nuôi dạy con cái là trẻ sẽ dễ biểu hiện
tất cả những điều này từ cha mẹ thành những hành vi mang tính tiêu cực. Tuy nhiên, chúng ta
có thể phá vỡ rào cản này bằng năng lực của mình, chẳng hạn khi con cái quấy khóc hãy tìm
cách dỗ trẻ bằng những cách mình biết. Hãy thử dành thời gian để suy nghĩ về những “điểm
mạnh” và những kết quả mà chúng ta đã đạt được với tư cách làm cha mẹ, thay vì chỉ nghĩ đến
những “điểm yếu” sẵn có.

 Nhờ sự trợ giúp của người khác
Trong việc nuôi dạy con cái, các bậc cha mẹ nên chia sẻ công việc cùng nhau, đồng thời chia
sẻ cả với những người thân khác trong gia đình, bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, chúng ta còn
có thể trao đổi kinh nghiệm hay nhờ sự trợ giúp từ bạn bè. Chúng ta nên vui vẻ chấp nhận tất
cả những sự trợ giúp này vì điều đó sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy thoải mái và mạnh mẽ để
hoàn thành trách nhiệm dễ dàng hơn.

Hình tr. 15
Hãy lắng nghe ý kiến từ trẻ, nhất là khi bạn đang có sự bất đồng với con. Chúng ta sẽ ngạc
nhiên bởi những ý kiến hay mà trẻ đưa ra nhằm giải quyết vấn đề.
16
Tr.16
CÂN NHẮC VÀ CHỌN LỰA
Nuôi dạy con khôn lớn là một công việc cần đến sự cân nhắc và chọn lựa một
cách thường xuyên. Chúng ta luôn phải cân nhắc thật kỹ giữa các chọn lựa để tìm
ra điều phù hợp nhất đối với bé. Một số chọn lựa tương đối đơn giản, song cũng
có nhiều vấn đề đòi hỏi phải suy xét kĩ lưỡng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
đời của trẻ.
Chọn lựa phù hợp
Làm cha mẹ, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những lúc phải chọn lựa để đáp

ứng những yêu cầu của trẻ. Ngoài việc đảm bảo cho những chọn lựa ấy phù hợp với sở thích
của cả cha mẹ và trẻ thì đôi khi chúng ta cũng phải chấp nhận những điều đi ngược lại ý muốn
ban đầu của mình. Chẳng hạn, trong trường hợp trẻ xin ở lại nhà của bạn bè để vui chơi. Có thể
khi nghe được mong muốn đó, bạn sẽ không đồng ý vì sẽ rất phiền hà và chưa kể có thể sẽ phát
sinh nhiều vấn đề. Nhưng nếu suy xét kĩ lưỡng và bạn có thể đảm bảo một cách ổn thỏa mọi
vấn đề thì hãy để cho con bạn hưởng trọn niềm vui theo sở thích của chúng. Vì biết đâu đây
cũng là cơ hội để con bạn mở rộng được mối quan hệ với bạn bè và học cách tự lập sớm hơn
khi không có cha mẹ bên cạnh.
Hình tr.16
Khéo nuôi dạy con có thể được biểu hiện ở việc biết cách chọn lựa, tuy nhiên đôi khi đó là
những chọn lựa khó khăn bởi không phải lúc nào cũng có thể làm hài lòng tất cả mọi người.
Lắng nghe ý kiến của người khác
Cha mẹ cần phải biết cân nhắc trước ý kiến của mọi người xung quanh, vì không phải sự góp ý
nào cũng đồng bộ mà đôi khi còn tạo ra xung đột. Thế nên, chúng ta cần phải thành thật với
chính bản thân mình, cũng như cần xác định rõ mình đang xem xét ý kiến của ai trong khi cân
nhắc về sự tán thành hoặc phản đối của họ với phương pháp nuôi dạy con của mình. Nếu nhận
ra một thực tế rằng, lúc nào chúng ta cũng lấy vai trò làm cha mẹ để đặt quyền lợi của mình lên
trên quyền lợi của trẻ, thì đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu thay đổi quan niệm của mình rồi!
Tránh cực đoan trong chọn lựa
Trẻ con thường hay khám phá cuộc sống một cách cực đoan, nhất là trong giai đoạn từ 9 đến
10 tuổi trở về sau. Chẳng hạn, nhiều trẻ lúc khoảng 12 tuổi thường hay lao vào những trò chơi
17
“ú tim” khi đi dạo trong công viên, còn trẻ 10 tuổi lại thường thích đạp xe thật nhanh mà
không để ý đến những mối nguy hiểm có thể xảy ra với chúng. Sự cực đoan hay thái quá này
khiến cho chúng cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, chúng ta không nên để cho trẻ chơi “thả ga”
theo ý thích của mình mà không có một giới hạn nào rõ ràng quy định cho trẻ. Bởi theo quy
luật phát triển chung thì bé sẽ phát triển tốt nhất khi được vui chơi điều độ và chừng mực.
Khi xem xét những phương pháp được áp dụng trong việc nuôi dạy trẻ, chúng ta cần
chú ý đến khả năng điều hòa giữa hai thái cực, tuyệt đối không được nghiêng hẳn về một thái
cực nào đó. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của trẻ, biết rút

kinh nghiệm về những việc đã qua, để ý xem việc nào trẻ phản ứng tích cực nhất, từ đó xây
dựng phương pháp nuôi dạy trẻ hợp lý nhất. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ có một cuộc sống
hạnh phúc.
Thuyết dung hòa: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trẻ phát triển tốt nhất khi những
quy tắc đề ra không quá lỏng lẻo nhưng cũng không quá khắt khe đối với trẻ. Nói cách khác,
đó là những quy tắc hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh, chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều so với việc
quá chiều chuộng trẻ mà không đặt ra một nội quy nào, hoặc có quá nhiều hình phạt nhằm vào
trẻ. Chúng ta có thể áp dụng những quy tắc này vào những giai đoạn quan trọng như trước kì
thi chẳng hạn.
Trẻ chỉ đạt được kết quả cao trong học tập khi có phương pháp học phù hợp với khả
năng và kích thích được niềm say mê ở trẻ. Nếu ép buộc trẻ học bằng cách nhồi nhét quá nhiều
sẽ gây áp lực rất lớn đối với trẻ, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả thi.
Ngược lại, nếu không ôn tập một cách cẩn thận thì trẻ sẽ bị những lỗ hổng kiến thức và cảm
thấy lo lắng hơn khi ngày thi cận kề. Như vậy, một chương trình ôn tập hợp lý, thời gian học và
thời gian chơi được sắp xếp một cách khoa học, sẽ đem đến kết quả thi tốt nhất cho trẻ.

Hình tr 17.
Hãy hỏi xem trẻ nghĩ gì về quyết định của chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào chúng ta
cũng nên chuẩn bị tinh thần để lắng nghe mọi suy nghĩ của trẻ.
18
Những câu hỏi cần thiết
Khi cố gắng đạt đến sự quân bình trong việc chăm sóc con cái, tự bản thân mỗi chúng ta cần
phải trả lời được những câu hỏi sau đây:
- Cách nuôi dạy con của mình có quá cực đoan so với những người làm cha mẹ khác hay
không?
- Khi chúng ta ép buộc trẻ phải làm điều gì đó, trẻ thường phản ứng ra sao?
- Những ý kiến của chúng ta và của trẻ có thường xuyên xung đột với nhau không?
- Bản thân chúng ta có sẵn lòng để trẻ làm điều gì đó theo ý muốn của trẻ không, mặc dù
điều đó trái với ý của chúng ta?
- Phương pháp nuôi dạy con mà chúng ta đang áp dụng đã giúp trẻ phát triển ra sao?

- Bản thân chúng ta có sẵn sàng thay đổi phương pháp để nuôi dạy trẻ tốt hơn không?
- Chúng ta có quá cứng nhắc và bảo thủ trong việc nuôi dạy con cái hay không?
- Chúng ta có thường xuyên hỏi xem trẻ nghĩ gì khi cha mẹ đưa ra một quyết định nào đó
đối với trẻ hay không?
19
Tr.18
TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC
Trí thông minh cảm xúc của trẻ là khả năng nhận thức về cảm xúc của bản thân
và của mọi người, cùng với những phương pháp hữu hiệu giúp trẻ điều khiển và
xử lý chúng. Đây là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên hạnh phúc của trẻ.
Bẩm sinh và thụ đắc
Một trẻ có trí thông minh cảm xúc sẽ nhận thức một cách trung thực trạng thái tình cảm của
mình, và có năng lực đáng kể trong việc điều khiển những cảm xúc đó. Đồng thời, trẻ rất nhạy
cảm với cảm xúc của những người xung quanh, dù đó là người lớn hay các trẻ đồng trang lứa
khác. Sự hòa hợp và hiểu biết về cảm xúc này khiến trẻ cảm thấy hài lòng với cuộc sống và
yêu đời hơn. Cũng giống như hầu hết các đặc điểm tâm lý khác, trí thông minh cảm xúc của trẻ
là sự tương tác giữa tính nhạy cảm mà lúc mới sinh bé đã có (bẩm sinh) với những kỹ năng về
cảm xúc mà trẻ học được khi lớn lên (thụ đắc). Năng lực tiềm ẩn này không phải luôn cố định,
vì trong thực tế, một số bé lúc mới sinh đã có trí thông minh cảm xúc nhiều hơn so với những
bé khác. Những yếu tố như cách cha mẹ nuôi dạy con, đời sống tình cảm gia đình, những kinh
nghiệm tiếp nhận được từ gia đình và nhà trường, mối quan hệ với bạn bè, anh chị em… đều
có vai trò trong việc nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc của trẻ.
Tr.18-19
Diễn tả cảm xúc bằng lời
Chúng ta có thể khuyến khích trẻ phát triển ở nhiều khía cạnh của trí thông minh cảm xúc
thông qua từng mặt như: biết tự kiểm soát bản thân, thái độ tích cực và tự tin, có động cơ phấn
đấu và biết thông cảm với mọi người. Tuy nhiên, ngoài việc khuyến khích trẻ phát triển từng
khía cạnh đặc trưng như trên, chúng ta cũng cần khuyến khích trẻ diễn tả lại cảm xúc bằng lời,
thay vì chỉ bằng hành vi.
So với những trẻ lớn, trẻ nhỏ thường gặp khó khăn hơn trong việc diễn tả cảm xúc

thành lời. Bởi vì, những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ (4 tuổi) không thể nào phát triển như ở
trẻ lớn (12 tuổi) được. Đây chính là lý do khiến chúng ta cần phải dành nhiều thời gian cho trẻ
và phải trợ giúp trẻ nhiều hơn, cần khuyến khích trẻ trò chuyện về những đề tài có liên quan
đến cảm xúc. Chúng ta cần cố gắng bằng mọi cách hãy giúp trẻ hiểu rằng chúng ta luôn hiểu rõ
tâm trạng trẻ mọi lúc. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng chúng ta sẽ giúp trẻ dùng lời nói để diễn
20
tả cảm xúc của mình. Bạn cần kiên nhẫn trong việc này, vì trẻ học cách diễn tả cảm xúc của
bản thân bằng ngôn ngữ lời nói chậm hơn rất nhiều so với ngôn ngữ cử chỉ.
Chúng ta cần luôn nhớ rằng không thể nào ép buộc trẻ phải đạt đến mức độ thông minh
cảm xúc giống như người trưởng thành được. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy
rằng trẻ có thể phát triển trí thông minh cảm xúc tốt hơn khi nhận được sự giúp đỡ của những
người xung quanh. Trẻ không chỉ phát triển cảm xúc trong những năm đầu đời mà còn tiếp tục
phát triển đến khi bước vào tuổi thiếu niên. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ thu được
kết quả như mong đợi bằng những nỗ lực giúp đỡ dành cho trẻ. Nếu trong thời thơ ấu trẻ đã có
một tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm và đồng cảm với mọi người… thì khi lớn lên có nhiều
khả năng trẻ cũng sẽ có những phẩm chất ấy.

Hình tr.18
Hãy nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc của trẻ bằng cách lắng nghe và giúp trẻ diễn tả bằng
lời những cảm xúc này.

Hình tr.19
Bé gái thường dễ đồng cảm với mọi người hơn so với bé trai, và từ rất sớm, bé gái đã biết vỗ
về, an ủi một người bạn khác rồi.

Tr.19
HỎI VÀ ĐÁP
Hỏi: Giữa bé trai và bé gái có sự khác nhau về trí thông minh cảm xúc hay không?
Đáp: Có. Trí tuệ cảm xúc giữa bé trai và bé gái có một số điểm khác biệt. Chẳng hạn, so với bé
trai thì bé gái sớm có sự đồng cảm và dễ cảm thông với mọi người hơn. Bé gái còn cảm nhận

được những khía cạnh tình cảm khác nhau của tình bạn sớm hơn so với bé trai. Ngược lại, bé
trai lại thường đương đầu với stress tốt hơn, đồng thời tỏ ra tự tin hơn so với bé gái. Các
chuyên gia tâm lý học cho rằng cả bé trai lẫn bé gái đều có chỉ số thông minh cảm xúc ngang
nhau – tuy nhiên mỗi giới đều có những thế mạnh riêng.

21
Hỏi: Cha mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc cho trẻ?
Đáp: Ngoài những hoạt động mang tính chuyên biệt, cha mẹ cần tạo được bầu không khí biết
lắng nghe trong gia đình để trẻ có thể tự tin diễn tả cảm xúc của mình. Đồng thời, cha mẹ cũng
nên khuyến khích trẻ quan tâm đến những cảm xúc của anh chị trong gia đình và bạn bè xung
quanh. Chúng ta sẽ đạt được kết quả mỹ mãn trong việc nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc
của trẻ, bằng cách tạo ra một môi trường tinh tế trong quan hệ gia đình, để có thể bắt đúng cảm
xúc của mọi thành viên. Tất nhiên, chính bản thân chúng ta phải luôn là tấm gương sáng để trẻ
noi theo.


22
Tr.20
GIÚP BÉ THỎA MÃN CÁC NHU CẦU KHÁC NHAU

Thực tế cho thấy rằng không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào về nhân cách, cá
tính, năng lực cũng như sở thích. Tuy nhiên, chúng đều có chung những nhu cầu
cơ bản như muốn được yêu thương, được có một cuộc sống an toàn, được che
chở, muốn làm được điều gì đó có ích, cũng như muốn được vui chơi trong môi
trường an toàn có người chăm sóc.

Ưu tiên những nhu cầu cần thiết
Sự phát triển của trẻ tùy thuộc vào việc trẻ có thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý hay không. Tuy
nhiên, chúng ta rất khó xác định nhu cầu nào cần được ưu tiên hơn nhu cầu nào đối với trẻ.
Chúng ta chỉ có thể chắc chắn một điều: nhu cầu được chăm sóc về tình cảm là nhu cầu cơ bản

nhất để bé có thể thiết lập mối quan hệ với những đứa trẻ khác và với mọi người xung quanh.
Ngoài ra, trẻ còn cần được yêu thương và bảo bọc, cần được sống trong môi trường sống an
toàn, cần được vui chơi để có thể phát huy tối đa những năng lực vốn có, cần nhận được sự
đánh giá cao của mọi người xung quanh để thêm tự tin vào bản thân
Nhu cầu tình cảm và niềm hạnh phúc của trẻ
Nhu cầu tình cảm và niềm hạnh phúc có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Những trẻ không được
thỏa mãn về các nhu cầu tình cảm thường có những biểu hiện buồn rầu, thất vọng, vì bé cảm
thấy không thoải mái, không an toàn và không được quan tâm một cách chu đáo. Hạnh phúc sẽ
dễ dàng đến với trẻ khi trẻ được lớn lên trong tình thương yêu, được chăm sóc chu đáo, được
đáp ứng kịp thời những nhu cầu tình cảm luôn biến đổi trong bản thân trẻ trong từng giai đoạn
khác nhau.

Hình tr.20
Đáp ứng những nhu cầu tình cảm của trẻ bằng cách giúp trẻ cảm nhận được một cuộc sống an
toàn, được yêu thương, đồng thời nhận ra giá trị của bản thân mình. Điều này thường diễn ra
một cách tự nhiên trong gia đình mà ở đó mọi người luôn quan tâm và yêu thương lẫn nhau.
23
Tr.21

Nhận biết nhu cầu tình cảm của trẻ
Trong hầu hết các trường hợp, theo bản năng, cha mẹ đều biết cách đáp ứng những nhu cầu
tình cảm của trẻ. Chắc chắn cha mẹ nào cũng sẽ biết cách vỗ về một đứa trẻ 4 tuổi đang khóc,
giúp một trẻ 10 tuổi làm những bài tập về nhà, hoặc biết cách bày tỏ niềm tự hào khi đứa con
12 tuổi của mình rất yêu thương em và biết giúp đỡ mọi người. Tất cả những nhu cầu này đều
phát sinh một cách tự nhiên, mà khi đáp ứng lại chúng, nhiều khi chúng ta cũng phản ứng theo
bản năng.
Hãy bắt trúng nhịp nhu cầu tình cảm của trẻ
Khi trẻ không được thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm, chúng ta sẽ nhận ra điều này ngay
lập tức thông qua những biểu hiện về hành vi, cách ứng xử và ngôn ngữ của trẻ. Nếu không
cảm nhận được sự chở che trẻ sẽ tỏ ra căng thẳng, lo lắng và không dám dấn bước trước những

thử thách mới. Nếu không được khuyến khích kịp thời, dần dần trẻ sẽ trở nên thụ động, nhút
nhát và chán nản. Nếu cảm thấy mình không được yêu thương, trẻ có thể bộc lộ sự bực tức
bằng cách đánh bạn, gây gổ hoặc cộc cằn với bạn. Tuy nhiên không phải bất cứ vấn đề tâm lý
nào của trẻ cũng đều do không thỏa mãn các nhu cầu này mà phát sinh, song đây là một nhân
tố quan trọng.
Việc điều hòa các nhu cầu này (giống như “sự tung hứng các quả bóng tình cảm” vậy)
không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ. Sự thật là chúng ta chỉ cần tạo ra bầu không khí yêu
thương trong gia đình là đã có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tình cảm rồi. Tuy nhiên,
có thể có những trường hợp trẻ thể hiện cho chúng ta thấy rằng có những nhu cầu tình cảm của
trẻ chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng. Chẳng hạn, đứa con 9 tuổi của bạn biểu hiện cho
bạn biết rằng bạn chưa biết đến những khó khăn trong học tập mà trẻ đang gặp phải ở trường.
Khi đó, chúng ta cần xem xét tình huống này một cách cẩn thận, và nên có buổi nói chuyện
trực tiếp về các nhu cầu hiện tại của trẻ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên có cái nhìn xuyên suốt trong quá trình phát triển lâu dài
những nhu cầu thỏa đáng của trẻ, chứ không nên xem xét trong một giai đoạn nhất định. Điều
này cũng có nghĩa rằng chúng ta không nên tỏ ra lo lắng khi nhận ra trong một giai đoạn ngắn
nào đó, trẻ không cảm thấy hạnh phúc, bởi đây có thể chỉ là phản ứng tạm thời của trẻ trước
một vấn đề nào đó mà thôi. Nhưng khi thấy trẻ tỏ vẻ ủ rũ, buồn phiền trong một thời gian dài
thì chúng ta cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn.

24
Hình tr.21
Theo bản năng, cha mẹ luôn dành cho bé những tình cảm thương yêu nhất, điều này giúp họ
luôn biết cách vỗ về con.

Box tr.21
Khi trẻ đòi hỏi nhu cầu tình cảm quá mức cần thiết
Thực tế cho thấy có một số trẻ tỏ ra có nhu cầu tình cảm nhiều quá mức cần thiết, không phù
hợp với điều kiện sống của trẻ. Trong trường hợp này, thay vì chỉ biết đáp ứng một cách thụ
động mỗi khi trẻ đòi hỏi, chúng ta hãy tự thắc mắc tại sao trẻ lại có nhu cầu ấy. Có thể là do

tâm trạng trẻ lúc ấy không được tốt, cảm thấy lo sợ khi mẹ sắp sinh thêm em bé, hoặc cảm thấy
buồn bã vì có ít bạn bè. Chúng ta nên cố gắng nhận ra những áp lực tiềm ẩn này để có giải
pháp thích hợp cho những nhu cầu tình cảm quá mức ấy.

25
Chương 3
Trang 23
SỰ TỰ TIN

Trang 24
TRẺ CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC MỌI CHUYỆN
Khi trẻ khẳng định rằng mình có thể “làm được mọi chuyện” tức là trẻ đang biểu
hiện lòng tự tin cao độ, có khả năng dấn thân vào những thử thách mới với niềm
tin vững chắc vào thành công. Đây không phải là sự kiêu căng mà đơn giản chỉ vì
trẻ đang có thái độ sống tích cực, lạc quan mà thôi.


Trẻ có thể “làm được mọi chuyện”
Những trẻ tự tin “làm được mọi chuyện” sẽ luôn thấy trước mắt mình là những cơ hội, chứ
không phải là những trở ngại. Trẻ hăng hái trải nghiệm và luôn tin tưởng vào thành công phía
trước chứ không phải là những thất bại. Trẻ luôn tỏ ra vui vẻ, háo hức khi được tiếp xúc với
những điều mới mẻ. Chẳng hạn, một bé 11 tuổi “làm được mọi chuyện” sẽ háo hức trước bài
toán khó, vì bé tin rằng mình sẽ giải được bài toán đó. Một bé 5 tuổi “làm được mọi chuyện”
sẽ tỏ ra thích thú khi được mời tham gia buổi tiệc sinh nhật của bạn mình, vì bé thích được giao
lưu kết bạn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên không phải tất cả những bé thuộc nhóm “làm được mọi
chuyện” đều là những bé thật sự giỏi giang, có năng lực và luôn thành công trong mọi chuyện.
Đúng là có một số bé thật sự giỏi, song phần lớn chúng chỉ là những bé có năng lực trung bình
mà thôi. Tuy nhiên, những bé này đã biết tối ưu hóa những năng lực của mình nhờ thái độ sống
tích cực nhằm tạo nên sự khác biệt so với những bé khác.


Trẻ “không thể làm mọi chuyện”
Trái lại, có những trẻ luôn ngần ngại “không thể làm mọi chuyện” luôn nghĩ đến thất bại, luôn
tìm cách đổ lỗi cho người khác, không hòa thuận với bạn bè, luôn sợ những trải nghiệm mới và
thường tự chê bai, làm nhụt chí bản thân mình. Trẻ sẵn sàng kể cho mọi người biết về nỗi thất
vọng của bản thân và phủ nhận tất cả những giá trị mà trẻ đã đạt được (mặc dù những điều bé

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×