Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu bào chế thuốc bột từ bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống của lương y nguyễn thiện chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU MAI LYNH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC BỘT TỪ BÀI THUỐC
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỦA
LƯƠNG Y NGUYỄN THIỆN CHUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU MAI LYNH


NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC BỘT TỪ BÀI THUỐC
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THỐI HỐ CỘT SỐNG CỦA
LƯƠNG Y NGUYỄN THIỆN CHUNG

NGÀNH: CƠNG NGHỆ DƯỢC PHẨM – BÀO CHẾ
MÃ SỐ: 8720202

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH
2. PGS.TS. PHAN THANH DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

2
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Nghiên cứu bào chế thuốc bột từ bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái
hoá cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung” là cơng trình nghiên cứu của tơi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh và
PGS.TS. Phan Thanh Dũng. Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa
được cơng bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Mai Lynh


.


.

TĨM TẮT
Luận văn Thạc sĩ – Khóa: 2020 – 2022
Chun ngành: Công nghệ dược phẩm bào và Bào chế thuốc. Mã số: 8720202
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC BỘT TỪ BÀI THUỐC
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỦA
LƯƠNG Y NGUYỄN THIỆN CHUNG
Nguyễn Hữu Mai Lynh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh
PGS.TS. Phan Thanh Dũng
Đặt vấn đề
Cao khô sấy phun từ bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống của Lương y Nguyễn
Thiện Chung (BT) đã được chứng minh tính an tồn và hiệu quả giảm đau, kháng
viêm. Cao khơ BT có liều điều trị hiệu quả trên người là 5- 6 g/ngày. Đề tài được thực
hiện nhằm mục tiêu “Nghiên cứu bào chế thuốc bột từ BT hỗ trợ điều trị thoái hoá
cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung”.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Cao khô BT được kiểm nghiệm theo TCCS. Hình dạng và kích thước hạt của cao khơ
BT được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Công thức thuốc bột BT
được xây dựng dựa trên khả năng cải thiện lưu tính của cao khơ BT khi phối hợp với
các tá dược. Khảo sát khả năng cải thiện lưu tính của cao khô BT khi sử dụng tá dược
độn dextrose (DEX), maltodextrin (MAL), sucrose đồng kết tinh (CCS), sucrose phun
sấy (SDS) ở các tỷ lệ đơn lẻ và phối hợp khác nhau. Thuốc cốm BT được bào chế
bằng phương pháp xát hạt ướt sử dụng tá dược MAL. Lưu tính và thời gian hòa tan
của thuốc cốm BT được so sánh với thuốc bột BT. Quy trình định lượng chất điểm

chỉ acid asperulosidic trong thuốc bột BT bằng phương pháp HPLC được xây dựng
và thẩm định theo hướng dẫn của ICH. Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) thuốc bột BT được
xây dựng và đề xuất dựa trên kết quả kiểm nghiệm 03 lô thuốc bột BT. Độ ổn định
thuốc bột được sơ bộ khảo sát ở điều kiện bảo quản (ĐKBQ) dài hạn (nhiệt độ

4
.


.

30 ± 2 oC, độ ẩm 75 ± 5%) và ĐKBQ cấp tốc (nhiệt độ 40 ± 2 oC, độ ẩm 75 ± 5%)
trong 03 tháng.
Kết quả
Cao khô BT đạt u cầu TCCS. Cao khơ BT có tiểu phân hình cầu hoặc gần cầu, kích
thước 20 – 50 µm, lưu tính ở mức rất kém. Cơng thức thuốc bột BT với tỷ lệ 30% cao
khô BT và 70% hỗn hợp tá dược dextrose và maltodextrin (tỷ lệ 8:2 (kl/kl)) được
chứng minh có khả năng cải thiện lưu tính cao khơ BT tốt, tỷ lệ cao khơ BT lớn và
có thời gian hịa tan ngắn hơn thuốc cốm BT. Cơng thức thuốc bột BT được chọn
gồm cao khô BT:DEX:MAL với tỷ lệ 30:56:14. Quy trình định lượng acid
asperulosidic trong thuốc bột BT bằng phương pháp HPLC đạt yêu cầu thẩm định về
tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác và độ đúng.
TCCS của thuốc bột BT được xây dựng với các tiêu chí về cảm quan, độ ẩm, giới hạn
vi sinh vật, định tính và định lượng. Sơ bộ khảo sát độ ổn định thuốc bột BT trong 03
tháng cho thấy thuốc bột BT đạt yêu cầu TCCS về cảm quan, độ ẩm, định tính và
định lượng ở ĐKBQ dài hạn và ĐKBQ cấp tốc.
Kết luận
Đề tài đã xây dựng thành công công thức, quy trình bào chế và TCCS thuốc bột BT.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tiền đề cho việc phát triển và hồn thiện sản phẩm
thuốc bột BT.

Từ khố: thuốc bột, định lượng acid asperulosidic, độ ổn định, bài thuốc hỗ trợ điều
trị thối hóa cột sống.

5
.


.

ABSTRACT
Graduation thesis of Pharmacy Master’s degree – Academic year 2020 – 2022
Speciality: Pharmaceutical technology and pharmaceutic. Code: 8720202
STUDY ON PREPATION OF POWDER FROM SPINAL DEGENERATION
REMEDY OF PHYSICIAN NGUYEN THIEN CHUNG
Nguyen Huu Mai Lynh
Instructor: Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Duc Hanh
Assoc. Prof. Ph.D. Phan Thanh Dung
Introduction
Spray-dried extract from spinal degeneration remedy of physician Nguyen Thien
Chung (BT) has been demonstrated its safety and effectiveness in analgesic, antiinflammatory treatment. The spray-dried extract from BT has an effective dose of
5-6 g/day. This study aimed at developing the powder from spinal degeneration
remedy of physician Nguyen Thien Chung.
Materials and methods
The spray-dried BT extract was evaluated their quality based on its In-house
specification. The shape and particle size of the spray-dried BT extract were
determined by scanning electron microscopy method. The powder’s formulation was
developed based on the improvement of the flowability of the spray-dried BT extract
using suitable fillers. The effects of each filler (DEX, MAL, CCS, SDS) at different
ratios and mixtures of fillers at different ratios in combination with spray-dried BT
extract on the flowability of the powder were investigated. BT granules were prepared

by wet granulation method using MAL as filler. The flowability and the dissolving
time of BT granules were compared with those of the BT powder. The quantitative
method of asperulosidic acid in BT powder was developed and validated according
to ICH guideline. Based on the analysis results of 03 batches of BT powder, the Inhouse specification of BT powder was proposed. The stability of the BT powder was
investigated under long-term storage conditions (temperature of 30 ± 2 oC, humidity

6
.


.

of 75 ± 5%) and accelerated storage conditions (temperature of 40 ± 2 oC, humidity
of 75 ± 5%) for 03 months.
Result
The spray-dried BT extract met the requirements of its In-house specification. The
spray-dried BT extract’s particles possessed the spherical or nearly spherical shape,
small size (20 – 50 µm) and very poor flowability. The BT powder formulation
including 30% spray-dried BT extract and 70% mixture of dextrose and maltodextrin
(ratio 8:2) has been proved to possess the suitable flowability with a high ratio of
spray-dried BT extract and shorter dissolving time than BT granules. The HPLC
quantitative method of asperulosidic acid in BT powder was validated for system
suitability, specificity, linearity, precision and accuracy. The In-house specification
of the BT powder was established with the criteria of organoleptic, moisture content,
microbial limits, qualitative and quantitative analysis. The results of the stability tests
showed that the BT powder’s organoleptic, moisture content, qualitative and
quantitative results met the requirements of the In-house Specification under longterm storage conditions and accelerated storage conditions for 03 months.
Conclusion
The BT powder formulation, preparation process and In-house Specification were
successfully established. The results could be useful for futher study on development

of BT powder.
Keywords: powder, quantitative method of asperulosidic acid, stability, spinal
degeneration remedy.

7
.


.

i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU

.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1.  TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1.  TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT
SỐNG CỦA LƯƠNG Y NGUYỄN THIỆN CHUNG ...........................................3
1.1.1.  Giới thiệu về bài thuốc............................................................................3
1.1.2.  Tác dụng dược lý ....................................................................................3
1.1.3.  Công dụng và cách dùng.........................................................................4
1.1.4.  Tổng quan về acid asperulosidic.............................................................5
1.1.5.  TCCS cao khô BT ...................................................................................5
1.2.  THUỐC BỘT ................................................................................................7
1.2.1.  Ưu, nhược điểm của thuốc bột ................................................................7

1.2.2.  Yêu cầu chất lượng chung của thuốc bột ................................................7
1.2.3.  Một số nghiên cứu về thuốc bột có nguồn gốc từ dược liệu...................8
1.2.4.  Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu tính của khối bột ..................................11
1.3.  ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC .....................................................................12
1.3.1.  Yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định.........................................................12
1.3.2.  Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định ............................................................12
1.3.3.  Xác định độ ổn định của thuốc .............................................................13
1.3.4.  Thử nghiệm độ ổn định thuốc ở vùng IVb ...........................................14
1.3.5.  Một số nghiên cứu về độ ổn định thuốc bột dược liệu .........................15
1.4.  TỔNG QUAN VỀ TÁ DƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ........15
1.4.1.  Dextrose ................................................................................................15
1.4.2.  Maltodextrin..........................................................................................16
1.4.3.  Sucrose đồng kết tinh............................................................................17
1.4.4.  Sucrose sấy phun ..................................................................................17

.


.

ii

CHƯƠNG 2.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18
2.1.  HĨA CHẤT – THIẾT BỊ ............................................................................18
2.1.1.  Ngun liệu – hố chất – dung môi ......................................................18
2.1.2.  Thiết bị ..................................................................................................19
2.2.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................20
2.2.1.  Kiểm nghiệm cao khô BT theo TCCS ..................................................20
2.2.2.  Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế thuốc bột chứa cao
khô BT ...................................................................................................20

2.2.3.  Xây dựng TCCS của thuốc bột BT .......................................................23
2.2.4.  Sơ bộ khảo sát độ ổn định thuốc bột BT...............................................32
CHƯƠNG 3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................33
3.1.  KIỂM NGHIỆM CAO KHÔ BT THEO TCCS ..........................................33
3.2.  XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH BÀO CHẾ THUỐC BỘT
CHỨA CAO KHƠ BT..........................................................................................35
3.2.1.  Kết quả khảo sát tính chất của cao khơ BT ..........................................35
3.2.2.  Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn lên lưu tính của cao
khơ BT ...................................................................................................37
3.2.3.  Quy trình bào chế thuốc bột BT quy mơ 2 kg ......................................49
3.2.4.  So sánh lưu tính và thời gian hịa tan của thuốc bột BT và thuốc
cốm BT .................................................................................................50
3.3.  XÂY DỰNG TCCS CỦA THUỐC BỘT BT .............................................52
3.3.1.  Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng acid asperulosidic trong
thuốc bột BT ..........................................................................................52
3.3.2.  Xây dựng TCCS thuốc bột BT .............................................................62
3.4.  SƠ BỘ KHẢO SÁT ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC BỘT BT ....................66
3.4.1.  Kết quả sơ bộ khảo sát độ ổn định của thuốc bột BT ở ĐKBQ
cấp tốc ...................................................................................................68
3.4.2.  Kết quả sơ bộ khảo sát độ ổn định của thuốc bột BT ở ĐKBQ
dài hạn ...................................................................................................71

.


.

iii

3.4.3.  Ước tính tuổi thọ của thuốc bột BT ......................................................74

CHƯƠNG 4.  BÀN LUẬN.......................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................82
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..........................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84
PHỤ LỤC

.......................................................................................................PL-1

.


.

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ nguyên

AO

3-O--D-glucopyranosyl-(14)--D
glucuronopyranosyl-oleanolic

Ý nghĩa
acid

28-O--D-glucopyranosyl ester
BT


Bài thuốc hỗ trợ điều trị thối
hóa cột sống của Lương y
Nguyễn Thiện Chung

BVTV

Bảo vệ thực vật

BuOH

n- Butanol

CCS

Co-crystallized sucrose

DĐVN

Sucrose đồng kết tinh

Dược điển Việt Nam

DEX

Dextrose

ĐKBQ

Điều kiện bảo quản


DMSO

Dimethyl sulfoxide

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HPLC

High Performance Liquid

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Chromatography
ICH

International Conference on

Hội nghị quốc tế về hài

Harmonization

hồ hố


kl/kl

Khối lượng/ khối lượng

KLTB

Khối lượng trung bình

LAC

Lactose monohydrate

LOD

Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantitation

Giới hạn định lượng

MAL

Maltodextrin

MeOH


Methanol

.


.

v

PL

Phụ lục

PVP

Polyvinylpyrrolidone

RSD

Relative Standard Deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

SDS


Spray-dried sucrose

Sucrose phun sấy

SEM

Scanning Electron Microscopy

Kính hiển vi điện tử quét

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

tt

Thể tích

.


.

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.  TCCS cao khô BT ...................................................................................6
Bảng 1.2.  Một số chế phẩm thuốc bột trên thị trường ...........................................10
Bảng 1.3.  ĐKBQ cấp tốc .......................................................................................13
Bảng 1.4.  ĐKBQ và tần số thử nghiệm độ ổn định ở vùng IVb ............................14
Bảng 2.1.  Các dược liệu và chất đối chiếu trong nghiên cứu ................................18
Bảng 2.2.  Tá dược trong nghiên cứu......................................................................18
Bảng 2.3.  Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu. .....................................19
Bảng 2.4.  Các mức đánh giá khả năng chảy của bột .............................................21
Bảng 2.5.  Thành phần công thức thuốc cốm BT khảo sát .....................................22
Bảng 2.6.  Chương trình pha động khảo sát quy trình định lượng acid asperulosidic
trong thuốc bột BT.................................................................................25
Bảng 2.7.  Nồng độ acid asperulosidic khảo sát tính tuyến tính .............................27
Bảng 2.8.  Độ lặp lại và độ hồi phục chấp nhận tại các nồng độ khác nhau ..........28
Bảng 3.1.  Kết quả kiểm nghiệm cao khô BT theo TCCS ......................................35
Bảng 3.2.  Các chỉ số lưu tính của cao khơ BT (n = 3)...........................................36
Bảng 3.3.  Kích thước và khối lượng riêng của cao khơ BT và các tá dược sử dụng
trong nghiên cứu ....................................................................................37
Bảng 3.4.  Lưu tính của các cơng thức phối hợp cao khơ BT và tá dược độn riêng lẻ
(n = 3) ....................................................................................................38
Bảng 3.5.  Lưu tính của các cơng thức phối hợp cao khô BT và hỗn hợp tá dược độn
công thức A13 – A21 (n = 3).................................................................44
Bảng 3.6.  So sánh các chỉ số lưu tính của cơng thức A14, A5 và A22 (n = 3) .....48
Bảng 3.7.  Công thức thuốc bột BT được chọn ......................................................49
Bảng 3.8.  Phân bố kích thước hạt của thuốc cốm BT B24, B25 (n = 3) ...............51
Bảng 3.9.  So sánh các chỉ số lưu tính của cơng thức A22, B24 và B25 (n = 3) ....51
Bảng 3.10.  Thời gian hòa tan của thuốc bột BT A22 và thuốc cốm BT B24, B25
(n = 3) ....................................................................................................52

.



.

vii

Bảng 3.11.  Hàm lượng acid asperulosidic trong thuốc bột BT với các tỉ lệ khối lượng
thuốc bột BT: thể tích methanol khảo sát khác nhau ............................54
Bảng 3.12.  Tính tương thích hệ thống của quy trình định lượng acid asperulosidic
trong thuốc bột BT.................................................................................56
Bảng 3.13.  Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ acid asperulosidic ..............58
Bảng 3.14.  Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của quy trình định lượng
acid asperulosidic trong thuốc bột BT ...................................................59
Bảng 3.15.  Kết quả xác định nồng độ giới hạn LOD ..............................................59
Bảng 3.16.  Độ lặp lại của quy trình định lượng acid asperulosidic trong thuốc
bột BT ....................................................................................................60
Bảng 3.17.  Độ đúng phương pháp định lượng acid asperulosidic trong

thuốc

bột BT ....................................................................................................61
Bảng 3.18.  Độ ẩm của 03 lô thuốc bột BT ..............................................................63
Bảng 3.19.  Giới hạn nhiễm khuẩn của 03 lô thuốc bột BT .....................................63
Bảng 3.20.  Độ đồng đều khối lượng của 03 lô thuốc bột BT ..................................64
Bảng 3.21.  Hàm lượng acid asperulosidic trong 03 lô thuốc bột BT ......................66
Bảng 3.22.  Dự thảo TCCS thuốc bột BT .................................................................67
Bảng 3.23.  Độ ẩm của thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ cấp tốc ................69
Bảng 3.24.  Kết quả định lượng thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ cấp tốc...71
Bảng 3.25.  Độ ẩm của thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ dài hạn ................72
Bảng 3.26.  Kết quả định lượng thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ dài hạn ..74

Bảng 3.27.  Kết quả sơ bộ khảo sát độ ổn định của thuốc bột BT trong ĐKBQ
cấp tốc ....................................................................................................74
Bảng 3.28.  Kết quả sơ bộ nghiên cứu độ ổn định của thuốc bột BT ở ĐKBQ dài hạn
và ĐKBQ cấp tốc trong 03 tháng ..........................................................75
Bảng 3.29.  Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của Ln[D%] theo
thời gian .................................................................................................76

.


.

viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.  Cấu trúc hố học của acid asperulosidic .................................................5
Hình 1.2.  Hình chụp SEM của tá dược DEX (JRS Pharma) .................................16
Hình 1.3.  Hình chụp SEM của tá dược MAL (Roquette) .....................................16
Hình 1.4.  Hình chụp ESEM của tá dược CCS (Domino Foods, Inc.) ...................17
Hình 1.5.  Hình chụp SEM của tá dược SDS (Tereos)...........................................17
Hình 2.1.  Quy trình bào chế thuốc cốm BT ..........................................................22
Hình 3.1.  Hình chụp cao khơ BT ...........................................................................33
Hình 3.2.  SKLM định tính dược liệu Râu mèo trong cao khơ BT ........................33
Hình 3.3.  SKLM định tính dược liệu Nhàu và Đinh lăng trong cao khơ BT ........34
Hình 3.4.  SKLM định tính dược liệu Mía dị trong cao khơ BT ...........................34
Hình 3.5.  Hình SEM của mẫu cao khơ BT độ phóng đại (A) x500, (B) x1000,
(C) x2000, (D) x5000 ............................................................................36
Hình 3.6.  Tương quan giữa khối lượng riêng trước gõ và tỷ lệ tá dược độn trong
công thức A1 – A12 (n = 3)...................................................................39
Hình 3.7.  Tương quan giữa tỷ số Hausner và tỷ lệ tá dược độn trong công thức

A1 – A12 (n = 3) ...................................................................................40
Hình 3.8.  Tương quan giữa chỉ số nén và tỷ lệ tá dược độn trong công thức
A1 – A12 (n = 3) ...................................................................................40
Hình 3.9.  Tương quan giữa tốc độ chảy và tỷ lệ tá dược độn trong cơng thức
A1 – A12 (n = 3) ...................................................................................41
Hình 3.10.  Tương quan giữa góc nghỉ và tỷ lệ tá dược độn trong cơng thức
A1 – A12 (n = 3) ...................................................................................42
Hình 3.11.  Biểu đồ so sánh tỷ số Hausner của công thức A3, A6, A9, A12,
A13 – A21 (n = 3) .................................................................................43
Hình 3.12.  Biểu đồ so sánh tốc độ chảy của công thức A3, A6, A9, A12, A13 –A21
(n = 3) ....................................................................................................45
Hình 3.13.  Biểu đồ so sánh góc nghỉ của cơng thức A3, A6, A9, A12, A13 – A21
(n = 3) ....................................................................................................47

.


.

ix

Hình 3.14.  Quy trình bào chế thuốc bột BT quy mơ 2 kg .......................................49
Hình 3.15.  Hình chụp cốm BT cơng thức B24, B25 ...............................................50
Hình 3.16.  SKLM phân tích mẫu thử thuốc bột BT khi chuẩn bị bằng các dung môi
khác nhau ...............................................................................................53
Hình 3.17.  Sắc ký đồ HPLC phân tích mẫu thuốc bột BT với các điều kiện sắc ký
khảo sát ..................................................................................................54
Hình 3.18.  Sắc ký đồ HPLC khảo sát tính đặc hiệu của quy trình định lượng acid
asperulosidic trong thuốc bột BT (tR của acid asperulosidic khoảng
10,5 phút) ...............................................................................................57

Hình 3.19.  Độ tinh khiết pic acid asperulosidic trong (a) mẫu đối chiếu và (b)
mẫu thử ..................................................................................................57
Hình 3.20.  Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ acid asperulosidic ..............58
Hình 3.21.  Hình chụp 03 lơ thuốc bột BT ...............................................................62
Hình 3.22.  SKLM định tính dược liệu Nhàu và Đinh lăng trong thuốc bột BT .....65
Hình 3.23.  SKLM định tính dược liệu Râu mèo trong thuốc bột BT......................65
Hình 3.24.  SKLM định tính dược liệu Mía dị trong thuốc bột BT ........................65
Hình 3.25.  Mặt trước (A) và mặt sau (B) của bao bì cấp 1 thuốc bột BT ...............68
Hình 3.26.  Thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ cấp tốc .................................68
Hình 3.27.  Kết quả định tính dược liệu Râu mèo trong thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng
ở ĐKBQ cấp tốc ....................................................................................69
Hình 3.28.  Kết quả định tính dược liệu Mía dị trong thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng
ở ĐKBQ cấp tốc ....................................................................................70
Hình 3.29.  Kết quả định tính dược liệu Nhàu và Đinh lăng trong thuốc bột BT sau
0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ cấp tốc ...............................................................70
Hình 3.30.  Hình chụp thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ dài hạn .................71
Hình 3.31.  Kết quả định tính dược liệu Râu mèo trong thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng
ở ĐKBQ dài hạn ....................................................................................72
Hình 3.32.  Kết quả định tính dược liệu Mía dị trong thuốc bột BT sau 0, 1, 3 tháng
ở ĐKBQ dài hạn ....................................................................................73

.


.

x

Hình 3.33.  Kết quả định tính dược liệu Nhàu và Đinh lăng trong thuốc bột BT sau
0, 1, 3 tháng ở ĐKBQ dài hạn ...............................................................73

Hình 3.34.  Đường biểu diễn của Ln[D%] theo thời gian ........................................76

.


.

1

MỞ ĐẦU
Dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc từ các bài thuốc dân gian được sử dụng
để điều trị bệnh đã trở thành một trong những xu hướng phổ biến hiện nay với ưu
điểm là an tồn, ít tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài1,2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái
hoá cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung gồm 13 dược liệu, đã được chứng
minh tính an tồn, có tác dụng giảm đau, kháng viêm3 và đã được Lương y Nguyễn
Thiện Chung dùng điều trị thành cơng bệnh thối hóa cột sống cho nhiều bệnh nhân
ở tỉnh An Giang.
Cao khô BT hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống đã được nghiên cứu bào chế và xây
dựng tiêu chuẩn cơ sở4 với liều điều trị hiệu quả trên người là 5- 6 g/ngày. Một trong
những dạng bào chế thích hợp cho thuốc có liều dùng cao đường uống là dạng thuốc
bột. Thuốc bột có các ưu điểm như thời gian bảo quản lâu, tiện dụng và dễ mang theo
khi đi lại. Bên cạnh đó, kỹ thuật bào chế thuốc bột đơn giản, khơng địi hỏi trang thiết
bị phức tạp, dễ vận chuyển. Vì vậy, việc phát triển sản phẩm thuốc bột dùng đường
uống từ cao khô BT dự kiến đáp ứng được nhu cầu của người dùng và thị trường
hiện nay.
Tuy nhiên, việc sản xuất thuốc bột từ cao khơ cịn gặp một số khó khăn do cao khơ
có kích thước hạt nhỏ, khối lượng riêng nhỏ5 dẫn đến lưu tính kém gây khó khăn
trong việc đóng gói sản xuất… Nhằm kiểm sốt các yếu tố trên, việc lựa chọn các
loại tá dược với tỷ lệ thích hợp rất quan trọng trong sản xuất sản phẩm thuốc bột. Để
kiểm soát chất lượng và độ ổn định của sản phẩm, tiêu chuẩn cơ sở thuốc bột bài

thuốc cần được xây dựng. Bên cạnh đó, nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm cũng
đóng vai trị rất quan trọng và cần thiết trong việc xác định thời hạn sử dụng của sản
phẩm cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm6.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu bào chế thuốc bột từ bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hoá cột
sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung” được thực hiện với những nội dung cụ thể
như sau:

.


.

2

-

Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế thuốc bột từ cao khơ bài thuốc hỗ trợ
điều trị thối hoá cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung.

-

Xây dựng TCCS thuốc bột bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống của
Lương y Nguyễn Thiện Chung.

-

Sơ bộ khảo sát độ ổn định của thuốc bột bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hoá
cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung.

.



.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT
SỐNG CỦA LƯƠNG Y NGUYỄN THIỆN CHUNG
1.1.1. Giới thiệu về bài thuốc
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung (BT)
gồm 13 dược liệu: Mã đề, Cối xay, Cỏ tranh, Dây mãng bát, Râu mèo, Ý dĩ, Cỏ xước,
Nhàu, Đủng đỉnh, Mía dị, Rau bợ, Mướp gai, Đinh lăng lá xẻ. Các dược liệu là vị
thuốc chính trong BT gồm cây Nhàu (vị “Quân”), cây Đủng đỉnh (vị “Thần”), cây
Đinh lăng lá xẻ (vị “Thần”) và cây Râu mèo (vị “Thần”)7. BT đã được Lương y
Nguyễn Thiện Chung sử dụng hỗ trợ điều trị thành công bệnh thối hóa cột sống lưng,
lợi thủy, sỏi thận tại tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận3,7,8.
Cao khô sấy phun đã được nghiên cứu chiết xuất từ BT với dung môi nước ở 100 oC,
tỷ lệ dược liệu: dung môi là 1:12 (kl/tt). Dịch chiết được lọc, cô dưới áp suất giảm và
sấy phun thu được cao khô BT3.
1.1.2. Tác dụng dược lý
Nghiên cứu của Nguyễn Cao Sang và cộng sự năm 2020 đã chứng minh cao khô BT
liều 1,26 g/kg và liều 2,52 g/kg có tác dụng giảm đau, kháng viêm trên chuột cụ thể
như sau:
1.1.2.1. Tác dụng giảm đau ngoại biên
Tác động giảm đau ngoại biên trên chuột được khảo sát bằng cách cho chuột đau
quặn bụng bằng acid acetic9. Thời gian đau quặn bụng của chuột được ghi nhận mỗi
05 phút trong 40 phút sau khi tiêm acid acetic.
Thời gian đau quặn bụng trong 40 phút giảm ở chuột khi cho uống cao khô BT. Lô
chuột cho uống cao khơ BT có thời gian đau quặn bụng thấp hơn lô chứng bệnh (lô

chuột cho uống nước cất) trong suốt khoảng thời gian theo dõi. Mức độ giảm tổng
thời gian đau trong 40 phút giảm dần theo thứ tự: lô diclofenac liều 7,5 mg/kg (75%)
> cao khô BT liều 1,26 g/kg (57%) > cao khô BT liều 2,52 g/kg (53%)3.

.


.

4

1.1.2.2. Tác dụng kháng viêm cấp
Tác động kháng viêm cấp trên chuột được khảo sát bằng mơ hình gây phù bàn chân
chuột bằng carrageenan10. Đo thể tích chân chuột sau khi gây viêm ở 1, 3, 5, 24, 48,
72, 96, 120, 144 giờ. Sau khi đo thể tích ở 24, 48, 72, 96 và 120 giờ, chuột được cho
uống diclofenac, cao khô BT liều 2,52 g/kg hoặc liều 1,26 g/kg (1 lần/ngày).
Cao khô BT liều 2,52 g/kg thể hiện tác động kháng viêm cấp trên chuột nhắt với mức
độ giảm viêm trong khoảng 24 - 77%; mức độ giảm viêm của cao khô BT liều
2,52 g/kg không khác biệt so với mức độ giảm viêm của diclofenac liều 7,5 mg/kg
(37 – 86%) (p > 0,05). Cao khô BT liều 1,26 g/kg (mức độ giảm viêm trong khoảng
15 – 62%) thể hiện tác động kháng viêm cấp chậm, kém hơn so với diclofenac liều
7,5 mg/kg. Mức độ giảm sưng phù bàn chân chuột của nhóm uống cao khơ BT tăng
dần theo thời gian3.
1.1.2.3. Tác dụng kháng viêm mạn
Tác động kháng viêm mạn trên chuột nhắt được khảo sát bằng cách gây u hạt ở chuột
bằng bông cotton11. Tác động kháng viêm mạn được đánh giá bằng % giảm khối
lượng u hạt ở lô thử so với lô chứng bệnh.
Cao khô BT liều 1,26 g/kg thể hiện tác động kháng viêm mạn trên chuột nhắt. Cao
khô liều 2,52 g/kg làm giảm khối lượng u hạt ướt và u hạt khô so với lô chứng bệnh.
Tùy vào loại u hạt ướt hay u hạt khô, mức độ giảm khối lượng u giảm dần theo thứ

tự: lô diclofenac liều 7,5 mg/kg (40 – 55%), cao khô BT liều 1,26 g/kg (28 – 31%),
cao khô BT liều 2,52 g/kg (17 – 18%)3.
1.1.3. Công dụng và cách dùng
Theo Lương y Nguyễn Thiện Chung ngồi cơng dụng giảm đau, kháng viêm đã được
chứng minh, BT còn được dùng với tác dụng lợi thuỷ, trị sỏi thận.
Liều dùng trên người lớn (khoảng 60 kg) là 1 thang (144 g dược liệu khô) tương ứng
với 6 g cao khô BT/ngày3.

.


.

5

1.1.4. Tổng quan về acid asperulosidic
Acid asperulosidic (Hình 1.1) là một chất điểm chỉ trong BT, được phân lập từ dược
liệu Nhàu (vị “Quân” của BT) và được sử dụng để kiểm nghiệm tiêu chí định tính và
định lượng của TCCS cao khơ BT7,8,12.

Hình 1.1. Cấu trúc hố học của acid asperulosidic
Tính chất vật lý: bột trắng vơ định hình.
Phân tử lượng: 432,4 g/mol.
Độ tan: tan được trong DMSO, pyridin, methanol, ethanol, …
Tác dụng dược lý của acid asperulosidic: có tác dụng kháng viêm bằng cách làm giảm
sản xuất oxid nitric (NO), prostaglandin E2 (PGE2), yếu tố hoại tử khối u (TNF-α),
interleukin-6 (IL-6) và ức chế synthase oxid cảm ứng (iNOS), cyclooxygenase-2
(COX-2) với cơ chế giảm biểu hiện của chất trung gian gây viêm và cytokine tiền
viêm thông qua sự ức chế các tín hiệu yếu tố nhân kappa B (NF-kB) và MAPK
(mitogen-activated protein kinases)13.

1.1.5. TCCS cao khô BT
Phạm Ngọc Thạc và cộng sự (2021) đã nghiên cứu và xây dựng TCCS cao khơ BT
với các tiêu chí được trình bày như trong Bảng 1.1 và Phụ lục 1.

.


.

6

Bảng 1.1. TCCS cao khô BT
STT
1
2

3

4

5

Phương pháp
thử
Đánh giá cảm
Cảm quan
quan
Tiến hành theo
Độ ẩm
DĐVN V, PL

9.6, tr. PL-203
Tiến hành theo
Giới hạn
DĐVN V, phụ
kim loại
lục 9.4.8,
nặng
phương pháp 3
Chỉ tiêu

Mức chất lượng
Cao dạng bột mịn, đồng nhất, màu nâu, mùi
dược liệu, dễ hút ẩm
Không quá 5%

Không quá 20 ppm

Tổng số vi sinh vật hiếu khí: Khơng q
104 cfu/g
Tổng số nấm men – mốc: Không quá
Giới hạn Tiến hành theo 102 cfu/g
nhiễm
DĐVN V, PL Escherichia coli, Staphylococcus aureus:
khuẩn
13.6, tr. PL-300 Khơng có trong 1 g
Salmonella: Khơng có trong 10 g
Tổng số vi khuẩn gram âm dung nạp mật:
Không quá 102 cfu/g
Tiến hành theo
Dư lượng

phương pháp
hóa chất
Khơng phát hiện thuốc bảo vệ thực vật
BS EN
bảo vệ
15662:2017
thực vật
mod.(GC-MS)
Trên sắc ký đồ của mẫu thử phải có các vết
cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết

6

Định tính

SKLM

7

Định
lượng

HPLC

.

của chất đối chiếu acid asperulosidic,
sinensetin,
3-O--D-glucopyranosyl(14)--D glucuronopyranosyl-oleanolic
acid 28-O--D-glucopyranosyl ester và

dược liệu đối chiếu Mía dị.
Hàm lượng acid asperulosidic không được
thấp hơn 0,20%.


.

7

1.2. THUỐC BỘT
Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khơ tơi, có độ mịn xác định, có chứa
một hay nhiều dược chất. Ngoài dược chất, thuốc bột cịn có thể thêm tá dược độn, tá
dược hút, tá dược màu, tá được điều hương, vị… Thuốc bột có thể dùng để uống, để
pha tiêm hay dùng ngoài14.
1.2.1. Ưu, nhược điểm của thuốc bột
Ưu điểm:
-

Kỹ thuật bào chế thuốc bột đơn giản, khơng địi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ
đóng gói và vận chuyển.

-

Thích hợp cho trẻ em15.

-

Thuốc bột ở dạng rắn nên ít xảy ra tương kỵ hóa học. Do đó, thuốc bột có thể
phối hợp nhiều dược chất khác nhau trong cùng một công thức.


-

Chế phẩm dạng rắn bền vững về mặt hóa học hơn chế phẩm dạng lỏng.

-

Thuốc bột để uống có tốc độ hồ tan nhanh hơn thuốc viên nén hay viên nang. Vì
thế, sự hấp thu dược chất từ thuốc bột cũng nhanh hơn từ thuốc viên nén và viên
nang tương ứng.

-

Sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn khác.

-

Từ hỗn hợp bột có thể được bào chế thành thuốc bột phân liều để pha thành dung
dịch hay hỗn dịch uống hoặc tiêm, thuốc bột dùng ngồi, thuốc bột dùng hít,...16

Nhược điểm
-

Thuốc bột rất dễ hút ẩm do diện tích tiếp xúc lớn.

-

Thuốc bột khơng thích hợp với những dược chất có mùi vị khó chịu, dược chất
bị mất hoạt tính trong mơi trường dạ dày. Thuốc bột từ dược liệu khó uống16.

1.2.2. Yêu cầu chất lượng chung của thuốc bột

Tính chất
Quan sát màu sắc bằng mắt thường, dưới ánh sáng tự nhiên với một lượng bột vừa
đủ, được phân tán đều trên một tờ giấy trắng mịn. Bột phải khô tơi, khơng bị ẩm, vón,
màu sắc đồng nhất14.

.


.

8

Độ ẩm
Xác định độ ẩm thuốc bột theo phương pháp “Xác định mất khối lượng do làm khô”
(Phụ lục 9.6, DĐVN V). Thuốc bột không được chứa hàm lượng nước q 9,0%, trừ
các chỉ dẫn khác14.
Độ mịn
Nếu khơng có chỉ dẫn khác, độ mịn của thuốc bột được xác định qua phép thử cỡ bột
và rây (Phụ lục 3.5, DĐVN V). Thuốc bột phải đạt độ mịn quy định trong
chuyên luận14.
Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3, DĐVN V)
Những thuốc bột không quy định thử độ đồng đều hàm lượng thì phải thử độ đồng
đều khối lượng. Nếu thuốc bột chứa nhiều hoạt chất thì chỉ khi tất cả các dược chất
đã được thử độ đồng đều hàm lượng mới khơng thử độ đồng đều khối lượng14.
Định tính và định lượng: Theo chuyên luận riêng14.
Giới hạn nhiễm khuẩn : Đáp ứng yêu cầu Thử giới hạn nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6,
DĐVN V)14.
Ghi nhãn: Theo quy định hiện hành.
Đối với thuốc bột trong một đơn vị đóng gói 1 liều phải ghi tên và hàm lượng dược
chất. Thuốc bột đóng gói nhiều liều phải ghi tên, lượng dược chất trên tổng khối

lượng. Trên nhãn phải ghi tên và lượng chất bảo quản kháng vi khuẩn, hạn dùng,
ĐKBQ14.
Bảo quản: Thuốc bột phải được bảo quản trong đồ đựng kín. Để nơi khơ mát14.
Thuốc bột để uống: Thuốc bột để uống có thể dùng nuốt trực tiếp hoặc được sử dụng
sau khi đã hòa tan hay phân tán trong nước hoặc chất lỏng thích hợp. Thuốc bột để
uống phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng chung của thuốc bột14.
1.2.3. Một số nghiên cứu về thuốc bột có nguồn gốc từ dược liệu
1.2.3.1. Một số nghiên cứu về bào chế thuốc bột có nguồn gốc từ dược liệu
Năm 2018, Đặng Thị Yến và cộng sự nghiên cứu thành cơng quy trình sản xuất trà
Bụt giấm (Hibiscus sabdariffa Linn.) hòa tan bằng cách cơ đặc dịch chiết ở 90 oC,
sau đó phối trộn với tá dược MAL (tỷ lệ 15%) và sấy phun ở 190 oC. Khi tăng tỷ lệ

.


×