Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu bào chế hệ vi nhũ tương tự nhũ ( smedds ) chứa cao chiết linh chi giàu triterpenoid ( ganoderma lucidum )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN HỒNG LONG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ VI NHŨ TƯƠNG TỰ NHŨ
(SMEDDS) CHỨA CAO CHIẾT LINH CHI GIÀU
TRITERPENOID (GANODERMA LUCIDUM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN HỒNG LONG


NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ VI NHŨ TƯƠNG TỰ NHŨ
(SMEDDS) CHỨA CAO CHIẾT LINH CHI GIÀU
TRITERPENOID (GANODERMA LUCIDUM)

NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC/CÔNG
NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ THUỐC
MÃ SỐ: 8720202
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN VIỆT HÙNG
2. TS. TRƯƠNG CƠNG TRỊ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi. Những phần sử dụng
tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan.
Tác giả luận văn

Phan Hoàng Long

.



.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ của:
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Tp. Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện cho em học tập cũng như hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ đề tài.
Thầy PGS. TS. Trần Việt Hùng - Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh và Thầy
TS. Trương Cơng Trị – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đã dành thời gian, hết lịng
giúp đỡ, tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn này.
Các Thầy cô và cán bộ phịng thí nghiệm Hóa lý – Khoa Dược – Đại học Y Dược Tp.
Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể sử dụng các trang thiết bị
và dụng cụ thí nghiệm.
Chị Trần Cao Thụy Hạ Lan, anh Phan Nguyễn Trường Thắng, chị Nguyễn Thị Khánh
Linh và các anh chị thuộc phòng Nghiên cứu và Phát triển – Viện Kiểm nghiệm thuốc
Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt q trình thực tập,
giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc nghiên cứu và tạo mọi điều
kiện để em có thể hồn thành tốt luận văn này.
Cô PGS. TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến và Cô PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh đã phản
biện và góp ý giúp đề tài của em hoàn thiện hơn rất nhiều.
Anh Khoa và các em Đạt, Loo, Khang, Hồng thuộc nhóm nghiên cứu do TS. Trương
Công Trị hướng dẫn đã cùng em/anh học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Gia đình em đã ủng hộ và động viên em trong thời gian thực hiện đề tài.
Em xin gởi đến Nhà trường, Viện Kiểm nghiệm và những người kể trên lời chúc sức
khỏe, thành công và lời cảm ơn chân thành!

.



.

TÓM TẮT
Mở đầu: Triterpenoid chiết xuất từ nấm Linh chi mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
như hạ lipid máu, chống oxy hóa, chống các khối u và cải thiện tình trạng suy giảm
trí nhớ. Để khắc phục hạn chế hấp thu kém của triterpenoid, đề tài hướng tới việc
nghiên cứu bào chế hệ phân phối thuốc vi tự nhũ (SMEDDS) chứa cao chiết linh chi
giàu triterpenoid (CLT-SMEDDS).
Phương pháp: Để chọn ra thành phần tạo SMEDDS và thiết lập giản đồ ba pha, pha
dầu, chất diện hoạt, đồng diện hoạt/đồng dung mơi được sàng lọc dựa trên khả năng
hịa tan/phân tán cao Linh chi, khả năng nhũ hóa và tính an tồn của tá dược sử dụng.
Các cơng thức trong vùng tạo vi nhũ tương của giản đồ ba pha được khảo sát và công
thức tối ưu được lựa chọn dựa trên các tính chất hóa lý như độ bền nhiệt động học và
khả năng phân tán trong môi trường nước. Quy trình điều chế cỡ mẫu 100 g/mẫu
được xây dựng và CLT-SMEDDS được đánh giá về tính chất hóa lý, bao gồm kích
thước tiểu phân và phân bố kích cỡ, thế zeta, tỷ trọng, độ nhớt, pH, định tính và định
lượng các hoạt chất chính trong cao Linh chi.
Kết quả: Nghiên cứu đã thiết lập được công thức và quy trình bào chế CLTSMEDDS với các thành phần PGM - Kolliphor RH40/Tween 80 - PEG 400 - CPLT
(16,7:33,3:16,7:33,3; w/w/w/w), khả thi khi nâng cỡ lô sản xuất lớn. CLT-SMEDDS
có hàm lượng triterpenoid tồn phần cao, bền nhiệt động học và dễ dàng phân tán tạo
vi nhũ tương có kích thước trung bình dưới 300 nm trong các mơi trường pH tương
tự pH sinh lý đường uống khi đưa vào cơ thể (pH 1,2; 4,5 và 6,8). Các tính chất hóa
lý CLT-SMEDDS như pH, độ nhớt, tỷ trọng phù hợp cho sự phát triển dạng bào chế
viên nang mềm thành phẩm.
Kết luận: Nghiên cứu tạo CLT-SMEDDS làm tiền đề tiếp tục phát triển sản phẩm
nano linh chi giàu triterpenoid, giúp nâng cao hiệu quả trị liệu từ cao chiết linh chi
giàu triterpenoid.
Từ khóa: Acid ganoderic A, G. lucidum, vi nhũ tương, SMEDDS, triterpenoid.

.



.

SUMMARY
Introduction: Triterpenoids extracted from Ganoderma lucidum (W. Curt.: Fr.) P.
Karst. (G. lucidum) provide various health benefits, such as hypolipidemic effect,
antioxidant activity, anti-tumor property, and improving memory impairment. To
overcome the poor absorption of triterpenoids, this study aimed to develop a selfmicroemulsifying drug delivery system (SMEDDS) containing triterpenoid-rich G.
lucidum extract (CLT-SMEDDS).
Methods: In order to select SMEDDS-forming components and construct pseudoternary phase diagrams, oil phase, surfactant, and co-surfactant/co-solvent were
screened based on the loading capacity of G. lucidum extract, emulsifying ability, and
the safety of excipients. Within the microemulsion region of pseudo-ternary phase
diagrams, the optimal formulation was selected based on physicochemical properties
such as thermodynamic stability and dispersibility in aqueous media. The preparation
process of 100 g scale sample was developed, and CLT-SMEDDS was evaluated for
physicochemical properties, including particle size and size distribution, zeta
potential, density, viscosity, pH, identification and assay of active ingredients.
Results: The study has developed the formulation and preparation process of CLTSMEDDS with PGM - Kolliphor RH40/Tween 80 - PEG 400 - CPLT
(16.7:33.3:16.7:33.3; w/w/w/w) components, possible for production scale-up. The
selected CLT-SMEDDS formulation has a high total triterpenoid content,
thermodynamic stability, and fast dispersion to form microemulsions under 300 nm
in average size at physiological pH conditions (pH 1,2; 4,5 and 6,8). Other
physicochemical properties of CLT-SMEDDS including pH, viscosity, and density
has shown the suitability for the development of soft gelatin capsule.
Conclusion: The study is the foundation for further development of triterpenoid-rich
G. lucidum nanopharmaceuticals to improve the therapeutic efficacy of triterpenoidrich G. lucidum extract.
Keywords: G. lucidum, Ganoderic acid A, microemulsion, SMEDDS, triterpenoid

.



.

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... i
Danh mục bảng .......................................................................................................... ii
Danh mục các sơ đồ, hình ......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan về nấm Linh chi .................................................................................3
1.2. Tổng quan về sản phẩm viên nang mềm nano Linh chi ......................................8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18
Chương 3. KẾT QUẢ .............................................................................................31
3.1. Độ tan của cao Linh chi giàu triterpenoid trong các tá dược .............................31
3.2. Nghiên cứu điều chế cao PEG Linh chi giàu triterpenoid .................................32
3.3. Nghiên cứu thiết lập công thức bào chế và quy trình điều chế CLT-SMEDDS 34
3.4. Phân tích tính chất hóa lý của CLT-SMEDDS ..................................................44
3.5. Dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho dịch thuốc đóng nang .........................................50
Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................51
4.1. Cao Linh chi giàu triterpenoid ...........................................................................51
4.2. Cao PEG Linh chi giàu triterpenoid ...................................................................51
4.3. Lựa chọn các thành phần chất diện hoạt để xây dựng cơng thức SMEDDS .....52
4.4. Quy trình điều chế CLT-SMEDDS ....................................................................53

.



.

4.5. Khả năng phát triển thành sản phẩm viên nang mềm nano Linh chi giàu
triterpenoid ................................................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................55
Kết luận .....................................................................................................................55
Đề nghị ......................................................................................................................56
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i
Danh mục các chữ viết tắt
Ký hiệu

Tên gốc tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

CLT

Cao Linh chi giàu triterpenoid

CLTSMEDDS


Hệ phân phối thuốc vi tự nhũ chứa
cao Linh chi giàu triterpenoid

cP

Centipoise

CPLT

Centipoise
Cao PEG Linh chi giàu
triterpenoid

DNA

Deoxyribonucleic acid

EtOH

Ethanol

G. lucidum

Ganoderma lucidum (W. Curt.:
Fr.) P. Karst.

Nấm Linh chi

GRAS


Generally recognized as safe

Thường được cơng nhận là an
tồn

HPLC

High performance liquid
chromatography

Sắc kí lỏng hiệu năng cao

PEG

Polyethylene glycol

PGM

Propylene glycol monocaprylate

rpm

Round per minute

Vịng/phút

SD

Standard deviation


Độ lệch chuẩn

SEDDS

Self-emulsifying drug delivery
systems

Hệ phân phối thuốc tự nhũ

SMEDDS

Self-microemulsifying drug
delivery system

Hệ phân phối thuốc vi tự nhũ

SNEDDS

Self-nanoemulsifying drug
delivery system

Hệ phân phối thuốc nano tự nhũ

.

Acid deoxyribonucleic


.


ii
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về hệ phân phối thuốc nano từ dược liệu...................13
Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu.....................................................16
Bảng 2.2. Dung môi sử dụng trong nghiên cứu ........................................................17
Bảng 2.3. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ............................................................18
Bảng 2.4. Thành phần CLT-SMEDDS được pha chế ở cỡ mẫu 100 g/mẫu .............23
Bảng 2.5. Chương trình dung môi theo gradient ......................................................28
Bảng 2.6. Thời gian lưu và hệ số đáp ứng tương đối của các triterpenoid trong cao
Linh chi .....................................................................................................................29
Bảng 3.1. Độ tan của cao Linh chi giàu triterpenoid trong các tá dược ...................31
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ PEG 400 ................................................................33
Bảng 3.3. Kết quả phân tích một số tính chất của cao PEG Linh chi giàu triterpenoid
...................................................................................................................................33
Bảng 3.4. Tỷ lệ các thành phần và kết quả thử nghiệm cảm quan, độ bền dưới lực ly
tâm của các công thức ...............................................................................................37
Bảng 3.5. Tỷ lệ các thành phần và kết quả thử nghiệm khả năng phân tán của các
công thức ...................................................................................................................38
Bảng 3.6. Kết quả dãy phân bố kích thước tiểu phân của các cơng thức P9, P10, P11,
P17 và P18.................................................................................................................39
Bảng 3.7. Thành phần các công thức P18, P20 và P21.............................................40
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tính chất hóa lý cơng thức P18, P20 và P21 .................41
Bảng 3.9. Kết quả điều chế CLT-SMEDDS ở cỡ mẫu 100 g/mẫu ...........................42
Bảng 3.10. Kết quả phân tích hệ phân tán P18 ở môi trường nước cất, pH 1,2, pH 4,5
và pH 6,8 ...................................................................................................................45

.


.


iii
Bảng 3.11. Kết quả đo thế zeta của công thức P18 ...................................................47
Bảng 3.12. Dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho dịch đóng thuốc đóng nang CLT-SMEDDS
...................................................................................................................................50

.


.

iv
Danh mục các sơ đồ, hình
Hình 3.1. Giản đồ 3 pha của PGM, PEG 400 và Tween 80 (Vùng tạo vi nhũ tương
màu xanh lá cây) .......................................................................................................34
Hình 3.2. Giản đồ 3 pha của PGM, PEG 400 và Kolliphor RH40 (Vùng tạo vi nhũ
tương màu xanh lá cây) .............................................................................................35
Hình 3.3. Giản đồ 3 pha của PGM, PEG 400 và Smix (Vùng tạo vi nhũ tương màu
xanh lá cây) ...............................................................................................................35
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình điều chế SMEDDS chứa cao Linh chi giàu triterpenoid ở
cỡ mẫu 100g/mẫu ......................................................................................................43
Hình 3.5. Hình chụp cơng thức P18 dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 100 lần .......44
Hình 3.6. Biểu đồ phân bố kích thước tiểu phân khi phân tán công thức P18 ở môi
trường nước cất (A), pH 1,2 (B), pH 4,5 (C) và pH 6,8 (D) .....................................46
Hình 3.7. Phân bố thế zeta của cơng thức P18 ..........................................................47
Hình 3.8. Kết quả định tính cơng thức P18 bằng sắc ký lớp mỏng ở đèn UV 254nm
(trái) và đèn UV 365nm (phải) ..................................................................................48
Hình 3.10. Sắc ký đồ HPLC của acid ganoderic A chuẩn (A) và P18 (B) ...............49

.



.

1
MỞ ĐẦU
Dược liệu là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng trong nghiên cứu và phát
triển thuốc mới. Hơn một nửa số hoạt chất được chấp nhận bởi Cục quản lý Thuốc và
Thực phẩm Mỹ (FDA) từ năm 1981 đến 2019 là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên
nhiên1. Hiện nay, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ dược liệu là một trong
những hướng phát triển chiến lược của ngành Dược Việt Nam. Nấm Linh chi đã nhận
được sự quan tâm rất lớn trong việc nghiên cứu phát triển thuốc mới do có nhiều bằng
chứng khoa học về lợi ích sức khỏe trên thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng. Ngoài
tác dụng dược lý giúp nâng cao sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe, nấm Linh chi hiện
đang nghiên cứu thử nghiệm trong điều trị các khối u, hội chứng chiến tranh Vùng
Vịnh (Gulf War illness), bệnh chàm, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan, viêm loét dạ
dày tá tràng, đái tháo đường…2. Với những công dụng, tác dụng tốt của nấm Linh
chi, ngày càng nhiều người mong muốn tiếp cận và sử dụng nấm Linh chi như một
biện pháp để phòng bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức khoẻ, lại an toàn hơn
so với các liệu pháp điều trị bằng thuốc tây y. Do đó, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi
và các sản phẩm an toàn chất lượng từ nấm Linh chi là nhu cầu cần thiết. Trong năm
2015, tổng giá trị sản lượng toàn cầu hàng năm của ngành cơng nghiệp nấm Linh chi
ước tính vào khoảng 5 tỷ USD3. Riêng tại thị trường Việt Nam, theo một nghiên cứu
điều tra về doanh thu tiêu thụ sản phẩm nấm Linh chi, doanh thu năm 2005 là 1284
tỷ đồng, năm 2006 là 1436 tỷ đồng, năm 2008 là 1747 tỷ đồng, và đến năm 2009,
doanh thu đã lên đến 1878 tỷ đồng.
Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sử dụng hệ thống chiết
CO2 siêu tới hạn nhằm điều chế cao Linh chi giàu triterpenoid (≥ 2% triterpenoid toàn
phần, HPLC). Tuy nhiên, cao điều chế được có thể chất đặc qnh, khó phân tán,
khơng thuận lợi khi phát triển tiếp các dạng bào chế. Thêm vào đó, hầu hết các sản

phẩm từ dược liệu như cao chiết Linh chi giàu triterpenoid thường có độ tan kém, có
đặc tính kỵ nước và phân bố kém, dẫn đến giảm sinh khả dụng và khả năng điều trị,
do đó cần sử dụng nhiều liều hoặc tăng liều trong mỗi lần sử dụng4,5.

.


.

2
Chính vì vậy, đề tài hướng tới việc cải thiện thể chất của cao Linh chi giàu triterpenoid
và tải vào hệ vi nhũ tương tự nhũ (SMEDDS), nhằm cải thiện sự hấp thu của chiết
xuất từ nấm Linh chi, nâng cao hiệu quả điều trị của sản phẩm và tính an tồn. Trên
cơ sở đó, đề tài giúp nâng cao giá trị nguồn dược liệu nấm Linh chi Việt Nam. Sự
thành cơng của sản phẩm cịn góp phần xây dựng phát triển thương hiệu nấm Linh
chi Đất Việt trong nước và vươn tầm thế giới.
Mục tiêu tổng quát: Bào chế SMEDDS chứa cao chiết Linh chi giàu triterpenoid,
phù hợp để phát triển dạng bào chế viên nang mềm.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài cụ thể:
1. Nghiên cứu điều chế cao Linh chi giàu triterpenoid phối hợp với PEG 400, phù
hợp để phát triển dạng bào chế viên nang mềm.
2. Nghiên cứu tiền bào chế, thiết lập công thức và xây dựng quy trình bào chế
SMEDDS chứa cao chiết Linh chi giàu triterpenoid.
3. Phân tích tính chất hố lý, đánh giá độ ổn định và định lượng SMEDDS chứa cao
chiết Linh chi giàu triterpenoid.

.


.


3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nấm Linh chi
1.1.1. Phân loại nấm Linh chi
Nấm Linh chi cịn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên
nhung… Trung Quốc thường gọi Linh chi dưới cái tên là Lingzhi; Nhật gọi là Reishi,
Munnertake và Sachitake, trong khi Hàn gọi là Youngzhi.
Phân loại khoa học:
-

Giới: Fungi

-

Ngành: Basidiomycota

-

Lớp: Agaricomycetes

-

Bộ: Polyporales

-

Họ: Ganodermataceae

Họ nấm Linh chi gồm 5 chi: Ganoderma Karst, Amauroderma Murr, Humphreya

Stey và Haddowia Stey, Tomophagus. Tuy nhiên, phần lớn nấm Linh chi nằm trong
2 chi Ganoderma Karst và Amauroderma Murr, trong đó chủ yếu vẫn là chi
Ganoderma Karst với khoảng 219 loài6.
Từ thời xưa đã nhắc tới 6 loại Linh chi hay gặp (lục bảo Linh chi), phân biệt theo màu
sắc là xanh, đỏ, trắng, vàng, đen và tím tương ứng với các tên gọi Thanh chi, Hồng
chi, Bạch chi, Hồng chi, Hắc chi và Tử chi. Trong đó loại Linh chi màu đỏ (Hồng
chi/ Xích chi) có tác dụng phịng và điều trị bệnh tốt nhất. Do đó, Linh chi đỏ được
sử dụng rộng rãi trên thế giới.
1.1.2. Thành phần hóa học
Nấm Linh chi chứa khoảng 90% trọng lượng là nước, 10% còn lại bao gồm 10-40%
là protein, 2-8% chất béo, 3-28% carbohydrat, 3-32% chất xơ, 8- 10% tro và một số
khống chất chính như: kali, canci, phosphat, magne, selen, sắt, kẽm, đồng7. Hầu hết
các loại nấm chứa một số vitamin, cụ thể là niacin, thiamin, riboflavin, biotein và

.


.

4
vitamin C8. Thêm vào đó, nấm Linh chi cịn chứa một loạt các chất có hoạt tính sinh
học, chẳng hạn như terpenoid, steroid, phenol, nucleotid và các dẫn xuất của chúng,
glycoprotein và polysaccharid9–11.
Protein nấm Linh chi có chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu, rất giàu lysin và leucin.
Tổng hàm lượng chất béo thấp và tỷ lệ cao các đa acid béo khơng bão hịa tương đối
so với tổng số acid béo của nấm Linh chi được coi là đóng góp đáng kể cho giá trị
sức khỏe8,12,13. Các polysaccharid, peptidoglycan và triterpen là ba nhóm hoạt chất
sinh học chính trong nấm Linh chi14. Tuy nhiên, số lượng và tỷ lệ của từng thành
phần này khác nhau và thay đổi trong các sản phẩm trên thị trường. Sự khác biệt này
do các loài, chủng nấm hoặc phương pháp sản xuất khác nhau.

1.1.2.1. Nhóm triterpenoid
Nấm Linh chi rất giàu triterpenoid, chính thành phần này làm cho nấm có vị đắng.
Triterpenoid mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như tác dụng hạ lipid máu và chống
oxy hóa. Hàm lượng triterpenoid cũng có thể được dùng để đánh giá chất lượng của
nấm Linh chi15–17.
Các triterpen đầu tiên được phân lập từ G. lucidum là acid ganoderic A và B, được
xác định bởi Kubota năm 198218. Kể từ đó, hơn 316 triterpen được phát hiện và phân
lập từ thể quả, bào tử và sợi nấm Linh chi Ganoderma spp.19. Phần lớn là các acid
ganoderic và acid lucidenic, những triterpen khác như ganoderal, ganoderiol và acid
ganodermic cũng đã được xác định20–22.
1.1.2.2. Nhóm polysaccharid và peptidoglycan
Các polysaccharid khác nhau đã được chiết xuất từ cuống, bào tử và sợi nấm của nấm
Linh chi. Các polysaccharid này cũng được sản xuất từ sợi nấm được nuôi cấy sinh
khối và có thể khác nhau về đường và peptid thành phần và trọng lượng phân tử (ví
dụ, ganoderan A, B và C). Các polysaccharid của nấm Linh chi chủ yếu gồm βglucan, heteropolysaccharid và glycoprotein.

.


.

5
Các peptidoglycan mang hoạt tính sinh học khác nhau cũng đã được phân lập từ nấm
Linh chi, bao gồm GLPG (proteoglycan từ G. lucidum) với hoạt tính kháng virus23,
GLIS (chất điều hoà miễn dịch từ G. lucidum)24, PGY, GL-PS peptid, …
1.1.3. Công dụng
Theo Y học cổ truyền, nấm Linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường
tráng. Y học cổ truyền Trung Quốc, nấm Linh chi xếp đứng đầu trong nhóm “Thượng
Dược” với chức năng điều hịa các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, kéo dài tuổi
thọ, tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác động bất lợi của môi trường

xung quanh.
Linh chi cũng được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại để hỗ trợ điều trị các bệnh
viêm gan, ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường. Các tác dụng chống oxy
hóa, điều hịa miễn dịch, bảo vệ và khử độc gan, giảm đường huyết cũng đã được
nghiên cứu và công bố 11,25–29.
1.1.3.1. Bảo vệ gan
Cao chiết methanol của G. lucidum cho thấy tác dụng bảo vệ gan khi đưa vào đường
uống ở chuột (500 mg/kg/ngày) trong 30 ngày trước khi gây tổn thương gan bằng
benzopyren27. Chiết xuất ngăn chặn sự gia tăng của alkaline phosphatase, alanine
aminotransferase, aspartate transaminase và tăng cường mức độ GSH, SOD, GPx,
CAT và GST. Bảo vệ gan bị tổn thương gây ra bởi CCl4 cũng được quan sát thấy ở
những con chuột được điều trị bằng acid ganoderic (từ G. lucidum) ở mức 10 mg và
30 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày30. Ngoài ra, polysaccharid chiết xuất từ
G. lucidum cho chuột uống trong 28 ngày chứng minh cải thiện rõ tình trạng xơ gan28.
1.1.3.2. Ức chế tế bào ung thư
Nấm Linh chi thường được sử dụng với tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều
trị ung thư kết hợp với các liệu pháp khác. Trong nấm Linh chi, các polysaccharid và
triterpen là hai nhóm hoạt chất chính giúp ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Các
nghiên cứu này đã được chứng minh thực nghiệm in vitro và in vivo

.

31,32

. Trên in


.

6

vitro, nấm Linh chi đã được chứng minh gây ức chế sự phát triển của nhiều dòng tế
bào ung thư33,34.
1.1.3.3. Hạ đường huyết
Jia và cộng sự nghiên cứu trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin, sử dụng
dịch chiết giàu polysaccharid. Sau điều trị, nồng độ insulin huyết thanh tăng (so với
chứng) và nồng độ glucose giảm một cách phụ thuộc vào liều. Nghiên cứu này cũng
cho thấy, ngoài việc điều chế đường huyết, điều trị bằng G. lucidum giúp tăng các tác
nhân chống oxy hóa35. Gao và cs. đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết của nấm
Linh chi khi tiến hành thử nghiệm so sánh trên 71 bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Các bệnh nhân này được chia làm 2 nhóm, nhóm điều trị bằng Ganopoly (phân đoạn
giàu polysaccharide từ G. lucidum) 1800 mg, 3 lần/ngày trong 12 tuần, và nhóm cịn
lại sử dụng placebo, với liều tương tự. Kết quả nhóm điều trị bằng ganopoly cho
HbA1C và glucose huyết tương giảm đáng kể sau 12 tuần36.
Nhìn chung, dữ liệu từ các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng nấm Linh chi giúp
điều chỉnh đường huyết trên mơ hình động vật thí nghiệm.
1.1.3.4. Điều hồ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của nấm Linh chi liên quan đến sự hỗ trợ điều
hồ miễn dịch thơng qua sự cảm ứng của các cytokine và tăng cường lại cơ quan miễn
dịch phản ứng lại kích thích25,37. Các thành phần khác nhau từ G. lucidum làm tăng
cường sự phát triển và trưởng thành của các lymphocyte T và B, các tế bào đơn nhân
lách, các tế bào NK và các tế bào đuôi gai trong nuôi cấy in vitro và trong các nghiên
cứu in vivo trên động vật38–40. Ở những con chuột BALB/c bình thường, một chiết
xuất giàu polysaccharid từ G. lucidum đã kích thích sự tăng sinh của splenocytes và
tăng cường hoạt động của các đại thực bào, tế bào NK, dẫn đến sự gia tăng IL-6 và
IFN-γ41.

.


.


7
1.1.3.5. Chống oxy hố
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các thành phần tế bào khơng bị oxy hố, làm giảm
nguy cơ đột biến và gây ung thư, bảo vệ các tế bào miễn dịch, cho phép duy trì giám
sát và đáp ứng miễn dịch. G. lucidum có chứa nhiều thành phần, trong đó có các
polysaccharid và triterpenoid thể hiện khả năng chống oxy hóa tốt trong thử nghiệm
in vitro. Dịch chiết nước nóng của G. lucidum bảo vệ đáng kể các tế bào Raji khi sử
dụng tác nhân oxy hố là hydroperoxid (H2O2) tấn cơng DNA42. Dịch chiết này bảo
vệ DNA tế bào lympho người ở mức nồng độ thấp (<0,01% w/v) và ở nồng độ cao
hơn khi sử dụng tác nhân oxy hoá hydroperoxid (H2O2) (> 0,01% w/v)29.
1.1.3.6. Chống loét dạ dày
Ngoài ra, tác dụng của nấm Linh chi trên những tổn thương dạ dày cũng đã được
nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu Gao Tang và cộng sự đã gây loét dạ dày chuột bằng
acid acetic và điều trị bằng GL-PS, một polysaccharid chiết xuất từ G. lucidum, với
liều 0,5 và 1,0 g/kg trong 14 ngày. Kết quả, GL-PS làm gia tăng đáng kể việc chữa
lành vết loét (40% và 56%, tương ứng với liều điều trị). Điều trị với liều 1,0 g/kg còn
cho thấy sự phục hồi đáng kể chất nhầy và nồng độ prostaglandin so với nhóm
chứng43.
1.1.4. Cao chiết Linh chi giàu triterpenoid
Các nhóm có hoạt tính sinh học chính trong nấm Linh chi bao gồm: polysaccharid,
peptidoglycan và triterpen13. Nhóm triterpenoid là nhóm chính mang lại các lợi ích
cho sức khỏe như tác dụng hạ lipid máu và chất chống oxy hóa. Theo một số nghiên
cứu cho thấy hàm lượng triterpenoid được dùng để đánh giá chất lượng của nấm Linh
chi15–17. Chính vì vậy, đề tài sử dụng nguyên liệu cao chiết Linh chi giàu triterpenoid
nhằm mang lại hiệu quả điều trị và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

.



.

8
1.2. Tổng quan về sản phẩm viên nang mềm nano Linh chi
1.2.1. Tổng quan về các hệ phân tán nano thích hợp cho viên nang mềm
1.2.1.1. Hệ phân phối thuốc tự nhũ hóa
Định nghĩa
Hệ phân phối thuốc tự nhũ hóa (SEDDS) là một hỗn hợp bền về mặt nhiệt động có
thành phần bao gồm dầu, chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt44. Hệ thống phân phối
thuốc này có khả năng tự nhũ hình thành nhũ tương dầu trong nước dưới điều kiện
khuấy trộn nhẹ nhàng trong môi trường nước, điều kiện tương tự như trong dịch
đường tiêu hóa45.
"SEDDS" là một thuật ngữ tổng quát chỉ những hệ thống mang thuốc có khả năng tạo
thành nhũ tương, thường được gọi cụ thể hơn như hệ phân phối thuốc vi tự nhũ
(SMEDDS) hoặc hệ phân phối thuốc nano tự nhũ (SNEDDS). Phân biệt hai loại hệ
phân phối này dựa trên kích thước của các giọt dầu trong nhũ tương: SMEDDS có
thể tạo thành vi nhũ tương trong nước với kích thước các giọt dầu lớn hơn 100 nm,
trong khi SNEDDS có thể tạo thành nhũ tương nano trong nước với kích thước các
giọt dầu bé hơn 100 nm46,47. Ngoài ra, một số tác giả còn phân biệt SMEDDS và
SNEDDS dựa trên phương pháp điều chế và tính ổn định nhiệt động học của nhũ
tương48.
Ưu điểm
Cải thiện độ hòa tan và tăng tính thấm : Đối với các dược chất khó tan trong nước,
mức độ hấp thu phụ thuộc nhiều vào độ hòa tan dẫn đến sinh khả dụng của các dược
chất này bị hạn chế. Để khắc phục các hạn chế trên, hệ tự nhũ hóa có ích trong việc
phân phối thuốc thơng qua việc hình thành các tiểu phân giọt dầu siêu nhỏ nang hố
các hoạt chất khó tan được phân tán đều trong tồn bộ dịch tiêu hóa, làm tăng đáng
kể diện tích tiếp xúc với các màng sinh học. Dược chất nằm trong các giọt dầu kích
thước siêu nhỏ có thể được hấp thu một cách hiệu quả qua màng ruột thông qua con
đường xuyên bào (đi qua các tế bào M ở ruột) hoặc qua khoảng gian bào để vào hệ


.


.

9
thống bạch huyết rồi đi vào hệ tuần hoàn chung, tránh được q trình chuyển hóa lần
đầu qua gan4. Ngồi ra, các chất diện hoạt thường được sử dụng trong cơng thức các
hệ tự nhũ như Tween® 80, Span®, Cremophor® (EL và RH 40) và Pluronic® cho thấy
có khả năng ức chế các kênh bơm ngược, từ đó góp phần làm tăng sinh khả dụng
đường uống49.
Độ ổn định: Độ ổn định về mặt hóa học và vật lý của các hoạt chất được cải thiện do
SMEDDS không chứa nước hoặc chứa lượng nước khơng đáng kể. Ngồi ra, các hoạt
chất được nang hóa trong các giọt dầu góp phần bảo vệ hoạt chất khỏi tác động của
các enzym trong cơ thể cũng như các yếu tố hóa học khác trong dịch tiêu hóa50.
Dễ dàng sản xuất và nâng cỡ lơ : Hệ tự nhũ thuận tiện cho sản xuất ở cỡ lô lớn, do
thiết bị và hệ thống sản xuất tương đối đơn giản và dễ tìm như các thiết bị trộn có
cánh khuấy, máy đóng nang…hiện nay hầu hết các cơng ty sản xuất dược phẩm đều
trang bị. Ngồi ra, hệ tự nhũ có thể được sản xuất dưới dạng viên nang cứng hoặc
viên nén trong trường hợp hệ tự nhũ hóa rắn. Các dạng bào chế này thuận tiện cho
việc phân phối, lưu trữ và bảo quản so với các loại nhũ tương truyền thống50.
Hạn chế
Nguy cơ oxi hóa và tính đa hình của các tá dược lipid: Các acid béo khơng bão hịa
và dẫn chất tá dược lipid dễ bị oxy hóa. Do đó, việc thêm các tác nhân chống oxy hóa
tan trong lipid vào hệ tự nhũ là cần thiết. Hiện tượng đa hình của các tá dược lipid
nhạy cảm với nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng cần kiểm sốt trong suốt q
trình sản xuất cũng như bảo quản50.
Dược lý : Sự hiện diện của các chất diện hoạt trong công thức hệ tự nhũ với hàm
lượng lớn (khoảng 30-60%) có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa51.

Thành phần chính trong SMEDDS
Thành phần của hệ tự nhũ thường bao gồm 3 thành phần cơ bản: pha dầu, chất diện
hoạt và chất đồng diện hoạt.

.


.

10
Dầu: Dầu được xem là một trong những thành phần mang tính quyết định trong cơng
thức của các hệ tự nhũ do có vai trị khơng chỉ trong việc hịa tan và nang hóa hoạt
chất, mà cịn tạo điều kiện cho hoạt chất thấm qua hệ thống mạch bạch huyết ở ruột
dễ dàng, từ đó làm tăng tính hấp thu của hoạt chất trong hệ tiêu hóa. SMEDDS sử
dụng các loại dầu triglycerid chuỗi dài hay chuỗi trung bình, tự nhiên hay tổng hợp
với mức độ bão hòa khác nhau trong các hệ tự nhũ4.
Chất diện hoạt: Các chất diện hoạt không ion thường được dùng trong công thức của
các hệ tự nhũ nhờ tính an tồn cao và khả năng tương thích tốt về mặt sinh học. Một
số chất diện hoạt được sử dụng phổ biến như Cremophor® EL, Cremophorâ RH 40,
Tweenđ 80 v LabrasolTM. La chn cht din hoạt cho hệ tự nhũ thường dựa trên
khả năng nhũ hóa của chất diện hoạt và tính tương thích giữa chất diện hoạt và loại
dầu được chọn hơn là khả năng hòa tan dược chất4.
Chất đồng diện hoạt: Sự hiện diện của chất đồng hiện hoạt trong công thức bào chế
giúp cho hệ tự nhũ hoá tạo thành vi nhũ tương hay nhũ tương nano bền vững, làm
giảm sức căng bề mặt và hòa tan các hoạt chất tốt hơn. Các alcol mạch ngắn thường
sử dụng với vai trò chất đồng diện hoạt hay đồng dung mơi, ví dụ như ethanol, butanol
propylen glycol, polyethylen glycol, glycerol và Transcutol4.
1.2.1.2. Hệ phân tán thân nước
Nhằm mục đích cải thiện khả năng tải và phân phối thuốc, đặc biệt là các sản phẩm
chiết xuất từ thực vật có hỗn hợp phức tạp các hoạt chất khác nhau, các nghiên cứu

đã tạo ra một số hệ thống tương tự dưới dạng hệ phân tán tự nhũ, ví dụ như các hệ
phân tán thân nước hay hệ phân tán polyol. Các hệ phân tán này có chứa các thành
phần tương tự như hệ phân phối thuốc tự nhũ hóa, bao gồm pha dầu, chất diện hoạt,
đồng diện hoạt và các tá dược thân nước ví dụ như polyethylene glycol (PEG),
propylene glycol, glycerol,…
Hệ phân tán thân nước thích hợp để tải các chiết xuất dược liệu có thành phần phức
tạp chứa nhiều hoạt chất khác nhau, có hoạt chất thân nước, có hoạt chất thân dầu.

.


.

11
Do hàm lượng nước rất thấp, hệ phân tán này phù hợp phát triển dạng bào chế viên
nang mềm.
1.2.2. Tổng quan các sản phẩm từ nấm Linh chi trên thị trường
Trong năm 2015, tổng giá trị sản lượng toàn cầu hàng năm của ngành cơng nghiệp
nấm Linh chi ước tính vào khoảng 5 tỷ USD, trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm
30% tổng giá trị sản lượng toàn cầu và 75% sản lượng3. Riêng thị trường Trung Quốc,
có khoảng 180 sản phẩm thuốc, 1200 thực phẩm chức năng và 3300 mỹ phẩm chứa
các thành phần từ nấm Linh chi đã được sản xuất và đưa ra thị trường52. Các sản phẩm
này ở dạng dược liệu tươi hoặc kết hợp với các tá dược khác dưới dạng phiến dược
liệu khô, bột khô, trà, rượu, viên nang, bột bào tử, dầu bào tử, bột nhão chiết xuất, bột
mycelia, viên nén, kem… thông qua các q trình như cắt, làm khơ, nghiền, trộn và
đồng nhất53. Trong đó, viên nang là dạng bào chế phổ biến và dễ dàng điều chế nhất:
khoảng 46% thuốc và 70% thực phẩm chức năng sản xuất từ chiết xuất nấm Linh chi
dưới dạng viên nang. Các dạng bào chế thường gặp khác là viên nén và cốm52. Trên
thị trường Việt Nam, hiện có nhiều sản phẩm viên nang mềm chứa chiết xuất nấm
Linh chi ở dạng thực phẩm chức năng. Các sản phẩm trên thị trường Việt Nam đa

phần ở dạng hỗn dịch cao khô phân tán trong dung dịch dầu đóng vào viên nang mềm,
hoặc bột cao khơ đóng vào viên nang cứng hoặc dập thành viên nén. Các công bố về
nghiên cứu bào chế sản phẩm viên nang mềm nano cao chiết nấm Linh chi chưa thật
sự phổ biến.
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan nấm Linh chi trên thế giới
Hiện nay, trên các tạp chí khoa học quốc tế có rất nhiều các nghiên cứu về tác động
dược lý của nấm Linh chi:
Jiang, Y. và cộng sự (2014) phát triển hỗn hợp tiêm chứa các polysaccharid chiết xuất
từ nấm Linh chi đỏ, được thử tác dụng dược lý trên chuột với khả năng chống mệt
mỏi mà không gây ra hiệu ứng thay đổi cân nặng. Thêm vào đó, hỗn hợp tiêm này có
tính an tồn khơng gây phản ứng dị ứng trên chuột lang. Hỗn hợp tiêm được chuẩn

.


.

12
bị bằng cách tinh chế dịch chiết nước polysaccharid từ nấm Linh chi qua nhiều giai
đoạn kết hợp các phương pháp khác nhau54.
Bidegain, M. A. và cộng sự (2020) phát triển dạng bào chế hỗn dịch kết hợp dịch
chiết nước và dịch chiết cồn từ nấm Linh chi với tá dược gây treo Carbomer® 940
(hàm lượng 0,5-1,0%). Hỗn dịch này giúp giữ toàn vẹn tác động hiệp lực giữa các
hợp chất có hoạt tính sinh học có trong nấm, nhờ vào việc kết hợp cả 2 loại dịch chiết
nước và cồn từ nấm Linh chi55.
Khursheed, R. và cộng sự (2020) phát triển hệ tự nhũ nano chứa chiết xuất curcumin.
Sau đó, tác giả sử dụng giá mang rắn là cao khô chiết xuất từ nấm Linh chi và các tá
dược khác để hóa rắn hệ tự nhũ nano chứa curcumin. Sự khác biệt không đáng kể về
mặt hiệu suất tải, kích thước tiểu phân, độ hịa tan giữa SNEDDS lỏng và SNEDDS
hóa rắn cho thấy tiềm năng của cao khơ chiết xuất nấm Linh chi trong việc tạo ra các

hệ tự nhũ nano ổn định56.
Tại Việt Nam, năm 2019, nhóm tác giả Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí
Minh đã bào chế thành công viên nang mềm chứa cao khô nấm Linh chi phân tán
trong các tá dược thân dầu có nguồn gốc thiên nhiên. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm
và đạt các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Nhìn chung, có rất ít các nghiên cứu đi sâu vào phát triển các hệ phân tán nano từ
chiết xuất nấm Linh chi tại Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu liên quan chỉ dừng lại
ở việc tạo ra các dạng dịch, cao chiết xuất, sau đó đóng vào viên nang cứng hoặc phân
tán trong tá dược thân dầu để đóng vào viên nang mềm.
Tuy nhiên, trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu phát triển thành công các hệ
phân tán nano cho các thành phần dược liệu khác. Trong những nghiên cứu gần đây,
việc phát triển các dạng bào chế nano cho chiết xuất từ dược liệu (tiểu phân nano
polymer 57,58, vi nang nano 59, liposome60,61, hệ tiểu phân lipid rắn SLN62 và nhũ tương
nano63,64) đem lại rất nhiều lợi ích, bao gồm làm tăng độ tan, tăng sinh khả dụng, bảo
vệ mô tế bào lành, tăng tác dụng dược lý, tăng sự ổn định, tăng sự phân bố trong các
mơ cơ thể, phóng thích hoạt chất kiểm sốt, bảo vệ khỏi sự phân hủy vật lý và hóa

.


.

13
học61. Vì thế, phát triển hệ phân phối thuốc nano cho dược liệu giúp tăng tác dụng
thuốc có nguồn gốc dược liệu65–67. Trong đó, hệ phân phối thuốc tự nhũ hóa (SEDDS)
cũng là một hệ phân phối thuốc tiềm năng giúp tăng sinh khả dụng của thành phần
dược liệu hấp thu kém, phù hợp để phát triển dạng bào chế viên nang mền. Ví dụ như
mangiferin68, tanshinones69, patchoulic70, lutin71 và curcumin72,73 đã được nghiên cứu
phát triển dạng SMEDDS.
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về hệ phân phối thuốc nano từ dược liệu4

Sản phẩm

Nguồn gốc

Hoạt tính

Nghiên cứu

dược liệu

sinh học

sinh khả dụng

Chống viêm /

Diện tích dưới

ung thư / loét

đường cong

dạ dày - tá

(AUC) lớn hơn

Mekjaruskul

tràng/ vi


gấp 2 lần so với

et al. (2013)

khuẩn / dị

hệ phức hợp

ứng / béo phì.

cyclodextrin

Methoxyflavone- Kaempferia
SMEDDS

parviflora

Trái cây và
rau quả
Apigenin-

(hành, cam,

SMEDDS

trà,
hoa cúc, lúa
mì, giá đỗ)

Tham khảo


Chống oxy
hóa / khối u /
viêm nhiễm /

Không đề cập

virus / rối

Zhao et al.
(2012)

loạn lo âu
Chống khối u

Curcumin-

Curcuma

SMEDDS

longa

/ viêm nhiễm
/ virus / sự
oxy hóa /
HIV

.


Không đề cập

Cui et al.
(2009)


×