Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Xây dựng bộ công cụ và khảo sát quan điểm bác sĩ đối với các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn cho bệnh nhân nội trú tại một số bệnh viện ở bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THIỆU THANH THẢO

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ VÀ KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM
BÁC SĨ ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
TRONG KÊ ĐƠN CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THIỆU THANH THẢO



XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ VÀ KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM
BÁC SĨ ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
TRONG KÊ ĐƠN CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở BẾN TRE
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN HƯƠNG THẢO
2. PGS. TS. NGUYỄN THẮNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng; và được hội đồng đạo đức chấp
thuận. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn được khảo sát, tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tất cả các tài liệu
tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tác giả luận văn

THIỆU THANH THẢO

.



.

TĨM TẮT
XÂY DỰNG BỘ CƠNG CỤ VÀ KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM BÁC SĨ
ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
TRONG KÊ ĐƠN CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở BẾN TRE
Đặt vấn đề: Các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug-related problem-DRP) trong kê đơn
xảy ra phổ biến trên bệnh nhân cao tuổi nội trú, làm giảm an toàn và hiệu quả điều trị.
Hiểu biết quan điểm của bác sĩ về kê đơn hợp lý và thực hành kê đơn của bác sĩ có thể
góp phần giảm thiểu DRP, cải thiện hiệu quả điều trị.
Mục tiêu: Xây dựng bộ câu hỏi và khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý, xác định
tỷ lệ, loại DRP trên bệnh nhân cao tuổi nội trú và đánh giá mối liên quan giữa quan điểm
bác sĩ với sự xuất hiện DRP.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
trên các bác sĩ và hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân (≥ 60 tuổi) được điều trị bởi các
bác sĩ tại khoa Nội, thuộc 2 bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre, từ 01/12/2021 đến
01/10/2022. Bộ câu hỏi sơ bộ được xây dựng từ các nghiên cứu có liên quan đã cơng bố
và được thẩm định về độ chính xác (theo hướng dẫn của Lawshe), phân tích nhân tố
khám phá và đánh giá độ tin cậy (với hệ số Cronbach’s alpha). Bộ câu hỏi sau thẩm định
được dùng khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý. DRP được khảo sát từ HSBA
theo hướng dẫn của Mạng lưới chăm sóc Dược Châu Âu (bản 9.1). Dữ liệu được xử lý
bằng SPSS với mức ý nghĩa khi p < 0,05.
Kết quả: Bộ câu hỏi chính thức gồm 24 câu hỏi được chia thành 4 khía cạnh, đạt độ
chính xác (CVR ≥ 0,49) và độ tin cậy (Cronbach’s alpha = 0,944). Có 17 bác sĩ tham
gia phỏng vấn, với tuổi trung vị 31 (28-55) và 82,4% là bác sĩ đại học. Đa số bác sĩ có
quan điểm tích cực về kê đơn hợp lý (94,1%), tìm kiếm trợ giúp (76,5%), hậu quả
(70,6%) và phịng ngừa kê đơn khơng hợp lý (88,2%). Trong 510 HSBA (tuổi trung bình

72,3 ± 8,3, nữ 66,1%) đã khảo sát, có 233 HSBA (45,7%) gặp phải ít nhất 1 DRP, phổ
biến là tần suất (26,1%) và liều dùng (18,4%). Các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện
DRP gồm số lượng thuốc được kê cho bệnh nhân/ngày ≥ 5, sự có mặt của thuốc nhóm
A, B hay R trong đơn (p < 0,05). Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa quan điểm
bác sĩ và việc xuất hiện DRP (p > 0,05).
Kết luận: Nghiên cứu xây dựng được bộ câu hỏi khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn
hợp lý đạt độ chính xác và có độ tin cậy. Bác sĩ có quan điểm tích cực về kê đơn hợp lý,
nhưng mối liên quan với việc xuất hiện DRP chưa được xác định và DRP vẫn xảy ra
phổ biến ở bệnh nhân cao tuổi.
Từ khóa: quan điểm bác sĩ, kê đơn, các vấn đề liên quan đến thuốc, bệnh nhân nội trú.

.


.

ABSTRACT
DEVELOPMENT OF A QUESTIONNAIRE AND INVESTIGATION OF
PHYSICIANS’ PERCEPTIONS ON DRUG-RELATED PROBLEMS IN
PRESCRIBING FOR INPATIENTS AT SOME HOSPITALS IN BEN TRE
Introduction: Drug-related problems (DRPs) are common in elderly inpatients, and can
reduce the effectiveness and safety of treatment. Understanding physicians’ perceptions
of rational prescribing and physicians’ prescribing practice can help reduce DRPs and
improve treatment outcomes.
Aims: To develop and validate a questionnaire and to investigate physicians’ perceptions
on rational prescribing, to determine rate, types of DRPs in elderly inpatients and
relationship between physicians’ perceptions and occurrence of DRPs.
Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was performed interviewing
physicians and reviewing medical records (MDRs) of elderly inpatients treated at Internal
Medicine Department, from 2 general hospitals in Ben Tre, between December 1, 2021 to

October 01, 2022. Preliminary questionnaire was developed integrating questions from
relevant published studies and evaluated validity (according to Lawshe's instruction),
exploratory factor analysis and reliability (with Cronbach's alpha coefficient). The
validated questionnaire was used to survey physicians’ perceptions on rational prescribing.
DRPs were determined from MDRs of patients (≥ 60 years old, treated by study
physicians) according Pharmaceutical Care Network Europe (version 9.1). Data were
analyzed using SPSS with significant level of p < 0.05.
Results: A validated questionnaire consisting of 24 questions and divided into 4 aspects,
with validity (CVR ≥ 0.49) and reliability (Cronbach's alpha = 0.944) was developed.
There were 17 physicians (median age 31 (28-55); graduated physicians were 82.4%)
participating in the study. The majority of physicians had positive perceptions about
rational prescribing (94.1%), seeking information (76.5%), consequences (70.6%) and
preventing inappropriate prescribing (88.2%). In 510 MDRs (mean age 72.3 ± 8.3, female
66.1%) reviewed, 233 MDRs (45.7%) encountered at least 1 DRP, mostly frequency
(26.1%) and dosage (18.4%). Factors related to occurrence of DRPs included the number
of medications prescribed per patient/day ≥ 5, the presence of medication group A, B or R
in the MDRs (p < 0.05). We have found no associations between physicians’ perceptions
and occurrence of DRP (p > 0.05).
Conclusion: The valid and reliable questionnaire on physicians’ perceptions regarding
rational prescribing was developed. Physicians had positive perceptions of rational
prescribing, but the association with occurrence of DRPs has not been established and
DRPs remained common in elderly inpatients.
Keywords: physicians’ perceptions, prescribing, drug-related problem, inpatients.

.


.

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... i
Danh mục các bảng ...................................................................................................ii
Danh mục các hình .................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN......................................................................................... 3
1.1 Đặc điểm người cao tuổi ...................................................................................... 3
1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến thuốc ........................................................ 11
1.3 Quan điểm của bác sĩ về việc kê đơn hợp lý ...................................................... 15
1.4 Các nghiên cứu liên quan ................................................................................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 23
2.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.3 Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
2.5 Trình bày và phân tích dữ liệu ........................................................................... 31
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................. 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 35
3.1 Kết quả xây dựng bộ câu hỏi khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý ....... 35
3.2 Quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý .................................................................... 52
3.3 Các vấn đề liên quan đến thuốc trên bệnh nhân cao tuổi nội trú ....................... 55
3.4 Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện các vấn đề liên quan đến thuốc ............. 61
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 64
4.1 Bộ câu hỏi khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý .................................... 64

.


.

4.2 Quan điểm của bác sĩ về việc kê đơn hợp lý ...................................................... 67

4.3 Các vấn đề liên quan đến thuốc trên bệnh nhân cao tuổi nội trú ....................... 70
4.4 Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện các vấn đề liên quan đến thuốc ............. 79
4.5 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ............................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5

.


.

i

Danh mục các chữ viết tắt
Chữ

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADE

Adverse drug event

Biến cố bất lợi của thuốc


ADR

Adverse drug reaction

Phản ứng có hại của thuốc

COPD

Chronic obstructive pulmonary disease Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CVR

Content validity ratio

Hệ số chính xác về nội dung

DRP

Drug-related problems

Các vấn đề liên quan đến thuốc

EFA

Exploratory factor analysis

Phân tích nhân tố khám phá

ME


Medication error

Sai sót trong sử dụng thuốc

viết tắt

NSAID Non-steroidal antiinflamatory drug

Thuốc kháng viêm không steroid

PCNE

Pharmaceutical Care Network Europe

Hệ thống Chăm sóc Dược châu Âu

PPI

Proton pump inhibitor

Thuốc ức chế bơm proton

SSRI

Selective serotonin reuptake inhibitor

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin
có chọn lọc


WHO

World Health Organization

.

Tổ chức Y tế thế giới


.

ii

Danh mục các bảng
Bảng 1.1 Các tương tác thuốc thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi .............................10
Bảng 1.2 Một số hệ thống phân loại DRP.................................................................13
Bảng 1.3 Hệ thống phân loại DRP theo PCNE V9.1 ................................................14
Bảng 1.4 Các nghiên cứu liên quan ..........................................................................18
Bảng 2.1 Các cơ sở dữ liệu xác định DRP ................................................................ 28
Bảng 2.2 Phân loại các DRP theo PCNE V9.1 .........................................................29
Bảng 2.3 Các biến số đặc điểm bệnh nhân ...............................................................32
Bảng 2.4 Các biến số DRP trong đơn thuốc .............................................................33
Bảng 2.5 Các biến số đặc điểm bác sĩ .......................................................................33
Bảng 2.6 Các biến số trong mơ hình hồi quy logistic đa biến ..................................34
Bảng 3.1 Bộ câu hỏi sơ bộ ........................................................................................ 35
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá riêng từng câu hỏi ..........................................................38
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá toàn bộ câu hỏi ..............................................................41
Bảng 3.4 Kết quả thẩm định độ chính xác ................................................................42
Bảng 3.5 Kết quả phân tích EFA ..............................................................................45
Bảng 3.6 Kết quả thẩm định độ tin cậy .....................................................................47

Bảng 3.7 Bộ câu hỏi khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý chính thức ..........50
Bảng 3.8 Đặc điểm bác sĩ tham gia nghiên cứu ........................................................52
Bảng 3.9 Kết quả khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý ................................53
Bảng 3.10 Kết quả đặc điểm bệnh nhân....................................................................56
Bảng 3.11 Kết quả đặc điểm điều trị .........................................................................56
Bảng 3.12 Kết quả đặc điểm về thuốc ......................................................................57
Bảng 3.13 Kết quả đặc điểm DRP ............................................................................58
Bảng 3.14 Đặc điểm các hoạt chất có DRP ..............................................................59
Bảng 3.15 Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện DRP ............................................61

.


.

iii

Danh mục các hình
Hình 1.1 Các bước cơ bản đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý ...............................16
Hình 2.1 Sơ đồ quá trình xây dựng bộ câu hỏi ......................................................... 24
Hình 2.2 Quy trình tiếp cận và phỏng vấn bác sĩ ......................................................27

.


.

1

MỞ ĐẦU

Thuốc đóng vai trị quan trọng trong phịng ngừa, chẩn đoán, điều trị bệnh hay
điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể1. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không hợp lý có thể
dẫn đến các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug-related problem-DRP), làm giảm hiệu
quả và an toàn trong điều trị2. DRP được định nghĩa là một sự cố hoặc một tình huống
liên quan đến việc điều trị bằng thuốc có thể hoặc tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe
người bệnh3. Các vấn đề này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sử
dụng thuốc như kê đơn, sao chép, phân phối hay dùng thuốc trên bệnh nhân, trên mọi
đối tượng bệnh nhân và mọi độ tuổi4-6. Tuy nhiên, các bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ
gặp phải DRP nhiều hơn3,7,8. Nguyên nhân đầu tiên là do thiếu các dữ liệu nghiên cứu
về thuốc vì người cao tuổi thường sẽ khơng tham gia vào thử nghiệm lâm sàng8. Bên
cạnh đó, bệnh nhân cao tuổi thường có nhiều bệnh kèm và cần sử dụng nhiều thuốc,
do vậy làm tăng nguy cơ xảy ra DRP9,10. Thêm nữa, sự thay đổi chức năng sinh lý
làm ảnh hưởng đến dược động và dược lực của thuốc, vì thế bệnh nhân cao tuổi
thường gặp phải kết cục nghiêm trọng khi xảy ra DRP8,11. Các nghiên cứu chỉ ra rằng
có từ 39,0-51,0% bệnh nhân cao tuổi gặp phải DRP và là nguyên nhân của 15,030,0% số ca nhập viện10,12,13. Trong một tổng quan hệ thống và phân tích gộp từ các
nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2022, tác giả ghi nhận có 29% bệnh nhân cao tuổi
ngoại trú gặp phải DRP và con số này lên đến 50,0% ở bệnh nhân cao tuổi nội trú10.
Các DRP có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, tăng nguy cơ nhập viện, kéo dài thời
gian nằm viện, sử dụng thêm thuốc, tăng nguy cơ xuất hiện tương tác thuốc, phản
ứng có hại của thuốc và tăng đáng kể chi phí điều trị cho bệnh nhân2.
DRP xảy ra phổ biến ở giai đoạn kê đơn thuốc cho bệnh nhân7. Một số nghiên
cứu cho thấy có ít nhất 50,0% bệnh nhân gặp phải DRP do việc kê đơn không hợp
lý14,15,16. Tuy nhiên, phần lớn các DRP này đều có thể ngăn ngừa và giảm thiểu được
thông qua việc xác định DRP và yếu tố liên quan để có các giải pháp phù hợp nhằm
hạn chế việc kê đơn khơng hợp lý7. Theo đó, quan điểm bác sĩ là 1 yếu tố quan trọng
trong việc cải thiện tính hợp lý khi kê đơn, cũng như giảm thiểu DRP cho bệnh nhân7.
Thật vậy, bằng chứng từ nghiên cứu tại Hà Lan cho thấy tỷ lệ kê đơn hợp lý đã tăng

.



.

2

từ 34,7% lên 48,1% khi các bác sĩ có quan điểm tích cực trong kê đơn17. Như vậy,
việc tìm hiểu quan điểm của bác sĩ về việc kê đơn hợp lý có thể được xem là một
bước thiết yếu góp phần tìm ra giải pháp giúp cải thiện việc sử dụng thuốc và tối ưu
hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Cho đến thời điểm hiện tại, việc tìm hiểu quan điểm
bác sĩ trong các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quan điểm về kê đơn thuốc trong
điều trị một bệnh18,19 hay việc tuân thủ một hướng dẫn điều trị cụ thể20,21.
Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi, một vài nghiên cứu về DRP trong
kê đơn ngoại trú đã được thực hiện22-24, nhưng việc khảo sát về DRP trên bệnh nhân
cao tuổi nội trú còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu xác định DRP cùng với tìm
hiểu quan điểm bác sĩ về việc kê đơn hợp lý cho bệnh nhân vẫn chưa được thực hiện.
Thêm vào đó, tại các bệnh viện nghiên cứu (bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh,
bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri), việc khảo sát tần suất, loại DRP và mối liên quan
giữa quan điểm bác sĩ về việc kê đơn hợp lý với DRP chưa được triển khai.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Xây dựng bộ công
cụ và khảo sát quan điểm bác sĩ đối với các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn
cho bệnh nhân nội trú tại một số bệnh viện ở Bến Tre” với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý.
2. Khảo sát quan điểm bác sĩ về kê đơn hợp lý.
3. Khảo sát DRP trên bệnh nhân cao tuổi nội trú.
4. Xác định mối liên quan giữa quan điểm bác sĩ và DRP trên bệnh nhân cao tuổi
nội trú.

.



.

3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm người cao tuổi
1.1.1 Định nghĩa và xu hướng gia tăng dân số người cao tuổi
Hiện nay, theo Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization-WHO) định nghĩa những người từ 60 tuổi trở lên khơng phân biệt giới
tính được xem là người cao tuổi25. Trong khi đó, nhiều nước phát triển tại Bắc Mỹ và
châu Âu lại định nghĩa người cao tuổi là các đối tượng từ 65 tuổi trở lên26. Ở Việt
Nam, theo Luật Người cao tuổi năm 2019, định nghĩa các đối tượng từ 60 tuổi trở lên
được xem là người cao tuổi27.
Trong khoảng 20 năm qua, tuổi thọ trung bình con người đã tăng từ 66,8 đến
73,3 tuổi do những cải thiện về xã hội, kinh tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe28. Điều
này dẫn đến số lượng người cao tuổi ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong dân
số. Năm 2019, số lượng người cao tuổi là 1 tỷ người, con số này sẽ tăng lên 1,4 tỷ
người vào năm 2030 và có thể đạt 2,1 tỷ người vào năm 2050 chiếm khoảng 21,0%
dân số thế giới29. Tỷ lệ người cao tuổi tại các quốc gia phát triển cao hơn các quốc
gia đang phát triển. Cụ thể là tại các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ lệ này trong
khoảng 20,0-24,0% tổng dân số. Trong khi đó, tại các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ
người cao tuổi chiếm từ 5,0-2,5% dân số quốc gia. Tuy nhiên, số lượng và tỷ lệ người
cao tuổi đang có xu hướng gia tăng nhanh hơn ở các quốc gia đang phát triển29.
Theo báo cáo năm 2021 của Tổng cục thống kê Việt Nam, từ năm 2009-2019
số lượng người cao tuổi đã tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu, tương ứng tăng từ 8,7%
lên 11,9% tổng dân số. Số lượng người cao tuổi tăng chiếm gần 40,0% tổng dân số
tăng thêm và có xu hướng tăng 4,4%/năm. Trong số người cao tuổi tăng thêm, nhóm
có tuổi từ 60-69 có tốc độ tăng cao nhất, tiếp theo là nhóm từ 80 tuổi trở lên30. Cũng
theo báo cáo dự đoán rằng, số lượng người cao tuổi đến năm 2029 sẽ đạt 17,3 triệu
người (16,5% dân số), năm 2049 là 28,61 triệu người (24,9% dân số) và năm 2069

con số này có thể tăng đến 31,69 triệu người (27,1% dân số)30. Do sự gia tăng đáng
kể số lượng người cao tuổi dẫn đến dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa và

.


.

4

điều này cũng đặt ra những thách thức lớn cho nền kinh tế cũng như chính sách chăm
sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
1.1.2 Đặc điểm sinh lý người cao tuổi
Người cao tuổi đi liền với sự thay đổi cấu trúc và chức năng các cơ quan trong
cơ thể. Những thay đổi này có thể dễ dàng nhận thấy như: da nhăn, tóc bạc…nhưng
cũng có những thay đổi âm thầm diễn ra bên trong cơ thể mà mắt thường không thể
nhìn thấy được. Sau đây là một số thay đổi đặc điểm sinh lý thường gặp ở người
cao tuổi31:
- Trên thần kinh: giảm số lượng neuron, teo gai thần kinh, giảm dẫn truyền tín hiệu,
giảm khả năng phản xạ và suy giảm trí nhớ.
- Trên hơ hấp: giảm thể tích oxy tối đa, phổi giảm khả năng đàn hồi do mất dần các
thành phần sợi collagen và lượng elastin.
- Trên tim mạch: giảm độ đàn hồi và tăng xơ cứng mạch máu, tăng xơ hóa tế bào cơ
tim, giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất, tăng huyết áp tâm thu, dày
thất trái.
- Trên hệ tiết niệu: giảm số lượng các nephron, giảm tưới máu thận, giảm độ lọc cầu
thận, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
- Trên hệ tiêu hóa: giảm tiết acid và các enzym tiêu hóa, giảm hấp thu một số chất
(calci, sắt, vitamin B12), giảm nhu động ruột già, giảm thể tích gan và lưu lượng máu
đến gan.

- Trên hệ miễn dịch: giảm các phản ứng miễn dịch do suy giảm số lượng và chức
năng tế bào T. Từ đó dẫn đến người cao tuổi dễ mắc các bệnh nhiễm hơn đối tượng
khác. Cùng với đó, việc suy giảm chức năng miễn dịch ở người cao tuổi cũng gây
nhiều khó khăn trong chẩn đốn bệnh nhiễm do những biểu hiện thông thường như
sốt và tăng bạch cầu thường không biểu hiện rõ.
- Trên hệ sinh dục: sự thay đổi cấu trúc một số bộ phận sinh dục, giảm lượng hormon
sinh dục dẫn đến chức năng hệ sinh dục và một số cơ quan bị ảnh hưởng. Ở nam giới
cao tuổi, tình trạng phì đại tiền liệt tuyến lành tính xảy ra khá phổ biến. Hệ lụy của
việc này là bệnh nhân thường hay tiểu gắt, tiểu về đêm, giảm dòng chảy nước tiểu và

.


.

5

các tình trạng này tăng dần theo tuổi. Đồng thời, sự giảm nồng độ androgen ở nam
có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm khối lượng cơ, giảm trương lực cơ, giảm ham
muốn tình dục, nóng nảy, lỗng xương…Ở phụ nữ, việc giảm sản xuất estrogen thời
kỳ mãn kinh gây nên tình trạng giảm dịch tiết âm đạo, lớp lót âm đạo mỏng hơn, ít
đàn hồi và dễ tổn thương hơn. Do đó, bên cạnh việc phụ nữ cao tuổi dễ bị lỗng
xương, nóng nảy, béo phì các thì bệnh về đường âm đạo là khá phổ biến.
- Trên ngũ quan: thị giác: do giảm sự đàn hồi của thấu kính, sự thối hóa của các tế
bào thị giác nên người cao tuổi dễ bị chứng lão thị, các bệnh về võng mạc, đục thủy
tinh thể…Thính giác: người cao tuổi thường gặp phải tình trạng giảm hoặc mất thính
lực do sự thay đổi cấu trúc tai trong, tai giữa hoặc do bệnh lý (tăng huyết áp, đái tháo
đường). Tại Hoa Kỳ năm 2011, gần một nửa người trên 75 tuổi gặp phải tình trạng
suy giảm khả năng nghe32. Người cao tuổi cũng gặp phải các vấn đề về khứu giác và
vị giác như: giảm khả năng cảm nhận mùi hương do số lượng tế bào thần kinh khứu

giác suy giảm và teo hành khứu, giảm khả năng cảm nhận vị giác được cho là có thể
do chức năng khứu giác suy giảm hoặc do thuốc, do bệnh lý (tiêu hóa, Alzheimer…).
1.1.3 Sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi
Việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi gặp phải nhiều khó khăn do sự
thay đổi đặc điểm sinh lý, mắc nhiều bệnh và sử dụng nhiều thuốc. Trong đó, sự thay
đổi đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi có thể dẫn đến những thay đổi về được động
học cũng như tác dụng dược lý của thuốc31.
1.1.3.1 Dược động học trên bệnh nhân cao tuổi
- Sự hấp thu: người cao tuổi gặp các vấn đề trên hệ tiêu hóa như giảm tiết acid dạ dày,
giảm tốc độ làm rỗng dạ dày, giảm lưu lượng máu và khả năng hấp thu của dạ dày.
Điều đó có thể dẫn đến sự hấp thu một số thuốc thay đổi. Trong trường hợp pH dạ
dày tăng lên có thể làm giảm độ tan của thuốc có bản chất base hay làm giảm tốc độ
rã của viên nén dẫn đến giảm hấp thu thuốc. Đồng thời, tốc độ làm rỗng dạ dày ở
người cao tuổi suy giảm sẽ dẫn đến thời gian lưu thuốc tại dạ dày tăng lên, điều này
làm cho các thuốc bản chất base chậm phát huy tác dụng hoặc các thuốc kháng viêm

.


.

6

không steroid (Non-steroidal antiinflamatory drugs-NSAIDs), biphosphonat lưu tại
dạ dày lâu hơn có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày31,33.
Các nghiên cứu về sự thay đổi hấp thu thuốc ở người cao tuổi đã cho nhiều kết
quả trái chiều. Đối với các thuốc hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động không cho
thấy sự khác biệt giữa các độ tuổi. Trong khi đó, sự hấp thu các thuốc như sắt, calci,
vitamin B12 theo cơ chế vận chuyển tích cực bị giảm31. Tuy nhiên, sự hấp thu một số
thuốc như labetalol, verapamil, nifedipin, levodopa tăng lên do giảm nhu động ruột

và giảm chuyển hóa lần đầu qua gan33.
- Phân bố: ở người cao tuổi, lượng mỡ cơ thể tăng trong khi lượng nước lại giảm là
nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thể tích phân bố của thuốc33.
Các thuốc thân nước như gentamicin, digoxin, theophyllin, cimetidin có thể bị
giảm thể tích phân bố, từ đó nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ tăng lên33. Ngược
lại, các thuốc thân dầu như diazepam, tolbutamid, morphin sẽ tăng thể tích phân bố,
giảm nồng độ thuốc trong huyết tương và kéo dài thời gian bán thải thuốc33.
Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phân bố của thuốc là khả năng gắn
kết của thuốc với protein huyết tương. Các thuốc có tính acid như diazepam,
phenytoin, warfarin, acid salicylic gắn kết chủ yếu với albumin, trong khi các thuốc
propranolol, lidocain lại gắn kết với α1-glycoprotein31. Do đó, khi có sự suy giảm các
protein huyết tương sẽ làm cho nồng độ thuốc tự do trong máu cao dễ dẫn đến các tác
động bất lợi của thuốc trên bệnh nhân.
- Chuyển hóa: hầu hết các thuốc đều được chuyển hóa ở gan. Việc giảm chuyển hóa
ở người cao tuổi có thể được lý giải do suy giảm khối lượng và lưu lượng máu vận
chuyển đến gan31.
Mặt khác, q trình chuyển hóa lần đầu qua gan ở người cao tuổi giảm có thể
làm tăng sinh khả dụng của các thuốc được chuyển hóa lần đầu qua gan mạnh như
lidocain, morphin, propranolol, metoprolol, verapamil, phenobarbital34. Ngược lại,
sự chuyển hóa của tiền dược để thành dạng có hoạt tính như enalapril, perindopril,
clopidogrel sẽ bị trì hỗn hoặc giảm33.

.


.

7

- Thải trừ: ở người cao tuổi, thận có thể bị mất đến 30% khối lượng kèm theo đó là

quá trình xơ hóa các mạch máu ở thận. Do đó, độ lọc cầu thận và lượng máu đến thận
ở người cao tuổi đều giảm ngay cả khi khơng có bệnh thận33.
Suy giảm chức năng thận ở người cao tuổi, đặc biệt là tốc độ lọc cầu thận, gây
ảnh hưởng đến sự thanh thải của một số thuốc như kháng sinh aminoglycosid,
digoxin, acyclovir, thuốc lợi tiểu, NSAIDs31,33. Điều này có thể làm cho nồng độ
thuốc tích lũy trong cơ thể tăng lên dẫn đến độc tính. Do đó, một số thuốc sử dụng
cho bệnh nhân cao tuổi cần phải hiệu chỉnh liều phù hợp, đặc biệt các thuốc có khoảng
trị liệu hẹp như digoxin, aminoglycosid31.
Đối với các thuốc thải trừ qua gan, nhiều nghiên cứu cho thấy độ thanh thải
các thuốc chuyển hóa qua pha I của gan có sự giảm đáng kể. Điều này có thể được
giải thích là do người cao tuổi có sự giảm khối lượng và lưu lượng máu đến gan trong
khi hoạt động của các enzym gan ít thay đổi. Trong khi đó, các thuốc được chuyển
hóa qua pha II của gan khơng có sự thay đổi đáng kể31.
1.1.3.2 Dược lực học trên bệnh nhân cao tuổi
Những nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi dược lực ở người cao tuổi như:
thay đổi số lượng thụ thể (receptor), thay đổi ái lực của thuốc với thụ thể, giảm dẫn
truyền và đáp ứng tại cơ quan đích và giảm sự cân bằng nội mô33,34.
- Trên thần kinh trung ương: người cao tuổi có sự suy giảm số lượng tế bào thần kinh
và lưu lượng máu đến não nhưng lại có sự gia tăng tính thấm của hàng rào máu não.
Do vậy, người cao tuổi nhạy cảm hơn với tác dụng và độc tính của thuốc31.
Các thuốc opioid, benzodiazepin, barbiturat, diphenhydramin, clonidin có thể
dẫn đến suy giảm quan điểm, mê sảng, hạ huyết áp và loạn nhịp tim34.
- Trên tim mạch: những thay đổi trong hệ tim mạch có thể dẫn đến thay đổi đáp ứng
với các thuốc sử dụng. Sự suy giảm chức năng thụ thể β-adrenergic sẽ làm giảm hiệu
quả của các thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn thụ thể β, do đó cần tăng liều các thuốc này
để đạt hiệu quả mong muốn. Đồng thời, sự suy giảm đáp ứng của baroreceptor dẫn
đến quá trình cân bằng nội môi kém hiệu quả làm cho bệnh nhân cao tuổi dễ bị hạ
huyết áp thế đứng và tăng nguy cơ té ngã34.

.



.

8

- Các hệ cơ quan khác: q trình điều hịa nồng độ glucose máu có thể suy giảm khiến
bệnh nhân cao tuổi dễ bị hạ đường huyết quá mức khi sử dụng các thuốc điều trị đái
tháo đường. Do đó, khi kê đơn các thuốc này cần lưu ý những biểu hiện và khả năng
xảy ra hạ đường huyết quá mức trên bệnh nhân cao tuổi34.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng đáp ứng với warfarin và tần suất xuất
hiện xuất huyết tăng lên ở bệnh nhân cao tuổi. Có nhiều bằng chứng cho thấy sự ức
chế tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở người cao tuổi cao hơn so
với người trẻ khi có cùng nồng độ warfarin trong huyết tương31.
1.1.4 Các vấn đề thường gặp khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi
1.1.4.1 Tình trạng sử dụng nhiều thuốc (polypharmacy)
Trong thực tế, có rất nhiều định nghĩa về polypharmacy nhưng đa số đều nhắc
đến số lượng thuốc được sử dụng trên một bệnh nhân và con số thường nằm trong
khoảng từ 2 đến 11 loại thuốc35. Theo báo cáo gần đây của WHO, polypharmacy
được định nghĩa là “việc sử dụng thường xuyên từ 5 loại thuốc trở lên, bao gồm thuốc
mua tự do, thuốc kê đơn và/hoặc thuốc truyền thống và thuốc bổ sung được sử dụng
trên một bệnh nhân”36.
Do những thay đổi đặc điểm sinh lý nên người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh
mạn tính cùng lúc. Việc này địi hỏi bệnh nhân phải sử dụng nhiều loại thuốc để có
thể kiểm sốt được tình trạng bệnh cũng như duy trì hoạt động thường ngày9,10. Tỷ lệ
polypharmacy được báo cáo trong các nghiên cứu rất khác nhau, dao động từ
khoảng 4,0% đến 96,5% tùy thuộc vào nhóm tuổi, định nghĩa, mơi trường chăm sóc
sức khỏe và khu vực37.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, tỷ lệ polypharmacy
ở bệnh nhân cao tuổi có xu hướng ngày càng tăng. Ví dụ như kết quả nghiên cứu tại

Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ polypharmacy ở bệnh nhân cao tuổi năm 1999 là 24,0% và
tăng lên 39,0% trong năm 201238. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Thụy Điển được
thực hiện trên bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ polypharmacy tăng từ 27,0%
vào năm 1988 lên 54,0% vào năm 2001 và 65,0% vào năm 200639. Nghiên cứu tại
Ireland ghi nhận tỷ lệ polypharmacy trên bệnh nhân ≥ 65 tuổi là 17,8% vào năm 1997

.


.

9

và con số này tăng lên 60,4% vào năm 201240. Tại Việt Nam, theo báo cáo từ nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Xuân (2020), tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi khi xuất viện có
polypharmacy chiếm đến 59,2%41. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
polypharmacy là một trong những nguyên nhân khiến người cao tuổi có nguy cơ cao
gặp phải phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reaction-ADR), tương tác thuốc, té
ngã, kém tuân thủ dùng thuốc hoặc thậm chí tử vong34,37.
1.1.4.2 Phản ứng có hại của thuốc
Do đặc điểm sinh lý và bệnh lý, người cao tuổi thường gặp phải ADR và tình
trạng này cũng nghiêm trọng hơn. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Ireland
vào năm 2014 cho kết quả có đến 78,0% bệnh nhân cao tuổi gặp ít nhất 1 ADR do
thuốc42. Mặt khác, ADR cũng được xác định là một trong những nguyên nhân làm
tăng nguy cơ nhập viện ở bệnh nhân cao tuổi. Tỷ lệ nhập viện do ADR trên bệnh nhân
cao tuổi ở các quốc gia rất khác nhau, dao động từ 5,8% đến 23,6%43.
Một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra ADR ở người cao tuổi đã được
xác định là tình trạng polypharmacy. Thật vậy, nguy cơ gặp phải ADR tăng từ 13%
ở bệnh nhân dùng hai loại thuốc lên 58,0% khi dùng năm loại và 82% khi dùng bảy
loại trở lên43. Sau đây là một số ADR có thể gặp ở người cao tuổi43,44:

- Té ngã: phòng ngừa té ngã là một mục tiêu lâm sàng quan trọng trong chăm sóc sức
khỏe cho bệnh nhân cao tuổi. Các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc an thần, thuốc
chống trầm cảm được xác định là các thuốc dễ gây nên tình trạng té ngã cho bệnh
nhân cao tuổi.
- Mê sảng: mê sảng xảy ra trên 10-31,0% bệnh nhân điều trị nội trú. Tình trạng này
có liên quan đến việc tăng thời gian nằm viện, tăng nguy cơ tử vong, giảm quan điểm
và kéo dài quá trình hồi phục ở bệnh nhân. Một số thuốc được xác định là có liên
quan đến tình trạng mê sảng như thuốc giảm đau opioid, benzodiazepin, thuốc chẹn
kênh calci nhóm dihydropyridin, thuốc kháng histamin.
- Rối loạn nhận thức: một số thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp (clonidin,
methyldopa), thuốc trị Parkinson, thuốc chống co thắt có thể gây nên tình trạng lú
lẫn, suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân cao tuổi.

.


.

10

- Rối loạn tiểu tiện hoặc táo bón: việc sử dụng một số thuốc như thuốc chống co thắt,
thuốc an thần, thuốc giảm đau opioid, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin
H1, thuốc trị Parkinson nhóm kháng cholinergic có thể gây táo bón, khó tiểu, bí tiểu
hoặc tiểu tiện khơng kiểm sốt.
- Viêm lt dạ dày tá tràng: tình trạng này có thể nặng hơn ở bệnh nhân cao tuổi khi
sử dụng các thuốc NSAIDs và corticosteroid.
1.1.4.3 Tương tác thuốc-thuốc
Bệnh nhân cao tuổi thường sử dụng nhiều thuốc, trung bình từ 4 loại trở lên,
do đó dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra tình trạng tương tác thuốc44. Ngồi ra, một số nguyên
nhân gây tương tác thuốc có thể kể đến như sau45, 46:

- Yếu tố liên quan đến thuốc: thuốc có khoảng trị liệu hẹp (kháng sinh aminoglycosid,
digoxin, warfarin…), thời gian dùng thuốc kéo dài, đường dùng thuốc, thời điểm
dùng thuốc, dùng chung các thuốc có cùng q trình dược động học…
- Yếu tố liên quan đến bệnh nhân: tuổi, giới tính nữ, chức năng hệ cơ quan thay đổi,
chế độ ăn uống…
- Yếu tố khác: nhân viên y tế, nguồn truy cập tương tác thuốc không cập nhật hoặc
khơng có sẵn…
Tuy nhiên, tương tác thuốc đơi khi có lợi (phối hợp kháng sinh) nhưng cũng
có rất nhiều tương tác thuốc gây tác động bất lợi đến bệnh nhân. Một số tương tác
thuốc thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các tương tác thuốc thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi44
Thuốc

Tương tác

Thuốc ức chế men

NSAIDs, coxibs, thuốc lợi tiểu Tăng kali máu, suy

chuyển

tiết kiệm kali

giảm chức năng thận.

Thước chống trầm cảm

Carbamazepin, phenobarbital,

Giảm hiệu quả chống


phenytoin, rifampicin

trầm cảm.

Thuốc trị tăng huyết áp

Hậu quả

Thuốc giãn mạch, thuốc chống Tăng tác dụng hạ
loạn thần, thuốc chống trầm cảm huyết áp.
ba vòng, NSAIDs

.


.

11

Thuốc chẹn thụ thể

Thuốc trị tăng đường huyết, Chậm nhịp tim, che
fluoxetin, paroxetin

dấu triệu chứng hạ
đường huyết.

Corticosteroid (uống)


NSAIDs, rifampicin, phenytoin, Loét dạ dày tá tràng,
carbamazepin, phenobarbital

giảm tác dụng của
corticosteroid.

Digoxin

NSAIDs,

thuốc

lợi

tiểu, Nhiễm độc digoxin.

verapamil, diltiazem
Kháng sinh

Sắt, calci, thuốc kháng acid chứa Giảm tác dụng của

fluoroquinolon,

nhôm, magie

kháng sinh.

Sắt

Giảm tác dụng của


tetracyclin
Levodopa

levodopa.
Thuốc điều trị đái tháo

Thuốc chống trầm cảm nhóm ức Hạ đường huyết quá

đường nhóm

chế tái hấp thu serotonin có chọn mức.

sulfonylure

lọc (selective serotonin reuptake
inhibitor-SSRI),
cloramphenicol,

thuốc

đối

kháng vitamin K
Thuốc chống trầm cảm Thuốc lợi tiểu, NSAIDs

Hạ natri máu, xuất

SSRI


huyết tiêu hóa.

Thuốc đối kháng

Acid acetylsalicylic, NSAIDs,

Tăng nguy cơ xuất

vitamin K

metronidazol

huyết.

1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến thuốc
1.2.3 Định nghĩa các vấn đề liên quan đến thuốc
Thuật ngữ DRP được Strand L. M. và cộng sự sử dụng với nghĩa là “một trải
nghiệm mà bệnh nhân không mong muốn liên quan đến việc điều trị bằng thuốc và
điều đó thực sự hoặc có khả năng gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị của

.


.

12

bệnh nhân”47. Định nghĩa này đã được sử dụng và cập nhật qua nhiều năm bởi các cơ
quan y tế trên thế giới.
Ngoài ra, một định nghĩa khác về DRP được sử dụng khá phổ biến hiện nay là

định nghĩa của PCNE. Theo đó, DRP được định nghĩa là “một sự cố hoặc một tình
huống liên quan đến việc điều trị bằng thuốc có thể hoặc tiềm ẩn mối nguy hại cho
sức khỏe người bệnh”3. Thuật ngữ DRP thường được xem là tương đồng với các thuật
ngữ như sai sót trong sử dụng thuốc (medication errors-ME), biến cố bất lợi của thuốc
(adverse drug events-ADE) và ADR48 đều có thể gây nên những tác hại trên
bệnh nhân.
 ME là bất kỳ sự kiện nào có thể ngăn ngừa được mà có thể gây ra hoặc dẫn đến
việc sử dụng thuốc không phù hợp hoặc gây hại cho bệnh nhân trong khi thuốc nằm
trong tầm kiểm sốt của chun gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân. Những sự kiện
như vậy có thể liên quan đến thực hành chuyên môn, các sản phẩm chăm sóc sức
khỏe, bao gồm kê đơn, ghi nhãn sản phẩm, đóng gói, pha chế, phân phối, quản lý,
giáo dục, giám sát và sử dụng thuốc6.
 ADE là biến cố bất lợi có thể xảy ra từ việc sử dụng thuốc như các tổn thương vật
lý hay suy giảm chức năng cơ thể. ADE có thể do ADR (khơng thể phịng ngừa) hoặc
do ME (có thể phịng ngừa)49.
 ADR bao gồm bất kỳ phản ứng có hại nào của một thuốc xảy ra ngoài ý muốn, ở
liều lượng thường được sử dụng ở người để dự phịng, chẩn đốn hoặc điều trị bệnh
hoặc để thay đổi các chức năng sinh lý cơ thể50.
Từ đó có thể thấy, DRP có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, từ việc kê đơn, sao chép,
phân phối, sử dụng thuốc cho bệnh nhân, sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân và phản
ứng bất lợi hay các tương tác thuốc tiềm ẩn có thể xảy ra sau khi bệnh nhân
dùng thuốc.

.


.

13


1.2.4 Phân loại các vấn đề liên quan đến thuốc
1.2.4.1 Một số hệ thống phân loại các vấn đề liên quan đến thuốc
Việc xác định, phòng ngừa và giải quyết DRP là một quy trình cốt lõi của hoạt
động chăm sóc dược hiện nay. Muốn vậy, bước đầu tiên trong thực hành lâm sàng
đòi hỏi người dược sĩ phải tiến hành phân loại DRP. Phân loại DRP là một việc cơ
bản giúp dược sĩ dễ dàng phát hiện và ngăn chặn DRP51. Tuy nhiên, hiện nay có rất
nhiều cách để phân loại DRP tùy thuộc vào sự khác nhau trong định nghĩa và nguyên
nhân của DRP.
Ngoài ra, do sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứu, quy trình chăm sóc
sức khỏe và đối tượng tham gia nghiên cứu đã gây ra sự chênh lệch về tỷ lệ phổ biến
của DRP. Đồng thời, việc áp dụng nhiều hệ thống phân loại khác nhau cũng gây khó
khăn cho việc so sánh số lượng, nguyên nhân và loại DRP51. Sau đây là một số hệ
thống phân loại sử dụng trong các nghiên cứu về DRP trên thế giới được trình bày
trong bảng 1.2.
Bảng 1.2 Một số hệ thống phân loại DRP51,52
Hệ thống
Cơ sở áp dụng

STT phân loại,
quốc gia (năm)

Số vấn đề
được xác định

Cipolle và cộng Viện dưỡng lão, cộng đồng, nhà 7 vấn đề chính và 33
1

sự, Mỹ (1998)

thuốc cộng đồng, bệnh viện, chăm vấn đề phụ.

sóc y tế tại nhà, phịng khám nội trú
hoặc ngoại trú.

2

Westerlund,

Nhà thuốc cộng đồng, phòng khám 14 vấn đề chính.

Thụy Điển

nội trú hoặc ngoại trú.

(1999)
3

Krska và cộng Viện dưỡng lão, phòng khám nội trú 18 vấn đề chính.
sự, Anh (2002)
Consensus

4

hoặc ngoại trú, chăm sóc y tế tại nhà.

of Viện dưỡng lão, nhà thuốc cộng 6 vấn đề chính.
Tây đồng, khoa cấp cứu, chăm sóc y tế tại

Grenada,

Ban Nha (2002)


.


.

14

nhà, phòng khám nội trú hoặc
ngoại trú.
SFPC (Societe Bệnh viện, đơn vị chăm sóc đặc biệt 10 vấn đề chính và 27
Francaise
5

de (ICU), phòng khám nội trú hoặc vấn đề phụ.

Pharmacie

ngoại trú.

Clinique), Pháp
(2006)
Norwegian
6

và Viện dưỡng lão, phòng khám nội trú 6 vấn đề chính và 12

cộng sự, Na Uy hoặc ngoại trú.

vấn đề phụ.


(2007)
7

DOCUMENT,

Viện dưỡng lão, nhà thuốc cộng 8 vấn đề chính và 30

Úc (2011)

đồng, chăm sóc y tế tại nhà, phòng vấn đề phụ.
khám nội trú hoặc ngoại trú.

8

APS-Doc, Đức

Bệnh viện.

10 vấn đề chính và 48
vấn đề phụ.

(2011)

Strand và cộng Viện dưỡng lão, cộng đồng, nhà 8 vấn đề chính.
sự hoặc Hepler thuốc cộng đồng, bệnh viện, khoa
9

và Strand


cấp cứu, chăm sóc y tế tại nhà, đơn
vị chăm sóc đặc biệt (ICU), phịng
khám nội trú hoặc ngoại trú.

10

11

PCNE

Viện dưỡng lão, cộng đồng, nhà Vấn đề: 3 vấn đề

(Pharmaceutica

thuốc cộng đồng, khoa cấp cứu, chính, 7 vấn đề phụ.

l Care Network

phòng khám nội trú hoặc ngoại trú.

Nguyên

nhân:

9

Europe), Châu

nguyên nhân chính,


Âu (2019)

43 nguyên nhân phụ.

Bộ Y tế Việt Tất cả các cơ sở y tế nhà nước và 8 vấn đề chính và 37
Nam (2021)

.

tư nhân.

vấn đề phụ.


.

14

Hiện nay, có nhiều hệ thống phân loại DRP khác nhau và tùy vào mục tiêu
nghiên cứu mà các đơn vị điều trị sử dụng hệ thống phân loại sẵn có hoặc điều chỉnh
hệ thống phân loại phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn sử dụng một số tiêu
chí phân loại DRP theo hệ thống phân loại PCNE phiên bản 9.1 vì một số ưu điểm
như sau53:
- DRP được chia thành các nhóm chính và các nhóm phụ; và mỗi loại DRP đều được
ghi mã riêng để phân biệt.
- DRP được phân loại theo nhiều cách như nhóm vấn đề (hiệu quả, an tồn…), nhóm
ngun nhân (lựa chọn thuốc, dạng dùng, liều dùng…), nhóm can thiệp của dược sĩ
hay theo sự chấp nhận can thiệp.
- Từng loại DRP được xác định rõ ràng.
- Hệ thống phân loại được cập nhật thường xuyên.

- Hệ thống phân loại đã được thẩm định thông qua nhiều nghiên cứu ở các quốc gia
và được dịch sang những ngôn ngữ khác nhau.
1.2.4.2 Hệ thống phân loại các vấn đề liên quan đến thuốc của Pharmaceutical Care
Network Europe
Hệ thống phân loại PCNE đã được xây dựng nhằm mục đích để xác định và
phân loại DRP. Hệ thống phân loại này được cải tiến và cập nhật thường xuyên. Phiên
bản mới nhất hiện nay là V9.1 được bổ sung thêm mục C8 về điều sót thuốc so với
phiên bản V8.1 trước đó3.
Hệ thống phân loại DRP theo PCNE V9.1 bao gồm 5 phần: vấn đề, nguyên
nhân, kế hoạch can thiệp, mức độ chấp nhận can thiệp, tình trạng DRP (kết quả của
can thiệp). Trong đó, nguyên nhân của DRP được chia thành 9 nguyên nhân chính
với 43 ngun nhân phụ được trình bày tóm tắt trong bảng 1.3.
Bảng 1.3 Hệ thống phân loại DRP theo PCNE V9.13
STT
1

Phân loại
DRP



Mô tả

Lựa chọn C1.1

Thuốc được chỉ định không phù hợp với hướng dẫn

thuốc

điều trị


.


×