Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank SG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.75 KB, 42 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
Đề tài:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
EXIMBANK-CN SÀI GÒN
GVHD:
SVTH: LÊ THANH THUỶ
MSSV: 1112140344
LỚP: 11DNH3
TP.HCM, tháng 11 năm 2013
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP












NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẨN

















MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Doanh mục các hình
Danh mục chữ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK – CHI
NHÁNH SÀI GÒN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Eximbank – CN Sài Gòn
1.2.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban
1.3 Khái quát về phòng Khách hàng tại Eximbank Sài Gòn

1.4 Kết quả đạt được của chi nhánh trong thời gian gần đây (2011-2012)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG EXIMBANK – CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1 Tình hình tín dụng tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn
2.1.1 Huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh
2.1.2 Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh
2.1.2.1 Cơ cấu nợ theo kỳ hạn
2.1.2.2 Cơ cấu nợ theo nguyên tệ
2.2 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh
Sài Gòn
2.2.1 Các bước thẩm định tín dụng tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn
2.2.2 Tình hình thẩm định tín dụng của ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn
năm 2011 -2013
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG EXIMBANK – CHI NHÁNH SÀI GÒN
3.1 Kết quả đạt được
3.2 Hạn chế và nguyên nhân
3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại
3.2.2 Nguyên nhân
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Danh mục bảng:
Bảng 1.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank – chi nhánh
Sài Gòn giai đoạn 2010-2012
Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng vốn tại Eximbank- chi nhánh Sài Gòn
Bảng 2.2 So sánh dư nơ của chi nhánh Eximbank và ngân hàng Đông Á
Bảng 2.3 : Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Eximbank Sài Gòn
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ của Eximbank- CN Sài Gòn

Bảng2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Bảng2.6: Cơ cấu dư nợ theo nguyên tệ
Bảng 2.7 : Cơ cấu dư nợ
Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu tại Eximbank Sài Gòn
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 : Tình hình sử dụng vốn của Exinmbank Sài Gòn
Biểu đồ: 2.1 Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo nguyên tệ
Biểu đồ 2.4 :Cơ cấu dư nợ theo loại tín dụng
Biểu đồ 2.5 : Tình hình nợ quá hạn của Eximbank- chi nhánh Sài Gòn
Biểu đồ 2.6 Tình hình tăng trưởng nợ xấu của Eximbank Sài Gòn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Eximbank:
EIB: Eximbank
NHNN: ngân hàng Nhà Nước
CN: chi nhánh
L/C ( Letter of Credit) : thư tính dụng/ tín dụng chứng từ
Cheque: tín phiếu / séc
TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement) : Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn
D/A : trả chậm
D/P : trả ngay
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“An toàn, hiệu quả và bền vững” luôn là mục tiêu mà mọi ngân hàng hướng tới. Do
đó, ngoài việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và gia tăng tính cạnh tranh thì
cũng đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển một cách bền vững và sẵn sàng đối mặt với
mọi thách thức của nền kinh tế thị trường.
Hiện nay, hoạt động tín dụng đã trở nên rất phổ biến và đa dạng với rất nhiều sản
phẩm dịch vụ cho đủ mọi đối tượng từ cá nhân đến các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với
doanh nghiệp, hoạt động tín dụng cung cấp vốn để doanh nghiệp có thể sản xuất kinh

doanh và thu về lợi nhuận, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng
như gián tiếp giúp ổn định nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội. Không
những thế, các hoạt động tín dụng còn mang đến cho ngân hàng một nguồn lợi vô cùng
lớn, chiếm từ 70% đến 80% thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro gắn liền với những cơ hội và thách thức mà nền kinh tế mang lại. Một khi rủi
ro tín dụng xuất hiện nó sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và
phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn là ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân
hàng bởi những đặc thù trong hoạt động tín dụng. Do đó, việc phân tích và đánh giá hoạt
động tín dụng của ngân hàng là rất cần thiết. Và để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro thì
công tác thẩm định tín dụng luôn là công cụ được các ngân hàng đề cao và kiểm soát chặt
chẽ .
Từ những nhận thức trên cùng với những kiến thức có được trong quá trình kiến tập
tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn, em đã quyết định chọn đề tài: “ Thực
trạng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn”
để có cái nhìn tổng quát hơn về quy trình tín dụng và những hiệu quả mà nó đem lại cho
hoạt động tín dụng nói chung cũng như ngân hàng Eximbank nói riêng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng
Eximbank – chi nhánh Sài Gòn”
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tổng quan cũng như thực trang củacông tác
thẩm định tín dụng tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn” trong giai đoạn 2010-
2012
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu chi tiết quy trình thẩm định tín
dụng tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn”,từ đó đưa những nhận xét, đánh
giá hiệu quả mà công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp đã đem lại.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh và đánh giá

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK – CHI
NHÁNH SÀI GÒN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn ( ban đầu có
tên gọi là Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tôn Thất Đạm)
được thành lập theo quyết định số 18/EIB/HĐQT-03 về việc thành lập chi nhánh cấp
II do hội đồng quản trị ký ngày 8/5/2003
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank
– Saigon Branch
- Tên viết tắt: Eximbank Sài Gòn
- Địa chỉ: 28-30 Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1, Tp.HCM
- Điện thoại: (848) 39143152
- Fax: (848) 39143150
- Swift: EBVIVNXTTD
- Website: www.eximbank.com.vn
- Logo:
Ban đầu Eximbank Sài Gòn trực thuộc chi nhánh Chợ lớn. Vào cuối năm 2004 đầu
năm 2005, Chi nhánh được Hội Đồng Quản Trị nâng cấp lên thành Chi Nhánh Cấp I
trực thuộc Hội sở. Nhiệm vụ chủ yếu của EIB Sài Gòn là mở rộng phạm vi hoạt động
của EIB, phục vụ các chương trình kinh tế xã hội góp phần tích cực nâng cao chất
lượng đời sống, phục vụ và hỗ trợ các chương trình kinh tế góp phần trong công cuộc
Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước.
Ra đời trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với sự điều tiết của cơ chế thị
trường có sự định hướng của Nhà Nước đã tạo cho Chi nhánh môi trường kinh tế hoạt
động với nhiều cơ hội và thách thức. Dưới dự chỉ đạo sáng suốt của Hội Đồng Quản
Trị, sự lãnh đạo sát sao và sự hỗ trợ to lớn về mọi mặt của Hội sở Trung ương, cũng
như sự tín nhiệm của các cổ đông và các đơn vị khách hàng, tập thể lãnh đạo và cán
bộ công nhân viên của EIB Sài Gòn đã tích cực trong công tác đưa Chi nhánh ngày
càng lớn mạnh. Chỉ trong thời gian ngắn EIB Sài Gòn đã từng bước khẳng định chỗ
đứng của mình, chứng tỏ sức mạnh tiềm năng bằng những kết quả đạt được hết sức cụ

thể trong từng mảng hoạt động của mình.
Được xác định ngay từ khi mới thành lập là mở rộng quy mô hoạt động, góp phần
tối đa hoá giá trị cổ đông, và hỗ trợ chương trình phát triển kinh tế của đất nước do đó
EIB Sài Gòn đã tổ chức bộ máy nhân sự gọn nhẹ nhưng đảm bảo hiệu quả cao và phù
hợp quy mô địa điểm hoạt động của Chi nhánh.
1.2 Lĩnh vực hoạt động
- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND,
ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà
nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho
vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức
tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi
và thủ tục đơn giản.
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot),
hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ
(Currency Option).
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng
từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo
đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C,
D/A, D/P, T/T, Cheque.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard,
thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế
Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại
tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế,
thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước )
- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
- Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;
- Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook
Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và
tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Eximbank – CN Sài Gòn
1.3.1 Bộ máy hoạt động

Sơ đồ bộ máy hoạt động của Eximbank – chi nhánh Sài Gòn
BAN GIÁM ĐỐC
P. KẾ TOÁN P. TÍN
DỤNG
P. HÀNH CHÁNH
– NGÂN QUỸ
P. PHÒNG
GIAO DỊCH
Bộ phận
giao dịch
Bộ phận thẻ
Bộ phận
thanh toán
Bộ phận
kinh doanh
tiền tệ
Khách hàng
Cá Nhân
Khách hàng
Doanh nghiệp
P.GD.
Trường Sơn
P.GD. Ng.
Công Trứ

P.GD. Đa
Kao
P.GD.
Phan Xích
Long
P.GD. Võ
Văn Tần
P. Hành
chính
P. Ngân
quỹ
1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban
 Ban giám đốc
Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đối với khách hàng và
Ban lãnh đạo ngân hàng. Ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban nghiệp vụ, đề ra
những nhiệm vụ phương hướng, trực tiếp ký kết các hợp đồng giao dịch với khách hàng,
với các tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trực tiếp với các cơ quan cấp trên theo Uỷ
quyền của Tổng giám đốc Eximbank.
 Phòng Hành chánh
- Phân phối tài liệu, văn phòng phẩm, dụng cụ làm việc tới các phòng ban
- Đóng dấu và quản lý con dấu theo quy định của NHNN và của EIB
- In ấn, photo văn bản theo yêu cầu của Ban giám đốc
- Phân loại, ghi chép, sắp xếp công văn giấy tờ giao dịch và lưu trữ một cách khoa
học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu
P.GD. Bến
Chương Dương
P.GD.Thảo
Điền
- Chuẩn bị và thực hiện công tác phục vụ khi có các cuộc họp, hội thảo, tập
huấn,đào tạo… theo yêu cầu của Ban Giám đốc

- Quản lý toàn bộ các hố sơ của Cán bộ-Công nhân viên, thực hiện điều động nhân
sự theo quyết định của Ban Giám đốc
 Phòng ngân quỹ
- Thưc hiện thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các loại ngoại tệ
- Kiểm tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu, chi
- Đối chiếu bảng kê thu, chi tiền khớp đúng với chứng từ thực tế
- Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện hành
- Hướng dẫn khách hảng làm thủ tục nộp/nhập tiền, giải đáp mọi thắc mắc cho
khách hàng về các nghiệp vụ liên qua
 Phòng tín dụng
Bao gồm Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân. Cả hai
phòng thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực tín dụng, phát triển khách
hàng như: tiếp thị Khách hàng, hướng dẫn hồ sơ vay vốn, kiểm tra – kiểm soát hồ sơ, các
thủ tục, điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định của Eximbank. Trực tiếp kiểm
tra và giám sát quá trình sử dụng vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay,…
 Phòng dịch vụ khách hàng
Bộ phận Thẻ:
Tiếp thị, cung cấp những thông tin cho khách hàng về các vấn đề liện quan đến
nghiệp vụ thẻ như: Phát hành thẻ ATM, thẻ Tín dụng Visa, Master Card,… hướng
dẫn khách hàng các trình tự làm thẻ và cách sử dụng thẻ, thu nợ thẻ tín dụng, quản lý
các nghiệp vụ phát sinh
Bộ phận Kinh doanh tiền tệ
- Tư vấn và quản lý nghiệp vụ mua bán các loại ngoại tệ (Spot, Forward,…) với
khách hàng phù hợp với Pháp lệnh ngoại hối của Ngân hàng nhà nước
- Phối hợp tham gia xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển dịch vụ thanh
toán quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại
trong nước, các sản phẩm quản lý tiền tệ
- Phối hợp triển khai kế hoạch các sản phẩm thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu,…),
tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước, quản lý tiền tệ và các sản
phẩm khác liên quan

- Hỗ trợ các Phòng giao dịch triển khai các hoạt động kinh doanh tiền tệ
Bộ phận thanh toán quốc tế
- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C, từ chính L/C của Phòng Khách hàng Doanh
nghiệp
- Mở thư tín dụng, kiểm tra chứng từ hàng nhập khẩu, làm thông báo cho khách
hàng trình cấp có thẩm quyền duyệt sau đó chuyển cho phòng Khách hàng Doanh
nghiệp, thông báo Phòng Khách hàng Doanh nghiệp khi bộ chứng từ đến hạn
thanh toán
- Làm điện thông báo ra nước ngoài khi bộ chứng từ có sai sót, hủy L/C hay các vấn
đề liên quan đến L/C khi có phát sinh
- Thực hiện tất cả các phương thức thanh toán khác như: Nhờ thu (D/A, D/P), thanh
toán chuyển tiền TTR
- Thanh toán chiết khấu bộ chứng từ, thu hồi chiết khấu
Bộ phận giao dịch
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, cung cấp đầy đủ cho khách hàng về các vấn đề lãi
suất tiền gửi bằng tiền mặt, bằng ngoại tệ và vàng về các chương trình khuyến mãi, cung
cấp các dịch vụ hiện có của ngân hàng, đáp ứng những nhu cấu của khách
1.4 Khái quát về phòng Khách hàng doanh nghiệp tại Eximbank Sài Gòn
Hiện tại phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp đang áp dụng mô hình 3 bộ phận trong
việc thực hiện Quy trình cấp tín dụng, quản lý tiền vay đề đảm bảo việc sử dụng vốn
đúng mục đích và hiệu quả. Đó là
- Bộ phận Quan hệ khách hàng (F/O – Front Office): nhiệm vụ chính là tìm
kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng cùng bộ phận BO đôn đốc nhắc nhở
khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.
- Bộ phận Thẩm định khách hàng (M/O – Middle Office): nhiệm vụ chính là
thẩm định khách hàng, dựa trên thông tin hồ sơ của khách hàng để định giá chất
lượng khách hàng và ra quyết định cho vay phù hợp.
- Bộ phận Hỗ trợ tín dụng (B/O - Back Office): nhiệm vụ chính là hỗ trợ tín
dụng, thực hiện các thủ tục thế chấp, giải ngân thu nợ, làm các báo cáo tín dụng
cùng với FO nhắc nhở, kiểm tra đôn đốc khách hàng thanh toán nợ.

Thẩm quyền cho vay của phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp được phân theo từng loại
như tài sản đảm bảo, nhóm khách hàng và mục đích vay.
1.5 Kết quả đạt được của Chi nhánh trong thời gian gần đây
Bảng 1.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank – chi nhánh
Sài Gòn giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Tổng tài sản 7.128 7.413 8.152 4% 10%
Vốn huy động 5.263 3302 5218 -37,26% 58%
Dư nợ cho vay 4.480 5264 6023 17,5% 14%
Huy động/ Tổng tài sản 73,84% 44,54% 64,00% - -
Dư nợ/ Tổng tài sản 62,85% 71,01% 73,88% - -
Lợi nhuận 133.108 217.417 173.735 63% -20,1%
(nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD tại Eximbank Sài Gòn)
Từ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của EIB Sài Gòn trong giai đoạn
2010-2012, ta thấy được lợi nhuận qua các năm tăng, đây là kết quả đạt được do quá trình
tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng nguồn vốn huy động đối với tất cả các thành phần kinh
tế đồng thời gia tăng phí dịch vụ do mô hình hoạt động tăng. Điều này thể hiện cơ cấu
phương thức đầu tư vốn ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn cũng như sự cố gắng không
ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh
Riêng năm 2012 lợi nhuận sụt giảm 20,1% so với năm 2011, điều này là do tình
hình chung của toàn hệ thống Ngân hàng, bởi năm 2012 là một năm đầy khó khăn của
toàn hệ thống và nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có
thể kể đến các yếu tố chính như: Hỗ trợ giảm lãi suất cho vay khách hàng, miễn giảm các
loại phí, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng so với các năm trước,… Tuy nhiên, EIB
Sài Gòn vẫn đạt được lợi nhuận đáng kể, góp phần hỗ trợ các Doanh nghiệp đủ vốn để ổn
định sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như của đất
nước ta, góp phần mang lại những giải pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng.
Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ cao, trên 60% cho thấy Chi nhánh có khả
năng huy động vốn tốt, và áp dụng có hiệu quả các loại đòn bẫy tài chính, tuy nhiên điều

này cũng đem lại rủi ro lớn hơn cho Chi nhánh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG EXIMBANK – CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1 Tình hình tín dụng tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn
2.1.1 Huy động vốn và sử dụng vốn tại Chi nhánh
Trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều thể chế, chính
sách mới về tạo vốn và cho vay theo hướng thông thoáng, phu hợp với cơ chế thị trường
và thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có thể tiếp cận với
nguồn vốn vay của ngân hàng.
Với bất kì một Ngân hàng thương mại nào, hoạt động huy động vốn và hoạt động
cho vay phải luôn được chú trọng phát triển cùng nhau. Nếu như huy động vốn làm tăng
nguồn vốn của Ngân hàng và chứng tỏ uy tín của nó trên thị trường thì hoạt động cho vay
là cơ sở lợi nhuận của ngân hàng và là điều kiện cho sự tồn tại của Ngân hàng, vì nếu
không cho vay được đồng nghĩa với việc ngân hàng đang bị ứ đọng vốn trong khi vẫn
phải trải lãi huy động.
Trên thực tế, hoạt động cho vay chỉ là một nghiệp vụ nằm trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng nhưng luôn là một nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động này ra
đời từ buổi đầu của Ngân hàng và đã trở thành một trong hai nhiệm vụ cơ bản của Ngân
hàng. Đây cũng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng bởi vì chỉ có lãi cho vay
mới bù đắp lại các chi phí phát sinh của Ngân hàng bởi bì chỉ có lãi cho vay mới bù đắp
lại các chi phí phát sinh của Ngân hàng như chi phí trung gian, chí phí quản lý, chi phí dự
trữ…. Thực tế trong quá trình phát triển của Ngân hàng cho thấy lợi nhuận từ các khoản
cho vay chiếm phần lớn thu nhập của Ngân hàng, lượng tiền gửi tăng đáng kể, các hình
thức cho vay cũng phong phú. Hiểu rõ điền này Eximbank chi nhánh Sài Gòn luôn chủ
động trong việc tìm kiếm khách hàng, luôn nỗ lực tiếp thị, quảng bá hình ảnh Ngân hàng
đến với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh số cho vay của Chi
nhánh không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể là:
Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng vốn tại Eximbank- chi nhánh Sài Gòn
CHỈ TIÊU
NĂM

2010 2011 2012
DƯ NỢ CHO VAY 4480 5264 6023
HUY ĐỘNG VỐN 5263 3302 5218
DƯ NỢ CHO VAY/ HUY ĐỘNG VỐN 85,12% 62,73% 86,63%
(nguồn: Báo cáo kết quả DĐKD tại Eximbank Chi nhánh Sài Gòn)
Biểu đồ 2.1 : Tình hình sử dụng vốn của Exinmbank Sài Gòn
Qua số liệu, ta thấy tỷ số dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh
qua các năm là khá cao (> 60%). Cụ thể năm 2010, tỷ lệ đạt 85,12% tương ứng doanh số
cho vay đạt 4480 tỷ đồng so với huy động vốn là 5263 tỷ đồng . Đến nắm 2011 tỷ lệ này
giảm xuống còn 62,37% do nguồn vốn huy vốn huy động giảm mạnh từ 5263 tỷ đồng
năm 2010 xuống còn 3302 tỷ đồng vào năm 2011, nguyên nhân do lạm phát 3 tháng đầu
năm lên đến 17,5 %, do đó người dân có khuynh hướng giữ tiền ngoài ngân hàng để tìm
kiếm kênh đầu tư hiệu quả hơn. Đến năm 2012, tỷ lệ dư nợ/ tổng nguồn vốn huy động lại
tăng lên 86,63% điều này đồng nghĩa với khả năng cho vay của Chi nhánh là khá tốt và
doanh số cho vay tiếp tục tăng 759 tỷ đồng đạt 6023 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tiền gửi
tiết kiệm là kênh đầu tư hiệu quả và an toàn nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán
giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ không biến động nên lượng huy động được tang
cao. Nhìn chung, dư nợ cho vay của chi nhánh đều tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ khá
cao trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt có thể thấy mức dư nợ cho vay tại chi
nhánh là khá cao, gần bằng mức dư nợ cho vay của một ngân hàng cỡ trung như Nam Á.
Bảng 2.2 So sánh dư nơ của chi nhánh Eximbank và ngân hàng Nam Á
(đơn vị: tỷ đồng)
Dư nợ cho vay 2011 2012
Ngân hàng Nam Á 6245 6263
Chi nhánh Eximbank Sài Gòn 5264 6023
(nguồn: báo cáo tài chính của Đông Á và chi nhánh Eximbank Sài Gòn)
Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn của chi nhánh là khá tốt. Sở dĩ doanh số
cho vay đạt mức tăng trưởng cao là nhờ thực hiện nghiêm túc các nghị định, chỉ thị của
Chính phủ, NHNN; cho vay với lãi suất hỗ trợ với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu
tiên, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn kinh tế,…….

2.1.2 Cơ cấu dư nợ tại chi nhánh Eximbank Sài Gòn
Bảng 2.3 : Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Eximbank Sài Gòn
Chỉ tiêu
Năm
2010 2011 2012
Tổng dư nợ cho vay 4480 5263 6023
Nợ quá hạn 59.02 57.1 121.57
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 1.32% 1.08% 2.02%
( nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh Eximbank Sài Gòn)
Dựa vào số liệu, ta có thể thấy nợ quá hạn của Eximbank chi nhánh Sài Gòn từ năm
2010 đến năm 2011 có giảm nhẹ nhưng lại tăng mạnh trong năm 2012. Cụ thể, năm 2011
nợ quá hạn của chi nhánh là 57.1 tỷ đồng giảm 1.92 tỷ đồng ( tương ứng giảm 3%) so với
năm 2010. Năm 2012, nợ quá hạn lại tăng 121.57 tỷ đồng, gấp 2.13 lần so với năm 2011
và con số này còn tăng cao trong năm 2013, chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn
đã ở mức 183,4 tỷ đồng bằng 1.51 lần năm 2012.
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của chi nhánh cũng có những biến động đáng kể. Cụ
thể là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ năm 2010 là 1.32% thì đến năm 2011 đã giảm xuống
còn 1.08% và đến cuối năm 2012 tỷ lệ này là 2.02%. Như vậy nợ quá hạn đang có xu
hướng tăng trở lại. Chính vì vậy, mục tiêu trước mắt của Chi nhánh là phối hợp các biện
pháp để thu hồi nợ đúng hạn cũng như giải quyết các khoản nợ quá hạn còn tồn đọng.
Việc tìm hiểu tình hình dư nợ một cách chi tiết sẽ giúp cơ quan quản lý có cái nhìn
cụ thể hơn chất lượng nợ của các tổ chức tín dụng, tránh tình trạng tổ chức tín dụng gia
hạn nợ, đảo nợ gây rủi ro.
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ của Eximbank- CN Sài Gòn
Chỉ tiêu
Thời gian (±) so với 2010
(±) so với
2011
2010 2011 2012 số tiền % số tiền %
A. Phân loại theo thời hạn 4480 5264 6024 784 17.5% 760 14%

1. Nợ ngắn hạn 2851 3024 3736 173 6.1% 712 24%
2. Nợ trung và dài hạn 1629 2240 2288 611 37.5% 48 2%
B. Phân theo loại tiền tệ 4480 5264 6024 784 17.5% 760 14%
1. Nợ VND 3314 3496 4269 182 5.5% 773 22%
2. Nợ ngoại tệ 1166 1768 1755 602 51.6% -13 -1%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD tại chi nhánh Eximbank)
 Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Bảng2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Kỳ hạn
2010 2011 2012
Nợ ngắn hạn 64% 57% 62%
Nợ trung và dài hạn 36% 43% 38%
(nguồn: tổng hợp số liệu tại phòng Khách hàng doanh nghiệp)
Biểu đồ: 2.2 Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với cho vay
trung và dài hạn, và con số này đang có xu hướng tăng qua các năm cụ thể là năm 2011
dư nợ ngắn hạn đạt 2930 tỷ đồng, tăng 94 tỷ đồng tương ứng với 3.2% so với năm 2010.
Đến năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 3736 tỷ đồng tăng 712 tỷ đồng (tương ứng
với tăng 24%) so với năm 2011 và tăng gấp 1,32 lần so với năm 2010. Trong khi đó dư
nợ cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, mặc dù dư nợ cho vay trung và dài
hạn tăng qua các năm nhưng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng cơ cấu nợ vẫn có xu
hướng giảm. Cụ thể là năm 2010, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 1692 tỷ đồng chiếm
36% trong tổng cơ cấu. Đến năm 2011, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 173 tỷ đồng (
tương ứng tăng 10.62%) so với năm 2010, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng lên chiếm
43% trong tổng cơ cấu. Nhưng đến năm 2012, dư nợ cho vay trung và dài hạn tiếp tục

×