Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định ? Vận dụng vào quá trình sống và học tập của bản thân .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.8 KB, 5 trang )

Câu hỏi : Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định ? Vận
dụng vào quá trình sống và học tập của bản thân

 Nội dung quy luật phủ định của phủ định :
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta tìm ra khuynh hướng của sự vận
động và phát triển
-

Khái niệm :

+ Phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận
động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác.
+ Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là
mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ”. Theo
triết học mác lênin thì coi phủ định là sự phủ định biện chứng tức là sự phủ định
này sẽ có sự kế thừa và tạo điều kiện cho sự phát triển .
-

Đặc điểm của phủ định biện chứng :

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là: tính khách quan và tính kế thừa.
- Tính khách quan:
+ Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm
ngay trong bản thân sự vật. Ngun nhân đó chính là kết quả giải quyết những mâu
thuẫn bên trong sự vật.
Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ định
biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát triển của sự


vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải
quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.



Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí chủ quan ủa con người.
Con người chỉ có thể tác động mà cho q trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay
chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

- Tính kế thừa:
+ Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó khơng
thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền
tảng cái cũ, chúng không thê từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của
cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc,
giữ lại, cải tạo những mặt cịn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt
mới phù hợp với hiện thực.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những mặt tốt, tích cực và
chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.

Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó những giai đoạn sau
bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm
những mặt mới phù hợp với hiện thực.


Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên
kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, quá khứ và hiện tại. Phủ định
biện chứng là một khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
- Nội dung quy luật phủ định của phủ định :
+ Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong q trình vận động của
sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ. Khi đó, sự
phủ định biện chứng lần 1 diễn ra: Sự vật ban đầu khơng cịn nữa mà bị thay thế
bằng sự vật mới, trong đó những nhân tố tích cực của sự vật ban đầu được giữ lại.
+ Tuy nhiên sau một thời gian các sự vật mới ra đời ở trên lại bị phủ định bằng
sự vật mới khác. Đó là sự phủ định lần 2. Cứ thế tiếp tục, tùy vào sự vật sẽ có phủ

định lần 3, lần 4…, lần n.
+ Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định, sẽ có một sự vật mới dường như lặp lại (rất
giống) với sự vật ban đầu, song không phải là sự trùng lặp hồn tồn với sự vật ban
đầu đó, mà ở nấc thang cao hơn; nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo
tồn những nhân tố tích cực đối với sự phát triển tiếp tục của nó.

Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định dẫn đến sự xuất hiện sự vật mới mà dường như lặp
lại sự vật ban đầu thì ta có một chu kỳ phát triển. Ở đây có sự phủ định của phủ
định.
-

Ý nghĩa của quy luật :

+ Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ sạch cãi cũ :
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định sẽ thay
thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra đời từ cái cũ,


kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, ta cần chống thái độ phủ định
sạch trơn cái cũ.
+ .Chúng ta phải chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới. Trong thực
tiễn, ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương lai phát
triển của cái mới. Mặc dù cái mới lúc đầu cịn yếu ớt, ít ỏi, ta phải ra sức ủng hộ,
bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho cái mới chiến thắng cái cũ. Trong
khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, gạn đục khơi trong, giữ lấy
những gì cịn tích cực, có giá trị từ cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp với những
điều kiện mới. Chúng ta phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận,
đánh giá quá khứ
+ Phải khắc phục thái độ bảo thủ, loại bỏ những hủ tục trong xã hội. Trong khi
chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta cũng phải

khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi thời cản trở sự phát triển
của lịch sử.

 Vận dụng vào quá trình sống và học tập của bản thân
VD1:
-Ngày nay, cùng với sự phát triển của tri thức, ngày càng có nhiều phương pháp
học tập hiện đại, hiệu quả, cá nhân phải vượt khó, thường xuyên đổi mới phương
pháp học tập để tiếp thu tốt kiến thức, từ đó đạt được kết quả tốt hơn. Học onl phủ
định cách học truyền thống trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
-Đại học là phủ định của thpt, thpt là phủ định của thcs, thcs là phủ định của th, th
là phủ định của nhà trẻ. Qua mỗi một mốc kiến thức mới mà ta nạp vào sẽ phủ định
cho kiến thức cũ.
VD2:


Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về cái mới, cái mới là
cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, nó ln biểu hiện là giai đoạn
cao về chất trong sự phát triển, trong lĩnh vực tự nhiên cái mới ra đời mang tính tự
phát, trong lĩnh vực xã hội cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt
động có ý thức của con người, qua đó xây dựng thái độ ủng hộ cái mới, đấu tranh
loại trừ cái cũ trong đời sống xã hội.

VD2:
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta tiếp thu được những cái tiến bộ cái
mới hơn .Như trong việc học tập ,cần thường xuyên đổi mới những phương pháp
học tập để việc học tập càng tiến bộ ,tiếp thu một cách có chọn lọc.
VD3:
-Q trình phát triển của về kiến thức, kĩ năng mềm của sinh viên không bao giờ đi
theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ
khác nhau. Chu kì tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng mềm khi cịn là học sinh

phổ thơng. Làm nền móng để phát triển tiến bộ thành sinh viên đại học. Tuy nhiên
ở mỗi chu kì đều có đặc điểm riêng, do đó, bản thân sinh viên phải nhận thức được
vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn về kiến
thức, kĩ năng mềm. Cải thiện, giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử
dụng đặc trưng tiến bộ từ kiến thức cũ làm tiền đề để phát triển bản thân trên cơ sở
đảm bảo phát triển tiến bộ thành sinh viên đại học. Vận dụng tổng hợp tất cả những
quy luật một cách đầy đủ sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ
thể. Chỉ có như vậy hoạt động của bản thân, kể cả hoạt động học tập, mới có chất
lượng và hiệu quả cao.



×