Tải bản đầy đủ (.pptx) (43 trang)

Ôn đề ts nhà (13,14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.24 KB, 43 trang )

Ôn tập thi tuyển sinh
10 ( tiếp theo)


ĐỀ ÔN LUYỆN THI TUYỂN SINH SỐ 13
 

Chủ đề: Chân dung người phụ nữ
( Tình thương của người phụ nữ, quan tâm đến người phụ nữ,
người phụ nữ làm đẹp văn chương)
 Câu 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
       Được chia sẻ trên YouTube video Mother s first song đã thu hút
sự quan tâm của nhiều người. Video khiến hàng triệu người xem
cảm động khi chứng kiến câu chuyện về người mẹ bị câm hát
mừng sinh nhật con gái 11 tuổi.
Video kể về bà mẹ người Hàn Quốc, Kim Eunju, chỉ có một
mong ước nhỏ nhoi, là có thể nói chuyện và đọc sách cho ba đứa
con - hai cô con gái và một cậu con trai. Nhưng vì gặp khó khăn
trong việc phát âm, cơ chỉ có thể dùng ngơn ngữ ký hiệu để giao
tiếp với chúng.


ĐỀ ÔN LUYỆN THI TUYỂN SINH SỐ 13
 
        

        Sắp tới sinh nhật con gái, mơ ước của cơ là có thể hát bài hát
mừng sinh nhật con. Phép lạ đã đến với cô nhờ một thiết bị được
đặt tên là “Giọng nói đầu tiên”. Thiết bị này sẽ theo dõi các cử
động tay của Kim và phát ra âm thanh. Thiết bị hoạt động được là
nhờ sự hỗ trợ của một nhóm kỹ thuật viên âm thanh và sự đóng góp


giọng nói của hơn 10 nghìn người. Cùng với sự tập luyện trong
nhiều tháng, bài hát mừng sinh nhật con gái đã được chị Kim biểu
diễn thành công. Chị viết một mảnh giấy cho con gái vào ngày sinh
nhật: “ Mẹ rất tiếc khi không thể hát mừng sinh nhật con - một việc
mà tất cả bạn bè của con đều nhận được mỗi năm. Nhưng hơm nay
mẹ có thể hát.” Ngay khi bài hát “Chúc mừng sinh nhật” bằng
tiếng Hàn Quốc được cất lên. Chị và bọn trẻ đã bật khóc.
              ( Dẫn theo Mẹ bị câm hát mừng sinh nhật con, Hà Lê)


a. Xác định 2 từ mượn được sử dụng trong câu văn in đậm. (0,5 
điểm)
b. Thiết bị “Giọng nói đầu tiên” có ý nghĩa như thế nào đối với 
bà mẹ người Hàn Quốc Kim Eunju? (0,5 điểm)
c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với việc làm của 
người mẹ được kể trong văn bản? (1 điểm)
d. Văn bản trên đã gợi ra cho em những thơng điệp gì? ( Trình 
bày trong khoảng 3 đến 5 dịng) (1 điểm)
=> Câu 1: (3 điểm) Phần đọc hiểu
=> Các em làm trong 15 phút


Đáp án: câu 1 phần đọc hiểu
a. Xác định 2 từ mượn được sử dụng trong câu văn in đậm.
(0,5 điểm)
- Từ mượn được sử dụng trong câu văn:  Video, cảm động, chứng
kiến, sinh nhật.
b. Thiết bị “Giọng nói đầu tiên” có ý nghĩa như thế nào đối với
bà mẹ người Hàn Quốc Kim Eunju? (0,5 điểm)
-  Thiết  bị  “Giọng nói đầu tiên” có  ý  nghĩa  đối  với  bà  mẹ  người 

Hàn  Quốc  Kim  Eunju  ở  việc  nó  giúp  cơ  có  thể  giao  tiếp  với  các 
con, đặc biệt là có thể hát mừng sinh nhật con gái.


Đáp án: câu 1 phần đọc hiểu
c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với việc làm
của người mẹ được kể trong văn bản? (1 điểm)
-Thái  độ,  tình  cảm  của  tác  giả  bài  viết  đối  với  việc  làm  của 
người mẹ được nêu trong văn bản:
˗ Tác giả bày tỏ sự xúc động trước tấm lịng mà bà mẹ người 
Hàn Quốc Kim Eunju đã dành cho con của mình.
˗ Từ  đó,  tác  giả  khẳng  định  giá  trị  cao  quý,  ý  nghĩa  thiêng 
liêng của tình mẫu tử.


Đáp án: câu 1 phần đọc hiểu
d. Văn bản trên đã gợi ra cho em những thơng điệp gì?
( Trình bày trong khoảng 3 đến 5 dịng) (1 điểm)
- Học sinh tự do trình bày quan điểm cá nhân, miễn hợp lí và 
thuyết phục.
Có thể theo gợi ý sau:
˗ Văn bản đã gợi ra thơng điệp có ý nghĩa: dù ở bất cứ nơi đâu, 
dù trong bất kì hồn cảnh nào, người mẹ ln hướng về con, 
ln muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Vì vậy, 
chúng ta cần phải u thương mẹ nhiều hơn, phải có những 
hành động cụ thể để đền đáp những gì mà mẹ đã dành cho ta. 
Đó là những điều mà mọi đứa con trên thế giới này phải hiểu 
và phải làm. 



Câu 2: (3.0 điểm)
Kỳ quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ (Bersot)
       Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 đến 500 chữ) trình bày 
suy nghĩ của em về quan điểm trên.
 

=> Câu 2: (3 điểm) Nghị luận xã hội
=> Các em làm trong 35 phút


Đáp án: câu 2 nghị luận xã hội

I. MB:
- Ai trong chúng ta đã khơng từng lớn lên từ bàn tay chăm sóc, sự 
nâng đỡ của mẹ? Ngay từ lúc ta cất tiếng khóc chào đời đến khi ta 
trưởng thành, mẹ đã hy sinh tất cả để ta có được niềm vui, hạnh 
phúc.
- Vì thế, Bersot có câu nói: “ Kỳ quan vĩ đại nhất là trái tim người
mẹ”
- Chúng ta hiểu câu nói trên như thế nào?
II. TB:

1. “Kì quan” là những gì vĩ đại, mĩ lệ, gây những cảm xúc đặc biệt 
cho con người. “Trái tim” tượng trưng cho những u thương nồng 
nàn, thắm thiết, sâu đậm. 
=> Câu nói trên đã khẳng định trên đời này khơng gì lớn lao, giá trị 
bằng tình u thương vơ bờ bến của mẹ dành cho con, bằng vai trị 
của mẹ trong cuộc đời con.



Đáp án: câu 2 nghị luận xã hội
2. Tại sao nói “kỳ quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ”
- Tình u thương của mẹ giành cho ta là vơ cùng thiêng liêng, cao 
cả, là bất tử, là bao la vơ tận, khơng sao có thể so sánh được. Khơng 
có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong vịng tay u thương của 
mẹ vì mẹ ln quan tâm đến ta, dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. 
Mẹ chăm sóc cho ta từ khi mới chào đời, ngay cả khi ta đã trưởng 
thành với tất cả tình u thương trọn vẹn và bao nhọc nhằn, hi sinh. 
-Mẹ ln khích lệ và tin tưởng với những quyết định của con, ln 
âm thầm hỗ trợ cho con, ln sẵn sàng cho con tất cả những gì mình 
có một cách thầm lặng, vơ điều kiện. 
-Trong gia đình, mẹ là một người có nhiều ảnh hưởng đến con cái. 
Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, khơn ngoan người mẹ đã dạy dỗ 
con cái mình nên người chân thật, biết sống theo đạo lí. 


Đáp án: câu 2 nghị luận xã hội
- Khi ta bước chân ra đời, mẹ ln dạy ta cách đứng vững, mẹ 
ln ơm ta vào lịng sau những vấp ngã, mẹ ln dang rộng vịng 
tay với ta dù ta đang ở vị trí nào trong xã hội. Dù đi đâu, dù làm 
gì, mẹ là người ln dõi mắt theo ta. Trong thẳm sâu trong tâm 
hồn ta, tình mẹ khơng ai có thể phủ nhận. Cơng ơn này khơng thể 
nào chúng ta có thể đền đáp hết, khơng thể nào chúng ta hiểu 
được mẹ đã thương ta đến mức độ nào.
- Tình thương của mẹ dành cho con khơng hề đổi thay, dù con có 
lầm lỗi, ngỗ nghịch. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong 
muốn thấy con cái mình trở nên những người hữu ích cho gia 
đình, xã hội và q hương. Niềm vui của người mẹ là thấy các 
con được trưởng thành trên đường đời.
- D/c: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”


Đáp án: câu 2 nghị luận xã hội
3.- Cần lên án những kẻ bất hiếu với người đã sinh thành ra mình 
hoặc xem nhẹ vai trị của người mẹ trong gia đình…. 
4- Từ đó ta cảm nhận được tình u thương của người mẹ trong gia 
đình. Để con cái được phát triển tốt nhất, việc ni dưỡng địi hỏi 
nhiều kiến thức, những kĩ năng giáo dục, tổ chức, lịng kiên trì, tình 
u thương và cách làm việc khoa học của người mẹ.  
- Chúng ta phải thể hiện tình thương u, sự quan tâm với mẹ, trong 
mọi lúc, trong mọi việc làm dù là nhỏ nhất. Cần phải thể hiện tình 
u thương mẹ bằng những việc làm cụ thể như chia sẻ, hỗ trợ cơng 
việc gia đình, thường xun hỏi han, quan tâm đến những thay đổi 
về sức khỏe, tâm trạng, chú ý đến một số dịp quan trọng như sinh 
nhật, ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3...
- Mỗi người hãy ln là những đứa con ngoan, tu dưỡng đạo đức để 
đền đáp những cơng lao, những tình cảm mà mẹ đã dành cho chúng 
ta.


Đáp án: câu 2 nghị luận xã hội
III.
- Tóm lại, câu nói trên đề đã cho ta thấy được ý nghĩa cao đẹp của 
tình mẹ. Tình mẹ thật bao la, vĩ đại
- Chúng ta là những người con phải biết sống hiếu thảo với đáng 
sinh thành
“ Ai cịn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”



Câu 3: (4.0 điểm)
      “Người phụ nữ” là một hình tượng nghệ thuật gây xúc động 
trong nhiều tác phẩm:
1.Đó là chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy 
Vân:
                       “Vân xem trang trọng.................... tài đành họa
hai”
                                           ( Trích CETK – ND)
 2. Đó là chân dung của nhân vật Phương Định nổi bật trong 
nhóm ba cơ gái thanh niên xung phong: 
    “Tơi ngồi dựa vào thành đá…………… hay nheo lại như chói
nắng” (tr 114-115)
                                            ( Trích NNSXX – LMK) 
 3. Đó là hình ảnh người bà tần tảo sớm hơm, tràn đầy tình u 
thương con cháu:
“ Lận đận đời bà……………bếp lửa”
                                                ( Trích BL – BV)


Gợi ý: câu 3 tập làm văn
 I. MB:
- Nhà thơ Huy Cận trong bài “Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam” từng 
viết : 
"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ "
- Có thể nói “Người phụ nữ” là một hình tượng nghệ thuật gây xúc 
động trong nhiều tác phẩm. Trong đó có bài thơ “ BL” của Bằng Việt.
- Giá trị tác phẩm
- Trong đó, hình ảnh người bà tần tảo sớm hơm, tràn đầy tình u 

thương con cháu được thể hiện qua đoạn thơ sau:
“ Lận đận đời bà……………bếp lửa”
II. TB:
1. Khái qt: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi 
tác giả là sinh viên du học ở Liên Xơ. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc 
động về tình bà cháu, thể hiện tình cảm kính u và biết ơn vơ hạn của 
cháu đối với bà, cũng là đối với q hương, đất nước.


Gợi ý: câu 3 tập làm văn
2. Lđ 1: Hình ảnh người bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó,
thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo của con cháu trong gia
đình. Để rời mỡi khi nhớ́ lại, cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:
“Lận đận đời bà ………………..dậy sớm”
- Lời thơ là lời suy ngẫm sâu sắc của tác giả về cuộc đời của bà nhiều vất 
vả, cực nhọc, bà vẫn chịu thương chịu khó lo cho gia đình. Vần thơ chứa 
chan bao nghĩa nặng tình sâu.
- Nghệ thuật đảo ngữ: đưa từ láy “ lận đận” lên đầu câu, kết hợp với cụm 
từ “ đời bà”, “ mấy chục năm rồi”, hình ảnh ẩn dụ “ nắng mưa” đã diễn 
tả một cách sâu sắc và trọn vẹn về cuộc đời đầy những lận đận, gian nan, 
của bà. Đồng thời thể hiện sự thấu hiểu một cách sâu sắc trong tình cảm 
của cháu.
- Phó từ “ vẫn” khẳng định thói quen khơng bao giờ thay đổi của bà “ 
thói quen dậy sớm’ để làm cơng việc nhóm lửa, nhóm lên niềm tin, tình 
u thương cho cháu.
-> Tình thương u tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu 
chữ. Tình cảm ấy giản dị, chân thành mà sâu nặng, thiết tha.


Gợi ý: câu 3 tập làm văn


3. Lđ 2: Bà khơng chỉ nhóm lửa bằng đơi tay khẳng khiu, gầy guộc
mà cịn bằng tất cả tấm lịng đơn hậu đối với con cháu:
“Nhóm bếp lửa …………………tuổi nhỏ”
- Điệp ngữ “nhóm”được nhắc lại 4 lần mang đến nhiều liên tưởng. “Nhóm
bếp lửa”, “nhóm nồi xơi gạo” là hình ảnh tả thực cơng việc nhóm bếp, 
nhóm lửa của bà. Thế nhưng“ Nhóm niềm u thương”, “nhóm dậy cả
những tâm tình” là hình ảnh ẩn dụ về cơng việc thiêng liêng và cao q: 
bà đã khơi dậy trong tâm hồn cháu và những người xung quanh niềm u 
thương, chia sẻ. Chính từ đó mà, theo mạch suy ngẫm, nhà thơ đi lên khái 
qt rất tự nhiên và hợp lý: “Ơi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa”. Đúng vậy, 
vì bếp lửa thật giản dị , bình thường và phổ biến trong mọi gia đình Việt 
Nam, nhưng bếp lửa cũng thật cao q, kỳ diệu và thiêng liêng vì nó ln 
gắn liền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người tạo nên tuổi 
thơ của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần khơng thể 
thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
-> Có thể nói, cảm xúc của nhà thơ như dâng trào khi suy ngẫm về bà và 
bếp lửa. Khổ thơ như một sự tổng kết để ngợi ca, khẳng định về bà: bà là 
người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh, ln chăm lo cho mọi người.


Gợi ý: câu 3 tập làm văn
* Liên hệ, so sánh: Học sinh liên hệ tác phẩm / đoạn trích khác, 
có thể chọn một trong hai đoạn trích cịn lại để tiến hành so sánh 
với đoạn trích bản thân đã phân tích nhằm làm nổi bật nội dung 
lựa chọn. Cần nói qua về nội dung tác phẩm / đoạn trích được 
liên hệ, chỉ ra sự gặp gỡ giữa các tác phẩm / đoạn trích. Trên cơ 
sở đó, học sinh cần khẳng định giá trị của “người phụ nữ” mà 
hai tác phẩm / đoạn trích thể hiện.
 



Gợi ý: câu 3 tập làm văn
4. Lđ 3: Thế hệ con cháu về sau cũng sáng ngời những phẩm chất tốt

đẹp của người phụ nữ VN. Đó là hình ảnh nhân vật PĐ trong tác
phẩm “NNSXX” của LMK.
- Đó là cơ gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn 
đánh Mỹ làm nhiệm vụ phá bom nguy hiểm, chúng ta thấy được sự 
gan dạ, khơng sợ hy sinh và tinh thần u nước của những cơ gái đơi 
mươi.
- Tính cách này được nhà văn miêu tả trong một lần PĐ phá bom. Một 
ngày có đến vài lần đối mặt với bom đạn, có nghĩa là đối mặt với cái 
chết. Tâm lí nhân vật đã được miêu tả tỉ mỉ, tinh tế đến từng cảm 
giác. “Tơi đến gần quả bom, cảm giác có ánh mắt các chiến sĩ dõi 
theo mình, tơi khơng sợ nữa khơng đi khom” => Đó là dáng đi của 
người chiến sĩ chủ động hiên ngang bước vào thử thách.
- Làm hết phần đặc điểm 2.


Gợi ý: câu 3 tập làm văn
 Tham khảo: + Khi đi đến bên quả bom: cơ khơng đi khom "khi có thể cứ đàng 

hồng mà bước tới". Khai thác chi tiết này nhà văn muốn ca ngợi tư thế tuyệt 
đẹp của con người Việt Nam khi ra trận: một cơ gái mảnh dẻ , nhỏ bé nhưng 
khơng hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù.
   + Ở bên quả bom: cơ phải làm nhiều động tác: đào lỗ chơn thuốc mìn, dịng 
dây cháy chậm, châm ngịi, khỏa lấp đất rồi chạy về nơi trú ẩn. Nhưng khi lưỡi 
xẻng chạm vào vỏ quả bom, cơ phát hiện vỏ quả bom đang nóng lên nhưng lại 
khơng  rõ  ngun  nhân.  Vậy  mà  cơ  vẫn  bình  tĩnh,  thao  tác  cẩn  trọng,  tỉ  mỉ, 

thành thạo theo đúng mệnh lệnh chỉ huy của chị Thao.
    + Chờ quả bom nổ: đây là giây phút căng thẳng nhất. Và trong cơ cịn có 
thêm sự lo lắng: nhỡ thuốc mìn khơng nổ phải chơn lại lần thứ hai trong khi 
quả bom đang nóng lên. Nguy hiểm nhân lên nhiều lần. Trong cơ đã nghĩ tới 
cái chết nhưng rất mờ nhạt. Vì với cơ,dù phải hy sinh cơ cũng quyết tâm phá 
bằng được quả bom.
        +  Những  lúc  căng  thẳng,  nguy  hiểm,  Phương  Định  có  nghĩ  đến  cái  chết 
nhưng" chỉ là cái chết mờ nhạt, khơng cụ thể", chưa bao giờ cái chết trở thành 
nỗi  ám  ảnh  đến  mức  có  phải  lo  lắng,  phải  trằn  trọc.  Cơ  đặt  mục  đích  hồn 
thành nhiệm vụ phá bom lên trên cả tuổi xn, trên cả mạng sống của mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×