Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

nhập môn công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.65 KB, 14 trang )

Bìa ngồi và trong
Mục lục
Mục lục bảng biểu và hình vẽ
Danh mục các danh từ viết tắt
Data analyst: Chuyên viên phân tích dữ liệu
CNTT: Cơng nghệ thơng tin
MOS:
IELTS:
GPA:


Lời nói đầu
Cơng nghệ thơng tin hiện nay là một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng, thu hút nhiều sinh
viên chọn làm ngành học và nghề nghiệp. Tuy nhiên, để thành cơng trong lĩnh vực
này, sinh viên cần có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng và một hành trình học tập
hiệu quả từ sớm.
Nắm vững kiến thức, biết cách ứng dụng chúng vào thực tiễn và không ngừng cập
nhật các xu hướng mới.
Em xin cảm ơn và xin cam đoan về việc các nội dung của tiểu luận do tự viết, em xin
tự chịu trách nhiệm về việc trích dẫn nguồn, đảm bảo tính liêm chính trong học thuật.


Phần I. Giới thiệu
1. Giới thiệu bản thân
Em xin tự giới thiệu, em tên là Vũ Hoàng Việt, hiện tại em đang sinh sống cùng gia
đình ở Hà Nội và là sinh viên năm nhất lớp K25CNTTA ngành Công nghệ thông tin,
khoa Hệ Thống Thông Tin Quản Lý tại Học Viện Ngân Hàng. Em quan tâm đến lĩnh
vực này vì nó có vai trị quan trọng trong thời đại số hóa hiện nay và có nhiều cơ hội
việc làm sau này nếu bản thân cố gắng và nỗ lực trong quá trình học tập.
2. Năng lực bản thân
- Khả năng tự học tốt, tiếp thu nhanh kiến thức.


- Có tính kiên trì và tỉ mỉ, cẩn thận.
- Khả năng giao tiếp tốt.
- Có khả năng chịu được áp lực lớn.
- Ln có thái độ cầu thị, cầu tiến trong học tập.
- Biết quản lý và kiểm soát các hoạt động nhóm.
- Nền tảng Tiếng Anh vững chắc.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học thông dụng như Word, Excel, Powerpoint.
3. Các nguyện vọng và mong muốn trong công việc sau này
Từ khi bắt đầu bước chân vào ngành cơng nghệ thơng tin, em đã nhanh chóng nhận ra
rằng dữ liệu đóng vai trị quan trọng trong quyết định kinh doanh và phát triển công
nghệ. Em cảm thấy hứng thú khi nghiên cứu và hiểu về cách dữ liệu được sử dụng để
tạo ra thông tin giá trị và mang lại lợi ích đối với các tổ chức. Sự phát triển không
ngừng của công nghệ cũng tạo ra những cơ hội mới để khám phá và tận dụng sức
mạnh của dữ liệu. Với mong muốn khám phá và ứng dụng sức mạnh của dữ liệu để
tạo ra giá trị thực cho doanh nghiệp, em có nguyện vọng trở thành một Data Analyst.
Vì để trở thành một Data Analyst có khá nhiều cơ hội và khó khăn nên em sẽ cố gắng
trau dồi nhiều kiến thức và kỹ năng nhất có thể để có thể đạt được nguyện vọng của
bản thân. Do đó, em cũng mong muốn được đi thực tập từ năm 3 tại một công ty công
nghệ hay một ngân hàng để có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như tích lũy các kỹ năng
để hồn thiện chun mơn của mình. Đó cũng là những mơi trường làm việc tốt, có
quy mơ và kiến trúc nơi làm việc hiện đại ví dụ như nơi làm việc của FPT Software
em đã có cơ hội được Khoa Hệ thống thơng tin quản lý tạo điều kiện cho đi tham quan
để thấy được những công ty công nghệ lớn quan tâm và đầu tư đến nhân sự của họ
như thế nào.
Thực tập từ sớm sẽ giúp em có thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng
mềm cũng như tạo dựng được các mối quan hệ cần thiết để đến khi tốt nghiệp em đã
có đủ năng lực và kinh nghiệm làm việc tại một trong các tập đoàn công nghệ lớn hay
một ngân hàng lớn. Với khả năng của mình em mong muốn có một mức thu nhập từ



1000$-3000$/tháng. Ngồi ra em cịn muốn đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Với
những kỹ năng và kiến thức về dữ liệu sau này, em tin rằng em có thể hỗ trợ các tổ
chức phi lợi nhuận và xã hội để tối ưu hóa quy trình, phân tích và đưa ra quyết định
thông minh dựa trên dữ liệu.

Phần II. Định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngành học
1. Định hướng của Học Viện Ngân Hàng, của Khoa Hệ thống thông tin quản lý
đối với ngành học Công nghệ thông tin:
Sau q trình tìm hiểu thơng qua trang web của trường thì em được biết tại Học viện
Ngân hàng, ngành CNTT là ngành học được hình thành dựa trên nhu cầu rất lớn về
nhân lực CNTT của ngành Ngân hàng nói riêng và xã hội nói chung. Chương trình
đào tạo ngành CNTT của Học viện được thiết kế dựa trên phương pháp tiếp cận đào
tạo theo chuẩn đầu ra OBE (Outcome-based Education/ Đào tạo theo chuẩn đầu ra),
có đối sánh với nhiều Chương trình đào tạo uy tín trong nước và quốc tế. Nội dung
chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho người học các kiến thức khoa học cơ bản về
nhóm ngành CNTT và những kiến thức chun mơn về phát triển phần mềm phù hợp
với cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, chương trình cịn có các học phần định
hướng dữ liệu nhằm đem lại lợi thế lớn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin - Học viện Ngân hàng có thể làm việc
tại các Cơng ty Cơng nghệ; Trung tâm/Bộ phận Công nghệ tại các Ngân hàng, Tổ
chức, Doanh nghiệp, Trường học,... với các vị trí có thể đảm nhiệm dưới đây:
- Lập trình
- Phân tích u cầu người dùng cho các dự án phần mềm
- Phân tích dữ liệu
- Quản trị dữ liệu
- Quản lý Kho dữ liệu
- Tư vấn thiết kế, triển khai, vận hành phần mềm
- Phát triển các ứng dụng Khai phá dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo
- Kiểm thử phần mềm
- Phát triển phần mềm

- Quản lý dự án CNTT

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của Khoa Hệ thống thông tin
quản lý – Học viện Ngân hàng: (có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế)


Học Kỳ Học phần

I

Kỹ năng đạt được

Tuần lễ định hướng

Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự
học, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, quản lý thời
gian, tối ưu hóa năng lực não bộ cải thiện kết quả học
tập.

Nhập môn ngành
CNTT

Sinh viên nắm được kiến thức tổng quát, vai trò của
ứng dụng CNTT trong các hoạt động của doanh nghiệp
và đời sống xã hội; Xây dựng được mục tiêu học tập
cho cá nhân trong toàn bộ chương trình đào tạo.

Sinh viên đạt được chuẩn CNTT cơ bản theo yêu cầu
của Bộ GD&ĐT, ngoài ra đáp ứng được yêu cầu về
Năng lực số ứng dụng

năng lực số trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.
Cơ sở lập trình

Sinh viên làm quen với ngơn ngữ C, rèn luyện tư duy
lập trình và thiết lập các kỹ năng lập trình cơ bản.

Tốn rời rạc

Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức của môn học
để giải quyết các bài toán tối ưu trên thực tế như: các
bài toán đếm, bài tốn tìm đường đi ngắn nhất, tìm cây
khung nhỏ nhất,….

Cấu trúc dữ liệu &
Giải thuật

Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của giải thuật và
cấu trúc dữ liệu khi xây dựng phần mềm.

Cơ sở dữ liệu (CSDL)

Sinh viên học các kiến thức cơ bản về CSDL, thiết kế
CSDL và các phép tốn trên CSDL.

Lập trình nâng cao

Sinh viên được củng cố, tăng cường kỹ năng lập trình
để giải quyết một số bài tốn thực tế.


Hệ thống thơng tin
quản lý

Sinh viên nắm được cách thức vận hành và quản lý các
hệ thống thơng tin hiệu quả nhằm góp phần tạo ra các
sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mang lại lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp

II

III

IV

Hệ quản trị cơ sở dữ
Sinh viên có khả năng quản trị cơ sở dữ liệu thực tế.
liệu

Lập trình hướng đối
tượng với Java

Sinh viên được trang bị các kiến thức về lập trình phần
mềm dựa trên cách tiếp cận hướng đối tượng; sử dụng
ngôn ngữ lập trình Java để giải quyết các bài tốn phức
tạp dựa trên các lớp đối tượng, thuộc tính, phương thức
và sự kế thừa.

Kiến trúc máy tính và Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành: Sinh viên nắm



Hệ điều hành

được kiến trúc máy tính, nguyên lý hoạt động của hệ
điều hành; biết cách khai thác các dịch vụ của HĐH
hiệu quả

Lập trình .NET

Sinh viên nắm vững các cơng nghệ lập trình chun
nghiệp trên nền tảng Microsoft .NET, kết nối CSDL
theo mơ hình ADO.NET.

Phân tích thiết kế hệ Sinh viên có khả năng phân tích và thiết kế hệ thống
thống
theo hướng chức năng hoặc hướng đối tượng.
Thiết kế Web

Sinh viên có kỹ năng thiết kế giao diện Website.
Sinh viên nắm được các phương pháp học máy và có
khả năng triển khai các ứng dụng thực tế liên quan đến
các bài toán Phân cụm, Phân lớp, Luật kết hợp,…

V

Khai phá và Phân tích
Bên cạnh đó, sinh viên làm chủ được ngơn ngữ lập
dữ liệu
trình Python, nắm được quy trình thu thập, hiểu dữ
liệu; Xác định được độ tương quan và các mối quan hệ
tuyến tính, phi tuyến của dữ liệu.

Mạng và truyền thơng

Sinh viên có hiểu biết căn bản về mạng và nắm được
quy trình thiết kế hệ thống mạng cục bộ.

Lập trình Web

Sinh viên có khả năng của một fullstack developer từ
front-end đến back-end của hệ thống.

Sinh viên nắm được các yêu cầu phần mềm ảnh hưởng
Kiến trúc phần mềm đến quyết định thiết kế kiến trúc; cách thức chọn kiểu
mẫu kiến trúc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trí tuệ nhân tạo

Sinh viên được trang bị kiến thức về Trí tuệ nhân tạo
với học máy, học sâu và kỹ năng giải quyết các bài
toán cụ thể như: Xử lý ngơn ngữ tự nhiên, Thị giác
máy tính, …

Thực tập chuyên
ngành

Sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp, phân tích
thiết kế và xây dựng phần mềm liên quan đến các quy
trình nghiệp vụ thực tế của doanh nghiệp.

VI


VII

Sinh viên nắm được vai trò quản lý dự án, có kỹ năng
Quản lý dự án CNTT lập kế hoạch, quản lý thời gian, chi phí, chất lượng,
nhân lực,… trong các dự án CNTT.
Sinh viên nắm vững được các kỹ thuật trong kiểm thử
Kiểm thử và đảm bảo
phần mềm: UnitTest, BlackBox,… Sinh viên có thể
chất lượng phần mềm
hướng tới thi chứng chỉ kiểm thử phần mềm ISTQB.
Lập trình di động

Xây dựng ứng dụng trên các thiết bị di động và có khả


năng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như iOS,
Android,…
An tồn bảo mật
thơng tin

Sinh viên hiểu rõ tổng quan về an tồn thơng tin và
một số cách thức bảo mật thơng tin.

Kho dữ liệu và kinh
doanh thơng minh

Sinh viên có khả năng xây dựng và quản trị dữ liệu
trong kho dữ liệu, dữ liệu lớn; Tổng hợp, trực quan hóa
dữ liệu và xây dựng các báo cáo kinh doanh doanh
thông minh.


Lựa chọn 1 trong 2
học phần:
- Ứng dụng
Sinh viên được tiếp cận tới các kiến thức tiên tiến về
Blockchain trong tài
Blockchain và các ứng dụng thực tế trong Fintech
chính ngân hàng
- Hoặc Cơng nghệ tài
chính Fintech
VIII

Đồ án tốt nghiệp

Các
kiến
Tiếng Anh
thức bổ
trợ
được Xác xuất thống kê;
phân bổ Đại số tuyến tính;
trong Giải tích; Kỹ năng
các học giao tiếp và thuyết
kỳ thích trình,..
hợp

Sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp giải quyết bài toán
thực tế dựa trên kiến thức tổng hợp đã học.
Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh cơ bản theo yêu cầu
của Bộ GD&ĐT và tiếng Anh chuyên ngành hỗ trợ

phát triển chuyên môn và khả năng học tập suốt đời.

Sinh viên được cung cấp các kiến cơ bản trong nhiều
lĩnh vực bổ trợ cho khối kiến thức chuyên ngành.

/>
Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình: sinh viên ra trường có khả năng chun mơn
sâu về kỹ thuật lập trình, phân tích thiết kế phần mềm, phân tích dữ liệu, phát triển và
triển khai các dự án phần mềm, đánh giá thẩm định và quản lý các hệ thống thông tin
trong doanh nghiệp. Đồng thời, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng làm việc
nhóm, tư duy phản biện và tư duy hệ thống. Ngồi ra, sinh viên cịn có cơ hội tiếp xúc,
trải nghiệm với các chuyên gia tại các công ty công nghệ, ngân hàng, tham gia thực
tập tại các doanh nghiệp lớn cũng như được tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.


Các bạn học sinh u cơng nghệ, hồn tồn n tâm khi chuẩn đầu ra của các bạn
hướng tới hình mẫu một nhân viên xuất sắc thuộc các vị trí như phân tích/thiết kế hệ
thống, phân tích/quản trị dữ liệu, lập trình, kiểm thử, vận hành hệ thống,... Bạn sẽ
khơng lo thất nghiệp, thuộc diện cắt giảm nhân sự - mà tràn đầy cơ hội thăng tiến
trong công việc.
Theo em, đây là một chương trình đào tạo hợp lý và đầy đủ giúp xây dựng nền tảng
vững chắc ngay từ ban đầu cho các sinh viên chưa có kinh nghiệm và kỹ năng trong
ngành Công nghệ thông tin không những trau dồi về kiến thức chun mơn mà cịn là
kỹ năng mềm trong công việc sau này. Bản thân em sau khi đã hồn thành hết chương
trình học của 3 học phần là: Năng lực số ứng dụng, Cơ sở lập trình và Nhập mơn
ngành cơng nghệ thơng tin thì em cảm thấy chất lượng dạy học của các giảng viên rất
tốt và tâm huyết. Các học phần đều có tài liệu học tập đầy đủ và chi tiết được cung cấp
trên Cổng học tập trực tuyến của trường (lms.hvnh.edu.vn) và nền tảng Classroom của
Google. Cơ sở vật chất của Học viện đủ để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.


2. Xác định và trình bày định hướng nghề nghiệp của cá nhân
Theo như nguyện vọng và mong muốn của em ở phần I.3, định hướng nghề nghiệp
của em là trở thành một Data Analyst. Đặc thù của công việc này là thu thập, chọn lọc,
xử lý và phân tích dữ liệu thơng tin để tổng hợp và xuất đánh giá hay báo cáo cho
công ty một vấn đề nào đó. Cụ thể hơn là xây dựng biểu đồ và áp dụng các cơng cụ
trực quan hóa dữ liệu để có thể cho ra các dữ liệu có giá trị sử dụng trong số các dữ
liệu thô đã được thu thập. Từ đó, các cơng ty sẽ dựa vào những dữ liệu này và xây
dựng kế hoạch cải thiện sản xuất, tăng doanh thu cho sản phẩm của họ.
Qua quá trình tìm hiểu trên Internet, em nhận thấy để trở thành một Data Analyst thì
phải cần có một vài yếu tố quan trọng mà em cảm thấy phù hợp với bản thân mình.
Thứ nhất là cần có tư duy logic vì tư duy logic đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
việc phân tích dữ liệu hay tìm kiếm các lỗ hổng trong các tệp dữ liệu. Giỏi lập trình và
tốn thơi vẫn chưa đủ, một Data Analyst cần có khả năng tư duy để phân tích và diễn
giải những biểu đồ hay những dữ liệu số đã phân tích cho cấp trên một các logic và
thực tế. Thứ hai, tính kiên trì và tỉ mỉ là yếu tố khơng thể thiếu để trở thành một Data
Analyst vì đôi khi chỉ sai lệch một dấu cách nhỏ cũng có thể khiến câu lệnh viết ra bị
sai so với mục đích ban đầu nếu khơng có khả năng cẩn thận và tỉ mỉ trong từng dòng
code được viết ra. Hơn thế, kĩ năng tập trung cao độ khi phân tích các con số cũng
đóng vai trị khơng kém vì một chút lơ đãng cũng có thể khiến bạn phải làm lại từ đầu.
Thứ ba, ham học hỏi và tìm hiểu là một yếu tố vô cùng cần thiết ở bất cứ ngành nghề
nào khi kỉ nguyên số là một nơi dữ liệu và thông tin được biến đổi và cập nhật liên
tục. Chính vì vậy mà siêng năng học hỏi, cập nhật kiến thức mới là một kỹ năng vơ
cùng hữu ích trong việc phân tích để có thể cải tiến và đưa ra những dữ liệu gần với
thực tế nhất và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Bản thân em là một người có tư
duy tốt, ham tìm tịi, học hỏi, có tính tỉ mỉ và cẩn thận, luôn cập nhật và theo dõi xu


hướng công nghệ mới nên em thấy Data Analyst là cơng việc phù hợp với cá nhân
mình.

3. Xác định các chứng chỉ nghề nghiệp nên/cần có để tốt nghiệp và tìm việc
3.1. Chúng chỉ tin học văn phịng MOS
Đây là chứng chỉ do Microsoft sáng tạo và được Certiport (Mỹ) triển khai. MOS
(Microsoft Office Specialist) là chứng chỉ xác nhận kỹ năng sử dụng một cách cơ bản
các ứng dụng của Microsoft Office như Word, Excel, PowerPoint, Access, Outlook và
chứng chỉ MOS được cấp trực tiếp bởi chính Microsoft. Khi chúng ta có chứng chỉ
MOS, ta sẽ chứng minh được năng lực sử dụng máy tính trong mơi trường văn phịng.
Từ đó tạo được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng và có khả năng cạnh tranh cơng
việc với các đối thủ khác.
3.2. Chứng chỉ C/C++
Đây là hai ngôn ngữ lập trình được coi là cơ bản, đã tồn tại nhiều thập kỉ và là nền
tảng phát triển cho nhiều ngơn ngữ lập trình khác. Chính vì vậy việc sở hữu 2 chứng
chỉ này sẽ chứng minh bản thân có hiểu biết khái qt về ngơn ngữ lập trình để phát
riển, học hỏi qua các ngơn ngữ lập trình khác. Học được 2 ngơn ngữ này cịn đem lại
kiến thức về cách viết chương trình dùng cơ sở hạ tầng ngôn ngữ cơ bản trên bất cứ
nền tảng nào.
3.3. Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS
IELTS là chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế nhằm đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ
với những người học tập và làm việc trong môi trường sử dụng Tiếng Anh. Trong thời
đại hội nhập toàn cầu thì nhu cầu về ngoại ngữ trở thành điều kiện tất yếu để các nhà
tuyển dụng đánh giá các ứng cử viên tiềm năng. Việc sở hữu chứng nhận quốc tế về
ngoại ngữ sẽ giúp ta tự tin làm việc và học tập trong một môi trường chuyên nghiệp và
hội nhập, có thể tiếp xúc với nhiều khách hàng nước ngồi, từ đó gia tăng khả năng
thăng tiến trong cơng việc.
Phần III. Xây dựng hành trình người học của bản thân
Hình 1.1. Mơ hình hành trình người học của bản thân



Năm 1


Thách thức (paint-point): định hướng nghề nghiệp và chọn phương pháp học
tập hiệu quả.
Điểm chạm (touch-point): xác định mục tiêu và xây dựng hành trình học tập.
Mục tiêu: xây dựng nền tảng kiến thức về lập trình cơ bản, tốn học và nâng cao
trình độ Tiếng Anh.
Cách thức đạt được: hồn thành các mơn học theo chương trình đào tạo của
trường, chú trọng 2 mơn Cơ sở lập trình và Giải tích; tự học IELTS.

Năm 2

Thách thức (paint-point): cân nhắc giữa việc học lý thuyết và áp dụng thực tế.
Điểm chạm (touch-point): tham gia các buổi giới thiệu và hội thảo về nghiên
cứu và phân tích dữ liệu.
Mục tiêu: hiểu rõ nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu và
học các cơng cụ và ngơn ngữ phân tích dữ liệu như Python, R và SQL.
Cách thức đạt được: hồn thành các mơn học theo chương trình đào tạo của
trường đồng thời học thêm các khóa học về Python, R và SQL; thực hành phân
tích dữ liệu qua các bài tập và dự án nhỏ; tự học IELTS.

Năm 3

Thách thức (paint-point): quản lý thời gian và ưu tiên thực tập.
Điểm chạm (touch-point): thực tập và làm việc với các dự án thực tế trong lĩnh
vực dữ liệu.
Mục tiêu: áp dụng kiến thức đã học vào các dự án thực tế; phát triển khả năng
làm việc độc lập và giải quyết vấn đề; hoàn thành các chứng chỉ.
Cách thức đạt được: tham gia các chương trình thực tập, làm việc với các dự án
thực tế về dữ liệu; áp dụng kỹ năng phân tích dữ liệu để giải quyết vấn đề thực tế;
thi IELTS và MOS.


Năm 4

Thách thức (paint-point): tìm hiểu và ứng dụng các cơng cụ, kỹ năng phân tích
dữ liệu.
Điểm chạm (touch-point): hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu và viết báo cáo.
Mục tiêu: tiếp tục nghiên cứu sâu và viết báo cáo nghiên cứu; hoàn thành luận án
tốt nghiệp.
Cách thức đạt được: thực hiện dự án nghiên cứu độc lập, thu thập và phân tích
dữ liệu, rút ra kết luận và viết báo cáo; tham gia các buổi thảo luận và hoạt động
liên quan đến nghiên cứu dữ liệu; hồn thành các tín chỉ, chuẩn bị giấy tờ tốt
nghiệp.


1. Năm học thứ nhất
- Thách thức (paint-point): Định hướng ngành học và chọn phương pháp học tập phù
hợp. Đây là giai đoạn quan trọng để xác định hướng đi trong lĩnh vực Data Analyst.
- Điểm chạm (touch-point): Xác định mục tiêu và xây dựng hành trình học tập. Gặp
gỡ với người hướng dẫn để có sự tư vấn và lựa chọn đúng chương trình học phù hợp
với mục tiêu trở thành Data Analyst.
- Mục tiêu: Xây dựng nền tảng kiến thức về lập trình cơ bản, tốn học và nâng cao
trình độ Tiếng Anh. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tiếp cận và hiểu rõ về phân tích
dữ liệu.
- Cách thức đạt được: Hồn thành các mơn học theo chương trình đào tạo của trường
và giữ ổn định GPA > 3.0, chú trọng 2 môn Cơ sở lập trình và Giải tích; tự học
IELTS. Đồng thời, tìm hiểu về lĩnh vực Data Analysis và các ứng dụng thực tế của nó.
2. Năm học thứ hai
- Thách thức (paint-point): Cân nhắc giữa việc học lý thuyết và áp dụng thực tế. Bản
thân cần hiểu rõ về quy trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu để áp dụng trong thực tế.
-Điểm chạm (touch-point): Tham gia các buổi giới thiệu và hội thảo về nghiên cứu

và phân tích dữ liệu. Điều này giúp em tiếp xúc và hiểu rõ hơn về quy trình và phương
pháp nghiên cứu dữ liệu.
- Mục tiêu: Hiểu rõ nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu. Học
các cơng cụ và ngơn ngữ phân tích dữ liệu như Python, R và SQL.
- Cách thức đạt được: Hồn thành các mơn học theo chương trình đào tạo của
trường, giữ ổn định GPA > 3.0 và tham gia các khóa học về Python, R và SQL để nắm
vững các công cụ và ngôn ngữ phân tích dữ liệu. Thực hành qua bài tập và dự án nhỏ
để áp dụng kiến thức vào thực tế.
3. Năm học thứ ba
- Thách thức (paint-point): Quản lý thời gian và ưu tiên thực tập. Bản thân cần tổ
chức công việc và thực tập để áp dụng kiến thức vào các dự án thực tế.
- Điểm chạm (touch-point): Thực tập và làm việc với các dự án thực tế trong lĩnh
vực dữ liệu. Đây là cơ hội để sinh viên áp dụng kiến thức và phát triển kỹ năng làm
việc độc lập.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học vào các dự án thực tế. Phát triển khả năng làm
việc độc lập và giải quyết vấn đề. Có chứng chỉ IELTS và MOS để chuẩn bị xin thực
tập và xin việc sau này.
- Cách thức đạt được: Tham gia các chương trình thực tập, làm việc với các dự án
thực tế về dữ liệu. Áp dụng kỹ năng phân tích dữ liệu để giải quyết vấn đề thực tế.
Xây dựng mạng lưới liên kết với các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực.
Vẫn giữ ổn định GPA > 3.0 và thi chứng chỉ MOS và IELTS.


4. Năm học thứ tư
- Thách thức (paint-point): Tìm hiểu và ứng dụng các cơng cụ, kỹ năng phân tích dữ
liệu. Bản thân cần tiếp tục nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu để thực hiện một dự
án nghiên cứu độc lập.
- Điểm chạm (touch-point): Hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và viết báo cáo. Tham
gia các buổi thảo luận và hoạt động liên quan đến nghiên cứu dữ liệu.
- Mục tiêu: Tiếp tục nghiên cứu sâu và viết báo cáo nghiên cứu đồng thời hoàn

thành luận án tốt nghiệp. Đây là giai đoạn cuối cùng để tổng kết và áp dụng kiến thức
đã học.
- Cách thức đạt được: Thực hiện một dự án nghiên cứu độc lập, thu thập và phân
tích dữ liệu, rút ra kết luận và viết báo cáo. Tham gia các buổi thảo luận và hoạt động
liên quan đến nghiên cứu dữ liệu. Đảm bảo GPA > 3.0 và hồn thành các tín chỉ, bài
khóa luận và chuẩn bị các giấy tờ tốt nghiệp.

Sơ đồ này cho thấy sự phát triển từ cơ bản đến chuyên sâu trong quá trình học tập và
nghiên cứu, từ việc xây dựng nền tảng kiến thức cho đến áp dụng thực tế và phát triển
kỹ năng làm việc độc lập. Bằng cách hoàn thành các mục tiêu cụ thể và sử dụng các
cách thức đạt được đã nêu, sinh viên có thể trở thành một Data Analyst chuyên
nghiệp.

Phần IV. Kết luận, các ý kiến đề xuất với Học Viện, Khoa và giảng viên
Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi con người thì việc xác định được
mục tiêu và có những định hướng đúng đắn là điều rất quan trọng. Chính vì vậy qua
bài tiểu luận trên về hành trình người học trong 4 năm học tiếp theo, em đã tự nghiên
cứu, tìm hiểu cũng như học hỏi được rất nhiều thứ, em cũng đã phần nào tự đánh giá,
nhìn nhận lại bản thân của em hiện tại và có những xác định cho tương lai, giúp cho
quá trình học tập và rèn luyện của em tại Khoa Hệ thống thông tin quản lý cũng như
tại Học viện hàng trở nên thật hiệu quả và có ý nghĩa.
Sau một năm học đầu tiên tại Học viện, tuy em chưa có cơ hội được tiếp xúc cũng như
gặp mặt trực tiếp các thầy cô của Khoa hau các thầy cô bộ môn khác nhưng bản thân
em vẫn cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc khi được trở thanh thế hệ sinh viên tiếp
theo được học tập và trưởng thành dưới sự dạy dỗ, hướng dẫn của các thầy cơ, những
nhà giáo khơng chỉ có chun mơn rất cao mà còn nhiệt huyết, thân thiện, hòa đồng
với sinh viên. Em chỉ có một mong muốn nhỏ bé đó là Học viện, Khoa cũng như các
giảng viên hãy luôn giữ vững ngọn lửa hồng rực cháy trong tim để có thể ln ln
hết sức, hết lịng cống hiến những giá trị cao quý của mỉnh tới thế hệ trẻ tiếp theo



chính là sinh viên chúng em, để từ đó đóng góp được nhiều hơn nữa cho xã hội ngày
một giàu đẹp, phát triển hơn nữa.
Do bản thân em cịn có rất nhiều hạn chế về tri thức cũng như kinh nghiệm nên bài
tiểu luận đầu tiên này của em chắc chắn sẽ khơng thể tránh được những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá cũng như đóng góp ý kiến từ thầy để em có
thể rút kinh nghiệm, từ đó bản thân sẽ trở nên ngày một hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
/> />486_nganh_cong_nghe_thong_tin_hoc_vien_ngan_hang_hoc_gi_.html
/>


×