Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn tâm lý tới kết quả học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK”
NĂM HỌC 2019 - 2020

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TÂM LÝ TỚI KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Hà Nội, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK”
NĂM HỌC 2019 - 2020

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TÂM LÝ TỚI KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Nhóm sinh viên thực hiện:
Trần Hồng Thanh Thủy


Giới tính: Nữ

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Giới tính: Nữ

Nguyễn Thị Kim Ngọc

Giới tính: Nữ

Lớp: Quản trị nhân lực 59A

Khoa: Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lực

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Phạm Thị Thanh Nhàn

Hà Nội, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn tâm lý đến
kết quả học tập của sinh viên” là nhóm nghiên cứu khoa học độc lập dưới sự hướng
dẫn của giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Thanh Nhàn. Các số liệu được sử
dụng phân tích có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu do chúng tơi tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam.
Ngồi ra khơng có bất cứ sự sao chép của người khác, chúng tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề

xảy ra.


ii

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là cả một quá trình với những hoạt động tìm hiểu thu
thập thơng tin, xem xét điều tra và thử nghiệm mà cần nhiều thời gian cơng sức.
Chính vì vậy để có thể nghiên cứu thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa
học này, chúng em đã nhận được sự tư vấn, giúp đỡ cũng như là sự quan tâm, động
viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn
thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên
quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ
chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giảng
viên của khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực nói riêng, trường Đại học Kinh
tế quốc dân nói chung, sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia
đình, bạn bè và mọi người xung quanh.
Bằng lòng biết ơn và kính trọng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám
hiệu, các phịng khoa thuộc trường cùng tồn thể các thầy cơ giáo cơng tác trong
trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thị Thanh Nhàn
– người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng
dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam Vietcombank - tổ chức đã luôn dành sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện tốt
nhất để chúng em có thể tập trung nghiên cứu và hồn thành đề tài này.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do các yếu tố về mặt kiến thức và năng lực còn
hạn chế nên trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót.

Em kính mong Q thầy cơ, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài tiếp
tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
1.6. Kết cấu đề tài ................................................................................................5
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH & GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU .....................................................................................................................6
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .....................................6
2.1.1. Vốn tâm lý ............................................................................................6
2.1.2. Kết quả học tập của sinh viên ..............................................................10
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về vốn tâm lý và các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả học tập ........................................................................................................15

2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về vốn tâm lý theo cách tiếp cận của Luthans
và các cộng sự ..............................................................................................15
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập 20
2.2.3. Tổng quan các nghiên cứu về vốn tâm lý ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên .................................................................................................22


iv
2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu .............................................30
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................30
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................30
CHƯƠNG 3 - THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................34
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................34
3.2. Xây dựng bảng hỏi và các thang đo ...........................................................35
3.2.1. Quy trình thiết kế bảng hỏi ..................................................................35
3.2.2. Các thang đo được sử dụng trong đề tài nghiên cứu ............................37
3.3. Chọn mẫu....................................................................................................41
3.3.1. Tổng thể nghiên cứu ...........................................................................41
3.3.2. Cỡ mẫu ...............................................................................................42
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................42
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................46
3.4.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................46
3.4.2. Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................46
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................47
3.4.4. Kiểm định thang đo .............................................................................47
3.4.5. Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA .....................................48
3.4.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................................49
3.4.7. Phân tích ANOVA ..............................................................................50
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................51
4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến số quan sát ..........................................51

4.1.1. Đối với các biến số mô tả sự hy vọng ..................................................51
4.1.2. Đối với biến mô tả khả năng phục hồi .................................................52
4.1.3. Đối với biến quan sát mô tả sự lạc quan ..............................................54
4.1.4. Đối với các biến số mô tả sự tự tin vào năng lực bản thân ...................54


v
4.1.6. Đối với biến mô tả kiến thức chuyên môn ...........................................56
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo...............................................................56
4.3. Đánh giá hội tụ của thang đo .....................................................................57
4.3. Phân tích tương quan .................................................................................60
4.4. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .................................................................62
4.5. Phân tích hồi quy ........................................................................................63
4.6. Đánh giá mức độ vốn tâm lý của sinh viên - Phân tích sâu Anova ...........70
4.6.1. Nhóm ngành học .................................................................................70
4.6.2. Nhóm năm học ....................................................................................72
CHƯƠNG 5 - LUẬN BÀN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................74
5.1. Một số bàn luận về kết quả nghiên cứu .....................................................74
5.2. Đưa ra các khuyến nghị .............................................................................76
5.3. Hạn chế của đề tài ......................................................................................77
5.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................79
PHỤ LỤC ..........................................................................................................86
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN
TÂM LÝ TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN .....................................86
PHỤ LỤC 2: BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO LẦN 1
............................................................................................................................90
PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO SAU
KHI ĐIỀU CHỈNH .............................................................................................92
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO “KỸ NĂNG

NGHỀ NGHIỆP” VÀ “KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN” ........................................93
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH 10 SINH VIÊN KHẢO SÁT QUA ĐIỆN THOẠI ..94


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Diễn giải

1

GPA

Điểm trung bình các mơn học

2

KQHT

Kết quả học tập

3

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng quan các nghiên cứu về vốn tâm lý theo quan điểm của Luthans và
các cộng sự .........................................................................................................16
Bảng 3.1: Các biến đo lường cho nhân tố sự tự tin ảnh hưởng tới kết quả học tập
............................................................................................................................37
Bảng 3.2: Các biến đo lường cho nhân tố sự hy vọng ảnh hưởng tới kết quả học tập
............................................................................................................................38
Bảng 3.3: Các biến đo lường cho nhân tố sự lạc quan ảnh hưởng tới kết quả học tập
............................................................................................................................39
Bảng 3.4: Các biến đo lường cho nhân tố khả năng phục hồi ảnh hưởng tới kết quả
học tập ................................................................................................................40
Bảng 3.5: Các biến quan sát mô tả kỹ năng nghề nghiệp .....................................41
Bảng 3.6: Các biến quan sát mô tả kỹ năng chuyên môn .....................................41
Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến quan sát mô tả sự hy vọng ..................................52
Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến quan sát mô tả khả năng phục hồi .......................53
Bảng 4.3. Thống kê mô tả biến quan sát mô tả sự lạc quan ..................................54
Bảng 4.4. Thống kê mô tả biến quan sát mô tả sự tự tin vào năng lực bản thân....54
Bảng 4.5. Thống kê mô tả biến quan sát mô tả kỹ năng nghề nghiệp ...................55
Bảng 4.6. Thống kê mô tả biến quan sát mô tả kiến thức chuyên môn .................56
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo kết quả học tập..................56
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo kết quả học tập..................57
Bảng 4.9. Phân tích EFA lần 1 ............................................................................57
Bảng 4.10. Kết quả KMO and Bartlett's ..............................................................58
Bảng 4.11. Hệ thống lại các biến sau phân tích Cronbach’s Alpha và EFA .........58
Bảng 4.12. Kết quả KMO and Bartlett's ..............................................................60
Bảng 4.13. Ma trận tương quan các biến độc lập .................................................61

Bảng 4.14. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình .............................................64
Bảng 4.15. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................64
Bảng 4.16. Kiểm định đa cộng tuyến lần 2 ..........................................................65
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp kết quả hồi quy ..........................................................65


viii
Bảng 4.18. Tương quan Spearman.......................................................................67
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả kiểm định ..............................................................68
Bảng 4.20. Thống kê mô tả các biến kiểm sốt thuộc nhóm ngành học ...............70
Bảng 4.21. Phân tích Anova ................................................................................71
Bảng 4.22. Bảng so sánh các nhóm ngành ...........................................................71
Bảng 4.23. Thống kê mơ tả các biến kiểm sốt thuộc nhóm năm học ..................72
Bảng 4.24. Phân tích ANOVA với các biến nhóm năm học .................................72


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của niềm hy vọng đến kết quả học tập
............................................................................................................................23
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ, động
cơ học tập và sự tự tin vào năng lực bản thân đối với kết quả học tập ..................24
Hình 2. 3. Mơ hình nghiên cứu về sự lạc quan của sinh viên đến kết quả học tập 26
Hình 2.4. Mơ hình về sự ảnh hưởng của sức khỏe tâm lý và khả năng phục hồi đến
kết quả học tập của sinh viên năm nhất................................................................28
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu .............................................................................30
Hình 3.1. Mơ tả mẫu theo năm học ......................................................................43
Hình 3.2. Mơ tả mẫu theo xếp loại GPA ..............................................................44
Hình 3.3. Mơ tả mẫu theo giới tính ......................................................................45

Hình 3.4. Mơ tả mẫu theo ngành học ...................................................................45
Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh............................................................63
Hình 4.2. Biều đồ histogram: giả định phân phối chuẩn của phần dư...................67


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết
Xuất phát từ tâm lý học, vốn tâm lý là một khái niệm được nghiên cứu rộng
rãi không chỉ trong các lĩnh vực tâm lý mà còn trong các lĩnh vực khác như xã hội
học và quản trị kinh doanh. Vốn tâm lý trả lời cho câu hỏi “bạn là ai” và “bạn có
thể đạt được cái gì” xét về mặt phát triển tích cực (Avolio và Luthans, 2008) và
được hình thành bởi các nguồn lực tâm lý phù hợp nhất với các tiêu chí kết luận
được định nghĩa trong hành vi tổ chức tích cực: sự tự tin, sự hy vọng, sự lạc quan
và sự kiên cường (Luthans và cộng sự, 2007a; Luthans và Youssef, 2004). Bên cạnh
đó, có khá nhiều các nghiên cứu cả trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng
tới kết quả học tập của sinh viên, ví dụ như nghiên cứu của Stinebrickner & ctg
(2000, 2001a, 2001b), nghiên cứu của Checchi & ctg (2000), nghiên cứu của
Kathrine & ctg (2009)… ở nước ngoài. Các nghiên cứu ở Việt Nam như : Huỳnh
Quang Minh (2002) hay nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010),… Đa số các nghiên
cứu trong nước và trên thế giới chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố thuộc
đặc điểm của sinh viên và kết quả học tập nhưng chỉ có số ít nghiên cứu về khía
cạnh tâm lý tác động đến kết quả học tập. Tại Việt Nam, vốn tâm lý vẫn chưa có
nghiên cứu rộng rãi, hầu hết các nghiên cứu về vốn tâm lý đều chỉ tập trung vào
hiệu quả làm việc như nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương (2015). Đặc biệt là
chưa có bài nghiên cứu nào chỉ ra sự ảnh hưởng của vốn tâm lý tới kết quả học tập
của sinh viên, ví dụ như: “Sự tự tin tác động thế nào tới kết quả học tập?” hay “sự

hy vọng ảnh hưởng tới kết quả học tập ra sao?”. Vậy mức độ tác động của nó như
thế nào? Có tác động thuận chiều hay ngược chiều đến kết quả học tập?
Xuất phát từ thực tiễn
Giáo dục đại học đóng vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng, đào tạo,
cung cấp những kỹ năng cao cấp, những nghiên cứu để ứng dụng khoa học - công


2
nghệ hiện đại nhất và cũng là môi trường để sáng tạo, phát triển khoa học - công
nghệ mới. Đây là hai động lực của quá trình sản xuất. Do đó, giáo dục đại học có
thể coi là chìa khóa then chốt của sự phát triển, là đầu tàu trong việc tạo ra nguồn
lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Nhưng thực tế tại các trường đại học hiện nay, bên cạnh những sinh viên có
kết quả học tập tốt vẫn còn tồn tại rất nhiều trường hợp các sinh viên có kết quả học
tập kém, cho dù cố gắng đến năm cuối vẫn không thể cải thiện được. Điển hình là
ở Đại học Bách khoa Hà Nội mỡi năm sẽ có 600 – 800 sinh viên bị đuổi học (Thầy
Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội). Ngoài ra, tại
thành phố Hồ Chí Minh cũng có hàng nghìn sinh viên bị đuổi học và có nguy cơ bị
đuổi học vì kết quả học tập kém (báo Dân trí, 2019). Có thể nói rằng kết quả học
tập tốt hay chưa tốt đều ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình xin việc của sinh viên sau
này. Tại Hội thảo “Bản tin cập nhật Thị trường Lao động Việt Nam” tháng 7/2019
đã cơng bố có 124,5 nghìn sinh viên trình độ Đại học thất nghiệp. Mặc dù con số
này có giảm so với năm trước nhưng nó vẫn là quá lớn cho nền kinh tế nước ta. Để
cải thiện được kết quả học tập của sinh viên, việc tìm ra các nhân tố tác động đến
nó là rất cần thiết. Đối với sinh viên, hầu hết đều học tập xa gia đình. Do đó, sinh
viên ln là người chủ động để đạt được các mục tiêu theo từng học kỳ của các
trường đại học. Để làm được điều này thì vai trị của vốn tâm lý đối với mỗi sinh
viên là vô cùng quan trọng. Vốn tâm lý chính là nội lực bên trong để sinh viên vượt
qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập để hoàn thành các nhiệm vụ
ở trường học. Đồng thời, vốn tâm lý giúp cho sinh viên cảm thấy tự tin hơn trong

học tập cũng như xây dựng các mối quan hệ.
Từ những khoảng trống về mặt lý thuyết và tính cấp thiết của mặt thực tiễn,
nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn tâm lý đến kết
quả học tập của sinh viên”. Chương này sẽ chỉ ra sự cấp thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết
cấu của đề tài.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào 04 mục tiêu:
i) Tìm hiểu về quá trình hình thành cũng như các thành phần cấu tạo nên


3
vốn tâm lý của sinh viên đại học và thang đo của vốn tâm lý.
ii) Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kết quả học tập và thang đo kết quả học
tập của sinh viên.
iii) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của vốn tâm lý tới kết quả học tập của
sinh viên đại học.
iv) Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên
dựa trên vốn tâm lý của họ.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, nhóm nghiên cứu xác định các câu
hỏi nghiên cứu cần phải được trả lời như sau:
i) Vốn tâm lý là gì và gồm những yếu tố nào? Đo lường vốn tâm lý như thế
nào?
ii) Mức độ ảnh hưởng của vốn tâm lý tới kết quả học tập của sinh viên như
thế nào?
iii) Làm thế nào để sinh viên có thể cải thiện kết quả học tập dựa vào việc
cải thiện vốn tâm lý?


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến phân tích ảnh hưởng của vốn
tâm lý đến kết quả học tập của sinh viên đại học.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về mặt khách thể điều tra

Khách thể điều tra mà đề tài hướng tới là sinh viên đại học từ năm thứ nhất
đến năm thứ tư và hiện đang tham gia học tập tại 3 trường đại học trên địa bàn thành
phố Hà Nội: Kinh tế Quốc dân, Bách Khoa Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn.
 Về mặt thời gian nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu (từ khi lên ý tưởng đến khi hoàn thiện): từ
tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.
- Thời gian điều tra, thu thập và tổng hợp dữ liệu sơ cấp: từ tháng 3 năm


4
2020 đến tháng 4 năm 2020.
 Về mặt không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Hà Nội – nơi có số sinh viên lớn nhất cả nước
588,446 sinh viên (Tổng cục thống kê, 2017).
 Về mặt nội dung
- Vốn tâm lý được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên có rất
nhiều các khái niệm khác nhau về vốn tâm lý. Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm
nghiên cứu sử dụng cơ sở lý thuyết về vốn tâm lý được nghiên cứu và xây dựng bởi
Luthan và các cộng sự. Vốn tâm lý được cấu thành bởi bốn yếu tố đó là: Sự tự tin,

tinh thần lạc quan, sự hy vọng và khả năng phục hồi.
- Cũng có khá nhiều các định nghĩa khác nhau về kết quả học tập. Và trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm nghiên cứu dùng định nghĩa: Kết quả học
tập của sinh viên là mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của sinh viên đạt được trong
quá trình học tập. Kết quả học tập của sinh viên được đo lường bằng nhiều tiêu chí
khác nhau. Trong đề tài này, kết quả học tập của sinh viên sẽ được thể hiện qua:
Điểm trung bình của sinh viên (GPA); Những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đã
tích lũy được trong quá trình học tập tại trường; Khả năng vận dụng các kiến thức,
kỹ năng đã tích lũy vào thực tế.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích các dữ liệu thứ cấp sẵn
có từ giáo trình, các bài nghiên cứu, bài báo để xây dựng khung lý thuyết và bảng
hỏi cho đề tài.
Đối với dữ liệu sơ cấp, nhóm nghiên cứu sau khi thu thập, tổng hợp và xử lý
sẽ sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết. Nghiên
cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát theo bảng hỏi để thu được thông
tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin
bảng hỏi trên 3 trường đại học trên địa bàn Hà Nội qua hình thức online với 339
sinh viên. Sau khi có số liệu, nhóm nghiên cứu xử lý số liệu thông qua phần mềm
SPSS để đánh giá giá trị và độ tin cậy của mơ hình.
Nội dung chi tiết của phương pháp nghiên cứu của đề tài sẽ được trình bày
cụ thể tại Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu


5

1.6. Kết cấu đề tài
Đề tài được được chia thành 05 chương, cụ thể:
Chương 1:


Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương 2:

Cơ sở lý thuyết – Mơ hình & giả thuyết nghiên cứu

Chương 3:

Thiết kế nghiên cứu

Chương 4:

Kết quả nghiên cứu

Chương 5:

Luận bàn kết quả nghiên cứu


6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH & GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1. Vốn tâm lý
Các nghiên cứu về vốn tâm lý (Psychological Capital) hiện nay chủ yếu được
thực hiện tại các quốc gia phát triển và được thực hiện chủ yếu bởi Fred Luthans và
các cộng sự của ông. Ở Việt Nam, vốn tâm lý vẫn là khái niệm khá mới, chưa được

nghiên cứu sâu và phổ biến. Vốn tâm lý là một yếu tố tâm lý cốt lõi về sự tích cực
nói chung và những tiêu chí hành vi tổ chức tích cực phù hợp với các trạng thái
nói riêng, nó được xem là vượt xa vốn xã hội và vốn con người, đặc biệt vốn
tâm lý quan tâm về việc bạn là ai ở hiện tại và sẽ trở thành ai trong tương lai (Luthans
và cộng sự, 2015).
Cũng theo Luthans và các cộng sự, vốn tâm lý là một trạng thái phát triển
tâm lý tích cực của từng cá nhân và được đặc trưng bởi bốn yếu tố sau đây:
- Có sự tự tin và nỡ lực cần thiết để thành công trong các nhiệm vụ đầy
thách thức (Sự tự tin vào năng lực bản thân – self efficacy, gọi tắt là sự tự tin).
- Đưa ra một sự ghi nhận tích cực (Sự lạc quan - Optimism) về thành công
hiện tại và trong tương lai.
- Kiên trì hướng tới mục tiêu và khi cần thiết, chuyển hướng các con đường
đến mục tiêu (Sự hy vọng - Hope) để thành công.
- Khi bị bao vây bởi các vấn đề và nghịch cảnh, duy trì, phản kháng lại và
thậm chí vượt qua (Resiliency) để đạt được thành cơng. Ở trong bài nghiên cứu này,
“Resiliency” được hiểu là “Khả năng phục hồi”

2.1.1.1 Sự tự tin vào năng lực bản thân (Self – efficacy)
Bandura (1997), cho rằng về cơ bản, tự tin là “niềm tin của mọi người vào
khả năng của họ để đạt hiệu quả như mong đợi bằng chính những hành động của
họ”, là yếu tố quan trọng nhất quyết định những hành vi mà người đó lựa chọn để


7
thể hiện sự kiên trì của họ trong những nỡ lực đối mặt với thử thách và khó khăn.
Thuyết tự tin vào năng lực cũng xác nhận sự tự tin đóng vai trò then chốt trong sự
điều chỉnh tâm lý, sức khỏe thể chất, cũng như những thay đổi chiến lược hành vi
được hướng dẫn chuyên nghiệp hay tự phát.
Luthans và các cộng sự (2008), đã xác định bốn cách để cải thiện niềm tin
vào năng lực bản thân. Đầu tiên, khi các cá nhân hoàn thành một nhiệm vụ thách

thức, cá nhân thường tự tin hơn đối với khả năng hồn thành nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, khi các cá nhân học theo cách quan sát (tức là mô hình hóa) từ những người
khác thực hiện để có thể hồn thành một nhiệm vụ nhất định. Nếu thành cơng trong
một nhiệm vụ nhất định, thì sự tự tin tăng lên.Tác động của mơ hình hóa phụ thuộc
vào khả năng bắt chước chính mình (nhìn lại chính mình khi đã được thực hiện
thành cơng nhiệm vụ). Nếu q trình bắt chước chính mình là tương tự nhau, thì
q trình phát triển của sự tự tin vào năng lực bản thân trở nên hiệu quả hơn. Thứ
ba, sự tự tin tăng lên khi các cá nhân nhận được những phản hồi tích cực từ những
người có uy tín. Và cuối cùng, sự tự tin được nâng cao thông qua việc cải thiện sức
khỏe tâm sinh lý.
Stajkovic và Luthans (trong Avey, Luthans, Smiths, & Palmer, 2010), định
nghĩa năng lực bản thân là niềm tin của cá nhân vào khả năng của mình để chi phối
tất cả các nỗ lực để thành công và thành công trong việc thực hiện các nhiệm vụ
trong tầm tay. Những cá nhân có năng lực bản thân cao sẽ dám xác định mục tiêu
và có thể kiểm sốt bản thân trong hồn cảnh khó khăn, dũng cảm chấp nhận thử
thách, có động lực mạnh mẽ, có thể nỡ lực hết mình để đạt được mục tiêu và ln
kiên trì đối mặt với những trở ngại (Luthans, Youssef & Avolio, 2007).
Singh và Manshi (2009), nói rằng các cá nhân có mức độ tự tin vào năng lực
bản thân cao, có tâm lý tốt thì dù sao đi nữa, cá nhân sẽ cảm thấy tự tin hơn, có khát
vọng và cam kết mạnh mẽ về những gì bản thân muốn đạt được.

2.1.1.2. Sự lạc quan (Optimism)
Lạc quan được Carver & Scheier (2005), định nghĩa như là khuynh hướng
duy trì một cái nhìn tích cực. Những hành động tích cực có tổ chức tập trung vào
sự lạc quan mang tính thực tế liên quan đến việc nâng cao và tập trung vào những
khía cạnh mà mình có lợi thế. Những nhân viên lạc quan ln mong đợi kết quả tích


8
cực trong môi trường làm việc thay đổi.

Carver và Scheier (2002), cho rằng khi cá nhân có những kỳ vọng tích cực,
các cá nhân sẽ tiếp tục cố gắng mặc dù đối mặt với khó khăn. Ngược lại, những
người bi quan là những người liên tục có suy nghĩ tiêu cực và tin rằng các sự kiện
không mong muốn sẽ xảy ra. Có thể kết luận rằng, những cá nhân lạc quan sẽ làm
một cái gì đó tốt hơn so với bi quan.
Theo Seligman (trong Luthans F, Luthans W, Luthans C, 2004), lạc quan là
một cách giải thích các sự kiện tích cực của các cá nhân được sử dụng trong việc
mô tả cả sự kiện tốt và xấu. Giải thích về sự lạc quan có hai chiều quan trọng, đó là
thời gian (vĩnh viễn) và địa điểm (phổ biến). Tính vĩnh viễn là khi có điều gì đó
khơng ổn, một cá nhân lạc quan nhìn thấy mọi điều như vậy là tạm thời, còn cá nhân
bi quan sẽ xem nó là vĩnh viễn. Tính phổ biến có thể giải thích cụ thể là, khi có một
sự cố xấu xảy ra với một cá nhân lạc quan, họ sẽ nghĩ nó xuất phát từ bên ngồi
(khơng phải từ bản thân họ). Trong khi những cá nhân bi quan nghĩ nó xuất phát từ
bên trong (từ chính bản thân họ).
Một số nghiên cứu cho thấy sự lạc quan trái ngược lại với bi quan. Theo
(Scheier, Carver, & Bridges, 2001), người lạc quan thường trải nghiệm các loại trải
nghiệm khó khăn khác nhau. Trong khi đó những người bi quan có xu hướng dễ dàng
nản lịng với những khó khăn. Khi cá nhân đối mặt với khó khăn, nếu có tinh thần lạc
quan thì sẽ có thể sống sót, sẵn sàng cho những thách thức đưa ra và có thể đạt được
mục tiêu của mình (Carver, & Scheier, 2003). Những người lạc quan có xu hướng biết
ơn về bất kỳ thay đổi nào xảy ra, có thể nhìn thấy những cơ hội có sẵn và tập trung vào
việc có được cơ hội (Luthans, Youssef, & Avolio, 2007).

2.1.1.4. Sự hy vọng (Hope)
Theo nhà tâm lý học Snyder (1996), cho rằng sự hy vọng phản ánh “niềm tin
rằng ta có thể tìm thấy con đường dẫn đến những thành quả mong muốn và có động
lực để bước tiếp trên con đường ấy”. Hy vọng được mô tả là phẩm chất khiến một
cá nhân kiên cường theo đuổi mục tiêu và trong một số trường hợp có thể thay đổi
phương pháp đạt được mục tiêu đó để thành cơng. Luthans và cộng sự (2005), đã
xác định hy vọng là khả năng nhận thức của con người để tìm ra con đường đến

mục tiêu mong muốn và thúc đẩy bản thân thông qua suy nghĩ để sử dụng những


9
con đường đó. Luthans và cộng sự chỉ ra rằng có một liên kết chặt chẽ giữa các cá
nhân đang hy vọng với mức độ tự tin hoàn thành một nhiệm vụ cũng như khả năng
của họ để tìm ra con đường để đạt được điều đó, một nhiệm vụ cụ thể có thể cho
hiệu quả cao hơn. Hy vọng là một thang đo phụ của vốn tâm lý, nó có tầm quan
trọng sống cịn trong một tổ chức. Những cá nhân sở hữu mức độ hy vọng cao biểu
thị mức độ mong đợi tích cực cao và năng lượng của họ cung cấp cho việc đạt được
mục tiêu đó cũng cao. Việc hướng tới đạt được các mục đích cụ thể như vậy dẫn
đến mức độ ràng buộc hơn (Ouweneelet al. 2012). Giả thuyết hy vọng của Snyder
và các đồng nghiệp (Snyder, Sympson, Ybasco, Borders, Babyak, & Higgin, 1996;
Snyder, 2000, 2002) được phổ biến rộng rãi, được công nhận trong tâm lý học lâm
sàng. Snyder và các đồng nghiệp của ông đã xác định, hy vọng là trạng thái động
lực tích cực “dựa trên một ý thức tương tác xuất phát của cơ quan thành công (1)
(mục tiêu năng lượng trực tiếp) và (2) con đường (lập kế hoạch để đạt được mục
tiêu)”, (Snyder et al., 1996). Mặt khác, theo lý thuyết hy vọng - phản ánh cá nhân
nhận thức liên quan đến năng lực của họ đối với (1) khái niệm hóa rõ ràng các mục
tiêu, (2) phát triển các chiến lược cụ thể để đạt được các mục tiêu đó (tư duy con
đường) và (3) khởi xướng và duy trì động lực sử dụng các chiến lược đó (tư duy đại
lý). Vì vậy, hy vọng có thể được xem là bao gồm ba thành phần: cơ quan (sức mạnh
ý chí), con đường (sức mạnh tự ý thức) và mục tiêu.
Một số nhà nghiên cứu đã chia hy vọng thành hai thành phần: năng lực ý chí
và con đường đi (Snyder 2000; Snyder, Feldman, & Taylor 2000; Snyder & Lopez
2002). Con đường đi chính là khả năng xây dựng một lộ trình làm việc nhằm đạt
được những thành quả mong muốn. Còn năng lực ý chí chính là nhận thức, lĩnh hội
được con đường đi đến thành công. Trong việc xây dựng lý thuyết về hy vọng,
Snyder giả định rằng các cá nhân thường được định hướng về mục đích cụ thể là họ
phải cư xử như thế nào, phải cố gắng để đạt được một cái gì đó. Luthans và cộng sự

(2008), xem ý chí như nghị lực để cá nhân cố gắng và nỗ lực để đạt được một mục
tiêu mong muốn. Con đường đi và năng lực ý chí là một cặp cộng sinh nơi mà đặc
tính của năng lực ý chí kích thích sự khám phá ra những con đường đi bổ sung để
đạt được mục tiêu mong muốn. Sức mạnh ý chí này hỡ trợ sự kiên trì của cá nhân
và tìm ra con đường khác để đạt được mục tiêu mong muốn cho dù có bất kỳ trở
ngại nào có thể phát sinh.


10

2.1.1.5. Khả năng phục hồi - Resiliency
Masten & Reed (2002), cho rằng khả năng phục hồi được định nghĩa như là
khả năng thích ứng của con người khi vướng phải những nghịch cảnh hay rủi ro.
Luthan & cộng sự (2008), đã khẳng định: “khả năng phục hồi là một sức
mạnh tâm lý tích cực.” Cũng giống như hy vọng, cho đến nay nghiên cứu về khả
năng phục hồi chủ yếu giới hạn ở tâm lý tích cực và thờ ơ . Tuy nhiên, khả năng
phục hồi cũng đã được tìm thấy có liên quan đến thái độ làm việc của sự hài lòng,
hạnh phúc và cam kết (Luthan & cộng sự, 2007).
Khả năng phục hồi là điều kiện để các cá nhân có thể sống sót và chống chọi
lại những trải nghiệm tiêu cực và thích nghi trở lại với những thay đổi trong căng
thẳng gặp phải (Tugade &Fredrickaon trong Hmieleki & Carr, 2007).
Luthans (ở Avey, Luthans, Smiths, & Palmer, 2010), mô tả khả năng phục
hồi là khả năng mà ai đó có thể chống chọi lại khi trải qua một sự kiện khơng tốt và
có thể thích nghi trở lại từ thất bại. Tại nơi làm việc, khả năng phục hồi như là trạng
thái phục hồi tâm lý tích cực để vượt qua nghịch cảnh, xung đột, thất bại, hoặc thậm
chí thay đổi tích cực và tăng trách nhiệm (Luthans, 2002a, trang 702). Ngoài ra,
theo Block và Kremen (1996), Coutu (2002) và Masten (2001), những cá nhân có
khả năng phục hồi cao có xu hướng làm mọi thứ hiệu quả hơn với các kinh nghiệm
khác nhau, bao gồm cả điều chỉnh. Richardson (2002), nhận thấy rằng khả năng
phục hồi thậm chí có thể tăng lên sau khi một cá nhân trải nghiệm một sự kiện xấu.

Điều này có nghĩa là các cá nhân có thể kiên cường hơn với tình huống bất lợi và
có thể bị trả lại từ các sự kiện trước đó.

2.1.2. Kết quả học tập của sinh viên
“Học tập về bản chất là hoạt động nhận thức của người học được thực hiện
dưới sự tổ chức điều khiển của nhà sư phạm. Mục đích của hoạt động học tập là tiếp
thu nền văn hóa của nhân loại và chuyển hóa chúng thành năng lực thể chất, năng
lực tinh thần của mỗi cá nhân. Đối tượng của hoạt động học là hệ thống tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo tương ứng được thực hiện ở nội dung môn học, bài học bằng hệ thống
khái niệm khoa học và khái niệm môn học. Do vậy, kết quả học tập thể hiện chất
lượng của quá trình dạy học. Kết quả học tập đích thực chỉ xuất hiện khi có những


11
biến đổi tích cực trong nhận thức và hành vi của người học, ( Nguyễn Thị Thúy An
– 2016)”.
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về kết quả học tập.
Theo James Madison University (2003), James O. Nichols (2002) “Kết quả
học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/ sinh viên về kiến thức, kỹ năng,
năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục.”
Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (1995), “Kết quả học tập
là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế
cũng như trong khoa học: 1/ Đó là mức đợ thành tích mà một chủ thể học tập đã
đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu
xác định. 2/ Đó là mức đợ thành tích đã đạt của mợt sinh viên so với các bạn học
khác”.
Theo tác giả Huỳnh Văn Thái và Lê Thị Kim Anh, “Kết quả học tập là bằng
chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ
đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục. Có thể hiểu, kết quả học tập của sinh viên
bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái đợ mà họ có được. Các kiến thức, kĩ năng

này được tích lũy từ các mơn học khác nhau trong suốt quá trình học được quy định
cụ thể trong chương trình đào tạo”.
Theo tác giả Trần Kiều (2004), “Dù hiểu theo nghĩa nào, kết quả học tập
cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gờm
3 mục tiêu lớn là: Nhận thức, hành động, xúc cảm. Với từng môn học thì các mục
tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái đợ”.
Từ nhiều định nghĩa khác nhau thì kết quả học tập là tất cả những gì mà sinh
viên đã tiếp thu được về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong suốt quá trình học tập.
Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng định nghĩa
kết quả học tập là kết quả cuối cùng của sinh viên trong mỗi kỳ, mỗi năm và kiến
thức, kỹ năng mà sinh viên đã tiếp thu được từ quá trình học tập sau đó có thể vận
dụng vào thực tế.
Kết quả học tập của sinh viên được đo lường bởi rất nhiều yếu tố và với mỗi
cách tiếp cận khác nhau, lại có các thang đo khác nhau về kết quả học tập. Vậy với
định nghĩa về kết quả học tập của sinh viên đã đề cập ở trên và dựa vào các nghiên


12
cứu trước đây, đề tài đo lường kết quả học tập của sinh viên qua ba nhân tố là điểm
trung bình các mơn, kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chun mơn.

2.1.2.1. Điểm trung bình các mơn
Điểm trung bình các môn học (GPA - viết tắt của Grade Point Average) của
sinh viên trong quá trình học tập tại trường, là điểm trung bình để đánh giá sinh viên
dựa trên hệ thống giáo dục của Mỹ. Và nó được tính thơng qua việc cộng tất cả điểm
trung bình của các mơn học, rồi chia đều để ra được số trung bình. Hiện nay tại Việt
Nam, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tất cả các trường đại học đều
đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên thang điểm GPA. Do đó, bài nghiên
cứu sử dụng chỉ số GPA để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Theo Khoản 2, Điều 22, Chương III, Quyết định số 17/VBHN – BGDĐT

quy định cách tính điểm đánh giá điểm học phần: Điểm học phần là tổng điểm của
tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm
học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ
như sau:
Loại đạt:

Loại không đạt:

A (8,5 - 10)

Giỏi

B (7,0 - 8,4)

Khá

C (5,5 - 6,9)

Trung bình

D (4,0 - 5,4)

Trung bình yếu

F (dưới 4,0)

Kém

Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình
chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

I

Chưa đủ dữ liệu đánh giá.

X

Chưa nhận được kết quả thi.

Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp
mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
Tuy nhiên, ở một số trường đại học tại Việt Nam còn xét thêm A+; B+; C+;
D+ do đó điểm chữ được đánh giá như sau:


13

Loại đạt:

A+ (9,0 – 10)

Xuất sắc

A (8,5 – 9,0)

Giỏi

B+(8,0 – 8,5)

Khá giỏi


B (7,0 – 7,9)

Khá

C+ (6,5 – 6,9)

Trung bình khá

C (5,5 – 6,4)

Trung bình

D+ (5,0 – 5,4)

Trung bình yếu

D (4,0 – 4,9)

Yếu

Loại không đạt: F (dưới 4,0)

Kém

Theo Điều 23, Chương III, Quyết định số 17/VBHN – BGDĐT quy định về
cách tính điểm trung bình chung:(1) Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm
trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua
điểm số như sau:
A


tương ứng với

4

B

tương ứng với

3

C

tương ứng với

2

D

tương ứng với

1

F

tương ứng với

0

Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định
quy đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập

phân.( 2) Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được
tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó: A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung
tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i


14
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ
chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung
học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thơi học, xếp hạng học lực sinh
viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất
trong các lần thi.”
Ngoài ra tại các trường xét thêm B+; C+; D+ thì mức điểm chữ quy đổi sang
mức điểm chữ tương ứng như sau:
Các thang điểm A, B, C, D giữ nguyên
B+

Tương ứng với

3.5

C+

Tương ứng với

2.5


D+

Tương ứng với

1.5

Và theo khoản 1, Điều 28, chương IV, Quyết định số 17/VBHN – BGDĐT
quy định về cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên như sau: Bằng tốt nghiệp đại học,
cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn ngành hoặc song ngành). Hạng
tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của tồn khóa học,
như sau:
 Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
 Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
 Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
 Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,4.

2.1.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là một cách để mô tả các khả năng hay năng lực mà
một người có thể mang đến cho tổ chức nơi họ làm việc (Phạm Thị Lan Hương &
cộng sự, 2010). Đó là những khả năng đảm bảo thành công cho một hoạt động nghề
nghiệp. Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng ứng dụng thành thạo tri thức và kỹ thuật,
công nghệ mới trong quá trình lao động sản xuất; đồng thời có khả năng ứng biến
linh hoạt trong mọi hồn cảnh, trong những biến đổi không ngừng của môi trường
và điều kiện sống, … để lao động sáng tạo, (Hoàng Thị Kim Oanh & Đặng Thị Xen,
2017). Như vậy, điểm số chỉ phần nào phản ánh được kết quả học tập của sinh viên.


×