Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Luận văn vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học thơ trữ tình ở trường phổ thông của xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.23 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học trong thời kỳ đất nước
hội nhập và phát triển.
Hiện nay, chất lượng dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng ở
nhà trường phổ thông nước ta chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu
cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, môn Ngữ văn
đang đứng trước một thực tế báo động, đa số học sinh quay lưng lại với
mơn Văn. Trước thực trạng đó, một u cầu có tính cấp thiết đối với ngành
giáo dục nước ta là phải tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả, đưa
mơn Ngữ văn trở về đúng với vị trí của nó trong hệ thống các mơn học ở
nhà trường phổ thơng, góp phần hình thành, giáo dục nhân cách – đạo đức
người học, nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường nói chung, dạy học
Ngữ văn nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức.
1.2. Phát huy tính tích cực tư duy và tự học của PPDH Nêu và giải
quyết vấn đề.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề có ý nghĩa to lớn trong việc bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp nhận thức, khả năng tư duy, năng lực
độc lập giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn. Lý luận dạy học
nêu và giải quyết vấn đề đã khẳng định điều đó. Tuy vậy, việc triển khai
vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học
Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng nói chung, trong dạy học thơ trữ tình nói
riêng vẫn cịn nhiều hạn chế. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề chưa thực
sự chú ý tới bồi dưỡng phương pháp nhận thức khoa học, kỹ năng tư duy,
năng lực nêu và giải quyết vấn đề cho học sinh mà chỉ chú ý đến lượng
kiến thức học sinh thu nhận được.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài của luận văn với tên gọi “Vận
dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học thơ trữ
tình ở trường phổ thông (Qua bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và "Vội


vàng" của Xuân Diệu)


2

2. Lịch sử nghiên cứu
Phần Lịch sử nghiên cứu chỉ ra những cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài như: những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi và ở Việt
Nam về vấn đề vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy
học Ngữ văn ở trường phổ thơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học thơ trữ tình
ở trường phổ thơng nhằm góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, độc
lập, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về dạy học nêu và giải quyết vấn đề, từ đó vận
dụng phương pháp dạy học nên và giải quyết vấn đề vào dạy học thơ trữ
tình ở trường phổ thơng, cụ thể là hai bài thơ: "Sang thu" của Hữu Thỉnh
và "Vội vàng" của Xuân Diệu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về dạy học theo hướng nêu và giải quyết vấn đề
Nghiên cứu lý luận về dạy học thơ trữ tình ở trường phổ thơng theo
hướng nêu và giải quyết vấn đề
Nghiên cứu tác phẩm "Sang thu" của Hữu Thỉnh và "Vội vàng" của
Xuân Diệu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ứng dụng lý luận về dạy học nêu và
giải quyết vấn đề trong dạy học thơ trữ tình ở trường phổ thông qua bài thơ

"Sang Thu" của Hữu Thỉnh và "Vội vàng" của Xuân Diệu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn
5.3. Phương pháp thống kê, thực nghiệm


3

6. Giả thuyết nghiên cứu
Dạy học Nêu và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích
cực, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học và tính sư phạm. Nếu trong quá
trình dạy học Ngữ văn, phương pháp này được vận dụng một cách hợp lý
thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học
sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
7. Bố cục luận văn:
Chương 1:Cơ sở koa học của đề tài: trong chương này, chúng tôi đi
sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc vận dụng
phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học thơ trữ tình ở trường
phổ thông.
Chương 2: Căn cứ vào cơ sở khoa học của việc vận dụng phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học thơ trữ tình ở trường phổ thơng được
triển khai ở chương 1 để vận dụng dạy học bài thơ Sang thu của Hữu
Thỉnh và Vội vàng của Xuân Diệu .
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG PHƢƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY
HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRƢỜNG PHỔ THƠNG
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Nội dung khoa học của phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề
và hướng vận dụng.
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh một
vấn đề hay hệ thống những vấn đề nhận thức có chứa đựng những mâu
thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh vào tình huống có
vấn đề, kích thích các em tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn
đề, tức là làm cho các em tự giác trong việc lĩnh hội tri thức học tập.


4

1.1.1.2. Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Dạy học N và GQVĐ là một hệ thống THCVĐ được đặt ra gắn liền
với nhau và trong quá trình đó, HS dưới sự giúp đỡ và tổ chức của GV,
nắm được nội dung bộ môn, phương thức học tập và phát triển ở bản thân
những phẩm chất cần thiết cho một thái độ sáng tạo đối với khoa học và
đời sống.
1.1.1.3. Cấu trúc của dạy học N và GQVĐ
- Xuất hiện tình huống có vấn đề.
- Chủ thể đã được chuẩn bị ở chừng mực nào đó để tìm lời giải.
- Được nêu dưới dạng câu hỏi (là “câu hỏi NVĐ”).
- Có thể tìm hiểu nhiều lời giải, và khơng có đáp số cho trước.
1.1.1.4. Đặc trưng cơ bản của dạy học N và GQVĐ
- GV đặt ra trước cho HS một loạt những bài toán nhận thức có chứa
đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm nhưng chúng được cấu
trúc lại một cách sư phạm, gọi là bài toán NVĐ - ơrixtic.
- HS tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán - ơrixtic như mâu thuẫn của nội
tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề tức là trạng thái có nhu
cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó.

- Trong và bằng cách tổ chức giải bài tốn ơrixtic mà HS lĩnh hội một
cách tích cực, tự giác cả kiến thức lẫn cách thức giải, do đó, có được niềm
vui sướng của sự nhận thức sáng tạo.
1.1.1.6. Chức năng của dạy học N và GQVĐ
+ Chuẩn bị cho HS tham gia lao động sáng tạo, biểu lộ tiềm lực sáng
tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động.
+ Đảm bảo cho HS lĩnh hội một cách sáng tạo các tri thức vào phương
thức hoạt động.
+ Đảm bảo cho HS nắm được một cách sáng tạo các PP của khoa học
hiện đại ở trình độ vừa sức và cần thiết.
1.1.1.7. Các dạng của dạy học N và GQVĐ


5

+ Trình bày NVĐ: Trường hợp này xảy ra khi tình huống NVĐ đặt ra
mà HS khơng biến được thành vấn đề.
+ Dạy học tìm tịi một phần: HS khơng hoàn thành tất cả các giai đoạn
nghiên cứu, mà chỉ hồn thành một phần q trình nghiên cứu và khơng
nhất thiết phải là liên tục.
+ PP nghiên cứu: PP nghiên cứu vốn xuất hiện trong dạy học từ lâu,
nó cũng là cách thức thúc đẩy hoạt động nhận thức sáng tạo của người học
dựa trên khả năng nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt kiến thức bằng q trình
tìm tịi sáng tạo.
1.1.1.8. Ý nghĩa của việc áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải
quyết vấn đề.
- PPDH N và GQVĐ đặc trưng ở sự hiện diện của hai yếu tố: THCVĐ
và định hướng giải quyết vấn đề. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho HS lĩnh hội
vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và
hình thành cơ sở thế giới quan khoa học.

- Sự tham gia tích cực của người học trong QTDH làm tăng cường
niềm vui cũng như khả năng cá thể hóa dối với ND học tập, do đó làm tăng
cường động cơ học tập.
- Việc liên hệ với các tình huống thực tiễn trong dạy học N và GQVĐ
dựa trên cơ sở tâm lý học nhận thức, khả năng vận dụng được tri thức đã
được học càng cao nếu tri thức đó được học qua việc giải quyết các tình
huống và được tái hiện sử dụng trong các tình huống thực tiễn.
1.1.2. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề với việc dạy học tác phẩm
văn chương
1.1.2.1. Sự tương thích của TPVC với PPDH N và GQVĐ
- Với quan điểm dạy học mới, có thể thấy đối tượng, tính chất của
mơn Ngữ văn giờ đây được nhìn nhận thấu đáo, khoa học hơn. Mơn văn
với tính chất là mơn học đặc thù vừa mang tính chất là mơn khoa học, vừa
mang tính chất nghệ thuật nay gắn kết theo quan điểm tích hợp, khơng cịn
tách bạch theo những mơn học riêng lẻ với những tên gọi Tiếng Việt, Làm


6

văn, Văn học vốn đã từng làm cho việc dạy học Ngữ văn trở nên tách biệt,
xơ cứng.
- Thứ hai, bất cứ một tác phẩm văn chương nào cũng hàm chứa những
vấn đề nhân sinh sâu sắc. Đó là những nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội
của tác phẩm xuất phát từ giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, có giá trị thiết
thực, lâu dài với đời sống con người biểu hiện qua nhiều phương diện,
nhiều khía cạnh trong đời sống. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bề ngồi của nó
thì người đọc khơng thể nào thấy hết được. Mục đích của giờ học tác phẩm
văn chương là giúp học sinh khám phá ra dược chiều sâu đó bằng cách
phân tích, lý giải, cắt nghĩa để có cách giải quyết và nhận thức vấn đề một
cách hợp lý, khoa học.

1.1.2.2. Tác phẩm văn chương ẩn chứa những yếu tố cấu thành của
phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Tác phẩm văn chương là thông điệp nghệ thuật của nhà văn gửi tới
người đọc
- Tác phẩm văn chương có tính chất đa nghĩa, đa thanh
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp dạy học nêu và
giải quyết vấn đề trong dạy học thơ trữ tình ở trường phổ thơng
- Về phía GV:
+ 100% GV đã nhận thức được vai trò và sự cần thiết phải sử dụng
phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học thơ trữ tình ở
trường phổ thơng. Điều này thể hiện GV đã có ý thức trong việc đổi mới
PP dạy học và bước đầu vận dụng nó vào giờ dạy học Ngữ văn nói chung,
dạy học thơ trữ tình nói riêng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học thơ trữ tình, số giáo viên thường
xuyên sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề chiếm tỉ lệ
thấp, dù đã nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học này
nhưng trong quá trình dạy học thơ trữ tình, thỉnh thoảng giáo viên mới sử
dụng. Bên cạnh đó, trong giờ dạy, giáo viên còn nhiều lúng túng, chưa sử


7

dụng kết hợp các phương pháp dạy học. Nhiều GV cịn nặng về diễn
giảng, đơi lúc say sưa “độc tấu” hoặc hỏi rồi tự trả lời.
+ Việc sử dụng câu hỏi NVĐ còn nhiều bất cập
Thỉnh thoảng GV mới NVĐ và chỉ dùng vào phần trọng tâm bài học.
Có trường hợp ngược lại, cái gì GV cũng hỏi.
Sự đơn điệu trong cách NVĐ của GV.
Loại câu hỏi thiên về tái hiện, ít có câu hỏi cảm thụ, câu hỏi cảm xúc

thẩm mĩ và những câu hỏi có khả năng rèn luyện trí thơng minh và tư duy
sáng tạo của HS.
Các câu hỏi trong một bài giảng đa số chưa mang tính hệ thống, chưa
có tác dụng liên kết kiến thức trong bài giảng, thậm chí có những câu hỏi
lạc ra ngồi quỹ đạo của TP, khơng có tác dụng thúc đẩy tính tích cực từ
bên trong của HS.
Một số câu hỏi yêu cầu nội dung giải đáp quá lớn mà khơng có sự gợi
ý chi tiết.
Có trường hợp khi sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, GV chỉ nêu vấn đề
(hỏi) chứ chưa tổ chức cho HS giải quyết vấn đề để tìm ra “lời giải” một
cách thấu đáo. Vì thế, cách nêu vấn đề ấy chưa tạo được niềm say mê,
hứng thú và hấp dẫn HS trong giờ học.
- Về phía học sinh
+ Sự nhận thức của HS về vai trò của phương pháp dạy học Nêu và
giải quyết vấn đề trong giờ đọc - hiểu thơ trữ tình còn thấp.
+ HS chỉ tái hiện kiến thức một cách thụ động, rất ít HS vận dụng sáng
tạo trong các tình huống của bài học. Vì thế, trong giờ đọc - hiểu phần lớn
hoạt động học của HS vẫn dừng lại ở mức độ nghe giảng ghi chép, chứ
chưa có ý thức tham gia vào các hoạt động dạy và học. HS ngại phát biểu
ý kiến xây dựng bài. Khi được GV mời trả lời HS thường lúng túng. Giờ
văn vì thế mà trở nên nặng nề, mệt mỏi, HS kém hào hứng chờ đợi. Do đó
dẫn đến hiệu quả lĩnh hội kiến thức còn thấp nên kết quả học tập bộ môn
chưa cao.


8

+ Trong giờ học hoặc qua các bài kiểm tra, HS tỏ ra dựa dẫm vào
GV hoặc tài liệu tham khảo, chưa chú ý phát huy năng lực độc lập suy
nghĩ. Khả năng khái quát hóa, khả năng bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ của HS

còn hạn chế.
Chƣơng 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH
Ở TRƢỜNG PHỔ THƠNG THEO HƢỚNG VẬN DỤNG
PHƢƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(Qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và Vội vàng của Xn Diệu)
2.1. Những u cầu có tính ngun tắc trong dạy học thơ trữ tình
ở trƣờng phổ thơng theo hƣớng dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
2.1.1. Yêu cầu về kiến thức
2.1.1.1. Bám sát đặc trưng thơ trữ tình
Vận dụng phương pháp N và GQVĐ trong dạy học thơ trữ tình cần
phải bám sát vào đặc trưng của loại thể để có hướng khai thác, cảm thụ tác
phẩm theo chiều hướng phù hợp.
- Giảng thơ chủ yếu là giảng hình tượng thơ, là qua hình thức để giảng
nội dung, là thơng qua việc phân tích các yếu tố về loại thể, kết cấu, ngôn
ngữ để làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp, chiều sâu của nó, từ đó
mà tiếp thu và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của tác phẩm.
* Ngơn ngữ thơ trữ tình
- Ngơn ngữ thơ trữ tình cơ đọng, gợi cảm, bão hịa cảm xúc. Ngơn ngữ
thơ trữ tình khơng khách quan như ngơn ngữ tự sự; lời thơ trữ tình thường
là lời đánh giá trực tiếp, thể hiện một quan hệ của chủ thể với cuộc đời.
Ngay khi miêu tả, lời thơ cũng là lời đánh giá.
- Ngôn ngữ thơ gắn liền nhạc điệu, nhịp điệu. Nhạc điệu của thơ thể
hiện ở âm thanh. Mỗi loại âm (nguyên âm, phụ âm), mỗi loại thanh (bằng,
trắc) có một giá trị biểu hiện nhất định. Sự phối hợp giữa âm thanh với


9

cách ngắt nhịp và vần cốt để ngôn ngữ thơ có nhạc tính. Nhạc tính trong
thơ thể hiện ở sự trầm bổng, sự trùng lặp, sự cân đối.

Với đặc trưng ngơn ngữ thơ như vậy, trong q trình dạy học tác
phẩm thơ trữ tình, dù là vận dụng phương pháp nào thì cũng cần phải chú
ý đến những đặc trưng này.
* Tứ thơ trong thơ trữ tình
M
. Tro

.
Do vậy, khi vận dụng phương pháp N và GQVĐ trong dạy học thơ trữ
tình, GV cần chú ý đến cái tứ của bài thơ để hướng HS đi vào khai thác bài
thơ theo đúng mạch cảm xúc của bài, từ đo đặt ra những "vấn đề" để học
sinh giải quyết, tìm ra nội dung, ý nghĩa bài thơ.
* Kết cấu thơ trữ tình
Kết cấu

, giọ

, giống như xương sống của một cơ thể. Tư t


10

.
* Tình cảm, cảm

, thấm nhuần tư tưởng nhân
văn.

. C


.
. Từ trong bản chất thể loại, thơ trữ tình được khơi nguồn từ
nhu cầu tự bộc lộ của con người. Hành động trữ tình chính là kết quả của
chủ thể tự ý thức, mong muốn giao lưu với người khác, với đồng loại. Tuy
nhiên, sức mạnh nhân cách, tính tích cực tinh thần của chủ thể trữ tình ở
mỗi thời đại, mỗi trào lưu thơ ca được bộc lộ ở những mức độ khác nhau.

người
đọc.
2.1.1.2. Tập trung khai thác những yếu tố tạo cơ sở cho tình huống
có vấn đề.
Để dạy học một bài thơ trữ tình theo hướng N và GQVĐ, người giáo
viên cần tập trung vào những yếu tố tạo cơ sở cho tình huống có vấn đề.
Có như vậy, những tình huống có vấn đề mà GV đưa ra mới có cơ sở khoa


11

học hợp lý, logic với nội dung bài học. Cũng từ đó, HS mới có thể dựa vào
văn bản thơ để giải quyết các vấn đề GV đưa ra.
* Thứ nhất, GV định hướng cho HS nhận thức được sự khác nhau
giữa nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình.
- Nhân vật trữ tình là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm
xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình trong thơ là một hình
tượng khái quát. Nhà thơ tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng,
cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, thế hệ người.
- Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình
cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả.
Khi hướng dẫn HS phân tích thơ trữ tình cần đặt ra những vấn đề như
đã nêu nhằm hướng các em vào tìm hiểu thấu đáo nội dung tình cảm được

tác giả bộc lộ. Trên cơ sở này, GV có thể đặt ra các câu hỏi có vấn đề cho
các em cảm thụ, khám phá tác phẩm một cách sáng tạo.
* Thứ hai, GV cần định hướng cho HS chú ý đến giọng điệu trong bài
thơ
- Giọng điệu trong thơ có vai trị rất quan trọng trong việc thể hiện tư
tưởng tình cảm, chủ đề của bài thơ. Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được
thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của
một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những
mặt khác nhau của nó. Câu thơ có giọng điệu mới là câu thơ có hồn. Một
bài thơ cho dù từ ngữ có thơng báo nhiều nội dung quan trọng đến đâu
nhưng nếu khơng có giọng điệu thì đọc lên vẫn nhạt nhẽo, vơ vị. Giọng
điệu sẽ góp phần biểu hiện mặt chủ quan trong nội dung của nghệ thuật vì
“về cơ bản giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và
cách đánh giá của nhà văn về sự vật, hoàn cảnh và con người”.
- Giọng điệu là yếu tố hàng đầu làm nên phong cách nhà văn. Những
tác phẩm lớn thường có nhiều giọng điệu hoặc có nhiều sắc thái, giọng
điệu trên cơ sở một giọng điệu chính. M.B.Khrapchencơ phân biệt “giọng


12

điệu chủ yếu” và bên cạnh đó là các “sắc điệu khác” bao quanh nó với tư
cách “bè”, “đệm”.
- Đây là vấn đề GV cần lưu ý để đặt ra những câu hỏi có vấn đề xốy
vào giọng điệu nhằm giúp HS tìm tịi, phát hiện nét độc đáo được nhà thơ
biểu hiện.
* Thứ 3: GV cần định hướng cho HS chú ý đến tính hàm súc của ngơn
ngữ thơ trữ tình
Thơng qua một lượng từ rất hạn chế, nhà thơ đã nói được rất nhiều
điều và người đọc thơ phải bằng lượng từ ít ỏi đó để nắm bắt được nội

dung cảm xúc của bài thơ. Đặc trưng này sẽ là điểm tựa để qua đó GV dẫn
dắt HS khám phá tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, trong đó có câu hỏi
nêu vấn đề.
Sở dĩ có tính chất hàm súc bởi ngôn ngữ văn chương là kết tinh của
việc sử dụng ngôn ngữ hàm chứa nhiều tầng nghĩa để tạo ra sự đa nghĩa.
2.1.2. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh khi vận dụng
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học tác phẩm thơ trữ
tình.
Về mặt tri thức, GV cần phát hiện được đúng “vấn đề” trong tác phẩm
để đặt ra cho HS giải quyết. Điều này rất quan trọng, bởi một khi “vấn đề”
đặt ra không vừa sức HS, quá dễ hoặc q khó với trình độ nhận thức của
HS thì sẽ khơng trở thành “tình huống có vấn đề”, không tạo ra được “vấn
đề”, như vậy sẽ không lôi cuốn được người học vào quá trình tư duy chiếm
lĩnh tri thức; hoặc “vấn đề” không trọng tâm, không bám sát tác phẩm thì
việc giải quyết “vấn đề” dù có tốt đến đâu cũng sẽ không mang lại hiệu
quả. Yêu cầu này địi hỏi người GV phải có một sự nỗ lực nhất định, bởi
ngoài sự tinh tế nhạy cảm cần có đối với văn học cịn là việc nắm bắt, hiểu
biết về cấu tạo của một văn bản nghệ thuật, về các đại lượng nghệ thuật,
các phương thức trình bày, những ảnh hưởng của thời đại đối với tác
phẩm, những đóng góp của tác giả về mặt đề tài, tư tưởng chủ đề...


13

Về mặt tri thức, GV cần phát hiện được đúng “vấn đề” trong tác phẩm
để đặt ra cho HS giải quyết. Điều này rất quan trọng, bởi một khi “vấn đề”
đặt ra không vừa sức HS, quá dễ hoặc quá khó với trình độ nhận thức của
HS thì sẽ khơng trở thành “tình huống có vấn đề”, khơng tạo ra được “vấn
đề”, như vậy sẽ không lôi cuốn được người học vào quá trình tư duy chiếm
lĩnh tri thức; hoặc “vấn đề” không trọng tâm, không bám sát tác phẩm thì

việc giải quyết “vấn đề” dù có tốt đến đâu cũng sẽ khơng mang lại hiệu
quả.
GV cũng cần có kiến thức rộng, có các quan điểm khác nhau về các
vấn đề, hệ thống tri thức chứng minh các quan điểm đó. Bên cạnh đó, ở
phương diện bao quát hơn, GV cũng cần phải có sự hiểu biết sâu sắc các
vấn đề phương pháp luận của nhận thức khoa học cũng như tính đặc thù
của nhận thức trong cảm thụ văn học, các phương pháp và phương thức
khái quát giải quyết các vấn đề.
Về mặt kĩ năng sư phạm, trước tiên đó là khả năng nắm bắt tâm lí
HS. Muốn nêu vấn đề thành cơng, tạo được những tình huống tiếp nhận,
khơi gợi được hứng thú học tập, khơng khí tranh luận ở HS, GV còn cần
phải biết và hiểu những hạn chế trong năng lực cảm thụ văn học ở đối
tượng tiếp nhận để có thể đưa ra những “vấn đề” phù hợp, vừa sức, hấp
dẫn đối với các em. Hiểu được tâm lí lứa tuổi cũng rất có ích cho quá trình
tiến hành một tiết dạy học theo hướng N và GQVĐ.
GV cần phải biết cách ứng phó phù hợp, xử lý khéo léo với những tình
huống có vấn đề xảy ra trong quá trình học tập, đồng thời linh hoạt đạt ra
những tình huống có vấn đề để HS giải quyết.
2.2. Hƣớng khai thác bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và Vội
vàng của Xuân Diệu theo hƣớng nêu và giải quyết vấn đề.
2.2.1. Vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề hướng dẫn học sinh
tìm hiểu các giá trị của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và Vội vàng
của Xuân Diệu.


14

Mấu chốt của dạy học NVĐ là thiết lập cho được hai hoạt động tương
tác của GV - nêu vấn đề và HS - giải quyết vấn đề.
- Hoạt động NVĐ của GV (đôi khi HS NVĐ):

+ GV tổ chức, xây dựng, tạo ra những giả thiết, những dữ kiện và yêu
cầu giải pháp để người đọc đi tìm lời giải. Tức là GV làm xuất hiện bên
trong ý thức của HS một mâu thuẫn nhận thức tự giác, một nhu cầu bên
trong muốn giải quyết mâu thuẫn đó.
+ GV lập kế hoạch các bước giải, lập kế hoạch cho q trình đi đến lời
giải, làm cho q trình đó trở nên thuận lợi, kích thích HS nỗ lực chủ động
giải quyết một phần vấn đề.
+ NVĐ được cụ thể hóa bằng những câu hỏi gọi là câu hỏi NVĐ. Các
câu hỏi NVĐ được đặt trong một hệ thống và thống nhất với mục tiêu bài
học. Thông thường, GV đưa ra câu hỏi, hỏi dồn hoặc gợi tìm, kết hợp với
quan sát tinh tế và đánh giá chính xác.
+ Câu hỏi NVĐ có nhiều mức độ: yêu cầu HS chỉ tái hiện, yêu cầu HS
phải tư duy, yêu cầu HS cùng một lúc phải vận dụng nhiều năng lực khác
nhau để giải quyết vấn đề,…
- Hoạt động giải quyết vấn đề của HS:
+ Đây là lúc HS thể hiện rõ nhất sự năng động, tích cực của mình.
+ Trước vấn đề GV nêu ra, HS chấp nhận mâu thuẫn của cái khách
quan thành mâu thuẫn và nhu cầu bên trong của bản thân mình để trở
thành thành chủ thể của hoạt động nhận thức.
+ Con đường tư duy của người học cũng chính là q trình của sự nỗ
lực tìm tòi, phát hiện kiến thức bằng việc đưa ra các lời giải của bài tốn
nhận thức một cách thích hợp, sáng tạo, tức là biết cách nắm bắt và xử lí
trúng các tình huống có vấn đề.
+ Thơng qua việc đối thoại trực tiếp với GV, đối thoại với nhau (khi
thảo luận nhóm; thuyết trình, phản biện,…), đối thoại với nhà văn (qua
việc sắm vai, hóa thân),... mà HS có sự nhận thức sâu sắc nội dung bài
học.


15


2.2.1.1. Vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề vào dạy học bài thơ
Sang thu (Hữu Thỉnh)
* Sang thu - sự biến chuyển của thiên nhiên, đất trời lúc giao mùa
trong cảm nhận của nhà thơ.
- Khổ thơ 1:
+ Trước Hữu Thỉnh, đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài mùa thu.
Tuy nhiên, Hữu Thỉnh đã có sự sáng tạo riêng của mình khi cùng viết về
mảng đề tài này. Vậy, sự sáng tạo đó được thể hiện như thế nào?
+ Tại sao tác giả không viết "chợt nhận ra hương ổi" và "Có lẽ thu đã
về" mà lại viết " Bỗng nhận ra hương ổi" và "Hình như thu đã về"?
- Khổ thơ thứ 2:
Vận dụng phương pháp N và GQVĐ khi dạy học nội dung này, GV
có thể nêu ra những câu hỏi nêu vấn đề như sau:
+ Em hãy tìm các từ có thể thay thế cho từ "dềnh dàng", "vội vã",
"vắt" có trong khổ thơ thứ hai. Hãy so sánh hiệu quả diễn mà các từ vừa
thay thế với từ mà tác giả đã chọn lựa? Việc lựa chọn và kết hợp các từ ấy
với "sơng", "chim", "đám mây" tạo ra những hình ảnh thơ như thế nào?
+ Có ý kiến cho rằng, Sang thu đơn thuần là bài thơ tả cảnh đất trời
thời điểm sang thu. Em có đồng ý với ý kiến đó khơng? Vì sao?
- Khổ thơ thứ 3:
+ Tại sao trong câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Hữu Thỉnh lại dùng
từ "đứng tuổi" mà không dùng từ "lớn tuổi". Cách sử dụng từ ngữ đó có ý
nghĩa gì?
* Sang thu - sự biến chuyển của đời người.
+ Bài thơ có nhan đề Sang thu bởi vì nếu đặt là Thu sang thì cảnh vật
chỉ đơn thuần là tả cảnh thiên nhiên mùa thu. Nh-ng Sang thu không đơn
thuần là một bài thơ tả cảnh đất trời trong thời điểm sang thu, bởi ta bắt
gặp những suy ngẫm về cuộc đời, về con ng-ời. Cái đứng tuổi của hàng cây
là một cái chót để qua đó ta mở sang mét thÕ giíi kh¸c, thÕ giíi sang thu

cđa hån ng-êi.


16

Giả sử có ai đó muốn can thiệp vào tác phẩm của nhà văn bằng cách
thay đổi từ ngữ trong câu thơ cuối: Thay "đứng tuổi" bằng "lớn tuổi".
Theo tác giả, điều đó có được khơng? Vì sao?
2.2.1.2. Vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề vào dạy học bài thơ
Vội vàng (Xuân Diệu).
* Vội vàng - một quan niệm mới về thời gian
+ Thời gian là đề tài muôn thuở của thi ca. Đến thời hiện đại, thời
gian lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Và một trong những nhà thơ
thể hiện nỗi trăn trở nhiều nhất về thời gian chính là con người khát khao
sống, khát khao yêu: Xuân Diệu. Vậy Xuân Diệu có quan niệm độc đáo
như thế nào để khi nhắc đến ông, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ của thời
gian?
+ Trong chương trình Ngữ văn THCS và chương trình Ngữ văn 10,
các em đã được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học trung đại. Bằng hiểu
biết của mình, em hãy so sánh để chỉ ra sự mới mẻ trong quan niệm thời
gian của Xuân Diệu?
+ Qua việc thể hiện quan niệm của mình về thời gian, thi sĩ Xuân
Diệu đã cho chúng ta thấy được nỗi lòng của nhà thơ trước dòng chảy của
cuộc đời: yêu cuộc sống say mê tha thiết – băn khoăn trước cuộc đời, chán
nản, hoài nghi, cơ đơn – tình u cuộc sống bùng lên cuồng nhiệt hối hả.
Vì sao đang yêu đời, đam mê như thế, nhà thơ bỗng hoảng hốt, đau buồn
rồi cuối cùng tình yêu cuộc sống lại bùng lên cuồng nhiệt hối hả? So với
những người cùng thời, nỗi buồn trong thơ Xn Diệu có gì khác?
* Vội vàng - bản tuyên ngôn bằng thơ về một triết lý sống mới.
+ Thời gian như ngọn gió đem đến sự tàn phai không thể cưỡng nổi

của con người và tạo vật. Ước muốn "tắt nắng đi", "buộc gió lại" là khơng
bất khả thi. Vậy thi nhân đã làm thế nào để "thắng" được thời gian? Khát
vọng sống, cảm xúc mãnh liệt của hồn thơ Xuân Diệu đã hóa thân như thế
nào vào ngơn từ và hình tượng nghệ thuật?


17

+ Em nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu (tán
thành, không tán thành)? Từ quan niệm sống này, em có suy nghĩ gì về
cuộc sống thực tại của mình?
2.2.2. Vận dụng các “loại hình nêu vấn đề” hướng dẫn học sinh
thâm nhập sâu sắc bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) và Vội vàng (Xuân
Diệu).
2.2.2.1. Vận dụng các “loại hình nêu vấn đề” hướng dẫn học sinh
thâm nhập sâu sắc bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh)
- Nêu vấn đề kiểu suy lý
+ Bài thơ là dòng cảm xúc bâng khuâng, vấn vương của nhà thơ lúc
đất trời vào thu. Em hãy chỉ ra diễn biến của dòng cảm xúc đó.
+Tại sao Hữu Thỉnh lại chọn bỗng chứ không phải là chợt trong câu
Bỗng nhận ra hương ổi và chùng chình chứ khơng phải là chầm chậm,
nhẹ nhàng hay từ từ... trong câu Sương chùng chình qua ngõ?
- Nêu vấn đề kiểu tái hiện kết hợp với suy lý
+ Trước tín hiệu thu về, nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình.
Em hãy tìm những từ ngữ biểu hiện cảm xúc của nhà thơ. Những từ ngữ ấy
diễn tả trạng thái gì của sự cảm nhận?
- Nêu vấn đề kiểu tái hiện kết hợp so sánh
+ Em hãy tìm các từ thay thế cho từ "dềnh dàng", "vội vã", "vắt"
trong khổ thơ thứ hai. Hãy so sánh hiệu quả diễn đạt mà các từ vừa thay
thế với các từ mà tác giả mới chọn lựa.

+ Tại sao trong câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Hữu Thỉnh lại
dùng từ "đứng tuổi" mà không dùng từ "lớn tuổi". Cách sử dụng từ ngữ đó
có ý nghĩa gì?
2.2.2.2. Vận dụng các “loại hình nêu vấn đề” hướng dẫn học sinh
thâm nhập sâu sắc bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu)
- Nêu vấn đề kiểu ứng dụng
+ Trong bài thơ Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong, Xuân Diệu viết:
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.


18

Ơng đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ
Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ.
Cha đàng ngồi, mẹ ở đàng trong.
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.
Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khơ rang,
Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát.
Q mẹ gió nồm thổi lên tươi mát.
Bình Định lúa xanh ơm bóng tháp Chàm.
Theo em, q hương và gia đình có ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời
và hồn thơ của ông?
- Nêu vấn đề kiểu so sánh
+ So sánh bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ này với đoạn thơ
trước. Từ đó hãy cho biết cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời này đối
với nhà thơ là gì?
+Vì sao đang yêu đời, đam mê như thế, nhà thơ bỗng hoảng hốt, đau
buồn? So với những người cùng thời, nỗi buồn trong thơ Xn Diệu có gì
khác?
Nêu vấn đề kiểu tái hiện:

- Trước khi học bài thơ Vội vàng, các em đã được tìm hiểu về Phong
trào Thơ mới và một số tác gia tiêu biểu. Trong bài học này, các em đã
được biết đến nhà thơ Xuân Diệu. Vận dụng những tri thức đã được học
kết hợp với phần Tiểu dẫn SGK Ngữ văn 11, tập 2 em hãy trình bày những
hiểu biết của mình về tác giả Xuân Diệu.
- Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, Xuân Diệu thường xuyên nhìn
cuộc đời bằng con mắt xanh non, biếc rờn, con mắt của tình yêu, tình
luyến ái. Điều đó được thể hiện như thế nào trong bức tranh mà thi nhân
mang đến cho độc giả?
- Em hãy lí giải vì sao nhà thơ lại nồng nhiệt, hối hả đến với cuộc
sống như vậy? Tâm trạng đó được thể hiện qua hình ảnh, ngơn từ, nhịp
điệu của đoạn thơ như thế nào?


19

- Nêu vấn đề trực tiếp:
+ Kết cấu câu thơ có gì đặc biệt? Em hãy nhận xét về ngơn ngữ,
giọng điệu của hai câu thơ:"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già"?
+ Tâm trạng của nhân vật trữ tình thay đổi như thế nào trong tồn
bài thơ?Tại sao lại có sự thay đổi đó?
- Nêu vấn đề kiểu suy lý:
+ Qua bài thơ, Xuân Diệu muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
- Nêu vấn đề kiểu đánh giá và khái quát
+ Xuân Diệu được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ
mới". Cái "mới nhất" ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ Vội
vàng?
* Nêu vấn đề kiểu đánh giá, khái quát và ứng dụng:
+ Nhận định về niềm khao khát tận hưởng cuộc sống trong bài thơ

Vội vàng, có ý kiến cho rằng đó là tiếng nói của cái tơi vị kỷ, tiêu cực; lại
có ý kiến cho rằng đó là tiếng nói của cái tơi tích cực. Ý kiến của em như
thế nào? Liên hệ với cuộc sống bản thân và của thanh niên hiện nay.
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Phần thực nghiệm sư phạm trình bày mục đích, đối tượng, phương
pháp và tiến trình tổ chức thực nghiệm sư phạm. Luận văn thu thập các kết
quả thực nghiệm dựa trên cả kết quả giờ dạy của GV và kết quả kiểm tra
khảo sát HS. Dưới đây xin giới thiệu một số kết quả:
BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Lớp thực nghiệm: 9A, 9C; Lớp đối chứng 9B, 9D

9A, 9C

Tổng số
HS
81

9B, 9D

82

Lớp

Điểm giỏi

Điểm khá

13
(16,1%)
8 (9,8%)


35
(43,1%)
25 (
30,5%)

Điểm t. bình Điểm yếu
29 ( 35,9%)

4 (4,9%)

40 ( 48,9%)

9 (10,8%)


20

* Đánh giá kết quả thực nghiệm:
- Đánh giá định tính qua thái độ học tập của HS:
HS thật sự bị cuốn vào hoạt động học tập: chuẩn bị bài đầy đủ theo
hướng dẫn của GV, trên lớp tập trung vào bài học, tích cực tham gia
phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Nhìn chung, HS thực sự làm chủ giờ
học của mình.
- Đánh giá định lượng qua bài kiểm tra: Bảng điểm cho thấy: Ở lớp
TN tỉ lệ bài đạt khá, giỏi cao hơn so với lớp ĐC (TN: 59,2% > ĐC 40,3%).
Số HS trung bình và yếu giảm xuống, đặc biệt là tỉ lệ HS yếu giảm đáng kể
(TN 16,2
3.5.2. Kết quả thực nghiệm dạy học bài thơ Vội vàng của Xuân
Diệu

BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Lớp thực nghiệm: 11A1, 11A4; Lớp đối chứng: 11A2,11A3
Lớp

Tổng số
HS

Điểm
giỏi

Điểm
khá

Điểm t.
bình

Điểm yếu

11A1,
11A4

82

9 (11%)

39
(47,6%)

30 (
36,6%)


4 (4,9%)

11A2,
11A3

81

3(3,7%)

27
(33,3%)

40 (
49,3%)

11(13,6%)

* Đánh giá kết quả thực nghiệm
Cả hai giờ dạy học đều bảo đảm yêu cầu về kiến thức, trọng tâm bài
học. Các GV đều hướng đến việc tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính
tích cực của HS.
- Giờ dạy ĐC: khơng khí giờ học đơn điệu, trầm lắng.
+ GV nói nhiều hơn, thỉnh thoảng mới đưa câu hỏi NVĐ, GV tỏ ra
lúng túng khi tổ chức cho HS giải quyết vấn đề, đôi lúc GV hỏi HS rồi tự
trả lời.
+ HS tỏ ra không “mặn mà” với bài học, ngại phát biểu, khi được
mời trả lời thì lúng túng vì khơng “bắt nhịp” được câu hỏi.



21

- Giờ dạy TN: khơng khí giờ học nhẹ nhàng, thoải mái.
+ GV rất linh hoạt, ứng xử kịp thời và khéo léo trước các tình huống.
Câu hỏi được GV đưa ra đúng thời điểm theo tiến độ của giờ dạy học.
Chẳng hạn, đầu giờ học, GV kịp thời nêu câu hỏi lúc HS chưa thật tập
trung để kéo HS sự chú ý của HS vào giờ học. Trong giờ học, khi tư duy
của Hs gặp cản trở, xuất hiện sai lệch hoặc thắc mắc thì GV kịp thời nêu
câu hỏi để gạt bỏ khúc mắc, khiến cho giờ dạy học trên lớp được tiến hành
thuận lợi theo đúng kế hoạch. Cuối giờ, khi HS xuất hiện tâm lí mệt mỏi
thì GV nêu câu hỏi làm cho tinh thần HS phấn chấn trở lại.
+ HS rất hào hứng trước vấn đề GV nêu ra, nhiều HS tranh nhau trả
lời; nhóm thảo luận sơi nổi; thuyết trình say sưa và phản biện nhiệt tình,
một số HS cịn mạnh dạn đưa ra những ý kiến của cá nhân mình làm cho
giờ học thêm hứng thú,… Nhìn chung GV đã thể hiện tốt vai trị chủ đạo,
hướng dẫn HS tích cực học tập, hiệu quả giờ dạy học đạt kết quả cao.
Cụ thể như sau: Ở lớp TN tỉ lệ bài đạt khá, giỏi cao hơn so với lớp
ĐC (TN: 58,6%> ĐC 37%). Số HS trung bình và yếu ở lớp TN chiếm tỉ lệ
nhỏ hơn so với lớp ĐC (TN 41,5% > ĐC 62,9%).
Tóm lại: Qua giờ dạy TN chúng tơi nhận thấy rằng việc vận dụng
phương pháp N và GQVĐ vào việc dạy học bài Sang thu của Hữu Thỉnh
và Vội vàng của Xuân Diệu nói riêng và giờ dạy học đọc - hiểu thơ trữ tình
ở trường phổ thơng là hồn tồn có thể thực hiện được.


22

KẾT LUẬN
1. Bản chất của cảm thụ nghệ thuật là trau dồi cảm xúc thẩm mĩ, bản
thân cái thẩm mĩ đã chứa đựng trong nó các yếu tố nhận thức và tiêu chuẩn

đạo đức. Chân lí nghệ thuật ln khiến ta kinh ngạc, xúc động, sảng khoái
về tâm hồn và trí tuệ. Bởi thế, phương thức nêu vấn đề trong giờ văn có tác
dụng và sức thuyết phục riêng, chứa đựng trong nó “hạt nhân hợp lí” của
quan điểm dạy học mới đang thâm nhập sâu vào nhà trường hiện đại. Hiệu
quả của giờ học văn theo phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề có ưu thế
trong việc giúp HS bộc lộ vai trò chủ thể cảm thụ sáng tạo trong q trình
tiếp nhận văn học. Từ đó dẫn đến việc nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn Ngữ văn. Đây là xu hướng dạy học tích cực sáng tạo cần phát huy.
2. Nêu vấn đề cho HS và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề trong quá
trình học tập là một phương pháp dạy học có tính khoa học và cơ sở thực
tiễn vững vàng. Điều đó thể hiện rõ quan điểm dạy học tích cực, phát huy
tính chủ động, sáng tạo của người học, là cơ sở tiền đề cho việc đổi mới
PPDH. Vì thế, trong quá trình thực hiện đề tài của luận văn, chúng tôi đã
căn cứ vào những yếu tố then chốt của N và GQVĐ thông qua các yếu tố
của cấu trúc NVĐ, phối hợp đa dạng các loại hình NVĐ với các yêu cầu
khác nhau. Từ đó triển khai phương pháp N và GQVĐ trong suốt tiến trình
của giờ lên lớp. Qua đó, có thể thấy điểm mới của cách hiểu và vận dụng
phương phương pháp N và GQVĐ trong luận văn này là:
- N và GQVĐ là một phương pháp dạy học, được thực hiện xuyên
suốt bài dạy. Quá trình N và GQVĐ được cụ thể hóa bằng hệ thống câu
hỏi NVĐ, kèm theo những cách thức tổ chức giải quyết vấn đề phù hợp.
- NVĐ có nhiều mức độ từ dễ đến khó. Câu hỏi NVĐ có những yêu
cầu khác nhau: yêu cầu HS chỉ tái hiện, yêu cầu HS phải tư duy, yêu cầu
HS cùng một lúc phải vận dụng nhiều năng lực khác nhau để giải quyết
vấn đề,…


23

- Cấu trúc của NVĐ gồm hai hoạt động tương tác chặt chẽ: hoạt động

NVĐ của GV và hoạt động giải quyết vấn đề của HS. Nói cách khác, GV
là người thiết kế bài toán ơrixtic, HS là người đi tìm lời giải.
3. Các kết quả thể nghiệm bước đầu cho thấy việc thiết kế bài dạy
như quá trình nêu trên có tính khả thi và đạt được kết quả đáng khích lệ.
Để nắm kĩ năng dạy học theo phương thức này, một mặt, GV phải nắm
được các kiến thức lí thuyết và kinh nghiệm của dạy học NVĐ theo tính
chất, nội dung, cấu trúc, loại hình đã có; mặt khác, GV phải biết cập nhật
những vấn đề mới đặt ra trong giờ dạy học tác phẩm văn chương theo quan
điểm đọc - hiểu. Cho tới nay, phương pháp dạy học này vẫn còn những
vấn đề trao đổi chưa thống nhất. Tuy nhiên, quan điểm chung đều thống
nhất N và GQVĐ là một phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiện
đại. Đồng thời cần nhận ra điều quan trọng là quan trọng là những lí thuyết
và kinh nghiệm dù có phong phú sâu sắc tới đâu thì bao giờ cũng cần được
thử thách, sàng lọc thông qua việc tổ chức dạy học hợp lí trong thực tiễn
của người GV, đặc biệt là việc hướng dẫn HS tham gia giải quyết vấn đề bài toán ơrixtic - để lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả.
4. Qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đã rút ra được những
kinh nghiệm: - Thống nhất quan điểm GD tích cực là dạy học phát huy
tính chủ động, sáng tạo của chủ thể học tập nhưng khơng nên tuyệt đối hóa
vai trị của HS (như bấy lâu nay vốn có sự ngộ nhận về khái niệm “HS là
nhân vật trung tâm”) mà coi nhẹ văn bản văn học và vai trò của GV. Mơ
hình dạy học tối ưu là mơ hình tương tác nhiều chiều với ba điểm nhìn của
nhà văn, GV và HS - bạn đọc.
- Khơng có PP, biện pháp dạy học nào là tối ưu. Điều quan trọng là
trong quá trình chuẩn bị tổ chức soạn giảng GV phải biết chọn lựa, kết hợp
sao cho các PP, biện pháp phát huy được những thế mạnh của nó để đem
lại hiệu quả cao trong dạy học. - Phương thức dạy học NVĐ cần được
quan niệm một cách “mềm dẻo” hơn, sử dụng một cách linh hoạt hơn để


24


nó thực sự “là yếu tố cấu thành, là động lực cho tiến trình giảng dạy mơn
Ngữ văn”
5. Tất cả những đề xuất của đề tài xuất phát từ những yêu cầu cơ bản
của việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường THPT hiện
nay, là kết quả của sự tìm tịi học hỏi với quan niệm GV là động lực của
quá trình đổi mới phương pháp. Tuy nhiên, những vấn đề mà chúng tôi đặt
ra trong luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tơi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ và các bạn đồng
nghiệp để đề tài được phát triển và thực nghiệm trên diện rộng, nâng cao
hơn nữa giá trị thực tiễn.



×