Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Việt nam ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.3 KB, 4 trang )

Việt Nam ứng phó và thích ứng với biến đổi khí


Biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn đề
của phát triển bền vững. Vì thế ứng phó với BĐKH ngày càng trở thành vấn đề quan trọng.
Ứng phó với BĐKH bao gồm cả thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH.
Biến đổi khí hậu tác động đến những yết tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vi
toàn cầu như nước, lương thực, năng lượng, sức khỏe, môi trường. Hàng trăm triệu người
có thể phải lâm vào nạn đói, thiếu nước và lụt lội do trái đất nóng lên và nước biển dâng.
Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất trên thé giới. Hầu như hàng
năm đều xảy các thảm họa thiên tai. Phần lớn các thiên tai tại Việt Nam đều có liên quan
đến các điều kiện thời tiết và những thay đổi của khí hậu. Hàng năm, bão, lũ, hạn hán và
các thiên tai gây ra nhiều thương vong, thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và môi
trường cho hầu hết các vùng trong cả nước. Biến đổi khí hậu, với biểu hiện chính là sự
nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, đã làm trầm trọng thêm các thảm họa thiên nhiên. Có
nhiều nghiên cứu về BĐKH và tác động của nó đến các lĩnh vực và các địa phương, nhưng
thật khó để có thể đưa ra những kết luận chính xác về những tác động này trong tương lai.
Tuy nhiên, với một phân tích đơn giản, có thể cho thấy nếu nhiệt độ tăng thì lượng bốc hơi
sẽ tăng theo, dẫn tới lượng hơi ẩm trong không khí nhiều hơn, kéo theo mưa nhiều hơn ở
những vùng có mưa nhiều, và bốc hơi nhiều gây khô hạn ở những vùng ít mưa. Nhiệt độ
nước biển tăng sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn cho bão và như vậy sẽ làm cho bão xuất
hiện nhiều hơn và với cường độ mạnh hơn. Nhiệt độ tăng cũng sẽ làm cho nước biển dãn
nở, làm tan băng ở các đỉnh núi, ở Greenland và Nam Cực, như vậy sẽ làm cho mực nước
biển dâng lên. Như vậy, thích ứng với BĐKH cần được bắt đầu với công tác phòng chống
thiên tai như bão, lũ, lụt, hạn hán và nước biển dâng.
Khái niệm về thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng là một khái niệm rất rộng, là một quá trình qua đó con người làm giảm những
tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe và đời sống và tận dụng những cơ hội thuận lợi
mà môi trường khí hậu mang lại. Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động hoặc
phản ứng tích cực hoặc có phòng bị trước được đưa ra với ý nghĩa giảm thiểu và cải thiện
những hậu quả có hại của BĐKH. Thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với


BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Cây cối, động vật, và con người không thể
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các
hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó.
Ngoài ra, thích ứng còn đòi hỏi sự đánh giá về các công nghệ và biện pháp khác nhau
nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế
chúng, bằng cách nhanh chóng tạo ra một sự thích ứng với BĐKH và phục hồi một cách có
hiệu quả sau những tác động của chúng, hay là bằng cách lợi dụng những tác động tích
cực.
Thích ứng còn cần được xem xét từ quan điểm trái ngược, đối kháng hoặc nói cách khác –
không có thích ứng. Không có thích ứng có nghĩa là không làm gì để phản ứng lại hoặc
phục hồi, bù đắp cho các tác động bất lợi. Ví dụ, có thể cân nhắc những mối đe dọa cùng
với giá phải trả cho những hành động thích ứng và như vậy có thể việc không làm gì và
chấp nhận rủi ro sẽ có lợi hơn là chịu những chi phí thích ứng (phân tích chi phí-lợi ích).
Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự
thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai. Thích ứng với khí hậu
hiện tại không giống thích ứng khí hậu trong tương lai, và điểu đó cũng ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn phương thức thích ứng. Nghiên cứu về thích ứng với khí hậu hiện tại
chỉ rõ rằng các hoạt động hiện nay của con người không mang lại kết quả tốt như đáng lẽ
phải có. Những thiệt hại nặng nề ngày càng gia tăng do các thiên tai lớn, các thảm họa
thiên nhiên luôn đi kèm các hiện tượng bất thường của khí quyển. Tuy nhiên, không thể
quy kết những thiệt hại này chỉ do các hiện tượng đó mà còn do sự thiếu sót trong chính
sách thích ứng của con người, trong một số trường hợp sự thiếu sót đó còn gia tăng thiệt
hại.
Thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế- xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh
tế-xã hội đều phải thích ứng ở mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này
cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. Ví dụ, phải có sự thích ứng
của các nông dân, của những người phục vụ nông dân và những ngưòi tiêu thụ nông sản,
những nhà lập chính sách nông nghiệp, tóm lại là của tất cả các thành viên liên quan trong

hệ thống nông nghiệp thì hoạt động nông nghiệp mới phát triển có hiệu quả được. Điều
tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội khác. Mỗi lĩnh vực thích ứng trong
tổng thể và cả trong từng phần cục bộ, đồng thời cũng thích ứng trong sự liên kết với các
lĩnh vực khác.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Thích ứng với BĐKH là đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án
tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu và hệ thống thoát nước mùa bão) và nếu được quan
tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư thì chi phí đầu tư thích ứng sẽ
ít tốn kém hơn nhiều so với điều chỉnh sau khi xây dựng. Vì thế, thích ứng dài hạn là một
quá trình dài hạn là một quá trình liên tục liên quan đến hệ sinh thái và các hệ thống kinh
tế-xã hội ở mức độ tổng quát. Sự thích ứng, về bản chất là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc
tiến hóa. Về lý thuyết, mọi vật và mọi người đều có khă năng thích ứng.
Thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù mục tiêu ưu tiên của đất nước là đạt được sự tăng trưởng kinh tế
nhanh, nhưng chính phủ Việt Nam cũng nhận thức được rằng, kiểm soát và giảm hậu quả
của thiên tai cũng là một vấn đề then chốt và đã phát triển một kế hoạch hành động cho
việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và chương trình nghị sự quốc gia. Tuy nhiên, kế
hoạch hoạt động đó mới chỉ tập trung vào những điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khí hậu
trước mắt hơn là phản ứng với BĐKH tương lai, kể cả những thiên tai và những bất ổn có
thể làm tổn hại đến sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.
Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu về thích ứng với BĐKH. Các
hoạt động này nhằm trả lời những câu hỏi: Những khu vực nào của đất nước sẽ phải chịu
ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH; Những ngành kinh tế nào sẽ chịu ảnh hưởng xấu; Có
những hoạt động nào thu được lợi ích từ những hậu quả tiềm năng của BĐKH; Những biện
pháp nào có thể giảm được nhiều nhất tính dễ bị tổn thương; và làm thế nào để lồng ghép
sự thích ứng vào những chiến lược phát triển ưu tiên khác.
Những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệ thống đê, mương, các
công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết … đang được khai thác tích cực. Tuy nhiên,

những chiến lược thích ứng với BĐKH hiện nay sẽ thay đổi khái niệm về sự thích ứng từ
bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH
như là một chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác với kiểu thích ứng
“trông và chờ” truyền thống. Trọng tâm nhất của những phương án thích ứng được nhằm
vào những lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất của đất nước do BĐKH trong tương lai, bao gồm
cả tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, y
tế, vùng ven biển…
Những lựa chọn thích ứng cụ thể có thể là rất đa dạng ở những lĩnh vực và cấp độ khác
nhau và phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách ưu tiên cũng như nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn nhân lực hiện có. Nhìn chung, một “chính sách đưa việc thích ứng vào
trong kế hoạch phát triển quốc gia” ở cấp trung ương có thể dẫn đến sự thành công trong
xây dựng những chiến lược thích ứng ở địa phương, khu vực nhằm củng cố khả năng thích
ứng của đất nước trong mối liên kết với những ưu tiên khác.
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác, sử dụng
nhiên liệu hóa thạch và hệ quả là sẽ tăng lượng phát thải KNK. Tuy nhiên, thấy rõ nguy cơ
tiềm tàng của BĐKH và ý thức vai trò của một Bên không thuộc Phụ lục l tham gia Công
ước Khí hậu, Việt Nam với điều kiện khả năng có thể sẽ xây dựng và thực hiện các giải
pháp giảm nhẹ mức phát thải khí nhà kính (KNK) thông qua chiến lược giảm KNK trong
chương trình mục tiêu quốc gia. Chiến lược giảm phát thải KNK bao gồm hai vấn đề lớn.
Một là sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp trong sản xuất và sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả. Hai là có những chính sách và biện pháp tăng cường bể hấp thụ
KNK, phát triển và bảo vệ rừng, trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Việc giảm nhẹ BĐKH cần được tập trung vào các hoạt động “đồng có lợi”, vừa giảm nhẹ
được phát thải KNK vừa mang lợi ích kinh tế-xã hội. Giảm nhẹ BĐKH thể hiện sự tích cực
của Việt Nam trong thực hiện trách nhiệm chung bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Giảm
nhẹ BĐKH cũng là điều kiện để tiếp nhận hỗ trợ quốc tế về tài chính và chuyển giao công
nghệ tiên tiến, đây cũng là cơ hội để đổi mới công nghệ trong nước nhằm nâng cao hiệu

quả kinh tế trong sản xuất và tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Các hoạt động giảm nhẹ
BĐKH cũng có nhiều khả năng hỗ trợ cho việc thích ứng với BĐKH, thí dụ: việc trồng
rừng có tác dụng làm tăng hấp thu KNK nhưng cũng có tác dụng rất tốt trong phòng chống
thiên tai.
Thỏa thuận Copenhagen là một bước tiến trong tháo gỡ bế tắc của quá trình đàm phán
nhưng chưa đủ mạnh để có thể bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Theo tính toán của các nhà
khoa học, nếu các nước không nỗ lực cắt giảm KNK ngay từ bây giờ thì nhiệt độ trung
bình của trái đất có thể sẽ tăng thêm 3
0
C hoặc hơn nữa vào cuối thế kỷ này. Do đó, Việt
Nam cần thực hiện ngay những chương trình hành động thích ứng với những tác động
trước mắt của khí hậu và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong tương lai.
Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam được xây dựng trên nhận định là đàm phán về
BĐKH có thể đạt được những kết quả nhất định trong giảm phát thải KNK. Tuy nhiên, với
những diễn biến không mấy thuận lợi của hội nghị Copenhagen, việc lựa chọn áp dụng
kịch bản phát thải trung bình cần được xem xét lại và cần được cập nhật để phản ánh được
các diễn biến mới trong tương lai.
PGS. TS. Trần Thục, Lê Nguyên Tường - T/c Tài nguyên và Môi trường, số 3/2010, tr.21

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×