Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Cách hướng dẫn học sinh trung học phổ thông làm bài tập dựng câu trong tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.68 KB, 10 trang )

CÁCH HƯỚNG DẪN
HỌC SINH THPT LÀM BÀI TẬP DỰNG CÂU
TRONG TIẾNG ANH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Học ngoại ngữ nói chung, học Tiếng Anh nói riêng là một điều không dễ
dàng đối với nhiều người. Nhưng nói chung nắm bắt được ngoại ngữ người học
gặp rất nhiều khó khăn như: cách phát âm, vị trí trọng âm, cụm động từ … , tuy
vậy những vấn đề đó hầu hết là những mảng kiến thức nhỏ, người học có thể tự
học để nắm bắt được. Một vấn đề tôi cho là khó khăn hơn cả đó là làm thế nào
để nắm bắt được hết ý của người ra đề và viết được một câu theo đúng với ý đồ
của họ. Với vai trò của người thầy làm thế nào để truyền đạt được cho học sinh
hiểu được ý đồ của người ra bài tập nhằm giúp học sinh viết đúng câu dựa theo
những định hướng trong câu. Đây là một mảng khá rộng, khá phức tạp vì nó liên
quan đến mọi ngóc ngách của ngôn ngữ. Xuất phát từ lý do trên trong những
năm dạy học tôi luôn luôn tìm tòi, khai thác vấn đề này để hướng dẫn cho học
sinh hiểu và làm những dựng câu.
Để học sinh hiểu và làm được dạng bài tập này ta phải dạy cho học sinh
phán đoán tình huống, phân tích tình huống và kết hợp những kiến thức ngữ
pháp đã học để viết thành câu hoàn chỉnh hoặc đoạn văn hoàn chỉnh.
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Bao quát đề bài để định hướng cách làm.
Người học muốn thành công trong học tập trước hết cần nắm vững những
kiến thức cần đạt được; đó là những kiến thức ngôn ngữ và những kỹ năng cơ
bản không thể thiếu được và cần phải đạt được trong quá trình dạy và học.
Để có thể hiểu được cách làm các loại bài tập đòi hỏi người học trước hết
phải nắm được các cấu trúc ngữ pháp, các thì, các thể động từ trong Tiếng Anh
được cụ thể hóa bằng mô hình tổng quát (SVOA) để áp dụng cho nhiều loại hình
bài tập. Mô hình này giúp người học nhận diện được các thành phần trong câu
để làm hầu hết các dạng bài tập. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ đề cập đến thể loại bài
tập dựng câu ( sentence building).


Trên cơ sở người học có nền tảng mô hình như thế, người dạy dựa vào cụ
thể các từ gợi ý mà tác giả đưa ra để hướng dẫn cho người học khái thác ý tưởng
mà tác giả yêu cầu thông qua các ngữ liệu, các thể loại từ cụ thể trong câu, và
dấu chấm câu.
Người dạy hướng dẫn cho người học cách bao quát toàn bộ bài tập để
phán đoán ý đồ của của bài tập được thiết kế. Chúng ta hướng dẫn cho người
học nắm bắt được tình huống mà bài tập tạo ra nhằm định hướng cho người học
làm bài. Tình hưống có thể là câu yêu cầu của đề bài; chẳng hạn như đề bài ra
yêu cầu người học viết một bức thư. Bức thư cũng có định hướng nhiều dạng;
như bức thư mời đến nhà hay thư thăm hỏi bình thường. Tình huống cũng còn
thể hiện ngay trong các dạng từ trong câu. Đồng thời với cách hướng dẫn cho
người học nắm bắt được tình huống thì giáo viên còn phải hướng dẫn cho người
học cách phân tích những ngữ liệu mà trong bài tập được định hướng thông qua
từng từ cụ thể.
Loại bài tập này chúng ta thường hay thấy xuất hiện có hai loại là viết một
câu và viết một bài văn hoàn chỉnh. Mỗi thể loại có những nét riêng mà người
học cần thấu hiểu tình tiết cụ thể để làm bài.
2
2. Người dạy hướng dẫn cho người học cách phân tích những yếu tố ngôn ngữ
cho sẵn như: ( từ, nhóm từ ) để dựng thành câu hoàn chỉnh đây là loại bài tập
dựng từng câu riêng lẻ. Ta yêu cầu người học thực hiện theo các bước sau:
2.1/ Người học đọc câu lên, phán đoán xem bài tập được thiết kế muốn chúng ta
viết câu này như thế nào. Muốn phán đoán được chính xác chúng ta phải dựa
vào các tiêu chí sau:
2.1.1/ Người ra đề muốn chúng ta viết loại câu gì; câu tường thuật, câu nghi vấn
hay câu cảm thán. Đây chúng ta cũng có thể gọi là tình huống mà người ra đề
gợi ý để chúng ta viết.
Ví dụ: 1. I/ like/ people/ work/ hard.
Nhìn vào dấu chấm trong ví dụ trên đây chung ta nhận ra rằng người ra đề
muốn chúng ta dùng câu tường thuật để viết câu. Do đó ta viết thành câu như

sau:
1. I/ like/ people/ work/ hard.
→ I like people who work hard.
Ví dụ: 2. you/ like/ read/ novels/ free time?
Dấu chấm hỏi gợi ý cho ta viết bằng câu hỏi ( Yes/ No question) và nói đến sở
thích nên ta dùng thì hiện tại đơn ( The Simple Present) nên ta viết là:
2. you/ like/ read/ novels/ free time?
→ Do you like reading novels in your free time?
Ví dụ: 3. what/ beautiful/ girl !
Ví dụ 3 lại là câu cảm thán dùng từ “ what” do đó ta có thể viết như sau:
3. what/ beautiful/ girl !
→ What a beautiful girl is she!
2.1.2/ Đề bài muốn dùng cấu trúc nào để viết câu; điều này ta phải dưa vào kiến
thức ngữ pháp, kiến thức ngôn ngữ.
Ví dụ: 4. You/ better/ stay/ home.
Người học muốn làm được câu này phải hiểu rõ cấu trúc:
“ S + had better ( not) + V( bare infinitive)” và như vậy ta có thể viết là:
3
4. You/ better/ stay/ home.
→You had better stay at home.
2.1.3/ Người ra đề muốn sử dụng thì nào của động từ, thể chủ động hay
thể bị động để viết câu đó. Điều này đòi hỏi người học phải nắm vững các thì và
thể động từ đặc biệt là sự phân định giữa các thì động từ mà cách dùng gần
tương tự như nhau .
Ví dụ: 5. The Browns/ live/ London/ since 1992/.
Ví dụ: 6. The Browns/ live/ London/ 20 years/ now.
Dựa vào ví dụ 5 và 6 chúng ta rất có thể nhầm lẫn là chỉ dùng một thì hiện tại
hoàn thành nhưng trong 2 ví dụ trên có sự khác nhau đó là ví dụ 5 có từ since
và ẩn ý trong câu chỉ muốn nói gia đình ông Brown sống ở London từ năm 1992
và như vậy chúng ta chỉ có thể dùng thì hiện tại hoàn thành.

5. The Browns/ live/ London/ since 1992/.
→ The Browns have lived in London since 1992.
Còn ví dụ 6 cho chúng ta biết được là phải dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
dựa trên ý của tác giả định hướng gia đình ông Brown sống ở London trong
khoảng 20 năm nay, điều này tác giả muốn nói khoảng thời gian sống ở London
cho đến nay và vẫn còn tiếp diễn nên ta có thể viết câu đó là:
6. The Browns/ live/ London/ 20 years/ now.
→ The Browns have been living in London for 20 years now.
Ví dụ: 7. Our classroom/ always/ clean/ beofore/ classes.
Ví dụ: 8. Our classroom/ clean/ my group/ now.
Hai ví dụ 7 và 8 thì bài tập được thiết kế để chúng ta viết các câu này bằng lời
nói bị động vì nhìn vào thứ tự của các từ thì cụm từ Our classroom đứng đầu
câu mà lại là đối tượng của động từ clean, tiếp theo dựa vào các trạng ngữ chỉ
thời gian để chúng ta suy luận ra ví dụ 7 ta viết ở thì hiện tai đơn lời nói bị động
vì từ; always thể hiện hành động lặp lại trong hiện tại, còn ví dụ 8 có trạng ngữ
thời gian là từ now diễn tả hành động đang xảy ra vào thời điểm nói nên ta viết
câu ở thì hiện tại tiếp diễn.
4
7. Our classroom/ always/ clean/ before/ classes.
→ Our classroom is always cleaned before classes.
8. Our classroom/ clean/ my group/ now.
→ Our classroom is being cleaned by my group now.
2.1.4/ Bài tập đôi khi không cho những từ nguyên dạng của nó mà viết
một dạng nào đó của từ đó như: trong câu có một từ ở dạng phân từ qúa khứ
( Past participle), có thể là phân từ hiện tai ( present participle) …. . Điều đó
không phải là nhầm lẫn hay sai lỗi chính tả mà chính là ý đồ của người ra đề.
Ví dụ: 9. man/ standing/ over there/ my brother.
Trong ví dụ 9 chúng ta thấy từ standing nó là dạng phân từ hiện tại của động từ
stand vậy ở đây chúng ta phải dùng mệnh đề liên hệ hoặc dạng rút gọn của
mệnh đề đó để viết câu.

9. man/ standing/ over there/ my brother.
→ The man who is standing over there is my brother.
Hoặc:→ The man standing over there is my brother.
Ví dụ: 10. car/ broken/ down/ yesterday/ mine.
Tương tự như ví dụ 9 trong câu 10 chúng ta thấy xuất hiện từ broken là dạng
phân từ quá khứ của động từ break vậy trong ví dụ này tác giả muốn chúng ta
dùng mệnh đề liên hệ để viết; dạng phân từ quá khứ này cũng có thể viết ở hai
dạng ( đầy đủ và rút gọn)
10. car/ broken/ down/ yesterday/ mine.
→ The car which was broken down yesterday is mine.
Hoặc:→ The car broken down yesterday is mine.
3. Khi đã hiểu đúng ý đồ của người ra đề thì chúng ta hướng dẫn cho người học
dùng kiến thức ngữ pháp đã học để ghép các yếu tố ngôn ngữ kia lại với nhau.
Để ghép đúng được câu mà không sai ý của tác giả chúng ta chú ý huớng dẫn
cho người học các nguyên tắc sau:
3.1/ Người học phải hiểu rõ được mô hình tổng quát để áp dụng vào mỗi
câu cho phù hợp. Sau đây là mô hình minh họa làm ví dụ:
5
MÔ HÌNH TỔNG QUÁT
S V O A
NP( noun phrase) VP ( verb phrase) NP( noun phrase) A( adverbial)
Art Adj Noun V(axuliary) Adv(M) Verb Art Adj Noun Adverb(T)
A hardworking man is carefully cleaning a new car now.
S là thành phần chỉ người thực hiện hành động ( doer)
V là thành phần chỉ một hành động ( action)
O là thành phần chỉ đối tượng hành động ( object)
A là thành phần trạng ngữ ( adverbial); A trạng ngữ có nhiều loại như:
trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ địa điểm …

Tuy nhiên mô hình tổng quát có những dạng biến thể của nó, điều đó phụ thuộc

vào từng loại động từ; có những động từ có kèm theo O ( gọi là ngoại động từ/
transitive verb) nhưng cũng có động từ không có O kèm theo mà là A ( gọi là
nội động từ/ intransitive verb)
3.2/ Thông thường chúng ta thấy giữa các từ trong câu trước khi làm bài
luôn có các gạch chéo để ngăn cách các từ hoặc các cụm từ với nhau. Điều đó có
nghĩa là chúng ta có thể thêm các từ phụ vào những chỗ gạch chéo đó và chuyển
đổi ngữ pháp cho phù hợp.
3.3/ Khi viết câu chúng ta không chuyển đổi vị trí giữa các từ mà người ra
đề định hướng. Điều này có thể có một số người không chú ý và cho rằng miễn
6
là câu đúng là được.Vì khi chúng ta chuyển đổi vị trí thì có thể có nhiều đáp án
cho mỗi câu và như vậy thì không những sai ý đồ của người ra đề mà còn gây
khó dễ cho người thẩm định và người học cũng rất khó năm bắt được dẫn đến
thực hành sai.
3.4/ Khi hướng dẫn cho người học viết phải đảm bảo rằng các cấu trúc
ngữ pháp, các kiến thức ngôn ngữ, các cấu trúc câu đưa ra phải chuẩn, nếu là
kiến thức ngôn ngữ ngoại lệ thì phải chứng minh sự ngoại lệ đó trong tài liệu cụ
thể. Hướng dẫn theo các nguyên tác trên người học dần dần cũng cố kiến thức
để tiếp cận và thực hành được thể loại bài tập này dễ dàng hơn.
4. Loại hình bài tập dùng từ gợi ý để viết thành bài văn hoàn chỉnh; chẳng hạn
viết một bức thư, hay hoàn thành đoạn hội thoại, một bài miêu tả …. Loại hình
bài tập này người học phải thực hiện theo các bước sau:
4.1. Để hoàn chỉnh loại hình bài tập này đòi hỏi người học trước hết phải
làm được từng câu riêng hoàn chỉnh. Hướng dẫn người học làm những câu riêng
chúng ta lại dựa vào hướng dẫn ở mục I
4.2 Bứớc tiếp theo là ghép các câu lại thành một bài hoàn chỉnh. Các câu
bao giờ cũng được người thiết kế sắp xếp theo thứ tự rồi, để đảm bảo logic của
bài chúng ta không thay đổi thứ tự các câu. Nếu thay đổi sẽ sai ý nghĩa, nội dung
của bài. Những cấu trúc ngữ pháp, những động từ phải dựa vào tình huống và
thứ tự về mặt thời gian.

Ví dụ: Dear Sir,
1/ I/ take/ examination/ computer theoty/ two months/ ago/ which/ passed.
2/ However/ still/ not/ received/ certificate.
3/ Please/ let/ know/ when/ arrive.
4/ I/ grateful/ deal with/ request/ soon/ possible.
5. I/ apologise/ inconvenience/ cause.
Trước hết ta làm từng câu riêng lẻ.
7
Câu 1: Bao quát vào các từ gợi ý trong câu cho chúng ta biết động từ trong câu
sẽ phải chia ở thì quá khứ đơn vì trong câu xuất hiện từ ago, và từ which gợi ý
cho ta viết câu có sử dụng đại từ liên hệ do đó ta có thẻ viết như sau:
1/ I took an examination in computer theoty two months ago, which I passed.
Câu 2 có các từ still và not cho chúng ta biết hành động vẫn chưa hoàn tất, từ
received gợi ý cho ta viết từ này phải có đuôi ed do vậy câu phải là:
2/ However I have still not received certificate.
Câu 3 từ please/ let gợi cho chúng ta hiểu đây phải là mệnh đề cầu khiên, vế
hai là mệnh đề danh ngữ chỉ thời gian, mà hành động chưa xảy ra do đó động từ
arrive phải được chia thì hiện tại đơn:
3/ Please let me know when it arrives.
Câu 4 nêu lên sự mong muốn thiết tha của người viết nên ta nên sử dụng would
để viết và cụm từ as soon as possible là cấu trúc gần như cố định do đó ta viết
như sau:
4/ I would be grateful if you would deal with my request as soon as possible.
Câu 5 động từ apologise được sử dụng theo cấu trúc apologise for sth bởi vậy
chúng ta viết là:
5/ I apologise for inconveniences this may cause.
Việc cuối cùng là chúng ta ghép những câu đã hoàn tất thành một bức thư
theo ý muốn của người ra đề như sau:
Dear Sir,
I took an examination in computer theoty two months ago, which I passed.

However I have still not received certificate. Please let me know when it
arrives. I would be grateful if you would deal with my request as soon as
possible. I apologise for inconveniences this may cause.

KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG
8
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm mà tôi rút ra từ những kinh nghiệm riêng
của bản thân. Những kinh nghiệm này tôi đã áp dụng trong khi dạy học những
năm gần đây. Mỗi một kinh nghiệm đều có nét riêng và đều hỗ trợ lẫn nhau tạo
nên hiệu quả trong học tập. Chúng đợc áp dụng để dạy cho một trong hai lớp học
sinh ( 11A và 11C) năm học 2011 2012, 2012 2013.
Lớp 11A ( 2012 -2013) lúc đu khi tôi tiếp nhận lớp này trong năm học 2011
2012 tôi rất lo vì hầu hết học sinh lớp đều thuộc đối tợng tiếp thu chậm, cộng
thêm ở cấp THCS các em này không chăm chỉ học môn Tiếng Anh. Thời gian
đầu giảng dạy tôi thấy không hiệu quả, học sinh tiếp thu bài rất chm.
Do đó bắt đầu từ cuối năm học 2011 2012 tôi đã áp dụng phơng pháp mà
tôi vừa trình bày ở trên khi dạy trên lớp 11A còn lớp 11C tôi vẫn dạy theo hớng
cũ có nghĩa l dạy bài nào tôi cùng hoàn thành hết các kiến thức trong bài mà
không cần chú ý đến các th thut lm loi bi tp dng cõu ny thụng qua phõn
tớch tng chi tit m ch ra bi cỏc em dựng kin thc ó hc lm bi.
Lp 11A tụi cng dy ng phỏp nh lp 11C nhng khi ra bi tp dng
cõu tụi luụn chỳ ý phõn tớch hc sinh cú nh hng rừ hn, tuy giai on u
mt khỏ nhiu thi gian, nhng dn dn cỏc em cú k nng phỏn oỏn tỡnh
hung nhanh hn. Mi khi lm bi tp nagy t u tụi nhc cỏc em quan sỏt tỡnh
hung, phõn tớch cỏc t, cm t cho trong bi sau mi bt u vit v kt qu bi
lm ca cỏc em chớnh xỏc dn lờn, nhanh dn lờn. T ú cỏc em tip cn loi bi
tp ny khỏ chc v hiu qu khỏ cao.
Kết quả đối chứng
Lớp Năm học Học sinh
đạt yếu

Học sinh
đạt TB
Học sinh
đạt khá
Học sinh
đạt giỏi
11A 2011
2012
33 % 56 % 10 % 1 %
11A 2012
2013
20 % 62 % 15 % 3 %
11C 2011
2012
35 % 53 % 11% 1 %
9
11C 2012 –
2013
30 % 56.5 % 12 % 1.5 %
KẾT LUẬN
Thể loại bài tập dựng câu ( sentence building) là loại bài tập không dễ
dàng khi chúng ta hướng dẫn cho người học, đòi hỏi người thầy phải hết sức chú
ý, cân nhắc từng chi tiết, từng cấu trúc, khi phân tích người dạy phải cố gắng
làm rõ vì sao người ra đề lại cho dạng này của từ mà không cho dạng khác của
từ, họ có mục đích gì. Đặc biệt là phải hướng dẫn, gợi ý để người học tiếp cận
vào một cách chủ động, nghĩa là chủ định hỏi lý do trong mỗi tình huống, mỗi
cấu trúc cụ thể, và từ cụ thể người học sẽ định hướng cho mình khi tiếp cận bài
làm những lần sau đó. Ta không nên đi từ các khái niệm chung chung để áp đặt
vào cái cụ thể mà phải từ cụ thể để người học bắt chước dần dần. Ngoài ra bài
tập cung cấp cho người học phải từ đơn giản đến phức tạp, từ câu đơn đến câu

phức hợp, và không nên ôm đồm nhiều thể loại quá một lúc.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Nguyễn Hữu Thọ
10

×