Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Quản Lý Nhà Nước Về Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.08 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

TRẦN BÌNH THÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

TRẦN BÌNH THÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐỖ HOÀNG TOÀN

Hà Nội, năm 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Trần Bình Thân


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn là người đã
tận tâm hướng dẫn tơi hồn thành cơng trình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng tồn thể Thầy, Cơ giáo Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong suốt hai năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND, Phịng Tài ngun Mơi trường
và Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp những
người đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NƠNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN..........7
1.1. Đất nơng nghiệp................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp.................................................7
1.1.2. Đặc điểm và vai trị của đất nơng nghiệp................................................7
1.2. Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện.....................9
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính
quyền huyện......................................................................................................9
1.2.2. Ngun tắc quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện....10
1.2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của chính quyền huyện. 11
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện.....12
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của
chính quyền huyện..........................................................................................20
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của một số địa phương
và bài học cho huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.................................................22
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của một số địa phương. .22
1.3.2. Bài học cho huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.......................................24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH....26
2.1. Khái quát về huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.............................................26
2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình.........................................................................26



2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp của chính quyền huyện............................................26
2.2. Thực trạng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh......29
2.2.1. Diện tích đất nơng nghiệp.....................................................................29
2.2.2. Kết quả sử dụng....................................................................................30
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2021...................................................32
2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Hương Sơn...........................................................................................32
2.3.2. Thực trạng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.......37
2.3.3. Thực trạng quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất nơng nghiệp.........................................................................40
2.3.4. Thanh tra, kiểm tram, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất nông nghiệp.......................................................................47
2.3.5. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về đất
nông nghiệp...................................................................................................50
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh..........................................................................53
2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu quản lý.............................................53
2.4.2. Đánh giá theo nội dung quản lý............................................................54
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN,
TỈNH HÀ TĨNH.....................................................................................................59
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến 2025........................59
3.1.1. Mục tiêu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến 2025................................................................59
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến 2025...............................................60



3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến 2025..........................................................61
3.2.1. Hồn thiện bộ máy chun mơn quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp....61
3.2.2. Hồn thiện quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.......62
3.2.3. Hoàn thiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất nơng nghiệp.........................................................................65
3.2.4. Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất nông nghiệp...........................................................70
3.2.5. Hoàn thiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về
đất nông nghiệp...............................................................................................71
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................................75
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ......................................................75
3.3.2. Kiến nghị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh.....................................................76
KẾT LUẬN............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Ký hiệu
ĐNN
GCN
GCNQSDĐ
KN-TC
KTXH
NXB
QH
QLNN
TNMT
UBND

Nguyên nghĩa
Đất nông nghiệp
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khiếu nại tố cáo
Kinh tế xã hội
nhà xuất bản
Quy hoạch
Quản lý nhà nước
Tài nguyên Môi trường
Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
Bảng:

Bảng 2.1: Kết quả phát triển kinh tế của huyện Hương Sơn giai đoạn 2019 - 2021 27
Bảng 2.2. Diện tích đất nơng nghiệp thực tế trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2019-2022......................................................................29
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn giai đoạn 2019-2021.........31
Bảng 2.4. Cơ cấu nhân lực chuyên môn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Hương Sơn giai đoạn 2019-2021....................................34
Bảng 2.5: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp được duyệt và kết quả thực hiện của
huyện Hương Sơn năm 2019, 2020, 2021..............................................38
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở huyện Hương Sơn giai đoạn 2019 – 2021.....41
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
tại huyện Hương Sơn giai đoạn 2019 - 2021..........................................44
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện thanh tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn giai đoạn
2019-2021..............................................................................................47
Bảng 2.9. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về đất
nông nghiệp tại huyện Hương Sơn giai đoạn 2019-2021.......................50
Bảng 2.10. Kết quả phát hiện vi phạm thông qua giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn giai
đoạn 2019-2021......................................................................................51
Hình:
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Hương Sơn............................................................................33


Hộp:
Hộp 2.1: Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá về bộ máy quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn..........................................36
Hộp 2.2: Kết quả phỏng vấn về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông
nghiệp huyện Hương Sơn giai đoạn 2019 – 2021...................................39

Hộp 2.3: Kết quả phỏng vấn về thực trạng quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Hương Sơn giai đoạn 2019-2021............................................................45
Hộp 2.4: Kết quả phỏng vấn về thực trạng thanh tra, giám sát việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Hương Sơn giai đoạn 2019-2021 (phỏng vấn chủ tịch UBND huyện)...49
Hộp 2.5: Kết quả phỏng vấn về thực trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi
phạm pháp luật về đất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn giai đoạn 20192021 (phỏng vấn Phó chủ tịch UBND huyện)........................................52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam đất nơng nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong tài ngun
đất đai của cả nước, đóng vai trị quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển
kinh tế của đất nước. Do tính chất đặc thù và vai trị của đất nơng nghiệp đối với
kinh tế - xã hội ở Việt Nam nên việc nâng cao khả năng quản lý của nhà nước về
đất nông nghiệp hiện nay là một yêu cầu hết sức bức thiết, nhằm giải quyết những
vấn đề khúc mắc của xã hội, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức.
Với huyện Hương Sơn (một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh), đất Nơng
nghiệp chiếm trên 90% tổng diện tích đất tự nhiên; đa số người dân sống bằng nghề
nông nghiệp; kinh tế nông nghiệp đang là chủ đạo nên việc quản lý, sử dụng đất
nông nghiệp sao cho hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng của huyện.
Những năm gần đây, cơng tác quản lý nhà nước (QLNN) về đất nơng nghiệp
của chính quyền huyện Hương Sơn đã có những chuyển biến tích cực: quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được lập, phê duyệt đúng định kỳ, chất lượng được nâng lên.
Công tác giao, cho thuê đất nông nghiệp được đẩy mạnh. Thủ tục hành chính, thời
hạn giải quyết hồ sơ giao dịch về đất đai được rút gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho

người dân. Việc thiết lập, quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai ngày
càng chặt chẽ, chính xác. Việc chuyển đổi, tập trung, tích tụ ruộng đất được khuyến
khích, đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất rõ rệt. Công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai được tăng cường, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở địa phương, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của các tổ
chức, công dân,…
Tuy nhiên, quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện cịn
nhiều mặt tồn tại, hạn chế: quy hoạch sử dụng đất còn thiếu tầm chiến lược hoặc
tính khả thi khơng cao; việc tổ chức thực thi quy hoạch một số nơi còn yếu. Thu hồi


2

đất, giải phóng mặt bằng nhiều dự án cịn chậm, xẩy ra nhiều khiếu kiện. Các thủ
tục về đất đai mặc dù được cắt giảm nhưng vẫn còn rườm rà, thiếu cụ thể làm ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư, doanh nghiệp khó tiếp cận được với đất đai. Việc thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa đảm bảo đúng quy
định Pháp luật, nhiều vụ việc chưa được xử lý dứt điểm, tạo ra điểm nóng làm mất
an ninh, trật tự an tồn xã hội,…
Những mặt tồn tại, hạn chế trên có nguyên nhân khách quan (pháp luật còn bất
cập, chồng chéo; đặc thù địa bàn rộng; kinh phí phục vụ quản lý hạn hẹp,…) song
nguyên nhân chủ quan từ công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương
vẫn là chủ yếu, trong đó có việc sắp xếp, bố trí tổ chức bộ máy, quy chế phối hợp
hợp trong quản lý, sự quyết liệt trong điều hành,…
Những khó khăn hạn chế trên cần được xem xét và đưa ra những giải pháp cụ
thể để giải quyết toàn diện các vấn đề cịn tồn đọng, chưa được xử lý trong cơng tác
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” để làm

đề tài tốt nghiệp thạc sĩ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay đã có nhiều bài viết, cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp như:
Đinh Xuân Hùng (2021), “Nâng cao chất lượng quản lý đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Bình Xun, tỉnh Long An”, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TP.
HCM. Ngoài việc xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đất nơng nghiệp của cơ quan
chính quyền cấp huyện, tác giả đã phân tích được thực trạng chất lượng quản lý đất
nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xun, tỉnh Long An. Tuy nhiên, chưa khái
quát hết được những tồn tại, khó khăn trong cơng tác quản lý đất nơng nghiệp của
địa phương, nên các giải pháp đưa ra cũng chỉ giải quyết trong phạm vi hạn hẹp.
Trần Thanh Loan (2018), “Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về chuyển
đổi mục đích sử dụng đất tại huyện Nơng Cống, Thanh Hóa”, luận văn thạc sĩ Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận quản lý nhà


3

nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cấp huyện, đánh giá thực trạng công tác
quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại huyện Nơng Cống, Thanh
Hóa, chỉ ra được mức độ hạn chế cơ chế chính sách, việc thực hiện quản lý và năng
lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai của huyện trong giai đoạn 20152017; từ đó đưa ra một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho địa phương.
Nguyễn Xn Thành (2016), “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt việc chuyển
nhượng đất nơng nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”- luận văn thạc sĩ Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Tác giả đã khái quát được các vấn đề chung về kiểm
soát việc chuyển nhượng đất nông nghiệp đối với cơ quan quản lý địa chính cấp
huyện, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả, chỉ ra được hạn chế, nguyên nhân và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát việc chuyển nhượng đất nông nghiệp

tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Vũ Đức Mạnh (2015), “Hoàn thiện quản lý nhà Nước về đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nội dung chủ yếu của luận văn là hệ thống hóa các sơ sở
lý luận đối với công tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp tại cấp huyện. Dựa
trên phân tích thực tế công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, đánh giá các kết quả đạt được, nguyên nhân va hạn
chế; tác giả đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Phạm Tiến Dũng (năm 2012), “Hồn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã Thái
Hịa, tỉnh Nghệ An”- luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế Quốc dân-Hà Nội, đã nghiên
cứu phân tích q trình tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của chính quyền thị xã Thái Hòa từ năm 2008-2011; đề xuất giải pháp hồn thiện tổ
chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho chính quyền thị xã Thái Hịa đến năm 2015.
Các nghiên cứu của rất nhiều tác giả đã có những đóng góp nhất định, giúp
cho các nhà quản lý có cái nhìn rõ hơn về thực trạng, những kết quả, những yếu


4

kém, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Tuy vậy, phạm vi
các đề tài nói trên được nghiên cứu chủ yếu ở các huyện vùng đồng bằng, thành thị;
phạm vi chỉ đề cập một vài nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
Cho đến thời điểm này, chưa thấy có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu công
tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh. Mặt khác, việc quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp hiện nay cũng có nhiều
vấn đề mới cần cập nhật, quan tâm. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” có thể là

mới mẻ, cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính
quyền huyện.

- Phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2021; chỉ ra được ưu điểm, hạn chế
và nguyên nhân hạn chế.

- Đề xuất được giải pháp hồn thiện quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính
quyền huyện theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung cơ bản QLNN đối với đất
nông nghiệp. Bao gồm các nội dung chính: (1) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nông nghiệp; (2) Quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử
dụng đất nơng nghiệp; (3) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp; (4) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo vi phạm pháp luật về đất đai.
* Về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.


5


* Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được
thu thập trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021; số liệu sơ cấp thực hiện từ tháng 45/2022; đề xuất giải pháp đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu:
Thực hiện mục
tiêu quản lý nhà
nước về đất nơng
nghiệp của chính
quyền huyện:
- Đảm bảo đất
nơng nghiệp được
sử dụng đúng
mục đích, đúng
quy định của pháp
luật và phát huy
hiệu quả.
- Đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
nông nghiệp được
thực hiện đúng
quy định.
1

Yếu tố ảnh
hưởng
tới
cơng

tác
quản lý nhà
nước về đất
nơng nghiệp
của
chính
quyền huyện:
- Các yếu tố
thuộc chính
quyền huyện
- Các yếu tố
bên ngồi

Nội dung quản lý
nhà nước về đất
nơng nghiệp của
chính
quyền
huyện:
- Quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nông
nghiệp;
- Quản lý việc
giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích
sử dụng đất nơng
nghiệp;
- Thanh tra, kiểm

tra, giám sát việc
chấp hành các quy
định pháp luật và
xử lý vi phạm về
đất nông nghiệp.
- Giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố
cáo vi phạm Pháp
luật về đất nơng
nghiệp.

Hình 1. Khung nghiên cứu

Giải pháp, kiến nghị
hoàn thiện quản lý nhà
nước về đất nơng
nghiệp
của
chính
quyền huyện:
- Hồn thiện bộ máy
quản lý nhà nước về đất
nơng nghiệp
- Hồn thiện quản lý
quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nơng nghiệp;
- Hồn thiện quản lý
việc giao đất, cho th
đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất

nơng nghiệp;
- Hoàn thiện thanh tra
giám sát việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất nơng
nghiệp
- Hồn thiện giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo vi phạm Pháp luật
về đất nông nghiệp;
- Các giải pháp khác.
Kiến nghị:
- Kiến nghị với cơ quan
trung ương.
-Kiến nghị chính quyền
tỉnh


6

5.2. Phương pháp thu thập số liệu
-Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn các báo cáo thống kê về đất
đai, kết quả quy hoạch, kế hoạch và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp; việc giao,
cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng, thu hồi, bồi thường đất nơng nghiệp của
chính quyền huyện Hương Sơn để phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn giai đoạn 2019-2021.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Bằng cách phỏng vấn sâu ý kiến của 5 cán bộ lãnh đạo HĐND, UBND huyện,
Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Nội dung phỏng vấn về thực trạng nội dung công tác quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn. (Mẫu điều tra phỏng vấn đính kèm phụ
lục 1 và phụ lục 2).
Thời gian phỏng vấn: Tháng 4-5/2022

5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp (xử lý
logic đối với thơng tin định tính và xử lý tốn học đối với thông tin định lượng) để
đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (kết quả đạt
được, mặt hạn chế và nguyên nhân).
Đồng thời sử dụng phương pháp quy nạp diễn dịch để xử lý thông tin, nội
dung phỏng vấn thu thập được.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài chương mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về đất
nơng nghiệp của chính quyền huyện.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NƠNG NGHIỆP CỦA
CHÍNH QUYỀN HUYỆN
1.1. Đất nông nghiệp

1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản phẩm, canh
tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đất nông nghiệp là tư liệu sản
xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, và đặc biệt không
thể thay thế được đối với ngành nông – lâm nghiệp, là tiền đề của mọi q trình sản
xuất. Đất nơng nghiệp tham gia vào ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như
ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi.
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Hiện nay, đất Nông nghiệp được phân thành các loại: Đất nông nghiệp trồng
cây hàng năm (trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trong
năm); đất trồng cây lâu năm (trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một
năm); đất rừng sản xuất (đất để trồng hoặc khoanh ni, bảo vệ rừng phục vụ mục
đích để khai thác, sản xuất); đất rừng phòng hộ (đất để trồng hoặc khoanh nuôi, bảo
vệ rừng phục vụ chủ yếu cho mục đích phịng hộ); đất rừng đặc dụng (đất để
khoanh ni, bảo vệ rừng nhằm mục đích chính bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ
sinh thái); đất nuôi trồng thủy sản (đất để nuôi trồng thủy sản) và đất làm muối
(dùng để sản xuất muối); đất nông nghiệp khác (để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, xây dựng chuồng trại chăn ni….).

1.1.2. Đặc điểm và vai trị của đất nơng nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm của đất nông nghiệp
Thứ nhất, đất nông nghiệp có tính cố định vị trí, khơng thể di chuyển được,
tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi
phối của các yếu tố mơi trường nơi có đất.


8

Thứ hai, đất nơng nơng nghiệp có diện tích cố định, khơng giống các hàng hóa

khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất, nhưng giá trị của đất nơng nghiệp ở các
vị trí khác nhau lại khơng giống nhau. Ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các
điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, đất sẽ có giá trị lớn hơn.
Thứ ba, đất đai nói chung và đất nông nghiệp là một tài sản không hao mịn
theo thời gian và giá trị đất ln có xu hướng tăng lên theo thời gian nếu bảo vệ tốt.
Thứ tư, đất nơng nghiệp có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử
dụng và phù hợp với từng vùng địa lý do khả năng thích nghi của các loại cây, vật
nuôi quyết định.
Thứ năm, đất nông nghiệp là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của
con người. Con người tác động vào đất nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho
các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay
đổi tính chất của đất.
1.1.2.2. Vai trị của đất nơng nghiệp
Thứ nhất, đất nơng nghiệp có vai trị là tư liệu sản xuất trồng trọt khi cung cấp
dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm. Là cơ sở của hệ thống lương
thực cũng như là nơi phát triển của tất cả các loài thực vật để sản xuất lương thực.
Thứ hai, đất nơng nghiệp có vai trị là nơi cung cấp môi trường sinh trưởng
cho phát triển chăn nuôi khi cung cấp diện tích chồng trại, điều kiện hoạt động và
nguồn lương thực cho vật nuôi.
Thứ ba, đất nông nghiệp là yếu tố tích cực của q trình sản xuất nơng
nghiệp, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian để phát triển nông nghiệp của một
quốc gia. Đồng thời đất nông nghiêp là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động
của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện lao
động ( sử dụng để trồng trọt, chăn ni...). Q trình sản xuất nơng-lâm nghiệp ln
liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.


9


1.2. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của chính quyền huyện
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính
quyền huyện
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của Nhà nước lên nền kinh tế quốc
dân và các chủ thể kinh tế, xã hội thông qua một hệ thống những công cụ nhất định
nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội (PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân).
Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là một trong những hoạt động quản lý
nhà nước về kinh tế. Như vậy có thể hiểu: quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của
chính quyền huyện là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của chính quyền huyện, sử dụng cơng cụ phát luật, chính sách,... để quản lý
các vấn đề liên quan đến đất nông nghiệp (chủ thể quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử
dụng, thu hồi đất; các quan hệ giao dịch về đất nông nghiêp nhằm đảm bảo sử dụng
đất nơng nghiệp được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả; đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện
Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện hướng đến
những mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, đảm bảo đất nông nghiệp được sử dụng đúng mục đích, đúng quy
định của pháp luật và phát huy hiệu quả:
Để phát huy hiệu quả sử dụng đất, Nhà nước quyết định quy hoạch các loại đất,
trong đó có đất nơng nghiệp; trên cơ sở quy hoạch dài hạn, quyết định kế hoạch sử
dụng đất hàng năm. Việc quản lý của Nhà nước đảm bảo đất nơng nghiệp phải được
sử dụng đúng mục đích đã quy hoạch. Nhà nước giao đất, cho thuê đất và người được
giao, cho thuê phải sử dụng đúng mục đích được giao. Khi người sử dụng đất muốn
chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch phải được sự đồng ý hoặc cho phép của


10


cơ quan nhà nước. Nhà nước tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi
phạm và buộc mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất đúng quy định Pháp luật.
Thứ hai, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp được
thực hiện đúng quy định.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân (thông qua giao
đất, cho thuê đất) và quy định rõ các quyền sử dụng đó (quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn, hưởng thành quả lao động trên đất,
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ... được Nhà nước bảo hộ khi người khác
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai). Đồng thời, Nhà nước cũng xác định rõ
các nghĩa vụ người sử dụng đất (sử dụng đất đúng mục đích; thực hiện kê khai đăng
ký; nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; chấp hành việc bàn giao đất khi Nhà nước thu
hồi,...). Trên cơ sở đó, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chức trách
(hướng dẫn tuyên truyền, tổ chức thực thi Luật; thanh, kiểm tra,...) để đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện đúng quy định.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện
1.2.2.1. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
Đất đai nói chung là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là tài sản chung của
toàn dân, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Vì vậy, khơng thể có bất
kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản
riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước là chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho
tồn dân mới có quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện
sự tập trung và thống nhất của nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực
đất nơng nghiệp nói riêng (điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp 1992;
2013 và Luật đất đai 1993, 2013 ).
1.2.2.2. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất nông nghiệp và quyền
sử dụng đất nông nghiệp, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp
sử dụng
Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, quyền sở hữu đất đai (bao gồm quyền

chiếm hữu, định đoạt, sử dụng) thuộc về Nhà nước. Còn quyền sử dụng đất (khai



×