Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thiết kế hệ thống truyền động chính máy bào giường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 103 trang )

Trường ĐHSPKT Vinh – Khoa Điện


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN


THIẾT KẾ HỆ THỐNG
TRUYỀN ĐỘNG CHÍNH MÁY
BÀO GIƯỜNG




GVHD: Nguyễn Văn Hà
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 1 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc


I. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


II. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 2 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc

Lời nói đầu

Cùng với quá trình công nghiệp hoá đất nước, yêu cầu tự động hoá trong máy sản
xuất ngày càng cao, điều khiển linh hoạt, tiện lợi, gọn nhẹ và hiệu xuất sản xuất cao. Mặt
khác, với công nghệ thông tin và công nghệ điện tử phát triển ngày càng cao và nhu cầu
con người ngày càng đòi hỏi ngững sản phẩm sản xuất ra đạt độ chính xác và độ thẩm mỹ
cao.
Trong thời đại hiện nay các phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp cắt gọt kim loại luôn
đòi hỏi những máy cắt gọt kim loại hiện đại như Có khả năng tự động hoá cao, độ chính
xác tuyệt đối. Có khả năng điều chỉnh tốc độ trơn, rộng và bằng phẳng, kết cấu gọn nhẹ,
hiệu suất cao và chi phí vận hành ít nhất nhưng đảm bảo tính kinh tế.
Trong quá trình làm đồ án, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo khoa
Điện đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Hà đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thiện
đồ án của mình. Tuy đã có nhiều cố gắng, song Kiến thức rộng và thực tế còn hạn chế nên
khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các Thầy Cô giáo để đồ án

của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh ngày: 20/8/2011
Sinh viên

Nguyễn Văn Ngọc
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 3 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Chương I
ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT VÀ CHỦNG LOẠI ĐỘNG

I. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
1. Giới thiệu chung về máy bào giường
1.1 Khái quát chung về máy cắt kim loại
Máy cắt kim loại được dùng để gia công các chi tiết kim loại bằng cách căt bớt các
lớp kim loại thừa để sau khi gia công chi tiết có hình dáng gần đúng yêu cầu, hoặc thỏa
mãn hoàn toàn yêu cầu đặt hàng với độ chính xác nhất định về kích thước và độ bóng cần
thiết của bề mặt gia công.
Tùy thuộc vào quá trình công nghệ đặc trưng bởi phương pháp gia công, dạng dao,
đặc tính chuyển động… Các máy cắt kim loại đượ chia thành các loại cơ bản như : Máy
Tiện, Máy Phay, Máy Bào, Máy Khoan, Máy Doa, Máy Mài…
1.2. Khái quát chung về máy bào giường
Máy Bào Giường là máy có thể gia công các chi tiết lớn, chiều dài bàn có thể từ
1,5m đến 12m. Tùy theo chiều dài bàn máy và lực kéo có thể phân máy bào giường thành
3 loại:
- Máy cở nhỏ: Chiều dài bàn L
b
< 3m, lực kéo F
k

= 30  50 kN
- Máy cở trung: Chiều dài bàn L
b
= 4  5m, lực kéo F
k
= 50  70 kN
- Máy cở nặng: Chiều dài bàn L
b
> 5m, lực kéo F
k
> 70kN

Hình 1.1 Hình dạng bên ngoài máy bào giường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 4 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Chi tiết gia công 1 được kẹp chặt trên bàn máy 2 chuyển động tịnh tiến qua lại.
Dao cắt 3 được kẹp trên bàn dao đứng 4, bàn dao được được kẹp chặt trên xà ngang 5 cố
định khi gia công, xà ngang 5 được giử cố định trên khung máy 6.
Trong quá trình làm việc, bàn máy di chuyển qua lại theo các chu kỳ lặp đi lặp lại,
mỗi chu kỳ gồm hai hành trình thuận và ngược. Ở hành trình thuận thực hiện gia công chi
tiết nên gọi là hành trình cắt gọt. Ở hành trình ngược bàn máy chạy về vị trí ban đầu mà
không cắt gọt, nên gọi là hành trình không tải.
Cứ sau khi kết thúc hành trình ngược thì bàn dao lại di chuyển theo chiều ngang
một khoảng gọi là lượng ăn dao s(mm/htkép). Chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn máy
gọi là chuyển động chính. Dịch chuyển của bàn dao sau mỗi hành trình kép gọi là chuyển
động ăn dao. Chuyển động phụ là những di chuyển nhanh của xà, bàn dao, nâng đầu dao
của hành trình không tải.
2. Các loại truyền động cơ bản của máy bào giường
2.1 Truyền động chính

Là chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn máy. Đặc điểm chuyển động chính của
máy bào giường là đảo chiều với tần số lớn.Phạm vi điều chỉnh tốc độ di chuyển bàn máy
nằm trog dãi rộng và ổn định trong suốt quá trình gia công chi tiết.
Quá trình quá độ chiểm tỉ lệ đáng kể trong chu kỳ làm việc, chiều dài bàn máy
càng lớn thì quá trình quá độ càng lớn.

ck
t
0
v
1
t
2t 3t 4t 5t 6t 7t 8t
10
t
11
t
9t
12
t
0
v
th
v
v(m/s)
0
ng
v
13
t

14
t
0
-v
t(s)

Hình 1.2 Đồ thị tốc độ bàn máy bào giường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 5 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Trên hình 1.2 là đồ thị tốc độ cơ bản thường gặp nhất, trong thực tế còn có nhiều
dạng đơn giản hay phức tạp hơn.
Giả thiết bàn máy đang ở đầu hành trình thuận và được tăng tốc đến tốc độ V
0
= 5
15m/ph (gọi là tốc độ vào dao) trong khoảng thời gian t
1
.
- Sau khi chạy ổn định với tốc độ V
0
trong khoảng thời gian t
2
thì dao cắt bắt đầu vào
chi tiết. Dao cắt vào chi tiết ở tốc độ thấp nhằm mục đích tránh sứt mẻ dao hoặc chi
tiết.
- t
3
dao cắt vào chi tiết và cắt với tốc độ V
0
cho đến hết thời gian t

3
.
- t
4
là khoảng thời gian bàn máy tăng tốc từ tốc độ V
0
đến tốc độ V
th
gọi là tốc độ cắt
gọt.
- t
5
là khoảng thời gian gia công chi tiết với tốc độ cắt gọt V
th
không đổi.
- t
6
gần hết hành trình thuận, bàn máy sơ bộ giảm tốc độ từ tốc độ cắt gọt về tốc độ
V
0
trong khoảng thời gian t
6
.
- t
7
là thời gian tiếp tục gia công nhưng ở tốc độ V
0

- t
8

là khoảng thời gian dao được đưa ra khỏi chi tiết nhưng bàn máy vẫn chạy với
tốc độ V
0
.
- t
9
là thời gian bàn máy được giảm tốc về 0 để đảo chiều sang hành trình ngược.
- t
10
là thời gian bàn máy tăng tốc nhanh sau khi đảo chiều sang hành trình ngược
đến tốc độ V
ng
gọi là tốc độ không tải.
- t
11
là khoảng thời gian bàn máy chạy ngược ở tốc độ V
ng
không đổi.
- t
12
Gần hết hành trình ngược, bàn máy được giảm tốc về tốc độ V
0
trong khoảng
thời gian t
10
.
- t
13
là khoảng thời gian bàn máy vẫn chạy ngược với tốc độ V
0

và bắt đầu giảm tốc
về 0 để đảo chiều.
- t
14
là thời gian vận tốc giảm về 0 và đảo chiều để kết thúc một chu kỳ làm việc
và chuẩn bị cho chu kỳ làm việc tiếp theo.
Tốc độ hành trình thuận V
th
được xác định tương ứng bởi chế độ cắt, thường thì tốc
độ hành trình thuận nằm trong khoảng từ 5 đến 120 m/ph, tốc độ gia công có thể đạt 75 
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 6 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
120 m/ph. Do hành trình ngược là hành trình chạy không tải nên để tăng hiệu suất của
máy người ta thường chọn tốc độ hành trình ngược lớn hơn tốc độ hàn trình thuận.
Tức là : V
ng
= k.V
th
( thường k = 23)
Năng suất của máy phụ thuộc vào số hành trình kép trong một đơn vị thời gian :

ngthck
ttT
n


11
(1-1)
Trong đó : + T

ck
Là thời gian một chu kỳ làm việc của bàn máy, [s]
+ t
th
Là thời gian bàn máy chuyển động ở hành trình thuận, [s]
+ t
ng
Là thời gian bàn máy chuyển động ở hành trình ngược, [s]
Giả sử tốc độ bàn máy lúc tăng và giảm tốc độ không đổi thì:
+
2/

th
thhthg
th
th
th
V
LL
V
L
t


(1-2)
+
2/

ng
nghngg

ng
ng
ng
V
LL
V
L
t


(1-3)
Trong đó: + L
th
, L
ng
Là chiều dài hành trình của bàn máy ứng với tốc độ ổn
định V
th
, V
ng
ở hành trình thuận và ngược.
+ L
g.th
, L
h.th
Là chiều dài hành trình bàn trong quá trình tăng tốc(g:
gia tốc) và quá trình giảm tốc(h: hãm) ở hành trình thuận.
+ L
g.ng
, L

h.ng
Là chiều dài hành trình bàn trong quá trình tăng tốc và
quá trình giảm tốc ở hành trình ngược.
+ V
th
,V
ng
Là tốc độ hành trình ngược của bàn máy.
Thay các giá trị của t
th
, t
ng
ở (2) và (3) vào (1) ta được:

dc
ng
đcngth
ng
nghngg
ng
ng
th
thhthg
th
th
t
V
Lk
tVLVL
V

LL
V
L
V
LL
V
L
n

























).1(
1
//
1
2/2/
1

(1- 4)
Trong đó: + L =L
th
+ L
g.th
+ L
h.th
= L
ng
+ L
g.ng
+ L
h.ng
Là chiều dài hành trình bàn máy
+
th
ng
V
V
k 
Là tỉ số giữa tốc độ hành trình ngược và hành trình thuận

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 7 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
+ t
đc
Là thời gian đảo chiều của máy
Từ 1 – 4 ta thấy khi đã chọn tốc độ cắt tới hạn V
th
thì năng suất của máy phụ thuộc
vào hệ số k và thời gian đảo chiều của máy t
đc
. Khi tăng k thì năng suất của máy tăng
nhưng khi k > 3 thì năng suất của máy tăng không đáng kể vì lúc đó thời gian đảo chiều
tăng. Nếu chiều dài bàn L
b
> 3m thì t
đc
ít ảnh hưởng đến năng suất mà chủ yếu là k. Khi
L
b
bé nhất là khi tốc độ thuận lớn nhất V
th
= 75  120 m/ph thì t
đc
ảnh hưởng nhiều đế
năng suất. Vì vậy khi thiết kế máy bào giường phải giảm thời gian quá trình quá độ.
Một trong những biện pháp hiệu quả là xác định tỉ số truyền tổi ưu của cơ cấu
truyền động của động cơ đến trục làm việc, Đảm bảo máy khởi động với gia tốc cao nhất.
Công thức xác định tỉ số truyền tổi ưu:
i


=
đ
m
J
J
M
Mc
M
Mc
 2)(

Trong đó: + M: Mômen của động cơ lúc khởi động, Nm
+ M
c
: Mômen cản trên trục làm việc, Nm
+ J
m
,J
đ
: Mômen quán tính của máy và động cơ, kg.m
Nếu coi M
c
= 0 thì: i
ư
=
đ
m
J
J


Việclựa chọn tỉ số truyề tổi ưu ở máy bào giường là khá quan trọng. Thời gian quá
độ phụ thuộc vào mômen quán tính của máy. Mômen quán tính của máy tỉ lệ với chiều
dài máy.
Tuy nhiên thời gian quá trình quá trình quá độ không thể giảm nhỏ quá được vì bị
hạn chế bởi:
- Lực động phát sinh trong hệ thống.
- Thời gian quá trình quá độ phải đủ lớn để di chyển đầu dao.
+ Phạm vi điều chỉnh tốc độ: D =
ngmax
max
min thmin
V
V
=
V V

Trong đó :
 V
ngmax
: là tốc độ lớn nhất của bàn máy ở hành trình ngược, thường V
ngmax
=
75

120 (m/ph)
 V
thmin
: là tốc độ nhỏ nhất của bàn máy ở hành trình thuận, thường V
thmin

= 4

6
(m/ph).
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 8 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Như vậy phạm vi điều chỉnh tốc độ nằm trong khoảng D = (12,5

30)/1
2.2 Truyền động ăn dao
Là sự dịch chuyển của bàn dao sau mỗi hành trình kép của chuyển động chính. Cứ
sau khi kết thúc một hành trình ngược thì bàn dao lại dịch chuyển theo chiều ngang một
khoảng gọi là lượng ăn dao.
Chuyển động ăn dao làm việc có tính chất chu kỳ, trong mỗi hành trình kép làm
việc một lần, từ thời điểm đâỏ chiều từ hành trình ngược sang hành trình thuận, và kết túc
trước khi dao cắt vào chi tiết,
Cơ cấu ăn dao làm việc với tần số rất lớn( có thể đạt 1000 lần/giờ). Hệ thống di
chuyển đầu dao vận hành theo hai chiều là di chuyển làm việc và di chuyển nhanh.
Chuyển động ăn dao có thể thực hiện bằng nhiều hệ thống: Cơ khí, điện khí, thủy lực, khí
nén… Nhưng đồng thời sử dụng hệ thống điện cơ.(động cơ điện và hệ thống trục vít – êcu
hoặc bánh răng, thanh răng)
Lượng ăn dao trong một hành trình kép bằng hệ trục vít – êcu được tính như sau:
S = ω
tv
.t.T
Đối với hệ truyền động bánh răng – thanh răng được tính bằng công thức:
S = ω
br
.t.z.T

Trong đó: + ω
tv
, ω
br
Là tốc độ của trục vít và bánh răng
+ z Là số răng của bánh răng
+ t là bước răng của trục vít hoặc thanh răng
+ T là thời gian làm việc của trục vít hoặc thanh răng
Từ hai biểu thức trên ta thấy: Để điều chỉnh lượng ăn dao S bằng cách thay đổi thời gian
có thể sử dụng nguyên tắc hành trình(công tắc hành trình) hawocj nguyên tắc thời
gian(dùng các rơle thời gian). Sử dụng các nguyên tắc này thì đơn giản nhưng năng suất
thường bị hạn chế, vì lược ăn dao lớn, thời gian làm việc phải dài, nghĩa lf thời gian đảo
chiều thừ hành trình thuận sang hành trình ngược phải dài, mà trường hợp này thì không
cho phép.
Ngoài ra để thay đổi tóc dộ làm việc ta có thể sử dụng nguyên tắc tốc độ: Điều
chỉnh tốc độ bản thân động cơ hoặc sử dụng hộp tốc độ nhiều cấp. Nguyê tắc này tuy
phức tạp hơn nguyên tắc trên, nhưng có thể giử được thời gian làm việc của truyền động
như nhau với các lượng ăn dao khác nhau.
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 9 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
2.3 Các truyền động phụ
Ngoài truyền động chính và truyền động ăn dao, máy bào giường còn nhiều truyền
động khác như:
2.3.1 Truyền động nâng hạ xà
Máy bào giường có giá đỡ là xà ngang có công dụng dùng để đỡ giá dao vững
chắc. Xà ngang được dịch chuyển lên xuống dọc theo hai trục máy nhằm điều chỉnh
khoảng cách giữa dao và chi tiết gia công.
2.3.2 Truyền động kẹp nhả xà
Là truyền động được định vị để kẹp chặt xà trên hai trục của máy để gia công chi

tiết, hoặc nới lỏng xà để nâng giá dao, hạ dao. Truyền động được thực hiện nhờ động cơ
xoay chiều qua hệ thống cơ khí. Tác dụng của lực nêm chặt bao nhiêu tùy ý do ta điều
chỉnh chuyển động với việc nâng hạ xà như trên.
2.3.3 Bơm dầu
Khi cấp điện cho hệ truyền động làm việc thì bơm dầu cũng phải được làm việc,
lượng dầu trong máy đảm bảo thì rơle áp lực mới hoạt động kích hoạt làm kín mạch cho
chuyển động của bàn. Áp lực cần thiết là 2,5 at, hệ thống bơm dầu được thực hiện từ động
cơ xoay chiều.
2.3.4 Quạt gió
Động cơ quạt gió là động cơ xoay chiều đảm bảo cho hoạt động của máy làm việc
với nhiệt độ cho phép
3. Phụ tải của truyền động chính
Phụ tải của truyền động chính được xác định bởi lực kéo tổng. Nó là tổng của hai
thành phần lực cắt và lực ma sát
F
k
= F
Z
+ F
ms

Trong đó: + F
k
là lực kéo tổng, [N], + F
Z
Là lực cắt, [N]
+ F
ms
là lực ma sát, [N]
3.1 Ở chế độ làm việc

Đây là chế độ làm việc ở hành trình thuận, lực ma sát được xác định:
F
ms
= μ[F
v
+ g(m
ct
+ m
b
)]
Trong đó: + μ = 0,05 – 0,08 là hệ số ma sát gờ trượt
+ F
v
= 0,04F
Z
là thành phần thẳng đứng của lực cắt, [N]
+ m
ct
,m
b
là khối lượng của chi tiết và của bàn, [kg]
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 10 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
3.2 Ở chế độ không tải
Do thành phần lực cắt bằng không nên lực ma sát:
F
ms
= μ.g(m
ct

+ m
b
)
Lực kéo tổng :
F
k
= F
ms
= μ.g(m
ct
+ m
b
)
Quá trình bào chi tiết ở máy bào giường được tiến hành với công suất gần như
không đổi tức là lực cắt lớn tương ứng với tốc độ cắt nhỏ và lực cắt nhỏ tương ứng với tốc
độ cắt lớn.

gh
v
F
0
v
Z
P
k
F
Z
P
k



Hình 1.3 Đồ thị phụ tải truyền động chính

Với những máy bào giường cỡ nặng thì đồ thị phụ tải như hình 1.3:
- Trong vùng: 0 < V < V
gh
thì lực kéo là hằng số
- Trong vùng: V
gh
< V < V
max
thì công suất kéo P
k
gần như không đổi.

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 11 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
II. TÍNH CHỌN CÔNG SUẤT VÀ CHỦNG LOẠI ĐỘNG CƠ
1. Tập hợp các số liệu ban đầu
+ Lực cắt cực đại: F
th
= 25kN
+ Tốc độ tới hạn hành trình thuận: V
th
= 20m/ph
+ Tốc độ vào dao: V
0
= 6m/ph
+ Trọng lượng bàn máy: G

b
= 200kN
+ Trọng lượng chi tiết: G
ct
= 150kN
+ Bán kính quy đổi lực cắt: ρ = 0,01
+ Hệ số ma sát: μ = 0,06
+ Hiệu suất định mức của cơ cấu: η = 0,76
+ Chiều dài hành trình bàn: L
b
= 15m
+ Mômen quán tính của hệ quy về trục động cơ điện: J

= 20,2kg/m
2

1.1 Tốc độ góc khi vào dao
)/(10
01,0.60
6
.60
0
0
srad
V




1.2 Tốc độ góc ở hành trình thuận

)/(3,33
01,0.60
20
.60
srad
V
th
th




1.3 Tốc độ hành trình ngược
V
ng
=k.V
th
=2.20 = 40 m/ph
Trong đó: k = 2  3 là hệ số tỉ lệ giữa hành trình thuận và ngược, ở đây chọn k = 2
 Tốc độ góc hành trình ngược :
)/(67,66
01,0.60
40
.60
srad
V
ng
ng





2. Lựa chọn chủng loại và tính chọn sơ bộ động cơ
2.1 Lựa chọn chủng loại động cơ
Đổi chiều khi hết chu kỳ làm việc là đặc điểm làm việc của máy bào giường, do
vậy yêu cầu của hệ truyền động cho máy bào giường là khả năng quá tải lớn, mômen khởi
động lớn. Do vậy đối với máy bào giường thì ta chọn động cơ một chiều với ưu điểm
mômen khởi động lớn, dễ điều chỉnh tốc độ, dễ điều chỉnh chiều quay.
Do công nghệ phát triển nên ngày nay người ta đã thiết kế các van điện tử dùng để
chỉnh lưu dòng xoay chiều thành một chiều với công suất lớn, hiệu suất cao.
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 12 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Nhược điểm cơ bản của động cơ một chiều là do cấu tạo phức tạp nên giá thành
đắt.
2.2 Tính chọn sơ bộ công suất động cơ
2.2.1 Tính toán lực kéo tổng
F
k1
= F
Z0
+ (G
b
+ G
ct
+ F
y0
).μ
Trong đó: + F
Z0

= F
th
= 25kN
+ μ Là hệ số ma sát μ = 0,06
+ F
y0
là thành phần thắng đứng của lực cắt:
F
y0
= 0,4F
z0
= 0,4F
th
= 0,4.25 = 10kN


F
k1
= F
Z0
+ (G
b
+ G
ct
+ F
y0
).μ = 25 + (200 + 150 + 10).0,06 =46,6kN
= 46600 (N)
2.2.2 Công suất đầu trục động cơ
 Ở chế độ không tải(tốc độ vào dao)

)(13,6
76,0.1000.60
6.46600
.1000.60
.
01
10
kW
VF
P
k
th



 Ở chế độ cắt thuận:

.1000.60
.
2
2
thk
th
VF
P 
Trong đó: + F
k2
= F
Zmax
+ (G

b
+ G
ct
+ F
yth
).μ = F
th
+ (G
b
+ G
ct
+ 0,4F
th
).μ
= 25 + (200 + 150 + 10)0,06 = 46,6 kN = 46600 N
+ η là hiệu suất định mức của cơ cấu, η = 0,76
)(44,20
76,0.1000.60
20.46600
.1000.60
.
2
2
kW
VF
P
thk
th




 Công suất tính toán tổng ở chế độ cắt thuận:
)(88,40
20
40
.44,20
22
kW
V
V
PP
th
ng
thtt


 Bảng các số liệu dùng tính toán chọn động cơ
Bảng 1.1 Các số liệu dùng tính toán chọn động cơ
CĐ cắt V
th
(m/ph)

V
ng
(m/ph) F
Z
(kN)
G
b
+ G

ct
(kN)
F
k
(kN)

P
th
(kW)

P
tt
(kW)

1 20 40 25 350 46600 20,44 40,88

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 13 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Từ các số liệu đã tính toán ở trên ta chọn động cơ có công suất: P
đm


40,88kW.
Dựa vào bảng thông số các động cơ điện một chiều ta chọn động cơ có các thông số như
sau:
Bảng 1.2 Thông số động cơ điện một chiều loại Л101
Kiểu P
đm
(kW) n

đm
(v/ph) I
đm
(A) r
ư
+ r
p
(Ω) r
ckt
(Ω) Số TD

Л102 42 600 223 0,0225 32,5 282
W
S
Ф(mvb) I
kt
(A) n
max
(v/p)

J(kg/m
2
) G(kg) U
đm
(V)

840 37,4 4,84 1200 12 985 220

 Vận tốc góc của động cơ
)/(83,62

60
600.2
60
.2
srad
n
đm
đm





 Tỉ số từ thông
+ Từ phương trình đặc tính động cơ điện một chiều kích từ độc lập ta có:
U
1
= E+I(r
ư
+r
p
)

E = U
1
(r
ư
+r
p
)

Mặt khác : E=


kk

=U
1
-I(r
ư
+r
p
)


)(
1 pu
rrIU
k




)(42,3
83,62
0225,0.223220
(
)
vb
rrIU
k

đm
puđmđm
đm









3. Kiểm nghiệm lại động cơ đã chọn
3.1 Các thông số động cơ khi không tải
 Tổn hao không tải của động cơ ở hành trình thuận




)(94,276,01.44,20.6,01 6,0
20
kWPP
thth



 Tổn hao ma sát nơi gờ trượt lúc không tải





)(10,206,0.
1000
.
60
6.10.20010.150
.
1000
.
60
.
33
0
0
kW
VGG
P
bct
p







 Tổn hao không tải ở hành trình thuận
)(04,510,294,2
000
kWPPP

pthth

 Mô men không tải của động cơ
)(19,94
83,62
10.42
223.42,3
10.
.
3
3
0
Nm
P
IkM
đm
đm
đmđm





Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 14 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
 Mô men điện từ lúc không tải
M
đt0
= M

0
+ΔM

= M
0
+
)(19,388
10
10.94,2
19,94
3
0
0
0
Nm
P
M
th





 Dòng điện không tải
)(51,113
42,3
19,388
0
0
A

k
M
I
đm
đt



3.2 Các thông số của động cơ khi tải đầy
 Mô men điện từ của động cơ trong hành trình thuận khi tải đầy
M
đtth
= M
0
+M
th
= M
0
+
)(00,708
3,33
10.44,20
19,94
10.
3
3
2
Nm
P
th

th



 Dòng điện của động cơ khi tải đầy
)(02,207
42,3
708
A
k
M
I
đm
đtth
th



3.3 Các thông số của động cơ trong hành trình ngược
 Công suất động cơ trong hành trình ngược khi dùng phương pháp đảo chiều điện
áp ở cả dải tốc độ
)(08,10
20
40
.04,5
.0
kW
V
V
PP

th
ng
thĐng


 Mô men điện từ trong hành trình ngược
)(38,245
67,66
10.08,10
19,94
10.
3
3
0
Nm
P
MM
ng
Đng
đtng



 Dòng điên trong hành trình ngược
)(75,71
42,3
38,245
A
k
M

I
đm
đtng
ng



3.4 Dòng điện quá độ

đmqđ
IkI .
với k là hệ số nói lên quan hệ giữa dòng quá độ và dòng định mức ở đây lấy k = 2
)(446223.22 AII
đmqđ


Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 15 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
3.4 Các khoảng thời gian làm việc của động cơ
 Thời gian quá độ
 
 
1212
.
.
).(









đmcqđcqđ

kII
J
MM
J
t
Trong đó: + J = J

+ J

= 12 + 20,2 = 32,2 (kg/m
2
)
+ M

, I

: Mômen và dòng điện trong quá trình quá độ
+ M
c
, I
c
: Mômen và dòng điện phụ tải của động cơ
+ ω

1
, ω
2
: Tốc độ đầu và cuối quá trình quá độ
 Các khoảng thời gian làm việc
+ Với








)/(10
0
)(51,113
02
1
0
srad
AII
C



Thì:
 
)(281,0)010(
42,3.51,113446

2,32
1491
sttt 



+ Với








)/(3,33
)/(10
)(02,207
2
01
srad
srad
AII
th
thC



Thì:
 

)(918,0)103,33(
42,3.02,207446
2,32
64
stt 



+ Với:








)/(67,66
0
)(75,71
2
1
srad
AII
ng
ngC



Thì:

 
)(677,1)067,66(
42,3.75,71446
2,32
10
st 



+ Với:








)/(67,66
)/(10
)(75,71
2
01
srad
srad
AII
ng
ngC




Thì:
 
)(426,1)1067,66(
42,3.75,71446
2,32
12
st 



+ Theo kinh nghiệm vận hành ta có:
+ )(422,0281,0.5,1.5,1
113
stt 
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 16 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
+ )(106,0422,0.
4
1
.
4
1
.3;;;
13733213328273
stttttttttttt 
+ )(317,0422,0.
4
3

.
4
3
1382
sttt 
- Thời gian máy làm việc ở tốc độ thuận t
5
:

th
V
L
t
5
5

Trong đó: + V
th
= 20 (m/ph) là tốc độ làm việc ở chu kỳ thuận
+ l
5
là chiều dài bàn máy trong khoảng thời gian làm việc
Ta có:
     










8732064
0
91
0
5
22
ttttVtt
VV
tt
V
LLLL
th
bithb

     
)(49,14
106,0317,0106,0317,06918,0918,0
2
206
281,0281,0
2
6
60
1
15
m











)(5,43)(725,0
20
49,14
5
5
sph
V
L
t
th

- Thời gian làm việc ở tốc độ ngược t
11
:
ng
V
L
t
11
11


Trong đó: + V
th
= 40 (m/ph) là tốc độ làm việc ở chu kỳ ngược
+ l
11
là chiều dài bàn máy trong khoảng thời gian màn máy trở về
Ta có:









14
0
13012
0
1011
.
2
.
2
.
2
t
V
tVt

VV
t
V
LLLL
ngng
bingb

)(84,13281,0.
2
6
422,0.6426,1.
2
406
677,1.
2
40
60
1
15 m









)(76,20)(346,0
40

84,13
11
11
sph
V
L
t
ng





Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 17 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
3.5 Xây dựng đồ thị phụ tải toàn phần I = f(t)
Dựa vào đồ thị dòng điện và các khoảng thời gian tương ứng đã xác định ở phần
trên
ta vẽ được đồ thị phụ tải toàn phần như sau:
T
th
Tng
0
v(m/s)
t(s)
Iq®
I
th
I0

Vth
V0
V0
Vng

Hình 1.4 Đồ thị dòng điện toàn phần của động cơ truyền động bàn máy MBG
3.6 Kiểm nghiệm động cơ theo điều kiện phát nóng và quả tải về mômen
3.6.1 Kiểm nghiệm theo điều kiện phát nóng
Ta có dòng điện đẳng trị:



i
ii
đt
t
tI
I
.
2

Trong đó:









)(712,43106,050,43106,0
)(816,21422,076,20317,0317,0
)(908,5281,0426,1677,1281,0918,0918,0281,0
753
131182
1412109641
sttt
stttt
sttttttt

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 18 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
)(436,71712,43816,21908,5
1413121110987654321
s
ttttttttttttttt
i




Vậy: )(89,215
436,71
712,43.02,207816,21.51,113908,5.446
.
222
2
A
t

tI
I
i
ii
đt






Ta thấy: I
đt
= 215,89(A) < I
đm
= 223(A) nên động cơ đã chọn đạt yêu cầu về phát
nóng.
3.6.2. Kiểm nghiệm theo điều kiện quá tải về mômen


maxlv
đm
M
M 
Trong đó: + M
đm
là mômen định mức của động cơ
+ M
lvmax
là mômen làm việc cực đại

+ λ = 2  4 là hệ số quá tải cho phép về mômen động cơ
Ta có: + )(32,1525446.42,3
maxmax
NmIkIkM
qđđmđmlv



+ )(66,762223.42,3. NmIkM
đmđmđm



+ Khi hệ số quá tải λ = 2 thì:
Ta có )(66,76266,762
2
32,1525
max
NmM
M
đm
lv



+ Khi hệ số quá tải λ = 4 thì:
Ta có )(66,76233,381
4
32,1525
max

NmM
M
đm
lv



Vậy động cơ đã chọn đạt cả hai yêu cầu quá tải về mômen và yêu cầu về phát
nóng.

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 19 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
Chương II
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG
I. PHƯƠNG ÁN 1: HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG MÁY PHÁT - ĐỘNG CƠ (F - Đ)
1. Sơ đồ nguyên lí hệ thống F - Đ đơn giản
Hệ thống máy phát - động cơ (F - Đ) là hệ truyền động điện mà BBĐ điện là máy
phát điện một chiều kích từ độc lập. Máy phát này thường do động cơ sơ cấp không đồng
bộ 3 pha kéo quay và coi tốc độ quay của máy phát là không đổi.

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống F - Đ đơn giản
Trong đó:
- Đ : Là động cơ điện một chiều kéo cơ cấu sản xuất, cần phải điều chỉnh tốc độ.
- F : Là máy phát điện một chiều, đóng vai trò là BBĐ, cấp điện cho động cơ Đ.
- ĐK : Động cơ KĐB 3 pha kéo máy phát F, K có thể thay thế bằng một nguồn năng
lượng khác.
- K : Máy phát tự kích, để cấp nguồn điện cho các cuộn kích từ CKF và CKĐ.
* Đối với hệ thống F - Đ ta có thể điều chỉnh tốc độ theo hai hướng như sau:
+ Để cho n

Đ
< n
cb
: Điều chỉnh biến trở R
KF
của máy phát tăng để giảm dòng điện
qua cuộn kích từ CKF thay đổi, do đó từ thông kích từ 
F
của máy phát thay đổi (giảm),
làm cho U
F
giảm, tốc độ động cơ giảm xuống đạt n
Đ
< n
cb
.
Như vậy, bằng cách điều chỉnh biến trở R
KF
, ta điều chỉnh điện áp phần ứng động
cơ Đ trong khi giữ từ thông không đổi: 
Đ
= đm.
+ Đảo chiều: Cặp tiếp điểm T đóng hoặc N đóng, dòng điện kích từ máy phát I
CKF

đảo chiều, do đó đảo chiều từ thông 
F
, do đó U
F
đảo dấu, dẫn đến động cơ Đ đảo chiều.

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 20 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
* Khi thực hiện hãm thì động cơ Đ sẽ qua 2 giai đoạn hãm tái sinh:
+ Tăng 
Đ
về định mức.
+ Giảm điện áp phần ứng động cơ về 0.
2. Hệ thống máy phát động cơ F - Đ với các phản hồi có sử dụng máy điện khuyếch
đại từ trường ngang (MKĐ)
+ Nhược điểm của hệ F - Đ đơn giản trên là:
- Đặc tính cơ mềm hơn đặc tính tự nhiên
- Khi phụ tải thay đổi làm tốc độ động cơ thay đổi, không có khả năng ổn
định tốc độ.
Điều đó không đáp ứng được yêu cầu ổn định tốc độ của hệ. Nên phải đưa các
khâu phản hồi để ổn định tốc độ động cơ của hệ thống được duy trì không đổi.
Thay vì sử dụng máy phát kích thích K, người ta đưa vào hệ thống máy điện
khuyếch đại từ trường ngang (MKĐ). Đó là máy điện một chiều đặc biệt có 2 cặp chổi
than, trong đó có một cặp ngang trục được nổi ngắn mạch. Nhờ vậy dòng điện chạy trong
dây quấn ngang trục khá lớn tạo ra từ trường của máy lớn nên hệ số khuếch đại của máy
rất lớn. Trên máy có nhiều cuộn kích thích, trong đó có một cuộn chủ đạo (W1) được
cung cấp từ nguồn một chiều độc lập có thể thay đổi được trị số. Các cuộn còn lại được
nối với các khâu phản hồi. Từ trường do các cuộn phản hồi cùng chiều hoặc ngược chiều
với từ trường chính là do tính chất của phản hồi.
2.1 Hệ thống F - Đ với phản hồi âm tốc độ
Phản hồi được thực hiện qua máy phát tốc. Roto của FT được nối đồng trục với
rotor động cơ. Điện áp phát ra của FT tỉ lệ bậc nhất với tốc độ của động cơ.
Ta có: F
2
= I

2
W
2

E
FT
= K
e

FT
n
FT
= K
e

FT
n
U
FH
=

.
dc
với

là hệ số phản hồi âm tốc độ
Hệ thống này có khả năng ổn định tốc độ khi phụ tải thay đổi nhờ khâu phản hồi
âm tốc độ: Khi động cơ đang làm việc với phụ tải M
c
và tốc độ đạt yêu cầu n

yc
. Vì lý do
nào đó, mômen phụ tải đặt lên trục động cơ thay đổi khác n
yc
thì nhờ quá trình phản hồi
âm tốc độ hệ thống sẽ tự động ổn định tốc độ đạt n
yc
.

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 21 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc

Hình 2.2: Hệ thống F - Đ với phản hồi âm tốc độ
Quá trình tự động này được giải thích như sau: Giả sử khi M
c
tăng sẽ làm cho n
Đ

giảm < n
yc
. Mà khi n giảm nên E
FT
giảm do đó I
2
giảm  F
2
giảm nên F = F
1
- F

2
tăng
dẫn đến E
KĐMĐ
tăng nên U
Đ
tăng do đó n tăng đạt đến n
yc
. Và khi M
c
giảm thì quá trình sẽ
tự động xảy ra theo chiều ngược lại để tốc độ động cơ đạt n
yc
.
+ Phương trình cân bằng sức từ động:
F = F
1
- F
2

Phản hồi âm tốc độ vừa ổn định được tốc độ của hệ truyền động vừa tự động điều
chỉnh gia tốc của hệ khi khởi động.
Có thể tiến hành điều chỉnh ở vùng tốc độ rất thấp do đó mở rộng được phạm vi
điều chỉnh. Chất lượng điều chỉnh cũng như ổn định tốc độ rất tốt.
2.2 Hệ thống F- Đ với âm dòng có ngắt
Khi thực hiện các phản hồi trong hệ F - Đ, tốc độ động cơ được duy trì không đổi
theo tốc độ đặt cho trước. Khi xảy ra quá tải, động cơ có thể bị cháy. Việc sử dụng các
thiết bị bảo vệ có thể gây phức tạp cho quá trình vận hành. Do đó người ta đưa vào hệ
thống khâu phản hồi âm dòng có ngắt.
+ Phản hồi được thực hiện qua điện trở R và khâu so sánh gồm U

ss
, R
ss
và van D.
+ Khi I
ư
bé hơn trị số cho phép thì U
ph
< U
ss
do đó van D khóa nên F
2
= 0.
+ Khi I
ư
lớn hơn I
cp
dẫn đế U
ph
> U
ss
do đó van D mở nên F
2
 0  F = F
1
- F
2

giảm xuống làm giảm s.t.đ của MĐKĐ, dẫn đến kích thích máy phát giảm, động cơ giảm
tốc độ nên động cơ được bảo vệ.

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 22 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc

Hình 2.3: Hệ thống F - Đ với phản hồi âm dòng có ngắt
3. Đánh giá hệ thống F- Đ
3.1. Ưu điểm:
+ Trong mạch lực của hệ thống không có phần tử phi tuyến nên hệ thống có những đặc
tính động rất tốt, rất linh hoạt khi chuyển đổi các chế độ làm việc.
+ Khi phối hợp cả điều chỉnh tốc độ 2 vùng: Điều chỉnh kích thích máy phát và điều
chỉnh kích thích động cơ, đảo chiều quay bằng đảo chiều quay bằng cách đảo chiều kích
thích máy phát. Động cơ sẽ có các chế độ làm việc như sau:
+ Hãm động năng khi kích thích máy phát bằng không
+ Hãm tái sinh khi giảm tốc độ hoặc khi đảo chiều dòng kích từ
+ Hãm ngược ở cuối giai đoạn hãm tái sinh khi đảo chiều hoặc khi làm việc ổn định
với tải có tính thế năng (khi hạ tải trọng)
 Như vậy hệ thống F - Đ có đặc tính điền đầy cả 4 góc phần tư của mặt phẳng toạ độ.
+ Ưu điểm nổi bật của hệ thống là khả năng quá tải lớn, sự chuyển đổi trạng thái làm
việc rất linh hoạt.
+ Do các phần tử trong hệ thống là tuyến tính nên quá trình quá độ của hệ thống rất tốt.
+ Có khả năng giữ cho đặc tính có độ cứng cao và không đổi trong suốt giải điều
chỉnh.
+ Hệ số cos khá cao.
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 23 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc
3.2 Nhược điểm
Nhược điểm cơ bản của hệ thống F - Đ là sử dụng nhiều máy điện quay do đó
chiếm diện tích không gian lớn, gây tiếng ồn lớn trong quá trình làm việc. Máy phát điện
một chiều có từ dư lớn nên điều chỉnh tốc độ ở vùng tốc độ thấp và rất thấp rất khó khăn.

Hệ thống F - Đ rất thích hợp với các truyền động có phạm vi điều chỉnh tốc độ lớn,
phụ tải biến động trong phạm vi rộng, quá trình quá độ chiếm phần lớn thời gian làm việc
của hệ thống (thường xuyên khởi động, hãm, đảo chiều )
II. PHƯƠNG ÁN 2: HỆ TRUYỀN ĐỘNG THYRISTOR - ĐỘNG CƠ (T - Đ)
Hệ truyền động T - Đ là hệ truyền động, động cơ điện một chiều kích từ động lập.
Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp đặt vào phần ứng hoặc phần cảm động cơ
thông qua các bộ biến đổi (BBĐ) chỉnh lưu dòng thyristor.
1. Sơ đồ hệ thống


Ð
FT
BBÐ
CKÐ
3 pha
BFX

Hình 2.4: Hệ truyền động T - Đ
+ Hoạt động của hệ thống:
- Bộ biến đổi (BBĐ) biến đổi nguồn điện xoay chiều 3 pha thành nguồn điện 1
chiều trực tiếp cấp cho phần ứng động cơ Đ.
- Tuỳ thuộc vào yêu cầu công nghệ của máy mà BBĐ có thể là 1 bộ hay nhiều bộ,
sử dụng 1 pha hay 3 pha và có thể dùng chỉnh lưu hình tia hay hình cầu.
- Để điều chỉnh tốc độ động cơ, ta đặt tín hiệu điều khiển ĐK lên biến trở R và đưa
vào bộ phát xung (BFX) rồi đưa tín hiệu đến bộ biến đổi.
- Hệ thống sử dụng khâu phản hồi tốc độ, lấy từ máy phát tốc (FT) để nâng cao
tính ổn định tốc độ của động cơ và cả hệ thống.
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh    Đồ Án Trang Bị Điện

GVHD: Nguyễn Văn Hà - 24 - SVTH: Nguyễn Văn Ngọc

2. Đánh giá về hệ thống
2.1. Ưu điểm :
+ Hệ thống sử dụng các phần tử bán dẫn nên có độ tác động nhanh nhạy, hệ số
khuếch đại lớn, khả năng điều chỉnh trơn trong dải điều chỉnh rộng D = (100 1000).
+ Hệ thống làm việc khá ổn định, không gây ồn ào, gọn nhẹ nên có thể giảm kích
thước hình học của máy.
+ Vì hệ thống chủ yếu chỉ sử dụng các linh kiện điện tử nên tiêu tốn công suất
riêng rất nhỏ, giá thành hệ thống thấp.
2.2. Nhược điểm :
+ Khả năng làm việc ổn định với phụ tải nhỏ khá hạn chế.
+ Hệ số cos nói chung của hệ thống thấp (0,6  0,65).
+ Khi hệ thống truyền động có công suất lớn, dòng điện không sin gây ra tổn hao
phụ trong hệ thống và ảnh hưởng đáng kể đến điện áp của lưới.
+ Mạch điều khiển phức tạp.
III. CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG BÀN MÁY BÀO GIƯỜNG
Qua phân tích sơ bộ hai phương án truyền động trên: Hệ thống truyền động F - Đ
và T - Đ.Ta thấy: Mỗi hệ thống đều có những ưu điểm riêng và nhược điểm riêng. Nhưng
nhìn chung, điều khiển động cơ bằng bộ biến đổi thyristor là phương pháp linh hoạt nhất
hiện nay. Nó cho phép dùng những tín hiệu công suất nhỏ lấy từ các khí cụ không tiếp
điểm để tạo ra được các đặc tính tĩnh và động của động cơ thoả mãn yêu cầu công nghệ.
Dùng thyristor ta có thể thực hiện nhiều trạng thái mà hệ thống F - Đ cũng như các
hệ khác không thể hoặc khó thực hiện được. Nhờ BBĐ thyristor mà các trạng thái cưỡng
bức của truyền động điện trở nên ổn định hơn. Vì thyristor không có quán tính nên trong
hệ truyền động chỉ còn hai nơi tích luỹ năng lượng, được đặc trưng bởi hai lượng quán
tính: quán tính cơ của phần ứng động cơ mang bộ phận làm việc của máy và quán tính
điện trở của máy phần ứng.
Do đó so với hệ F - Đ sử dụng hệ T - Đ có quá trình quá độ hợp lí hơn, nên ta có
thể tạo ra được những thiết bị tổ hợp hiện đại về công nghệ, để gia công các sản phẩm với
chất lượng tốt hơn, tốc độ cao hơn, độ tin cậy cao, tiết kiệm năng lượng, luôn sẵn sàng
khởi động, bảo dưỡng đơn giản, không gây ồn ào, giá thành hạ hơn do vậy ta lựa chọn sử

dụng hệ T - Đ làm hệ truyền động cho bàn máy của máy bào giường.

×