BÀI TẬP MƠN LUẬT THƯƠNG MẠI
Tình huống 1
Ngày 12/11/2018, Cơng ty TNHH A kí hợp đồng mua của cơng ty mua 1000 áo
vest cao cấp cho nam với giá 200.000.000 đồng. Trong hợp đồng hai bên thỏa
thuận:
- Công ty B phải giao hàng cho công ty A thành 2 đợt: đợt 1 là 500 áo, trước ngày
20/11/2018, đợt 2 là 500 áo còn lại trước ngày 25/11/2018.
- Giao hàng tại kho của công ty A
Nếu giao không đúng thời hạn sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng là “phạt 5%
tổng giá trị HĐ”.
1) Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của những VBPL nào?
2) Ngày 14/11, công ty B gửi công văn do đại diện theo pháp luật công ty B kí với
nội dung yêu cầu hủy bỏ hợp đồng 01 với lý do: Do công ty không nhập khẩu kịp
số lượng vải để may áo.
Công ty A phản đối và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hỏi: Yêu cầu hủy bỏ hợp đồng của cơng ty B có căn cứ hợp pháp để được chấp
nhận hay không? Tại sao?
3) Trong q trình xe vận chuyển hàng đến kho của cơng ty A, do mưa lớn nên
hàng hóa bị ướt. Cơng ty A yêu cầu công ty B khắc phục, nhưng công ty B cho
rằng hai bên đã thỏa thuận là gia hàng tại kho của công ty A, nên khi công ty giao
hàng cho người vận chuyển của công ty A thì cơng ty A phải chịu trách nhiệm với
bất cứ sự cố nào.
Hỏi: Lập luận của công ty B có hợp lý?
Tình huống 2
Ngày 07/06/2018, cơng ty TNHH A ký hợp đồng mua bán với công ty TNHH B. Hợp
đồng do đại diện theo pháp luật của hai công ty ký.
Trong bản hợp đồng này, hai bên thỏa thuận một số nội dung sau:
- Công ty TNHH B bán cho công ty TNHH A 01 lị nướng bánh mì, model 3MSK, xuất
xứ tại Nhật Bản, chất lượng máy mới 100%, sản xuất năm 2017.
- Tổng giá trị của hợp đồng là 100.000.000 đồng VN đã bao gồm các loại thuế và các chi
phí khác.
Ngày 15.11.2017 bên bán có văn bản đề nghị sẽ cung cấp cho bên lị nướng bánh mì cùng
chủng loại cùng chất lượng nhưng xuất xứ tại Trung Quốc với giá 70.000.000 đồng VN.
Ngày 25.11.2017 bên mua bằng văn bản đã thông báo lại không đồng ý với đề nghị thay
xuất xứ máy của bên bán.
Do không nhận được máy giao theo hợp đồng, ngày 20.12.2017, bên mua bằng văn bản
số 11 do tổng giám đốc ký đã đề nghị được chấm dứt hợp đồng với bên bán.
Ngày 22.12.2017, bên bán hàng bằng văn bản do tổng giám đốc ký đã xác nhận đồng ý
chấm dứt hợp đồng mua bán nêu trên vì lí do khơng có hàng để bán và hợp đồng số trên
khơng có hiệu lực nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm nên ngày 02.03.2018, công ty TNHH A làm đơn
kiện, yêu cầu công ty TNHH B như sau:
- Bồi thường 73.000.000 đồng VN. Đây là khoản tiền mà công ty TNHH C phạt hợp
đồng cơng ty TNHH A vì đã khơng có máy để giao theo thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán giữa công ty TNHH A và công ty TNHH C;
- Phạt 12% giá trị hợp đồng vì đã khơng thực hiện hợp đồng;
- Trả các chi phí giao dịch, bảo lãnh, lãi vay ngân hàng là 80 triệu đồng VN;
- Lợi nhuận đáng lẽ được hưởng (khoản chênh lệch giữa hợp đồng mua máy với hợp
đồng bán máy cho công ty TNHH C) là 96 triệu đồng
Câu hỏi
1. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng trên?
2. Yêu cầu của cơng ty TNHH A có hợp lý?
3. Hướng giải quyết vụ án nói trên?
Tình huống 3
3.1. Cơng ty TNHH A ký hợp đồng mua của công ty TNHH B 210 tấn cà phê hạt với giá
10.000.000đồng/ tấn vào ngày 1/1/2017.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và công ty B sẽ giao hàng tại kho của công
ty A làm 3 đợt:
Đợt 1: 70 tấn vào ngày 11/1/2017
Đợt 2: 70 tấn vào ngày 21/1/2017
Đợt 3: 70 tấn vào ngày 30/1/2017
Cơng ty A sẽ thanh tốn bằng chuyển khoản, ngay sau khi bên B giao hàng xong.
Vào ngày 11/1/2017, sau khi đã gọi điện báo trước, công ty B giao đợt hàng đầu tiên 70
tấn. Sau khi nhận hàng, công ty A không chấp nhận thanh tốn cho cơng ty B theo giá đã
thoả thuận trong hợp đồng, mà chỉ đồng ý thanh toán với giá 9.000.000đồng/tấn với lý do
là cà phê không đạt chất lượng như đã thỏa thuận. Công ty B không đồng ý với quyết
định trên và khơng nhận thanh tốn.
Ngày 21/1/2017 cơng ty B tiếp tục giao 70 tấn của đợt 2. Công ty A từ chối không nhận
70 tấn của đợt 2 với lý do công ty B giao hàng không báo trước, nên cơng ty khơng có
kho chứa hàng. Ngay đêm đó mưa rất to, do khơng lường trước được tình huống trên, nên
cơng ty B khơng có phương tiện che chắn, hậu quả 70 tấn cà phê bị ướt và hư hỏng hoàn
toàn.
Trước các sự kiện trên, công ty B cho rằng công ty A đã cố ý gây thiệt hại cho mình, nên
khơng tiếp tục giao hàng đợt 3. Vào ngày 25/1/2017 công ty B gửi công văn cho công ty
A với các yêu cầu đối với công ty A như sau:
- Cơng ty A phải thanh tốn 70 tấn cà phê của đợt 1 theo giá đã thoả thuận trong hợp
đồng.
- Công ty A phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 70 tấn của đợt 2 theo giá trị hợp
đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng, dẫn đến cà phê
bị mưa ướt và hư hỏng hồn tồn.
Ngày 1/2/2017 cơng ty A có cơng văn trả lời như sau:
- Bác bỏ yêu cầu của công ty B và giữ nguyên quan điểm của mình, chỉ chấp nhận thanh
tốn 70 tấn của đợt đầu với giá 9.000.000đồng /tấn.
- Yêu cầu công ty B phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1.000.000.000 đồng vì vi phạm hợp đồng.
1) Quan hệ trên là quan hệ dân sự hay quan hệ thương mại? Dùng Luật thương mại hay
Bộ Luật dân sự để điều chỉnh quan hệ trên? Vì sao?
2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ trên?
3. Bằng quy định của pháp luật thương mại hãy cho biết yêu cầu của các bên đúng hay
sai? Giải thích?
4. Cách giải quyết cụ thể phù hợp trong quan hệ hợp đồng trên?
Tình huống 4
Cơng ty TNHH A kí hợp đồng bán cho DNTN B mua 100 chiếc xe đạp hiệu Martin theo
đúng chủng loại và chất lượng mà Công ty B đã chào hàng cho Doanh nghiệp B.
Hai bên thỏa thuận giao hàng thành 2 đợt :
Đợt 1: 10/3/2017 số lượng 20 chiếc
Đợt 2: 25/3/2017 số xe đạp còn lại
Số hàng đợt một hai bên đã giao nhận và thanh tốn đầy đủ.
Số hàng đợt hai bên cơng ty TNHH A đã không giao hàng theo thoả thuận, lý do vì dây
chuyền sản xuất gặp sự cố về mặt kỹ thuật, nên khơng có hàng giao cho doanh nghiệp B
như đã thoả thuận và công ty đề nghị doanh nghiệp cho thêm 10 ngày nữa để khắc phục
sự cố máy móc.
Bên doanh nghiệp B chấp nhận và yêu cầu công ty A phải giảm giá 1% trên giá trị lô
hàng chậm giao. Công ty A không chấp nhận yêu cầu đó vì cho rằng đây là sự cố khách
quan và công ty A không thể lường trước được.
Doanh nghiệp B đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho
mình.
Bằng kiến thức đã học và nghiên cứu trong môn Luật thương mại, anh chị hãy cho biết:
1. Hợp đồng trên có phải là hợp đồng thương mại không? Tại sao?
2. Yêu cầu của công ty A về kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng có phù hợp?
3. Yêu cầu giảm giá của Doanh nghiệp B có đúng theo quy định của pháp luật?
4. Giả sử anh (chị) là công ty A, anh (chị) có chấp nhận giảm giá? Tại sao?
5. Giả sử anh (chị) là doanh nghiệp B, anh (chị) có đồng ý kéo dài thời gian giao hàng?
Tại sao?
Tình huống 5
Ngày 19/05/2016, công ty A gửi công văn đề nghị giao kết hợp đồng với cơng ty B, theo
đó bên A sẽ bán cho bên B 1000 tấn bột mì với giá 6 triệu/1 tấn và thanh toán khi bên A
giao hàng cho bên B. Thời hạn giao hàng là ngày 25/06/2016
Ngày 20/05/2016, công ty B trả lời chấp nhận đề nghị của công ty A
Cùng ngày, công ty A nhận được trả lời chấp nhận của công ty B
1) Hãy xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Do khơng cịn hàng để bán cho B, nên ngày 27/06/2014, bên A chỉ có thể giao cho bên B
500 tấn bột mì.
Cơng ty B kiện bên A địi phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
2) Anh (chị) hãy xác định mức phạt vi phạm và mức BTTH biết:
Trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận vi phạm về thời gian giao hàng phạt 12% giá trị
hợp đồng; Vi phạm về số lượng hàng hóa phạt 6% giá trị hợp đồng.
Do khơng có đủ lượng bột mì để sản xuất bánh giao cho các đối tác, nên công ty B phải
chịu mất số lợi nhuận trong đợt hàng trên lên đến gần 200tr.
Tình huống 6
Ngày 10/3/2000 cơng ty TNHH Sao Mai ( bên A) chuyên kinh doanh may mặc kí hiệp
đồng kinh tế số 52/HĐKT bán cho doang nghiệp tư nhân thuơng mại Minh Hải (bênB) số
lượng 1000 tấn gạo với chất lượng rõ ràng theo thảo thuận trị giá hợp đồng là 4 tỷ đồng .
Hai bên thoả thuận hàng sẽ được giao từ ngày 20 đén 25 tháng 4 tại kho chính của DNTN
thương mại Minh Hải đồng thời bên B phải ứng cho bên A số tiền là 15% giá trị hợp
đồng vào ngày 16/3
Mặc dù đã ứng tiền theo thoả thuận cho công ty TNHH Sao Mai nhưng do giá gạo có
chiều hướng xuống giá . DNTN thương mại đã đề nghị huỷ bỏ hợp đồng đã kí với cơng
ty TNHH . Đồng thời bên B yêu cầu bên A trả lại toàn bộ số tiền đã ứng và lãi suất theo
mức lãi suất cho vay của ngân hàng công thương Việt Nam .
Công ty TNHH Sao Mai đã không chấp nhận và làm đơn kiện lên cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đồng thời đòi phạt 400 triệu đồng.
Bằng quy định của pháp luật hiện hành anh chị hãy:
1.Yêu cầu của các bên có đúng khơng ? tại sao?
2. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết ?
3. Hướng giải quyết như thế nào ?
Tình huống 7
Ngày 10/3/2017 Cơng ty TNHH A chun kinh doanh may mặc kí hiệp đồng kinh tế số
52/HĐKT bán cho Doanh nghiệp tư nhân thuơng mại B số lượng 1000 tấn gạo với chất
lượng rõ ràng theo thảo thuận trị giá hợp đồng là 4 tỷ đồng . Hai bên thoả thuận hàng sẽ
được giao từ ngày 20 đến 25 tháng 4/2017 tại kho chính của DNTN B, đồng thời bên B
phải ứng cho bên A số tiền là 15% giá trị hợp đồng vào ngày 16//2017.
Mặc dù đã ứng tiền theo thoả thuận cho công ty TNHH A nhưng do giá gạo có chiều
hướng xuống giá, DNTN B đã đề nghị huỷ bỏ hợp đồng đã kí với công ty TNHH A.
Đồng thời bên B yêu cầu bên A trả lại toàn bộ số tiền đã ứng và lãi suất theo mức lãi suất
cho vay của ngân hàng công thương Việt Nam.
Công ty TNHH A đã không chấp nhận và làm đơn kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đồng thời địi phạt 400 triệu đồng.
Bằng quy định của pháp luật hiện hành anh (chị) hãy cho biết
1. Việc hủy bỏ hợp đồng của DNTN B có phù hợp? Tại sao?
2. Yêu cầu phạt của công ty TNHH A có phù hợp? Tại sao?
Biết trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận mọi vi phạm liên quan đến hợp đồng, bên vi
phạm phải chịu phạt 2% giá trị hợp đồng.
3. Giả sử các anh (chị) là trọng tài giải quyết vụ việc trên, anh (chị) sẽ giải quyết như thế
nào?
Bài tập bổ sung
Bài tập bổ sung 1
Công ty TNHH A ký hợp đồng bán cho công ty TNHH B một lô hàng thực phẩm tươi
sống, theo hợp đồng công ty A sẽ giao hàng cho công ty B tại kho của công ty B vào
ngày 17/11/2017
Công ty A sau đó đã ký một hợp đồng với cơng ty TNHH X - một công ty chuyên kinh
doanh dịch vụ logistics để công ty này tổ chức việc vận chuyển và giao hàng cho công ty
B. Trên đường vận chuyển, xe của công ty X bị trưng dụng để khắc phục hậu quả thiên
tai. Vì lý do trên, hàng hóa khi được chuyển đến kho của cơng ty B đã trễ 10 ngày, hàng
hóa khi giao đã có dấu hiệu giảm sút về chất lượng tuy vẫn cịn trong thời hạn sử dụng.
Cơng ty B đã yêu cầu công ty A phải thay thế hàng hóa khác cho mình đồng thời phải bồi
thường thiệt hại do việc giao hàng chậm trễ.
1) Hãy xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với lô hàng nêu trên? Giải thích tại sao?
2) Cơng ty A có phải thay thế hàng hóa và BTTH cho cơng ty B hay không?
Bài tập bổ sung 2
Công ty TNHH A ký hợp đồng mua của công ty TNHH B 210 tấn cà phê hạt với giá
10.000.000đồng/ tấn vào ngày 1/1/2017.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và công ty B sẽ giao hàng tại kho của công
ty A làm 3 đợt:
Đợt 1: 70 tấn vào ngày 11/1/2017
Đợt 2: 70 tấn vào ngày 21/1/2017
Đợt 3: 70 tấn vào ngày 30/1/2017
Cơng ty A sẽ thanh tốn bằng chuyển khoản, ngay sau khi bên B giao hàng xong.
Vào ngày 11/1/2017, sau khi đã gọi điện báo trước, công ty B giao đợt hàng đầu tiên 70
tấn. Sau khi nhận hàng, công ty A khơng chấp nhận thanh tốn cho cơng ty B theo giá đã
thoả thuận trong hợp đồng, mà chỉ đồng ý thanh toán với giá 9.000.000đồng/tấn với lý do
là cà phê không đạt chất lượng như đã thỏa thuận. Công ty B không đồng ý với quyết
định trên và khơng nhận thanh tốn.
Ngày 21/1/2017 cơng ty B tiếp tục giao 70 tấn của đợt 2. Công ty A từ chối không nhận
70 tấn của đợt 2 với lý do công ty B giao hàng không báo trước, nên công ty khơng có
kho chứa hàng. Ngay đêm đó mưa rất to, do khơng lường trước được tình huống trên, nên
cơng ty B khơng có phương tiện che chắn, hậu quả 70 tấn cà phê bị ướt và hư hỏng hoàn
toàn.
Trước các sự kiện trên, công ty B cho rằng công ty A đã cố ý gây thiệt hại cho mình, nên
khơng tiếp tục giao hàng đợt 3. Vào ngày 25/1/2017 công ty B gửi công văn cho công ty
A với các yêu cầu đối với công ty A như sau:
- Cơng ty A phải thanh tốn 70 tấn cà phê của đợt 1 theo giá đã thoả thuận trong hợp
đồng.
- Công ty A phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 70 tấn của đợt 2 theo giá trị hợp
đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng, dẫn đến cà phê
bị mưa ướt và hư hỏng hồn tồn.
Ngày 1/2/2017 cơng ty A có cơng văn trả lời như sau:
- Bác bỏ yêu cầu của công ty B và giữ nguyên quan điểm của mình, chỉ chấp nhận thanh
tốn 70 tấn của đợt đầu với giá 9.000.000đồng /tấn.
- Yêu cầu công ty B phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1.000.000.000 đồng vì vi phạm hợp đồng.
1) Quan hệ trên là quan hệ dân sự hay quan hệ thương mại? Dùng Luật thương mại hay
Bộ Luật dân sự để điều chỉnh quan hệ trên? Vì sao?
2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ trên?
3. Bằng quy định của pháp luật thương mại hãy cho biết yêu cầu của các bên đúng hay
sai? Giải thích?
4. Cách giải quyết cụ thể phù hợp trong quan hệ hợp đồng trên?
Bài tập bổ sung 3
Ngày 21/01/2017, Công ty CP A kí hợp đồng mua bán với cơng ty may mặc B. Theo đó,
cơng ty B sẽ cung cấp cho công ty CP A 50.000 m vải (trong đó có 30.000 m vải thun và
20000 m vải lanh) với trị giá lô hàng là 230 triệu đồng. Hợp đồng được kí kết giữa hai
giám đốc của hai cơng ty.
Theo thỏa thuận hàng được giao làm 2 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 02 năm 2017 với số lượng là 30.000 m vải (20.000
m vải thun và 10.000 m lanh).
Đợt 2: từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 03 năm 2017 với số lượng cịn lại.
Ngày 01/02 /2017 cơng ty B đã giao cho công ty CP A 15.000 m vải trị giá 70 triệu đồng
(10.000 m vải thun và 5.000 m vải lanh).
Nhưng đến ngày 25/5/ 2017 công ty B mới giao tiếp cho cơng ty CP A 35.000 m vải cịn
lại (20.000 m thun và 15.000 m lanh). Công ty A chỉ thanh tốn tiền hàng 70 triệu ngày
01/02/2017 nhưng khơng thanh tốn số tiền hàng ngày 25/5/2017.
Cơng ty B đã làm đơn khởi kiện cơng ty A.
1) Hợp đồng trên có hiệu lực khơng? vì sao?
2) Cơng ty A có quyền từ chối thanh tốn tiền giao hàng đợt 2 khơng?
3) Hướng giải quyết vụ việc trên ra sao?
Bài tập bổ sung 4
Ngày 25/05/2017, công ty A nhận được một đề nghị giao kết hợp đồng bảo đảm các điều
kiện theo quy định của pháp luật của công ty B chào bán gạo 10% tấm , với giá
10.000đ/kg, với yêu trả lời trước ngày 1/07/2017.
Ngày 25/06/2017 công ty A trả lời chấp nhận với giá do công ty B đã đề nghị;
Cùng ngày bên B nhận được trả lời chấp nhận nhưng khơng có phản hồi;
Đến thời hạn giao hàng theo đề nghị giao kết, Công ty A yêu cầu Công ty B giao hàng.
Công ty B từ chối yêu cầu của cơng ty A vì đã bán hết lơ hàng đó cho cơng ty C vào ngày
24/06/2017.
Hỏi
1) Hợp đồng trên phát sinh hiệu lực chưa?
2) Cơng ty A có thể kiện Công ty B về việc vi phạm hợp đồng hay ko? Nêu cơ sở pháp
lý?
3.2. A, B, C, D dự định thành lập doanh nghiệp có trụ sở tại quận Thủ Đức, TP.HCM về
kinh doanh bất động sản và mơi giới hơn nhân có yếu tố nước ngoài. Họ định thành lập
doanh nghiệp với các yêu cầu:
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Hạn chế người ngoài thâm nhập vào doanh nghiệp với tư cách là thành viên công ty
Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp sau
khi doanh nghiệp phá sản
Anh (chị) hãy tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp?